Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn học sinh lớp 1 cách rèn chữ giữ vở
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm Chữ viết là tầm quan trọng đặc biệt là ở Tiểu học. Tập đọc học vần giúp học sinh đọc thông, Tập viết giúp các em có được viết thạo và đọc thông nó quan hệ mật thiết với nhau. Cũng như vậy chữ viết đẹp của học sinh được mọi người trong và ngoài ngành giáo dục đều quan tâm, lo lắng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn học sinh lớp 1 cách rèn chữ giữ vở
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM DƯƠNG TRƯỜNG TIỂU HỌC HỢP THỊNH BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh lớp 1 cách rèn chữ giữ vở Tác giả sáng kiến: Chu Thị Thanh Thủy Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Hợp Thịnh Số điện thoại: 0973661598 E_mail: chuthithanhthuyc1hopthinh@vinhphuc.edu.vn Vĩnh Phúc, năm 2019 1
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh lớp 1 cách rèn chữ giữ vở Vĩnh Phúc, năm 2019 2
- 1. Lời giới thiệu Chữ viết là mục tiêu ban đầu của tầm quan trọng đặc biệt là ở Tiểu học. Tập đọc học vần giúp học sinh đọc thông, Tập viết giúp các em có được viết thạo và đọc thông nó quan hệ mật thiết với nhau. Cũng như vậy chữ viết đẹp của học sinh được mọi người trong và ngoài ngành giáo dục đều quan tâm, lo lắng. Vì thế người Việt Nam thường nói. “ Nét chữ thể hiện nết người” Đúng như vậy nét chữ thể hiện tính cách con người thông qua rèn luyện chữ viết mà giáo dục nhân cách con người thể hiện sự cẩn thận gọn gàng ngăn nắp. Vì vậy phong trào vở sạch chữ đẹp vừa là mục đích vừa là phương tiện trong quá trình rèn luyện học sinh viết đúng dẫn tới việc viết đẹp cho học sinh, nó góp phần vào việc giáo dục toàn diện cho học sinh ngay từ lớp 1. Chữ viết còn là cách giao tiếp không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy việc rèn chữ trong nhà trường vô cùng quan trọng. Bởi ở cấp tiếu học các em mới bắt đầu làm quen với chữ viết nên việc rèn chữ cho các em là rất cần thiết. Hiện nay trong các nhà trường việc rèn chữ giữ vở cho học sinh chưa được chú trọng lắm. Một số học sinh khi vào lớp Một còn đặt vở ngược, vở nhàu quăn mép mất bìa, chữ viết sai, tẩy xoá nhiều. Xong với việc giữ gìn sách vở cẩu thả là việc không bảo quản đồ dùng học tập. Tiểu học là bậc học nền tảng, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục. Sự nghiệp giáo dục có phát triển tốt, có thành công lớn hay không thì ngay từ đầu, bậc học đầu tiên phải làm nền thật tốt.Trong mục tiêu giáo dục Tiểu học có ghi: “Hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắnvà lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Rèn 4 kỹ năng nghe, đọc, nói, viết cho học sinh là việc làm không thể thiếu trong quá trình dạy học ở bậc Tiểu học là trách nhiệm của mỗi giáo viên Tiểu học. Trong đó việc rèn kỹ năng viết 1
- cho học sinh là quan trọng vì: “Các em đã hiểu được vấn đề (hay bài học) nói ra bằng lời được, song cần phải ghi lại những vấn đề cần thiết để lưu giữ, mỗi khi cần thiết để mở ra xem lại là giải quyết được mọi việc ngay”. Thực tế, qua giảng dạy ở Tiểu học, nhất là lớp Một ý thức giữ vở sách và rèn chữ viết của các em thực sự đáng lo ngại, nó ảnh hướng không nhỏ đến chất lượng học tập cũng như hình thành một số phẩm chất tốt của các em. Chính vì vậy, tôi đã chọn việc rèn “Giữ vở sạch Rèn chữ đẹp” cho học sinh lớp Một là công việc thường xuyên phải làm và làm trong nhiều năm. Nhìn thấy được vấn đề như vậy tôi luôn băn khoan lo lắng, điều đó thúc dục tôi tìm cách giải quyết sao cho việc rèn chữ giữ vở đạt kết quả cao. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh lớp 1 cách rèn chữ giữ vở” trong trường tiểu học Hợp Thịnh để làm đề tài nghiên cứu. 2. Tên sáng kiến Hướng dẫn học sinh lớp 1 cách rèn chữ giữ vở. 3. Tác giả sáng kiến Họ và tên: Chu Thị Thanh Thủy Địa chỉ tác giả sáng Kiến: Trường Tiểu học Hợp Thịnh–Tam Dương– Vĩnh Phúc. Số điện thoại: 0973661598 E_mail: chuthithanhthuyc1hopthinh@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến Chu Thị Thanh Thủy 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Sáng kiến được áp dụng trong dạy học rèn chữ cho học sinh lớp 1, phần kiến thức liên quan đến việc rèn chữ học sinh lớp 1. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử Ngày 05 tháng 9 năm 2018. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Về nội dung của sáng kiến 7.1.1. Thực trạng Qua thực tế tìm hiểu thực trạng dạy và học rèn chữ giữ vở học sinh lớp 1 tôi thấy có những mặt mạnh và tồn tại sau: 2
- 7.1.1.1. Những ưu điểm và thuận lợi Trong nhà trường tiểu học đã được trang bị tài liệu thiết bị đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ, tạo điều kiện dạy và học đạt kết quả cao. Giáo viên được cung cấp đầy đủ tài liệu, đồ dùng dạy học như: sách giáo khoa, sách hướng dẫn, các tài liệu khác. Đó là các yếu tố quan trọng giúp người giáo viên thực hiện được nhiệm vụ của quá trình dạy học đồng thời nó là hành trang cần thiết cho mỗi giáo viên đứng lớp. Học sinh có đủ tài liệu như: Sách giáo khoa, vở bài tập và đồ dùng học tập. Giáo viên đã sắp xếp dành nhiều thời gian cho học sinh được làm việc với sách giáo khoa, vở bài tập. Trong giờ học, khi truyền đạt nội dung của bài mới giáo viên đó kết hợp nhiều phương pháp dạy học như: Giảng giải, trực quan, vấn đáp. luyện tập thực hành...và dạy đúng theo quy trình giải toán có lời văn như sau: 7.1.1.2. Những hạn chế còn tồn tại Đối với học sinh lớp 1 ngày đầu tiên đi học, các em khi tiếp cận với tri thức tiểu học quả thật khó các em còn bỡ ngỡ chưa biết đọc chưa biết viết, chưa ý thức được mình sẽ làm gì trong các tiết học. Để làm quen với chữ viết đối với các em thật khó bởi đôi tay còn vụng về non nớt, lóng ngóng. Là giáo viên dạy lớp 1, tôi luôn trăn trở suy nghĩ một câu hỏi ở lớp 1 có nên tiến hành dạy các em dạy các em viết đẹp ngay không? Sau nhiều năm đúc rút qua việc giảng dạy môn tập viết tôi nhận thấy rằng đối với học sinh lớp 1 nếu cùng 1 lúc đòi hỏi các em viết đúng viết đẹp ngay là một điều không thực tế khó có thể thực hiện được. Do vậy đối với từng lớp giáo viên cần lựa chọn mục tiêu trọng tâm của môn học phù hợp với lứa tuổi để học sinh tiếp thu bài một cách vững chắc lên tôi đã xác định muốn viết chữ đẹp thì việc đầu tiên cần làm ở lớp 1 là rẻn cho trẻ có nề nếp kĩ thuật viết chũ đúng thì mới có cơ sở viết chữ đẹp. Đây là yêu cầu có tính quyết định trong việc rèn chữ giữ vở cho học sinh trong suốt quá trình học tập của các em khi học ở lớp 1. * Về học sinh Nguyên nhân: Là do tâm lý học sinh khi mới bước vào lớp 1 các em chưa biết cầm bút như thế nào? Ô li vở cũng không hiểu, cách đặt bút từ đâu? Các em vừa từ Mẫu giáo lên chỉ biết ăn, biết chơi chưa thích học và nhất là học viết. 3
- Ý thức giữ vở, rèn chữ của học sinh lớp Một còn thấp. Việc ghi chép, cách trình bày còn quá luộm thuộm. Chữ viết của học sinh còn tự do, chưa đúng mẫu, đúng cỡ...; Nắm kĩ thuật, quy trình viết còn nhiều lúng túng. * Về giáo viên Khi dạy giáo viên còn mắc một số sai lầm: Chưa chú trọng rèn luyện cách cầm bút cho học sinh khiến học sinh chán nản. Giáo viên chỉ yêu cầu học sinh viết chữ, chưa biết cách rèn cách cầm bút, tư thế ngồi viết. Giáo viên còn viết chữ chưa đúng mẫu, chữ chưa đẹp. 7.1.2. Những nội dung cải tiến sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã nêu Góp phần nâng cao chất lượng dạy và rèn chữ giữ vở cho học sinh lớp 1 Nghiên cứu những vấn đề lí luận và phương pháp Tìm phương pháp nâng cao việc rèn chữ giữ vở cho học sinh lớp 1 Tìm hiểu việc rèn chữ giữ vở để rút ra những ưu điểm nhược điểm từ đó phát huy được ưu điểm. Có những biện pháp khắc phục những hạn chế nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Hình thành và rèn kĩ năng viết đúng mẫu, viết đẹp và giữ vở sạch sẽ. Từng bước hình thành ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp cho học sinh lớp Một. Làm cơ sở cho học sinh học tốt ở lớp một và các lớp trên. Luyện cho học sinh tính kiên trì, nhẫn nại, cẩn thận trong học tập và cuộc sống Phân tích, điều tra tìm hiểu nguyên nhân sai sót hạn chế. Trao đổi đồng nghiệp. Tham khảo các tài liệu liên quan. 4
- Kiểm tra đối chứng và điều chỉnh kịp thời. Sau mỗi giai đoạn có bổ sung điều chỉnh giải pháp. Đề tài này được áp dụng trong các giờ dạy nhưng chủ yếu là phân môn Tập viết ở lớp 1A trường Tiểu học Hợp Thịnh từ tháng 9/2018 đến nay. Cụ thể yêu cầu đối với học sinh như sau: Nhiệm vụ giáo dục là gợi mở dẫn dắt học sinh đi tới con đường kế tiếp với sự nghiệp nghiên cứu khoa học xây dựng đất nước, xây dựng quê hương từ đó điều kì diệu nhất ở con người là tiếp cận mọi mặt của đời sống xã hội, cùng với dạy dỗ của giáo viên, sự lỗ lực phấn đấu của mỗi học sinh, các em không chỉ giỏi tính toán, hát, vẽ…. mà đòi hỏi hàng đầu ở các em là hiểu tiếng mẹ đẻ đúng văn cảnh. Phân môn chính tả trong nhà trường tiểu học, vì rèn kĩ năng nghe đọc, nói viết chuẩn chính tả giúp các em chiếm lĩnh được tiếng việt cùng các môn học khác. Rèn chữ giữ vở cho học sinh giúp các em sử dụng tiếng việt đạt hiệu quả cao trong tất cả bộ môn văn hoá. Vấn đề dạy và rèn chữ giữ vở cho học sinh trường tiểu học Hợp Thịnh đã được chú ý nhằm nâng cao chất lượng học từ lớp 1 đến lớp 5. Việc rèn chữ giữ vở cho học sinh khối 1 nói chung và lớp 1A nói riêng trong nhà trường Tiểu học ngay từ lớp đầu cấp đóng một vai trò quan trọng được rất nhiều các thầy cô giáo quan tâm và nghiên cứu tìm ra các phương pháp và đạt quả cao trong giáo dục hiện nay. Việc rèn chữ cho học sinh là giúp học sinh viết đúng mẫu, nắm chắc kĩ thuật nối các nét, viết đúng chính tả và biết ghi chép, trình bày vào vở cẩn thận, sạch sẽ và khoa học. Biết bảo quản vở sách bằng các bao bìa, dán nhãn cẩn thận, trình bày các bài viết bên trong sạch sẽ, rõ ràng; không tẩy xóa, chừa trang... Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi luôn suy nghĩ tìm ra một số biện pháp và đã làm thực nghiệm ở lớp nhìn chung đạt kết quả khả quan 5
- Khái niệm về vở sạch chữ đẹp trong trường Tiểu học những quyển vở sạch là những quyển không bị quăn mép rách bìa trang bìa bọc sạch sẽ không bị nhầu nát. Chữ đẹp là những chữ viết đúng cự li, dòng khoảng cách chữ viết không bị gẫy nét ngoặc chân như:m, n, i, u, ư, v, r, t ,a. Các chữ học sinh viết sai điểm giao nhau của những nét chữ nét cong vẹo như l, b, h, k, y, g, ngh, ng. 7.1.3. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Học sinh khối lớp 1 trường Tiểu học Hợp Thịnh chia trong 6 lớp đó là 1A,1B,1C,1D,1E,1G khối học sinh lớp 1 về trình độ các em còn nhiều bỡ ngỡ hầu hết các em chưa nhận thức được vai trò chũ viết được như thế nào. Bảng điều tra ban đầu Xếp loại Đạt Chưa đạt Lớp 1A 20 23 1B 15 20 1C 19 24 1D 20 23 1E 14 21 1G 13 21 Thông qua bảng điều tra học âm sau điều tra thời gian học vần Xếp loại Đạt Chưa đạt Lớp 1A 22 21 1B 16 19 1C 21 22 1D 22 21 1E 17 18 1G 15 19 6
- Thông qua bảng điều tra ban đầu khi học âm thì ta thấy tỉ lệ viết đẹp quá thấp sau khi học vần tỉ lệ đạt chữ đẹp có nhỉnh hơn chút ít và có thể nói không đáng kể so với cách làm cũ trong quá trình dạy. Biện pháp tác động theo cách làm cũ và mới * Cách làm cũ: ví dụ viết chữ Q (giai đoạn viết hai đơn vị) Giới thiệu bài tô chữ hoa Q Cho học sinh quan sát chữ Q hoa Giáo viên hỏi chữ Q hoa gồm mấy nét (gồm 2 nét) Kiểu nét (nét cong kín) Độ cao? (5 đơn vị) Giáo viên hướng dẫn tô sau học sinh lên bảng lấy que chỉ nét đặt bút và đưa bút Giáo viên hướng dẫn cách viết (học sinh viết bảng con) Giáo viên nhận xét sửa sai Cho học sinh viết vào vở Cách làm này cho thấy hiệu quả chưa cao lắm tôi chuyển sàn cách làm mới theo trình tự sau: * Cách làm mới: Điệu kiện tư thế ngồi viết Ngay từ đầu khi vào lớp 1 tuần đầu tôi hướng dẫn rất kĩ về tư thế ngồi viết một cách thoải mái, không gò bó, ( dễ gây tê mỏi) hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định với điều khiển cây bút theo sự chỉ huy của não được. Ngồi quá cao, đầu cúi gằm xuống ngồi quá thấp đầu phải nhìn lên. Tuyệt đối không quỳ nằm viết tùy tiện khoảng cách từ mắt là 25 cm cách mặt bàn, cột sống lưng luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi không ngồi vặn vẹo quá lâu dần thành tật, chân ngồi thoả mãi không được co chân co, tay trái để xuôi theo chiều ngồi giữ mép giấy. 7
- Hướng dẫn cách cầm bút Tay phải cầm bút chắc bằng 3 ngón tay cái, trỏ, giữa, đầu ngón tay trỏ cách đầu ngòi bút bằng 2,5cm, mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt xuống bàn viết. Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay, không thể ngửa tay tạo lên trọng lượng tì xuống lưng bàn tay ngón tay sẽ áp sát cả bốn ngón tay. Ở giai đoạn viết chì cần chuẩn bị chu đáo cho đầu nét chì hơi nhọn đúng tầm. Nếu quá nhọn dẫn đến nét chữ mảnh đầu nét chì quá tù nét chữ quá to thì chữ viết sẽ xấu. Cầm bút xuôi theo chiều ngồi góc độ cách mặt giấy 54 độ, tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ, đưa bút từ trái qua phải, từ trên xuống dưới đưa nhẹ bút vào giấy. Biện pháp: Rèn viết đúng các nhóm chữ cụ thể Trước khi hướng dẫn học sinh giữ vở sạch và viết chữ đẹp, giáo viên cần chuẩn bị một số vấn đề có liên quan như: sự chuẩn bị của giáo viên, yêu cầu đối với học sinh, phụ huynh. Giai đoạn giữ vở, rèn chữ viết cũng được thực hiện từ đơn giản đến phức tạp. Ngoài việc rèn chữ viết của các em theo quy trình có ô vở cho sẵn. Giáo viên hướng dẫn các em ước lượng chiều cao, bề ngang của thân chữ để giúp học sinh tự tin viết đúng mẫu trên bảng giáo viên, giấy không có ô li như trong vở. 7.1.3.1. Biện pháp 1: Giai đoạn chuẩn bị “giữ vở, rèn chữ” cho học sinh Đối với giáo viên Chữ viết của giáo viên là rất quan trọng vì nó là mẫu để các em học tập và viết theo. Vì vậy giáo viên luôn có ý thức rèn luyện để chữ viết rõ ràng, đúng mẫu và càng ngày đẹp hơn. Giáo viên luôn mẫu mực về chữ viết ở bảng, về lời nhận xét cũng như điểm số trong vở học sinh để các em học tập và noi theo. 8
- Một số bộ vở của học sinh đạt vở sạch, chữ đẹp của các năm học trước. Thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu liên quan trong dạy Tập viết lớp Một. Tham khảo, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp trong việc giữ vở sạch và rèn chữ viết cho học sinh. Chú trọng rèn chữ viết cho học sinh trong các giờ học. Thường xuyên động viên, khuyến khích những học sinh có tiến bộ về chữ viết, có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. Đối với phụ huynh Trong buổi họp Phụ huynh học sinh đầu năm, với nhiều nội dung cần triển khai, tôi chuẩn bị kĩ nội dung mà tôi đã có kế hoạch từ lâu đó là công tác giữ vở, rèn chữ cho học sinh của lớp mà cần có sự hợp tác của phụ huynh học sinh là không thể thiếu: + Có đủ cặp sách để đựng dụng cụ đi học, tránh ướt, nhàu, quăn góc hoặc mất. + Mua vở cho con em loại vở không bị lem mực, dòng kẻ rõ ràng. + Bút chì 2B hoặc 6B (dùng khi thi cấp Trường) được vót nhọn, gọt, bút mực bút kim hoặc bút máy “luyện chữ”. + Bảng con, hộp đựng phấn không bụi (hiệu ‘MIC206’) và khăn lau bảng. Chọn bảng có kẻ ô rõ ràng, phấn có chất lượng tốt. Khăn lau bảng sạch sẽ, có độ ẩm vừa phải, giúp cho việc xoá bảng vừa đảm bảo vệ sinh và không ảnh hưởng đến chữ viết. + Thêm một quyển vở rèn chữ viết ở nhà (viết theo yêu cầu của cô giáo). + Tất cả vở sách phải được bao bìa, dán nhãn, ghi các thông tin trên nhãn đầy đủ, sạch sẽ. 9
- + Cố gắng tạo góc học tập hoặc một chỗ có đủ ánh sáng để không ảnh hưởng đến việc học ở nhà cũng như tránh thất lạc sách vở của con em. + Thường xuyên nhắc nhở học sinh chuẩn bị dụng cụ trước khi đi học, tốt nhất là sau khi học bài và làm bài xong . Đối với học sinh Chuẩn bị đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập trước khi đến lớp: bút chì được vót nhọn, bút mực ở học kì II (nếu bút máy thì nên bơm một nửa của sức chứa, tránh ra mực quá nhiều). Theo dõi GV hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách để vở, . . . Nắm được dòng kẻ, đường kẻ và các kĩ thuật phục vụ cho việc viết chữ, giữ vở của học sinh. 7.1.3.2. Giải pháp 2: Rèn giữ vở sạch Ngay từ đầu năm học, phải giáo dục cho học sinh để các em hiểu được tầm quan trọng, ý nghĩa cũng như tác dụng của giữ vở sạch, viết chữ đẹp. Giới thiệu những bộ vở sạch, chữ đẹp mà tôi lưu của các học sinh năm trước và động viên các em hăng say rèn luyện để đạt được những bộ vở sạch đẹp như các anh chị. Hướng dẫn cách bao vở, dán nhãn, ghi đầy đủ thông tin trên nhãn vở của học sinh. Thống nhất vở, bút chì, bút mực, màu mực, hướng dẫn cách ghi vở cho học sinh. Tiến hành kiểm tra sách vở cũng như tất cả dụng cụ mà giáo viên đã quy định cho lớp vào đầu năm. Vì tình hình thực tế ở lớp 1, các em chưa viết đọc, viết. Do đó việc quy định mà việc quy định cách ghi vở cho các em phải phù hợp: + Vở số 1 (vở học) 10
- + Vở số 2 (vở rèn kỹ năng thực hành các môn) + Vở số 3 (vở rèn chữ viết ở nhà) Cách thực hiện giữ vở trong giờ học trên lớp Quy định đem sách vở theo thời khóa biểu, tránh quá tải và giúp các em sắp sách vở cũng như đồ dùng trong cặp gọn gàng hơn. Kiểm tra để làm vệ sinh bàn ghế, đôi bàn tay trước khi sắp xếp sách vở. Hướng dẫn các em sắp xếp sách vở vào ngăn bàn sao cho gọn gàng, khoa học để dễ dàng lấy vở hàng ngày của học sinh (một bên để sách, một bên để vở ghi, ở giữa để dụng cụ học tập tránh nhầm lẫn giữa các bạn với nhau trong một bàn. Hạn chế sử dụng bút máy cho học sinh đại trà, vì các em chưa thành thạo cách sử dụng viết bút mực, tính hiếu động hay tò mò dễ làm bẩn vở sách. Cách ghi chép bài vào vở Trước đây, giáo viên cho học sinh viết rất nhiều, có những chữ học sinh chưa được hướng dẫn, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giữ vở, rèn chữ của các em. Qua thời gian giảng dạy ở lớp và nghiên cứu đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mạnh dạn bàn bạc thống nhất trong khối về cách ghi vở, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với chương trình. Ví dụ: môn Học vần: Bài 7, giáo viên chỉ yêu cầu học sinh ghi trong vở học (vở số1): ê, v rồi gạch ngang. Không sử dụng bút xóa, hạn chế dùng gôm ở giai đoạn bút chì. Viết phải cẩn thận không gạch bỏ lung tung, không được bỏ, xé giấy, không được viết, vẽ ở bìa, ở bao bọc vở,... Cách sắp xếp sách vở và một một số biện pháp khác 11
- Trước giờ về, tôi luôn dành cho các em 3 đến 5 phút ổn định sách vở, đồ dùng học tập trên bàn để các em lần lượt bỏ đồ dùng vào cặp tránh sách vở nhàu, rách, quăn góc. Cuối mỗi buổi học tôi luôn kiểm tra nhắc nhở và chấn chỉnh kịp thời. Cuối mỗi tuần, vào giờ sinh hoạt đều có đánh giá tổng kết công việc này. Xây dựng phong trào thi đua giữa các bạn, các tổ có khen thưởng là động lực để các em cố gắng rèn luyện hơn. Công việc giữ vở hằng ngày tạo cho các em một nếp tốt và có sự thi đua giữa các tổ với nhau. Chính vì thế, sang tháng thứ hai, tôi giao việc kiểm tra này cho các tổ trưởng dưới sự chỉ huy của lớp trưởng và luôn luôn có sự theo dõi, tổng kết nhắc nhở của giáo viên. 7.1.3.3. Giải pháp 3: Các kỹ thuật rèn chữ viết Để học sinh có chữ viết chuẩn và đẹp, trước tiên các em phải viết đúng các nét cơ bản, có nghĩa là các em phải nắm được điểm đặt bút, điểm kết thúc trong quá trình viết chữ. Rèn nét chữ Cung cấp đầy đủ kiến thức về các nét cơ bản: nét ngang, nét sổ thẳng, nét xiên phải, nét xiên trái, nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu,nét cong hở trái, nét cong hở phải, nét cong kín, nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt. Khi thực hiện viết các nét, giáo viên phải hướng dẫn từng dòng li, từng đường kẻ của ô thật kĩ. Hướng dẫn viết nét phải hướng dẫn từng nét, từng dòng và quan sát, phát hiện để sửa chữa kịp thời những lỗi mà học sinh còn nhầm. 12
- Ví dụ: + Nét khuyết trên cắt ngang ở đường kẻ 3, bụng nét phải tròn đều, không viết xiên, có chiều cao là 2,5 đơn vị (5 ô li – cỡ nhỡ) + Nét khuyết dưới cắt nhau ở đường kẻ 1. Tập cho các em tô các nét cơ bản bằng bút chì. Cho học sinh nắm thật vững, em nào viết chưa đúng, chưa đẹp thì yêu cầu rèn ngay tại lớp hoặc ở nhà đến khi viết được và đẹp mới thôi. Nếu giáo viên làm tốt phần này thì qua phần rèn viết con chữ, chữ ...sẽ dễ dàng hơn. Sau giai đoạn viết các nét cơ bản, giáo viên tiến hành kiểm tra để phân loại học sinh. Phân công một em viết chữ đúng mẫu, đẹp kèm một em chữ chưa đẹp để các em có cơ hội học tập. Trong quá trình dạy, giáo viên bao giờ cũng kiểm tra những em này trước để kịp thời hướng dẫn, giúp đỡ. Rèn chữ Cho học sinh xác định được độ cao từng con chữ mà Quyết định 31/2002/QĐ BGD&ĐT ngày 14/6/2002 của Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định. Mẫu chữ cái viết thường có độ cao và chiều rộng của thân chữ theo quy định: Các con chữ : a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, c, m, n, v, x được viết với chiều cao 1 đơn vị. a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u. ư, m, n, v, x Các con chữ: d, đ, p, q được viết với chiều cao 2 đơn vị. d, đ, p, q Các con chữ : b, h, l, k, g, y được viết với chiều cao 2,5 đơn vị. b, h, l, k, g, y Con chữ t được viết với chiều cao 1,5 đơn vị. t, t, t Con chữ r, s được viết với chiều cao 1,25 đơn vị. 13
- s, r Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1ô vuông có cạnh là 0,5 đơn vị. Chiều cao các chữ số là 2 đơn vị. 0,1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Chiều cao của các chữ cái viết hoa là 2,5 đơn vị. Riêng chữ cái viết hoa y, g được viết với chiều cao 4 đơn vị. A, B, C, D, E, G,H, I, K, L, M, N, O, P, Q, R, S, T, U, Ư, V, X, Y 1.3.3. Hướng dẫn kĩ thuật viết chữ: Xác định điểm đặt bút, dừng bút của con chữ, ... Ví dụ: Hướng dẫn viết con chữ i: đặt bút ở đường kẻ thứ hai và dừng bút cũng ở đường kẻ thứ hai. i i Học sinh nắm kĩ cách đưa bút, lia bút, cách viết liền mạch. Ví dụ: Hướng dẫn học sinh viết chữ ‘nhà’ + Chữ nhà gồm 3 con chữ, dấu huyền nằm trên con chữ a. + Khi viết, chú ý viết liền nét các con chữ và dấu viết sau. nhà Hướng dẫn khoảng cách Xác định khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ là một li, khoảng cách giữa chữ với chữ là một con chữ o. Chính vì vậy mà giáo viên cần hướng dẫn để các em viết, trình bày sao cho phù hợp và cân đối. Ví dụ: Hướng dẫn học sinh viết từ “ nhà lá” 14
- nhà lá Tóm lại, trong quá trình rèn chữ viết cho học sinh ở lớp được tôi tiến hành như sau: Một số ví dụ cụ thể: Ví dụ: Bài 9: O, C Yêu cầu học sinh đọc âm o. Hướng dẫn học sinh viết chữ o: cho học sinh nhận xét cỡ chữ, chiều cao, chiều ngang của thân chữ. Đây là cơ sở để học sinh viết đúng và đẹp một số các con chữ tiếp theo. + Tiếp theo, giáo viên viết mẫu trên bảng thật chậm, đúng theo quy tắc với nét chữ chuẩn, chân phương và đúng mẫu chữ theo qui định, học sinh sẽ tận mắt nhìn thấy tay cô đang viết từng nét chữ. o, bò, c, cỏ Theo kinh nghiệm thì việc hướng dẫn học sinh nhận ra cách nối nét sao cho đẹp là yếu tố quan trọng góp phần rèn nên chữ viết đẹp của học sinh. Bởi thế cho nên, tôi luôn giúp học trò nhận ra điểm chưa đẹp khi nối nét mà trong các kiểu nối sau đây khi dạy cần phải lưu ý các trường hợp sau: Trường hợp1: Nét móc cuối cùng của chữ cái trước nối với nét móc (hoặc nét hất) đầu tiên của chữ cái sau. Ví dụ: a – n ; i – m ; a – i ; t – ư , ... an, im, ai, Lưu ý: Khi nối cần điều tiết về độ giãn giữa hai con chữ sao cho vừa phải, hợp lý để chữ viết đều nét và có tính thẩm mĩ. Trường hợp2: Nét cong cuối cùng của chữ cái nối với nét móc (hoặc nét hất) đầu tiên của chữ cái sau. Ví dụ: o – i ; ơ – n ; c – ư , ... 15
- oi, ơn, cư Lưu ý: Chuyển hướng ngòi bút ở cuối nét cong để nối sang nét móc (hất) để hình dạng hai chữ cái vẫn rõ ràng, điều chỉnh khoảng cách giữa hai con chữ sao cho không quá gần hay quá xa (khoảng cách 1 li) Trường hợp3: Nét móc (hoặc nét khuyết) của con chữ cái trước nối với nét cong của chữ cái sau. Ví dụ: a – c ; h – o ; g – a , y – ê , ... ac, ho, ga, yê Lưu ý: Ở y ê ta cần điều chỉnh phần cuối nét khuyết dưới của chữ y hơi lượn ra sau để khoảng cách giữa chữ y – ê cân đối, không bị sát. Trường hợp 4: Nét cong của chữ cái trước nối với nét cong của chữ cái sau. Ví dụ: o – e ; o – a ; x – o ; e – o, ... eo, xo, Lưu ý: Viết chữ o, đến nét dừng bút của chữ o thì viết một nét thắt bút từ chữ o hơi lượn xuống để gặp điểm bắt đầu của chữ cái e sao cho nét thắt ở chữ cái o không quá to ; rê bút từ nét thắt của chữ o sang ngang rồi lia bút viết tiếp chữ cái a. 7.1.3.4. Giải pháp 4: Rèn chữ viết và giữ vở trong các giờ học, tiết học Giai đoạn viết cỡ nhỡ ( Học kì I ) Ở giai đoạn này, các em học là cỡ chữ nhỡ, nên cho học sinh sử dụng loại bút chì là hợp lí. Cần chuốt hơi nhọn bút khi viết, tẩy mềm, tốt sử dụng khi cần thiết, tẩy không gây ra bẩn. Rèn chữ viết, giữ vở trong giờ Tập viết 16
- Hướng dẫn các em tập quan sát chữ mẫu ngay từ tiết học đầu tiên và biết phân tích con chữ cái gồm mấy nét, cỡ chữ, nét đặt bút cũng như nét dừng bút của nó. Tô khan trên không để bước đầu học sinh nắm được quy trình viết, tránh viết ngược. Rèn viết bảng con: Bảng con là phương tiện thuận lợi giúp các em rèn viết chữ đẹp, đồng thời giúp giáo viên phát hiện, chỉnh sửa kịp thời nhanh chóng những lỗi sai của học sinh mà kịp thời sữa chữa , giúp các em khi viết vào vở sẽ đúng, đẹp và hạn chế tẩy xóa. Ví dụ: Bài 13 Tiếng Việt 1: hướng dẫn học sinh viết tiếng “me”. Học sinh sai nét của chữ “m”, hay viết nét to, nhỏ không đều nhau và nét nối giữa “m” và “e” không cân đối. Do đó giáo viên phải hướng dẫn viết các nét của con chữ “m” phải đều, bằng nhau và khoảng cách cho cân đối (1li). Trên cơ sở này, các em sẽ viết đúng và đẹp ở vở. Rèn chữ viết, giữ vở trong các giờ thực hành Sử dụng vở tập viết in: + Loại vở này đã có điểm đặt bút sẵn cho từng con chữ, học sinh dựa vào đó để viết. + Sau khi học sinh nắm được quy trình viết, giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào vở theo yêu cầu. + Trước khi viết, cho học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút cũng như cách để vở, góp phần nâng cao chất lượng chữ viết, tránh bệnh học đường cho học sinh. Sử dụng vở ô li: (vở 4 li) + Hướng dẫn học sinh viết vở ô li vào các tiết luyện tập. Ví dụ: Dạy bài 45: ân, ăn 17
- Phần luyện tập, giáo viên tổ chức cho học sinh viết các tiếng, từ,câu có chứa vần “ăn, ân” trong bài và ngoài bài với hình thức chính tả. Mục đích rèn chữ viết, cách trình bày và cũng cố, mở rộng kiến thức của bài. Khi hướng dẫn viết các con chữ, chữ, giáo viên có thể nâng cao hơn về kĩ thuật viết như viết nét thanh, nét đậm ở mỗi con chữ. Tạo nét thanh bằng các nét đưa lên tay viết nhẹ, tạo nét đậm bằng các nét kéo xuống và hơi viết mạnh tay một tí so với nét đưa lên, viết được như vậy thì chữ viết của các em mềm mại và đẹp hơn. Chúng ta không thể bỏ qua giai đoạn kiểm tra và chữa bài hàng ngày (hạn chế cho điểm tránh gây áp lực đầu năm cho phụ huynh), vì qua đó giáo viên phát hiện kịp thời những em viết chưa đúng, chưa đẹp còn gôm tẩy nhiều mà kịp thời rèn lại cho học sinh trước khi dạy bài mới. Hàng tháng, giáo viên nên có nhận xét cụ thể về việc rèn chữ, giữ vở của từng em và gửi về cho phụ huynh xem. Từ đó đưa ra biện pháp khắc phục. Giai đoạn viết chữ cỡ nhỏ (Học kì II) Ở giai đoạn này, các em viết hay sai về cỡ chữ. Chính vì vậy, giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh tập viết chữ nhỏ bằng bút chì trước khi viết bút mực (khoảng 1 đến 2 tuần) tùy thuộc vào tình hình của lớp. Đây là giai đoạn giáo viên sử dụng vở rèn chữ để giúp các em viết đúng bảng chữ cái cỡ nhỏ (cỡ chữ nhỏ bằng một nửa cỡ chữ nhỡ). Trong quá trình viết bút mực cỡ chữ nhỏ, học sinh thường gặp khó khăn khi viết: viết chữ không cân đối, sai về độ cao, khoảng cách... Giáo viên cần hướng dẫn các em cách xử lí. Khi có sai dùng thước, bút gạch ngang thân chữ và viết lại chữ đúng bên cạnh (hạn chế sai, sót), vì ảnh hưởng đến chất lượng giữ vở. Rèn chữ cái viết hoa 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2238 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 216 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 65 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn