Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giúp trẻ rối loạn phát triển hòa nhập cộng đồng thông qua việc chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động giáo dục hòa nhập trong trường mầm non
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là trẻ bị rối loạn phát triển (rối loạn phổ tự kỷ) được hình thành bởi những sự khác biệt trong não bộ, làm suy yếu chức năng và cản trở cuộc sống nhiều nhất. Trong 2 năm đầu đời trẻ có thể phát triển vận động bình thường sau đó các khả năng đã có lại mất dần đi. Chính vì vậy trẻ 2 tuổi khi được đến trường, đến lớp, giáo viên mầm non phải biết cách chăm sóc trẻ như thế nào để trẻ được phát triển tốt về thể chất, thoải mái về tinh thần. Trong những năm gần đây đã có sự quan tâm trong việc giáo dục trẻ hòa nhập cộng đồng trong trường mầm non.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giúp trẻ rối loạn phát triển hòa nhập cộng đồng thông qua việc chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động giáo dục hòa nhập trong trường mầm non
- BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1.Sáng kiến “Giúp trẻ rối loạn phát triển hòa nhập cộng đồng thông qua việc chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động giáo dục hòa nhập trong trường mầm non” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý 3. Tác giả Họ tên: Nguyễn Thị Hồng Ngày sinh: 01/08/1971 Chức vụ, đơn vị công tác: Hiệu trưởng Trường Mầm non Đồng Tâm Điện thoại: DĐ: 0987449865 Cố định: 4. Đồng tác giả: Họ tên: Đoàn Thị Huyền Ngày sinh: 16/01/1981 Chức vụ, đơn vị công tác: Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Đồng Tâm Điện thoại: DĐ: 0978560808 Cố định: Không có 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị: Trường Mầm non A Địa chỉ: Số 274A Lạch Tray – X – Hải Phòng Điện thoại cơ quan: 02253847276 I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT Giáo dục hòa nhập (GDHN) là một trong những giải pháp tích cực giúp trẻ rối loạn phát triển được tham gia học tập cùng với các trẻ bình thường xóa bỏ sự cách biệt, mặc cảm, xa lánh, đồng thời giúp trẻ dần phát triển bình thường, hình thành ở trẻ lòng nhân ái, yêu thương, giúp đỡ mọi người xung quanh. Trẻ bị rối loạn phát triển (rối loạn phổ tự kỷ) được hình thành bởi những sự khác biệt trong não bộ, làm suy yếu chức năng và cản trở cuộc sống nhiều nhất. Trong 2 năm đầu đời trẻ có thể phát triển vận động bình thường sau đó các khả năng đã có lại mất dần đi. Chính vì vậy trẻ 2 tuổi khi được đến trường, đến lớp, giáo viên mầm non phải biết cách chăm sóc trẻ như thế nào để trẻ được phát triển tốt về thể chất, thoải mái về tinh thần. Trong những năm gần đây đã có sự quan tâm trong việc giáo dục trẻ hòa nhập cộng đồng trong trường mầm non. Tuy nhiên công tác “ Giáo dục trẻ rối loạn phát triển giúp trẻ hòa nhập cộng đồng tại các trường Mầm non” hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Đây cũng là lỗi lo rất lớn của các bậc phụ huynh và toàn xã hội. Vì hiện nay các nhà khoa học đang nghiên cứu chưa tìm được nguyên nhân của bệnh rối loạn phát triển (tự kỷ) mà chỉ có các giải pháp làm hạn chế của các chuyên gia đã và đang nghiên cứu. Năm học 20182019 trường chúng tôi đã thực hiện giải pháp sáng tạo “Thực hiện tốt giáo dục hòa nhập cho trẻ bị rối loạn phát triển” cùng với việc tham khảo 1
- một số giải pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong trường mầm non như: Đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tuổi mẫu giáo” của tác giả: Thạc sĩ Phan Thị Ngọc Anh – Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục. Đề tài: Thực trạng tham gia giáo dục hòa nhập ở bậc mầm non và tiểu học của trẻ khuyết tật trí tuệ và trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại trung tâm Sao Mai –Hà nội của tác giả Nguyễn Thị Hương – Giáo viên trung tâm Sao Mai Trong quá trình thảm khảo các giải pháp đồng thời áp dụng thực hiện giải pháp sáng tạo tại trường năm học 20182019 chúng tôi nhận thấy có những ưu điểm và hạn chế đã và đang áp dụng tại trường như sau: * Ưu điểm: Đưa ra một số giải pháp cụ thể cung cấp thêm những kiến thức đặc trưng về trẻ rối loạn phát triển và các biện pháp tiếp cận trẻ trong quá trình giáo dục hòa nhập đặc biệt là tổ chức các hoạt động giáo dục hòa nhập và giờ can thiệp cá nhân phù hợp đối với từng trẻ. Nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường về nội dung giáo dục hòa nhập cho trẻ rối loạn phát triển. Một số phụ huynh đã kết hợp với nhà trường chăm sóc trẻ rối loạn phát triển (tự kỷ) và có nhiều tiến bộ rõ nét. Phụ huynh được mời dự lớp Hội thảo của Quận và Thành phố về trẻ tự kỷ từ đó có những nhận thức đúng đắn về tình hình bệnh của con mình đồng thời phối hợp với nhà trường tốt hơn trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ hòa nhập. * Hạn chế Các giải pháp được đưa ra chỉ tập trung chủ yếu về giáo dục trẻ tại các lớp học chuyên biệt hoặc các lớp học đủ tiêu chuẩn về quy định số học sinh/ giáo viên; số học sinh khuyết tật/ giáo viên… Chưa có chương trình dành riêng cho trẻ tự kỷ mà nội dung giáo dục thường do nhà trường và giáo viên căn cứ trên tình hình thực tế bệnh của trẻ mà đưa ra nội dung phù hợp. Giáo viên chưa được đào tạo chuyên sâu về trẻ rối loạn phát triển nên chất lượng của giờ can thiệp cá nhân chưa cao. Một số phụ huynh chưa mạnh dạn kết hợp với nhà trường chăm sóc trẻ rối loạn phát triển(tự kỷ) hoặc chưa công nhận con mình bị tự kỷ, không có giấy tờ xác nhận trẻ khuyết tật chính vì vậy quyền lợi của trẻ và giáo viên trực tiếp tham gia giáo dục hòa nhập còn chưa được quan tâm. Đa số trẻ bị rối loạn phát triển (tự kỷ...) đều có cuộc sống là xa bố mẹ hoặc bố mẹ bận rộn với công việc, trẻ ở với ông bà, người giúp việc ít được trò truyện, vui chơi giao tiếp cũng là yếu tố tác động làm trẻ. Số cháu định biên trong lớp đông nên giáo viên không có điều kiện, thời gian dành riêng cho trẻ tự kỷ. 2
- Từ những hạn chế trên chúng tôi xin đưa ra giải pháp “Giúp trẻ rối loạn phát triển hòa nhập cộng đồng thông qua việc chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động giáo dục hòa nhập trong trường mầm non”. II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Rối loạn phát triển đang ngày càng trở thành vấn đề nóng bỏng trong giáo dục đặc biệt, bởi trong những năm gần đây, số ca chẩn đoán rối loạn phát triển ngày càng tăng. Cứ 110 trẻ em ở Mỹ thì có 1 trẻ em mắc rối loạn tự kỷ, ở Việt Nam cứ 50 gia đình thì có 1 gia đình có trẻ rối loạn phát triển (tự kỷ) và số trẻ được chẩn đoán rối loạn phát triển (tự kỷ) đang tăng mạnh hàng năm. Đây là thách thức với xã hội nói chung và ngành giáo dục đặc biệt nói riêng. Để nhấn mạnh sự phức tạp, nghiêm trọng của chứng rối loạn phát triển (tự kỷ) và tác động của nó đối với cộng đồng nên năm 2007 Liên hiệp quốc đã chọn ngày 02/04 là “Ngày thế giới nhận biết về chứng tự kỷ”. Giáo dục hòa nhập có nghĩa là giúp đỡ người khuyết tật sống, học tập và làm việc trong những điều kiện đặc thù, nơi họ có được cơ hội tốt nhất để trở nên độc lập tới mức mà họ có thể. Giáo dục hòa nhập được định nghĩa như việc hòa nhập trẻ khuyết tật và bình thường trong cùng một lớp học. Điều này mang lại cho trẻ khuyết tật cơ hội gia nhập “xu hướng chính của cuộc sống” bằng việc hướng chúng đến việc lĩnh hội những kinh ngiệm ở tuổi mầm non từ những bạn bè bình thường đồng trang lứa, đồng thời cũng đem đến cho trẻ bình thường cơ hội học tập và phát triển thông qua việc học hỏi kinh nghiệm từ những mặt mạnh và yếu của những bạn bè khuyết tật. Sự hòa nhập mở ra cơ hội học tập cho cả hai đối tượng trẻ: trẻ bình thường và trẻ khuyết tật. Tuy nhiên, hòa nhập không chỉ đơn giản là đưa trẻ khuyết tật vào trong một chương trình giáo dục chung với trẻ bình thường. Trong quá trình tham gia tổ chức giáo dục hòa nhập đòi hỏi mỗi giáo viên cần thiết lập những bước rõ ràng để đảm bảo cho trẻ khuyết tật được tham gia một cách đầy đủ và tích cực những hoạt động tại lớp học hòa nhập cũng như tại giờ can thiệp cá nhân. Việc thiết lập những bước rõ ràng là vai trò của các nhà quản lý giáo dục và giáo viên trực tiếp dạy trẻ hòa nhập đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kiến thức cơ bản về trẻ rối loạn phát triển và vận dụng linh hoạt chúng trong quá trình giáo dục trẻ rối loạn phát triển. Sau đây là các giải pháp “Giúp trẻ rối loạn phát triển hòa nhập cộng đồng thông qua việc chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động giáo dục hòa nhập trong trường mầm non”. * Giải pháp thứ nhất: Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn cung cấp kiến thức về giáo dục hòa nhập giúp giáo viên hiểu rõ và xác định được ích lợi của việc giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật * Giải pháp 2: Phát hiện sớm những biểu hiện của trẻ rối loạn phát triển trong trường mầm non. Khảo sát tật của trẻ từ đó có kế hoạch theo dõi sự tiến bộ của trẻ khuyết tật. * Giải pháp 3:Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện quan tâm giúp đỡ trẻ hòa nhập với cô giáo, bạn bè trong lớp, tại gia đình và trong xã hội. 3
- * Giải pháp 4: Thực hiện và chỉ đạo giáo viên tích cực tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn, chia sẻ với phụ huynh và cộng đồng về những nội dung, kiến thức giáo dục trẻ rối loạn phát triển từ đó cùng hợp tác, chấp nhận và chăm sóc trẻ tự kỷ * Giải pháp 5: Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục hòa nhập và giờ can thiệp cá nhân cho trẻ tại phòng hòa nhập. * Giải pháp 6: Đổi mới các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, lễ hội, trải nghiệm ...tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ học hòa nhập được tham gia các hoạt động ,trẻ có cơ hội thể hiện mình tạo cho trẻ sự tự tin, cố gắng, tích cực tham gia các hoạt động. II.0 NỘI DUNG GIẢI PHÁP * Giải pháp 1: Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn cung c ấp kiến thức về giáo dục hòa nhập giúp giáo viên hiểu rõ và xác định được ích lợi của việc giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật Giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng công tác giáo dục hòa nhập (GDHN) trẻ khuyết tật, để nhiệm vụ này thực hiện có hiệu quả đòi hỏi giáo viên tham gia GDHN cần phải có kiến thức và kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục và đặc biệt là cần có sự tận tâm, tình yêu thương, chia sẻ với các con và phụ huynh học sinh có con bị RLPT từ tận đáy lòng. Nhà trường đã thành lập Ban chỉ đạo GDHN, trao đổi, thảo luận, hướng dẫn giáo viên cách lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động GDHN; giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật của trường, của lớp. Khảo sát phân loại giáo viên bằng nhiều hình thức như kiểm tra có báo trước; dự giờ đột xuất; thường xuyên; kiểm tra định kỳ.... Sau mỗi lần dự các hoạt động đều đưa ra nhận xét để giáo viên nhận thấy rõ ưu điểm và nhược điểm, rút kinh nghiệm sửa chữa để thực hiện tốt hơn công tác GDHN. Cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn vể công tác GDHN, tổ chức thảo luận, trao đổi, sinh hoạt chuyên môn và thực hành áp dụng sau tâp huấn. Nhà trường còn tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn cho 100% giáo viên các khối lớp về GDHN; tổ chức lên tiết thực hành về GDHN và giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật, giáo viên dự giờ chéo từ đó nhận xét, góp ý chia sẻ cùng nhau. Liên hệ với các trung tâm hỗ trợ phát triển GDHN trên địa bàn quận và các trường có tổ chức hoạt động GDHN để cho giáo viên tham quan, học tập dự các giờ học hòa nhập và can thiếp cá nhân. Khuyến khích giáo viên tích cực tìm hiểu, tham khảo tài liệu về GDHN đặc biệt là những trang Web được thành lập để hỗ trợ trẻ rối loạn phát triển: A365; http://caycautuonglai.net/vn/; http://concuame.com/; ... Hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng đồ chơi sử dụng trong phòng can thiệp cá nhân theo các thể rối loạn cụ thể ở mỗi trẻ. Trong quá trình bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn làm cho giáo viên hiểu được lợi ích của việc giáo dục hòa nhập – những lợi ích ảnh hưởng đến cả trẻ khuyết tật và trẻ bình thường từ đó giáo viên nhận thức đúng đắn những công việc mình phải làm trong công tác GDHN. *Giáo dục hòa nhập giúp đỡ trẻ khuyết tật 4
- Việc tham gia lớp hòa nhập như một thành viên đuợc tiếp đón ân cần dạy cho trẻ có những nhu cầu đặc biệt (trẻ khuyết tật) tính tự lực và giúp chúng nắm vững những kỹ năng mới.. Làm việc và vui chơi với những trẻ khác khuyến khích trẻ khuyết tật phấn đấu để đạt được những thành tích lớn hơn , khuyến khích trẻ làm những điều chúng có thể làm cho bản thân. Do đó trẻ phát triển được ý thức sức khoẻ và suy nghĩ tích cực. Nếu cứ sống và học tập mãi với bạn bè khuyết tật, trẻ khuyết tật sẽ không bao giờ khám phá ra những khả năng tiềm tàng mà trẻ có. Vì vậy, việc học tập trong một lớp hòa nhập với trẻ bình thường giúp cho trẻ hiểu đúng về năng lực của mình, từ đó chúng có thể tìm được cách phát huy những tiềm năng và tự phát triển. Một số khuyết tật không chẩn đoán, không nhận biết được một cách rõ ràng cho đến khi trẻ tham gia học hòa nhập do vậy rầt nhiều thời gian học tập bị đánh mất. Giáo viên mầm non có thể quan sát và so sánh nhiều trẻ cùng độ tuổi. Điều này làm cho việc phát hiện những vấn đề cho thấy triệu chứng của một khuyết tật nào đó trở nên dễ dàng hơn. Nhà trường có thể là cơ hội đầu tiên mà một số trẻ nhận được sư chăm sóc mà chúng cần. *Giáo dục hòa nhập giúp đỡ trẻ bình thường Giáo dục hòa nhập còn giúp đỡ cả những trẻ phát triển bình thường. Chúng học được cách vui vẻ tiếp nhận những sự khác biệt đặc biệt của con người. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng thái độ của trẻ đối với trẻ khuyết tật có thể trở nên tích cực hơn khi trẻ có cơ hội chơi chung với nhau một cách thường xuyên. Trẻ học đuợc rằng trẻ khuyết tật, cũng như mình, có thể làm một số việc tốt hơn những việc khác. Trong một lớp hòa nhập, mọi trẻ đều có cơ hội làm bạn với nhiều trẻ khác nhau. Do đó, khi học trong cùng một lớp với trẻ khuyết tật, trẻ bình thường sẽ học được cách nhìn nhận các vấn đề rộng lượng và đối xử nhân hậu, giúp đỡ, gần gũi với trẻ khuyết tật. Cũng chính vì vậy, sẽ tự làm giàu vốn sống của trẻ. Việc xác định đúng đắn lợi ích, tầm quan trọng của giáo dục hòa nhập sẽ giúp nhà quản lý giáo dục và giáo viên tham gia giáo dục hòa nhập thực hiện tốt công tác giáo dục hòa nhập hơn. * Giải pháp 2: Phát hiện sớm những biểu hiện của trẻ rối loạn phát triển trong trường mầm non. Khảo sát tật của trẻ từ đó có kế hoạch theo dõi sự tiến bộ của trẻ khuyết tật. Trẻ rối loạn phát triển (tự kỷ) thường không sử dụng được ngôn ngữ trong sinh hoạt xã hội, không thông hiểu các hình ảnh ký hiệu và không biết chơi các trò cần sức tưởng tượng. Trẻ cũng có hành vi lặp đi lặp lại và nhạy cảm giác quan. Những trẻ này có khuynh hướng khó khăn trong học tập và nhiều trẻ bị khiếm khuyết về ngôn ngữ, về trí tuệ. Do vậy, việc phát hiện sớm trẻ rối loạn phát triển trong trường mầm non là việc làm rất cần thiết. Bởi như vậy cơ hội phát triển bình thường và hòa nhập với trẻ trong cộng đồng rất lớn. Để phát hiện sớm những biểu hiện của trẻ rối loạn phát triển trong trường mầm non cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường đặc biệt là giáo viên trực tiếp tham giá GDHN phải nắm chắc những dấu hiệu nhận biết sớm trẻ rối loạn phát triển(tự kỷ) như sau: * Những dấu hiệu nhận biết sớm trẻ tự kỷ 5
- Sống khép kín, trầm lặng, lãnh đạm hoặc thờ ơ với việc giao tiếp, không quan tâm tới những chuyện trong cuộc sống xung quanh. Chậm nói, tiếp thu chậm về phát triển từ ngữ giao tiếp. Không có sự giao tiếp bằng mắt với người khác. Không phản ứng lại đáp lại khi được gọi tên hoặc phản ứng rất chậm. Luôn lặp đi lặp lại các hành vi hoặc sự cử động của cơ thể. Có những hành vi kỳ quái tự gây tổn hại tới bản thân như đập đầu vào tường, cào cấu, thích ở một mình… Không hứng thú hoặc ác cảm với hoạt động thể chất và chỉ thích chơi một hoặc vài trò chơi quen thuộc có tính chất lặp lại. Rụt rè, nhút nhát không biết cách chơi với trẻ khác. Sợ chỗ lạ, người lạ, vật lạ. Khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh, công việc, diễn biến thường diễn ra hàng ngày. Bị hút chặt vào những đồ vật quen thuộc. Thường xuyên quấy nhiễu. Rối loạn ăn uống, tiêu hóa. Thực tế ở các trường mầm non nhận trẻ ở độ tuổi từ 24 đến 72 tháng tuổi. Đây là độ tuổi dễ phát hiện sớm vì ở lứa tuổi này ngôn ngữ giao tiếp và hoạt động với đồ vật của trẻ rất rõ nét. Cách phát hiện sớm những biểu hiện trẻ bị rối loạn phát triển trong trường chúng tôi thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Phát hiện sớm thông qua công tác tuyển sinh Công tác tuyển sinh thường diễn ra vào trước đầu năm học từ 1 đến 2 tháng. Đối với trẻ mầm non công tác tuyển sinh không diễn ra đồng loạt như các cấp học khác. Nhưng cũng hết sức cần thiết trong khâu đầu vào của trẻ đến học tại trường. Để làm tốt công tác tuyển sinh trường chúng chúng tôi tuyển sinh ngoài việc tiếp nhận hồ sơ, chúng tôi yêu cầu phụ huynh khi đưa con đến xin học phải đưa con đi kèm để chúng chúng tôi sàng lọc về sức khoẻ và tâm lý của trẻ có biện pháp kết hợp với phụ huynh chăm sóc trẻ tốt hơn. Đối với trẻ rối loạn phát triển nhìn hình thức bên ngoài khó phát hiện trẻ bị rối loạn phát triển nhưng điều rõ nét nhất đối với trẻ rối loạn phát triển là ngôn ngữ giao tiếp. Vậy khi tuyển sinh chúng tôi chỉ cần hỏi trẻ những câu thông thường như: Con tên là gì? Con đến trường, thấy trường có đẹp không ? Con có thích học ở trường như các bạn không ?... Với những câu hỏi đơn giản như vậy nếu trẻ bình thường trẻ trả lời một cách dễ dàng. Nhưng với trẻ có dấu hiệu rối loạn phát triển thì trẻ không trả lời được. Hoặc có thể để ý xem trẻ có để ý đến các câu hỏi đó hay không? hay các hành vi của trẻ khi tiếp xúc với người lạ. Với những trẻ như vậy chúng tôi đánh dấu, đưa vào danh sách để theo dõi tiếp ở lớp. Khéo léo trao đối với phụ huynh để tìm hiểu về tình trạng của trẻ tại nhà (cháu chậm biết nói, ít quan tâm đến mọi người…) nên gia đình thường xuyên giao tiếp với trẻ để ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt. Hoặc có thể giới với phụ huynh cho trẻ đến trung tâm tư vấn sức khỏe để các bác sỹ chuẩn đoán cho trẻ. 6
- Trong quá trình tuyển sinh có một số trẻ bị rối loạn phát triển đã được gia đình cho đi khám và có những hướng can thiệp tại các trung tâm giáo dục chuyên biệt, tuy nhiên gia đình trẻ nhân thức được tầm quan trọng của giáo dục hòa nhập nên đã xin trẻ vào học tại trường. Đối với những học sinh này Ban giám hiệu nhà trường và giáo viên đứng lớp đã tiến hành trao đổi về tình trạng rối loạn phát triển của trẻ, tham khảo bệnh án (nếu có), những cách tiếp cận, giao lưu với trẻ của gia đình cũng như của trung tâm giáo dục chuyên biệt để có cách giao tiếp, hướng dẫn và tổ chức các hoạt động phù hợp đối với từng trẻ. Bước 2: Chỉ đạo giáo viên theo dõi các hoạt động của trẻ tại lớp từ đó phát hiện được các dấu hiệu rối loạn phát triển của trẻ thông qua các hoạt động trong ngày, dựa vào các dấu hiệu RLPT và bảng kiểm MCHAT. Đối với trẻ mầm non thời gian trẻ ở bên cô chiếm 2/3 thời gian cả ngày. Vậy các hoạt động của trẻ được cô giáo hướng dẫn và theo dõi trẻ. Chúng tôi chỉ đạo giáo viên bằng kinh nghiệm và kiến thức của mình trong quá trình giảng dạy đặc biệt là trong quá trình thực hiện các hoạt động GDHN theo dõi trẻ trong các hoạt động từ giờ đón đến giờ trả và ghi chép cẩn thận vào sổ nhật ký các hoạt động, biểu hiện bất thường của trẻ theo thời gian để biết, từ đó đánh giá sự tiến bộ của trẻ. Đánh giá trẻ bằng bảng kiểm MChat. Chúng tôi kết hợp với theo dõi của giáo viên trên lớp cùng với những buổi trò truyện trực tiếp với trẻ trong quá trình trẻ tham gia các hoạt động giáo dục và quan sát qua hệ thống camera của trường chúng tôi đánh dấu lại mốc thời gian để cho phụ huynh xem con của mình ở lớp. Đây là minh chứng cho phụ huynh biết về con của mình khi được hòa nhập cộng đồng thấy con mình không giống các bạn ở điểm gì. Qua đó phụ huynh nhận thức rõ con mình thiếu những gì và đang cần gì? Bước 3: Sàng lọc trẻ thông qua khám sức khoẻ định kỳ, mời chuyên gia đến khám và khảo sát tại trường: Hàng năm nhà trường tổ chức khám sức khoẻ định kỳ 2 lần. Qua các đợt khám sức khoẻ trẻ được các bác sĩ ở bệnh viện “Đa khoa Quận X” đến khám, chuẩn đoán các loại bệnh và đánh giá sức khoẻ, các bệnh của trẻ được bác sĩ kết luận trong sổ sức khỏe của trẻ. Mời các chuyên gia tư vấn của Viện Khoa học Giáo dục và Bệnh viện Nhi Hải Phòng tiến hành các hoạt động khám sàng lọc, đánh giá trẻ khuyết tật học hòa nhập. Từ việc theo dõi của giáo viên tại lớp, qua khám sàng lọc của chuyên gia cũng như những kết luận của bác sĩ trong quá trình khám sức khỏe định kỳ, đồng thời là kết hợp, trao đổi, tuyên truyền với phụ huynh mà bước đầu nhà trường đã thống kê được trẻ có dấu hiệu bị rối loạn phát triển trong đó có một số trẻ đã có bệnh án. Từ đó đưa ra hướng can thiệp sao cho phù hợp với từng cá nhân trẻ. ( Danh sách trong phần phụ lục 1) * Giải pháp 3:Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện quan tâm giúp đỡ trẻ hòa nhập với cô giáo, bạn bè trong lớp, tại gia đình và trong xã hội. * Môi trường lớp học: 7
- Việc chăm sóc trẻ mầm non là công việc rất vất vả đòi hỏi người giáo viên mầm non có sự tỉ mỉ, chu đáo, quan tâm, gần gũi.. nhưng chăm sóc trẻ rối loạn phát triển còn vất vả hơn nhiều. Theo qui định Điều lệ trường mầm non cứ lớp có một trẻ rối loạn phát triển được giảm 5 cháu. Trong thực tế khi chăm sóc một trẻ rối loạn phát triển còn vất vả hơn 10 cháu bình thường. Trẻ rối loạn phát triển không giống trẻ bình thường, trẻ tiếp thu chậm, hay quậy phá, biếng ăn, ít ngủ, hay đánh bạn, phá đồ chơi… những biểu hiện đó cũng không tránh khỏi sự kỳ thị của các bạn trong lớp đồng thời tạo áp lực cho giáo viên khi tham gia giáo dục hòa nhập . Điều đó lại tạo thêm môi trường không lành mạnh đến với trẻ tự kỷ. Để tạo được môi trường thân thiện ngay tại lớp học, Ban giám hiệu nhà trường đã tạo mọi điểu kiện để giáo viên tham gia giáo dục hòa nhập thực hiện nhiệm vụ một cách tốt nhất. Như bố trí số học sinh trong lớp phù hợp (trong điều kiện cho phép – ít hơn số học sinh các lớp không có trẻ học hòa nhập); phân công giáo viên đứng lớp có kinh nghiệm, kiến thức giáo dục trẻ hòa nhập cùng nhau làm việc, chia sẻ với giáo viên để giáo viên hiểu: Trẻ bị rối loạn phát triển là một thiệt thòi rất lớn, là sự hẫng hụt, lo lắng của phụ huy nh. Vậy cô giáo cần thương yêu trẻ như chính con của mình, hiểu được tâm lý của trẻ, biết được trẻ cần gì, nghĩ gì, mong muốn điều gì… từ đó mang đến cho trẻ những điều mà trẻ mong muốn ở cô qua việc linh hoạt xử lý các tình huống trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp. Về phía giáo viên là người tạo mối quan hệ thân thiện với trẻ, mang lại môi trường lành mạnh cho trẻ, tạo cho trẻ trạng thái đến trường trong tâm trạng “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Tạo được niềm tin cho phụ huynh yên tâm khi gửi con đến trường. Trẻ rối loạn phát triển cần rất tình thương yêu của cô và các bạn khi đến trường. Nhưng ngược lại nếu không có nhận thức sâu sắc của giáo viên, chia sẻ, cảm thông của các bạn tình yêu đó không tránh khỏi sự kỳ thị, xa lánh...ảnh hưởng đến hiệu quả của giáo dục hòa nhập. Giáo viên là cầu nối giữa những trẻ rối loạn phát triển và trẻ bình thường trong quá trình trẻ học hòa nhập. Trẻ đến trường cô giáo là người thay thế cha mẹ trẻ sống trong môi trường giáo dục, những người tác động đến trẻ là cô giáo, là các bạn. Vậy khi trẻ bị các bạn xa lánh, kỳ thị cô là người xóa đi sự xa lánh và kỳ thị đó. Bằng cách cô luôn tạo ra nhiều tình huống để trẻ được chơi với bạn, cho trẻ được chơi với các bạn thông minh, nhanh nhẹn có ngôn ngữ giao tiếp tốt để trẻ nhanh chóng tiếp cận học bạn nhanh hơn. Trong nhóm bạn bè cùng lớp thường có những hành vi, câu nói không tốt thậm chí không chơi với bạn cô là người phân tích, giảng giải cho trẻ hiểu để các bạn chơi với trẻ và giúp bạn làm một số công việc đơn giản như: Giúp bạn nhặt đồ chơi, dạy bạn hát, dạy bạn đọc thơ,…Với tâm lý của trẻ rất thích làm người lớn mà công việc của cô giáo không thể làm hết, cô có thể giao cho một nhóm bạn thay cô làm một số công việc với trẻ tự kỷ: Hôm nay bạn Hoa, Hùng… giúp cô chơi với bạn Hưng , dạy bạn Hưng nói từ “Cô, Bà, Mẹ”. Ngày mai bạn Lan, Thủy, Trang… giúp cô chơi với bạn Hưng, dạy bạn Hưng nói từ “Trường, lớp”; thông qua các hoạt động chơi đóng vai trẻ được thể hiện vai chơi mình thích, hướng dẫn bạn chơi cùng mình… cứ như vậy mỗi ngày một nhóm cùng với công việc khác nhau sự kỳ thị của các bạn không còn nữa mà 8
- còn tạo nên sự thân thiện giữa trẻ với trẻ ngày càng tốt hơn, trẻ cảm thấy thích thú hơn khi được học bạn, dạy bạn, cùng nhau chia sẻ trong nhóm bạn bè. Tạo mối quan hệ thân thiện với trẻ rối loạn phát triển trong lớp không phải là khó nhưng đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt trong mọi hoạt động cho trẻ, tạo nhiều cơ hội cho trẻ được nói, được làm, được chia sẻ đó là một thành công lớn, là niềm hy vọng của phụ huynh. *Môi trường gia đình: Trong quá trình phát triển và lớn lên của những trẻ bị RLPT không thể thiếu vắng sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của những người thân trong gia đình trẻ. Nó có tác động sâu sắc đến trẻ về mọi mặt. Phụ huynh yêu thương con, sãn sàng hy sinh tất cả vì con, phụ huynh hiểu con hơn ai hết, phụ huynh có nhiều tình huống tự nhiên trong can thiệp hơn bất kỳ lực lượng can thiệp nào khác – điều đó rất có ý nghĩa vì trẻ không cần thêm quá trình chuyển đổi giữa các tình huống tự tạo sang tình huống thực tế trong sinh hoạt đồng thời phụ huynh có khá nhiều thời gian bên con ... chính vì vậy việc thúc đẩy tạo môi trường học thân thiện tại gia đình trẻ là điều mà nhà trường luôn hướng tới. Gia đình tràn ngập yêu thương, hạnh phúc sẽ cho trẻ cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến, soi sáng trí tuệ để trẻ phát triển toàn diện, đồng thời sẽ bồi dưỡng phát triển tính cách lành mạnh trong trẻ. Sự quan tâm của các thành viên trong gia đình đối với trẻ cùng sự hiểu biết và những tương tác phù hợp là điều tuyệt vời trong quá trình phát triển của trẻ rối loạn phát triển. Nhà trường đã chỉ đạo giáo viên tăng cường việc trao đổi nhằm cung cấp thêm thông tin về những biểu hiện, hội chứng của trẻ tại trường, giúp phụ huynh hiểu hơn về con. Cung cấp những nội dung giáo dục hòa nhập tại lớp cho phụ huynh học sinh để phụ huynh kết hợp với giáo viên trong mọi tình huống tạo điều kiện trẻ bộc lộ khả năng của mình. Cha mẹ trẻ cùng tham gia xây dựng chương trình giáo dục cá nhân trẻ với giáo viên trực tiếp dạy trẻ chia sẻ về nhu cầu, khả năng, đặc điểm tâm lý, tính cách của trẻ, vì thế các mục tiêu luôn phù hợp đối với từng đối tượng trẻ. Với công nghệ phát triển đã giúp cho quá trình tương tác giữa giáo viên và phụ huynh học sinh được dễ dàng. Phụ huynh được hướng dẫn thực hiện các mục tiêu tại nhà, được chia sẻ các phương pháp, kỹ thuật dạy trẻ qua video của con, qua các phần mềm ứng dụng và cập nhật mọi hoạt động học tập và sinh hoạt từng ngày của con trong các nhóm Zalo hay facebook của lớp, của trường. Trao đổi cùng cha mẹ trẻ về cách giao tiếp, đặt câu hỏi, sở thích của trẻ, từng bước phát triển của trẻ để cùng với giáo viên tương tác sao cho hợp lý giúp trẻ có điều kiện phát triển tốt nhất.. “Đồng hành cùng cha mẹ Bé vững bước tương lai” không chỉ là khẩu hiệu mà đã được chuyển hóa thành các hoạt động cụ thể góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập tại trường. *Môi trường xã hội Thực tế cho thấy, nhân cách con người chỉ được hình thành và phát triển trong môi trường xã hội. Môi trường giúp hình thành động cơ, mục đích, điều kiện cho hoạt động giao lưu của trẻ, qua đó sẽ hình thành thói quen cho trẻ về các hoạt 9
- động đó. Môi trường xã hội với những đặc điểm, tính chất riêng của nó đã tác động đến xu hướng phát triển của nhân cách của trẻ. Trẻ rối loạn phát triển có nhu cầu rất cao để thể hiện bản thân và mong muốn được công nhận những gì mình làm được. Trẻ rất cần sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc, cảm thông chia sẻ của tất cả mọi người chứ không phải những ánh mắt thương hại, e dè. Chính vì vậy nhà trường và gia đình cần quan tâm và xây dựng, tạo điều kiện cho trẻ những môi trường sống lành mạnh, tích cực nhất để trẻ có thể phát triển toàn diện như bạn bè cùng trang lứa. * Giải pháp 4: Thực hiện và chỉ đạo giáo viên tích cực tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn, chia sẻ với phụ huynh và cộng đồng về những nội dung, kiến thức giáo dục trẻ rối loạn phát triển từ đó cùng hợp tác, chấp nhận và chăm sóc trẻ tự kỷ Do những khó khăn đặc thù, trẻ rối loạn phát triển cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc và giáo dục. Nhà trường có nhiệm vụ CS GD trẻ phát triển toàn diện, song không thể coi đây là nơi duy nhất để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Hơn ai hết, bố mẹ chính là người hiểu trẻ nhất, có nhiều thời gian dành cho trẻ khi trẻ về với gia đình. Do vậy, nếu không có sự thống nhất giáo dục giữa gia đình và nhà trường thì kết quả giáo dục sẽ bị hạn chế, trẻ khó tiến bộ. Tuy nhiên việc làm sao để tư vấn, hướng dẫn và chia sẻ với phụ huynh về những dấu hiệu rối loạn phát triển ở trẻ là một thách thức lớn của cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường. Phụ huynh không dễ dàng chấp nhận con mình bị rối loạn phát triển (tự kỷ) mà còn cho rằng con mình là thông minh, học giỏi thậm chí cho là thần đồng vì có trẻ rối loạn phát triển (tự kỷ) thường có một số khả năng bẩm sinh rất tốt như: trẻ có thể đọc rất giỏi, tính toán rất nhanh, nói tiếng anh rất tốt.... . Vì vậy cần tuyên truyền đến phụ huynh để họ nắm được các mốc phát triển của trẻ từ 0 đến 72 tháng tuổi. Đây là các mốc phát triển vàng của trẻ. Kèm theo đó là trao đổi với phụ huynh về những dấu hiệu sớm nhận biết trẻ có khả năng bị tự kỷ (Phụ lục II). Nếu cha mẹ không nắm được, không theo dõi sự phát triển của trẻ hàng ngày thì sẽ không phát hiện ra những dấu hiệu trẻ bị rối loạn phát triển. Vì người phát hiện ra trẻ rối loạn phát triển chính là bố mẹ trẻ chiếm tới 80% còn lại 20% là người thân và hàng xóm. Để giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về con mình như thế nào chúng tôi cùng với giáo viên tại lớp đã khéo léo trao đổi với phụ huynh bằng nhiều hình thức khác nhau: Trao đổi, trò truyện; quan sát các hoạt động của con tại lớp qua các clips ngắn do giáo viên quay lại; trò truyện về những biểu hiện hàng ngày của con ở lớp, ở nhà, so sánh với đặc điểm phát triển của lứa tuổi tương ứng giúp phụ huynh nhận ra những dấu hiệu rối loạn phát triển của con mình. Với tâm lý chung, khi con bị chuẩn đoán hoặc có những dấu hiệu được cho là có tình trạng rối loạn phát triển cũng như bao phụ huynh khác, phụ huynh nào cũng rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu... Do vậy, để làm giảm lỗi lo âu, căng thẳng của phụ huynh để phụ huynh dễ dàng chấp nhận và phối hợp với nhà trường giúp trẻ rối loạn phát triển có thể hòa nhập môi trường học tập bình thường, hòa nhập cộng đồng, chúng tôi luôn động viên trao đổi với cha mẹ trẻ cần 10
- can thiệp sớm bằng các phương pháp và cách thức điều trị trẻ rối loạn phát triển (tự kỷ) khác nhau kết hợp giữa giáo dục hòa nhập và giáo dục chuyên biệt. Điều cơ bản nhất là phụ huynh cần dành nhiều thời gian cho con bằng cách trò chuyện, cùng chơi với trẻ, tạo cho trẻ những cơ hội được nói, được làm, được suy nghĩ, được tìm tòi khám phá và trải nghiệm…Phụ huynh cần dành cho con theo thông điệp “3 nhất”: 1. Hiểu con nhất 2. Ở cạnh con nhiều thời gian nhất 3. Có động lực với con nhiều nhất” . Tuyên truyền đến phụ huynh một số biện pháp giáo dục hòa nhập mà cô đang tiến hành tại lớp như: Tìm hiểu ý thích của trẻ, cần nắm rõ những gì khiến trẻ cảm thấy căng thẳng, bình tĩnh, khó chịu, hay thoải mái. Nếu nắm rõ được những gì thường ảnh hưởng đến trẻ thì sẽ giải quyết tốt hơn các vấn đề, tránh được những tình huống khó xử và tạo ra những trải nghiệm tích cực hơn cho trẻ. Gần gũi, khuyên bảo; quan tâm chăm sóc và tuyên dương trẻ kịp thời để trẻ hiểu và phân biệt được những hành vi đúng và chưa đúng từ đó có thái độ tích cực trong mọi hoạt động. Gia đình và nhà trường cần trao đổi và thống nhất về mục tiêu, nội dung phương pháp giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện hình thành thói quen và các phẩm chất tốt ở trẻ tự kỷ. Là một trong những trường được chọn làm thí điểm chương trình giáo dục trẻ RLPT trong quá trình thực hiện nhà trường đã được đón rất nhiều đoàn của các tỉnh thành và trường bạn về dự và tham khảo mô hình GDHN mà nhà trường đang thực hiện như: tỉnh Hà Giang; Quảng Bình…Đặc biệt Sở Giáo Dục – Đào tạo thành phố đã tổ chức hội thảo về giáo dục trẻ RLPT có rất đông các trường từ các quận huyện trong thành phố về dự, đóng góp ý kiến. Trong các buổi hội thảo nhà trường có mời phụ huynh tham gia để tìm hiểu thêm về cách chăm sóc trẻ rối loạn phát triển (tự kỷ) do các chuyên gia nghiên cứu trực tiếp giảng bài. Đây là cơ hội để phụ huynh có thêm những kiến thức rất bổ ích cho con mình. Khi được trực tiếp nghe các chuyên gia nói về trẻ rối loạn phát triển (tự kỷ) và được xem các hình ảnh minh họa cho bài giảng, được tư vấn trực tiếp, được thảo luận, được chia sẻ, được nói lên những ý kiến của mình với các chuyên gia, phụ huynh thấy yên tâm hơn, tự tin hơn và có thêm nhiều kiến thức, nhiều kinh nghiệm về cách chăm sóc trẻ tự kỷ đồng thời các sử dụng các phương tiện tuyên truyền, giúp họ hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của việc can thiệp sớm và GDHN cho trẻ. Giới thiệu với phụ huynh những tài liệu, trang Web hỗ trợ người tự kỉ cũng như những nội dung về giáo dục hòa nhập và giáo dục trẻ rối loạn phát triển: A365; http://caycautuonglai.net/vn/; http://concuame.com/; ... từ đó phụ huynh có thêm một kênh để tham khảo tài liệu, xin ý kiến tư vấn của các chuyên gia về trường hợp của cá nhân con mình; tự đánh giá con mình thông quá các bảng kiểm Mchat và ASQ bằng tiếng việt từ đó có hướng can thiệp phù hợp. Tuyên truyền với PHHS bằng chính kết quả sự tiến bộ của trẻ, giúp họ phấn khởi, tin tưởng và phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục con em mình. Thông qua việc cho giới thiệu cho phụ huynh dùng một số test sàng lọc phổ biến nhất để bước đầu kiểm soát tình hình của trẻ. Ví dụ như Bảng kiểm sàng lọc tự kỷ MCHAT: Đây là bảng sàng lọc nguy cơ tự kỷ cho trẻ từ 16 đến 48 11
