Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong tổ chuyên môn
lượt xem 1
download
Đề tài "Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong tổ chuyên môn" được nghiên cứu nhằm mục đích phân tích thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp giải quyết thực trạng để làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong tổ chuyên môn
- 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để đạt mục tiêu giáo dục 2018 thì việc đổi mới phương pháp giáo dục, giáo dục phát triển năng lực của học sinh là điều bắt buộc. Văn kiện Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng khẳng định "Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh, bền vững". Theo đó,yêu cầu đổi mới giáo dục đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải được bồi dưỡng thường xuyên về mọi mặt để đáp ứng thực tiễn. Với mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học cũng như cách đánh giá, xét ở cấp tiểu học, chúng ta thấy: - Nội dung sách giáo khoa mới của bậc tiểu học đã được tinh giản, tập trung vào các kiến thức, kĩ năng cơ bản, mang tính thiết thực tích hợp được nhiều mặt giáo dục, nhiều môn học. - Phương pháp dạy học hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm; nghĩa là dạy học phải xuất phát từ người học, vì người học, nhằm giúp họ có đủ kiến thức đáp ứng được các đòi hỏi của xã hội trên cơ sở phát huy tối đa tính tích cực và sáng tạo của người học. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học là lựa chọn và kết hợp các phương pháp dạy học cổ truyền với phương pháp dạy học hiện đại, phù hợp với từng đối tượng, nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. - Hình thức tổ chức và phương tiện dạy học cũng cần đổi mới cho phù hợp với phương pháp và nội dung dạy học (dạy theo lớp, theo nhóm và cho từng cá nhân học sinh…). - Đổi mới cách đánh giá kết quả học tập ở các môn học như: Kiểm tra định kì Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và địa lý theo định lượng thang điểm 10 kết hợp với đánh giá thường xuyên; các môn học còn lại được đánh giá bằng nhận xét của giáo viên theo các mứcHoànthànhtốt,hoàthànhvàchưahoànthành. Trước yêu cầu đổi mới của chương trình và sách giáo khoa, yêu cầu đội ngũ giáo viên cần có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm vững vàng. Vì vậy, cải tiến việc sinh hoạt tổ chuyên môn là công tác thiết thực, cấp bách. Điều này góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục của nhà trường. Đặc biệt, ngày 22/8/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 20/2018/TT-BGD&ĐT quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. Điều 2, chương I của Thông tư ghi rõ: Điều 2. Mục đích ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên
- 2 1. Làm căn cứ để giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 2. Làm căn cứ để cơ sở giáo dục phổ thông đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường, địa phương và của ngành Giáo dục. 3. Làm căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; lựa chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán. 4. Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. Đây được xem như hành trang giúp người giáo viên tiểu học hoàn thiện và phấn đấu trong cuộc đời làm giáo dục của mình. Thực tiễn hoạt động của các tổ chuyên môn trong thời gian qua đã khẳng định nhận thức đúng đắn về công tác bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ cho giáo viên. Việc bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ là một nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch của tổ chuyên môn. Do vậy công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên là rất cần thiết. Hiệu quả của công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên có tác động quyết định đến kết quả dạy học và giáo dục của nhà trường tiểu học. Thực tế hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên ở tổ Ba của tôi cho thấy: Đội ngũ giáo viên trong tổ rất tích cực, nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm tham gia vào các hoạt động học tập bồi dưỡng chuyên môn. Các đồng chí giáo viên luôn ủng hộ các hoạt động của tổ chuyên môn. Tuy nhiên so với yêu cầu của thực tiễn xã hội thì đội ngũ giáo viên của tổ vẫn phải cố gắng nhiều. Điều này đòi hỏi các đồng chí giáo viên trong tổ cần được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ một cách thường xuyên; vấn đề bồi dưỡng phải được xây dựng thành kế hoạch khoa học và dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng, của Ban giám hiệu nhà trường. Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường, bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức chuyên sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghiệp vụ sư phạm. Vi vậy đòi hỏi tổ trưởng tổ chuyên môn phải thường xuyên chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao trình chuyên môn và nghiệp vụ của giáo viên trong tổ khối. Thực trạng về đội ngũ giáo viên trong tổ 3 của tôi chưa đồng đều về trình độ chuyên môn, chưa đáp ứng kịp thời với yêu cầu đổi mới giáo dục. Việc tổ chức triển khai công tác này chưa thường xuyên, nội dung của công tác bồi dưỡng chuyên môn nhiều khi thực hiện chưa đầy đủ, biện pháp chỉ đạo triển khai công tác này chưa khoa
- 3 học, không thường xuyên… Đó là nguyên nhân thực tiễn dẫn đến kết quả công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong các tổ chuyên môn còn hạn chế. Là tổ trưởng tổ Ba, tôi rất băn khoăn với công tác bồi dưỡng chất lượng đội ngũ giáo viên của tổ mình. Tôi xác định rằng: công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên sẽ là mắt xích chủ yếu và quan trọng nhất công tác giảng dạy. Công tác này được cải tiến và đẩy mạnh sẽ có tác dụng quyết định tạo nên sự chuyển biến cao về chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường.Vì vậy tôi chọn đề tài "Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong tổ chuyên môn ". 2.Mục tiêu của sáng kiến: Xuất phát từ thực tế đội ngũ cán bộ giáo viên của tổ Ba, trường Tiểu học Phú Sơn, đề tài nhỏ này nhằm mục đích phân tích thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp giải quyết thực trạng để làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học. 3. Thời gian, đối tượng , phạm vi nghiên cứu: - a/Thời gian - Thời gian bắt đầu: Tháng 8 năm 2023. Thời gian kếtt húc: Tháng 5năm 2024 b/ Đốí tượng -Đội ngũ giáo viên, học sinh trong tổ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học. c/ Phạm vi nghiên cứu - Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong tổ chuyên môn ở trường Tiểu học. PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 1. Hiện trạng của tổ chuyên môn tổ Ba, Trường Tiểu học Phú Sơn: 1. Thuận lợi: Năm học 2023 - 2024 tổ Ba có 8 giáo viên trong đó có 6 giáo viên dạy văn hoá, 2 giáo viên dạy bộ môn, cùng 165 học sinh. Trình độ chuyên môn của giáo viên: 100% đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Trong đó trình độ Đại học: 8 đồng chí . Đại đa số giáo viên có tuổi nghề trên 10 năm, nhiệt tình, năng nổ, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy – học tập, công tác chủ nhiệm cũng như quan hệ với phụ huynh. Tổ luôn nhận được sự chỉ đạo chuyên môn kịp thời của Ban giám hiệu nhà trường. Bên cạnh đó, tổ còn nhận được sự động viên và hỗ trợ tích cực của các bậc phụ huynh học sinh. 2. Khó khăn:
- 4 - Một số giáo viên còn trẻ, giáo viên hợp đồng mới ra trường còn non về chuyên môn, cả về kiến thức lẫn phương pháp. - Còn một bộ phận phụ huynh học sinh do mải làm ăn nên chưa thật quan tâm đến việc học hành của con em mình 3. Trình độ đào tạo: TỔNG HỆ ĐÀO TẠO SỐ NỮ Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học GIÁO VIÊN 8 7 0 0 0 8 0 4. Kết quả thi giáo viên dạy giỏi 2 năm học gần nhất: NĂM HỌC GIÁO VIÊN DẠY GIỎI 2021 - 2022 2022 - 2023 Cấp trường Không xếp loại 01 Khuyến khích Cấp huyện Không thi Không thi Qua thực trạng khảo sát về giảng dạy và học tập có thể đánh giá như sau: - Đội ngũ giáo viên ngày càng được chuẩn hoá về mặt đào tạo và đang được trẻ hoá dần. Đặc biệt là các đồng chí giáo viên trẻ nhiệt tình, hăng say công tác và được trang bị nhiều kiến thức mới, gặp môi trường sư phạm tốt đã phát huy được tác dụng là cốt cán trong công tác giảng dạy. Tuy nhiên, tổ còn ít giáo viên dạy giỏi đều các môn - Nhận thức về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của công tác bồi dưỡng chuyên môn của một số giáo viên chưa đầy đủ, chưa thực sự tích cực tham gia hoạt động chuyên môn, chưa thấy rõ vai trò của bồi dưỡng chuyên môn đối với công tác của mình. - Kế hoạch công tác năm học của nhà trường thể hiện khá đầy đủ nội dung các hoạt động giáo dục, song vấn đề bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong từng tổ chưa được đề cập một cách cụ thể, kế hoạch đề ra còn chung chung. Nguyên nhân là do một số giáo viên chưa thực sự thích thú và hăng hái tham gia hoạt động thi đua về chuyên môn nghiệp vụ; biện pháp tổ chức chưa phù hợp nên chưa kích thích được tích tích cực của mỗi cá nhân; việc xây dựng kế hoạch thường dựa vào kinh nghiệm làm việc; trình độ, năng lực của giáo viên trong tổ khối chuyên môn còn hạn chế; hình thức động viên khen thưởng và nhắc nhở phê bình thiếu phong phú, chưa thiết thực. Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học còn né tránh việc nhận xét, phê bình những việc làm chưa đúng; việc biểu dương, khen thưởng về chuyên môn chưa tạo được sự phấn khởi cho người làm tốt công việc. Do vậy, hiệu quả của việc kiểm tra, đánh giá, khen thưởng về chuyên môn chưa cao.
- 5 Từ thực tế trên đặt ra cho tổ trưởng tổ chuyên môn một yêu cầu cấp thiết là: Phải tích cực tổ chức, bồi dưỡng ngay và lâu dài để có đội ngũ giáo viên của tổ mạnh về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức tốt. 2.Giải pháp thực hiện sáng kiến để giải quyết vấn đề : a. Mục đích yêu cầu: *. Mục đích: Công tác bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là công việc không bao giờ kết thúc. Mục đích của công tác này là nhằm đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ cho tất cả giáo viên, cán bộ và nhân viên trong tổ chuyên môn nói riêng, trong nhà trường nói chung, giúp giáo viên có đủ năng lực tham gia vào công cuộc đổi mới giáo dục, nâng cao sự hiểu biết về chuyên môn và các vấn đề giáo dục nói chung, giúp đội ngũ giáo viên theo kịp và đáp ứng tốt các yêu cầu đòi hỏi của xã hội, theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật và khoa học giáo dục. *. Một số yêu cầu cơ bản: Để công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong tổ nói riêng, trong nhà trường nói chung đạt kết quả tốt thì: - Người tổ trưởng phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong tổ mình. - Tổ trưởng chuyên môn cần biết kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường xác định đúng nhu cầu, mục tiêu, nội dung cần bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. - Tổ chức và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đạt hiệu quả. Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn phải là một phần trong kế hoạch chung để thể hiện rõ trong các hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn nói riêng, của nhà trường nói chung. Mỗi hoạt động bồi dưỡng đều có mục đích riêng, nội dung và phương pháp, phương tiện thực hiện riêng và cuối cùng phải được Ban giám hiệu đánh giá. b. Nội dung bồi dưỡng: - Bồi dưỡng, nâng cao tư tưởng, nhận thức chính trị, lý tưởng sống gắn liền với bồi dưỡng phẩm chất nghề nghiệp cho giáo viên. - Bồi dưỡng cho giáo viên về văn hoá và tin học, ngoại ngữ. Mọi giáo viên cần nắm vững trình độ hiểu biết văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật mới có thể làm tốt công tác giảng dạy và giáo dục có hiệu quả. - Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là công việc hàng đầu, là công việc không thể thiếu được trong suốt quá trình giảng dạy của họ. Giáo viên phải có chuyên môn vững vàng và sâu rộng. Muốn vậy, giáo viên phải bồi dưỡng những kiến thức cập nhật, nâng cao kiến thức và kỹ năng để có đủ năng lực dạy tốt môn học mà mình được phân công. - Bồi dưỡng về năng lực công tác: Năng lực này là kỹ năng tổ chức hoạt động giảng dạy - giáo dục, kỹ năng nhận thức và giải quyết tình huống trong dạy học - giáo
- 6 dục. Năng lực công tác của giáo viên chỉ có thể có được trên cơ sở quá trình rèn luyện, học tập và rút kinh nghiệm không ngừng của bản thân và đồng nghiệp. Mặt khác, người tổ trưởng cần tạo điều kiện bằng cách tin tưởng giao việc cho giáo viên để họ mạnh dạn thực hiện, sáng tạo thể hiện, trong quá trình đó theo dõi, động viên, giúp đỡ, nhận xét, rút kinh nghiệm và đóng góp ý kiến cho họ. - Bồi dưỡng nghiên cứu chuyên đề, dạy chuyên đề, thi giáo viên giỏi các cấp, viết sáng kiến kinh nghiệm. Tham gia nghiên cứu chuyên đề, dạy chuyên đề, thi giáo viên dạy giỏi và viết sáng kiến kinh nghiệm sẽ có tác dụng thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ dạy học được tốt hơn, trình độ hiểu biết về chuyên môn cũng được nâng lên một cách cơ bản. - Kết hợp chặt chẽ với công đoàn để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên. c. Các biện pháp bồi dưỡng *. Vai trò tổ trưởng trong công tác bồi dưỡng giáo viên: Người tổ trưởng trước hết phải là tấm gương tiêu biểu về quá trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Quan trọng nhất là phải luôn khẳng định trình độ năng lực chuyên môn của mình trước tập thể tổ khối chuyên môn. Trong thực tế, chỉ có tự học mới có thể có điều kiện giúp chúng ta học tập được thường xuyên và suốt đời. Tự học là một cách tự bồi dưỡng, tự làm giàu kiến thức cho mình vừa đơn giản, tiết kiệm vừa hiệu quả. Vì vậy trách nhiệm của người tổ trưởng là phải suy nghĩ, tìm biện pháp để thổi lên ngọn lửa của phong trào tự học, tự bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trong tổ chuyên môn bằng nhiều hình thức: + Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ khối, trao đổi về kinh nghiệm tự học, giúp giáo viên định hướng việc tự học, tự bồi dưỡng. Xác định được những nội dung cần phải tự học, tự bồi dưỡng và cách tự học, cách tự bồi dưỡng như thế nào? Cung cấp cho giáo viên các kênh thông tin, tài liệu, để giáo viên thực hành việc tự học, tự bồi dưỡng, bàn bạc với nhau việc thực hiện chương trình, việc giảng dạy những bài khó, cách sử dụng đồ dùng dạy học sao cho hiệu quả nhất + Tổ chức các hoạt động dạy và học gắn với tự học. Mỗi đồng chí giáo viên trong tổ đều tham gia các kì hội giảng, hội thi giáo viên dạy giỏi, các chuyên đề. Thông qua các tiết dạy, mỗi đồng chí giáo viên đều phải xác định được yêu cầu cần đạt của tiết dạy, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, thời lượng cho mỗi hoạt động. Sau mỗi giờ dạy, các đồng chí trong tổ cùng nhau rút kinh nghiệm, thống nhất cái đạt được, cái chưa đạt, những vấn đề có thể áp dụng rộng rãi cho các tiết học, môn học khác. + Bản thân tổ trưởng phải vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng tự học, tự nâng cao về chuyên môn, chịu đọc và chịu học hỏi anh chị em giáo viên trong và ngoài nhà trường. Một trong những nhiệm vụ của tổ trưởng là dự giờ của giáo viên và đánh giá tiết dạy. Bản thân tôi là giáo viên, đã được Ban giám hiệu và đồng nghiệp dự giờ nhiều lần, tôi hiểu sâu sắc tầm quan trọng của việc đánh giá tiết dạy đối với giáo viên. Đó là sự
- 7 “Tâm phục, khẩu phục” nếu là những lời nhận xét xác đáng, nó giúp ích cho giáo viên rất nhiều và ngược lại nếu là những lời nhận xét chung chung, thậm chí sai về kiến thức cơ bản thì sự nhìn nhận của giáo viên đối với tổ trưởng sẽ giảm đi rất nhiều. Vì vậy, mỗi khi dự giờ, tôi đều xem trước nội dung bài dạy, nắm bắt kiến thức trọng tâm và kiến thức khó dạy, suy nghĩ để nâng cao kiến thức cho học sinh trong tiết dạy đó. Đồng thời, tôi luôn lắng nghe để ghi nhận những ý kiến hay của đồng nghiệp để nâng cao chuyên môn cho bản thân. Người tổ trưởng phải biết kích thích nhu cầu tự vươn lên trong tập thể tổ chuyên môn do mình phụ trách. Đồng thời, người tổ trưởng cũng cần có quan điểm nhất quán, xuyên suốt trong quá trình xây dựng đội ngũ giáo viên, coi việc xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mình, bởi nó không chỉ tạo nên những học sinh giỏi mà quan trọng hơn nhiều là nó nâng cao mặt bằng giáo viên cho tất cả các lớp trong trường. Có thể nói, tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá giáo viên là sự tiến bộ về mọi mặt của học sinh do mình phụ trách “Muốn có học sinh giỏi phải có người thầy giáo giỏi”. Người tổ trưởng phải luôn coi việc xem xét, đánh giá giáo viên theo chất lượng giảng dạy là biện pháp cốt lõi. d. Lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Kế hoạch lập ra phải dựa trên thực trạng của đội ngũ giáo viên trong tổ, và sự nỗ lực phấn đấu của bản thân từng giáo viên. Kế hoạch phải đạt được những yêu cầu sau: + 100% giáo viên trong tổ phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo quy định. + 100% giáo viên trong tổ phải tham gia thao giảng trong đợt thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt nam 20/11. + Sau đợt thao giảng chọn 1 giáo viên thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, hoặc cấp huyện (nếu được nhà trường chọn) + Xây dựng chỉ tiêu phấn đấu, đăng ký danh hiệu thi đua cho từng giáo viên. Thực tế giảng dạy cho thấy, những đồng chí giáo viên có năng lực, có ý thức tự học là những mũi nhọn trong phong trào thi giáo viên dạy giỏi và được đồng nghiệp tin yêu, quý mến. e. Chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng giảng dạy Để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, người tổ trưởng phải xây dựng một nề nếp sinh hoạt cụ thể. Theo quy định, tổ chuyên môn sinh hoạt ít nhất 2 tuần/lần. Muốn điều hành tốt các cuộc họp tổ chuyên môn thì người tổ trưởng chuyên môn phải là người vững vàng về chuyên môn, có uy tín với đồng nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và có khả năng lãnh đạo tổ của mình. Những vấn đề gì ngoài khả năng giải quyết của tổ, tổ trưởng sẽ kiến nghị với Ban giám hiệu để tìm biện pháp giải quyết kịp thời.
- 8 Các đồng chí giáo viên thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn sẽ bàn bạc với nhau việc thực hiện chương trình, việc giảng dạy những bài khó, cách sử dụng đồ dùng dạy học sao cho hiệu quả nhất. Chính vì thế, từ nhiều năm nay, nhất là trong năm học vừa qua, chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ Ba đã được nâng cao rõ rệt. Đặc biệt là các buổi sinh hoạt chuyên môn không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra tiến độ chương trình, trao đổi bài dạy khó, mà các đồng chí giáo viên còn trao đổi với nhau về cách sử dụng đồ dùng dạy học , cách hướng dẫn học sinh cách làm bài văn hay, giải bài toán khó, những câu hỏi phát triển năng lực theo cách ngắn gọn, phù hợp với đặc điểm học sinh của trường ... g. Kế hoạch dự giờ thăm lớp và tổ chức tốt các tiết thao giảng, chuyên đề, hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường hàng năm Thực tế cho thấy, do năng lực chuyên môn của giáo viên không đồng đều nên việc giảng dạy không đều tay, chất lượng học tập của học sinh bị hạn chế. Vì vậy để nâng cao chất lượng giảng dạy, người tổ trưởng cần có kế hoạch dự giờ thường xuyên (báo trước và đột xuất ). Việc dự giờ không thể tuỳ tiện, bản thân tôi trước khi dự giờ, tôi luôn xem trước nội dung bài học để khi dự giờ nhanh chóng hiểu và phân tích ưu, khuyết điểm trong bài giảng của giáo viên. Sau tiết dạy, tổ trưởng phải có đánh giá, nhận xét chính xác, chân tình, có tính xây dựng, khuyến khích giáo viên phát triển những mặt mạnh, điều chỉnh những mặt còn hạn chế. Tổ chức cho giáo viên dự giờ các đồng chí giáo viên dạy giỏi các cấp để giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Hàng năm, cứ vào tháng 10, 11 nhà trường phát động thao giảng kết hợp với thi giáo viên dạy giỏi cấp trường. Đó là một dịp để mọi giáo viên đều phải cố gắng thể hiện khả năng của mình trước đồng nghiệp, trước Ban giám hiệu. Vì vậy các đồng chí giáo viên nghiên cứu bài rất kỹ, làm đồ dùng dạy học bổ sung để phục vụ cho bài giảng của mình. Từ đó chất lượng giảng dạy ngày càng được nâng lên rõ rệt. Việc dự giờ được tiến hành có kế hoạch nên tập thể tổ đã phát hiện ra giáo viên có năng lực để cử đi thi giáo viên dạy giỏi các cấp và đạt giải cao. Đồng thời cũng kịp thời giúp đỡ các đồng chí giáo viên còn non yếu về tay nghề vươn lên trong chuyên môn. Qua mỗi tiết dự giờ, các đồng chí trong tổ không chỉ chú trọng vào việc xếp loại tiết giỏi hay khá mà chú ý nhiều vào những cái được, chưa được để góp ý cho giáo viên. Các tiết dạy, tổ chúng tôi đều chú trọng việc học sinh được trình bày ý kiến trước lớp chiếm bao nhiêu thời lượng, từ đó rút ra kinh nghiệm với giáo viên nên dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc tự học của học sinh. Nhờ thực hiện tốt các biện pháp trên mà trong những năm gần đây, năng lực giảng dạy của đội ngũ giáo viên trong trường tôi nâng lên rõ rệt. Số lượng các đồng chí giáo viên đạt giờ dạy giỏi năm sau cao hơn năm trước. h. Bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi các cấp
- 9 Muốn đẩy mạnh phong trào dạy tốt, điều quan trọng là phải xây dựng được mũi nhọn về giáo viên. Muốn có giáo viên giỏi, tổ trưởng cần biết khuyến khích, động viên các đồng chí giáo viên trẻ đăng ký thi giáo viên dạy giỏi và có kế hoạch bồi dưỡng để họ có hướng phấn đấu đi lên. Muốn có trò giỏi, trước hết phải có thầy giỏi. Thầy giỏi ở đây không phải chỉ giỏi về chuyên môn mà trước hết phải là người có tâm huyết với nghề nghiệp, có trách nhiệm cao với học sinh và mẫu mực về đạo đức, tác phong, lối sống. Có như vậy mới được học sinh kính trọng, mới là: “Tấm gương sáng để học sinh noi theo”. Vào đầu năm học, khi các đồng chí giáo viên trong tổ đăng ký các danh hiệu thi đua, tổ trưởng cần có kế hoạch giúp đỡ để đồng chí đó được bồi dưỡng thêm về chuyên môn như: Dự giờ của giáo viên giỏi trong tổ, trong trường , tổ chức các tiết dạy để các đồng chí trong tổ dự và góp ý; hoặc cử đi dự các chuyên đề do cấp trên tổ chức để nâng cao tay nghề ... Thông thường giáo viên rất ngại tham gia các kì thi giáo viên dạy giỏi. Nhưng với vai trò là tổ trưởng tôi đã động viên, giúp đỡ bằng nhiều cách như: cùng soạn bài, để giáo viên dạy thử, rút kinh nghiệm thật tỉ mỉ và trao đổi chân tình để giáo viên có bài giảng sâu sắc, phong phú. Đồng thời xác định cho giáo viên thấy rõ các đồng chí dự thi giáo viên dạy giỏi là các đồng chí đã được mở mang thêm về kiến thức chuyên môn và nâng cao nghiệp vụ sư phạm, i. Tổ chức các chuyên đề Một công việc không kém phần quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục là: tổ trưởng khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên đi dự các chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy các bộ môn do tổ chuyên môn và nhà trường tổ chức. Các đồng chí giáo viên đều nhận thức được: Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cấp thiết nhưng đổi mới như thế nào thì còn lúng túng. Để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp, hàng năm, theo chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, tổ Ba của tôi đều có kế hoạch triển khai một số chuyên đề cần thiết, phục vụ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở một số môn nhất định như Toán, Tiếng Việt, Đạo đức… Trước khi tổ chức chuyên đề nào, tổ đều tổ chức họp chuyên môn, thảo luận các yêu cầu cần đạt, phương pháp, hình thức tổ chức , đồ dung dạy học và thời lượng dành cho mỗi hoạt động. Khi triển khai chuyên đề, tổ luôn tạo điều kiện để các đồng chí giáo viên trong tổ được thể hiện. Sau khi dự chuyên đề, các giáo viên trong tổ được trao đổi ý kiến và rút ra phương pháp giảng dạy hợp lý nhất của môn đó để cùng nhau học tập và làm theo. Sau mỗi lần tổ chức chuyên đề, các đồng chí giáo viên nắm được sâu hơn về phương pháp giảng dạy cũng như yêu cầu cơ bản của bộ môn đó. k. Đẩy mạnh công tác viết sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ dùng dạy học Viết sáng kiến kinh nghiệm là hình thức tự bồi dưỡng có hiệu quả đối với mỗi giáo viên. Viết sáng kiến kinh nghiệm là việc nên làm để tích luỹ kinh nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của mỗi giáo viên. Viết sáng kiến kinh nghiệm sẽ có tác
- 10 dụng thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ dạy học được tốt hơn, trình độ hiểu biết về chuyên môn cũng được nâng lên một cách cơ bản. Chính vì vậy, tôi luôn động viên các đồng chí giáo viên trong tổ viết sáng kiến kinh nghiệm để trau dồi kiến thức , trao đổi kinh nghiệm tích luỹ được trong quá trình trực tiếp giảng dạy. Bên cạnh đó, trong các đợt thao giảng, dạy chuyên đề, thi giáo viên dạy giỏi các cấp, tổ 3 của tôi luôn chú trọng phát động trong giáo viên phong trào tự làm đồ dùng dạy học để phục vụ tốt hơn cho bài giảng của mình. Mỗi giáo viên đều phải đầu tư, suy nghĩ để sáng tạo ra đồ dùng dạy học phù hợp với bài dạy của mình. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, phù hợp với đổi mới phương pháp hiện nay. l. Bình xét thi đua, động viên khích lệ Một yếu tố không thể thiếu được là bình bầu thi đua, khen thưởng kịp thời hàng tháng, hàng kì, hàng năm. Người tổ trưởng cần phát hiện, đánh giá được trong tập thể giáo viên của tổ mình, người nào có cố gắng vươn lên trong quá trình tự học, tự rèn luyện và biểu dương những giáo viên dạy giỏi, những tập thể lớp có nhiều học sinh xuất sắc. Tuy không có phần thưởng về vật chất nhưng sự đánh giá, nhìn nhận đúng thành tích sẽ có tác dụng động viên rất lớn, thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy và học. Bên cạnh đó cũng thường xuyên kiểm tra: vừa nghiêm khắc, vừa công bằng, độ lượng để động viên tất cả giáo viên đóng góp hết sức mình vào việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch và chất lượng giáo dục của nhà trường đề ra. Mỗi giáo viên đều có hoàn cảnh gia đình với những thuận lợi và khó khăn riêng. Vì vậy, với khả năng và trách nhiệm của mình, tổ trưởng tổ chuyên môn nên chú ý quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi nhất để động viên, khích lệ giáo viên yên tâm, phấn khởi hoàn thành nhiệm vụ được giao. MỘT SỐ MINH CHỨNG CHO KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM *. Đổi mới phương pháp dạy- học , sử dụng công nghệ thông tin, đồ dùng dạy học tự làm , trình bày bảng sáng tạo trong giờ dạy thi giáo viên giỏi cấp trường- Thời lượng dạy 35 phút. ( đạt giải nhất ) MÔN: Tiếng Việt Bài : Mở rộng vốn từ về Thư viện – Câu cảm. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động. * Tổ chức cho HS hát, vận động theo nhạc bài hát Vì sao lại thế? - HS vận động * Giáo viên hỏi để dẫn dắt vào bài và hát. - Bạn nhỏ trong bài hát luôn đặt ra câu hỏi gì? - HS trả lời câu hỏi.
- 11 - Mỗi khi có câu hỏi vì sao lại thế các con thường làm gì để có câu Ví dụ: Hỏi trả lời? người lớn, đến - Vừa rồi có bạn nhắc đến thư viện. Vậy trong lớp mình có bạn nào thư viện, lên có thói quen đến thư viện để tìm hiểu thông tin và thế giới xung mạng tìm quanh không? kiếm… - Trong thư viện có những sự vật và hoạt động gì cô và các con sẽ cùng nhau tìm hiểu trong một phần bài học ngày hôm nay nhé! 2. Khám phá. 2.1. Hoạt động 1: Bài 1: Sắp xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp. - 1 HS đọc yêu Giáo viên yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 1. cầu bài 1 - Giáo viên đưa ra 3 chiếc giỏ tương ứng với 3 chủ đề. Yêu cầu 1 học sinh nêu cho tên các giỏ. - HS làm việc - Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm: chọn cho mình những theo nhóm 6. thẻ từ đúng với chủ đề của chiếc giỏ của nhóm mình và dán vào - Đại diện các cây từ ngữ (Người –Đồ vật - Hoạt động). nhóm lên thuyết Thời gian thảo luận của các nhóm là 3 phút. trình bài làm - Đại diện các nhóm lên trình bày. Cả lớp làm trọng tài của nhóm mình. Mỗi thẻ từ các nhóm giơ lên nếu đúng cả lớp hô “ting ting” sai hô . “tèn... ten” - Đại diện các - nhóm phỏng Các nhóm phỏng vấn đặt câu hỏi: vấn nhóm bạn . + Ví dụ : mình thấy từ “người đọc” có tiếng đọc chỉ hoạt động. Tại sao nhóm bạn không xếp vào nhóm từ ngữ chỉ hoạt động (Lưu ý cho HS: người đọc chỉ người) *GV chốt: Các từ ngữ trong bài tập 1 nói về chủ đề gì?
- 12 Giáoviên ghi từ “Thư viện” vào vị trí tên của 3 cây từ ngữ trên bảng. Học sinh chốt chủ đề . * Khai thác thêm để mở rộng bài : - Thư viện là nơi như thế nào? - Học sinh nối (Thư viện là nơi lưu trữ các loại tài liệu sách, báo, truyện sách tiếp trả lời câu tham khảo... để phục vụ người đọc.) hỏi mở rộng - Từ ngữ chỉ người, đồ vật có tên gọi chung là gì? (Từ ngữ chỉ sự bài. vật.) * Giáo hỏi để hướng dẫn học sinh giải nghĩa 1 số từ ngữ: - Theo con hiểu “thủ thư” là từ chỉ ai? - Học sinh nối (Thủ thư là từ chỉ người trông coi thư viện ). tiếp trả lời câu Cho học sinh xem clip về cô Tới thủ thư của thư viện hỏi . - Xem clip - Con hãy đặt một câu có từ “thủ thư”. + Ví dụ: Cô Tới là thủ thư của trường em. - Câu con vừa đặt được dùng để làm gì? (giới thiệu) - Học sinh nối - Câu này thuộc kiểu câu nào mà con đã được học? (Câu kể) tiếp đặt câu và nêu kiểu câu. - Theo con hiểu “phiếu mượn sách” là gì? (Minh hoạ: Chiếu hình ảnh ) - Học sinh quan sát và nêu cấu tạo phiếu mượn sách sách + đặt câu minh hoạ. .
- 13 (Là phiếu dùng để mượn sách trong thư viện.) - Con hãy đặt một câu có từ “phiếu mượn sách”. + Ví dụ: Chúng em dùng phiếu mượn sách để mượn sách trong thư viện. - Câu con vừa đặt được dùng để làm gì? (nêu hoạt động) - Câu đó thuộc kiểu câu nào đã được học? (Câu kể) Chuyển ý:“Thẻ thư viện”dùng để làm gì ? Nó có cấu tạo ra sao? - Gọi 1 học sinh lên giới thiệu thẻ thư viện của mình. Sau đó hỏi các bạn về cấu tạo của thẻ thư viện. (Giáo viên phóng to lên màn -Học sinh quan hình) sát và nêu cấu + Ví dụ: Bạn cho tôi biết trên thẻ thư viện có những thông tin gì? tạo thẻ thư viện - Bạn hãy đặt 1 câu nêu đặc điểm của thẻ thư viện. + đặt câu minh - Chiếc thẻ thư viện của em rất mới. hoạ. - Câu bạn vừa đặt dùng để làm gì? (nêu đặc điểm) - Thuộc kiểu câu gì? (Câu kể) Chuyển ý: Bây giờ chúng ta sẽ cùng xem một đoạn video. Các con nhớ quan sát thật kĩ và tìm thêm các từ ngữ thuộc chủ đề thư viện khác với các từ ngữ mà chúng ta vừa tìm ở bài tập 1 nh - Chiếu video - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi. - Cả lớp cùng - GV gọi các nhóm bổ sung thêm từ xem video . - GV gọi nhận xét và chốt. - Thảo luận * Giáo dục: Khi vào thi viện con cần phải làm gì ? nhóm đôi và (Khi vào thư viện các con nhớ phải tuân thủ theo nội quy của thư báo cáo. viện, xếp hàng khi đi vào thư viện, không chạy, nhảy đi lại gây ồn ào trong thư viện. Khi lấy sách cần nhẹ nhàng, để sách đúng nơi - Học sinh liên quy định.) hệ. *Chuyển ý :Vừa rồi chúng ta cùng nhau tìm hiểu các từ ngữ thuộc chủ đề thư viện. Qua đó các con cũng đã củng cố kiến thức về câu kể .Hôm nay chúng ta cùng học thêm một kiểu câu nữa đó là kiểu câu gì chúngcùng chuyển sang bài tập 2 nhé. Bài 2: Câu nói của mỗi bạn tranh A và tranh B có gì khác nhau? - GV mời HS nêu yêu cầu bài tập 2. - HS đọc yêu - GV cho học sinh đóng vai đọc các câu trong tranh theo nhóm cầu bài tập 2. đôi. 1 bạn đọc câu bức tranh A, một bạn đọc câu tương ứng bức tranh B
- 14 - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: Quan sát 2 tranh, so sánh câu - Các nhóm làm nói được viết trong 2 tranh. việc theo yêu + Tìm những điểm khác biệt cầu. - Mời nhóm phiếu lớn lên trình bày khác nhận xét. GV chốt đáp án: Đại diện nhóm lên dán phiếu và trình bày , mời các bạn nêu câu hỏi phỏng vấn về sự khác biệt của Giáo viên chốt: Các câu ở câu B được gọi là câu cảm. các câu trong 2 Vậy câu cảm có đặc điểm gì? bức tranh. (Câu cảm có thêm các từ thế, quá, lắm và kết thúc bằng dấu chấm than.) - Câu 3 ý hỏi nhưng mang tính trách móc cũng được gọi là câu cảm. - Học sinh nối * GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. tiếp trả lời. * Gọi 3 học sinh lên diễn tiểu phẩm nói về các từ ngữ nêu cảm xúc chưa có trong câu mẫu của bài tập 2 . Cả lớp theo dõi và nêu nhận xét . Bài 3: Từ in đậm ở bài tập 2 bổ sung điều gì cho câu? - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 3. - GV giao nhiệm vụ làm cá nhân, các từ in đậm trong câu B bổ sung điều gì? - GV mời HS trình bày kết quả. - GV yêu cầu các bạn khác nhận xét. Học sinh đọc - GV nhận xét, tuyên dương, chốt đáp án yêu cầu. + Các từ in đậm trong tranh B bổ sung cảm xúc của người nói cho câu nói.
- 15 - Khi nói các từ này con cần lưu ý điều gì? Học sinh nối (Cần nhấn giọng ở các từ chỉ cảm xúc. Ngoài ra còn thể hiện qua tiếp trả lời. nét mặt, cử chỉ. Việc sử dụng các câu cảm sẽ giúp việc giao tiếp Học sinh nối của chúng ta sinh động hơn.) tiếp chuyển câu GV: Chiếc áo này đẹp. kể thành câu Gọi HS chuyển thành câu cảm cảm. Củng cố thêm ở bài tập 4 Nêu cách chuyển của mình. Bài 4: Chuyển các câu thành câu cảm -Học sinh khá - GV hướng dẫn mẫu. làm mẫu. -Học sinh làm bài vào vở - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - Từng học sinh có bài - Giáo viên chấm 1 số bài , chiếu lên màn hình , gọi học sinh có được trình bài lên trình bày , học sinh trong lớp nhận xét. chiếu lên thuyết trình . Lớp nhận - GV nhận xét, chốt ý xét, vấn đáp. 3. Vận dụng. - Cho HS chơi trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” Học sinh tham - Giáo viên nêu cách chơi: Trên tay cô có các đồ vật. Nhiệm vụ của gia trò chơi để các con hãy quan sát khi cô giơ 1 đồ vật nào lên các con hãy đặt củng cố về câu câu cảm về đồ vật đó. cảm. Bạn nào đặt câu nhanh và chính xác đồ vật đó sẽ thuộc về các con.” - Chiếu bài vè lên bảng , cho HS đọc bài vè về câu cảm, khi đến nội dung nào thì học sinh cầm cánh hoa ghi từ ngữ có liên quan Học sinh đọc lên dán bảng. Hết bài vè thì sẽ hoàn chỉnh 1 bông hoa nêu ghi nhớ đồng thanh bài về câu cảm. vè, học sinh nào Ve vẻ vè ve Thêm vào từ ngữ có thẻ từ ngữ Cái vè câu cảm. Tỏ bày cảm xúc (in đậm) thì lên dán thành bông Ai có tâm trạng Chao ôi , ái chà hoa. Buồn vui, thán phục Quá,lắm,làmsao. Khen ngợi ,phê bình Viết thêm vào cuối Ngạcnhiên, quýmến Một dấu chấm than.
- 16 Dùng ngay câu kể Là thành câucảm Học sinh nêu cách vận dụng kiến thức vào học tập và giao - Củng cố bài học. Hỏi học sinh sẽ vận dụng bài học để làm gì ? tiếp hàng ngày. - Giáo viên chốt. *Giáo viên tổ Ba dạy chuyên đề đạo đức, sử dụng công nghệ thông tin, đồ dùng dạy học tự làm, trình bày bảng áng tạo được đánh giá đạt hiệu quả tốt . Giáo viên tổ Ba tự tin trong Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện - môn Tiếng Việt ( đạt giải nhì)
- 17 *Học sinh tự tin thuyết trình trước lớp * Học sinh chủ động, sáng tạo thực hành theo nhóm trong giờ học Bài học Stem . 3. Kết quả đạt được: Trong năm học 2023 - 2024 tập thể tổ Ba trường Tiểu học Phú Sơn đã đạt được một số thành tích sau: Thi giáo Thi giáo Tham dự bài Tổng Thi giáo viên viết Giờ thao viên giỏi giảng số giáo viên giỏi chữ đẹp giảng cấp eleaming viên cấp huyện cấp trường cấp huyện trường 8 8/8 đồng chí 1 giải nhất 1 giải nhì 1 giải nhì 1 giải khuyến xếp loại giỏi khích * Kết quả xếp loại đội ngũ cuối năm: 8/8 đồng chí xếp loại tốt. * Chất lượng học sinh:
- 18 Đat giải trong Hoàn thành xuất Có thành tích kì thi Vioedu Học sinh lên thẳng sắc các nội dung vượt trội môn Toán, Tiếng lớp học tập (Tiêu biểu): Việt cấp huyện 40 em. Tỉ lệ: 24,2% 49 em. Tỉ lệ:30 % 2 em. 163 em. Tỉ lệ: 98,7 %. 4. Hiệu quả của sáng kiến: a. Hiệu quả về khoa học ; Giáo viên trong tổ tích luỹ được nhiều kiến thức khoa học , phương pháp giảng dạy sao cho hiệu quả nhất . Từ đó tự tin , sáng tạo trong mỗi tiết dạy . Học sinh được chủ động , sáng tạo, phát huy được năng lực cá nhân trong các hoạt động học tập. b. Hiệu quả về kinh tế : Các đồ dùng sử dụng trong các tiết dạy chủ yếu được thiết kế từ vật liệu tái chế , tài liệu trình chiếu được lấy từ các kênh thông tin trong kho học liệu nên tiết kiệm được chi phí . c. Hiệu quả xã hội : Giáo viên và học dễ dàng tiếp cận và lĩnh hội được các phương pháp dạy và học nên say mê tìm hiểu và vận dụng kiến thức vào học tập và vận dụng vào học tập , cuộc sống hàng ngày. 5. Tính khả thi: -Sáng kiến có tính khả thi cao, dễ áp dụng, có thể áp dụng rộng rãi trong các trường Tiểu học . 6. Thời gian thực hiện sáng kiến: -Năm học 2023-2024. 7. Kinh phí thực hiện sáng kiến: -Kinh phí thực hiện đề tài không nhiều, tài liệu khai thác từ các kênh thông tin, đồ dùng dạy học cũng được làm từ các vật liệu ít tiền nên kinh phí phù hợp.
- 19 PHẦN III KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 1.Kết luận Qua quá trình tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong tổ Ba, tôi đã rút ra được những kinh nghiệm và kết quả như sau: - Công tác chỉ đạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là công việc phức tạp, yêu cầu tổ trưởng tô chuyên môn phải có biện pháp quản lý và kế hoạch phù hợp. - Tổ trưởng tổ chuyên môn phải có ý thức học hỏi vươn lên trong công tác. Có như vậy mới đẩy mạnh được chất lượng dạy và học trong nhà trường. - Tổ trưởng tổ chuyên môn phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, động viên kịp thời để ngày càng có nhiều giáo viên dạy giỏi các cấp, các môn học. - Chú trọng việc sinh hoạt tổ chuyên môn và tăng cường việc thăm lớp,dự giờ, đây là phương tiện tốt nhất để nâng cao năng lực chuyên môn của giáo viên . - Mỗi thầy cô giáo có vai trò quan trọng tạo ra môi trường sư phạm với điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh để có thể phát huy hết năng lực của bản thân, đạt hiệu quả cao nhất trong việc học tập. Chính vì vậy, về phía tổ chuyên môn, người tổ trưởng cần tập trung chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học. 2. Khuyến nghị Qua việc nghiên cứu đề tài này, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau: - Đối với tổ trưởng và tổ chuyên môn: Để áp dụng sáng kiến trên có hiệu quả thì mỗi tổ trưởng phải thực sự tâm huyết, nhiệt tình, có trách nhiệm với chất lượng day và học của tổ mình. Mặt khác, mỗi tổ trưởng phải thường xuyên nghiên cứu học tập trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, tích cực dự giờ thăm lớp, tham gia các chuyên đề đổi mới, trực tiếp tham gia giảng dạy các chuyên đề , các đợt hội giảng và tích cực vận dụng các sáng kiến kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của mình cũng như các tổ viên trong tổ. Khi áp dụng, tùy điều kiện thực tế mà cải tiến, sáng tạo thêm để hoàn thiện hơn nữa các phương thức sinh hoạt tổ khối để tổ chuyên môn phải là chỗ dựa vững chắc, tin cậy cho giáo viên trong việc trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. - Đối với nhà trường: Các nhà trường cần chọn và bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn là những giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng , có khả năng lãnh đạo tổ, có tinh thần trách nhiệm cao , vì tập thể, có uy tín trong nhà trường. Đồng thời tăng cường hoạt động chuyên môn chéo giữa tổ, nhóm, khuyến khích dự giờ , tổ chức chuyên đề để các tổ
- 20 chuyên môn cùng trao đổi kinh nghiệm , học tập lẫn nhau ; quan tâm, đầu tư, khuyến khích bổ sung đồ dùng dạy học trong nhà trường, nhất là các đồ dùng dạy học hiện đại, tiện lợi, dễ sử dụng. - Đối với các cấp quản lý giáo dục: Đề nghị các cấp quản lý giáo dục thường xuyên tổ chức các chuyên đề cho đội ngũ tổ trưởng các nhà trường trao đổi về kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học trong tổ chuyên môn. Đồng thời tổ chức cho giáo viên dự giờ các tiết dạy đạt giải cao trong các cuộc thi dưới hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong quá trình làm tổ trưởng tổ Ba trường Tiểu học Phú Sơn, tôi đã thực hiện và bước đầu có sự thành công. Do hạn chế về nhiều mặt, chắc chắn sáng kiến kinh nghiệm còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được từ đồng nghiệp, lãnh đạo các cấp những ý kiến đóng góp chân thành để bổ sung, sửa chữa, hoàn chỉnh hơn, để có thể vận dụng tốt hơn vào thực tiễn bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của tổ chuyên môn nói riêng, của nhà trường nói chung trong thời gian tới, để đưa sự nghiệp giáo dục của địa phương ngày một phát triển hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN Ngày 8 tháng 5 năm 2024 Người viết sáng kiến Phùng Lương Toan .
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp nâng cao cất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
7 p | 1313 | 365
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giới thiệu một số trò chơi âm nhạc bậc Tiểu học
5 p | 1767 | 249
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn luyện đạo đức cho học sinh Tiểu học
4 p | 1470 | 224
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kỹ năng thiết kế hoạt động ngoại khóa ở Liên đội tiểu học Tiên Cát
20 p | 384 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh chưa hoàn thành tiến bộ trong học tập
11 p | 181 | 26
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lớp 5A2 tại trường Tiểu học số 2 Thanh Xương
16 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh lớp 1
18 p | 134 | 18
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giúp học sinh thực hiện tốt 4 phép tính với phân số trong môn toán lớp 4
11 p | 73 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn kỹ năng thực hành luyện gõ 10 ngón cho học sinh lớp 4
32 p | 24 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3B trường Tiểu học Yên Lãng 1 học tốt môn Toán
28 p | 16 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết thực hành trên máy tính trong môn Tin học lớp 4
19 p | 16 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 2
20 p | 52 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Lớp 2
17 p | 13 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng lớp học thân thiện tại lớp 5B trường tiểu học Giao Châu năm học 2021 - 2022
14 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giúp học sinh chưa hoàn thành môn Toán ở lớp 4 biết thực hiện phép chia
17 p | 20 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp lưu giữ sản phẩm của học sinh lớp 1 sau các tiết học
18 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giúp học sinh lớp 5 hoàn thành tốt việc thực hiện các nề nếp lớp học
16 p | 13 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn