intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh yếu kém góp phần nâng cao chất lượng dạy học

Chia sẻ: Tomjerry004 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

27
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ban giám hiệu phải nhận thức sâu sắc, đầy đủ về tầm quan trọng của công tác phụ đạo học sinh yếu kém; Tăng cường chỉ đạo vấn đề phân loại học sinh yếu kém, lên chương trình, thời gian phụ đạo học sinh yếu kém một cách khoa học, hợp lý; Tăng cường chỉ đạo tổ chuyên môn làm tốt vai trò nồng cốt trong công tác phụ đạo học sinh yéu kém;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh yếu kém góp phần nâng cao chất lượng dạy học

  1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP          CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM                                            I. ĐẶT VẤN ĐỀ:    Theo Luật giáo dục Việt Nam, giáo dục TH và giáo dục THCS là các cấp học phổ  cập giáo dục(điều 10). Để đạt được và giữ vững phổ cập giáo dục, bên cạnh làm tốt   công tác huy động trẻ trong độ tuổi đến trường, duy trì tốt số lượng học sinh, cần coi   trọng đến chất lượng giáo dục, đảm bảo cho trẻ  em không những “được học’ mà  còn“học được”.   Cuộc vận động “Kỉ cương ­Tình thương­ Trách nhiệm trong toàn Ngành đã và đang   được đẩy mạnh, cùng với việc triển khai các cuộc vận động “ Học tập và làm theo   tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, kết hợp cuộc vận động “ Hai không” với bốn nội  dung: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, không vi   phạm phẩm chất người thầy giáo, khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp”.   Để  nâng cao giá trị thực tiễn các cuộc vận động đòi hỏi đội ngũ CB­ GV càng phải   nhận thức đầu đủ hơn, triển khai hoạt động dạy học tích cực hơn, tạo bước chuyển   biến mạnh mẽ trong công tác phụ  đạo học sinh yếu kém, khắc phục tình trạng học   sinh ngồi nhầm lớp.  Trong các nhà trường, việc tổ  chức các lớp học phụ  đạo cho học sinh yếu kém là  việc làm thường xuyên chứ không phải chỉ là phong trào thi đua hoặc để đối phó với   một đợt thi hoặc kiểm tra.     “Một số biện pháp chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh yếu kém góp phần nâng cao   chất lượng  dạy học ”        II. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM *Tiếp tục tuyên truyền cuộc vận động”Hai không”; xác định rõ trọng tâm cuộc vận   động: Dạy thật­ học thật, học sinh lên lớp thực chất. Biện pháp 1: Ban giám hiệu phải nhận thức sâu sắc, đầy đủ  về tầm quan trọng   của công tác phụ đạo học sinh yếu kém.  ­ Tiếp tục phối hợp với các tổ  chức trong nhà trường thực hiện tốt cuộc vận động  “Hai không”, cuộc vận động “Dân chủ, kỉ  cương, tình thương, trách nhiệm”; thể  hiện bằng các việc làm cụ thể, giúp các em vượt qua tình trạng học yếu, tự tin vươn   lên. ­ Lập kế hoạch chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh yếu kém, thiết lập bộ hồ sơ theo   dõi thường xuyên về: Nội dung, chương trình, bài soạn, kết quả  tiến bộ  của học   sinh... ­ Phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong đội ngũ: Ban giám hiệu lên kế  hoạch phụ đạo theo thời khóa biểu cố  định­ Các tổ  chuyên môn nắm kế  hoạch chỉ  đạo của trường, kiểm tra, đôn đốc việc phụ  đạo học sinh­ Giáo viên thực hiện  nghiêm túc kế  hoạch chỉ  đạo của nhà trường đề  ra­Tổ  chuyên môn, Ban giám hiệu   kiểm tra công tác phụ đạo, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch phụ đạo phù hợp tình hình  từng giai đoạn. Giáo viên thực hiện nghiêm túc kế hoạch chỉ đạo của nhà trường đề  ra.   1
  2. ­ Tăng cường dự giờ thăm lớp, giúp đội ngũ nắm chắc các PP dạy học đối với từng   loại bài trên lớp, phương pháp tiếp cận đối tượng học sinh yếu kém trong từng tiết  học. ­ Tăng cường kiểm tra việc thực hiện của giáo viên, thể hiện qua các hình thức: + Sơ đồ lớp ( thể hiện vị trí ngồi của học sinh yếu, đôi bạn cùng tiến). + Dạy học trên lớp (cách giao việc, tiếp sức đối với học sinh yếu). + Chấm chữa bài cho học sinh yếu. + Theo dõi học sinh yếu. ­ Phối hợp với các lực lượng trợ  giúp học sinh yếu: Hội khuyến học, Cựu giáo   chức...  (Căn cứ vào thực tế để có biện pháp phù hợp: Ví dụ: Gia đình có hoàn cảnh   khó khăn thì có thể  trợ  giúp SGK, vở... Học sinh lười học ham chơi, cần phối hợp   trò chuyện giúp các em thấy rõ ích lợi của việc học, khuyến khích động viên các   em...). ­ Kiểm tra chặt chẽ việc đánh giá chất lượng học sinh yếu (  Kiểm tra thường xuyên,   kiểm tra định kỳ). Trong các lần kiểm tra, học sinh yếu ngồi riêng, cán bộ  quản lý  hoặc tổ trưởng trực tiếp coi và chấm bài kiểm tra. ­ Thường xuyên tổ chức các chuyên đề liên quan đến công tác phụ đạo học sinh yếu   kém. Có thể tổ chức theo hình thức sinh hoạt chuyên môn liên trường… ­ Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua tự  giác­ hiệu qủa theo tinh thần cuộc vận  động “ hai không”. Kết hợp chặt chẽ  với Công đoàn động viên đoàn viên lao động  triển khai cuộc vận động đồng thời tìm tòi các biện pháp, giải pháp giúp đỡ học sinh   yếu kém.  Phối hợp với Hội khuyến học khen thưởng cho học sinh y ếu v ươn lên  trung bình, lớp không còn học sinh yếu ( qua các đợt kiểm tra định kỳ). Biện   pháp   2:   Tăng   cường   chỉ   đạo   vấn   đề   phân   loại   học   sinh   yếu   kém,   lên   chương trình, thời gian phụ đạo học sinh yếu kém một cách khoa học, hợp lý:  *Chỉ đạo phân loại học sinh yếu kém: đây là một việc làm tạo thuận lợi cho quá trình  phụ đạo. Đối tượng học sinh phải học phụ đạo là những học sinh có điểm kiểm tra   định kì không đạt trung bình. Học sinh yếu kém có thể  phân thành nhiều loại: Học  sinh “mất gốc” từ lớp dưới; học sinh có khả năng học được nhưng lười học…  *Chỉ đạo lên chương trình:  Giáo viên chủ nhiệm lập danh sách HS yếu các kĩ năng,   lên kế hoạch, chương trình phụ đạo.          ­ Nội dung kiến thức cơ bản.         ­ Kỹ năng vận dụng làm bài tập, thực hành.         ­ Ban giám hiệu duyệt chương trình phụ đạo, theo dõi quá trình thực hiện. Biện pháp 3:  Tăng cường chỉ đạo tổ chuyên môn làm tốt vai trò nồng cốt trong   công tác phụ đạo học sinh yéu kém: ­ Chỉ đạo tổ chuyên môn nắm kế hoạch chỉ đạo của trường, lên kế hoạch triển khai   công tác phụ đạo học sinh yếu kém trong tổ một cách thường xuyên, kịp thời, có hồ  sơ theo dõi đầy đủ.   ­ Chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, thông qua dự  giờ­trao đổi­  hội thảo;  tăng cưòng giúp đỡ  giáo viên còn thiếu kinh nghiệm hoặc năng lực sư  phạm còn hạn chế;   cách giáo viên tiếp cận  học sinh yếu kém, kèm cặp giúp đỡ,  tiếp sức từng đối tượng học sinh một cách phù hợp trong từng tiết học trên lớp.   2
  3. ­ Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm thường xuyên về công tác  phụ  đạo học sinh yếu kém, giúp đỡ  đồng nghiệp và bản thân xây dựng nội dung và  phương pháp  dạy học một cách khoa học và có hiệu quả.  Họp tổ khối hàng tuần để  cùng phân tích nguyên nhân, bàn kế hoạch khắc phục học sinh yếu.  Đề xuất với nhà  trường   về   cách   khắc   phục   học   sinh   yếu. ­ Chỉ  đạo tổ  chuyên môn thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các biện pháp khắc phục   HS yếu , giao trách nhiệm cho từng giáo viên và báo cáo thường xuyên cho nhà   trường. Tổ trưởng báo cáo tiến độ tiếp thu của những em học sinh yếu qua các buổi  sinh hoạt chuyên môn hàng tháng. ­ Chỉ  đạo tổ  chuyên môn thường xuyên tổ  chức bồi dưỡng cá biệt ngoài giờ  chính   khóa ( cuối buổi học hàng ngày hoặc thứ bảy) do một trong hai giáo viên cùng khối  đảm trách ( tự nguyện). Biện pháp 4:Đề  cao vai trò chủ  đạo của giáo viên trong công tác phụ  đạo học   sinh yếu: Giáo viên là nhân tố hết sức quan trọng trong việc khắc phục học sinh yếu. Nói cách   khác, thành hay bại của công việc này phần lớn do giáo viên. Giáo viên được ví như  một người huấn luyện viên trưởng. Nếu có được những thầy cô tâm huyết, có kinh   nghiệm dạy học sinh yếu, tận tụy với từng học sinh thì kết quả  mới khả  quan   được. Bởi vì, với học sinh yếu, giáo viên phải vừa dạy vừa dỗ các em đi từ  những   cái cơ  bản nhất của môn học. Thực tế  có nhiều thầy rất giỏi nhưng khi dạy đối  tượng học sinh này thì không hiệu quả. Ngược lại có những thầy không phải siêu  sao gì nhưng kỉ lưỡng, tỉ mỉ và kiên trì với học sinh thì sẽ đạt hiệu quả cao. Chính vì   thế, việc chọn giáo viên phụ  đạo cho học sinh yếu kém vừa trên cơ  sở  tự  nguyện  vừa trên cơ sở dựa vào tâm huyết, sự tận tụy, chu đáo, quan tâm của từng giáo viên  và tổ  chuyên môn cũng không đứng ngoài việc này. Ban giám hiệu cần chỉ   đạo  người “huấn luyện viên trưởng” thực hiện tốt các vấn đề sau: ­ Từ  đầu năm học, giáo viên chủ  nhiệm phải nắm chắc tình hình học sinh của lớp  mình xem những em nào yếu kém, yếu những môn gì hay yếu toàn bộ. GV chủ  nhiệm phải tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình   trạng yếu kém. Thăm hỏi gia đình học sinh, bàn bạc trao đổi với phụ  huynh để  có  biện pháp rèn cặp.  ­ Lập kế hoạch phụ đạo theo năm, tháng, tuần ngay từ đầu năm học, giữa kì, cuối kì  và theo dõi lưu giữ cuối năm học nộp cho chuyên môn (để  bàn giao cho chủ  nhiệm   đầu năm học sau theo mẫu).   Xem xét sự  tiến bộ  qua hàng tháng, qua các đợt kiểm   tra, nộp hồ sơ tại trường ( lưu giữ đến các năm sau, ngăn chặn tình trạng né tránh,   đổ  lỗi cho nhau). Riêng giáo viên lớp 5: Chuyển giao chất lượng học sinh lớp 5 lên  THCS, lấy chất lượng kiểm tra cuối kỳ  2   các môn: Toán, Tiếng Việt làm cơ  sở  chính.  ­ Chú trọng học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh  nghèo, vì những học sinh yếu  thường hay tự  ti, hay mặc cảm. ­ Nâng cao chất lượng dạy học học sinh yếu ở các khâu:   3
  4. + Xây dựng chương trình, kế  hoạch phụ  đạo học sinh yếu ( đảm bảo kiến thức, kĩ  năng). + Bài soạn: Phải thể hiện rõ nội dung kiến thức, kĩ năng cần được tiếp sức cho học   sinh yếu ( tạo điều kiện cho các em tiến kịp các bạn trong lớp). + Dạy học: Phải có sơ  đồ  chỗ  ngồi ( Học sinh yếu phải được ngồi chỗ  thuận lợi   nhất, dễ  dàng cho giáo viên tiếp sức; làm tốt phong trào “Đôi bạn cùng tiến”bố  trí  học sinh giỏi ngồi cạnh để  giúp giáo viên trong một số  trường hợp cụ  thể). Trong   từng phần của tiết học, cần lựa chọn hình thức dạy học phù hợp, tiết kiệm thời gian   để  giáo viên được tiếp cận, giúp đỡ  học sinh yếu nhiều hơn.  Giảng dạy trên lớp  ở  từng phần của mỗi tiết học cần lựa chọn hình thức hoạt động cho học sinh cả  lớp   một cách phù hợp, tiết kiệm được thời gian để tranh thủ tạo ra cơ hội cần thiết cho   giáo viên tiếp cận học sinh yếu kém nhằm kèm cặp, hưóng dẫn, tiếp sức cần thiết   trong mỗi tiết dạy. Mỗi học sinh yếu kém phải hoạt động tối thiểu như  nhắc lại   định nghĩa, định lý, quy tắc, đọc đoạn văn... Nội dung này được coi là biện pháp  trọng tâm chủ yếu nhất trong công tác nâng cao chất lượng học sinh yếu kém và ngồi  nhầm lớp do đó cần quan tâm thường xuyên và triển khai liên tục.   Chẳng hạn, đối với phân môn chính tả: Trong lớp học có học sinh yếu về viết, viết   rất chậm thì giáo viên đọc thật chậm, đọc xong phải đến tiếp sức cho học sinh, động  viên học sinh, hoặc khi giáo viên đọc cho HS viết thì đối với học sinh yếu giáo viên   cho học sinh mở SGK để tập chép...    Hay đối với phân môn Tập đọc: Học sinh không đọc được các bài tập đọc hoặc  đọc với tốc độ rất chậm. Giáo viên vẫn dạy bình thường, đến phần luyện đọc giáo   viên gọi em đó đọc nhưng chỉ  đọc một chữ  cái, âm, vần, ghép tiếng dần dần học   sinh đọc được và nâng cao dần lên (tập đọc). Trong phần tìm hiểu bài cũng cho các  em học sinh yếu tham gia bình thường nhưng chỉ  hỏi những câu dễ  và gần gũi để  các   em   trả   lời   được.   ­ Tăng cường công tác kiểm tra, chấm chữa của giáo viên đối với học sinh trong các  tiết luyện tập, chấm hết tất cả  các bài tập, chấm chữa kĩ các lỗi mà học sinh yếu   hay vấp phải. Thường xuyên khuyến khích, động viên  để các em cố gắng. ­ Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý thuận tiện đối với đối tượng này để giáo viên có nhiều cơ  hội, tiếp sức kịp thời. Phân công HS khá, giỏi giúp đỡ bạn ở trường, ở nhà. Xây dựng   các nhóm học tập, thi đua trong các nhóm có học sinh yếu. ­ Thường xuyên phối hợp với phụ  huynh, kiểm tra việc tự học  ở nhà (  ngăn chặn   học sinh đi chơi không làm bài tập); Thông tin cho phụ huynh ít nhất mỗi tháng 1 lần  (  Qua phiếu theo dõi). Sau mỗi lần thông tin, phụ  huynh phải   ký cam kết trách   nhiệm về việc kèm cặp con em mình.  Tóm lại, người giáo viên chủ  nhiệm phải nắm bắt tình hình học tập cũng như  diễn biến về tư tưởng của các em học sinh yếu, báo cáo thường xuyên cho BGH nhà  trường, để  nhà trường có kế  hoạch chỉ  đạo một cách sát sao, kịp thời hơn, có như  vậy công tác phụ đạo học sinh yếu kém mới đạt hiệu quả như mong muốn. Biện pháp 5: Phối kết hợp tốt với chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh   cùng giúp sức giáo dục, giúp đỡ học sinh yếu kém vươn lên:    *Đối với chính quyền địa phương:   4
  5. ­ Tham mưu với địa phương có biện pháp hỗ  trợ  vật chất cho những gia đình gặp  khó   khăn.  ­ Duy trì tốt mối liên hệ với UBND xã và các thôn, thường xuyên báo cáo về những  phụ huynh không quan tâm đến việc học của con cái, phó mặc việc học của con cho   nhà trường và các thôn có biện pháp nhắc nhở, động viên những phụ huynh học sinh   này. * Đối với phụ huynh học sinh:   Ban giám hiệu phải phối hợp thật tốt với các tổ chức đoàn thể và Ban đại diện hội  cha mẹ học sinh, đặc biệt là những phụ  huynh có con em thuộc diện phải phụ đạo.  Phải trao đổi, giải thích rõ cho cha mẹ  học sinh hiểu được sức học cụ  thể  của con  em họ, biết được sự  lo lắng, quan tâm và trách nhiệm của nhà trường để  phối hợp,  tạo điều kiện cho con em mình đi học đầy đủ. Làm thế  nào để  họ  thấy rằng việc  phụ  đạo là việc làm giúp đỡ  những học sinh yếu kém không theo kịp bạn bè, không  theo   kịp   chương   trình   học.   Giaoviệccụthểchophụhuynh ­Theo   dõi   và   kiểm   tra   bài   vở   của   con   em   mình. ­ Giúp đỡ HS trong quá trình học tập ở nhà, phải có thời gian biểu cho HS.                                     III. KẾT LUẬN 1.Kết quả đạt được :     Sau hai năm áp dụng các biện pháp nêu trên vào dạy học trong nhà trường, tôi tự  nhận thấy hiệu quả  đạt được rất cao: Số  lượng học sinh yếu càng ngày càng ít,   nhiều học sinh yếu đã vươn lên đạt điểm trung bình, thậm chí là điểm khá. Điều đó  thể hiện rất rõ nét qua các bảng số liệu sau: 2. Bài học kinh nghiệm:   Từ thực tiễn chỉ đạo công tác phụ  đạo học sinh yếu trong những năm qua, tôi đã  đúc rút lại ngắn gọn thành các bài học kinh nghiệm sau: 1. Quán triệt và nâng cao nhận thức tầm quan trọng, ý nghĩa của các cuộc vận động  do cấp trên phát động. 2. Xây dựng kế  hoạch chỉ đạo công tác phụ  đạo học sinh yếu kém cụ  thể, có   tính khả thi ngay từ đầu năm học. Phân công rõ người rõ việc. 3. Cần đề cao vai trò, trách nhiệm của tổ chuyên môn, giáo viên, phụ huynh, học sinh   trong công tác phụ đạo học sinh yếu. 4. Coi trọng công tác kiểm tra, đôn đốc để  giải quyết kịp thời các vướng mắc nảy  sinh trong quá trình thực hiện. 5. Làm tốt công tác tham mưu với các cấp uỷ  đảng, chính quyền địa phương, thôn.  Bởi khi các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương thông suốt, thấu hiểu vấn đề  sẽ  hỗ trợ, giúp sức cho nhà trường trong hoạt động dạy và học.                                                                                                                                                               NGƯỜI VIẾT                                                                                                                                  5
  6.   6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2