- tháng tuổi. Bảng sàng lọc này vẫn đang được nhiều cơ sở y tế giới thiệu như Bệnh viện Nhi Trung Ương, Viện Y học Hoa Kỳ NIH (trực thuộc Bộ Y tế Hoa Kỳ),… Bộ câu hỏi đánh giá theo tuổi và giai đoạn (ASQ) : Đây là bộ câu hỏi có mục đích theo dõi sự phát triển toàn diện của trẻ từ 948 tháng tuổi ở 5 lĩnh vực: Giao tiếp, Vận động tinh, Vận động thô, Cá nhân Xã hội, Giải quyết vấn đề; vì mẹ và cô giáo là hai người mẹ gần gũi nhất với trẻ, hiểu trẻ được tâm sinh lý của trẻ nhất và luôn sát cánh đồng hành cùng với trẻ trong các hoạt động ở trường cũng như ở nhà. Với bài tập này để đánh giá khả năng trẻ có bị rối loạn phát triển hay không? ( Phụ lục III) Từ đó khẳng định với phụ huynh rằng: “Ở lứa tuổi này trẻ vẫn còn nhỏ, nếu được phát hiện và can thiệp sớm trẻ sẽ có cơ hội dần trở lại bình thường”. Theo các chuyên gia nhận định “Nếu trẻ được phát hiện sớm trước 2 tuổi trẻ có cơ hội phát triển bình thường đến 80%” Với biện pháp này, chúng tôi nhận thấy: Phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ rối loạn phát triển (tự kỷ) học hòa nhập môi trường giáo dục bình thường, giúp trẻ phát triển hết khả năng và phát huy tiềm năng học hỏi. Phụ huynh ngoài việc cho con học tại lớp, gia đình đã cho cháu tham gia các lớp học chuyên biệt dành cho trẻ rối loạn phát triển (tự kỷ) và đã có nhiều biến chuyển rõ rệt về sức khỏe, nhận thức và điều chỉnh được hành vi. Ngoài việc tuyên truyền đến phụ huynh có con học hòa nhập Cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường còn tích cực tuyên truyền tới các vị phụ huynh có còn học cùng lớp với trẻ học hòa nhập, chấp nhận, tạo điều kiện cho trẻ học hòa nhập. Hiểu được lợi ích của trẻ bình thường khi lớp có trẻ học hòa nhập. (Phần giải pháp 1) Trong quá trình thực hiện các giải pháp đồng chí Hiệu trưởng nhà trường đã có bài viết được đăng trên tạp chí Giáo dục mầm non về nội dung giáo dục trẻ RLPT góp phần không nhỏ vào việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về giáo dục hòa nhập cho trẻ RLPT trong cộng đồng. * Giải pháp 5: Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục hòa nhập và giờ can thiệp cá nhân cho trẻ tại phòng hòa nhập. Để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục hòa nhập và giờ can thiệp cá nhân cho trẻ tại phòng hòa nhập, Ban giám hiệu nhà trường cần có kế hoạch cụ thể, phân công rõ nhiệm vụ cụ thể, trách nhiệm đến từng tổ chức, cá nhân trong nhà trường sao cho khoa học, hợp lý, tạo điều kiện tốt nhất cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục hòa nhập và giờ can thiệp cá nhân nhằm thực hiện tốt giải phá đã đề ra. *Đối với các hoạt động giáo dục hòa nhập: Nhà trường đưa ra nguyên tắc tổ chức thực hiện tại các lớp như sau: Trẻ khuyết tật được tham gia tất cả những hoạt động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ như trẻ bình thường, có sự giúp đỡ, hướng dẫn, hỗ trợ từ phía cô giáo và các bạn. Trong quá trình tổ chức hoạt động, giáo viên điều chỉnh mục đich, yêu cầu và các hoạt động sao cho phù hợp với khả năng của trẻ; trong mỗi bài dạy cô luôn có những mục tiêu, câu hỏi riêng cho các cháu học hòa nhập; sau mỗi chủ đề đều có đánh giá kết quả và việc thực hiện của trẻ thông qua các biểu đánh giá 12
- với mức độ ( thực hiện độc lâp, thực hiện có sự giúp đỡ của giáo viên, chưa thực hiện được) từ đó cô đưa ra mục tiêu và các hoạt động hỗ trợ trẻ trong các chủ đề tiếp theo. * Đối với hoạt động can thiệp cá nhân: Nhà trường tổ chức thực hiện như sau: Giáo viên trực tiếp xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân, tổ chức can thiệp cá nhân và đánh giá đối với trẻ khuyết tật của lớp; Kế hoạch được thông qua tổ chuyên môn của khối lớp, hội đồng chuyên môn của nhà trường, ban giám hiệu và cả chính cha mẹ của trẻ; Xây dựng lịch hoạt động giờ can thiệp cá nhân cho các trẻ khuyết tật tại trường, mỗi trẻ khuyết tật có 02 giờ can thiệp cá nhân/tuần vào buổi chiều, thời lượng khoảng 45’. Giờ can thiệp cá nhân cho trẻ khuyết tật được thực hiện dựa vào những đặc điểm riêng của trẻ để hướng các hoạt động đạt hiệu quả cao nhất, tạo cơ hội, động viên, khuyến khích trẻ tham gia hoạt động. Đối với trẻ RLPT giáo viên cần thiết kế các hoạt động xen kẽ động, tĩnh, những hoạt động trò chơi, giao nhiệm vụ được hợp lý, chú ý giao tiếp vói trẻ nhiều hơn bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt, chú ý đến những thay đổi tâm lý và hành vi của trẻ để xử lý linh hoạt đưa trẻ vảo các hoạt động tích cực hơn. Giáo viên cũng cần chú ý đến khả năng của trẻ để đưa ra nội dung nhận biết hoặc dựa trên những trải nghiệm thực tiễn củ trẻ đưa ra câu hỏi giúp trẻ hoàn thành tốt hơn nội dung bài học. Đánh giá khả năng thực hiện các nội dung của trẻ dựa vào bảng đánh giá các lĩnh vực theo từng chủ và Bảng đánh giá sự tiến bộ của trẻ theo năm học (Phụ lục IV). Giải pháp 6: Đổi mới các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục : lễ hội, trải nghiệm, các hoạt động giáo dục khác trong và ngoài trường học ...tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ học hòa nhập được tham gia các hoạt động, có cơ hội thể hiện mình tạo cho trẻ sự tự tin, cố gắng, tích cực tham gia các hoạt động. Ngay từ khi bắt đầu thực hiện giáo dục hòa nhập tại trường Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo các hoạt động giáo dục hòa nhập theo quan điểm: Trẻ khuyết tật được tham gia tất cả những hoạt động giáo dục do nhà trường và giáo viên tổ chức như tất cả học sinh bình thường, với sự giúp đỡ, hướng dẫn, hỗ trợ từ phía cô giáo và các bạn. Chính vì vậy trong mọi hoạt động giáo dục tại trường, lớp luôn chú ý đến sự tham gia của trẻ học hòa nhập. Nhà trường luôn khuyến khích giáo viên tổ chức các hoạt động thu hút được sự tham gia của tất cả học sinh, đặc biệt là học sinh bị RLPT. Trong các hoạt động lễ hội, các tiết mục văn nghệ, những buổi lên tiết thi giáo viên giỏi, dự giờ tại lớp.... hay các hoạt động tập thể của lớp cũng khuyến khích trẻ tham gia như: đi tham quan dã ngoại, những buổi hội chợ, hoạt động vui chơi khám phá ngoài lớp học.... dưới sự giúp đỡ của cô giáo và các bạn trẻ được hòa đồng, vui chơi, học tập cùng với các bạn từ đó phát triển cho trẻ về mọi mặt: Sự tự tin, tích cực hoạt động, thích thể hiện mình trước đám đông, định hình một số hành vi nên và không nên làm... Các nội dung hoạt động có sự tham gia của trẻ RLPT cần chú ý đến tính phù hợp, sao cho trẻ có thể thực hiện được trong khả năng hoặc có sự giúp đỡ từ cô 13
