intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy kỹ năng nghe trong môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 5

Chia sẻ: Tomjerry004 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:21

53
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp dạy kỹ năng nghe trong môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 5” ghi lại những phương pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân. Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong việc dạy học Tiếng Anh. Từ đó tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn. Rèn luyện tinh thần năng động, giữ lửa lòng say mê, sáng tạo; cố gắng học tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy kỹ năng nghe trong môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 5

  1.     MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY KỸ NĂNG NGHE TRONG  MÔN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 5  1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài:    Xã hội ngày càng phát triển, xu hướng hội nhập quốc tế tr ên nhiều lĩnh  vực ngày càng mạnh, ngôn ngữ Tiếng Anh đóng vai trò vị trí hết sức quan trọng.  Tiếng Anh là công cụ giao tiếp, là chìa khoá dẫn đến kho tàng tri thức của nhân  loại. Mặt khác việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin đã làm cho việc học   Tiếng Anh trở thành cấp bách và không thể  thiếu. Vì vậy việc học Tiếng Anh   của học sinh tiểu học được học sinh, phụ huynh, giáo viên ngành giáo dục và cả  nước đặc biệt quan tâm. Tiếng Anh trở thành một trong các môn học chính trong   chương trình học của học sinh. Việc học và sử  dụng Tiếng Anh đòi hỏi cả  một quá trình luyện tập cần  cù sáng tạo của cả người học lẫn người dạy. Đặc biệt trong tình hình cải cách  giáo dục như  hiện nay, dạy Tiếng Anh theo quan điểm giao tiếp được nhiều   người ủng hộ. Theo phương pháp này học sinh có nhiều cơ hội để giao tiếp với  bạn bè, với giáo viên để rèn luyện ngôn ngữ, chủ động tích cực tham gia vào các  tình huống thực tế: Học đi đôi với thực hành. Việc học và dạy ngoại ngữ theo phương pháp mới giúp học sinh có nhiều  điều kiện thuận lợi tiếp xúc với ngôn ngữ Tiếng Anh. Học sinh có dịp giao tiếp   với mọi người bằng Tiếng Anh. Nét đổi mới nổi bật của nội dung chương trình  này là tạo cơ hội tối đa cho học sinh luyện tập 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết   trên những chủ  đề  và tình huống hay nội dung giao tiếp có liên quan đến môi  trường sống trong và ngoài nước. Tuy nhiên trong thực tiễn rèn các kỹ  năng  Tiếng Anh cho học sinh, giáo viên phải đương đầu với không ít khó khăn, đặc  biệt là dạy kỹ  năng nghe. Kỹ  năng nghe là một trong những kỹ  năng được chú  trọng phát triển trong các phương pháp dạy ngoại ngữ  mới. Kỹ  năng nghe có  1
  2. tầm quan trọng vì học sinh không thể  giao tiếp bằng lời nói nếu không hiểu   được những gì nghe được. Qua thực tế ở trường tôi đang giảng dạy, khi bắt đầu học môn Tiếng Anh  thì phần lớn học sinh rất thích học, nhưng dần dần học sinh lại chán học. Hầu  hết các em rất yếu về  kỹ  năng nghe. Thật khó để  các em nghe hiểu nội dung   một bài văn hay đoạn hội thoại. Sau mỗi tiết dạy nghe, giáo viên rất khó khăn  trong việc kiểm tra lại thông tin mà các em đã nghe. Trước tình hình đó, là một giáo viên dạy Tiếng Anh khối 5, đối tượng đã  được tiếp xúc với ngôn ngữ Tiếng Anh khá nhiều năm. Bản thân tôi trăn trở thật  nhiều làm sao để  học sinh có thể  nắm vững, nghe hiểu lấy thông tin và vận  dụng thành thục thông tin. Trong quá trình vừa dạy vừa tìm hiểu, quan sát học  sinh, tôi phát hiện việc rèn luyện kĩ năng nghe của học sinh có rất nhiều vấn đề.   Phần lớn học sinh chưa biết cách học nghe, học sinh thường thấy luyện nghe là  khó nhất. Trong lớp học, học sinh thường nói rằng dù trong bài nghe có rất  nhiều từ đã biết nhưng nghe không ra. Để luyện nghe có hiệu quả học sinh phải   được rèn luyện và thực hành nghe nhiều để  làm quen với dạng nói của ngôn   ngữ. Càng nghe nhiều thì người học càng có kinh nghiệm nhận ra âm vần, hiểu  được ý nghĩa của thông tin thể  hiện qua cách phát âm, trọng âm của từ  và ngữ  điệu câu. Làm thế nào để giúp học sinh có thể vận dụng được vốn từ vựng và cấu   trúc ngữ pháp của mình để nghe hiểu hiệu quả? Do vậy trong quá trình dạy học,   tôi tự tìm kiếm một số phương pháp tích cực, đơn giản, dễ hiểu thiết thực đảm  bảo tính khoa học, nhằm phát triển khả  năng tư  duy, sự  suy đoán và tính sáng   tạo của học sinh. Đặc biệt là học sinh lớp 5, đối tượng cuối cấp, khi các em đã  được tiếp xúc với ngôn ngữ  Tiếng Anh qua nhiều năm, số  lượng từ vựng, ngữ  âm, cấu trúc, ngữ pháp các em được học nhiều hơn đồng nghĩa với việc các yêu  cầu trong kỹ  năng nghe cũng khó hơn. Tôi đã tìm tòi nghiên cứu các tài liệu và  chương   trình   Tiếng   Anh   tiểu   học,   kết   hợp   dự   giờ   các   đồng   nghiệp,   thực  2
  3. nghiệm, kiểm tra  đối  chiếu các kết quả  học tập của học sinh, rút ra  được   phương pháp dạy tốt nhất cho các em. Với kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm của bản thân, tôi mạnh dạn đi sâu   vào nghiên cứu vấn  đề  "Một số  biện pháp dạy kỹ  năng nghe trong môn   Tiếng Anh cho học sinh lớp 5”  để cùng chia sẻ với các đồng nghiệp. 1.2. Điểm mới của đề tài:  Sáng kiến " Một số biện pháp dạy kỹ năng nghe trong môn Tiếng Anh   cho học sinh lớp 5” ghi lại những phương pháp mình đã làm để  suy ngẫm, để  chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân. Được chia sẻ  với đồng  nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong  việc dạy học Tiếng Anh. Từ  đó tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho  hoàn  thiện hơn. Rèn luyện tinh thần năng động, giữ  lửa lòng say mê, sáng tạo;  cố gắng học tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy kĩ năng nghe cho học sinh tiểu   học nói riêng và môn Tiếng Anh nói chung.             1.3. Phạm vi áp dụng của đề tài:       Đề tài " Một số biện pháp dạy kỹ năng nghe trong môn Tiếng Anh cho  học sinh lớp 5”  có thể áp dụng dạy kĩ năng nghe cho tất cả các học sinh lớp 5  trong các trường tiểu học, giáo viên cũng có thể áp dụng vào các giờ sinh hoạt  câu lạc bộ Tiếng Anh, vừa bổ ích vừa làm cho học sinh thích thú hơn. 3
  4. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1 Thực trạng:  a) Thuận lợi :  ̣ ̣ ̣ ̀ ̣           Hiên nay viêc day va hoc tiêng Anh  ́ ở bâc Tiêu hoc đang thu hut đ ̣ ̉ ̣ ́ ược rât́  ̀ ự  quan tâm cua đông đao cac tâng l nhiêu s ̉ ̉ ́ ̀ ớp nhân dân trong xa hôi; cac tr ̃ ̣ ́ ường   ̉ ̣ ́ ̣ tiêu hoc, cac bâc phu huynh cũng như cac nha qu ́ ̀ ản ly va ho ́ ̀ ạch đinh chiên l ̣ ́ ược  ̣ ủa đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng của môn Tiếng Anh   giao duc c ́ nên việc dạy và học Tiếng Anh trong hệ thống giáo dục tiểu học đã được đầu  tư  về  nhiều mặt như  chương trình dạy học, đội ngũ giáo viên vững chuyên  môn, trang thiết bị dạy học hiện đại,.... Dạy và học Tiếng Anh thì chúng ta tập  trung vào 4 kĩ năng chủ yếu đó là : Nói­ Nghe­ Đọc­ Viết. Ở trường tôi hiện nay   đang chú trọng đến việc phát triển hai kĩ năng cho học sinh đó là kĩ năng nghe và   nói, nên chúng tôi có những thuận lợi rất đáng kể trong việc dạy nghe cho học   sinh, đặc biệt là học sinh lớp 5:  ­ Nhiều em rất thích thú trong việc học kĩ năng nghe, các em biết cách nắm  được các kĩ thuật nghe, biết chọn lọc những thông tin chính tìm ra từ  khóa. Có  những em biết tìm tòi khám phá những địa chỉ học nghe trên mạng rất hay, nên  khi học trên lớp kĩ năng nghe của các em rất tiến bộ.  ­ Hiện nay các giáo viên Tiếng Anh như chúng tôi rất được nhà trường, Phòng  giáo dục cũng như các cấp quan tâm, luôn tạo điều kiện cho chúng tôi học hỏi  4
  5. nâng cao kiến thức của mình. Các hội thi OTE hàng năm không những là cơ hội  cho học sinh nâng cao kiến thức mà đó cũng là cơ hội cho giáo viên Tiếng Anh   chúng tôi được ôn lại, nâng cao kiến thức của mình. ­ Nhà trường cũng thêm các trang thiết bị  hỗ  trợ  cho việc dạy nghe như  băng  đĩa, màn hình Tivi và phòng học Tiếng Anh riêng. Luôn tạo điều kiện cho chúng  tôi trong những đợt tập huấn, sinh hoạt chuyên môn do Phòng và Sở giáo dục tổ  chức. ­ Nhiều phụ huynh cũng đã nhận thức được môn Tiếng Anh là một trong những  môn học chính nên luôn nhắc nhở, tạo điều kiện tốt nhất cho con em mình học   tốt môn Tiếng Anh có thể.  b) Khó khăn:        Bên cạnh những thuận lợi kể trên chúng tôi cũng gặp không ít những khó  khăn khi giảng dạy môn Tiếng Anh nói chung và dạy kĩ năng nghe nói riêng:  ­  Về  phía học sinh: Nhiều em học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng  của môn học Tiếng Anh, các em cảm thấy bế tắc trong việc học nghe và không   có cảm hứng để học. Bởi vì khi nghe các em không hiểu được nội dung chính,   không biết cách tìm từ khóa mà nguyên nhân dẫn đến chính vì các em không nhớ  từ  vựng, nghĩa của các từ. Nhiều em phụ  thuộc hoàn toàn vào bạn cùng nhóm   hoặc mong chờ kết quả của giáo viên. Các em chưa được giáo viên tạo cho thói  quen nghe hàng ngày một cách đều đặn , vì thời lượng học Tiếng Anh trong một  tiết hay trong một tuần còn quá ít.  ­  Về  phía giáo viên:  Một số  giáo viên có kiến thức  còn hạn chế  về  năng lực  chuyên môn, phương pháp dạy học, chưa nắm được các kĩ thuật và các bước   dạy nghe theo trình tự. Giáo viên chưa biết kết hợp các kĩ năng khác nhau để  giúp tạo hứng thú cho học sinh trong một tiết học nghe. Ngoài ra thì việc phát   âm chưa chính xác của giáo viên ở những phần như trọng âm hay âm cuối chưa  5
  6. có làm các em quen dần với phong cách như vậy nên đến khi nghe băng đĩa, hay  ngôn ngữ của người bản ngữ các em rất khó để nghe được.  ­ Về  phía nhà trường: Việc đầu tư  cơ  sở  vật chất tuy đã được cải thiện rất   nhiều nhưng việc tạo môi trường Tiếng Anh cho các em còn hạn chế. Chưa tổ  chức được cho các em và giáo viên có cơ  hội gặp gỡ giao lưu với người nước   ngoài để các em có thể luyện kĩ năng nghe và kĩ năng nói nhiều hơn.  ­ Về  phía phụ  huynh:  Một số  phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học   Tiếng Anh của con em mình. Chưa tạo điều kiện cho các em tham gia vào các  câu lạc bộ Tiếng Anh hay lớp học tăng cường Nghe­ Nói do nhà trường tổ chức.   Phụ  huynh chưa đầu tư  cho các em máy tính hay kết nối Internet để  các em có   thể  tham gia học online trên các trang Web hay phần mềm Tiếng Anh cho học   sinh tiểu học.      Như vậy môi trường tiếp xúc với Tiếng Anh của các em rất   hạn chế.        Chính vì những lý do cơ bản trên mà việc dạy và học Tiếng Anh gặp không   ít những khó khăn. Đây là kết quả trước khi tôi áp dụng sáng kiến này: Khảo sát kỹ năng nghe học sinh lớp 5 đầu năm học 2018­ 2019   Lớ Sĩ số   Hoàn thành tốt   Hoàn thành Chưa hoàn thành p HS SL % SL % SL % 5A 34 10 29,4 20 58,9 1 2,9 5B 34 9 26,5 21 61,8 2 5,8 5C 33 10 30,3 18 54,5 2 6,1 2.2. Một số biện pháp dạy kỹ năng nghe trong môn Tiếng Anh cho học   sinh lớp 5:    Vấn đề đặt ra là làm thế  nào chúng ta khắc phục được những điểm yếu   trên để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học kĩ năng nghe, giúp học sinh tự  6
  7. tin hơn trong giao tiếp, sử  dụng Tiếng Anh như  một ngôn ngữ  thứ  hai, thành   thạo trong từng từ, câu.          2.2.1.  Biện pháp thứ  nhất: Phát triển kỹ  năng nghe kết hợp với kỹ   năng nói cho học sinh:  ­ Tổ  chức cho học sinh tham gia hội thoại hằng ngày, kỹ  năng nghe chịu   ảnh hưởng bởi kỹ  năng nói, nên giáo viên thường xuyên giúp các em học sinh   trong lớp luyện nói nhiều để bù vào kỹ năng nghe. Bởi vì khi luyện nói, học sinh   sẽ  nhớ  được các từ  vựng, các câu mà các em thường xuyên tiếp xúc, chính vì   thế học sinh sẽ phát triển được kỹ năng nghe. Hơn thế nữa, trong khi nghe, nếu   gặp những câu dài, khó nghe thì yêu cầu mình chỉ cần dừng lại ở mức độ  nghe   hiểu và cảm nhận ý nghĩa chính của câu nói, không cần phải nghe rõ toàn bộ các   từ trong câu. ­ Cần tập trung nghe rõ cách phát âm và ngữ  điệu, hiểu trực tiếp bằng  Tiếng Anh thì càng tốt, nếu khó thì có thể liên hệ sang Tiếng Việt. Nên nhớ khi   nghe cần nhìn vào hình  ảnh và liên tưởng ra hình  ảnh của sự  vật hay sự  kiện   trong đầu mình. Hoặc tổ  chức trò chơi nhằm giúp học sinh tập trung sự  chú ý  một cách cẩn thận vào phần quan trọng trong khi nghe.  Ví dụ:           + Cúi đầu xuống và nhắm mắt lại           + Chú ý nghe một cách cẩn thận           + Em đang nghe thấy gì? ­Trong quá trình nghe nếu gặp phải những từ  hay câu nghe không rõ thì  sau khi nghe xong có thể  Pause lại để  ngẫm nghĩ lại câu nói. Nếu nghe mãi  không được thì có thể  xem trong textscript rồi tập nghe lại. Nhớ  "nghe bằng   mắt" thì hiệu quả hơn, nhanh hơn và đỡ chán hơn "nghe bằng tai". ­ Củng cố  tăng cường khả  năng nghe và nói của học sinh thông qua sự  việc diễn ra hằng ngày. Giáo viên cần tận dụng mọi cơ hội cho học sinh luyện   tập nghe kết hợp với nói và làm theo sự hướng dẫn của giáo viên. 7
  8. ­ Ví dụ: Khi dạy Unit 13: What do you do in your free time?. Trong sách Tiếng   Anh 5, tập 2­ bộ GD­ĐT.  + Giáo viên cho học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa trang 20, rồi thiết  lập ra tình huống của bài nghe "What do they do in their free time? ” . Lúc này  giáo viên yêu cầu học sinh luyện nói bằng cách nhìn tranh hỏi về hoạt động vào   thời gian rãnh rỗi của mỗi người. + What does she do in her free time? She goes shopping. + Does he go swimming in his free time ? Yes, he does. Sau khi thực hành miêu tả hành động xong, thì giáo viên yêu cầu học sinh  đoán kết quả, rồi cho học sinh nghe đoạn văn hai lần. Sau khi nghe xong yêu  cầu học sinh so sánh kết quả  nghe được theo nhóm đôi và gọi học sinh trả  lời  yêu cầu của bài nghe. Giáo viên đưa ra đáp án và sữa lỗi sai của học sinh. Bởi vì  các em luyện tập về các hoạt động  một cách cụ  thể, thì các em sẽ  nhớ  về  các  từ vựng mà các em sắp nghe trong đoạn hội thoại một cách dễ dàng .          Có thể  nói rằng, kỹ  năng nói đóng một vai trò quan trọng trong suốt quá  trình luyện nghe. Càng luyện nói nhiều, thì càng phát triển kỹ năng nghe có hiệu  quả.  2.2.2. Biện pháp thứ  hai: Ứng dụng công nghệ  thông tin vào việc dạy nghe   Tiếng Anh .           Hiện nay việc học Tiếng Anh trên các Website rất phổ biến. Các Website  hỗ  trợ  việc học và dạy môn tiếng Anh rất phong phú và đa dạng. Nguồn tài  nguyên công nghệ  thông tin đang ngày một phong phú và rộng khắp, nguồn tài  nguyên này rất dễ khai thác và khai thác rất nhanh. Để dạy tốt môn nghe Tiếng  Anh thì giáo viên cần tận dụng tối đa nguồn tài nguyên này. Từ  thông tin từ  vựng, từ hình ảnh sống động đến các phương pháp giảng dạy có rất nhiều trên  Internet, giáo viên có thể  vào trang website:http://www.tieuhoc.Info là Website  8
  9. có nhiều bài hát tiếng Anh và các phương pháp, tài liệu dạy tiếng Anh tiểu học   rất phong phú đa dạng. Giáo viên trong giờ  dạy có thể  sự  dụng nguồn tư  liệu   này một cách dễ  dàng làm cho bài dạy sinh động lôi cuốn học sinh hơn. Đặc   biệt là nên kết hợp các trang Website này vào các giờ dạy tăng cường hoặc các  câu lạc bộ Tiếng Anh.               Ngoài ra hiện nay chúng ta còn có các trang Website hỗ trợ cho giáo viên  trong việc dạy nghe như  là  https://www.sachmem.vn  . Giáo viên nên kết hợp  dạy trang này cùng với bảng tương tác, điều này sẽ  rất dễ  cho các em luyện  nghe trong một tiết dạy. Các em có thể  chọn đáp án trực tiếp ngay trên bảng  tương tác , giáo viên có thể check lại bằng phần mềm.   Ví dụ : Hình ảnh trên trang https://www.sachmem.vn           Bên cạnh đó trên các trang của  www.youtube.com có rất nhiều đĩa  dạy học Tiếng Anh bằng hình  ảnh do người bản địa kết hợp với người Việt   dạy rất phong phú và phù hợp với lứa tuổi tiểu học. Bộ  đĩa học Tiếng Anh  bằng hình ảnh:+ Fun with English+ Go’s go+ ABC English for children+ Các bộ  phim hoạt hình, các trò chơi hoạt hình bằng tiếng Anh…Các loại băng đĩa này  khi áp dụng vào việc giảng dạy học sinh học nghe Tiếng Anh rất bổ ích. Sử  9
  10. dụng nguồn tài nguyên công nghệ  thông tin này không những giúp các em học  tốt môn nghe Tiếng Anh mà còn giúp các em tiếp cận với sớm với công nghệ  thông tin. Học sinh sẽ  sớm biết cách khai thác nguồn thông tin vô hạn này, khi   tiếp cận thông tin không những giáo viên thích thú trong giảng dạy mà học sinh   cũng say sưa với việc học. Đặc biệt là các em học sinh lớp 5, các em sẽ  rất  nhanh nhạy trong việc tìm trang học nghe Tiếng Anh Online phù hợp với mình . 2.2.3.Biện pháp thứ ba: Sử dụng tốt linh hoạt các kỹ  thuật trong một   tiết dạy kỹ năng nghe:         Việc rèn luyện kỹ năng nghe trong một tiết học nghe được thực hiện qua 3   giai đoạn: A.  Pre­ listening (Trước khi nghe): Trước hết học sinh phải hiểu được yêu cầu của bài mình sắp nghe. Học   sinh phải xác định rằng không nhất thiết phải nghe hết các từ. Mục đích của các  hoạt động trong giai đoạn này là nhằm giúp học sinh tập trung sự chú ý vào chủ  đề, đặc biệt là đoán trước những thông tin của chủ  đề  được nghe. Để  khắc   phục những khó khăn khi nghe trong tiết học, giáo viên cần giới thiệu chủ  đề,  ngữ cảnh, tình huống nội dung có liên quan đến bài nghe, khai thác xem học sinh   đã biết và chưa biết gì về nội dung sẽ nghe, gợi trí tò mò, tạo hứng thú cho các  hoạt động của bài. ­ Cho học sinh nghĩ, đoán trước những điều sắp nghe trong một ngữ cảnh  nhất định. ­ Dạy từ vựng, tuy nhiên lưu ý là không giới thiệu hết từ mới, nên để học  sinh đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh. ­ Khi tiến hành các hoạt động nghe, việc dùng trực quan tranh  ảnh minh  hoạ  kèm theo sẽ  hỗ  trợ  rất tốt cho việc làm rõ ngữ  cảnh gợi ý nội dung sắp   nghe. Tranh  ảnh còn là phương tiện để  kiểm tra mức độ  nghe hiểu của học  sinh. Nghe xác định tranh có liên quan và sắp xếp theo thứ tự. 10
  11. ­ Cho học sinh xem tranh hay câu hỏi trong bài tập để  đoán ra chủ  đề,  thông tin cần thiết nghe.       Một số thủ thuật dạy trong giai đoạn này: ­ True / False statements prediction (dự đoán câu đúng hay sai). ­ Open – prediction (dự đoán có gợi ý). ­ Ordering (sắp xếp các gợi ý theo thứ tự). ­ Pre­ question (cho sẵn các câu hỏi).           Việc lựa chọn hoạt động nào để  thực hiện trong giai đoạn này còn tuỳ  thuộc vào một số  yếu tố  như  thời gian tiến hành bài tập nghe, tài liệu có sẵn  hay không có sẵn, trình độ  và sở  thích của học sinh. Điều kiện giảng dạy của   lớp cũng là một trong những yếu tố đưa đến quyết định chọn lựa kỹ thuật nào.  Ngoài ra mục đích giảng dạy của bài nghe và mục tiêu thực hiện cũng là những  yếu tố cơ bản để giáo viên đưa ra các quyết định chọn lựa.  * Ví dụ:  để  dạy tiết nghe sách Tiếng Anh 5, Unit 9: What did you see at the   zoo? Lesson 1: Look, listen and repeat, tôi tiến hành dạy như sau: Ở giai đoạn Pre­ listening ­ Pre­ question (cho sẵn các câu hỏi). Tôi sẽ hỏi học sinh các câu hỏi có liên quan đến chủ đề các em sắp nghe nhằm   gây sự tò mò cho các em . 1. Who are they ? 2. Where are they ? 3. What animals do you see ? 4. What do you think about tigers? ……………………………………. Những câu hỏi như vậy sẽ dẫn dắt học sinh vào nội dung chúng sẽ nghe và gây  nên trí tò mò để các em sẽ tập trung vào nội dung câu chuyện. B. While­ listening (Trong khi nghe): 11
  12. ­ Mục đích của các hoạt động trong giai đoạn này là nhằm giúp cho học   sinh thực hành kỹ năng nghe, tức là qua lời nói rút ra được thông tin cần truyền  đạt. Học sinh cần tập trung vào việc nghe để hiểu thông tin . ­ Giáo viên nên cho học sinh nghe 2 hoặc 3 lần và làm bài tập, nếu phần  trước cho học sinh đoán nội dung nghe thì  ở  phần này cho học sinh đối chiếu  điều đã nghe với điều đã đoán.  ­ Đối với bài nghe khó giáo viên có thể  chia quá trình nghe thành bài tập  nghe từ dễ đến khó. ­ Đối với bài nghe dài có thể dễ hoá bài nghe thành các dạng bài tập phù   hợp trình độ học sinh. ­ Khi học sinh nghe xong, giáo viên nên kiểm tra lại việc nghe bằng cách  yêu cầu cả lớp trả lời câu hỏi (không nên bắt ép cá nhân học sinh trả lời). + Giáo viên cần đảm bảo rằng dù câu trả lời đúng hay sai cũng cần cho học sinh   kiểm tra lại bằng nghe lại. + Giáo viên liệt kê các câu trả  lời lên bảng, bật nghe lại để  chọn câu trả  lời  đúng. + Nếu tất cả các học sinh đều trả  lời không đúng các câu hỏi thì giáo viên nên  khuyến khích học sinh nghe lại toàn bài. ­ Một số hình thức thể hiện trong giai đoạn này: + Defining True­ False (xác định câu đúng­ sai). + Check the correct answer (kiểm tra câu trả lời đúng). + Matching (nối). + Filling in the grip / chart / gap (điền vào bảng biểu, chỗ trống,...). + Answering comprehension questions (trả lời các câu hỏi đọc hiểu). + Selecting (lựa chọn đáp án đúng). + Deliberate mistakes (xác định lỗi sai). * Ví dụ:  Để  dạy bài nghe sách Tiếng Anh 5, Unit 3: Where did you go on   holiday? Lesson 1( 4. Listen and match), tôi cho học sinh nói về  những nơi các   12
  13. em đã đi trong kì nghỉ của các em xong, yêu cầu học sinh nhìn vào tranh đọc tên  nhân vật và những địa điểm đó và đoán xem ai đã đi đâu. Sau đó, cho các em  nghe 2 lần và kiểm tra lại việc đoán của mình, rồi cho nghe lần cuối để các em  kiểm tra lại kết quả của mình.  C. Post­ listening (Sau khi nghe): Mục đích của các hoạt động sau khi nghe nhằm: ­ Kiểm tra xem học sinh có hiểu những thông tin được nghe theo yêu cầu  hay   không   và   có   hoàn   thành   được   các   hoạt   động   trong   giai   đoạn   "While­  listening” hay không. ­ Tìm ra nguyên nhân làm cho học sinh không nghe được hoặc không hiểu  được một số phần nào đó trong bài tập nghe. ­ Giúp học sinh có cơ  hội đánh giá thái độ  biểu cảm người thể  hiện hội   thoại qua ngữ điệu giao tiếp. ­ Dùng bài tập mở rộng theo chủ đề bài nghe dùng kỹ năng bổ trợ thêm để  luyện nghe. + Một số thủ thuật trong giai đoạn này: ­ Cho đáp án và thông tin phản hồi. ­ Cho học sinh nhắc hay nói lại một số điều/ câu đã nghe. ­ Tổ  chức cho học sinh nói về  mình hay về  bạn bằng cách dựa vào một  vài thông tin trong bài nghe. ­ Cho học sinh nêu vài nhận xét về kết quả nghe của nhóm. ­ Cho học sinh đóng vai thể hiện lại cuộc hội thoại đã nghe. ­ Dùng bài tập mở rộng để học sinh có thêm thông tin của bài nghe.       Tuỳ theo từng tiết cụ thể mà giáo viên có thể sử dụng một trong những hoạt   động trên.        Tuỳ  theo đặc điểm của từng bài giáo viên có thể  tiến hành thực hiện quy   trình 3 bước luyện nghe hiểu cho học sinh, đặc biệt là bước thứ nhất sao cho có  thể  giúp các em hình thành và phát triển hứng thú khả  năng tập trung, biết sử  13
  14. dụng thông tin suy đoán điều sẽ  nghe. Nhờ vậy học sinh sẽ chủ động và tự  tin  hơn khi nghe. * Yêu cầu trong tiết dạy nghe cần:  + Đảm bảo chất lượng mẫu nghe. + Bằng đài có chất lượng tốt. + Giáo viên đọc với tốc độ trung bình, phát âm chuẩn xác.      2.2.4.Biện pháp thứ tư: Kết hợp luyện nghe vào các nhóm kĩ thuật khác. 2.2.4.1. Nhóm kỹ thuật luyện tập cơ sở:  Đây là những thủ  thuật có ý nghĩa tiền đề  trong việc hình thành cho học  sinh khả  năng nghe tiếng Anh. Giáo viên cần hướng dẫn các nguyên tắc của   hoạt động nghe: ­ Cần hướng dẫn để  học sinh biết thực tế  nghe bao gồm những hoạt  động gì? ­ Nhiều học sinh không thể  tập trung vì bị  gây nhiễu bởi các hoạt động  xung quanh, học sinh phải tách mình ra khỏi các yếu tố gây nhiễu đó. a) Giáo viên thử làm mẫu vai một người nghe tốt: các yếu tố cần thiết  cho một người nghe tốt là: + Nhìn thẳng vào người nói khi nghe trực tiếp. + Cố gắng giữ im lặng. + Tập trung nghe người nói. + Suy nghĩ về những gì người nói đang nói. + Nêu câu hỏi khi nghe chưa hiểu. + Coi trọng và biết đánh giá những gì người nói phải nói. + Vận dụng nguyên tắc để thực hành theo cặp (Ví dụ: thay nhau hỏi xem “ bạn   mình đã làm gì vào ngày nghỉ cuối tuần” và báo cáo kết quả cho các lớp nghe sau  khi trao đổi với bạn). b) Luyện nề nếp tập trung chú ý khi nghe 14
  15. Cho học sinh nghe từng câu hay đoạn, bài và giáo viên gọi cá nhân học   sinh lặp lại. Tập cho học sinh có ý thức và thói quen lắng nghe bạn. Một cách  giúp học sinh tập trung chú ý nghe bạn nói đó là giáo viên thường xuyên đặt ra   những câu hỏi yêu cầu học sinh phải sử  dụng lại những thông tin từ  điều bạn   mình đã nói để  trả  lời. Mỗi tuần một lần cho học sinh chơi một trò chơi tập  trung nghe: Trò chơi thứ nhất: Giúp bạn học tốt Mỗi học sinh trong lớp sưu tầm hoặc tự đặt ra một câu (có thể  có thông  tin bị  sai) mỗi thành viên của lớp sẽ  lắng nghe bạn đọc câu của mình rồi tìm  cách xác định câu đúng hay sai và sửa câu. Giáo viên nên bóc thăm học sinh có   nhiệm vụ để mọi thành viên của trong lớp phải lắng nghe bạn đọc             Trò chơi thứ hai: Truyền tin Lớp có 12 dãy bàn, giáo viên làm 12 phiếu trên mỗi phiếu ghi một câu.   Sau đó trao phiếu cho 1 học sinh đầu dãy. Học sinh này có nhiệm vụ  nói thầm  rồi nói vào tai người kế  bên điều mình đọc được. Cứ  thế, người này nối tiếp   người kia nói vào tai nhau cho đến người cuối dãy. Người cuối dãy có nhiệm vụ  nói lớn câu hay đoạn mình nghe được, và học sinh đầu dãy sẽ xác định đúng hay  không.             Trò chơi thứ ba: Tìm bạn giao tiếp Giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi và câu trả  lời trên giấy, ghép câu trả  lời với   câu hỏi bằng cách cho chúng những con số: ví dụ  câu hỏi 1 tương  ứng với câu   trả lời 5. Học sinh tự tìm câu trả lời bằng cách tìm ra bạn của mình tương ứng   với câu trả phù hợp, cặp nào nhận ra nhau đầu tiên sẽ thắng. c) Luyện nghe trọng âm của từ và trọng âm của câu. Người Anh khi nghe một từ có nhiều âm tiết họ chỉ nghe trọng âm của từ  đó. Ví dụ: với từ fourteen; four – teen thì họ nghe chủ  yếu trọng âm "teen” chứ  không nghe cả 2 âm tiết. Khi nghe một từ nhiều âm tiết, ta nên luyện tập nghe   trọng âm của từ đó. 15
  16. 2.2.4.2. Nhóm kỹ thuật luyện tập mở rộng Trong quá trình giảng dạy tôi luôn tạo cơ  hội để  giúp các em luyện nghe   và yêu cầu các em cần tăng cường nghe Tiếng Anh nhiều (qua TV, đài, băng)  đặc biệt là nghe người bản xứ nói. a) Sử dụng âm nhạc và các bài hát  Tiếng Anh + Âm nhạc giúp rèn luyện chất lượng âm thanh theo chuẩn.  + Bài hát rất quan trọng vì nhịp điệu bài hát giúp học sinh ghi nhớ từ một cách   dễ dàng. b) Sử dụng băng, đĩa CD + Sử dụng băng, đĩa CD trong lớp cần ghi âm nhiều giọng nói khác nhau. + Thỉnh thoảng lưu ý cho học sinh biết rằng các em chỉ được nghe hai lần ( nếu  học sinh biết được nghe đi nghe lại thì sẽ  không tập trung nghe cẩn thận ngay  lần đầu). c) Tập cho học sinh viết chính tả + Giúp luyện cho học sinh ngữ âm, đánh vần đúng và luyện chữ viết. + Cho phép học sinh chỉ tập trung vào nghe từ (lời) và viết lại trên giấy. + Bài chính tả nên ngắn, đơn giản theo nội dung chủ đề bài học. 2.2.4.3. Quy trình thực hiện dạy các tiết nghe cụ  thể:  sau khi tìm hiểu  và phân tích các đặc điểm yêu cầu của một tiết học nghe lớp 5, tôi rút ra được  quy trình dạy cụ thể các tiết nghe như sau: a) Quy trình dạy: Listen and tick; Listen and match; Listen and number;   Listen and complete; Listen and circle a or b…. ­ Nêu rõ nhiệm vụ ­  Giới thiệu chủ đề, tình huống của bài nghe: + Sử dụng tranh ảnh phóng to từ SGK. + Sử dụng Tiếng Anh đơn giản để giới thiệu. + Cần nêu câu hỏi gợi mở, dẫn dắt để học sinh tự cho ý kiến. 16
  17. + Cá nhân học sinh tự  đoán trước câu trả  lời (trả  lời đúng hay sai không thành   vấn đề). ­ Cho học sinh nghe 2 hoặc 3 lần (nếu nội dung bài nghe khó) Lần 1: để học sinh bao quát và hiểu nội dung chính. Lần 2: học sinh vừa nghe vừa lựa chọn thông tin để tick, nối hoặc đánh số.... ­ Cá nhân học sinh so sánh kết quả với câu trả lời dự đoán , báo cáo với lớp,  học sinh khác nhận xét (có thể cho sinh thảo luận, so sánh bài làm cá nhân theo   cặp). ­ Nghe lần 3: để kiểm tra kết quả (để  khẳng định câu trả  lời tại sao đúng, tại   sao sai), có thể cho nghe đi nghe lại câu hoặc cả đoạn có liên quan tới câu hỏi. ­ Sau khi nghe:  ­ Yêu cầu học sinh nhìn tranh và nói lại nội dung bài nghe (vừa kiểm tra  sự hiểu bài và củng cố lại kiến thức ngôn ngữ (cấu trúc câu) vừa học. ­ Học sinh có thể liên hệ chủ đề bài học với thực tế của bản thân. b) Quy trình dạy Listen and repeat ­ Mục đích: luyện tập ngữ âm (nguyên âm, nguyên âm đôi, bán nguyên âm, phụ  âm), tập trung vào ngữ  âm thực hành, không đi chi tiết vào lý thuyết ngữ  âm   (không phân tích, giới thiệu hệ  thống phiên âm quốc tế, hệ  cấu âm, vị  trí cấu   âm). ­ Các bước tiến hành: + Nêu yêu cầu của bài tập (luyện tập các âm qua các con chữ cho sẵn). + Học sinh xác định các chữ trong các từ cho sẵn được in khác màu. + Học sinh nhìn sách, nghe lần 1 để biết cách phát âm, không cần nhắc lại.  + Học sinh vừa nghe, vừa nhắc lại các từ theo băng đĩa (chú ý cách phát âm các   âm được in khác màu, cách đọc nhấn mạnh vào các âm tiết có trọng âm). + Giáo viên có thể  so sánh cách phát âm tương đương với Tiếng Việt (nếu có)   hoặc có thể giải thích thêm cách phát âm với các âm không có trong Tiếng Việt. + Theo cặp hoặc nhóm, học sinh luyện đọc thành tiếng các cặp từ trong SGK. 17
  18. + Đại diện một số học sinh đọc lại trước lớp, lớp nhận xét. Chú ý:           ­ Giáo viên nên sửa lỗi và cho học sinh phát âm lại những từ mà học sinh  phát âm chưa chuẩn. ­ Giáo viên có thể   yêu cầu học sinh đặt câu với các từ  đó nếu có thời   gian.      2.2.5.Biện pháp thứ năm: Dạy nghe Tiếng Anh thông qua các hoạt động   ngoại khóa và có kết hợp với giáo viên nước ngoài. Hoạt động ngoại khóa là một hoạt động rất tích cực và rất thu hút các em trong  các tiết dạy và giao lưu Tiếng Anh. Thông qua hoạt động này các em có thể  cùng nhau nghe và nói Tiếng Anh một cách thoải mái giúp các em tự  tin và  không sợ sai.          Học Tiếng Anh với giáo viên bản ngữ giúp các em phát âm chuẩn và theo  đúng   ngữ   điệu,   phát   triển   kỹ   năng   nghe   và   nâng   cao   khả   năng   nói   Tiếng  Anh. Khi các em trực tiếp giao tiếp với người bản ngữ các em sẽ  rèn cho mình  được những kĩ năng phục vụ cho việc học nghe như sau:   1. Rèn phát âm:          Khi nói chuyện với người bản ngữ các em sẽ nghe được các cách phát âm  của họ chuẩn nhất có thể, các em sẽ làm quen được với tốc độ nói, cách nhấn  giọng, nhấn trọng âm hay nối đuôi trong các từ các , các câu. Và các giáo viên  nước ngoài sẽ giúp các em sửa những lỗi sai trong quá trình giao tiếp trong buổi  ngoại khóa. Và điều này sẽ rất có ích cho các em trong việc học nghe chính khóa  ở lớp. 2. Tập tư duy bằng Tiếng Anh           Học sinh thường mắc một sai lầm phổ biến khi học Tiếng Anh đó là đa  số các em thường nghe Tiếng Anh rồi tự chuyển nó về nghĩa tiếng Việt sau đó  mới lại đáp lại bằng Tiếng Anh. Đây là cách học hoàn toàn sai lầm, khiến cho  bản thân các em không thể nào có thể học được cách tư duy bằng Tiếng Anh  18
  19. được. Khi giao tiếp với người bản ngữ, trong hoàn cảnh phải buộc các em phải  nghĩ ra một câu trả lời trong thời gian nhanh nhất thì các em sẽ học được cách  tư duy bằng Tiếng Anh. Cứ dần dần kéo dần thời gian tư duy, thời gian suy  nghĩ lại. Cuối cùng các em sẽ học được cách phản xạ bằng tiếng Anh như một  điều vô cùng bình thường và tự nhiên.  3.Tăng cường sự tự  tin       Sau những lần học ngoại khóa với giáo viên nước ngoài sẽ giúp các em phản   xạ  nghe nhanh, hiểu được nội dung của lời nói  sẽ  giúp các em tự  tin hơn khi  học Tiếng Anh cũng như thực tế khi giao tiếp với người nước ngoài. Đây là kết quả sau khi tôi áp dụng sáng kiến này: Khảo sát kỹ năng nghe học sinh lớp 5 cuối học kì 1 năm học 2018­   2019 Lớp Sĩ     số   Hoàn thành tốt  Hoàn thành Chưa hoàn thành HS SL % SL % SL % 5A 34 13 38,2 21 61,8 0 0 5B 34 11 32,4 23 67,6 0 0 5C 33 13 39,4 20 60,6 0 0 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa việc áp dụng đề tài.        Trên thực tế, để có được kỹ năng nghe Tiếng Anh tốt thì người học ngoại  ngữ phải có quá trình luyện tập nghe thường xuyên, lâu dài vớí những hình thức   và nội dung nghe khác nhau. Việc dạy và học nghe môn Tiếng Anh tuy không  19
  20. còn mới mẻ  nhưng tương đối khó đối với tất cả  các giáo viên và học sinh bậc  tiểu học.           Với việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã đạt được một số  kết quả hết sức khả quan. Nhờ phối hợp được kĩ năng nghe và kĩ năng nói cho   học sinh mà các em vừa luyện được từ vựng trong khi nói giúp cho các em nắm  được cách phát âm và dẫn đến nghe quen thuộc hơn, dễ dàng nhận biết được từ  vựng và câu trong khi nghe. Hơn nữa  khi sử dụng tốt linh hoạt các kĩ thuật trong  một tiết dạy kĩ năng nghe tôi có thể giúp cho học sinh hình dung được các bước  tiến trình của một bài nghe, giúp các em hình thành và phát triển hứng thú khả  năng tập trung, biết sử dụng thông tin suy đoán điều sẽ nghe. Nhờ vậy học sinh  sẽ chủ động và tự tin hơn khi nghe. Không những thế để  giúp các em học nghe   một cách thoải mái vừa học vừa chơi tôi đã kết hợp luyện nghe và các nhóm kĩ   thuật khác. Nhờ những biện pháp đó tôi thấy đã cải tạo được kĩ năng nghe của  học sinh rất nhiều.          Và những kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình, sách giáo khoa   mới. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng  vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh  hội kiến thức và phát triển kỹ  năng. Không khí học tập trong lớp luôn sôi nổi,  nhẹ nhàng. Học sinh có cơ hội để khẳng định mình, không còn lúng túng, lo ngại   khi bước vào giờ học. Các tiết học trở nên sôi nổi, học sinh chủ động lĩnh hội tri  thức, tham gia thực hành nhiều hơn, tự tin hơn.  3.2 Kiến nghị đề xuất:         a) Đối với Nhà trường:            ­ Tạo điều kiện cho giáo viên dạy Tiếng Anh cũng như các em học sinh có   nhiều cơ hội gặp gỡ giao lưu với giáo viên Tiếng Anh nước ngoài.          b) Đối với Phòng giáo dục:              ­ Hiện nay việc  ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy rất quan  trọng, đặc biệt là môn Tiếng Anh, có rất nhiều phần mềm hữu ích để  luyện  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2