Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp
lượt xem 4
download
Mục đích của sáng kiến này là tìm ra các biện pháp thực thi - hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh đúng với mục tiêu đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học theo thông tư 22 ra ngày 22 tháng 9 năm 2016 - sửa đổi , bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 30 số 30/2014/TT- BGDĐT của Bộ GD&ĐT ra ngày 28 tháng 8 năm 2014 về 3 nội dung: Kiến thức- kĩ năng, năng lực, phẩm chất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp
- Làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp PHẦN I: MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, muốn phát triển kinh tế xã hội thì trước hết phải xây dựng và thực hiện tốt chiến lược phát triển toàn diện con người. Nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường là dạy và học đó cũng là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm. Chất lượng dạy và học của nhà trường được thể hiện ở mỗi lớp và mỗi giáo viên. Không những thế mà giáo viên chủ nhiệm còn phải rèn luyện cho học sinh về mặt đạo đức cũng như các mặt hoạt động khác. Như vậy vấn đề giáo dục học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện là nhiệm vụ hàng đầu biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực. Giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường mà người thực hiện nhiệm vụ này chính là giáo viên chủ nhiệm lớp. Xác định được những yêu cầu trên, để thấy rõ được vai trò của giáo viên chủ nhiệm ta cần chú trọng đến các biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng về mọi mặt của học sinh. Thực hiện tốt mục tiêu chiến lược giáo dục đào tạo của Đảng và Nhà nước. Ở nước ta hiện nay nói chung và cả trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói riêng, nhiều trường đã chú trọng đến việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp. Nhiều nơi đã xây dựng được kinh nghiệm điển hình. Tuy vậy ở một số trường hoạt động này vẫn còn hạn chế. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp năm tôi đã có nhiều trăn trở. Phải làm gì đây để hoạt động mọi mặt của lớp được đi lên, giáo dục học sinh xứng đáng là “con ngoan trò giỏi” của trường. Chính vì vậy tôi đã quan tâm đến công việc này và tập trung tìm hiểu phân tích nguyên nhân, biện pháp, việc làm để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Cùng với yêu cầu nhiệm vụ của thời đại, người giáo viên hơn bao giờ hết cần thiết thể hiện rõ được vai trò của mình trong nhiệm vụ mới. Từ nhận thức trên, bản thân tôi rất trăn trở và không ngừng nghiên cứu, học hỏi tìm tòi các biện pháp "Làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp” và tôi đã thành công khi chọn sáng kiến này. 2. Điểm mới của sáng kiến Gv: Dương Thị Mỹ Duyên
- Làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp Nghiên cứu tìm ra các biện pháp thực thi hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm "Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh đúng với mục tiêu đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học theo thông tư 22 ra ngày 22 tháng 9 năm 2016 sửa đổi , bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 30 số 30/2014/TT BGDĐT của Bộ GD&ĐT ra ngày 28 tháng 8 năm 2014 về 3 nội dung: Kiến thức kĩ năng, năng lực, phẩm chất.” 3. Phạm vi áp dụng sáng kiến Giáo viên chủ nhiệm lớp, học sinh, phụ huynh học sinh lớp 5 Gv: Dương Thị Mỹ Duyên
- Làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Thực trạng của lớp khi chưa thực hiện sáng kiến Thực tế việc giảng dạy và giáo dục ở trường Tiểu học đã chứng minh làm tốt công tác chủ nhiệm là một nhiệm vụ hết sức quan trọng mà người giáo viên phải thực hiện trong suốt năm học song song với công tác giảng dạy. Nó có vai trò quyết định đến thành tích học tập, tu dưỡng rèn luyện năng lực, phẩm chất của học sinh, tạo tiền đề vững chắc cho những năm học tiếp theo và chất lượng của một “nhân lực, nhân tài” sau này. Giáo viên nào có năng lực, phương pháp chủ nhiệm tốt thì học sinh lớp đó ý thức nề nếp tốt, có thành tích cao trong học tập, những lớp đó luôn là những lớp đi đầu và nổi bật trong mọi phong trào thi đua của nhà trường, của Đội. Học sinh nào có ý thức, năng lực (tự tin, năng động tự giác, tự quản tốt, sáng tạo, tự giải quyết vấn đề...), phẩm chất (chăm học, tự tin,tự trọng, kỉ luật,...) thì em đó sẽ học tốt và thành đạt trong cuộc sống sau này, là hạt giống đỏ gieo mầm xanh trên khắp mọi miền Tổ quốc. Trong năm học 2019 2020 tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm và trực tiếp giảng dạy lớp 5B. Lớp 5B tổng số 15 học sinh cư trú ở hai thôn khác nhau trong đó 1 HS có bố mẹ ly hôn ở với ông bà già yếu, 1 em mắc phải căn bệnh hiểm nghèo máu khó đông, 15 em đều là con gia đình nông dân... vì thế Gv: Dương Thị Mỹ Duyên
- Làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp năng lực nhận thức, sức khoẻ của học sinh cũng không đồng đều, chất lượng giáo dục văn hoá cuối năm học 2018 2019 chưa cao Tôi đã quyết định tìm nguyên nhân và thực nghiệm biện pháp về “ làm tốt công tác chủ nhiệm lớp” để xây dựng nề nếp kỉ cương, ý thức rèn luyện cho học sinh trong mọi hoạt động, nâng cao chất lượng học tập và giáo dục toàn cho học sinh trong năm học 2018 2019 và trong năm học tiếp theo. * Một số nguyên nhân + Đối với GV: Giáo viên mới chú trọng công tác giảng dạy, chưa chú ý đến công tác chủ nhiệm lớp. Chưa phân loại đối tượng học sinh ngay từ đầu năm học. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp chưa đủ mạnh, có khả năng thay cô giáo quản lớp và hỗ trợ giáo viên trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp và những tiết học khác. Giáo viên xây dựng kế hoạch chủ nhiệm chưa sát với tình hình thực tế, chưa sát với từng nhóm đối tượng học sinh và hoạt động của lớp của nhà trường. Đặc biệt là những tháng có các hoạt động lớn như : Tháng 9, 11, 12, 3, 4, 5vv.... Chưa làm tốt công tác thi đua khen thưởng, khích lệ học sinh kịp thời. Giáo viên chưa thực sự quan tâm sâu sát, cởi mở, gần gũi với học sinh (đặc biệt là học sinh cá biệt) và hoạt động của lớp. Chưa làm tốt việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường với các tổ chức đoàn đội trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Gv: Dương Thị Mỹ Duyên
- Làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp + Đối với PH& HS: Một bộ phận nhỏ phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến học sinh còn phó mặc cho nhà trường, chưa phối hợp cùng giáo dục, hay gây phiền nhiễu cho giáo viên trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh... Học sinh chưa có ý thức tự giác, tự quản, tự giải quyết vấn đề trong các hoạt động, đặc biệt là hoạt động tập thể. Một số học sinh chưa ngoan, chưa có ý thức học tập và hoạt động tập thể từ lớp dưới..… Những thói hư tật xấu: Game, Chat....các tai tệ nạn của xã hội tác động vào tư tưởng, hành vi đạo đức của học sinh. 2. Nội dung của sáng kiến (Các biện pháp, giải pháp) Để “làm tốt công tác chủ nhiệm lớp” đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt vận dụng tốt các biện pháp sau: 2.1. Nghiên cứu tài liệu Đọc tài liệu để hiểu về tâm lý học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 5 nói riêng... Tìm hiểu về các phương pháp giáo dục học sinh, xây dựng nề nếp... Mỗi giáo viên cần phải đọc, nghiên cứu các tài liệu: sách báo, mạng... để năm vững tâm lý của học sinh Tiểu học nói chung, học sinh lớp 5 nói riêng xem các em thích gì và không thích gì. VD: Cuốn “Tâm lý giáo dục trẻ”, “Phù sa đỏ”… và những tài liệu liên quan đến việc “làm tốt công tác chủ nhiệm lớp”.VD: “Thực hành kĩ năng sống” từ lớp 1 đến lớp 5 để học tập, vận dụng thử nghiệm các biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp vào đối tượng mình phụ trách để so sánh, tổng hợp rút kinh nghiệm và tìm biện pháp tối ưu. Gv: Dương Thị Mỹ Duyên
- Làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 2.2. Nắm chắc tình hình học sinh của lớp a.Tìm hiểu học sinh: Tôi ra trường chưa lâu nhưng từng làm công tác chủ nhiệm nên cũng đúc kết chút kinh nghiệm. Tuy nhiên, để nắm được tình hình cụ thể của từng học sinh ngay từ những ngày đầu nhận lớp, tôi xem xét hồ sơ, lý lịch của từng học sinh đặc biệt chú ý đến nhận xét của giáo viên chủ nhiệm ở những lớp trước để nắm bắt tình hình của lớp và của từng học sinh. Nắm hồ sơ lý lịch là bước đầu, bên cạnh đó từng ngày, từng giờ tôi làm quen với các em đi sâu đi sát thực tế để tìm hiểu điểm tốt. Mặt hạn chế của học sinh, tranh thủ trò chuyện gần gũi với các em để nắm được tâm tư, nguyện vọng của từng em. Thông qua em A, em B để biết được em C về mọi mặt cũng như hoàn cảnh gia đình em. Quan tâm sát sao, uốn nắn kịp thời với những em cá biệt hơn, làm cho các em vừa ngoan ngoãn lại vừa quý cô. Trên cơ sở ấy tôi phân công trách nhiệm hoặc tìm cách khắc phục những tồn tại mà học sinh đang mắc phải làm ảnh hởng đến việc học tập và rèn luyện của các em. Chính nhờ sự gần gũi, nắm bắt tình hình kịp thời của học sinh và bằng cách xử lý kịp thời nhanh chóng, hợp lý sự chuyển biến tốt của học sinh thể hiện rất rõ, tạo sự phấn khởi trong học sinh giúp các em có hướng phấn đấu đi lên. b. Sắp xếp sử dụng đội ngũ học sinh: Ngay từ đầu tôi thấy nhiều em còn lười học. Do vậy phân công đội ngũ tự quản từ lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng tổ phó rồi đến bàn trưởng, bàn phó như thế nào cho phù hợp với năng lực của học sinh và đáp ứng yêu cầu chung của lớp. Đảm bảo của các em cùng tiến bộ là cả một việc làm khó, vì đội ngũ tự quản của lớp có vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động của lớp. Sự bố trí sắp xếp được tiến hành ngay từ đầu năm học. Trước tiên tôi cho các em bàn bạc, bình bầu ra đội ngũ tự quản lý lớp, dựa vào lý lịch học sinh tạm thời công nhận đội ngũ ấy, với Gv: Dương Thị Mỹ Duyên
- Làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp điều kiện kèm theo. Bạn nào cố gắng vượt lên khá hơn sẽ lên thay những bạn kém hơn để tạo ra được khí thế thi đua cho các em, sau một thời gian theo dõi, qua thực tế tôi sắp xếp lại sao cho tổ nào, bạn nào cũng có học sinh tiêu biểu và học sinh chậm tiến. Tôi xếp lại chỗ ngồi, em tiêu biểu ngồi cạnh em chậm tiến, em ngoan ngồi cạnh em chưa ngoan. Em chữ đẹp, cẩn thận ngồi cạnh em chữ xấu để tạo điều kiện kèm cặp giúp đỡ nhau và xếp luôn đó làm "Đôi bạn cùng tiến" điều quan trọng là sự phân công ấy kết hợp được năng lực và nguyện vọng của các em đôi bạn phải tâm đầu ý hợp biết yêu thương, giúp đỡ nhau, tạo điều kiện phát huy vai trò tự quản của học sinh và các em thấy được sự quan tâm của cô giáo với các em. 2.3. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm Việc lập kế hoạch xây dựng đội ngũ đi đôi với nhau, giúp giáo viên chú nhiệm có tầm nhìn xa, bao quát hơn trong công tác chủ nhiệm vì thế dựa trên sự tìm hiểu và nắm bắt đội ngũ học sinh, dựa vào kế hoạch nhà trường tôi lập kế hoạch ti mỉ sát thực. Phần chung có tình hình của lớp, kế hoạch và biện pháp thực hiện có cả năm học rõ ràng về số lượng và chất lượng. Phần cụ thể có kế hoạch và biện pháp thực hiện cho từng tháng. Có đánh giá sơ kết cho từng tháng. Phần cuối là theo dõi cho học sinh, phần này cần phải được theo dõi thường xuyên và chặt chẽ có ghi chép, đánh giá mọi sự tiến bộ cũng như những tồn tại chưa khắc phục được của từng em. Để có hướng giải quyết kịp thời. Việc theo dõi đánh giá này thể hiện qua từng ngày, từng tuần. 2.4. Xây dựng kỷ cương nề nếp học sinh Dựa vào tình hình của lớp, kế hoạch và biện pháp thực hiện cho cả năm học tôi xây dựng kỷ cương nề nếp cho học sinh. Giao trách nhiệm cụ thể rõ ràng tới từng học sinh, từng bàn trưởng, bàn phó đến lớp trưởng, lớp phó. Gv: Dương Thị Mỹ Duyên
- Làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp Tăng cường công tác tự quản của học sinh, giúp các em có ý thức tự học, tự rèn. Có quy định về lề lối học tập, rèn luyện quy định giờ giấc, có sự theo dõi chặt chẽ của từng bàn, tránh sự buông lỏng về kỷ cương nề nếp. 2.5. Bồi dưỡng rèn luyện học sinh nâng cao chất lượng dạy và học Cùng với việc học sinh có được kỷ cương nề nếp tới tập trung bồi dưỡng, rèn luyện học sinh nâng cao chất lượng dạy và học, các nội dung cần tập trung bồi dưỡng là: a. Bồi dưỡng về đạo đức tác phong Thầy luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Giáo dục đạo đức cho học sinh trong mọi lúc, mọi nơi. Luôn theo dõi, nhắc nhở các em để học sinh có các hành vi đạo đức đúng. Với những em chưa ngoan, ta quan tâm hơn tranh thủ trò chuyện với các em trong giờ ra chơi, lúc lao động để nắm được mặt mạnh, mặt yếu tìm cách khắc phục. Nếu học sinh mắc khuyết điểm tôi tìm cách gặp riêng như ở lại cuối buổi học để hỏi han, tìm nguyên nhân và giải quyết. Tránh mạt sát các em nhất là trước lớp. Coi trọng giờ đạo đức, nhất là khâu thực hành, củng cố có liên hệ lớp và bản thân học sinh. Lấy việc nêu gương là chính để học sinh noi theo. Sinh hoạt lớp đều đặn. Chú ý giờ ra chơi để tạo không khí vui tươi, sôi nổi, đoàn kết, thân ái, tránh sự phân biệt. Thi đua nói lời hay, làm việc tốt thực hiện tốt nề nếp, kỷ cương của lớp. Tham gia đầy đủ, tích cực các ngày chủ điểm, giáo dục học sinh ý thức tự giác tham gia lao động. Kết hợp giáo dục đạo đức giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Gv: Dương Thị Mỹ Duyên
- Làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp b. Bồi dưỡng về học tập và văn hoá Giáo viên phải nắm vững về phương pháp mới, áp dụng vào từng giờ dạy hàng ngày "Nhẹ nhàng, tự nhiên, chất lượng hiệu quả". Thường xuyên trao đổi về các kiến thức và văn hoá. Học sinh: Thành lập nhóm học tập trong đó có sự giúp đỡ của em tiêu biểu với em chậm tiến bằng cách: Xếp chỗ ngồi, lập đôi bạn cùng tiến. 2.6. Xây dựng lớp Trở thành một tập thể đoàn kết, thân ái, biết giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện. Không những mỗi học sinh được bồi dưỡng về đạo đức cũng như về văn hoá mà phải biết xây dựng tập thể lớp đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, tạo sự dân chủ trong học sinh. Tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa giáo viên và học sinh, gây ấn tượng với các em, luôn chú ý đến ý kiến của các em, lắng nghe tâm tư nguyện vọng để giải quyết những thắc mắc, mâu thuẫn tạo sự hoà hợp cho các em. Chú ý vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết trong một lớp giúp học sinh sống chan hoà tạo mối quan hệ giữa học sinh và học sinh như thăm hỏi bạn ốm đau tạo được ấn đẹp đẽ về nhau và cho cả lớp học tập. Như vậy vai trò của người giáo viên chủ nhiệm là phải chỉ đạo làm sao cho xây dựng lớp thành một khối đại đoàn kết, thân ái, giúp đỡ nhau về mọi mặt, đó là một thành công trong công tác chủ nhiệm lớp. 2.7. Chăm lo học sinh về mọi mặt, động viên khen chê kịp thời Tính hiếu thắng của trẻ cũng như bất cứ đứa trẻ nào cũng có tính hiếu thắng. Tôi gắn sự hiếu thắng đó theo hướng tích cực, xây dựng tính hiếu thắng đó trở thành hướng phấn đấu vươn lên trong học tập của mỗi học sinh. Trong lớp tôi chọn một số cặp học sinh ngang sức nhau khuyến khích các cháu thi đua với nhau trong khoảng thời gian ngắn, với thời gian đó em nào vượt lên Gv: Dương Thị Mỹ Duyên
- Làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp thì sẽ được khen và tìm một bạn có sức học tiêu biểu hơn để ghép đôi. Làm như vậy các em luôn phải cố gắng vì sợ thua bạn Ví dụ: Đầu năm tôi xếp em A cạnh em B là hai học sinh có học lực ngang nhau, tôi ghép các em thành đôi bạn cùng tiến và thi xem ai có nhiều cố gắng hơn trong học tập. Sau hai tháng lực học của em A vượt lên so với B, đến lúc đó tôi lại ghép em A với em C có lực học trội hơn. Lúc ấy C lại là cái đích để em A cố gắng vì muốn chiến thắng bạn. Hay D và E là đôi bạn viết chữ xấu, tôi gia hạn một tháng em nào có ý thức rèn chữ viết đẹp hơn bạn thì bạn đó sẽ được tặng danh hiệu“ người chiến thắng ”. Suốt thời gian ấy giữa hai em có sự chạy đua ngầm vì em nào cũng muốn mình là người chiến thắng. Tôi thường xuyên vận động những cuộc chạy đua nho nhỏ như vậy và quả nhiên lớp tôi có phong thi đua học tập sôi nổi hơn. Những cuộc thi đua như vậy tôi cho là rất lành mạnh, nó giúp các em luôn có cái mốc mới cao hơn cần vươn tới. Những em sẵn có tính hiếu thắng thường thu được kết quả rõ rệt sau mỗi cuộc đua. Học sinh cần được khích lệ động viên tôi thường nhìn nhận và quan sát học sinh và sự vận động, nhìn thấy những tiến bộ của học sinh dù là rất nhỏ tôi cũng kịp thời động viên khen ngợi trước lớp để em phấn khởi và tiếp tục phấn đấu. Khen thưởng động viên. Thứ sáu cuối tuần có tiết sinh hoạt lớp, học trò lớp tôi rất thích và háo hức chờ đón. Các em được tự do bình bầu nhau. Những em được cô khen vì tiến bộ từng mặt: học tập, kỷ luật hay chỉ là có chữ viết tiến bộ hơn tuần trước đều được phát phần thưởng. Tặng phiếu khen thưởng cho học sinh nửa tháng/ 1 lần về các mặt học tập, đạo đức, phong trào, thực hiện nội quy, rèn chữ giữ vở…để tạo hứng thú, tinh thần tích cực thi đua đối với học sinh. Tuy nhiên sử dụng phiếu khen thưởng không phải là suốt cả năm học, chỉ sử dụng một số loại phiếu và cách khen thưởng, mục tiêu cần đạt như Gv: Dương Thị Mỹ Duyên
- Làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhau. Mà giáo viên cần có sự thay đổi thường xuyên về nội dung phiếu, về tiêu chí cần đạt được, về cách khen thưởng đối với từng loại phiếu. Có như thế mới kích thích được sự hứng thú, tiến bộ ở học sinh. Ví dụ: Đối với phiếu khen tặng “ Xếp hàng tốt” giáo viên thực hiện như sau: 2 tuần đầu/ tháng 9: học sinh cần thực hiện tốt mục tiêu: xếp hàng nhanh chóng, ngay ngắn. 2 tuần sau/ tháng 9: học sinh phải thực hiện tốt các nội dung: + Xếp hàng nhanh chóng, ngay ngắn. + Nghiêm túc trật tự khi chào cờ, không nói chuyện trong giờ sinh hoạt dưới cờ. + Tháng 09 học sinh phải thực hiện tốt các nội dung trên cùng với việc thực hiện tốt trật tự An Toàn Giao Thông giờ ra về. Nếu sau đó giáo viên thấy học sinh đều đã thực hiện tốt vấn đề này rồi thì có thể không sử dụng loại phiếu này nữa mà thay bằng loại phiếu có nội dung khác mà học sinh lớp mình còn hạn chế. Ví dụ: Để đạt phiếu khen thưởng về học tập, học sinh phải thực hiện tốt các mục tiêu sau: 2 tuần đầu/ tháng 9: làm bài và học bài đầy đủ. 2 tuần sau/ tháng 9: làm bài và học bài đầy đủ đúng thời gian quy định. Tháng 10: làm bài và học bài đầy đủ đúng thời gian quy định, bài làm cẩn thận sạch sẽ, ít sai sót. Gv: Dương Thị Mỹ Duyên
- Làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp Thời gian đầu của Học kỳ I, giáo viên theo dõi, dán phiếu khen thưởng cho học sinh 2 tuần/ 1 lần, sau đó giáo viên phát cho học sinh dán. Để nhận được phần thưởng học sinh cần đạt trên 14 phiếu cho tổng hai đợt khen thưởng trong tháng đó. Sang Học kỳ II, giáo viên cho học sinh tự đánh giá các hoạt động của bản thân sau đó các thành viên trong Tổ sẽ cho ý kiến. Giáo viên kết hợp với việc đánh giá của cô để phát phiếu khen thưởng cho học sinh. Để nhận được phần thưởng, giáo viên sẽ cho các tổ thảo luận, chọn ra các học sinh thực hiện tốt các mặt hoạt động, các học sinh có tiến bộ để khen thưởng. Cứ mỗi tháng, giáo viên sẽ tổng kết phát thưởng 1 lần. Phần thưởng là những câu chuyện về đạo đức, những tấm lòng hiếu thảo, những tấm gương vượt khó học giỏi, những quyển vở … Vào những ngày lễ tết hoặc sinh nhật của từng em, học sinh cũng nhận được những món quà nhỏ nhưng nó đã thực sự mang đến cho các em niềm vui khi đến trường: Ví dụ: Tết Nguyên đán tôi mừng tuổi cho các em một quyển vở kèm theo những lời chúc: Em gặp may mắn. Một ví dụ khác: Ngày 8 tháng 3 để các em gái có ý thức về giới tính của mình, tôi hướng dẫn các em trai làm một món quà tặng cho các bạn gái cùng bàn ngoài ra tôi còn cho cả lớp vẽ, cắt một bông hoa niềm vui về tặng bà, tặng mẹ. Những món quà tuy nhỏ nhưng đã thu được những giá trị tinh thần lớn bởi tôi đọc thấy trên gương mặt của các em sáng lên niềm hân hoan với những nụ cười hồn nhiên của con trẻ. Mang niềm vui đến cho con trẻ từ những việc làm bình thường như vậy nhưng cũng khiến cho học sinh cảm thấy tình thương yêu và sự quan tâm săn sóc của cô với các em. Từ sự cảm nhận này khiến cả phụ huynh lẫn học sinh Gv: Dương Thị Mỹ Duyên
- Làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp đều cảm thấy tin tưởng, các em thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Khi phụ huynh gửi gắm các em cho nhà trường, cho cô mà hoàn toàn yên tâm vững dạ. Bên cạnh đó tôi còn quan tâm đến từng học sinh nhất là những em có hoàn cảnh đặc biệt và những em chậm tiến… 2.8. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà Một học sinh muốn có kết quả học tập tốt ngoài việc tiếp thu những kiến thức trên lớp thôi chưa đủ mà việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới cũng vô cùng quan trọng. Trong khi đó, việc học của các em gia đình phó thác cho giáo viên. Và điều này làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em. Muốn học sinh học ở nhà có kết quả thì các em phải có góc học tập và các em phải có phương pháp tự học ở nhà. Về phương pháp học tập, tôi có thể hướng dẫn cho từng em, nhưng còn góc học tập thì con em phải làm cho mình. Để biết học sinh có góc học tập hay không, tôi tiến hành đến từng nhà để điều tra. Qua điều tra, lớp tôi chỉ có khoảng 10 học sinh có góc học tập, một vài em có góc học tập nhưng chưa đúng quy cách, tôi tiến hành hướng dẫn cho phụ huynh để đặt lại cho đúng. Đối với những em chưa có góc học tập tôi động viên, giải thích để gia đình tạo điều kiện cho các em học tập tốt nhất. Sau một khoảng thời gian nhất định, tôi lên kế hoạch kiểm tra cụ thể để nắm chính xác tình hình. Chỉ trong một buổi tối, tôi đã đi đến hết những gia đình các em chưa có góc học tập hoặc góc học tập chưa đúng yêu cầu. Lúc đầu có phụ huynh còn e ngại, thậm chí còn bảo tôi bày vẽ. Nhưng thấy tôi quan tâm nhiệt tình nên cũng hưởng ứng. Hoàn cảnh gia đình một số em còn khó khăn nhưng cũng đã cố gắng tạo cho em góc học tập ở nhà. Tuy chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu song các em đã có chỗ để học, không phải nằm sấp trên sàn, trên giường để học bài nữa. Khi các em đã có góc học tập tôi yêu cầu mỗi em phải lập thời gian biểu buổi chiều và buổi tối thật cụ thể. phù hợp Gv: Dương Thị Mỹ Duyên
- Làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp với tình hình của gia đình và phải được cha mẹ kí xác nhận. Thông qua thời gian biểu, tôi biết được chính xác thời gian học bài ở nhà của từng em. Căn cứ vào thời gian học bài của từng em, tôi đi kiểm tra, hướng dẫn các em tự học ở nhà. Việc kiểm tra các em học bài ở nhà được tôi thực hiện đều đặn và duy trì thường xuyên. Lúc đầu, tôi trực tiếp kiểm tra và hướng dẫn tỉ mỉ phương pháp học tập cho những em cần hỗ trợ. Khi việc học ở nhà của các em đi vào nề nếp ổn định, tôi phân chia thành các nhóm theo địa bàn và phân công các nhóm trưởng đi kiểm tra. Thỉnh thoảng tôi kiểm tra đột xuất để nắm tình hình. Thấy tôi quan tâm nhiệt tình nên phụ huynh cũng đồng tình nhắc nhở con em mình. 2.9. Xây dựng tốt mối quan hệ: Gia đình Nhà trường Xã hộị Đây là mối quan hệ cần có của mỗi giáo viên chủ nhiệm. Đầu năm học tổ chức họp hội phụ huynh học sinh và cùng đề ra kế hoạch biện pháp thực hiện kế hoạch. Họp phụ huynh vào cuối kỳ để có đánh giá và bàn biện pháp thực hiện tốt, phối hợp với phụ huynh để rèn nề nếp học sinh: Hằng ngày kiểm tra sách vở của con em mình. Nhắc nhở con em học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho con em theo thời khóa biểu hằng ngày. Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập vui chơi. Sinh hoạt điều độ, đúng thời gian biểu, giờ nào việc nấy tránh tình trạng vừa học vừa chơi. Gv: Dương Thị Mỹ Duyên
- Làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp Phát huy tác dụng của sổ liên lạc lớp, thông qua sổ liên lạc thông báo với phụ huynh mọi hoạt động của học sinh từng thời kỳ. Chia sẻ với phụ huynh học sinh rất thích được điểm tốt và phụ huynh luôn mong: Sau mỗi buổi đón con ở trường về lại được con mình khoe con được cô giáo khen, những chuyện vui ở lớp. Chỉ cần có thế thôi cũng đủ để bố mẹ thêm vui và vơi đi bao sự nhọc nhằn của cả một ngày lao động vất vả. Cũng chỉ cần có thế mà bữa cơm gia đình học sinh hôm ấy cảm thấy ngon miệng hơn và hạnh phúc hơn. Nhưng thực tế không phải bao giờ các em cũng học bài và làm bài chuyên cần để cô giáo sẵn lòng khen. Nhiều khi kiểm tra bài, học sinh vì một lý do nào đấy không đủ bài tôi vẫn nghiêm khắc đánh giá chưa đạt kèm theo lời khiển trách nhưng vẫn ôn tồn mở lối cho học sinh. Nhắc cho học sinh nợ bài đến lần kiểm tra sau đồng thời thông báo cho học sinh biết điều đó. Cách làm này đã làm mất đi sự thất vọng trong lòng các em và mở ra cho các em hy vọng để cố gắng ở lần sau. Những em này luôn có tư tưởng gỡ lại điểm nên đã: “lập công chuộc tội” rất hào hứng xung phong được kiểm tra vào tiết học tiếp. Phụ huynh học sinh biết được điều đó đều cố gắng động viên con học và họ không băn khoăn, lo lắng về kết quả học tập của con mình có thể rơi vào mức độ“ báo động”. Huy động lực lượng cộng đồng, chăm lo đến sự nghiệp giáo dục như thôn xóm, đoàn thanh niên, phụ nữ, động viên kèm con em mình. Phối hợp với tổng phụ trách đội, BGH, các giáo viên khác cùng giáo dục các em. 3. Kết quả đạt được Sau khi áp dụng những biện pháp trên vào công tác chủ nhiệm lớp do tôi phụ trách, kết quả cụ thể cuối học kì I như sau: KT NL PC Gv: Dương Thị Mỹ Duyên
- Làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp T HT CHT T Đ CCG T Đ CCG T TL T TL T T T TL T TL T T TS T T TL T TL S % S % S L S % S % S L L S % S % % % % 5 33,3 10 66,7 0 0 11 73,3 4 26,7 0 0 12 80 3 20 0 0 Trong học kì I của năm học 2019 2020 vừa qua lớp 5B do tôi chủ nhiệm luôn được đánh giá là một lớp có nề nếp tốt trong 10 lớp, là lớp dẫn đầu của khối về nề nếp học tập và thể dục vệ sinh. Về học tập: Hoàn thành 100% ở các môn là: Toán, Tiếng Việt và các môn đánh giá bằng nhận xét. Học sinh đi học chuyên cần đảm bảo sĩ số là: 99,9% không có học sinh nghỉ học mà không có lí do chính đáng. Học sinh tham gia 100% các phong trào do Liên đội, Đoàn đề ra như: Kế hoạch nhỏ, quyên góp giúp đỡ những em có hoàn cảnh khó khăn. Sắp xếp, xây dựng tủ sách mi ni do các em trong lớp cùng cô giáo, ủng hộ sách truyện ..... Học sinh gần gũi với giáo viên thích đi học cởi mở và yêu trường, yêu lớp. PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa của sáng kiến Giáo dục học sinh phát triển toàn diện là một việc làm khó khăn và phức tạp, đòi hỏi người giáo viên luôn có sự nhiệt tình, năng động, sáng tạo. Tất cả sự cố gắng và nỗ lực của chúng ta sẽ là chìa khoá cho các em bước Gv: Dương Thị Mỹ Duyên
- Làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp sang một cuộc đời mới với sự nhìn nhận tích cực về thực tế và có ý thức rèn luyện, có nhân cách sống, có lý tưởng để đạt tiêu chuẩn của con người mới xã hội chủ nghĩa. Công tác chủ nhiệm là một nhiệm vụ quan trọng nhất của mỗi giáo viên nó đóng góp chính trong thành công, kết quả dạy học "Dạy chữ Dạy người". Mỗi giáo viên chủ nhiệm tốt tạo tiêu đề cho mọi hoạt động đi vào nề nếp, hiệu quả, tạo sự gắn bó, thân thiết giữa thầy trò, trò trò, các em có niềm tự tin trong học tập. Nghiên cứu tìm ra các biện pháp “ Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp” để xây dựng một tập thể lớp có nền nếp: “ Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh đúng với mục tiêu đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư 22( sửa đổi , bổ sung một số điều của Thông tư 30) của BỘ GDĐT ra ngày 28/8/2014 về 3 nội dung: Kiến thức – kĩ năng, năng lực, phẩm chất”. Góp một phần nhỏ làm lên trang thành tích của trường ngày thêm đậm nét, đáp ứng được mục tiêu giáo dục của huyện nhà, nhằm thực hiện tốt Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục…” 2. Kết luận sư phạm Từ thực tế công tác chủ nhiệm lớp, tôi nhận thấy để làm tốt công tác chủ nhiệm giáo viên cần phải: Tìm hiểu để biết được toàn diện và sâu sắc về từng học sinh. Hiểu rõ hoàn cảnh gia đình, tính cách, đặc điểm tâm lí, tính cách, sở thích, thói quen… của từng học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp. Chú trọng, bồi dưỡng Ban cán sự lớp, huấn luyện để các em trở thành những “nhà lãnh đạo nhỏ” tài ba, Gv: Dương Thị Mỹ Duyên
- Làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp Luôn giữ được bình tĩnh trước lỗi lầm của học sinh, tìm hiểu cặn kẽ, thấu đáo nguyên nhân của mỗi tình huống xảy ra, để có cách sử lí đúng đắn, hợp tình, hợp lí. Tránh trách nhầm, trách oan học sinh làm các em hoang mang, thiếu niềm tin vào người thầy. Luôn biết khích lệ, biểu dương kịp thời, hãy khen ngợi những ưu điểm, sở trường của các em, để các em thấy giá trị của mình được nâng cao, có niềm tin và hứng thú học tập hơn. Luôn thể hiện cho học sinh thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối với học sinh. Luôn nhớ rằng lòng nhân ái bao dung, đức vị tha của người thầy luôn có một sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh. Duy trì và sáng tạo trong công tác xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, kiên trì vận động phụ huynh tích cực tham gia vào công tác giáo dục học sinh. Trong xã hội hiện nay còn nhiều yếu tố, điều kiện khác nhau tác động đến công tác giáo dục, song dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, điều kiện nào cũng cần có thái độ đúng đắn, lòng nhiệt tình, trách nhiệm của những người thầy trong sự nghiệp trồng người để xây dựng nên xã hội văn minh, phát triển bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước. Muốn xây dựng xã hội văn minh, giàu mạnh, nhất thiết phải coi trọng công tác giáo dục để đào tạo ra những con người có đủ tài, đủ đức, góp phần xây dựng quê hương, đất nước phồn vinh, giàu mạnh. Cấp Tiểu học là cấp nền móng cho giáo dục phổ thông và lớp 4 5 là lớp học có tính quyết định cho cả cấp học, học sinh lớp 45 có nề nếp tốt, có tác phong học tập và có chất lượng tốt chắc chắn sẽ là nền tảng vững chắc Gv: Dương Thị Mỹ Duyên
- Làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp cho các lớp học sau ở cả cấp học. Năm học này tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5 nên tôi thấy điều này là hoàn toàn đúng. 3. Kiến nghị đề xuất Mỗi giáo viên chủ nhiệm cần nêu cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác chủ nhiệm. Chính quyền, đoàn thể xã hội, gia đình phụ huynh học sinh cần phối hợp chặt chẽ, quản lí học sinh nhất là giải quyết những tụ điểm có thể ảnh hưởng đến môi trường, tệ nạn xã hội. Có chế độ chính sách khen thưởng giáo viên chủ nhiệm tốt Quan tâm đến cả vật chất và tinh thần của giáo viên để giáo viên yên tâm hơn trong công tác, Trên đây là một số biện pháp tôi đã thực hiện trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp. Trong quá trình thực hiện tôi đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ song không tránh được những thiếu sót. Vậy tôi rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và đóng góp chân thành của các cấp lãnh đạo, các đồng chí trong Hội đồng khoa học nhà trường và bạn bè đồng nghiệp để tôi công tác ngày một tốt hơn, góp một phần công sức nhỏ bé của mình nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của Trường. Tôi xin chân thành cảm ơn! Gv: Dương Thị Mỹ Duyên
- Làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU……..........................................................................Trang 1 1. Lí do chon sáng kiến ............................................................................Trang 1 2. Điểm mới của sáng kiến........................................................................Trang 2 Gv: Dương Thị Mỹ Duyên
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2237 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 216 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 65 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn