intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học

Chia sẻ: Tomjerry004 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

30
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến đưa ra những biện pháp thiết thực để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới trong năm học mới và các năm học tiếp theo, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học

  1. Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng SHCM dựa trên nghiên cứu bài   học 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn sáng kiến: Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động thường xuyên của nhà trường và là  một trong những hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiêp vụ  cho giáo viên,  giúp mỗi giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân, tạo điều kiện   cho tất cả giáo viên trao đổi, học hỏi  nhau trong công tác. Ở trường tiểu hoc,  sinh hoạt tổ  chuyên môn được tổ  chức định kỳ  2 tuần/ lần với các nội dung   thiết thực, bám sát các văn bản chỉ  đạo, các nhiệm vụ  trọng tâm của ngành  trong năm học và phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường. Thực hiện việc đổi mới giáo dục theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám  Ban chấp hành TW khoá XI về  đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào  tạo, trong những năm học gần đây, việc tổ  chức sinh hoạt chuyên môn dựa   trên nghiên cứu  bài học đã được áp dụng trong các trường học. Phương pháp  sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học cũng là một hoạt động sinh   hoạt chuyên môn nhưng  ở  đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề  liên  quan đến người học như: Học sinh học như thế nào? Học sinh đang gặp khó  khăn gì trong học tập? Phương pháp dạy học có phù hợp, gây hứng thú cho  học sinh không? Kết quả học tập của học sinh có được cải thiện không? Cần   điều chỉnh như  thế  nào… Có thể  nói: Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên  cứu bài học góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi  mới kiểm tra đánh giá học sinh, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy  học đồng thời tạo cơ  hội cho giáo viên được trao đổi, chia sẻ  cùng đồng  nghiệp nhiều vấn đề  liên quan đến người học và phương pháp, hình thức tổ  chức dạy học. Tuy nhiên, đây là nội dung sinh hoạt mới trong khi nếp sinh   hoạt truyền thống đã ăn sâu trong mỗi giáo viên, vì thế, khi mới áp dụng, hầu   như đội ngũ giáo viên chưa thật sự hào hứng với cách sinh hoạt này. Họ ngại   khó khăn trong khâu chuẩn bị, không tập trung quan sát trong quá trình dự giờ,  ngại chia sẻ  ý kiến vv… Dẫn đến hiệu quả  của các buổi sinh hoạt chuyên   môn theo hướng đổi mới chưa cao. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đổi mới sinh hoạt   chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, giúp các tổ chuyên môn, đội ngũ giáo   viên tháo gỡ  những khó khăn, tổ  chức sinh hoạt chuyên môn   hiệu quả, có  chiều sâu hơn, tôi chọn sáng kiến “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất   lượng sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học ”  để nghiên cứu.  Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cấp trên và đồng nghiệp. 1.2. Điểm mới của sáng kiến: Năm học 2016 ­ 2017  1
  2. Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng SHCM dựa trên nghiên cứu bài   học Từ  những khó khăn, vướng mắc trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên  cứu bài học tại đơn vị trong năm học trước, sáng kiến đưa ra những biện pháp  thiết thực để  nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới  trong năm học 2016 ­ 2017 và các năm học tiếp theo, góp phần nâng cao chất  lượng đội ngũ, thúc  đẩy đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng  giáo dục. 1.3. Phạm vi áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng dành cho cán bộ  quản lý, các tổ  trưởng chuyên  môn, tất cả giáo viên tại trường tiểu học A ­ nơi tôi công tác. Đồng thời, sáng   kiến có thể  làm tài liệu tham khảo cho các trường   học để  nâng cao chất  lượng sinh hoạt tổ chuyên môn theo  nghiên cứu bài học. 2. PHẦN NỘI DUNG 1.2. Thực trạng về  việc tổ  chức sinh hoạt chuyên môn tại các trường  tiểu học: Công tác sinh hoạt tổ  chuyên môn  ở  trường tiểu học A chúng tôi luôn   được quan tâm và coi trọng. Việc sinh hoạt chuyên môn được thực hiện đúng  quy định và đi vào nền nếp. Song, cũng nằm trong thực trạng chung của các  trường nói chung và các trường tiểu học nói riêng, việc sinh hoạt chuyên môn  đôi lúc còn mang tình hình thức, đối phó, chưa thật sự  giải quyết, tháo gỡ  được những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong dạy ­ học hoặc nội dung   chưa thật phong phú, đáp ứng được nhu cầu nâng cao chuyên môn nghiệp vụ  cho giáo viên. Trong các buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng, những  vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận và có đưa ra giáo viên   cũng không tham gia ý kiến. Hình thức sinh hoạt chuyên môn dự  giờ  rút kinh   nghiệm được thực hiện thường xuyên song được tổ  chức theo một quy trình  tương đối thống nhất. Thực hiện các Văn bản chỉ  đạo thực hiện nhiệm vụ  năm học của ngành, trong năm học 2014­ 2015, trường bắt đầu áp dụng sinh   hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Đây là hình thức sinh hoạt chuyên  môn mới, đòi hỏi giáo viên phải hình thành và luyện tập nhiều kĩ năng, trong   khi nếp sinh hoạt truyền thống đã ăn sâu trong mỗi giáo viên từ cách ghi chép,   quan sát trong quá trình dự  giờ  đến việc trao đổi, chia sẻ  sau dự  giờ… Nhìn   chung, giáo viên còn bỡ ngỡ, lúng túng trong việc đổi mới nên hiệu quả mang   lại trong các buổi sinh hoạt chưa cao. Từ thực trạng nêu trên, xác định đổi mới   sinh   hoạt   chuyên   môn   theo   nghiên   cứu   bài   học   cần   phải   có   lộ   trình,   tạo   chuyển biến dần  qua từng năm học. tôi mạnh dạn đưa ra một số  biện pháp   thiết thực đã vận dụng trong năm học 2016 ­ 2017  nhằm nâng cao chất lượng   sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học. Năm học 2016 ­ 2017  2
  3. Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng SHCM dựa trên nghiên cứu bài   học 2.2. Các giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả việc  đổi mới sinh hoạt  chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học: Từ việc nghiên cứu lý luận, từ những kinh nghiệm đúc rút được qua các  đợt tham gia tập huấn, căn cứ  vào thực trạng tại đơn vị  công tác, tôi mạnh  dạn đưa ra một số biện pháp cụ thể sau: Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ ­ giáo viên về mục đích,   ý nghĩa và phân biệt được sự  khác nhau giữa sinh hoạt chuyên môn dựa   trên nghiên cứu bài học và sinh hoạt chuyên môn truyền thống: Theo tâm lý học, tư duy con người bao giờ cũng đi từ nhận thức đến hành  động. Nếu nhận thức đúng thì chính bản thân họ sẽ nảy sinh nhu cầu để thực  hiện hành động đó. Chính vì vậy, người cán bộ  quản lý cần nâng cao nhận  thức cho đội ngũ bằng nhiều hình thức khác nhau như  tổ  chức các buổi bồi   dưỡng thường xuyên tập trung, giới thiệu các tài liệu, băng hình có liên quan   đến nội dung sinh hoạt chuyên môn mới kết hợp với quá trình tự  học, tự  nghiên cứu tài liệu (đặc biệt là tài liệu bồi dưỡng thường xuyên nội dung 2 do  Sở GD&ĐT cung cấp trong năm học 2016 ­ 2017)  để mỗi giáo viên nhận thức   rõ mục đích, ý nghĩa của  sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học,  đó là: ­ Đảm bảo cơ  hội phát triển chuyên môn cho mọi giáo viên: Thông qua  sinh hoạt chuyên môn, từng tình huống học tập cụ  thể của học sinh trên lớp  được chia sẻ, suy ngẫm, phân tích nguyên nhân và đưa ra giải pháp tốt nhất  giúp cải tiến giờ  học. Từ  đó mỗi giáo viên đều học được nhiều bài học từ  đồng nghiệp, áp dụng hiểu biết mới vào thực tế dạy học của bản thân. ­   Đảm bảo cơ  hội học tập cho từng em học sinh: Mỗi học sinh  đến   trường đều phải được học và học được. Giáo viên  quan tâm đến khả năng  học tập của từng học sinh, đặc biệt là những học sinh gặp khó khăn trong học  tập. ­ Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường; cải thiện mối  quan hệ  giữa Ban giám hiệu với giáo viên, giáo viên với giáo viên, giáo viên   với học sinh và học sinh với học sinh; tạo môi trường làm việc, dạy và học  dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người. Trong thực tế, nếp sinh hoạt chuyên môn truyền thống đã ăn sâu trong  tiềm thức mỗi giáo viên, vì thế khi triển khai thực hiện, phần lớn các đồng chí   còn mơ hồ, lúng túng dẫn đến chưa đồng nhất trong cách nghĩ, cách làm và có  nhiều quan điểm trái chiều. Vì thế, thông qua các buổi tập huấn, cần giúp  giáo viên nắm vững sự  khác biệt giữa sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi  mới với sinh hoạt chuyên môn truyền thống, Cũng bao gồm 4 bước như sinh  Năm học 2016 ­ 2017  3
  4. Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng SHCM dựa trên nghiên cứu bài   học hoạt chuyên môn truyền thống nhưng trong   sinh hoạt chuyên môn dựa trên  nghiên cứu bài học” cách thức thực hiện các bước có sự thay đổi, cải tiến để  việc sinh hoạt chuyên môn có chất lượng hơn, có tác dụng lớn hơn trong phát  triển chuyên môn cho giáo viên. Cụ thể:  TT Những  Sinh hoat chuyên môn ̣   Sinh hoat chuyên môn d ̣ ựa trên  đặc điểm truyền thống nghiên cứu bai h ̀ ọc Mục   đích   sinh   hoạt  Mục đích của sinh hoạt chuyên  chuyên   môn   truyền  môn dựa trên nghiên cứu bài học  thống   là   để   đánh   giá,  là để từng bước xây dựng văn hóa  xếp  loại giờ dạy, thống  nhà   trường   trong   đó   mọi   thành  nhất  cách  dạy cho  một  viên đều tôn trọng, tin tưởng, mở  Mục  loại   bài     cụ   thể   hay  rộng   tâm   hồn   học   hỏi   đồng  đích phương pháp đặc trưng  nghiệp,   giúp   giáo   viên   hiểu   biết  cho   một   môn   học   để  sâu sắc hơn về học sinh nâng cao  mọi   giáo   viên   được   áp  năng lực dạy học cho giáo viên. dụng theo cách đã được  thống   nhất   trong   buổi  sinh hoạt chuyên môn. Thông   thường   tổ  Giáo   viên   dạy   minh   họa   chủ  chuyên   môn   cùng   giáo  động xây dựng Kế hoạch bài học,  Chuẩn  viên dạy minh họa xây  đưa ra các ý tưởng dựa trên đặc  1 bị bài dựng   và   thống   nhất  điểm tình hình của lớp mình, có  phương án dạy học thể   tham  khảo   ý   kiến   của  đồng  nghiệp và tổ chuyên môn. 2 Dự   giờ,  Vị     trí     dự     giờ     là  Lựa chọn vị trí dễ quan sát biểu  quan   sát  ngồi cuối lớp hiện trên gương mặt để  nhận ra  tiết học Việc   quan   sát   tập  việc học của học sinh mà  không  trung vào hoạt động dạy  ảnh   hưởng   đến   các   em   :   phía  học của giáo viên : dạy  trước   lớp   hoặc   xung   quanh   lớp  đúng quy trình, các bước  học. lên lớp không, cung cấp  Việc   quan   sát   tập   trung   vào  đúng, đủ  kiến thức hay  việc học của học sinh : học sinh  không, phân bố thời gian  học như  thế  nào, khi nào các em  có   phù   hợp   hay   không,  học thực sự, khi nào các em không  nền nếp lớp có tốt hay  tập   trung   vào   việc   học,   các   em  không,   cử   chỉ,   điệu   bộ  gặp   phải   khó   khăn   gì,   giáo   viên  của   giáo   viên   như   thế  giúp   các   em   vượt   qua   khó   khăn  Năm học 2016 ­ 2017  4
  5. Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng SHCM dựa trên nghiên cứu bài   học nào… như thế nào? Ghi   chép   theo   diễn  Ngoài diễn biến tiết học, người  biến tiết học : giáo viên  dự   ghi   chép   các   tình   huống   học  nói gì, giáo viên làm gì... tập   cụ   thể   :   thời   điểm   nào,   em  nào, học như thế nào, vì sao... ­   Đánh   giá   rút   kinh  Chia sẻ, phân tích dựa trên các  nghiệm tình huống học tập cụ thể: + Nhận xét giờ học +   Nêu   tình   huống,   phân   tích  +   Tìm   ra   ưu   khuyết  nguyên   nhân   có   tình   huống   học  điểm của giờ học. tập đó. +   So   sánh   đối   chiếu  + Chia sẻ  những khó khăn gặp  bài dạy với giáo án phải khi tiến hành bài học. +   Chỉ   ra   cách   dạy  + Tìm hiểu nguyên nhân tại sao mới. + Học được gì qua bài học của  +   Thống   nhất  đồng nghiệp. phương pháp.  + Từ  bài dạy của đồng nghiệp  Chia sẻ,  ­   Ý   kiến   của   người  suy ngẫm về bản thân. 3 suy   ngẫm  dự  thường mang tính áp  ­ Mọi giáo viên đều chia sẻ  ý  tiết dạy đặt một chiều giáo nên  kiến về những tình huống học tập  không tránh khỏi tâm lí  cụ  thể  giúp mọi giáo viên có   sự  người dạy bị  áp lực bị  hiểu biết sâu sắc về học sinh hơn. trì   triết   phê   phán   dẫn  ­ Tạo niềm tin và sự  tôn trọng  đến không ai muốn dạy  đồng nghiệp, tăng sự  hiểu biết và  minh hoạ. kinh  nghiệm  dạy  học  để  có  thể  ­   Việc   thống   nhất  cải tiến giờ học. cách   dạy   khiến   mọi  giáo viên dạy theo một  qui   trình   mà   dạy   theo  một qui trình thì không  thể  phù hợp với tất cả  giáo   viên   và   các   lớp  học.  4 Áp  Giáo   viên   áp   dụng  Giáo   viên   áp   dụng   những   bài  dụng  những   ý   kiến   chỉ   đạo  học   mà   bản   thân   học   được   qua  trong   dạy  của   chuyên   môn   nhà  sinh   hoạt   chuyên   môn   một   cách  học   hằng  trường   hoặc   quy   trình  chủ   động   nhất.   Giáo   viên   mạnh  Năm học 2016 ­ 2017  5
  6. Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng SHCM dựa trên nghiên cứu bài   học dạy học đã được thống  dạn  điều chỉnh cả nội dung, hình  nhất  vào quá trình dạy  thức,   phương   pháp   dạy   học   để  học   hằng   ngày   một  phù hợp với từng học sinh, giúp  cách cứng nhắc. Có thể  cho  mọi học sinh “được học” và  những   quy   trình   hoặc  “học  được”. ngày phương   pháp   đã   được  thống   nhất   đó   không  phù hợp với thực tế lớp   mình nhưng không dám  thay đổi. Biện pháp 2: Triển khai chuyên đề, tổ chức sinh hoạt điểm để  tất cả   giáo viên nắm vững chu trình 4 bước của sinh hoạt chuyên môn theo nghiên   cứu bài học: Sau khi giáo viên đã được bồi dưỡng tập trung và tự bồi dưỡng về phần   lý thuyết, chuyên môn nhà trường cần triển khai chuyên đề  và tổ  chức sinh   hoạt điểm để tất cả giáo viên đều được trải nghiệm thực tế , nắm vững hơn   quy trình 4 bước trong sinh hoạt chuyên môn mới. Việc triển khai sinh hoạt điểm cần phải chỉnh chu trong từng bước, Vì  thế, trong quá tình thực hiện, chuyên môn cần chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể từng  bước. Bước 1: Xác định mục tiêu, xây dựng kế  hoạch bài học nghiên cứu  (Chuẩn bị bài dạy): Việc chuẩn bị bài dạy không giao khoán cho người dạy  minh hoạ mà cần phải có sự trao đổi, xây dựng của tổ, khối chuyên môn.  Cần xác định mục tiêu kiến thức và kĩ năng mà HS cần đạt được khi tiến  hành nghiên cứu. Mục tiêu bài học được nghiên cứu.  Các GV trong tổ, khối sẽ có một một cuộc thảo luận chi tiết, cụ thể bài  học tiến hành nghiên cứu như: ­ Đặt câu hỏi xem đây là loại bài học gì? ­ Cách giới thiệu bài học như thế nào? ­ Sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học thế nào cho đạt hiệu  quả cao? ­ Nội dung bài học chia ra những đơn vị kiến thức nào? ­ Dự kiến tổ chức hoạt động dạy học nào tương ứng? ­ Dự kiến tích hợp nội dung giáo dục nào là phù hợp? Năm học 2016 ­ 2017  6
  7. Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng SHCM dựa trên nghiên cứu bài   học Sau khi  thảo luận chung,  GV dạy minh hoạ trong nhóm sẽ  phát triển đề  cương đầu tiên của giáo án bài học nghiên cứu, các ý kiến góp ý, chỉnh sửa   của   tổ, khối chuyên môn chỉ  mang tính tham khảo. sự  chủ  động, sáng tạo  chính là ở người thể hiện. Bước 2: Tiến hành dạy và dự giờ: Cùng với đổi mới phương pháp dạy học theo Mô hình trường học mới,  việc đổi mới cách thức dự giờ cũng đã được nhà trường triển khai thực hiện từ  nhiều năm học nay. Vì thế, khi thực hiện triển khai chuyên đề  đổi mới sinh  hoạt chuyên môn mới, việc chuẩn bị lớp day minh hoạ, bố trí chỗ ngồi quan sát   thuận lợi cho người dự đã được thực hiện tốt. Tuy nhiên, giáo viên tham gia dự  giờ  vẫn chưa thật sự  chú ý đến hoạt động của người học mà còn tập trung  nhiều vào người dạy. Vì vậy, trong buổi sinh hoạt điểm, chuyên môn đã hướng  dẫn người dự giờ cần tập trung vào việc học của học sinh, các hoạt động trong   nhóm học sinh, những khó khăn, vướng mắc, thái độ, tình cảm của học sinh…  và cách tiếp cận giúp đõ, hỗ  trợ  của người dạy như  thế  nào?.... Muốn thế,   người dự giờ không chỉ ngồi một chỗ quan sát mà cần di chuyển đến gần học   sinh, nếu cần, có thể quay phim, chụp ảnh ghi lại những tình huống, những chi  tiết  “Đắt”. Tuy nhiên, việc quan sát của người dự  cần phải  đảm bảo các  nguyên tắc: ­ Không làm ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh. Quan sát và suy  nghĩ về  việc học của học sinh trong giờ  học, có khả  năng phán đoán nhanh   nhạy, chính xác để đưa ra những giải pháp phù hợp. ­ Không gây khó khăn cho giáo viên dạy minh hoạ. Đặt mình vào vị  trí  người dạy để phát hiện những khó khăn trong việc học của học sinh để tìm cách   giải quyết. Tất cả những suy ngẫm, giải pháp mà người dự đưa ra được thể hiện rõ  trên phiếu dự giờ theo mẫu: Em nào (nhóm  Thời gian Diễn biến nào) như thế  Suy ngẫm Giải pháp nào? Ý kiến chia sẻ cho người dạy: …………………………………………………..……………….……. ……………………………………………………………... ……………………………….. Năm học 2016 ­ 2017  7
  8. Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng SHCM dựa trên nghiên cứu bài   học Một số bài học cho bản thân: …………………………………………….. …………………………………………………………………………………… ….…............................................... Trong thực tế, việc ghi chép của giáo viên vào phiếu dự giờ theo mẫu trên   vẫn chưa đảm bảo. Phần lớn các giáo viên dự  giờ  vẫn ghi trình tự  tiết dạy,  chưa ghi lại những hoạt động tiêu biểu của em (nhóm) học sinh, chưa đưa ra  được các giải pháp. Vì thế, tôi đã yêu cầu giáo viên trước khi vào dự  giờ  cần  nắm cách ghi chép dự giờ đã được hướng dẫn cụ thể trong tài liệu bồi dưỡng   do Sở GD&ĐT cung cấp. ­ Cột thời gian: Ghi thời gian bắt đầu tiết học, ghi thời điểm xảy ra các  tình huống học tập mà giáo viên quan sát được (khoảng phút thứ mấy của tiết  học), cũng có thể  ghi thời gian diễn ra mỗi hoạt động học trong tiết học đó   (khoảng mấy phút). ­ Cột diễn biến: Ghi lại diễn biến tiết học bao gồm: ho ạt động học của   học sinh, hoạt động của giáo viên, các câu hỏi, câu trả  lời hoặc nội dung bài  học theo trình tự thời gian. Ghi chép tình huống quan sát được từ thực tế việc học của học sinh (cả  tình huống tích cực và tình huống chưa tích cực). Quan sát thái độ, hành vi, lời nói, sự quan tâm đến bài học và kết quả bài  làm của các em. Suy nghĩ xem học sinh đang suy nghĩ gì, cảm thấy gì, gặp khó  khăn gì. Chú ý sự  thay đổi của học sinh khi nhận được sự  hỗ  trợ, tác động của  giáo viên của bạn bè và khi thay đổi hoạt động học tập. Chú ý xem tình huống đó xảy ra với cả lớp hay nhóm học sinh hay từng   em học sinh. ­ Cột suy ngẫm: Ghi lại những suy nghĩ của bản thân về  tình huống học  tập đó. Phán đoán lí do tại sao thực tế đó lại xảy ra. ­ Cột giáp pháp: Ghi những giải pháp để  phát triển những tình huống học  tập tốt và khắc phục những tình huống chưa thành công trong tiết học theo suy  nghĩ của bản thân. giải pháp càng cụ thể và sát với thực tế việc học của học  sinh càng tốt. Phần ý kiến chia sẻ  cho người dạy: Dựa trên thực tế  việc học của học   sinh đã diễn ra trong tiết học, giáo viên đưa ra những ý kiến sẽ  góp ý chia sẻ  cho đồng nghiệp về một số hoặc tất cả các vấn đề sau: ­ Về kết cấu và tiến trình bài học Năm học 2016 ­ 2017  8
  9. Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng SHCM dựa trên nghiên cứu bài   học ­ Về việc học của học sinh (thành công, khó khăn) ­ Các mối quan hệ và ứng xử của giáo viên ­ Tính cô đọng và ý nghĩa thiết thực của nội dung bài học ­ Hiệu quả đạt được so với mục tiêu bài học ­ Việc phân bố, sử dụng thời gian cho các hoạt động học. ­ Việc sử dụng đồ dùng dạy học… Phần một số  bài học cho bản thân: Ghi lại những bài học kinh nghiệm,   những hiểu biết mới có thể  áp dụng vào quá trình dạy học của bản thân sau  khi dự giờ và trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp. Bước 3:   Suy ngẫm, chia sẻ về tiết dạy: Qua hai năm triển khai thực hiện, thực tế cho thấy, đây là bước khó khăn   nhất trong sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới. Bởi vì tâm lý người dự  vẫn còn e ngại, cả  nể, không dám phát biểu hoặc có thì những lời nhận xét,  trao đổi vẫn mang nặng phương pháp truyền thống. Là cán bộ  quản lý đã  được tham gia tập huấn tại Sở, để tập huấn thực tế cho giáo viên, trong buổi   sinh hoạt điểm, tôi đã giữ  vai trò chú trì, điều hành để  giáo viên nắm các nội  dung cần chia sẻ.  Cụ thể:  ­ Giới thiệu người dạy chia sẻ  mục tiêu và ý định thực hiện bài học,   những thay đổi điều chỉnh về  nội dung, phương pháp dạy học; những giải   pháp cần khắc phục để học sinh học tốt hơn. Sau đó, để người dạy minh hoạ  tự  nói về cảm nghĩ của mình sau giờ  dạy minh hoạ: Về những điểm đã tiến   hành thành công, những điểm còn cảm thấy khó khăn, băn khoăn, cảm nghĩ về  điểm nổi bật của bài học: chỉ  ra một vài tình huống học tập của học sinh và  nêu cảm nghĩ của mình. ­ Điều hành các giáo viên dựa trên thực tế việc học của học sinh đã diễn  ra trong tiết học để đưa ra những ý kiến sẽ góp ý chia sẻ cho đồng nghiệp về  một số hoặc tất cả các vấn đề sau: + Kết cấu và tiến trình bài học; + Việc học của học sinh (thành công, khó khăn); + Các mối quan hệ và ứng xử của giáo viên; + Ý nghĩa thiết thực của nội dung bài học; + Tính phù hợp, vừa sức của các nhiệm vụ học tập; + Hiệu quả đạt được so với mục tiêu bài học; Năm học 2016 ­ 2017  9
  10. Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng SHCM dựa trên nghiên cứu bài   học + Việc phân bố, sử dụng thời gian cho các hoạt động học; + Sử dụng đồ dùng dạy học… Khi   chia sẻ, có thể  chiếu lại hình  ảnh mà giáo viên quan sát và   quay  được cho toàn thể  giáo viên xem lại để  làm minh chứng   và phân tích tình   huống học tập rõ ràng, cụ thể hơn. ­ Người điều hành quan sát bao quát trong quá trình giáo viên chia sẻ,   nhắc nhớ mọi người phải chú ý lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau khi thảo  luận, không nên phê phán đồng nghiệp, không mổ  xẻ, xếp loại tiết dạy mà  cần lấy hành vi học tập của học sinh làm trung tâm thảo luận.  Vừa chủ  trì, điều hành, vừa quan sát, hướng dẫn, tôi đã hình thành cho   đội ngũ thói quen lắng nghe lẫn nhau, rèn luyện cách chia sẻ, từ đó hoàn thành  mối quan hệ  đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau. Người   dạy thấy nhẹ  nhàng, không lo lắng bị  phê binh, mổ  xẻ, người dự  nhiệt tình   tham gia ý kiến chia sẻ, làm cho bầu không khí trong   các buổi sinh hoạt   chuyên môn theo hướng đổi mới sôi nổi, vui vẻ và có chất lượng hơn. Bước 4:  Áp dụng vao th ̀ ực tế day h ̣ ọc hang ngay: ̀ ̀ Đây là bước cuối cùng của chu trình. Thông qua tiết dạy minh hoạ, thông  qua thảo luận chia sẻ  tiết dạy của đồng nghiệp, giáo viên tự  rút ra bài học   kinh nghiệm cho bản thân, kiểm nghiệm những vấn đề  đã được dự  giờ  và  tháo luận để  áp dụng vào thực tế dạy học. Sau khi kết thúc phần thảo luận,  chia sẻ sau dự giờ, tôi đã hướng dẫn giáo viên các hướng vận dụng, đó là: ­ Có thể thiết kế lại bài học đó tại lớp mình ­ Áp dụng những gì giáo viên học được vào các giờ dạy hàng ngày của mình ­ Chuẩn bị  bài học tiếp theo, nhen nhóm những ý tưởng mới cho những   hoạt động học trong tiết học sau. Việc vận dụng phải đảm bảo các nguyên tắc: + Không “ sao chép” hoàn toàn tiết dạy minh hoạ mà cần vận dụng một   cách linh hoạt, phù hợp với mục tiêu bài dạy của mình và phù hợp với dặc   điểm học sinh lớp mình. + Chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là tổ chức  hiệu quả việc học theo nhóm của học sinh. Năm học 2016 ­ 2017  10
  11. Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng SHCM dựa trên nghiên cứu bài   học Biện pháp 3: Nâng cao năng lực cho các tổ trưởng chuyên môn trong   việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học: Trong sinh hoạt chuyên môn, vai trò của các tổ trưởng chuyên môn hết sức  quan trọng, nhất là trong sinh hoạt chuyên môn mới. Ngoài việc nắm vững quy  trình các bước sinh hoạt, tổ trưởng chuyên môn là người chủ động xây dựng kế  hoạch triển khai, điều hành, chủ trì trong các bước sinh hoạt. Vì thế, ban giám  hiệu nhà trường cần khuyến khích các đồng chí tổ  trưởng tích cực trong công  tác tự bồi dưỡng, nghiên cứu tài liệu để vận dụng triển khai có hiệu quả. Đồng   thời tổ  chức tập huấn, bồi dưỡng cho các đồng chí tổ  trưởng về  các kỹ  năng  cơ bản sau: +   Kỹ  năng lập kế  hoạch hoạt động của tổ  khối, kế  hoạch sinh hoạt   chuyên môn, lập hồ sơ sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học: căn cứ  vào các văn bản chỉ  đạo của ngành, kế  hoạch hoạt động của trường, của  chuyên môn nhà trường dể xây dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch sinh hoạt   chuyên môn cụ  thể, sát đặc điểm, tình hình của tổ, khối. Nắm được hồ  sơ  sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học gồm các loại sau: ­ Biên bản phân công GV hoặc GV tự nguyện minh hoạ. ­ Biên bản sinh hoạt tổ (nhóm) tham gia góp ý xây dựng bài dạy. ­ Phiếu dự giờ. ­ Giáo án dạy minh hoạ. ­ Biên bản sinh hoạt tổ  (nhóm) rút kinh nghiệm giờ dạy và bài học kinh   nghiệm. + Kỹ năng điều hành tổ. ­ Điều hành trong việc phân công giáo viên dạy minh hoạ: Nêu rõ được  mục đích, ý nghĩa để khuyến khích được các giáo viên đăng ký dạy minh hoạ  trên tình thần tự nguyện. ­ Điều hành, tổ  chức cho giáo viên tham gia thiết kế, thảo luận về  bài  dạy. ­ Điều hành thảo luận, chia sẻ sau dự giờ: Để buổi thảo luận, chia sẻ có  hiệu quả, động viên, khuyến khích các tổ viên đều tham gia ý kiến chia sẻ, tổ  trưởng chuyên môn cần có sự định hướng nội dung thảo luận như: chú ý đến  những tình huống của người học và những phán đoán cá nhân thông qua tình  huống đã quan sát… gợi ý đến những tình huống cụ thể để kích thích, khuyến  khích sự  chia sẻ  của người dự, tìm hiểu ý nghĩa của những ý kiến đóng góp  Năm học 2016 ­ 2017  11
  12. Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng SHCM dựa trên nghiên cứu bài   học nhằm làm sáng tỏ những gì giáo viên muốn phát biểu, biết ra quyết định đúng  lúc khi buổi thảo luận xuất hiện những xung đột, tranh cãi nặng nề… Năm học 2016 ­ 2017  12
  13. Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng SHCM dựa trên nghiên cứu bài   học Biện pháp 4: Chú trọng công tác bồi dưỡng giáo viên, nâng cao ý thức   trách nhiệm của giáo viên trong việc tham gia sinh hoạt chuyên môn: Trong thời gian đầu, khi vận dụng sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên  cứu bài học, đại đa số giáo viên còn mơ hồ, chưa thật sự tích cực với  sự đổi  mới này, dẫn đến chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn mới chưa hiệu   quả.  Khắc phục những tồn tại nêu trên, trong năm học 2016 ­ 2017 này, ban giám   hiệu nhà trường   đã chú trọng nhiều đến công tác bồi đưỡng để  nâng cao kỹ  năng và tạo nền nếp sinh hoạt chuyên môn mới  cho đội ngũ giáo viên có chất  lượng hơn. Cụ thể:  ­ Khuyến khích giáo viên ý thức tự học, tự bồi dưỡng. Tăng thời gian bồi   dưỡng thường xuyên về  nội dung này đến ba tháng trong năm học (Từ  tháng  10 đến tháng 12). Cung cấp đầy đủ  nguồn tài liệu về nội dung này, đặc biệt   là tài liệu do Sở GD&ĐT cung cấp. ­ Triển khai chuyên đề, tổ  chức sinh hoạt điểm để  giáo viên nắm chắc   quy trình bốn bước của sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học. ­ Khuyến khích giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, nâng  cao nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng sư phạm để tự tin, sáng tạo khi tham gia   các hoạt động chuyên môn. ­ Tạo ra bầu không khí thi đua tích cực, thu hút mọi giáo viên tham gia tự  giác, tích cực. Biểu dương, khen thưởng kịp thời những nhân tổ tích cực nhằm  động viên, khích lệ tinh thần làm việc của giáo viên. ­ Tổ chức cho giáo viên viết thu hoạch về nội dung bồi dưỡng sinh hoạt   chuyên môn theo nghiên cứu bài học, để giáo viên củng cố lại lý thuyết, đồng   thời nêu được những việc mà bản thân đã vận dụng, hiệu quả  mang lại cho  bản thân khi tham gia sinh hoạt chuyên môn mới, những tồn tại cần khắc   phục, giải pháp khắc phục. Thông qua bài thu hoạch của giáo viên, ban giám  hiệu sẽ  có những định hướng để  tiếp tục bồi dưỡng cho đội ngũ trong năm  học tiếp theo. Biện pháp 5: Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch sinh hoạt   chuyên môn cụ  thể  và cán bộ  quản lý tham gia sinh hoạt cùng tổ  chuyên   môn:Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học muốn thành công cần thời gian dài   và cần được trải nghiệm nhiều. Vì thế trong một năm học, các tổ chuyên môn cần xây dựng  kế  hoạch cụ  thể, đảm báo ít nhất mối tổ  2 lần/ học kỳ. Cán bộ  quản lý không chỉ  bồi   Năm học 2016 ­ 2017  13
  14. Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng SHCM dựa trên nghiên cứu bài   học dưỡng, chỉ đạo mà luôn đồng hành cùng các tổ chuyên môn để nắm bắt tình tình, tư vấn, hỗ  trợ tổ chuyên môn trong quá trình sinh hoạt. Ban giám hiệu nhà trường đã phân công luân phiên nhau đến với các buổi   sinh hoạt của hai tổ chuyên môn. Tham gia sinh hoạt, ban giám hiệu không phải   là người chỉ đạo, mà đóng vai trò như một tổ viên, cùng tổ viên tham gia ý kiến  xây dựng bài dạy, cùng tham gia dự giờ và chia sẻ ý kiến. Tham gia một cách  tích cực như thế, nếu buổi sinh hoạt tổ chức thành công thì bản thân người cán  bộ  quản lý cũng học hỏi được rất nhiều từ  đồng nghiệp, bổ  sung thêm kinh  nghiệm và kiến thức chuyên môn cho bản thân, để  tự  tin hơn trong công tác  quản lý. Còn nếu buổi sinh hoạt còn nhiều vướng mắc, chưa đảm bảo quy  trình thì cán bộ quản lý sẽ là người tư vấn, góp ý thêm cho tổ chuyên môn. Với  tinh thần làm việc như thế, các tổ chuyên môn đã tổ chức sinh hoạt một cách tự  nhiên, nhẹ  nhàng, không cảm thấy áp lực, gò bó khi BGH cùng tham gia sinh   hoạt. ­ Trước hết đó là sự thay đổi về nhận thức và hành động của mỗi cán bộ  giáo viên. ­ Các tổ trưởng chuyên môn đã điêu luyện hơn trong chủ trì, điều hành tổ  sinh hoạt. ­ Giáo viên tham gia sinh hoạt với tinh thần hào hứng, vui vẻ. Nhiều   đồng chí đã tự  tin, tự nguyện đăng ký tham gia tiết dạy minh hoạ. Người dự  mạnh dạn hơn trong trao đổi, chia sẻ.   ­ Các buổi sinh hoạt chuyên môn ngày càng có chất lượng hơn, thiết   thực hơn, giải quyết được những vướng mắc, những khó khăn nảy sinh trong   hoạt động dạy ­ học. ­ Thông qua thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, giáo  viên đã vận dụng hiệu quả vào việc đổi mới phương pháp dạy học thường ngày  của bản thân: Phát huy tốt việc tổ  chức cho học sinh học tập theo nhóm, quan  tâm nhiều hơn đến các đối tượng học sinh, các giờ  học diễn ra nhẹ  nhàng, tự  nhiên hơn. ­ Thông qua sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới, mối quan hệ giữa  thầy ­ trò được cải thiện theo hướng tích cực, thân thiện, cởi mở. Mối quan   hệ  giữa các giáo viên thân thiện, gần gũi hơn. Giáo viên được học tập lẫn   nhau nhiều hơn, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ một cách hiệu quả. 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1 Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: Sinh   hoạt   chuyên   môn   trong   nhà   trường   là   một   hình   thức   bồi   dưỡng  nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ, từ đó nâng cao chất lượng học tập của  Năm học 2016 ­ 2017  14
  15. Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng SHCM dựa trên nghiên cứu bài   học học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. Việc đổi mới sinh hoạt   chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học    nhằm nâng cao năng lực cho giáo  viên thông qua dự giờ, phân tích bài học, giúp giáo viên nhận ra những vấn đề  của tiết học, từ đó có những điều chỉnh phù hợp trong những tiết học sau. Một số biện pháp được nêu trong sáng kiến đã được áp dụng thực tể tại   đơn vị bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan, giúp đội ngũ có những   nhận thức tích cực, thúc đẩy giáo viên đổi mới phương pháp dạy học nhằm   phát huy vai trò tích cực, chủ  động của học sinh, tạo cơ  hội cho tất cả  học   sinh được học tập và phát triển. Xây dựng mối quan hệ  bình đẳng giữa các  thành viên trong nhà trường (cán bộ  quản lý ­ giáo viên; giáo viên ­ giáo viên;  giáo viên ­ học sinh; học sinh ­ học sinh) trên cơ sở cộng tác, học hỏi để phát   triển. Đồng thời tạo môi trường làm việc dân chủ, thân thiện, hướng tới sự  phát triển cho các thành viên trong nhà trường. Từ đó góp phần đổi mới quan   trọng đến nhà trường.   Những biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn dựa  trên nghiên cứu bài học của tôi thực hiện có hiệu quả tại đơn vị nhưng có thể  đó chưa phải là những biện pháp tối ưu.Tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý,  bổ  sung của đồng nghiệp, của hội đồng khoa học để  bản thân học hỏi, trau   dồi thêm  nghiệp vụ chuyên môn và năng lực  quản lý, để chỉ đạo có hiệu quả hơn công  tác sinh chuyên môn ở đơn vị mình.    3.2 Kiến nghị, đề xuất:       ­  Phòng GD&ĐT nên tổ  chức cho các cụm chuyên môn sinh hoạt về  nội   dung “ Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học” để các trường đúc   rút kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Năm học 2016 ­ 2017  15
  16. Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng SHCM dựa trên nghiên cứu bài   học 2.3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Trong năm học 2016 ­ 2017,  bằng các biện pháp chỉ  đạo thiết thực nêu   trên, kết quả triển khai đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học   của nhà trường đã có những chuyển biến rõ rệt. Năm học 2016 ­ 2017  16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0