- giáo, các bạn và mọi người xung quanh tránh cho trẻ cảm thấy hụt hẫng, tự ti hoặc sự xa lánh, kì thị của các bạn. Thay đổi môi trường truyền thống khi tổ chức các hoạt động giáo dục đặc biệt là giáo dục hòa nhập và giờ can thiệp cá nhân tạo cho trẻ sự hứng thú, điều kiện thích nghi với nhiều môi trường khác nhau trong cuộc sống. Nhà trường đã hướng dẫn giáo viên có thể tổ chức các giờ học ngay tại sân trường, khu vực vườn cổ tích...tham quan các khu vực trong nhà trường... với sự sắp xếp, bố trí địa điểm sao cho phù hợp, an toàn và thuận tiện cho trẻ tham gia các hoạt động một cách tích cực đặc biệt là trẻ học hòa nhập. Tóm lại: Việc chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt các hoạt động giáo dục hòa nhập trong trường mầm non nhằm giúp trẻ RLPT hòa nhập cộng đồng tại trường các mầm non là một nhiệm vụ trọng trách to lớn đối với trẻ. Thực trạng ở các trường mầm non tỉ lệ trẻ rối loạn phát triển (tự kỷ) chiếm một phần không nhỏ. Để giúp trẻ hoàn thiện dần, hòa nhập cộng động người cán bộ quản lý, cô giáo mầm non và các bạn cùng lớp cần luôn đồng hành sát cánh giúp đỡ trẻ rối loạn phát triển (tự kỷ) một cách tận tâm, tận tình đó là cơ hội phát triển của trẻ, là chỗ dựa vững chắc để giúp trẻ vững bước trên con đường đời của mình. II. 1. TÍNH MỚI, TÍNH SÁNG TẠO: 1. Tính mới: Giải pháp được thực hiện trực tiếp tại trường mầm non, tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật, rối loạn phát triển được tham gia học tập, hòa nhập cộng đồng một cách thuận lợi và hiệu quả. Phát hiện sớm và can thiệp đối với trẻ có dấu hiệu rối loạn phát triển (tự kỷ) trong trường mầm non từ đó tư vấn với phụ huynh học sinh có kiến thức trong quá trình chăm sóc, nuôi dạy trẻ sao cho phù hợp đồng thời nhà trường cũng như giáo viên các lớp có kế hoạch giáo dục hợp lý tác động tốt tới sự phát triển của trẻ tham gia học hòa nhập. Tạo môi trường giáo dục thân thiện, tốt nhất cho trẻ. Làm thay đổi suy nghĩ, hành vi cách nhìn của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, học sinh bình thường và cộng đồng xã hội về những trẻ học hòa nhập. Tạo được mối liên hệ chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục hòa nhập từ đó giúp trẻ hòa nhập cộng đồng một cách tốt nhất có thể. Phòng, phát hiện và can thiệp sớm đối với những trẻ có dấu hiệu RLPT. Quan tâm đến quyền lợi của trẻ khuyết tật và giáo viên dạy trẻ khuyết tật. 2. Tính sáng tạo Phát hiện sớm trẻ có dấu hiệu RLPT giáo viên có kế hoạch can thiệp cụ thể, tác động phù hợp với từng đối tượng trẻ từ đó làm giảm mực độ, nguy cơ trẻ bị tự kỷ và giúp trẻ được hòa nhập cộng đồng mang hiệu quả cao. Giáo viên nâng cao chất lượng, sáng tạo trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là trẻ tự kỷ. Biết cảm thông, chia sẻ, yêu thương. Trẻ bình thường biết yêu quý giúp đỡ bạn bè. Phụ huyn học sinh chấp nhận tích cực phối hợp mang lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục hòa nhập. 14
- Tạo điều kiện thuận lợi đồng thời giúp phù huynh có con bị rối loạn phát triển giải tỏa tâm lý, có thêm kiến thức và những biện pháp can thiệp phù hợp với trẻ. Cộng đồng xã hội đặc biệt là phụ huynh của những học sinh bình thường có cái nhìn tích cực trong công tác giáo dục hòa nhập, cảm thông, chia sẻ với nhà trường, giáo viên trực tiếp tham gia giáo dục hòa nhập và phụ huynh học sinh bị RLPT từ đó tuyên truyền, góp ý, ủng hộ cả về tinh thần và vật chất cho công tác giáo dục hòa nhập của nhà trường. Tạo được niềm tin của phụ huynh là nơi chọn trường để gửi trẻ. II.2. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG NHÂN RỘNG 15
- Áp dụng tại trường mầm non Đồng Tâm và một số trường mầm non trong và ngoài Thành Phố. III.3. HIỆU QUẢ, LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG GIẢI PHÁP * Hiệu quả về mặt kinh tế: Giúp phụ huynh không phải mất thời gian đưa trẻ đến các trung tâm chuyên biệt để gửi trẻ. Tiết kiệm cho phụ huynh một khoản lớn về học phí của trẻ. Nếu trẻ học ở trường chuyên biệt kinh phí đóng góp rất lớn. Có điều kiện để giao lưu, trao đổi với phụ huynh có những kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục con bị rối loạn phát triển từ đó có kiến thức giáo dục con mình được nhanh nhất, tốt nhất và hiệu quả nhất. Đối với xã hội: Kết quả của việc giáo dục hòa nhập góp phần giảm bớt gánh nặng cả về vật chất và tinh thần cho gia đinh và xã hội. * Hiệu quả về mặt xã hội Tạo ra môi trường hòa nhập cộng đồng rất lớn với trẻ. Làm thay đổi tâm lý của trẻ tạo điều kiện cho trẻ RLPT có sự phát triển tốt nhất có thể, giảm bớt lỗi lo âu của phụ huynh. Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc giáo dục chung của nhà trường ngày một đi lên. Trẻ được đảm bảo quyền lợi khi tham gia học hòa nhập tại các cơ sở mầm non công lập. Quan tâm đến quyền lợi của giáo viên dạy trẻ khuyết tật. Giải tỏa phần nào tâm lý của giáo viên khi tham gia dạy trẻ khuyết tật học hòa nhập. Giáo dục hòa nhập cho trẻ RLPT trong trường mầm non góp phần rất lớn cho trẻ RLPT hòa nhập cộng đồng. Trong bài viết này phần nhỏ nói lên các giải pháp chỉ đạo của chúng tôi song cũng không tránh khỏi thiếu sót, rất mong sự góp ý của hội đồng xét duyệt thi đua các cấp để công tác chỉ đạo của chúng tôi ngày càng tốt hơn góp phần vào sự nghiệp giáo dục mầm non hiện nay. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn. CƠ QUAN ĐƠN VỊ Hải Phòng, ngày 20 tháng 2 năm 2020 ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Hồng Đoàn Thị Huyền 16
- 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 440 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 221 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 170 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 192 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 176 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 25 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 103 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 148 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn