Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy Hoạt động trải nghiệm lớp 1
lượt xem 4
download
Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy Hoạt động trải nghiệm lớp 1" nhằm đưa ra một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy Hoạt động trải nghiệm lớp 1; tổ chức chuyên đề dạy Hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 ; tổ chức rút kinh nghiệm sau chuyên đề;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy Hoạt động trải nghiệm lớp 1
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THỊ XÃ SƠN TÂY MÃ SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1” Môn : Toán
- Năm học: 2017 – 2018 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều Quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu hướng toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Thực hiện sứ mệnh các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ gửi gắm, chương trình giáo dục phổ thông mới góp phần phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu của cá nhân và yêu cầu cảu xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam. Hoạt động trải nghiệm (cấp tiểu học) và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông) là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến 12.
- Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp hình thành, phát triển ở học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng; đồng thời góp phần hình thành phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung. Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử đúng đắn, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới Hội nhập. Hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học có một vị trí quan trọng trong quá trình giáo dục toàn diện cho học sinh. Hoạt động trải nghiệm hình thành cho học sinh thói quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành được năng lực giải quyết vấn đề. Ngoài ra, Hoạt động trải nghiệm còn có vai trò, nhiệm vụ quan trọng bởi Hoạt động trải nghiệm củng cố, vận dụng tri thức đã học ở các môn học, phát triển tình cảm, kĩ năng đã có; kết nối, tích hợp với các môn học và hoạt động giáo dục khác thông qua việc khai thác triệt để kiến thức, kinh nghiệm đã có của học sinh; kết nối những hiểu biết, kĩ năng học sinh đã thu nhận được qua các môn học, hoạt động giáo dục khác vào quá trình hình thành kinh nghiệm, kĩ năng mới trong chủ đề. Qua đó, từng bước hình thành phát triển những năng lực chung, năng lực đặc thù và phẩm chất cần thiết cho học sinh. Học sinh lớp 1 vừa bỡ ngỡ bước chân vào mái trường tiểu học, hoạt động trải nghiệm càng quan trọng hơn. Hoạt động giáo dục bắt buộc này sẽ góp phần hỗ trợ tâm lý học sinh sớm thích nghi với môi trường học tập mới; giúp trẻ nhanh chóng kết bạn, quen thầy cô, quen lớp, yêu mến nơi mình học, tạo cảm xúc tích cực khi đến trường; có sự điều tiết hài hòa trong cảm xúc cà các hoạt động khám phá giữa môi
- trường học đường, gia đình và xã hội. Thông qua việc làm, trò chơi và các hoạt động thực tế, học sinh không những được vận động để khỏe về thể chất mà còn rắn rỏi về tinh thần bởi các hoạt động trải nghiệm còn có tác dụng giảm áp lực học về tâm lí cho các em; trang bị kĩ năng học tập, giúp học sinh quen dần với việc phải ngồi tập trung nghe giảng trong một thời gian nhất định, tương tác với thầy cô và bạn, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, quá trình tham gia việc làm trên lớp (trò chơi, nhiệm vụ) giúp học sinh có được động lực tham gia các hoạt động cùng tập thể (trong nhà trường) và cùng gia đình (ngoài nhà trường), từ đó, tích lũy được kinh nghiệm mới (kiên thức, kĩ năng, cảm xúc) để thích ứng với những hoàn cảnh và thách thức với cuộc sống. Từ năm học 2020-2021, các trường tiểu học trong cả nước đã chính thức dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPT2018), cả nước triển khai thay sách giáo khoa lớp 1. Hoạt động trải nghiệm lần đầu tiên được thực hiện với tư cách là hoạt động giáo dục bắt buộc. Năm đầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, thực tế cho thấy chất lượng và hiệu quả dạy Hoạt động trải nghiệm ở lớp 1 chưa cao vì giáo viên được tham gia đầy đủ các buổi tập huấn do các cấp tổ chức nhưng kinh nghiệm thực tế trong giảng dạy về các môn nói chung và Hoạt động trải nghiệm nói riêng chưa nhiều. Dịch bệnh Covid -19 diễn ra phức tạp, thời gian học sinh học trực tiếp tại trường chưa liên tục nên việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, do năm đầu thay sách nên sự đầu tư của giáo viên để dạy hiệu quả Hoạt động trải nghiệm còn hạn chế. Với những khó khăn trên, Ban giám hiệu của trường đã cùng chung sức suy nghĩ để tìm ra biện pháp bồi dưỡng giáo viên thực hiện dạy Hoạt động trải nghiệm đạt kết quả cao. Chỉ đạo giáo viên tổ chức Hoạt động trải nghiệm linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với lứa tuổi, với lớp, với trường là đề tài mà tôi quan tâm trong thời gian qua. Vì vậy, chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy Hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 hiệu quả là việc làm rất quan trọng,
- cần thiết không thể thiếu được trong trường tiểu học. Nó là một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học. Vậy làm thế nào để chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng tiết dạy Hoạt động trải nghiệm lớp 1? Đó cũng chính là lý do để tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy Hoạt động trải nghiệm lớp1”. 2.Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ứng dụng - Thời gian: Năm học 2021-2022 - Đối tượng: Giáo viên lớp 1 - Phạm vi nghiên cứu và ứng dụng: Toàn thể giáo viên lớp 1 của trường. 3. Khảo sát đầu năm Khối Tổng Giỏi Khá Trung bình Chưa đạt yêu số tiết cầu SL % SL % SL % SL % 1 8 3 5 0 0
- B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận 1. Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 1 và thách thức đối với giáo viên - Học sinh bỡ ngỡ với môi trường học tập mới, thể chất còn non nớt và kĩ năng học tập trên lớp chưa hình thành rõ nét, kĩ năng tương tác với thầy cô và các bạn còn kém, vì thế giáo viên phải tập trung hỗ trợ rèn luyện kĩ năng trước khi khai thác chủ đề; - Thời lượng sinh hoạt mỗi tiết của học sinh lớp 1 có 35 phút, học sinh còn chậm nên giáo viên sẽ mất nhiều thời gian hơn cho công tác tổ chức hoạt động và kiểm soát lớp; - Học sinh chưa biết đọc, biết viết thành thạo nên giáo viên cần nắm bắt nhiều kĩ thuật truyền đạt khác nhau để khai thác chủ đề. 2. Nội dung các chủ đề của Hoạt động trải nghiệm lớp 1 Dựa trên yêu cầu cần đạt ở 3 mạch nội dung “Hoạt động hướng vào bản thân”, “Hoạt động hướng đến xã hội” và “Hoạt động hướng đến tự nhiên”, Hoạt động trải nghiệm lớp 1 được thiết kế thành 9 chủ đề với 21 bài. Nội dung hoạt động trải nghiệm trong từng tuần thể hiện cả loại hình Sinh hoạt dưới cờ, Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề và Sinh hoạt lớp, trong đó trọng tâm ở Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề.
- Kết hợp với các thời điểm, ngày truyền thống trong năm học Hoạt động trải nghiệm được chia ra 9 chủ đề cụ thể : STT Tên chủ đề Nội dung chi tiêt 1 Chủ đề 1: Chào năm Bài 1: Làm quen với bạn mới học mới Bài 2: Những việc nên làm trong giờ học, giờ chơi 2 Chủ đề 2: Em biết yêu Bài 3: Cảm xúc của em thương Bài 4: Yêu thương con người 3 Chủ đề 3: Truyền thống Bài 5: Thân thiện với bạn bè trường em Bài 6: Thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy Bài 7: Kính yêu thầy cô 4 Chủ đề 4: An toàn cho Bài 8: An toàn khi vui chơi em Bài 9: phòng tránh bị bắt nạt Bài 10: Sử dụng an toàn đồ dung trong gia đình 5 Chủ đề 5: Em quý trọng Bài 11: Chân dung của em bản thân Bài 12: Giữ gìn vệ sinh cá nhân Bài 13: Ăn uống hợp lí Bài 14: Sử dụng trang phục hằng ngày 6 Chủ đề 6: Vui đón mùa Bài 15: Sắp xếp nhà cửa gọn gang để đón Tết xuân Bài 16: Ứng xử khi được nhận quà ngày Tết 7 Chủ đề 7: tham gia hoạt Bài 17: Hàng xóm nhà em động cộng đồng Bài 18: Em tham gia các hoạt động xã hội 8 Chủ đề 8: Quê hương Bài 19: Thiên nhiên tươi đẹp quê em tươi đẹp Bài 20: Em bảo vệ cảnh quan thiên nhiên 9 Chủ đề 9: Em bảo vệ Bài 21: Giữ gìn môi trường sạch đẹp môi trường II. Thực trạng nghiên cứu. Hoạt động trải nghiệm đã được thực hiện sang năm học thứ 2, qua dự giờ thăm lớp của trường, tôi thấy:
- - Giáo viên thực hiện đúng các bước của 1 tiết Hoạt động trải nghiệm nhưng hình thức tổ chức chưa phong phú, không khí lớp học chưa sôi nổi, số học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm chưa nhiều. - 1 số giáo viên chưa biết phối hợp các phương thức trải nghiệm: khám phá (ví dụ: tham quan…), thể nghiệm tương tác (ví dụ: giao lưu, hội thi, sắm vai…)… trong Hoạt động trải nghiệm. - Một số giáo viên chưa linh hoạt, sáng tạo trong việc lựa chọn các phương pháp giáo dục khác nhau trong mỗi tiết dạy - Có giáo viên chưa nắm chắc được mối quan hệ giữa sinh hoạt dưới cờ, Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề, Sinh hoạt lớp trong mỗi tuần. - Giáo viên chưa đầu tư giờ Sinh hoạt dưới cờ, đây cũng chính là nội dung mới được thể hiện trong chương trình Hoạt động trải nghiệm. III. Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy Hoạt động trải nghiệm lớp 1 Để chỉ đạo tốt việc nâng cao chất lượng tiết dạy Hoạt động trải nghiệm lớp 1, người quản lý cần giúp giáo viên nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình dạy, đặc điểm cấu trúc chủ đề, điểm mới của Hoạt động trải nghiệm lớp 1, từ đó lập kế hoạch một cách cụ thể, chi tiết cho loại hình của Hoạt động trải nghiệm. Xây dựng nhận thức, bồi dưỡng phương pháp cho giáo viên, tổ chức thực hiện việc dạy Hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 1. Những điểm mới của sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm Giáo viên nắm được điểm mới của Hoạt động trải nghiệm nói chung và lớp 1 nói riêng để hiểu và thực hiện. - Hoạt động trải nghiệm có tiền đề là Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong chương trình hiện hành có 9 chủ đề với 2 loại hình cơ bản là: Sinh hoạt dưới cờ và Sinh hoạt lớp. Kế thừa một số chủ điểm và mối quan hệ giữa giờ Sinh hoạt dưới cờ và giờ Sinh hoạt lớp.
- - Sách được thiết kế theo hướng tiếp cận 9 chủ đề xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 5, nhưng nội dung hoạt động trải nghiệm của từng lớp tùy thuộc vào yêu cầu cần đạt của lớp đó. - Hoạt động trải nghiệm được tổ chức theo phương thức trải nghiệm để đảm bảo phát triển năng lực; giá trị và phẩm chất cho học sinh. Kế thừa kinh nghiệm vận dụng quy trình học dựa vào trải nghiệm để tổ chức hoạt động giáo dục, các bài trong sách Hoạt động trải nghiệm lớp 1 được thiết kế theo hướng tiếp cận quy trình trải nghiệm. Đó là: Khám phá - Kết nối; Thực hành; Vận dụng. - Thể hiện đặc thù của Hoạt động trải nghiệm là tạo cơ hội cho mọi học sinh được tham gia và thể hiện kinh nghiệm, cảm xúc của bản thân, qua đó rèn luyện kĩ năng và củng cố niềm tin vào những điều cần làm cho học sinh. - Coi trọng vai trò, nhiệm vụ của Hoạt động trải nghiệm 2. Xây dựng chương trình hoạt động trải nghiệm lớp 1 (Bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” Cấu trúc nội dung hoạt động theo tuần: Mỗi tuần bắt đầu từ yêu cầu học sinh tham gia hoạt động trong giờ Sinh hoạt dưới cờ, đến Hoạt động trải nghiệm theo theo chủ để, cuối cùng là nội dung sinh hoạt lớp. Căn cứ điểm mới của sách, cấu trúc chủ đề, chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng chương trình dạy Hoạt động trải nghiệm trong 35 tuần học của bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”. Cụ thể như sau: Hoạt động trải nghiệm lớp 1 Tổng số tiết: 105/năm (mỗi tuần 3 tiết) Tiết Chủ đề Tuần theo Tên bài dạy PPCT 1. 1 Sinh hoạt dưới cờ: Lễ khai giảng 1 2 Bài 1: Làm quen với bạn mới – Tiết 1 CHÀO 3 Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới NĂM 2 4 Sinh hoạt dưới cờ: Tìm hiểu nội quy nhà trường
- 5 Bài 1: Làm quen với bạn mới – Tiết 2 6 Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới 7 Sinh hoạt dưới cờ: Nói lời hay – Làm việc tốt Bài 2: Những việc nên làm trong giờ học, giờ chơi – 3 8 Tiết 1 HỌC 9 Sinh hoạt lớp: Làm quen với sinh hoạt sao MỚI 10 Sinh hoạt dưới cờ: Vui tết trung thu Bài 2: Những việc nên làm trong giờ học, giờ chơi – 4 11 Tiết 2 12 Sinh hoạt lớp: Vui trung thu 13 Sinh hoạt dưới cờ: Sao Nhi đồng chăm ngoan 5 14 Bài 3: Cảm xúc của em 15 Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới 16 Sinh hoạt dưới cờ: Hoạt động nhân đạo 6 17 Bài 4: Yêu thương con người - Tiết 1 2. 18 Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới EM BIẾT Sinh hoạt dưới cờ: Thử làm ca sĩ chào mừng ngày 19 YÊU 7 Phụ nữ Việt Nam 20 - 10 20 Bài 4: Yêu thương con người - Tiết 2 THƯƠNG 21 Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới Sinh hoạt dưới cờ: Tuyên dương tấm gương Nhi 22 8 đồng chăm ngoan 23 Bài 4: Yêu thương con người - Tiết 3 24 Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới 3. 25 Sinh hoạt dưới cờ: Tìm hiểu truyền thống nhà trường TRUYỀN 9 26 Bài 5: Thân thiện với bạn bè 27 Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới THỐNG Sinh hoạt dưới cờ: Lễ phát động thi đua thực hiện TRƯỜNG 28 10 Năm điều Bác Hồ dạy EM 29 Bài 6: Thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy 30 Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới Sinh hoạt dưới cờ: chào mừng ngày Nhà giáo Việt 31 11 Nam 20 - 11 32 Bài 7: Kính yêu thầy cô - Tiết 1 33 Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới 12 34 Sinh hoạt dưới cờ: Trưng bày giới thiệu sản phẩm ở
- “góc tri ân” thầy cô 35 Bài 7: Kính yêu thầy cô - Tiết 2 36 Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới Sinh hoạt dưới cờ: Tìm hiểu về quyền và bổn phận 37 13 của trẻ em 38 Bài 8: An toàn khi vui chơi - Tiết 1 39 Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới 4. Sinh hoạt dưới cờ: Chào mừng ngày thành lập 40 AN 14 QĐND Việt nam 22 - 12 41 Bài 8: An toàn khi vui chơi - Tiết 2 TOÀN 42 Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới CHO Sinh hoạt dưới cờ: Diễn đàn phòng chống bạo lực 43 EM 15 học đường 44 Bài 9: Phòng tránh bị bắt nạt 45 Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới 46 Sinh hoạt dưới cờ: An toàn cho nụ cười trẻ thơ 16 47 Bài 10: Sử dụng an toàn đồ dùng trong gia đình 48 Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới 49 Sinh hoạt dưới cờ: Giao lưu “Nét đẹp tuổi thơ” 17 50 Bài 11: Chân dung của em 5. 51 Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới EM 52 Sinh hoạt dưới cờ: Ngày hội vì sức khoẻ học đường 18 53 Bài 12: Giữ vệ sinh cá nhân QUÝ 54 Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới TRỌNG 55 Sinh hoạt dưới cờ: Vệ sinh an toàn thực phẩm 19 56 Bài 13: Ăn uống hợp lí BẢN 57 Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới THÂN 58 Sinh hoạt dưới cờ: Ngày hội trình diễn thời trang 20 59 Bài 14: Sử dụng trang phục hằng ngày 60 Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới 61 Sinh hoạt dưới cờ: Ủng hộ “Tết yêu thương” Bài 15: Sắp xếp nhà cửa gọn gàng để đón Tết – Tiết 21 62 6. 1 63 Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới VUI 64 Sinh hoạt dưới cờ: Hội chợ xuân ĐÓN 22 65 Bài 15: Sắp xếp nhà cửa gọn gàng đón Tết – Tiết 2 MÙA 66 Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới 23 67 Sinh hoạt dưới cờ: Giao lưu “Đón tết cổ truyền của
- dân tộc” 68 Bài 16: Ứng xử khi được nhận quà ngày Tết - Tiết 1 69 Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới XUÂN 70 Sinh hoạt dưới cờ: Vui chơi ngày Tết 24 71 Bài 16: Ứng xử khi được nhận quà ngày Tết - Tiết 2 72 Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới 73 Sinh hoạt dưới cờ: Trò chơi sinh hoạt cộng đồng 25 74 Bài 17: Hàng xóm nhà em - Tiết 1 75 Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới 7. Sinh hoạt dưới cờ: Chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 76 THAM 26 8-3 77 Bài 17: Hàng xóm nhà em - Tiết 2 GIA 78 Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới HOẠT 79 Sinh hoạt dưới cờ: Em làm kế hoạch nhỏ 27 80 Bài 18: Em tham gia các hoạt động xã hội – Tiết 1 ĐỘNG 81 Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới CỘNG Sinh hoạt dưới cờ: Lễ phát động phong trào Tuổi nhỏ ĐỒNG 82 làm việc nhỏ “Nuôi heo đất – Giúp bạn đến 28 trường” 83 Bài 18: Em tham gia các hoạt động xã hội – Tiết 2 84 Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới 85 Sinh hoạt dưới cờ: Chăm sóc vườn cây nhà trường 29 86 Bài 19: Thiên nhiên tươi đẹp quê em – Tiết 1 87 Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới 8. Sinh hoạt dưới cờ: Em tập làm hướng dẫn viên 88 QUÊ 30 du lịch 89 Bài 19: Thiên nhiên tươi đẹp quê em – Tiết 2 HƯƠNG 90 Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới TƯƠI 91 Sinh hoạt dưới cờ: Hát ca ngợi cảnh đẹp quê hương 31 92 Bài 20: Em bảo vệ cảnh quan thiên nhiên – Tiết 1 ĐẸP 93 Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới 94 Sinh hoạt dưới cờ: Ngày hội sách trường em 32 95 Bài 20: Em bảo vệ cảnh quan thiên nhiên – Tiết 2 96 Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới 9. 97 Sinh hoạt dưới cờ: Thân thiện với môi trường 33 98 Bài 21: Giữ gìn môi trường sạch, đẹp – Tiết 1 EM BẢO 99 Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới VỆ MÔI 34 100 Sinh hoạt dưới cờ: Mừng sinh nhật Bác Hồ, mừng
- Đội ta trưởng thành 101 Bài 21: Giữ gìn môi trường sạch, đẹp – Tiết 2 102 Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần, lập kế hoạch tuần tới TRƯỜNG 103 Sinh hoạt dưới cờ: Lễ tổng kết năm học 35 104 Bài 21: Giữ gìn môi trường sạch, đẹp – Tiết 3 105 Sinh hoạt lớp: Tổng kết năm học 3. Xây dựng nhận thức và bồi dưỡng phương pháp cho giáo viên. Để khai triển tốt Hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 1 thì việc xây dựng nhận thức cho giáo viên, tổng phụ trách Đội, học sinh và lôi cuốn gia đình cùng tham gia tổ chức trải nghiệm là hết sức cần thiết. Điều đó giúp giáo viên, tổng phụ trách Đội hiểu đầy đủ về Hoạt động trải nghiệm. Khi đã nắm được cách làm thì giáo viên, tổng phụ trách Đội sẽ triển khai đúng việc tổ chức các tiết Hoạt động trải nghiệm trong chương trình. Vì vậy, ngay từ cuộc họp đầu năm, chúng tôi đã cùng nhau trao đổi về mục tiêu, về tầm quan trọng, về nội dung, về các hình thức tổ chức, về sự phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách, học sinh. Tôi nghĩ: nội dung, hiểu biết về các loại hình Hoạt động trải nghiệm là cơ sở, là phương tiện giúp giáo viên, tổng phụ trách Đội triển khai tốt việc tổ chức các tiết Sinh hoạt dưới cờ, Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề, Sinh hoạt lớp. Nhưng làm thế nào để giáo viên thực hiện tốt việc dạy Hoạt động trải nghiệm trong chương trình lớp 1? - Trong việc bồi dưỡng chuyên môn, cần giúp giáo viên, tổng phụ trách Đội hiểu được: muốn tổ chức các tiết Sinh hoạt dưới cờ, Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề, Sinh hoạt lớp phải dựa vào chủ điểm, chương trình, nội dung của Hoạt động trải nghiệm lớp 1. Ngoài ra cần giúp giáo viên, tổng phụ trách hiểu trong quá trình tổ chức cần vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo sao cho phù hợp với lứa tuổi, nhu cầu, trình độ, đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể của lớp, từng bước nâng cao chất lượng của Hoạt động trải nghiệm. - Sau buổi họp đầu năm, yêu cầu giáo viên tự xây dựng kế hoạch Hoạt động trải nghiệm của lớp, của khối; tổ chuyên môn lên kế hoạch thực hiện và thường
- xuyên trao đổi ý kiến, rút kinh nghiệm về cách tổ chức Hoạt động trải nghiệm qua sinh hoạt chuyên môn. Ngoài ra qua dự giờ, thăm lớp đồng nghiệp, các thành viên trong tổ cùng nhau trao đổi ý kiến, rút kinh nghiệm về việc dạy Hoạt động trải nghiệm. - Bên cạnh bồi dưỡng phương pháp cần bồi dưỡng nhận thức cho giáo viên và tổng phụ trách về một số phương pháp và kĩ thuật tổ chức Hoạt động trải nghiệm. Những nội dung này sẽ là cơ sở để giáo viên và tổng phụ trách đội lựa chọn phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức sao cho phù hợp với với chủ điểm, chương trình, với đặc điểm lứa tuổi của học sinh lớp 1. - Giúp giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách nắm được cấu trúc của 3 loại hình Hoạt động trải nghiệm qua buổi sinh hoạt chuyên môn đầu năm: Mỗi loại hình hoạt động trải nghiệm sẽ có nét đặc trưng riêng. Để nâng cao chất lượng Hoạt động trải nghiệm lớp 1, người quản lí cần giúp giáo viên: Nắm được mục tiêu chung, cách tổ chức của từng loại hình hoạt động. * Sinh hoạt dưới cờ - Mục tiêu chung: Sinh hoạt dưới cờ được tổ chức theo quy mô trường; - Chuẩn bị: + Đối tượng: Tổng phụ trách, giáo viên, học sinh + Phân công trách nhiệm cho học sinh, đặc biệt cho lớp trực tuần để lôi cuốn học sinh tham gia. - Cách tổ chức hoạt động: + Chào cờ (trong đó có sơ kết tuần trước, phổ biến kế hoạch tuần sau) + Tổ chức hoạt động theo chủ đề: đây là nội dung trọng tâm của laoij hình này; + Tổng kết đánh giá: tổng phụ trách nhận xét chung; + Hoạt động nối tiếp: vận dụng thông điệp của chủ đề vào đời sống động thời gắn với hoạt động giáo dục theo chủ đề của lớp trong tuần đó. * Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề
- - Mục tiêu: Chỉ ra những kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực và phẩm chất học sinh cần đạt được sau khi tham gia hoạt động. - Chuẩn bị: Các điều kiện và phương tiện cần thiết cho việc tổ chức các hoạt động theo phương thức đã chọn. - Cách tổ chức hoạt động: 4 bước + Khám phá: khai thác kinh nghiệm đã có của học sinh; + Kết nối: GV phân tích, tổng hợp những kinh nghiệm đã có của học sinh để kết nối với kinh nghiệm mới chứa đựng trong nội dung của chủ đề; + Thực hành: vận dụng kinh nghiệm mới thu hoạch được vào giải quyết các tình huống giả định. + Vận dụng: được thực hiện tại trường lớp, gia đình, cộng đồng dưới hình thức Hoạt động tiếp nối * Sinh hoạt lớp Giúp giáo viên nắm được Sinh hoạt lớp có mối quan hệ chặt chẽ với Sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, có thể là hoạt động tiếp nối của sinh hoạt dưới cờ để triển khai các nhiệm vụ công việc tuần mới của trường ở phạm vi quy mô lớp. Mỗi tiết sinh hoạt lớp gồm có các hoạt động: - Sơ kết tuần và thông qua kế hoạch tuần mới; - Sinh hoạt theo chủ đề; - Đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của tuần. * Để dạy tốt Hoạt động trải nghiệm, người quản lý giúp giáo viên nắm được điểm khác biệt so với tiết chào cờ đầu tuần và sinh hoạt lớp trước đây. Đó là: Trong mỗi tiết Sinh hoat lớp, thời gian dành cho hoạt động sơ kết tuần và thông qua kế hoạch tuần mới được giảm đi so với giờ sinh hoạt lớp trước đây để có nhiều thời gian tổ chức Sinh hoạt lớp theo chủ đề. Sinh hoạt theo chủ đề có thể là nội dung tiếp nối của giờ sinh hoạt dưới cờ trong phạm vi lớp học, cũng có thể là sự phản hồi kết quả vận dụng các yêu cầu cần đặt ra cho học sinh trong Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề.
- Đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của tuần dựa vào nội dung yêu cầu của các hoạt động trải nghiệm đã được thực hiện trong tuần. Như vậy, nội dung hoạt động thuộc các loại hình hoạt động khác nhau của Hoạt động trải nghiệm: Sinh hoạt dưới cờ, Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề và Sinh hoạt lớp có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. 4. Tổ chức chuyên đề dạy Hoạt động trải nghiệm lớp 1 Sau khi học tập nhiệm vụ năm học của các cấp, dự chuyên đề của Phòng Giáo dục, nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên Hoạt động trải nghiệm lớp 1, trường đã chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng và thực hiện chuyên đề. Chuyên đề xây dựng ở ba tiết Hoạt động ngoại khóa. Cụ thể: Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ. Hình thức tổ chức chuyên đề: trình bày giáo án Tiết 2: Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề. Hình thức: thăm lớp dự giờ Tiêt 3: Sinh hoạt lớp. Hình thức tổ chức chuyên đề: trình bày giáo án. Sau khi trao đổi, bàn, tổ chuyên môn cùng Ban giám hiệu đã xây dựng, thống nhất cách triển khai chuyên đề dựa trên đặc điểm của trường, của lớp, lứa tuổi. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ 3: TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG EM TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM Giáo viên thực hiện: Tổng phụ trách (I). Yêu cầu cần đạt: Sau bài học, HS sẽ: - Biết được ngày 20/11 hằng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam; - Yêu quý, kính trọng, lễ phép với thầy cô, đồng thời thể hiện sự biết ơn thầy cô bằng việc tự rèn luyện bản thân chăm ngoan, học tốt; - Rèn kĩ năng mạnh dạn, tự tin khi tham gia hoạt động
- (II).Chuẩn bị: - Đối với nhà trường: phân công trang trí phông, hệ thống âm thanh, phần thưởng, giấy mời, bàn ghế đại biểu; - Đối với giáo viên: giáo viên Tổng phụ trách và Âm nhạc chuẩn bị chương trình văn nghệ thuộc chủ đề thầy cô và mái trường; phát động các lớp sáng tạo các sản phẩm như tập san, thiếp, gấp, tranh vẽ…để tạo góc tri ân. Tổng phụ trách chọn 2 học sinh để chúc mừng thầy cô, đội nghi lễ. - Đối với giáo viên chủ nhiệm và học sinh: Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ (III) Tổ chức hoạt động Hoạt động 1: - Chào cờ - Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu - Hiệu trưởng chúc mừng thầy giáo, cô giáo toàn trường; Hoạt động 2: Tôn vinh các nhà giáo có thành tích xuất sắc Hoạt động 3: Học sinh chúc mừng thầy giáo, cô giáo - 2 học sinh dẫn lời chúc mừng - Đại diện học sinh tặng hoa. Giáo viên Âm nhạc bật nhạc nền. - Các lớp biểu diễn văn nghệ theo thứ tự lời dẫn Hoạt động nối tiếp: Các lớp chuẩn bị, làm sản phẩm để trưng bày ở “Góc tri ân” của lớp và của trường với yêu cầu: - 100% các lớp tham gia làm sản phẩm “Góc tri ân các thầy cô” - Thể loại sản phẩm phong phú - Nội dung: thể hiện được tình cảm kính yêu đối với thầy cô, giàu cảm xúc; - Hình thức: đẹp, đảm bảo thẩm mĩ - Ý tưởng sáng tạo TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ
- Giáo viên thực hiện: Đỗ Ngọc Thủy – 1A3 Bài 7: Kính yêu thầy cô (I). Yêu cầu cần đạt: Sau bài học, HS sẽ: - Biết được các công việc hằng ngày của thầy, cô giáo - Biết thể hiện lòng biết ơn và kính yêu thầy, cô giáo - Rèn kĩ năng kể chuyện, sắm vai, lắng nghe, tự tin, hợp tác và giải quyết vấn đề - Phẩm chất trung thực, trách nhiệm, tôn sư trọng đạo (II) Chuẩn bị - Giáo viên: + Sưu tầm câu chuyện về tấm lòng của thầy cô và lòng biết ơn của HS đối với thầy cô + Một số mẫu thiệp chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam - Học sinh: + Thuộc bài hát Cô và mẹ + Dụng cụ, vật liệu làm sản phẩm trưng bày vào “Góc tri ân”của lớp và làm thiệp kính tặng thầy, cô (III) Hoạt động dạy học Thời Nội dung kiến thức Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của gian và kĩ năng cơ bản HS 2’-3’ 1. Ổn định lớp: KT tư thế ngồi học, sách vở, - Chuẩn bị DDHT 2. Khởi động: Mục tiêu: Tạo không - GV tổ chức cho HS nghe 1 bài - HS hát tập thể. khí hào hứng, tích cực hát: Bông hồng tặng cô cho HS chuẩn bị vào - Đặt câu hỏi: - HSTL bài học. + Bài hát nói về điều gì ? - HS nhắc lại tên 10’- + Em cảm thấy thế nào khi nghe bài 12’ bài hát này? 3. Bài mới: 3.1. Khám phá – Kết
- Thời Nội dung kiến thức Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của gian và kĩ năng cơ bản HS nối Hoạt động 1: Chia sẻ GV tổ chức cho HS hoạt động những điều thầy cô đã nhóm để thảo luận, chia sẻ theo làm cho em hằng ngày gợi ý: Mục tiêu: Biết được + Em hãy kể lại những điều thầy -TLCH theo HD các công việc hằng cô đã làm cho em hằng ngày ở của GV- HS tham ngày của thầy, cô giáo lớp, trường gia + Kể lại một câu chuyện em nhớ - HS kể lại kỉ nhất về thầy, cô giáo niệm của mình +Nêu cảm nhận của em về thầy, - HS lắng nghe cô giáo - Mời 1 số HS trình bày kết quả - HS lắng nghe thảo luận của nhóm - Khuyến khích HS xung phong kể - HS lắng nghe lại câu chuyện em nhớ nhất về yêu cầu thầy, cô giáo và nêu cảm nhận của em về thầy cô -Kết luận: Hằng ngày, thầy, cô giáo dạy các em học chữ, làm toán, các kiến thức khoa học, dạy các em múa hát và nhiều điều hay, lẽ phải. Thầy cô luôn ân cần hỏi han các em khi có chuyện không vui và khuyến khích, động viên các em cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho xã
- Thời Nội dung kiến thức Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của gian và kĩ năng cơ bản HS hội Hoạt động 2: Thể hiện GV yêu cầu HS nhắc lại những -Quan sát 10’- lòng biết ơn, kính yêu điều đã khám phá được qua hoạt 12’ thầy cô động 1 và nêu câu hỏi: Mục tiêu: Biết thể hiện + Các em cần làm gì để thể hiện -HS chia sẻ trước lòng biết ơn và kính yêu lòng biết ơn, kính yêu thầy cô? lớp, nhận xét thầy, cô giáo + Em đã làm được những gì để thể -HS theo dõi, lắng hiện lòng biết ơn, kính yêu thầy nghe cô? -Tổ chức thảo luận cặp đôi (hoặc HS thảo luận nhóm 4) trả lời câu hỏi trên nhóm 2 - Mời đại diện nhóm trình bày - HS lắng nghe - GV nhận xét, khen ngợi HS và kết luận: Thầy cô giáo luôn yêu thương, chăm lo dạy dỗ các em. Các em cần tỏ lòng biết ơn và kính yêu thầy cô bằng các việc làm cụ thể như: đi học đúng giờ, chăm chỉ học tập, tập trung nghe giảng, không nói chuyện, không làm việc riêng, tích cực tham gia các hoạt động, tích cực phát biểu ý kiến, làm thiệp, tặng hoa thầy cô, … -HD HS làm sản phẩm trưng bày - HS lắng nghe vào “Góc tri ân” của lớp
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp nâng cao cất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
7 p | 1313 | 365
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán lớp 5
36 p | 88 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học văn miêu tả lớp 5
27 p | 42 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 24 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên dạy học phân môn học vần lớp 1 bộ sách Cánh diều đạt hiệu quả
39 p | 39 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tổ chức hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm trong giờ dạy Đạo đức lớp 3
38 p | 17 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5
30 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tiếp tục chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường Tiểu học (2021)
21 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Địa lí lớp 4
28 p | 10 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng lớp học thân thiện tại lớp 5B trường tiểu học Giao Châu năm học 2021 - 2022
14 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp dạy chuyên đề hình học cho học sinh lớp 5
26 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh yếu vươn lên trong học tập môn Toán ở lớp 2
25 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp lưu giữ sản phẩm của học sinh lớp 1 sau các tiết học
18 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi vận động trong tiết dạy Thể dục cho học sinh lớp 1 ở Tiểu học
59 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 phát huy tính tích cực, sáng tạo trong môn Khoa học
25 p | 12 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Đổi mới phương pháp tổ chức lễ kỉ niệm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh cho thiếu nhi trường tiểu học Thanh Liệt (2021)
25 p | 10 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn