intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số bài toán về mối quan hệ giữa số bị chia, số chia, thương và số dư trong phép chia có dư ở lớp 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:20

25
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là với mong muốn phần nào khắc phục được những khó khăn của học sinh trong khi giải các bài tập dạng này, nhằm đạt kết quả cao hơn trong giảng dạy đặc biệt là trong các sân chơi trí tuệ hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số bài toán về mối quan hệ giữa số bị chia, số chia, thương và số dư trong phép chia có dư ở lớp 3

  1.  BÁO CÁO KẾT QUẢ  NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu   Mối quan hệ  giữa các thành phần trong phép tính  ở  Tiểu học là một trong   những dạng Toán cơ bản và quan trọng giúp học sinh hiểu rõ bản chất của Toán học từ đó   giúp học sinh có tư duy sâu trong lĩnh vực toán học, nhất là các bài toán liên quan đến   số học. Trong bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia mà học sinh được học thì phép tính   chia làm các em lúng túng hơn cả. Đặc biệt là phép chia có dư  mà các em bắt đầu  được học ở lớp 3.           Để giúp học sinh chia một cách dễ dàng và làm các bài toán liên quan đến phép   chia mà cụ thể  là phép chia có dư   ở  lớp 3 – lớp đầu tiên hình thành khái niệm phép  chia có dư . Đồng thời tạo nền móng vững chắc cho các em học sinh tiếp cận và hiểu  rõ loại toán số học cũng như có tư duy tốt hơn trong các bài toán có lời văn, giáo viên  cần giúp các em hiểu rõ vấn đề  từ  dễ  đến khó, từ  đơn giản đến phức tạp. Có như  thế  mới tạo thành hệ thống trong tư  duy của học sinh từ đó giúp học sinh khắc sâu  kiến thức có thể nhớ lâu và vận dụng linh hoạt hơn.          Mặc dù đối với Tiểu học hiện nay, việc thi học sinh giỏi không  triển khai nữa   nhưng như  thế không có nghĩa là việc cung cấp các kiến thức mở  rộng và nâng cao  cho học sinh sẽ ngưng lại hoặc không cần cung cấp. Bởi bản chất của dạy học làm  cho người học hiểu rõ vấn đề và nắm chắc kiến thức và biết vận dụng kiến thức để  giải các bài toán liên quan đến vấn đề  được học.  Mặt khác, để  phát huy khả  năng   toán học của một số  học sinh có năng khiếu về  Toán đồng thời rèn tư  duy cho học  sinh và đặc biệt hiện nay có rất nhiều các sân chơi trí tuệ  như:  Tìm kiếm tài năng  toán học trẻ, Toán Singapo và Châu Á…thì việc dạy các kiến thức nâng cao và mở  rộng vẫn cần được duy trì. Việc làm này rất cần thiết để  nâng cao chất lượng giáo 
  2. dục và cũng tạo đà cho sự  sáng tạo của học sinh đồng thời giúp học sinh dễ  dàng   tiếp cận hơn với kiến thức của những bậc học trên vì lên cấp Hai, cấp Ba vẫn có kì  thi học sinh giỏi các cấp.  Xuất phát từ  những lý do trên tôi đã suy nghĩ, tìm tòi và hệ  thống thành một  sáng kiến: “ Một số bài toán về mối quan hệ giữa số bị chia, số chia, thương và  số  dư  trong phép chia có dư   ở  lớp 3” với mong muốn phần nào khắc phục được  những khó khăn của học sinh trong khi giải các bài tập dạng này, nhằm đạt kết quả  cao hơn trong giảng dạy đặc biệt là trong các sân chơi trí tuệ hiện nay.  2.  Tên sáng kiến: “  Một số  bài toán về  mối quan hệ  giữa số  bị  chia, số  chia,   thương và số dư trong phép chia có dư ở lớp 3” 3. Tác giả sáng kiến:  ­ Họ và tên: Nguyễn Thị Thuỷ ­ Địa chỉ tác giả: Trường TH Ngô Quyền, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. ­ Số điện thoại: 0355369486      E ­ mail: nguyenthuy@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thuỷ 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học cho học sinh lớp 3. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 01/10/2019 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1 Về nội dung của sáng kiến: 7.1.1: Nhắc lại các kiến thức có toán liên quan: 7.1.1.1. Số bị chia trong phép chia có dư. ­ Trong phép chia có dư: Số bị chia = (Thương x Số chia) + Số dư. 7.1.1.2. Số chia trong phép chia có dư ­ Trong phép chia có dư: Số chia =( Số bị chia – số dư) : Thương 7.1.1.3. Số dư
  3. ­ Số dư luôn bé hơn số chia.      ­ Số dư lớn nhất kém số chia 1 đơn vị.( VD: Nếu phép chia có số chia là  7 thì số dư lớn nhất là 6) 7.1.1.4. Một số tính chất cần nhớ của phép chia có dư:  1. Nếu phép chia có số dư lớn nhất thì khi thêm 1 đơn vị vào số bị chia  sẽ chia hết cho số chia đồng thời thương tăng thêm 1 đơn vị. VD: 19 : 4 = 4 ( dư 3). Nếu 19 + 1= 20, 20 :4 = 5( 5 = 4 +1). 2. Nếu phép chia có số dư nhỏ nhất ( là 1) thì khi bớt 1 đơn vị ở số bị  chia sẽ chia hết cho số chia nhưng thương không thay đổi. VD: 19 : 2 = 9 ( dư 1) mà  ( 19 ­ 1) : 2 = 9 3. Trong phép chia, thương tăng bao nhiêu đơn vị thì số bị chia tăng  thêm bấy nhiêu lần số chia. VD: 20 : 5 = 4 . Muốn thương tăng thêm 1 đơn vị ( 4 + 1 = 5) thì số bị  chia tăng thêm 1 lần số chia ( 20 + 5 x 1=25  mà 25 : 5 = 5). 4. Trong phép chia, thương giảm bao nhiêu đơn vị thì số bị chia giảm  đi bấy nhiêu lần số chia. VD: 20 : 5 = 4 . Muốn thương giảm đi 1 đơn vị ( 4 ­ 1 = 3) thì số bị  chia giảm đi 1 lần số chia ( 20 ­  5 x 1=15  mà 15 : 5 = 3). 7.1.2: Phương pháp giải ­  Hiểu, học thuộc và nhớ các khái niệm cơ bản về các thành phần của phép chia có   dư. ­  Sử dụng các bài toán Tìm thành phần chưa biết ( tìm X, tìm Y). ­  Kết hợp các yếu tố bài cho để tìm các thành phần thông qua các bài toán đố. 7.1.3: Bài tập ví dụ  Ví dụ 1:   Tìm X.
  4. a. X : 5 = 123 ( dư 2)                              b. 2341 : X = 2 ( dư 1) Để làm được bài toán trên học sinh cần xác định: X trong mỗi phép tính thuộc   thành phần nào? ­ Phần a: X là số  bị  chia ( Ta áp dụng kiến thức: Số  bị  chia = thương x số  chia + số dư ). ­ Phần b: X là số chia (Ta áp dụng kiến thức: Số chia = ( Số bị chia – số dư) :   thương) ­ Thực hiện như sau: a. X : 5 = 123 ( dư 2)                              b. 2341 : X = 2 ( dư 1)           X = 123 x 5 + 2                                            X = ( 2341 – 1) : 2           X = 615 + 2                                                  X = 2340 : 2           X = 617                                                        X = 1170 Ví dụ 2.           Trong một phép chia có số  dư là số dư lớn nhất có thể có. Tìm số  bị chia của   phép chia đó. Biết thương là 15 và số chia là 7. ­ Phân tích: Bản chất của bài toán vẫn là tìm số bị chia trong phép chia có dư  nhưng số dư bị ẩn đi dưới ý “ số dư lớn nhất có thể có”. Vậy học sinh phải  xác định được số dư là bao nhiêu? ( dựa vào kiến thức : Số dư lớn nhât kém   số chia 1 đơn vị.)                                             Bài giải Vì số dư lớn nhất kém số chia 1 đơn vị nên số dư của phép chia đó là:                                           7 – 1 = 6  Vậy, số bị chia của phép chia đó là:                                    15 x 7 + 6 = 111                                                        Đáp số: 111 Ví dụ 3.
  5.         Mẹ có 40 quả cam, mẹ chia vào 6 đĩa, mỗi  đĩa có số cam như nhau. Hỏi mẹ có  thể xếp được bao nhiêu đĩa cam và còn thừa bao nhiêu quả cam. ­ Phân tích: Bản chất của bài toán là đi tìm thương và số dư của phép chia có dư. Để  tìm thương và số dư ta phải lấy số bị chia chia cho số chia. Bài giải                          Ta có: 40 : 6 = 6 ( dư 4)         Vậy, mẹ có thể xếp được 6 đĩa cam như nhau và còn thừa 4 quả cam.  Ví dụ 4.           Mẹ có 40 quả  cam, mẹ xếp vào các đĩa, mỗi đĩa 6 quả thì còn thừa 4 quả. Hỏi  mẹ xếp được bao nhiêu đĩa cam. ­Phân tích: Bản chất của bài toán là tìm số chia trong phép chia có dư. Để làm được  bài toán học sinh cần vận dụng kiến thức: Số chia = ( Số bị chia – số dư) : thương                                                             Bài giải                      6 đĩa đựng số quả cam là: 40 – 4 = 36 ( quả)                     Có số đĩa cam là: 36 : 6 = 6 ( đĩa)                                                          Đáp số: 6 đĩa Ví dụ 5.          Một số chia cho 8 có số dư là số dư lớn nhất có thể có. Hỏi nếu thêm 1 đơn vị  vào số bị chia thì thương của phép chia thay đổi thế nào? ­ Để giải bài toán này ta áp dụng tính chất “Nếu phép chia có số dư lớn  nhất thì khi thêm 1 đơn vị vào số bị chia sẽ chia hết cho số chia đồng  thời thương tăng thêm 1 đơn vị. Bài giải Vì phép chia có số dư lớn nhất nên nếu thêm 1 đơn vị vào số bị chia thì số  dư sẽ bằng số chia. Vậy số dư lúc này sẽ chia hết cho số chia và được  thương là 1. Như thế thương được tăng lên 1 đơn vị. Ví dụ 6.           Một phép chia có số chia là 9, số dư là 4. Hỏi phải thêm vào số bị chia bao nhiêu  đơn vị để được phép chia hết và thương tăng thêm 3 đơn vị.
  6. ­ Để giải bài toán này ta áp dụng tính chất “Trong phép chia, thương tăng  bao nhiêu đơn vị thì số bị chia tăng thêm bấy nhiêu lần số chia.”                                             Bài giải Để thương tăng thêm 3 đơn vị thì số bị chia phải tăng lên 3 lần số chia. Hay  thương tăng lên là: 9 x 3 = 27( đơn vị) Nhưng vì số bị chia khi chia cho số chia vẫn còn dư 4 nên số bị chia chỉ cần  tăng thêm là: 27 – 4 = 23 ( đơn vị)                                    Đáp số: 23 đơn vị Ví dụ 7.        Một phép chia có số chia là 7, số dư là số dư lớn nhất có thể có. Hỏi phải giảm  số bị chia đi bao nhiêu đơn vị để được phép chia hết và thương giảm xuống 2 đơn vị. ­ Bài toán này ngược lại với bài ví dụ 6, ta phải áp dụng tính chất “Trong phép  chia, thương giảm bao nhiêu đơn vị thì số bị chia giảm đi bấy nhiêu lần  số chia.                                                   Bài giải Số dư lớn nhất kém số chia 1 đơn vị nên số dư của phép chia đó là:                                      7 – 1 = 6 Để được phép chia hết thì số bị chia phải giảm đi số dư ( giảm đi 6 đơn vị).  Để thương giảm đi 2 đơn vị thì số bị chia phải giảm đi 2 lần số chia. Hay  thương giảm đi là:                    7 x 2 = 14 ( đơn vị). Vậy số bị chia giảm đi là: 6 + 14 = 20 ( đơn vị)                                                       Đáp số: 20 đơn vị Ví dụ 8.        Một số khi chia cho 8 thì dư 7. Hỏi số đó chia cho 4 thì dư bao nhiêu? Bài giải         Ta coi số chia cho 8 và có số dư là 7 gồm 2 phần: một phần chia hết cho 8 và  phần còn lại bằng 7.         Phần chia hết cho 8 thì chia hết cho 4( Vì 8 chia hết cho 4)         Phần còn lại bằng 7 chia cho 4 được 1 dư 3. Vậy số đã cho chia cho 4 sẽ dư 3.
  7. 7.1.4: Bài tập vận dụng.  Bài 1. Tìm X a.   X : 3 = 1234 ( dư 2) a. X : 6 = 645 ( dư 3) b. 2358 : X = 4 ( dư 2) c. 1253 : X = 5 ( dư 3) Bài 2.  Bà có một số cái bánh. Bà chia cho 4 anh em, mỗi anh em 3 cái thì bà còn thừa   2 cái. Hỏi bà có tất cả bao nhiêu cái kẹo? Bài 3.  Mẹ  đi chợ  mua gạo. Nếu mẹ có thêm 5000 đồng nữa thì mẹ  sẽ  mua được 10   kg gạo. Hỏi mẹ đem bao nhiêu tiền đi chợ. Biết giá tiền mỗi kg gạo là 15000  đồng. Bài 4.  Nếu có thêm 3 lít mật ong nữa thì đủ chia vào 4 can như nhau, mỗi can chứa 5   lít. Hỏi có bao nhiêu lít mật ong đem chia. Bài 5.  Có 100 quả trứng xếp vào một số khay như nhau, mỗi khay 8 quả thì còn thừa  4 quả. Hỏi mẹ xếp trứng vào bao nhiêu khay. Bài 6.   Một số  khi chia cho 9 thì được thương bằng 6 và số  dư  là 5. Nếu lấy số  đó  chia cho 7 thì được thương bằng bao nhiêu? Số dư bằng bao nhiêu? Bài 7.  Một số khi chia cho 8 thì được thương là 12 và số dư là 5. Hỏi số đó khi chia  cho 5 thì được thương là bao nhiêu? Số dư là bao nhiêu? Bài 8. 
  8.      Một phép chia có số chia là 6 , thương bằng 18 và số dư là số dư lớn nhất có  thể có. Tìm số bị chia. Bài 9.      Một phép chia có số chia là 8 , thương bằng 42 và số dư là số dư lớn nhất có  thể có. Tìm số bị chia. Bài 10.  Tìm số bị chia và số chia bé nhất sao cho phép chia có thương bằng 26 và số dư là  6. Bài 11.  Tìm số bị chia và số chia bé nhất sao cho phép chia có thương bằng 214 và số dư là  4.  Bài 12.  Một số chia cho 6 có số dư là số dư lớn nhất có thể có. Hỏi nếu thêm 1 đơn vị  vào số bị chia thì thương của phép chia thay đổi thế nào?  Bài 13.  Một phép chia có số chia là 6, số dư là 5. Hỏi phải thêm vào số bị chia bao nhiêu  đơn vị để được phép chia hết và thương tăng thêm 4 đơn vị.  Bài 14.  Một phép chia có số chia là 7, số dư là 3. Hỏi phải thêm vào số bị chia bao nhiêu  đơn vị để được phép chia hết và thương tăng thêm 3 đơn vị.  Bài 15. Một phép chia có số chia là 9, số dư là 3. Hỏi phải giảm số bị chia đi bao nhiêu  đơn vị để được phép chia hết và thương giảm xuống 3 đơn vị. Bài 16.  Một số khi chia cho 6 thì dư 4. Hỏi số đó chia cho 2 thì dư bao nhiêu?   Bài 17.  Một số khi chia cho 9 thì dư 3. Hỏi số đó chia cho 3 thì dư bao nhiêu?  Bài 18.  Một số khi chia cho 4 thì dư 3. Hỏi số đó chia cho 2 thì dư bao nhiêu?
  9.  Bài 19.  Một số khi chia cho 6 thì dư 4. Hỏi số đó chia cho 3 thì dư bao nhiêu?  Bài 20.  Khối lớp 3 của một Trường có 123 học sinh chia vào 4 lớp 3A, 3B, 3C, 3D sao cho  mỗi lớp có nhiều hơn 29 học sinh. Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu bạn? Biết rằng lớp  3D có ít bạn hơn các lớp còn lại. Bài 21.      Tìm một số bé nhất chia cho 2 dư 1, chia 3 dư 2, chia 4 dư 3. 7.1.5: Híng dÉn giải.  Bài 1.  a. X : 3 = 1234 ( dư 2)      X = 1234 x 3 + 2      X = 3702 + 2       X = 3704 b. X : 6 = 645 ( dư 3)           X = 645 x 6 + 3           X = 3870 + 3           X = 3873 c. 2358 : X = 4 ( dư 2)                 X = ( 2358 ­ 2) : 4                 X = 2356 : 4                  X = 589 d. 1253 : X = 5 ( dư 3)            X = ( 1253 ­ 3) : 5            X = 1250 : 5            X = 250 Bài 2.
  10.                                                      Bài giải            Bà chia cho các cháu số bánh là:                           3 x 4 = 12 ( cái bánh)            Số bánh bà có là:                           12 + 2 = 14 ( cái bánh)                                      Đáp số: 14 cái bánh Bài 3.  Bài giải              Giá tiền 10 ki – lô – gam gạo là:                      15000 x 10 = 150000 ( đồng)               Mẹ đem theo số tiền là:                        150000 – 5000 = 145000 ( đồng) Đáp số: 145000 đồng. Bài 4.                                                      Bài giải                  Nếu thêm 3 lít nữa thì có số mật ong là:                                5 x 4 = 20 ( l )                  Lúc đầu có số mật ong là:                               20 – 3 = 17 ( l )                                                Đáp số : 17 lít Bài 5.    Bài giải                  8 khay đựng số trứng là:                        100 – 4 = 96 ( quả)                  Số khay đựng trứng là:                         96 : 8 = 12 ( khay) Đáp số: 12 khay
  11. Bài 6. Bài giải                      Số cần tìm là:                                      6 x 9 + 5 = 59                      Ta có:                                     59 : 7 = 8 ( dư 3) Vậy số đó khi chia cho 7 thì được thương là 8 và số dư là 3. Bài 7.                                                             Bài giải                          Số cần tìm là:                                  12 x 8 + 5 = 101                           Ta có:                                   101 : 5 = 20 ( dư 1 ) Vậy số đó khi chia cho 5 thì được thương là 20 và số dư là 1. Bài 8.                                                           Bài giải Vì số dư lớn nhất kém số chia 1 đơn vị nên số dư của phép chia đó là:                                           6 – 1 = 5  Vậy, số bị chia của phép chia đó là:                                    18 x 6 + 5 = 113                                                                            Đáp số: 113 Bài 9                                                             Bài giải
  12. Vì số dư lớn nhất kém số chia 1 đơn vị nên số dư của phép chia đó là:                                           8 – 1 = 7  Vậy, số bị chia của phép chia đó là:                                    42 x 8 + 7 = 343                                                        Đáp số: 343 Bài 10. Bài giải     Số chia bé nhất hơn số dư 1 đơn vị. Vậy số chia của phép chia đó là:                                   6 + 1 = 7    Số bị chia của phép chia đó là: 26 x 7 + 6 =188 Đáp số: Số chia: 7                       Số bị chia: 188 Bài 11.                                                           Bài giải     Số chia bé nhất hơn số dư 1 đơn vị. Vậy số chia của phép chia đó là:                                     4 + 1 = 5    Số bị chia của phép chia đó là: 214 x 5 + 4 =1074 Đáp số: Số chia: 5                              Số bị chia: 1074 Bài 12.  Bài giải
  13.       Vì phép chia có số dư lớn nhất nên nếu thêm 1 đơn vị vào số bị chia thì số dư sẽ  bằng số chia. Vậy số dư lúc này sẽ chia hết cho số chia và được thương là 1. Như  thế thương được tăng lên 1 đơn vị.         Đáp số: 1 đơn vị Bài 13.                                                                 Bài giải        Để thương tăng thêm 4 đơn vị thì số bị chia phải tăng lên 4 lần số chia. Hay  thương tăng lên là:                                     6 x 3 = 24( đơn vị)        Nhưng vì số bị chia khi chia cho số chia vẫn còn dư 5 nên số bị chia chỉ cần tăng  thêm là:                                      24 – 5 = 19 ( đơn vị)                               Đáp số: 19 đơn vị Bài 14.  Bài giải          Để thương tăng thêm 3 đơn vị thì số bị chia phải tăng lên 3 lần số chia. Hay  thương tăng lên là:                               7 x 3 = 21( đơn vị)          Nhưng vì số bị chia khi chia cho số chia vẫn còn dư 4 nên số bị chia chỉ cần tăng  thêm là:                               21 – 3 = 18 ( đơn vị)                                    Đáp số: 18  đơn vị Bài 15.                                                                Bài giải         Để được phép chia hết thì số bị chia phải giảm đi số dư ( giảm đi 3 đơn vị).          Để thương giảm đi 3 đơn vị thì số bị chia phải giảm đi 3 lần số chia. Hay  thương giảm đi là:                    9 x 3 = 27 ( đơn vị). Vậy số bị chia giảm đi là: 3 + 27 = 30 ( đơn vị)                                                       Đáp số: 30 đơn vị Bài 16.                                                              Bài giải
  14.        Ta coi số chia cho 6 và có số dư là 4 gồm 2 phần: một phần chia hết cho 6 và  phần còn lại bằng 4.         Phần chia hết cho 6 thì chia hết cho 2 ( Vì 6 chia hết cho 2)         Phần còn lại bằng 4 cũng chia hết cho 2.         Vậy số đã cho chia cho 2 sẽ dư 0. Bài 17.                                                            Bài giải          Ta coi số chia cho 9 và có số dư là 3 gồm 2 phần: một phần chia hết cho 9 và  phần còn lại bằng 3.         Phần chia hết cho 9 thì chia hết cho 3 ( Vì 9 chia hết cho 3 )         Phần còn lại bằng 3 cũng chia hết cho 3.        Vậy số đã cho chia cho 3 sẽ dư 0. Bài 18.                                                            Bài giải           Ta coi số chia cho 4 và có số dư là 3 gồm 2 phần: một phần chia hết cho 4 và  phần còn lại bằng 3.         Phần chia hết cho 4 thì chia hết cho 2 ( Vì 4 chia hết cho 2 )         Phần còn lại bằng 3 chia 2 dư 1.        Vậy số đã cho chia cho 2 sẽ dư 1. Bài 19.                                                              Bài giải        Ta coi số chia cho 6 và có số dư là 4 gồm 2 phần: một phần chia hết cho 6 và  phần còn lại bằng 4.         Phần chia hết cho 6 thì chia hết cho 3 ( Vì 6 chia hết cho 3 )         Phần còn lại bằng 4 chia cho 3 dư 1.         Vậy số đã cho chia cho 3 sẽ dư 1. Bài 20. 
  15.                                                              Bài giải  Ta có:              123 : 4 = 30 ( dư 3)     Vậy mỗi lớp có ít nhất 30 học sinh và còn thừa 3 học sinh. Mà số học sinh lớp 3D  là ít nhất nên lớp 3D có 30 học sinh.    Còn thừa 3 học sinh chia vào 3 lớp còn lại, mỗi lớp 1 học sinh nữa.    Số học sinh của mỗi lớp 3A, 3B, 3C là:                30 + 1 = 31 ( học sinh)   Đáp số: 3A: 31 học sinh                                           3B: 31 học sinh                                           3C: 31 học sinh                                           3D: 30 học sinh Bài 21. Bài giải       Vì số cần tìm chia 2 dư 1, chia 3 dư 2, chia 4 dư 3 nên nếu thêm 1 đơn vị vào số  đó sẽ chia hết cho 2, cho 3, cho 4.       Số nhỏ nhất chia hết cho 2, 3 và 4 là 12.        Vậy số cần tìm là: 12 – 1 = 11                                             Đáp số: 11 7.1.5: Bài tập tự luyện Bài 1.         Một phép chia có số chia là 5 thương là 12 số dư là số dư lớn nhất có thể có  trong phép chia.Tìm số bị chủa phép chia đó. Bài 2.
  16.       Trong 1 phép chia có số chia là 9 thương là 25 số dư là số dư lớn  nhất có thể có trong phép chia đó.Tìm số bị chia trong phép chia đó Bài 3.          Một phép chia có số chia có số chia bằng 7 thương là 56 số dư là số dư lớn  nhất có thể có trong phép chia đó.Tìm số bị chia trong phép chia đó Bài 4.         Một phép chia có số chia là số lớn nhất có 1 chữ số,thương là số lẻ nhỏ nhất  có 3 chữ số khác nhau và số dư là số dư lớn nhất có thể có.Tìm số bị chia của  phép chia đó? Bài 5.     Trong một phép chia có dư, số chia là 3, thương là số lẻ lớn nhất có 3 chữ số  khác nhau được viết từ các chữ số 1; 3; 2 và số dư là số dư lớn nhất có thể có.  Vậy số bị chia của phép chia đó là Bài 6.         1 năm có 366 ngày,mỗi tuần lễ có 7 ngày.Hỏi năm đó gồm bao nhiêu tuần lễ và  mấy ngày. Bài 7         1 năm có 365 ngày,mỗi tuần lễ có 7 ngày.Hỏi năm đó gồm bao nhiêu tuần lễ và  mấy ngày. Bài 8.         Chia số A cho 6 được thương là 1024 và dư 4.Hỏi phải thêm vào số A bao nhiêu  đơn vị để khi chia cho 6 ta được phép chia hết và thương bằng 1086? Bài 9.       Nếu 1 số chia cho 5 thì số dư có thể là những số nào? Bài 10.           Một phép chia có số chia bằng 6, số dư bằng 4. Phải phải thêm vào số bị chia ít  nhất bao nhiêu đơn vị để được phép chia hết. Bài 11.           Một phép chia có số chia bằng 5, số dư là số dư lớn nhất có thể có. Hỏi phải  giảm số bị chia ít nhất bao nhiêu đơn vị để được phép chia hết.
  17. Bài 12.         Tìm một số bé nhất chia cho 3 dư 2, chia 4 dư 3, chia 5 dư 4. Bài 13.        Mỗi bộ bàn ghế của lớp học chỉ ngồi được 3 học sinh. Lớp 3A có 28 học sinh,  hỏi cần bao nhiêu bộ bàn ghế để đủ chỗ ngồi cho học sinh. Bài 14.         Tìm một số biết rằng lấy 66 chia cho số đó được 8 dư 2. Bài 15.         Trong một phép chia có dư, ta lấy số bị chia trừ đi tích của số chia và thương thì  được 6 đơn vị. Tìm số dư trong phép chia đó. Bài 16.        Một số chia cho 8 thì dư 5. Hỏi số đó chia cho 2 thì dư bao nhiêu? 7.2 Về khả năng áp dụng của sáng kiến: ­ Sáng kiến kinh nghiệm này đã được áp dụng tại các trường TH Ngô Quyền trong   thành phố Vĩnh Yên và có tác dụng tốt trong công tác dạy và học của cô  và trò. ­ Trong năm học 2018 – 2019 : Sáng kiến kinh nghiệm này đã được dùng làm tài liệu   hướng dẫn thi Violympic Toán cấp trường tại trường Tiểu học Ngô Quyền thành   phố  Vĩnh Yên. Khi áp dụng sáng kiến này, đội tuyển Violympic lớp 3A5 đã đạt được  kết quả  cao cả  về  số  lượng và chất lượng. Sáng kiến này được vận dụng có hiệu  quả khi các em thi vòng 5 của Violympic Toán Tiếng Viêt. Không những thế ở những   vòng sau đó khi gặp những bài toán liên quan đến dạng Toán này các em đều có thể  dễ dàng tìm ra đáp số. Ngoài ra học sinh còn tham dự nhiều cuộc thi khác và cũng có  những kết quả bước đầu đáng ghi nhận.  ­ Bên cạnh đó, sáng kiến kinh nghiệm này có thể dùng làm tài liệu tham khảo để bồi   dưỡng cho tất cả học sinh Tiểu học nói chung.
  18. 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: ­ Học sinh đại trà và những học sinh có năng khiếu về môn Toán ­ Giáo viên: Các giáo viên dạy Tiểu học. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự  kiến có thể  thu được do áp dụng sáng  kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp  dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể  thu được do áp dụng sáng   kiến theo ý kiến của tác giả: ­ Khi áp dụng sáng kiến kinh này trong giảng dạy, giáo viên sẽ cung cấp cho học sinh  nhiều kiến thưc chính xác, dễ hiểu và có hệ thống. Phát huy được tính tích cực, chủ  động, sáng tạo của các em . Các em hào hứng hơn trong việc tìm tòi, giải quyết các   bài tập. ­ So với lúc chưa áp dụng sáng kiến này học sinh thường lúng túng, khó khăn thì khi   có sáng kiến này học sinh không cảm thấy khó nữa mà dễ  dàng làm một cách nhanh  chóng và chính xác. ­ Trong sáng kiến cũng đã cung cấp nhiều dạng bài tập hay, cơ bản phù hợp với đối  tượng là học sinh lớp 3 đại trà nói riêng và học sinh Tiểu học nói chung trong đó có  đối tượng học sinh năng khiếu. ­ Khi áp dụng sáng kiến này trong dạy  học sinh thi Violympic Toán cấp trường đã  đạt được kết quả đứng thứ nhất khối 3 của trường Tiểu học Ngô Quyền và học sinh   tham gia thi Toán “ Tìm kiếm tài năng toán học trẻ” và thi “ Toán Singapo và Châu Á”  cũng đạt được kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể như sau:  a.  Thi Violympic Toán cấp trường lần 1:      + 01 giải nhất.      + 04 giải nhì. 
  19.     + 03 giải ba.     + 02 giải KK.  ( 10/ 10 học sinh đạt giải ). b.  Thi Violympic Toán cấp trường lần 2:  + 02 giải nhất.       + 04 giải nhì.       + 03 giải ba.      + 01 giải KK.  ( 10/ 10 học sinh đạt giải ). c. Thi toán Toán “ Tìm kiếm tài năng toán học trẻ” có 3 học sinh vào vòng 2. d. Thi “ Toán Singapo và Châu Á” có 1 học sinh đạt huy chương đồng. e. Thi  “ Trạng nguyên nhỏ tuổi cấp Quốc gia ” có 1 học sinh đạt giả Hoàng  Giáp f. Thi “ Kĩ năng sống cấp Thành phố” có 1 học sinh đạt giải KK 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể  thu được do áp dụng sáng   kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: ­ Khi áp dụng sáng kiến này trong giảng dạy được các em học sinh tiếp thu một cách   hào hứng, là cơ sở để học các dạng bài tập khác. 11. Danh sách những tổ  chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử  hoặc áp dụng  sáng kiến lần đầu (nếu có): Số  Phạm vi/Lĩnh vực Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ TT áp dụng sáng kiến 1 Đoàn Thị Minh Thu TH Ngô Quyền Một số bài toán về mối quan hệ  giữa số bị chia, số chia, thương  và số dư 
  20. Một số bài toán về mối quan hệ  giữa số bị chia, số chia, thương  2 Đỗ Thị Thuý Vân TH Ngô Quyền và số dư  Một số bài toán về mối quan hệ  3 Nguyễn Thị Hảo TH Ngô Quyền giữa số bị chia, số chia, thương  và số dư  Một số bài toán về mối quan hệ  4 Hà Hồng Quang TH Ngô Quyền giữa số bị chia, số chia, thương  và số dư       Ngô Quyền, ngày     tháng    năm 2019 Ngô Quyền, ngày    tháng     năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến   Nguyễn Thị Thuỷ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2