intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên trường Tiểu học

Chia sẻ: Tomjerry004 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:27

25
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm giúp đội ngũ giáo viên hiểu rõ mục đích của sinh hoạt chuyên môn mới là: Từng bước xây dựng văn hóa trong nhà trường, tạo môi trường giáo dục thân thiện, trong đó mọi thành viên đều tôn trọng, tin tưởng và mở rộng tâm hồn để học hỏi đồng nghiệp, giúp giáo viên hiểu sâu sắc hơn về học sinh, nâng cao năng lực giáo dục cho giáo viên;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên trường Tiểu học

  1. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI SINH HOẠT  CHUYÊN MÔN GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG  ĐỘI NGŨ TRONG NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC                                1
  2. Quảng Bình, tháng 5 năm 2015 CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI SINH HOẠT  CHUYÊN MÔN GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG  ĐỘI NGŨ TRONG NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC Họ và tên: Hoàng Thị Hòa Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Mỹ Thủy, Lệ Thủy                                2
  3. Quảng Bình, tháng 5 năm 2015 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI  SINH HOẠT  CHUYÊN MÔN GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO  VIÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 1. PHẦN MỞ ĐẦU  1.1. Lý do chọn đề tài: Quá trình phát triển của nhân loại đã chứng minh rằng mục tiêu giáo  dục đào tạo bao giờ cũng gắn liền với mục tiêu phát triển của xã hội, đó là sự  tác  động qua lại trong các mối quan hệ  xã hội và con người nó đảm bảo cho sự  phù  hợp trong các giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử  loài người. Trong giai  đoạn hiện nay, để  đáp  ứng xu thế  toàn cầu diễn ra mạnh mẽ  Đảng ta đã chủ  trương đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo. Đây chính là cơ sở vững  chắc trong bước đầu thực hiện toàn cầu hóa, việc đổi mới giáo dục một cách toàn   diện vừa đào tạo được những thế  hệ  trẻ  năng động, sáng tạo, tiếp cận được cái  mới thời đại vừa có bản lĩnh duy trì và phát triển truyền thống của dân tộc. Năm học 2014 – 2015 là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội XI  của Đảng về  đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn   hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế;  Tập trung chỉ đạo  việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, đổi mới mạnh mẽ  công  tác quản lí chỉ  đạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ  quản lí giáo dục; đề  cao trách   nhiệm, khuyến khích sự  sáng tạo của giáo viên và cán bộ  quản lí giáo dục. Đặc  biệt là năm Sở giáo dục ta triển khai việc thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn  đến tất cả các Phòng giáo dục trong toàn tỉnh. Chất lượng giáo dục trong nhà trường phụ  thuộc vào nhiều yếu tố  nhưng  chất lượng đội ngũ là yếu tố  mang tính quyết định. Để  chất lượng giáo dục thật  sự đạt được mục tiêu, yêu cầu đặt ra thì đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực không ngừng.   3
  4. Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện trong giáo dục chính là vấn đề  then chốt  trong giáo dục hiện nay. Đội ngũ có vững vàng trong chuyên môn, bản lĩnh trong  ứng xử các tình huống sư phạm và có nhận thức đúng đắn về công việc của mình   thì chất lượng giáo dục mới thật sự được cải thiện và nâng cao. Là một nhà quản  lý, việc đầu tiên để  nâng cao chất lượng giáo dục là xây dựng đội ngũ mạnh về  mọi mặt, thường xuyên tiếp cận được với đổi mới của giáo dục trong mọi giai  đoạn lịch sử của xã hội. Công tác chuyên môn là một trong những hoạt động quan trọng, chủ  yếu   quyết định đến sự  tồn tại, phát triển của một nhà trường. Một nhà trường chỉ  có  thể  lớn mạnh trước hết phải bằng từ  nội lực của mình, đó chính là năng lực   chuyên môn của đội ngũ. Môi trường bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hiệu quả  nhất  phải nói đến hoạt động sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường.  Sinh hoạt chuyên môn là một việc làm thường xuyên, quen thuộc trong hoạt  động nhà trường. Đây là một hình thức bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cho đội  ngũ giáo viên, từ  đó nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Song song với việc   ứng dụng mô hình dạy học VNEN vào dạy học trên lớp, đổi mới đánh giá học sinh   theo TT30/2014 ngày 28/8/2014 của Bộ giáo dục là việc đổi mới sinh hoạt chuyên  môn trong nhà trường năm học 2014 – 2015 của nhà trường Tiểu học trên tỉnh   Quảng Bình nói chung. Chính vì vậy đổi mới sinh hoạt chuyên môn là một nhiệm  vụ trọng tâm của năm học 2014 – 2015.  Đổi mới sinh hoạt chuyên môn là việc làm hết thức cấp thiết trong giai đoạn  hiện nay. Việc đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn phải được thực hiện một cách  đồng bộ, triệt để, vận dụng phải phù hợp với thực tế  từng đơn vị, từng địa bàn  mới có hiệu quả  thật sự. Phải làm gì để  sinh hoạt chuyên môn thực sự  đổi mới?  Chỉ  đạo đội ngũ thực hiện sinh hoạt chuyên môn như  thế  nào để  vừa đi đúng   hướng, vừa đảm bảo sự  phù hợp với thực tế? Vận dụng thế  nào để  sinh hoạt   chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cáo chất lượng giáo dục  theo mục tiêu đổi mới? Đó là những nội dung bản thân tôi luôn trăn trở trong công  tác chỉ đạo.  Xác định đổi mới sinh hoạt chuyên môn là vấn đề then chốt trong thực hiện   đổi mới giáo dục hiện nay, giúp đội ngũ hiểu rõ mục đích của sinh hoạt chuyên  môn mới là: Từng bước xây dựng văn hóa trong nhà trường, tạo môi trường giáo   4
  5. dục thân thiện, trong đó mọi thành viên đều tôn trọng, tin tưởng và mở  rộng tâm  hồn để  học hỏi đồng nghiệp, giúp giáo viên hiểu sâu sắc hơn về  học sinh, nâng   cao năng lực giáo dục cho giáo viên; Thiết lập và xây dựng được quy trình sinh  hoạt chuyên môn mới để từng bước thực hiện đổi mới giáo dục một cách đồng bộ,  nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và sự phát triển bền vững của nhà trường.  Chính vì vậy tôi chọn đề  tài  “Một số  biện pháp chỉ  đạo đổi mới sinh hoạt   chuyên môn góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên trường Tiểu   học” dưới góc độ là một nhà quản lý. 1.2. Những điểm mới của đề tài:  Sinh hoạt chuyên môn đã được nhiều đề  tài của đồng nghiệp đề  cập đến  nhưng  sinh hoạt chuyên môn mới  chỉ  mới được triển khai đại trà từ  năm học   2014 – 2015 này. Do vậy ngoài một số  vấn đề  nói đến sinh hoạt chuyên môn   truyền thống được sử  dụng trong sinh hoạt chuyên môn  ở  đề  tài này chỉ  rõ điểm   mới là:  Chỉ đạo kỹ năng điều hành, chia sẻ trong sinh hoạt chuyên môn; Kỹ  năng   thực hành sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học; Kỹ  năng vận dụng mô  hình dạy học VNEN ở mức độ 1 vào dạy học chương trình hiện hành.  Phạm vi áp dụng đề  tài: Đề  tài áp dụng đối với công tác chỉ  đạo đổi mới  công tác chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ trường Tiểu học. 5
  6. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng về sinh hoạt chuyên môn trong những năm qua: a. Đặc điểm đội ngũ: Tổng số cán bộ giáo viên gồm 29 đồng chí, trong đó giáo viên có 24 đồng chí,   chia làm 2 tổ chuyên môn. Trình độ  giáo viên: Trên chuẩn 24/24 – 100%, trong đó:  Đại học 16 – 66,7 %; Cao đẳng 8 – 33,3%. b. Thuận lợi: Trường Tiểu học tôi đang công tác thuộc vùng thuận lợi trên địa bàn huyện.   Trường đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ II. Trình độ đội ngũ 100% trên chuẩn, trong   đó Đại học chiếm 72%. Đội ngũ có ý thức trong việc chăm lo công tác bồi dưỡng,  tự  bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, có tâm huyết với nghề  nghiệp. Tổ  trưởng   chuyên môn có nhiều năm công tác, có kinh nghiệm trong giáo dục học sinh cũng  như trong hoạt động chuyên môn. Ban giám hiệu có trình độ Đại học, có ý thức cao  trong nhiệm vụ, luôn chăm lo cho công tác chuyên môn của đội ngũ cũng như chất   lượng giáo dục học sinh. c. Khó khăn: 6
  7. Đội   ngũ   giáo   viên   tuổi   đời,   tuổi   nghề   bình   quân   trẻ,   kinh   nghiệm   trong   chuyên môn, trong giáo dục cũng như  kinh nghiệm sống còn ít. Việc tiếp cận đổi  mới trong giáo dục có nhiều hạn chế. Trong sinh hoạt chuyên môn giáo viên còn  ngại trao đổi ý kiến, chưa mạnh dạn đặt ra vấn đề  cần đồng nghiệp giúp đỡ.   Trước yêu cầu đặt ra của đổi mới nhiều giáo viên còn ngại thay đổi. Công tác  tuyên truyền với phụ  huynh để  phối hợp giáo dục theo yêu cầu đổi mới chưa đủ  mạnh để giúp  phụ huynh hiểu được sự cần thiết phải đổi mới của giáo dục, đặc  biệt TT30/2014 và sự  thay đổi không gian lớp học của mô hình dạy học VNEN.  Một số  giáo viên nhận thức chưa thật sâu sắc mục đích, cách thức trong đổi mới   sinh hoạt chuyên môn. d. Những thành quả đã đạt được:  Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động thường xuyên, xuyên suốt năm học trong   quá trình thực hiện nhiệm vụ  giáo dục. Đây là hình thức bồi dưỡng đội ngũ giáo  viên về năng lực chuyên môn nghiệp vụ phục vụ công tác giáo dục nhằm nâng cao   chất lượng dạy học. Trong công tác chỉ  đạo nhà trường đã thực sự  quan tâm đến   sinh hoạt chuyên môn, tập trung đầu tư  nhiều trí tuệ, thời gian để  nâng cao hiệu  quả  trong sinh hoạt chuyên môn. Đội ngũ giáo viên đã khắc phục khó khăn trước   mắt và xác định được mục tiêu, nhiệm vụ trong hoạt động chuyên môn của trường.  Các tổ chuyên môn đã tham mưu Ban giám hiệu nhà trường tổ chức các chuyên đề  nhằm tháo gỡ  những vướng mắc trong dạy – học cũng như  trong giáo dục học  sinh. Nhiều chuyên đề đã được củng cố lại một cách có hệ  thống, một số  chuyên  đề  đã được chú trọng đi sâu từng bước tiếp cận trong nhận thức cũng như  trong   vận dụng thực hành. e. Những tồn tại cần khắc phục: Mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực song bên cạnh vẫn còn nhiều hạn   chế. Trong sinh hoạt tổ  chuyên môn vẫn còn nét rập khuôn, điểm mới trong sinh  hoạt chuyên môn được đưa vào một cách cứng nhắc như một bước tiến trình sinh   hoạt chuyên môn. Việc chia sẻ  trong thảo luận còn dè dặt, cơ  bản là đồng ý. Kỹ  năng điều hành của tổ trưởng chưa hiệu quả, chưa hướng người thảo luận đưa ra  7
  8. được các vấn đề  cần giải quyết trong buổi sinh hoạt chuyên môn, cách điều hành   của người chủ  trì chưa có sức thuyết phục nên chưa thu hút được giáo viên tham   gia thảo luận. Sau dự  giờ  giáo viên góp ý chưa thật sự  đi sâu vào hoạt động học  của học sinh, hiệu quả của tiết học, vẫn còn “góp ý cách dạy của giáo viên” gây áp  lực cho người dạy thực hành tiết dạy. Giáo viên chưa biết tự đánh giá mình thông   qua dự  giờ  tiết dạy của đồng nghiệp. Việc xây dựng kế  hoạch trong sinh hoạt   chuyên môn của tổ còn phụ thuộc vào kế hoạch chỉ đạo của nhà trường, chưa chủ  động lựa chọn nội dung thiết thực, cấp thiết phù hợp với tình hình chuyên môn tổ.   Công tác chỉ  đạo sinh hoạt chuyên môn của Ban giám hiệu phần lớn giao cho tổ  chuyên môn tổ  chức,  điều hành, thiếu sự  chỉ   đạo sâu sát của cán bộ  quản lý.  Chuyên đề mới chưa được tìm tòi, nghiên cứu, đón đầu trong chỉ đạo. h. Nguyên nhân của tồn tại: Cách sinh hoạt chuyên môn truyền thống đã đi sâu vào ý thức, nếp làm việc  của đội ngũ, sự thay đổi là việc làm chưa thể trong thời gian ngắn được. Nội dung   sinh hoạt chuyên môn chưa phong phú, còn gò bó, đơn điệu, chưa đi sâu vào trọng  tâm đổi mới các chuyên đề  sinh hoạt, chưa tập trung vào các biện pháp tháo gỡ  vướng mắc trong dạy học, đổi mới giáo dục. Nhiều giáo viên chưa thực sự  coi trọng hoạt động sinh hoạt chuyên môn,   tham gia với ý thức lắng nghe tổ trưởng triển khai các nội dung. Bên cạnh đó việc   chuẩn bị cho buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ chưa chu đáo, chưa định hướng nội   dung cần tập trung và mục đích cần đạt đến sau buổi sinh hoạt. Khả  năng điều   hành của chủ  trì chưa đủ  sức thuyết phục các thành viên tham gia đạt hiệu quả.   Hình thức sinh hoạt chuyên môn chưa có sự đổi mới. Công tác chỉ  đạo sinh hoạt chuyên môn chưa được cán bộ  quản lý thực sự  quan tâm đến chất lượng, thiếu sự đôn đốc kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh. 2.2 Một số  biện pháp chỉ  đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn  nâng cao chất lượng đội ngũ: 2.2.1. Giáo dục nâng cao nhận thức của đội ngũ về  đổi mới giáo dục   gắn liền với đổi mới sinh hoạt chuyên môn. 8
  9. Thực hiện chủ  trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ  thông, Bộ  giáo dục đào tạo đã ban hành các văn bản chỉ đạo đổi mới trong giáo dục. Xác định   được nhiệm vụ cơ bản trong năm học về việc đổi mới giáo dục trường chúng tôi  đã tổ  chức công tác truyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho đội ngũ về  những vấn đề đổi mới giáo dục trong nhà trường. Đầu năm chúng tôi đã chuyển những thông tin về định hướng nhiệm vụ năm   học, nội dung đổi mới đến cán bộ giáo viên qua thông tin trang Website của trường,   đội ngũ nghiên cứu tìm hiểu. Tháng 8/2014 nhà trường tổ chức cho đội ngũ học tập   trung những vấn đề cơ bản trong chuyên môn, chỉ đạo chuyên môn, tổ chuyên môn  nhà trường đi sâu tìm hiểu TT30/2014, nội dung đổi mới sinh hoạt chuyên môn tập  trung về các kỹ năng sinh hoạt chuyên môn do Bộ giáo dục ban hành, mô hình dạy   học VNEN và cách vận dụng ở mức độ 1 vào dạy học trong nhà trường. Thông qua nội dung các cuộc họp triển khai nhiệm vụ năm học các cấp, tôi  đã phối hợp với đồng chí phó hiệu trưởng, Chủ  tịch công đoàn quán triệt đến đội   ngũ CBGV tinh thần thực hiện đổi mới giáo dục, những điểm trọng tâm của năm   học mới; Mục đích, yêu cầu, việc làm cụ  thể  của những chuyên đề  đổi mới giáo  dục; Sự  bức thiết phải đổi mới trong giai đoạn hiện nay; Sự  tác động lẫn nhau   trong đổi mới hình thức dạy học – đổi mới đánh giá học sinh – đổi mới sinh hoạt   chuyên môn. Để  chuyển tải được tất cả  các nội dung trên đến đội ngũ cán bộ  giáo viên,   trước hết tôi phải nghiên cứu kỹ  những mục đích, nội dung, quan điểm trong đổi  mới của cấp trên ban hành. Trong tuyên truyền tôi đặc biệt nhấn mạnh mục đích,   yêu cầu của đổi mới, nhiệm vụ  và những việc làm cụ  thể  của cán bộ  giáo viên   trong quá trình thực hiện. Với những việc làm cụ thể trên đã góp phần chuyển biến   tốt trong nhận thức của đội ngũ về  những vấn đề  đổi mới  đối với công tác giáo  dục trong nhà trường. Từ  đó đã tạo được động cơ  thực hiện nhiệm vụ  đúng đắn  của đội ngũ trong đổi mới sinh họat chuyên môn. 2.2.2. Chỉ  đạo xây dựng kế  hoạch sinh hoạt chuyên môn đảm bảo tính  khoa học, tính thực tế và khả thi đồng thời ưu tiên những vấn đề cấp thiết: 9
  10. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn tạo điều kiện cho người  quản lý có cách nhìn toàn diện, tổng thể về quá trình vận động, tiến lên của chuyên   môn đội ngũ. Từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời sát đúng trong quá trình thực  hiện. Sau khi có nhận thức đúng đắn về  đổi mới giáo dục, Ban giám hiệu nhà  trường đã chỉ  đạo tổ  chuyên môn xây dựng kế  hoạch sinh hoạt chuyên môn theo  quy trình: Tổ chuyên môn căn cứ  đặc điểm đội ngũ (về  trình độ, năng lực chuyên   môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác,...), phân tích kỹ những mặt mạnh, mặt yếu   của tổ viên căn cứ những vấn đề cần ưu tiên trong sinh hoạt chuyên môn, tổ thảo   luận lựa chọn những vấn đề  cần thiết bồi dưỡng đội ngũ mình để  nâng cao năng   lực, chuyên môn nghiệp vụ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đặc biệt nhiệm vụ  đổi mới giáo dục. Đề xuất với Hiệu trưởng nội dung sinh hoạt chuyên môn xuyên  suốt năm học, xây dựng quy trình thực hiện phù hợp với đặc điểm của từng giai   đoạn. Căn cứ  vào nhiệm vụ  năm học của bậc học, kế  hoạch hoạt động của nhà   trường,   đặc   điểm   đội   ngũ   chung   toàn   trường,   đặc   điểm   đội   ngũ   riêng   của   tổ  chuyên môn, bản kế hoạch chi tiết của hai tổ chuyên môn và đề xuất của phụ trách  chuyên môn tôi đã xây dựng chi tiết kế  hoạch sinh hoạt chuyên môn cho cả  năm  học. Bản kế hoạch đã chỉ rõ nội dung công việc trong từng giai đoạn của năm học  phù hợp với nội dung chương trình dạy học. Xác định năm học 2014 – 2015 có   nhiều điểm mới trong giáo dục tôi đã xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn với   những chuyên đề cụ thể, ưu tiên các chuyên đề đổi mới: Đổi mới sinh hoạt chuyên   môn tập trung kỹ năng điều hành và kỹ  năng chia sẻ; Ứng dụng mô hình dạy học  VNEN; Thực hiện TT30/2014 về  đánh giá học sinh; Sinh hoạt chuyên môn thông  qua nghiên cứu bài học. Kế  hoạch chỉ  đạo sinh hoạt chuyên môn có sự  thống nhất từ  chỉ  đạo của   Hiệu trưởng, phụ trách chuyên môn, tổ chuyên môn trong nhà trường. Đây là điểm  nhất thiết phải đảm bảo tốt, bởi vì sự  thống nhất trong kế  hoạch sẽ  giúp người  quản lý dề dàng trong kiểm tra, giám sát được thuận lợi. Sau khi bản kế hoạch của  chỉ  đạo đã được ban hành, tôi tiếp tục chỉ  đạo tổ  chuyên môn hoàn thành bản kế  hoạch chi tiết cho bộ phận của mình, chuyển Hiệu trưởng duyệt kế  hoạch trước   khi triển khai thực hiện.  10
  11. Xây dựng kế hoặc sinh hoạt chuyên môn phải đảm bảo quy trình, do vậy tôi  rất quan tâm đến vấn đề này, chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch theo quy   trình   sau:  Sơ đồquy trình xây dựng kếhoạch tổchuyên môn Hiệu trưởng phê Đạt duyệt kế Chưa đạt hoạch của TCM TTCM điều TTCM       TTCM xây chỉnh TTCM hoàn công bố và dựng dự thảo  kế hoạch thiện kế triển khai kế hoạch  SHCM hoạch SHCM thực hiện SHCM KH SHCM Thông qua,  lấy ý kiến của tập thể TCM  11 2.2.3. Một số  vấn đề  trong triển khai thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên  môn. Sinh hoạt chuyên môn rất đa dạng, phong phú về  hình thức cũng như  nội   dung. Làm thế nào để việc triển khai các chuyên đề đạt hiệu quả trong bồi dưỡng  đội ngũ, cả những nội dung chuyên đề  cần củng cố lẫn những chuyên đề mới. Ở  đây tôi xin đề cập đến hai khía cạnh trong chỉ đạo việc triển khai chuyên đề  sinh  hoạt chuyên môn. Quy trình chỉ đạo thực hiện sinh hoạt chuyên môn: Xây dựng quy trình thực hiện bên cạnh việc ưu tiên những vấn đề  đổi mới,  người Hiệu trưởng phải phân định rõ thời gian và nội dung chuyên đề  bồi dưỡng;  Phân công rõ người, rõ việc, lựa chọn người thực hiện phải phù hợp năng lực, sở  trường để đạt hiệu quả như mong đợi. 11
  12. VD: Quy trình chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn: Thời gian Nội dung chuyên đề Người thực  Điều chỉnh hiện Tháng 8 Đổi mới sinh hoạt chuyên môn:  Hiệu trưởng Kỹ năng chia sẻ, điều hành Thời gian Nội dung chuyên đề Người thực  Điều chỉnh hiện Tháng 9 Ứng dụng mô hình dạy học  P. Hiệu trưởng VNEN về thay đổi không gian  lớp học. Tháng 10 Thực hiện TT30/2014 về đổi  P. hiệu trưởng mới đánh giá học sinh. Tháng 11 Sinh hoạt chuyên môn theo  Hiệu trưởng nghiên cứu bài học. Tháng 12 Đánh giá thường xuyên học sinh  TT khối 4,5 theo TT30/2014 Tháng 1 Dạy học theo mô hình VNEN,  TT khối 1,2,3 kỹ năng dạy học nhóm. ..... ..... ..... Tháng 5 ... ... Năm học 2014 – 2015 trước yêu cầu nhiệm vụ năm học, tôi đã phân công ban  giám hiệu trực tiếp triển khai một số  chuyên đề  mang tính mới nhằm giúp giáo   viên sớm tiếp cận với những điểm mới hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Một số yêu cầu đặt ra đối với giáo viên:  Thiết nghĩ, đặt ra yêu cầu đối với giáo viên khi tham gia chuyên đề trong sinh   hoạt chuyên môn chính là định hướng cho người tham gia chuyên đề, do vậy trong  quá trình thực hiện tôi thường đặt ra một số yêu cầu đối với giáo viên tham gia: ­ Khi tiếp thu chuyên đề do nhà trường triển khai, giáo viên phải nắm rõ mục   đích của chuyên đề là gì. Sau chuyên đề giáo viên phải biết được gì và phải làm gì  để áp dụng vào thực tế, áp dụng như thế nào. Đó là  điểm mấu chốt của việc triển  khai sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề. Chính vì vậy, trong quá trình triển khai   chuyên đề   dù  ở  cấp nào tôi cũng yêu cầu giáo viên phải trả  lời được những câu  12
  13. hỏi trên, nếu còn vướng mắc nhà trường tiếp tục chỉ đạo tháo gỡ qua các buổi sinh  hoạt chuyên môn tiếp theo.  ­ Bên cạnh đó, giáo viên còn tự  xây dựng cho mình những biệp pháp cá biệt  phù hợp với đặc điểm lớp mình, năng lực của bản thân khi vận dụng; Có những đề  xuất với tổ, Ban giám hiệu nhà trường hỗ  trợ  thêm những điều kiện có thể. Một   điều quan trọng để thay đổi nét sinh hoạt truyên thống là: Trong khi tiếp thu chuyên   đề  giáo viên không phải là người tiếp thu một chiều những vấn đề  đặt ra của  chuyên đề, mà phải đặt câu hỏi, trả  lời câu hỏi, thảo luận tìm ra cách giải quyết  những tình huống đặt ra khi thực hành trong thực tế.  ­ Việc đặt ra yêu cầu trên đã giúp cho tôi kiểm soát được chất lượng của  sinh hoạt chuyên môn sau mỗi lần triển khai. Từ  đó giúp tôi tự  tìm ra cách giải   quyết mới nếu chưa thành công. 2.2.4.    Tổ  chức cho đội ngũ tìm hiểu về  những vấn đề  đổi mới trong   chuyên môn. a. Vấn đề  về  “Kỹ  năng chủ  trì, điều hành, chia sẻ” trong sinh hoạt  chuyên môn:  Thông qua trang Website nhà trường, thời gian trước lúc thực hành chuyên đề  tôi tổ chức cho đội ngũ nắm được một số vấn đề sau: ­ Kỹ năng chủ trì, điều hành:  Người chủ trì điều hành thảo luận trong sinh  hoạt chuyên môn là người định hướng thảo luận tập trung vào những tình huống   thực tế mà chuyên đề đang đặt ra cần giải quyết.  Ví dụ: Hoạt động thảo luận và suy ngẫm trong nghiên cứu bài học là trọng   tâm thì thay vì mục đích đánh giá giáo viên, thảo luận cần làm rõ việc học của học  sinh diễn ra như  thế  nào: em nào học tốt, em nào gặp khó khăn trong học tập,   phong cách học tập, các điểm mạnh, điểm yếu của học sinh; Thảo luận đề  cập   đến giải pháp cải thiện trong việc học. Để  hoàn thành tốt nhiệm vụ điều hành người chủ  trì nên chú ý một số  vấn   đề sau: + Tạo cơ hội cho tất cả những người tham dự được phát biểu. 13
  14. + Gợi ý thảo luận tạo cơ  hội cho mọi người  học hỏi, phát triển năng lực   mới. + Ra quyết định kịp thời để hóa giải xung đột khi có những ý kiến trái chiều   trong thảo luận. + Tạo cơ  hội cho giáo viên cùng phát hiện, cùng giải quyết vấn đề  với tư  cách của những chuyên gia. Luôn tôn trọng sự khác biệt, đa chiều của người tham   gia. + Không nhất thiết tổng kết buổi thảo luận mà khuyến khích mỗi người tự  phát triển khả năng tự tổng kết của mình. ­ Kỹ năng chia sẻ: + Có 5 nguyên tắc cơ bản cần nắm: NT1. Từ bỏ thói quen quan sát, đánh giá người dạy. NT2. Nội dung trao đổi tập trung vào hoạt động học tập của học sinh. NT3. Lắng nghe, tôn trọng sự khác biệt của trong suy ngẫm bài học. NT4. Mỗi thành viên đều phải có ý kiến riêng.  NT5. Tuyệt đối không xếp loại giờ dạy minh họa trong nghiên cứu bài học. Khi thảo luận, nội dung trao đổi cần tập trung vào việc nhận xét các hoạt  động học tập của học sinh: Hoạt động nào hiệu quả, hoạt động nào chưa hiệu  quả? Câu hỏi nào hay? Tình huống học tập nào đáng lưu ý? Học sinh nào chưa tập   trung học tập, vì sao? Trong thảo luận tránh cách nói: Theo tôi phải làm thế  này?  Nếu tôi dạy bài này, tôi sẽ làm như thế này,… Trong quá trình thảo luận giờ dạy minh họa không nên quá quan tâm đến các  tiêu chuẩn truyền thống: thời gian, nội dung kiến thức, sự hoàn hảo về  tiến trình.  Cần quan tâm đến thái độ, hành vi, suy nghĩ, sản phẩm học tập, thực tế việc học   của học sinh, mối quan hệ của chúng với tác động sư phạm của giáo viên. Giờ dạy minh họa là của chung của tập thể chứ không chỉ riêng của một ai.   Do vậy mọi người phải lắng nghe một cách tích cực và tôn trọng ý kiến khác nhau   khi thảo luận. Phải đặt mình vào hoàn cảnh người dạy, đồng cảm với những khó   khăn và chia sẻ  những thành công với người dạy. Tạo môi trường sư  phạm thân  thiện trong chia sẻ sẽ tạo cơ hội cho mình học hỏi và tiến bộ trong chuyên môn.  14
  15. b.   Đổi   mới   đánh   giá   học   sinh   theo   TT30/2014/TT   –   BGDĐT   ngày   28  tháng 8 năm 2014:  Thông tư  30/2014/TT­BGDĐT ngày 28/8/2014 đề  cấp rất nhiều vấn đề  về  đổi mới đánh giá học sinh, ở đây tôi chỉ nhấn mạnh những điểm cần thiết cho triển   khai chuyên đề sinh hoạt chuyên môn, đó là: ­ Đánh giá thường xuyên thông qua nhận xét, góp ý của giáo viên với học  sinh, giữa học sinh với học sinh. Lời góp ý, nhận xét phải động viên, khuyến khích  được sự  tiến bộ  của học sinh; Không so sánh học sinh này với học sinh khác;  Những tồn tại của học sinh không nêu giữa tập thể lớp.  ­ Cách ghi nhận xét trong hồ  sơ  đánh giá học sinh đảm bảo phân định rõ 3  nội dung: Kiến thức – kỹ năng, phẩm chất, năng lực. ­ Cách ghi nhận xét  ở  vở  học sinh vừa gọn, đủ  ý, nêu được hướng khắc   phục tồn tại của học sinh, giúp học sinh biết cách khắc phục mà không gây áp lực.  VD: (nhận xét bài viết chính tả  của học sinh A) Chữ viết đúng chính tả, trình bày  đẹp. Rèn viết đúng độ rộng con chữ, chữ viết sẽ đẹp hơn. c. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học: Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là hoạt động giáo viên cùng  nhau học tập từ thực tế của việc học của học sinh.  Ở đó, giáo viên cùng nhau chia   sẻ, suy ngẫm những vấn đề liên quan đến hoạt động học của học sinh. Trên cơ sở  đó, giáo viên được chia sẻ, học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội   dung, phương pháp dạy học vào bài học hằng ngày một cách hiệu quả. Sinh hoạt  chuyên môn theo nghiên cứu bài học không nhằm đánh giá, xếp loại giờ dạy mà ở  đó giáo viên được khuyến khích học tập lẫn nhau, cùng nhau tìm ra nguyên nhân tại   sao học sinh hứng thú/ không hứng thú tham gia hoạt động học tập, đồng thời đề  xuất biện pháp để giúp tất cả các học sinh học tập thực sự, qua đó giúp giáo viên   tự điều chỉnh một cách linh hoạt các hình thức, phương pháp dạy học phù hợp đối   tượng lớp mình. Mục đích của sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là: ­ Tạo cơ hội cho tất cả học sinh được học tập và phát triển, đặc biệt những   học sinh khó khăn trong học tập. 15
  16. ­ Xây dựng mối quan hệ bình đẵng giữa các thành viên trong nhà trường: Cán   bộ quản lý – giáo viên; Giáo viên – giáo viên; Học sinh – học sinh; Học sinh – giáo  viên trên cơ sở cùng cộng tác, học hỏi để phát triển. Đồng thời tạo môi trường thân   thiện, dân chủ, hướng tới sự  phát triển cho các thành viên trong nhà trường. Góp  phần đổi mới quan trọng đến nhà trường. ­ Giúp giáo viên giải quyết những vấn đề  khó khăn gặp phải từ  thực tiễn   trong việc giảng dạy của chính bản thân họ. Ở đó giáo viên giữ vai trò là người cải   cách, nhà quan sát, tự đánh giá thực tiến công việc của mình và là nhà nghiên cứu   phát triển. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học đạt hiệu quả  sẽ  phát triển  được năng lực chuyên môn, mang lại ý nghĩa lớn cho đội ngũ giáo viên, đây là   nhiệm vụ cần thiết trong bồi dưỡng đội ngũ.  Quy trình thực hiện chuyên đề theo nghiên cứu bài học: ­ Tổ trưởng xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên đề theo cấu trúc sau: TÊN CHUYÊN ĐỀ 1. Đặc điểm, tình hình  ­ Thuận lợi (cơ hội, điểm mạnh) ­ Khó khăn (thách thức, điểm yếu) 2. Mục tiêu (định tính, định lượng) ­ Mục tiêu 1: ­ Mục tiêu 2: 3. Nội dung, biện pháp ­ Nội dung 1 – biện pháp … ­ Nội dung 2 – biện pháp … 4. Tổ chức thực hiện: thời gian, phân công                   Hiệu trưởng                                                                 Tổ trưởng ­ Phân công (tự nguyện) dạy minh họa. ­ Thiết kế bài dạy minh họa: Tổ chuyên môn, tập thể đội ngũ cùng xây dựng  thiết kế  ý tưởng bài dạy. Thiết kế  bài dạy khuyến khích theo hướng linh hoạt,  sáng tạo, chủ động, không lệ thuộc máy móc vào quy trình, các bước dạy. 16
  17. ­ Dạy minh họa, dự  giờ: Người dạy minh họa thay mặt cho nhóm thiết kế  thể hiện ý tưởng đã thiết kế trong bài nhưng quyết định cuối cùng về bài dạy là do  giáo viên dạy minh họa. Điều quan trọng là người dạy minh họa không được dạy  trước cho học sinh. ­ Thảo luận phân tích bài dạy minh họa: + Người chủ  trì dẫn dắt buổi thảo luận tập trung vào nội dung trọng tâm,  tạo không khí thân thiện, cởi mở trong thảo luận. + Người dạy minh họa chia sẻ  mục tiêu bài học, cách tiến hành, ý tưởng   mới, những thay đổi điều chỉnh nội dung, cảm nhận của mình qua bài dạy. +  Người dự đưa ra ý kiến suy ngẫm, chia sẻ, suy xét về những nguyên nhân  thành công, chưa thành công qua tiết dạy, cách giải quyết tiếp theo. Tự  rút ra bài   học kinh nghiệm cho bản thân. 2.2.5. Chỉ  đạo tổ  chuyên môn triển khai các chuyên đề  trong sinh hoạt   chuyên môn: Vận dụng thực hành nội dung các chuyên đề  là trọng tâm của sinh hoạt  chuyên môn. Theo kế hoạch chỉ đạo và kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của tổ, tôi   chỉ đạo cho các tổ chuyên môn triển khai thực hành các nội dung chuyên đề đã nắm   bắt. Quá trình chỉ đạo vận dụng thực hành như sau: ­ Chỉ đạo tổ chuyên môn lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề.  Nội dung sinh hoạt tập trung cụ thể vào vấn đề  nào, mục tiêu đạt được là gì, để  khi theo dõi thực hiện người quản lý xác định được mức độ thành công. ­ Hiệu trưởng ký duyệt kế  hoạch của tổ  chuyên môn. Tổ  trưởng triên khai  thực hiện. ­ Ban giám hiệu tham gia vào sinh hoạt cùng tổ  chuyên môn giống như  một  thành viên. ­ Sau buổi sinh hoạt cùng tổ chuyên môn đánh giá về kết quả đạt được, cùng  bàn bạc đưa ra biện pháp tháo gỡ vướng mắc, xác định rõ khó khăn từ thực tế đặt   ra và ai là người phải giải quyết. Nếu vấn đề chưa thể giải quyết được trước mắt  thì nên lựa chọn biện pháp nào thay thế cho phù hợp thực tế của nhà trường, lớp. Trong năm qua chúng tôi đã triên khai được những chuyên đề sau: * Chuyên đề đổi mới: 17
  18. ­   Thực   hiện   đánh   giá   theo   học   sinh   theo   TT30/2014/TT­BGD   ĐT   ngày  28/8/2014 đi sâu vào nội dung thực hành đánh giá thường xuyên bằng lời của giáo   viên với học sinh, thông qua dự giờ. ­ Thực hành đổi mới sinh hoạt chuyên môn về  kỹ  năng chủ  trì điều hành,  chia sẻ. ­ Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, thông qua dự  giờ  minh họa, tập trung thực hiện mục đích của chuyên đề. ­ Ứng dụng mô hình dạy học VNEN đi sâu vào thay đổi không gian lớp học,   hoạt động dạy học theo nhóm thông qua dự giờ. * Chuyên đề củng cố: ­ Dạy học dạng bài “Mở rộng vốn từ” cho học sinh khối lớp 3. ­ Dạy học phân môn tập viết cho học sinh khối 1. ­ Dạy học phân môn tập đọc kỹ năng rèn đọc cho học sinh lớp 2. ­ Dạy học môn toán dạng bài luyện tập cho học sinh khối 4. ­ Dạy học phân môn tập làm văn thể loại văn tả cảnh cho học sinh khối 5. Nội dung các chuyên đề  được triển khai vào các thời điểm thích hợp nhằm  nâng cao chất lượng bồi dưỡng đồng thời phù hợp với chương trình dạy học của  học sinh, việc thự hiện nhiệm vụ của giáo viên. VD: Chuyên đề “Dạy học phân môn tập viết cho học sinh khối 1” được triển  khai vào tuần 10 sau khi học sinh đã làm quen, ổn định với mọi nhiệm vụ học tập.   Chuyên đề  “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn kỹ  năng chủ  trì, điểu hành, chia sẻ”  được tổ chức tháng 9, thời gian đầu năm để  giáo viên tiếp cận và thực hiện trong   suốt năm học. Việc triển khai chuyên đề  trong năm học đã tạo điều kiện cho đội ngũ vừa  củng cố  lại những vấn đề  cơ  bản trong phương pháp dạy học, vừa giúp đội ngũ   tiếp cận được những vấn đề đổi mới áp dụng trong qua trình thực hiện nhiệm vụ  giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới kịp thời. 2.2.6. Chỉ  đạo  ứng dụng mô hình dạy học VNEN thông qua sinh hoạt   chuyên môn: 18
  19. Mô hình dạy học VNEN đã được áp dụng khá rộng rãi trong các trường học,   song về vấn đề ứng dụng mô hình này vẫn còn nhiều bàn luận về mức độ của nó.  Xác định là mức độ 1 nhưng nhiều giáo viên chưa hiểu mức độ  1 của mô hình này  là phải làm  những gì? Làm như  thế  nào? Với mức độ  yêu cầu và đặc điểm của  nhà trường, tôi đưa ra một số yêu cầu và việc làm cụ thể: ­ Thay đổi không gian lớp học, tổ chức cho học sinh học theo nhóm, sử dụng  tường lớp học có thể là nơi trưng bày sản phẩm học tập để cùng nhau thảo luận. ­ Tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm, cùng nhau thảo luận tìm ra kiến  thức theo yêu cầu của sách giáo khoa, yêu cầu của giáo viên. ­ Tập cho học sinh kỹ năng điều hành nhóm hoạt động, kỹ năng hợp tác của   các thành viên trong nhóm trong quá trình học tập. ­ Rèn luyện khả năng thể hiện ý kiến của mình trước tập thể đối với tất cả  các học sinh. ­ Dạy cho học sinh biết cách tự đánh giá kết quả học tập của bản thân, biết  nhận xét góp ý với bạn, thông qua đó biết cách tự học. Với chuyên đề  này chủ  yếu thực hiện thông qua dự  giờ  thực hành trên lớp  để rút kinh nghiệm. 2.2.7. Giải quyết một số  vấn  đề  thường gặp trong sinh hoạt chuyên  môn. Trong sinh hoạt chuyên môn nói chung, sinh hoạt tổ  chuyên môn nói riêng  thường xảy ra một số  tình huống như: các ý kiến trái chiều trong thảo luận, một   số  thành viên ít hoặc không tham gia ý kiến phát biểu, luôn luôn “Nhất trí với ý   kiến của các đồng nghiệp”, buổi sinh hoạt khó tìm ra hướng giải quyết vấn đề, …  Nếu không giải quyết được khó khăn, vướng mắc đó thì chuyên để  triển khai chỉ  dừng lại  ở hình thức, không có hiệu quả  trong bồi dưỡng đội ngũ, và đổi mới chỉ  dừng lại trên lý thuyết. Trước vấn đề trên tôi đã tháo gỡ bằng cách sau: Nắm kế  hoạch triển khai chuyên đề  vào thời gian nào, trong cuộc họp hội   đồng, phần triển khai nhiệm vụ  mới tôi đưa ra một số  vấn đề  liên quan cần đạt  được trong thực hiện chuyên đề tới: Mục đích thực hiện chuyên đề  “A” là gì, yêu  cầu tổ  chuyên môn xác định rõ trong kế  hoạch. Tổ chức chuyên đề  “A” phải giải  19
  20. quyết những vấn đề nào là chính? Vấn đề nêu ra vừa định hướng vừa xác định tư  tưởng cho đội ngũ trước khi bước vào thực hiện chuyên đề mới. Ban giám hiệu cùng tham gia vào sinh hoạt chuyên đề  với tổ  chuyên môn.  Trước khi tham gia sinh hoạt chuyên đề yêu cầu người chủ trì điều hành nêu rõ yêu   cầu từng nội dung đối với mỗi thành viên.  VD: Chuyên đề “Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học”: ­ Khi dự  giờ  yêu cầu mỗi giáo viên phải tập trung quan sát hoạt động học  tập của học sinh, ghi chép lại cụ thể những gì quan sát được trong tiết học, phải có   suy ngẫm về vấn đề quan sát được (nguyên nhân, hướng khắc phục). ­ Khi thảo luận yêu cầu tất cả  các thành viên chuẩn bị  ý kiến phát biểu:  đồng chí đã quan sát được gì trong giờ dạy? Đồng chí có suy nghĩ gì về vấn đề đó?   Không có đồng chí nào đưa ra ý kiến “Nhất trí với ý kiến đồng chí B đưa ra”. Khi trong buổi sinh hoạt chuyên môn có ý kiến trái chiều, tôi định hướng cho  các thành viên: Hãy suy nghĩ về  ý kiến đó của đồng chí C, chúng ta không nên bỏ  qua bởi vì có một lý do nào đó đồng chí C mới đưa ra ý kiến đó. Yêu cầu cùng nhau   suy nghĩ một chút và lắng nghe đồng chí C giải thích thêm về ý kiến của mình, tại  sao đồng chí có suy nghĩ như  vậy?... để  hiểu thêm và tôn trọng ý kiến trái chiều.   Đồng thời giải quyết xung đột trong thảo luận. Có những ý kiến không nhất thiết  phải được tán thành hay không mà nên để cho mỗi người tự suy ngẫm thêm. Nếu buổi sinh hoạt chuyên môn khó đưa ra được hướng giải quyết vấn đề  chính, với cương vị là người chỉ  đạo tôi gợi ý để  người chủ  trì, điều hành đưa ra   một số  nội dung định hướng người thảo luận đi vào vấn đề  chính: Mục đích của  chuyên đề này là vấn đề gì? Những khó khăn, vướng mắc nào khi thực hiện? Nêu  hướng giải quyết của cá nhân? Sau đó cùng nhau phân tích mốt số vấn đề hiện tại:   về  đặc điểm lớp học; CSVC; những thói quen trong sinh hoạt chuyên môn, trong  dạy học; Mức độ  tiếp cận vấn đề;… để  định hướng tốt hơn cho suy ngẫm của   mỗi người về lựa chọn cách giải quyết cho bản thân. 2.2.8: Triển khai áp dụng đại trà các chuyên đề. Triển khai áp dụng đại trà các chuyên đề  trong dạy học là khâu quan trọng  nhất. Bởi vì nó là cái đích mà mỗi nhà quản lý cũng như  giáo viên vươn tới. Kết  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2