intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh đóng vai xử lí tình huống trong tiết thực hành môn đạo đức lớp 3

Chia sẻ: Tomjerry004 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

65
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm góp phần tìm ra biện pháp khắc phục khó khăn cho bản thân, cho đồng nghiệp cũng như giúp các em học sinh lớp 3 có thêm nhiều kĩ năng đóng vai xử lí tình huống để làm cho tiết học hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh đóng vai xử lí tình huống trong tiết thực hành môn đạo đức lớp 3

  1. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc TÊN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP:  MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ĐÓNG VAI XỬ LÍ  TÌNH HUỐNG TRONG TIẾT THỰC HÀNH MÔN ĐẠO  ĐỨC LỚP 3      Quảng Bình, tháng 12 năm 2018 1
  2. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc TÊN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP:  MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ĐÓNG VAI XỬ LÍ  TÌNH HUỐNG TRONG TIẾT THỰC HÀNH MÔN ĐẠO  ĐỨC LỚP 3 Họ và tên: Võ Thị Hồng Thái          Chức vụ:     Giáo viên                            Đơn vị công tác: Trường TH Thanh Thủy 2
  3.      Quảng Bình, tháng 12 năm 2018 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn sáng kiến Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt phản ánh theo các  nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực, chi phối hành vi của con người trong các   mối quan hệ  giữa con người và với tự  nhiên. con người với xã hội và giữa   con người với nhau. Do đó môn đạo đức là một trong những môn học bắt  buộc ở bậc tiểu học.  Nó là môn học cơ bản trang bị cho học sinh các chuẩn mực đạo đức, lối sống   lành mạnh và cách sống có lý tưởng. Ngoài ra nó còn giúp cho học sinh giải   quyết các sự việc vừa có lí vừa có tình. Từ đó giúp các em biết cách vận dụng  một cách linh hoạt các hành vi đạo đức, chuẩn mực đó vào cuộc sống để  cư  xử với cha mẹ thầy cô và bạn bè. Mục tiêu của môn Đạo Đức ở tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng là   giúp cho học sinh có những hiểu biết ban đầu hình thành chuẩn mực đạo đức  phù hợp với lứa tuổi, đồng thời nắm được ý nghĩa của việc thực hiện những  chuẩn mực hành vi đạo đức đó. Nó từng bước hình thành cho học sinh kĩ năng   nhận xét đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh, lựa chọn   và thực hiện các chuẩn mực hành vi đạo đức trong các tình huống cụ thể của   cuộc sống. Không những thế  nó còn hình thành thái độ  tự  trọng tự  tin, yêu  thương quý trọng con người, yêu cái tốt không đồng tình với cái xấu cái ác.      Môn Đạo đức có tác dụng giúp học sinh phát triển những hành vi cơ  bản, một số chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 3,   biết quan tâm đến những người xung quanh trong cuộc sống; thể  hiện lòng  biết ơn, kính trọng những anh hùng đã chiến đấu, hi sinh để  bảo vệ  tổ  quốc   trong các cuộc kháng chiến, nhận thấy tầm quan trọng của nước sạch, làm  những việc phù hợp với bản thân để bảo vệ nguồn nước. 3
  4. ­ Biết nhận xét, đánh giá các ý kiến, quan niệm, hành vi, việc làm có  liên quan đến các chuẩn mực đã học; biết lựa chọn cách  ứng xử  phù hợp  trong các tình huống và biết thực hiện các chuẩn mực đã học trong cuộc sống   hằng ngày. ­ Biết kính yêu Bác Hồ, làm những việc những phù hợp với bản thân,  quan   tâm   chăm   sóc   ông     bà,   bố   mẹ,   quan   tâm   giupps   đỡ   hàng   xóm,   láng  giềng….           ­ Thông qua việc dạy ­ học môn Đạo đức các giá trị, chuẩn mực đạo   đức của xã hội được chuyển thành niềm tin, tình cảm, hành vi đạo đức của  học sinh; tạo cho học sinh được thực hành bài học trong thực tiễn cuộc sống.    Mục đích của môn Đạo đức là hình thành phẩm chất đạo đức cho học sinh.   Một phẩm chất đạo đức bao giờ  cũng có 3 khía cạnh là: ý thức, thái độ, tình  cảm và hành vi, thói quen. Do đó, để  đạt được mục đích đặt ra, dạy – học   môn Đạo đức phải giải quyết 3 nhiệm vụ tương ứng: hình thành ý thức, hình  thành thái độ, tình cảm và  hình thành hành vi, thói quen. ­ Giáo dục ý thức đạo đức:       Môn Đạo đức cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức đạo đức sơ đẳng,   trên cơ  sở  đó bước đầu hình thành niềm tin đạo đức, hình thành năng lực,   định hướng các giá trị  đạo đức cho học sinh tiểu học. Điều đó giúp các em   phân biệt được đúng – sai, tốt – xấu, thiện ­ ác … để từ đó theo cái đúng, cái   tốt, tránh cái sai, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa, độc ác.     ­ Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức: Giúp học sinh có thái độ  rõ ràng đối với các chuẩn mực đạo đức nói riêng,   hình thành và bồi dưỡng cho các em cảm xúc đạo đức, biến những chuẩn  mực đạo đức sơ  giản thành động cơ  bên trong thôi thúc các em hành động  theo những chuẩn mực đạo đức đã được quy định, trên cơ  sở  đó hình thành  tình cảm đạo đức trong sáng.   ­ Giáo dục hành vi, thói quen: 4
  5. ­ Hình thành ở học sinh các hành vi tương ứng với ý thức thái độ tình cảm và  từ đó giúp các em có thói quen đạo đức bền vững. Từ việc xác định vị trí, vai trò của môn đạo đức trong trường tiểu học,  bản thân tôi là một giáo viên dạy đạo đức, tôi nghĩ cần phải có một giải pháp  cụ thể để giúp học sinh thực hiện đóng vai xử lí tình huống tốt hơn trong các  tiết thực hành nhằm giúp Hs suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề  bằng cách tập   trung vào một sự  việc cụ  thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được.   Việc “diễn” không những là phần chính của phương pháp này mà học sinh   còn phải thảo luận tìm ra những cách giải quyết đúng, hợp lí sau phần diễn  ấy. Ưu điểm của đóng vai xử lí tình huống là:  Học sinh được rèn luyện thực  hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước  khi thực hành trong thực tiễn; Gây hứng thú và chú ý cho học sinh; Tạo điều  kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh; Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành  vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị – xã hội; Có thể  thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn. Do vậy, tôi chọn đề  tài: “Một số  biện pháp giúp học sinh đóng vai  xử lí tình huống trong tiết thực hành môn đạo đức lớp 3” để nghiên cứu,  thực nghiệm, nhằm góp phần tìm ra biện pháp khắc phục khó khăn cho bản   thân, cho đồng nghiệp cũng như giúp các em học sinh lớp 3 có thêm nhiều kĩ   năng đóng vai xử lí tình huống để làm cho tiết học hiệu quả. 2. Điểm mới của sáng kiến Sáng kiến của tôi ngoài việc cung cấp cho giáo viên các yêu cầu sư  phạm tổ chức cho học sinh nhập vai vào các nhân vật trong những tình huống  đạo đức giả định còn giúp học sinh mạnh dạn, tự tin khi lên đóng vai và đưa  ra những cách ứng xử phù hợp với nội dung tình huống. 3. Phạm vi áp dụng sáng kiến Nghiên cứu đề tài này, tôi nghiên cứu thực tiễn khả năng đóng vai xử lí  tình huống cho học sinh trong các tiết thực hành  ở  lớp 3. Từ  đó đưa ra các   5
  6. biện pháp để giúp giáo viên cũng như học sinh thực hiện tốt những bước cần  thiết để tổ chức phương pháp đóng vai xử lí tình huống. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Thực trạng nội dung cần nghiên cứu Những năm qua tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn Đạo   đức lớp 3. Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận  thấy có những thuận lợi và khó   khăn như sau: 1.1. Thuận lợi       Giáo viên nhiệt tình giảng dạy, có ý thức tinh thần trách nhiệm cao,  biết nắm bắt đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, lấy học sinh làm   trung tâm. Thường xuyên chăm lo học hỏi đồng chí đồng nghiệp, qua sách báo   tài liệu, đặc biệt nhanh nhạy trong việc tiếp cận với xu thế của việc dạy học   mới hiện nay.       Giáo viên sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp, phát  huy khá hiệu quả  khả  năng học tập của học sinh. Sử  dụng có hiệu quả  các   phương tiện dạy học như  băng hình, truyện kể..... giúp học sinh nắm được  nội dung bài học.  Nhà trường đang dạy học theo mô hình trường học mới VNEN, đây là  một thuận lợi rất lớn vì học sinh được phát huy tính tự  tin, phát huy quyền   làm chủ  trong quá trình học tập do đó, số  học sinh tự  ti, nhút nhát sẽ  giảm   đáng kể. Được Ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo địa phương, phụ  huynh học  sinh... quan tâm giúp đỡ khích lệ.      Đa số  các em thích chơi trò chơi, đóng vai trong các tiết học. Học sinh  xác  định được động cơ  và thái độ  học tập đúng đắn. Các em chăm chỉ  học tập,   thích tìm hiểu và khám phá, thích được thầy cô giáo khen.  1.2. Khó khăn 6
  7. * Về  giáo viên: Trong quá trình dạy môn Đạo đức lớp 3, tôi nhận thấy giáo  viên gặp khó khăn khi hướng dẫn học sinh đóng vai xử lí tình huống.  ­ Giáo viên cho học sinh trước “kịch bản”, học sinh chỉ cần đọc thuộc   rồi lên diễn lại nên giọng nói, cử  chỉ, điệu bộ  còn rất cứng nhắc, chưa linh   hoạt. ­ Giáo viên vì sợ  mất thời gian nên thường gọi hoặc chọn những em,  những nhóm nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin lên thực hiện đóng vai. ­ Khi tổ  chức phương pháp đóng vai thì công tác chuẩn bị  trang phục,   đạo cụ còn gặp khó khăn bởi giáo viên cần phải chuẩn bị nhiều đồ dùng dạy  học (trang phục, các đồ  dùng cần thiết......) trong khi giáo viên còn phải dạy  nhiều môn học khác. ­ Ngoài các tình huống có sẵn trong chương trình thì giáo viên cũng mất  thêm thời gian tạo ra các tình huống khác. * Về học sinh:  Đối với học sinh, khi lên thực hiện đóng vai xử  lí tình huống  không phải em nào cũng muốn tham gia. Hầu hết những em nhút nhát, ngoại  hình không được bắt mắt (béo quá, gầy quá,.....) không dám lên tham gia vì sợ  các bạn dưới lớp trêu chọc. Các em thường hay quên mang theo những dụng cụ hóa trang cho nhân  vật mình đóng dù giáo viên đã nhắc nhở hoặc phân công. 2.  Một số  biện pháp giúp học sinh đóng vai xử  lí tình huống trong các   tiết thực hành môn Đạo đức lớp 3. Biện pháp 1: Giáo viên vần đưa ra các tình huống đóng vai phải phù hợp  với chủ  đề  bài học, phù hợp với lứa tuổi, trình độ  học sinh và điều   kiện, hoàn cảnh lớp học. Mỗi bài đạo đức lớp 3 là một chủ  đề  khác nhau. Vì thế  mỗi giáo viên   cần xác định nội dung đóng vai phải phù hợp, gần gũi với học sinh, làm sao  giúp học sinh có khả  năng tự  hình thành một kịch bản phù hợp để  thực hiện   đóng vai. Vì thế khi đưa ra các tình huống giáo viên cần: 7
  8. a) Tình huống không nên quá dài và phức tạp, vượt quá thời gian cho phép. Khi đưa ra các tình huống, bản thân giáo viên là người trực tiếp hướng   dẫn cho học sinh thực hiện xử lí tình huống cần đưa ra tình huống phù hợp  với nội dung bài học, gắn với những hành vi ứng xử của học sinh trong cuộc   sống hằng ngày. Tình huống phải đảm bảo thời gian học sinh thực hiện và   chia sẻ trước lớp. Ví dụ:  Bài tập 5: Em  đã hứa cùng bạn làm một việc gì đó, nhưng sau  đó em hiểu ra việc làm đó là sai. Khi đó em sẽ làm gì? a) Vẫn thực hiện lời hứa b) Không làm việc đó và cũng không nói gì với bạn c) Không làm và giải thích lí do mình không muốn làm d) Không làm, giải thích lí do và khuyên bạn cũng không nên làm điều sai trái.                                                     (Bài 2: Giữ lời hứa trang 4) Với các nội dung tình huống trên, giáo viên cần đưa ra sẵn nội dung gợi   mở  cho học sinh. Trong  bài tập trên thì tình huống có thể   vẫn xảy ra hằng  ngày trong cuộc sống và chắc chắn các em cũng đã gặp rất nhiều. Ví dụ như:   các em trốn học đi chơi điện tử; lấy trộm tiền của bố mẹ, người thân để mua  đồ chơi;  .... b) Tình huống phải có nhiều cách giải quyết.  Khi đưa ra tình huống, giáo viên nên cho học sinh đưa ra nhiều cách  giải quyết khác nhau. Nhóm này có thể  đưa ra cách giải quyết này thì nhóm  khác có thể có những cách giải quyết khác để  giải quyết vấn đề đặt ra, như  vậy bản thân học sinh dễ dàng vận dụng. Ví dụ: Bài  3: Em sẽ làm gì trong tình huống sau:  ­  Bà Năm ở cạnh nhà em là mẹ liệt sĩ. Mấy hôm nay bà bị ốm                                             (Bài 8: Biết ơn thương binh, liệt sĩ trang 31) 8
  9. Giáo viên có thể  chọn tình huống này để  cho học sinh thảo luận đóng   vai bởi tình huống này có nhiều cách giải quyết khác nhau. Học sinh có thể  thảo luận xử lí tình huống này như sau: + Đi mua thuốc giúp bà. + Rủ một số bạn trong lớp đến giúp bà làm việc nhà, trò chuyện với bà. + Báo cho chính quyền địa phương biết để có hướng giải quyết. c) Tình huống cần để mở để HS tự tìm cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp;   không cho trước “ kịch bản”, lời thoại. Khi đưa ra tình huống, giáo viên cần để  mở  để  học sinh biết tự  tìm  phương án giải quyết tình huống đó. Học sinh tự  tìm kịch bản phù hợp để  đưa ra cách giải quyết thấu đáo nhất đối với vấn đề được đưa ra. Biện pháp 2: Cho học sinh quan sát các cách ứng xử trong đời sống hằng   ngày. Để đi đến xây dựng một kịch bản phù hợp với nội dung tình huống đưa  ra, giáo viên cần yêu cầu học sinh quan sát các hành vi ứng xử của bản thân,  bạn bè, thầy cô, gia đình để  có những ngữ  liệu cần thiết trong việc đưa ra   cách thể hiện của mình trước những vấn đề mà các em đã thấy hoặc đã nghe.  Mỗi cách ứng xử của mọi người chính là bài học mà học sinh có thể rút ra và  làm theo. Theo tôi, khi xây dựng một kich bản, giáo viên nên cho học sinh tập   quan sát, tập lắng nghe để  học sinh biết việc làm nào đúng, việc làm nào sai  và vận dụng một cách linh hoạt trong việc tạo ra một kịch bản hay để  đóng   vai xử lí tình huống. Ví dụ : Bài 2: Xử lí các tình huống sau: a) Bác Hai ở cạnh nhà em bị cảm. Bác nhờ em đi gọi con gái bác đang làm  ngoài đồng                                  (Bài 7: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng trang 25)   Ở bài tập này, tôi có thể cho học sinh thảo luận để  đóng vai. Đối với  tình huống đưa ra, tôi nhận thấy đây là tình huống mà tất cả chúng ta ai cũng  bắt gặp. Việc giúp đỡ mọi người là một việc làm mà chúng ta thường xuyên  9
  10. thực hiện trong đời sống hằng ngày. Như vậy, vấn đề đưa ra gần gũi với các  em. Tôi hướng các em nhớ lại cách ứng xử của mình khi giúp đỡ  mọi người,   được mọi người giúp đỡ lại mình để đưa ra cách xử lí cho phù hơp. Tôi luôn  nói với các em rằng, mỗi ngày, các em hãy dành cho mình một ít thời gian để  quan sát, lắng nghe những việc xảy ra trong cuộc sống. Việc làm đó không  những giúp mình có nhiều hiểu biết hơn mà việc làm đó còn giúp mình biết   lắng nghe và chia sẻ. Và các em hãy luôn quan niệm rằng “Cho đi là còn mãi”  để thấy cuộc đời luôn có nhiều niềm vui. Hay như  bài:  Quan tâm,  chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị  em , tình  huống đưa ra như sau: Đang ngồi học bài trong nhà thì em nhìn thấy có mấy   em nhỏ  đang chơi trò chơi nguy hiểm ngoài sân (như  trèo cây, nghịch dao,   chơi  ở  bờ  ao,......) Đây là tình huống mà em nào cũng có thể  gặp trong cuộc   sống. Tình huống rất gần gũi đối với các em. Các em thường ứng xử như thế  nào thì có thể  đưa vào để  giải quyết tình huống này. Hay như  tình huống "  Bác Nam có việc vội đi đâu từ sớm. Bác nhờ em trông nhà giúp". Tình huống  này thực sự là tình huống rất gần gũi đối với các em. Các em đã trải qua trong  thực tế hàng ngày. Tôi cho các em tự quan sát, tự ứng xử để áp dụng. Biện pháp 3: Giúp học sinh xây dựng kịch bản đóng vai Sau khi học sinh đã xác định được nội dung cần đóng vai thì người giáo   viên cần hướng dẫn cho học sinh xây dựng một kịch bản vừa giải quyết   được vấn đề, vừa áp dụng được trong cuộc sống. Để  thực hiện được biện  pháp này giáo viên cần: a) Mỗi tình huống có thể phân công một hoặc nhiều nhóm cùng đóng vai Đối với các tình huống đưa ra, tôi luôn lựa chọn một tình huống và   phân công các nhóm xây dựng kịch bản để  đóng vai. Việc làm này giúp học  sinh tập trung vào môt vấn đề nhưng đưa ra nhiều cách giải quyết khác nhau.  Như  vậy, mỗi nhóm sẽ  học hỏi những bài học mà các nhóm khác đưa ra và   các em sẽ có nhiều hành vi ứng xử để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Ví dụ ở bài 12: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác 10
  11. Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận xử lí các tình huống sau: a) Giờ  ra chơi, thấy Mai đang ngồi đọc thư  của bà  ở  quê gửi lên, Linh liền   giật thư từ tay Mai và chạy ra sân rủ Quang mở ra xem. Em sẽ làm gì nếu là Quang? b) Bình và Nguyên sang nhà Dung chơi. Trong lúc Dung ra phòng ngoài nghe   điện thoại, Bình rủ Nguyên lấy sổ nhật kí của Dung để trên bàn ra xem Dung  viết những gì. Em sẽ làm gì nếu là Nguyên? Đối với các tình huống này, tôi sẽ  phân công 3 nhóm thực hiện tình  huống a, ba nhóm còn lại thực hiện nhiệm vụ b. Như vậy, sẽ có ba nhóm đưa   ra các cách giải quyết các tình huống khác nhau. Học sinh có thể  dễ  dàng  nhận thấy tất cả các hành vi ứng xử khác nhau để vận dụng trong cuộc sống. b) Phải dành thời gian phù hợp cho HS thảo luận xây dựng kịch bản và chuẩn   bị đóng vai Theo tôi, để học sinh xây dựng được một kịch bản hay thì giáo viên cần  cho học sinh thời gia thảo luận. Trong quá trình dạy học, tôi thường yêu cầu   học sinh tìm hiểu kĩ tình huống trước. Các em có thể thực hiện công việc này  ở nhà và xem nó như một dự án cần thực hiện. Khi học sinh xem là dự án thì  bản thân các em sẽ tìm hiểu kĩ càng tình huống, xác định các cách giải quyết,   xác định các nhân vật tham gia xử lí các tình huống trên. c) Cần quy định rõ thời gian thảo luận và đóng vai của các nhóm Trong quá trình học sinh thảo luận, giáo viên cần đưa ra thời gian cụ  thể để học sinh thảo luận, tạo cho học sinh biết cách làm việc khoa học. Cần   quy định thời gian đóng vai để  học sinh xây dựng kịch bản giải quyết một   cách ngắn gọn, súc tích. d) Trong khi HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai, GV nên đi đến từng nhóm  lắng nghe và gợi ý, giúp đỡ HS khi cần thiết. Giáo viên không nên để cho học sinh tự thực hiện. Mỗi nhóm sẽ có tiến   độ  thực hiện khác nhau. Vì thế, trong quá trình học sinh xây dựng kịch bản   đóng vai, giáo viên cần quan sát các nhóm một cách kĩ càng để phát hiện nhóm  11
  12. nào đã biết xử  lí, nhóm nào còn lúng tùng, chưa đưa ra được kịch bản giải   quyết. Trong quá trình dạy học, bản thân tôi xem công việc này rất quan  trong. Tôi luôn luôn theo dõi tiến độ hoàn thành để có biện pháp can thiệp kịp  thời đối với các nhóm. Biện pháp 4: Giáo dục học sinh biết cách hợp tác nhóm Trong dạy học, giáo viên cần kết hợp phát triển tất cả các năng lực cho  học sinh. Một trong những năng lực cần cho học sinh là năng lực hợp tác  nhóm. Với mỗi tình huống khác nhau, học sinh trong nhóm phải biết cùng  nhau đưa ra cách giải quyết. Trong đó tôi luôn quan tâm bồi dưỡng cho nhóm   trưởng, người trực tiếp điều khiển các hoạt động của nhóm. Tôi luôn yêu cầu  các nhóm trưởng cắt cử người đóng vai phù hợp, có sự phân công hợp lí giữa  các thành viên trong nhóm. Mỗi cá nhân trong từng nhóm cần góp ý kiến phù  hợp với nội dung, sát với yêu câu. Trong nhóm cần phụ  giúp nhau đưa ý   tưởng, xây dựng và hoàn thiện kịch bản, phân công nhân vật, chuẩn bị đạo cụ  để thực hiện. Trong thực tế các lớp tôi dạy, tôi thấy các nhóm đã hoạt động  nhóm khá tốt. Các em đã biết phân công công việc hợp lí giữa các thành viên. Biện pháp 5: Cần khích lệ cả những HS nhút nhát cùng tham gia. Trong lớp học, có những học sinh rất mạnh dạn, năng nổ  nhưng cũng  có nhưng học sinh nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động. Đối với   việc diễn kịch thì càng khó hơn cho những em chưa tự tin. Tôi thấy hoạt động  đóng vai giúp cho học sinh tự tin hơn lên rất nhiều. Những em học sinh nhút  nhát được tham gia làm việc nhóm, được đóng vai cùng các bạn làm tăng khả  năng giao tiếp cho các em. Vì thế, giáo viên cần yêu cầu tất cả các học sinh   cùng tham gia. Khi đóng vai, không nên hạn chế số  lượng học sinh tham gia.  Giáo viên nên quan tâm hơn đến các em học sinh thiếu tự  tin, yêu cầu các  nhóm phân công nhiệm vụ, nhân vật thích hợp để  các bạn đó được tham gia.  Các em được tham gia, được trao đổi đóng góp y kiến sẽ  giúp các em tăng   thêm các năng lực của bản thân. 12
  13. Biện pháp 6: Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn  của tiểu phẩm đóng vai. Đối với mỗi tiểu phẩm, ngoài kịch bản hay thì đạo cụ, hóa trang sẽ làm   tăng tình hấp dẫn của tiểu phẩm. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh chuẩn bị  từ trước các đạo cụ cần thiết. Các em có thể hóa trang để hóa thân thành các   nhân vật như người già, bác trưởng thôn, bà cụ, thầy cô giáo, chú công an, anh  thương binh,... Tất cả sẽ tạo hiệu  ứng rất tốt, giúp các em tự tin để  diễn, và   tình huống đó sẽ sát hơn với thực tế cuộc sống của các em.  Ví dụ  tình huống  "Sâm đang chơi với các bạn  ở  đầu ngõ thì thấy bà   ngoại  ở quê ra chơi" (Bài 4: quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em).  Với kịch bản của mình, tôi nhận thấy một số lớp tôi dạy, các em đã hóa trang   thành bà ngoại rất dễ thương, một số em ở các lớp còn hóa trang bà cầm thêm  một cái gậy, lưng các em hơi còng xuống, các em còn đưa thêm cái nón đội  lên đầu rất ra dáng bà già. Như vậy với cách diễn xuất và phục trang đạo cụ  như vậy thì việc đóng vai sẽ rất thú vị. 3. Kết quả, bài học kinh nghiệm: a. Kết quả: Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng thực hiện ở các lớp tôi dạy thì kết  quả  khả quan hơn so với cách dạy thông thường và đây là kết quả  thu được  sau khi áp dụng phương pháp đóng vai xử  lí tình huống trong các tiết thực  hành. Số học sinh  Số học sinh được  Số học sinh thích  Số học sinh nhút  khối 3 tham gia đóng vai tham gia đóng vai nhát, không tự tin  Lớp SL SL TL SL TL SL TL 3A 32 32 100 % 26 82,8 % 6 20,7 % 3B 29 29 100 % 24 83,3 % 5 16,7 % 3C 29 29 100 % 23 79,3 % 6 20,7 % 3D 29 29 100 % 24 82,8 % 5 17,2 % Tổn 119 119 100 % 97 81,5 % 22 18,5 % g 13
  14. b. Bài học kinh nghiệm: Qua quá trình áp dụng thực hiện  ở  các lớp đã dạy  thì tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: 1. Cần phải nghiên cứu kỹ  các văn bản chỉ  đạo chuyên môn dạy học môn  Đạo đức của cấp trên. 2. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 3. Thường xuyên cập nhật các tình huống, các câu hỏi liên quan đến nội dung  môn học trên các phương tiện thông tin đại chúng. 4. Giáo viên cũng cần phải là một tấm gương sáng về  xử  lý các tình huống   trong cuộc sống hằng ngày để học sinh noi theo. III. PHẦN KẾT LUẬN  1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến: Môn đạo đức  ở  trường Tiểu học sẽ  giúp cho học sinh có những hiểu   biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với  lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường,  cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện các chuẩn mực  đó. Từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và  những người xung quanh. Theo chuẩn  mực đã học, kĩ năng lựa chọn và thực  hiện các hành vi ứng xử phù hợp với chẩn mực trong các mối quan hệ và tình   huống đơn giản, cụ  thể  của cuộc sống. Từng bước hình thành thái độ  tự  trọng, tự tin, yêu thương tôn trọng con người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt,   không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu. Và quan trọng hơn cả đó là người   giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Ở  lứa tuổi học sinh tiểu học, các em đang trong quá trình hoàn thiện   vốn sống của bản thân. Người giáo viên cần có phương pháp giảng dạy làm   sao để các em dễ hiểu nhất, tìm được kết quả với con đường ngắn nhất, cải   tiến góp phần cho lớp học có chất lượng đồng đều, giảm hẳn lượng học sinh  không đủ tự tin lên tham gia đóng vai trong giờ học. 14
  15.        Qua việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp dạy học giúp học sinh  nạnh dạn, tự  tin tham gia đóng vai xử  lí tình huống trong các tiết thực hành  môn đạo đức cho thấy việc lên tham gia đóng vai đối với học sinh không khó.   Sau quá trình nghiên cứu và áp dụng các biện pháp trên vào thực tiễn thì tôi  thấy học sinh đã mạnh dạn hơn, tự  giác lên tham gia đóng vai góp phần làm  cho giờ học phong phú sôi nổi, hấp dẫn và tăng hiệu quả của tiết dạy. Với quá trình nghiên cứu, tham khảo tài liệu và ý kiến đóng góp của   bạn bè đồng nghiệp. Tôi tự  tìm ra con đường để  tháo gỡ  những vướng mắc  giúp học sinh nắm vững bài học. Tuy các biện pháp tôi đưa ra chưa thật đầy   đủ  do điều kiện về  năng lực cũng như  về  thời gian nghiên cứu thực hành   nhưng tôi hi vọng rằng nó góp một phần không nhỏ  trong việc dạy học môn   đạo đức trong trường tiểu học. 2. Kiến nghị:            Sau khi tìm hiểu thực trạng của việc vì sao học sinh không mạnh dạn,   tự  tin lên tham gia đóng vai hóa thân vào các nhân vật trong các tiểu phẩm,  tình huống cũng như  xác định được một số  nguyên nhân dẫn đến thực trạng   đó, nhằm giúp học sinh yêu thích phương pháp đóng vai ở môn học đạo đức,  tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:  2.1. Đối với nhà trường: ­ Cần có thêm tài liệu tham khảo, nâng cao cho giáo viên và học sinh để  bổ sung phương pháp dạy, đáp ứng nhu cầu dạy – học. ­ Tổ chức nhiều hơn nữa các buổi sinh hoạt chuyên môn để học hỏi kinh   nghiệm của các đồng nghiệp. ­ Duy trì tốt việc thao giảng, thăm lớp, dự giờ giáo viên trong trường. ­ Với yêu cầu tiết dạy môn Đạo đức sử  dụng đồ  dùng dạy học minh   họạ nhiều, thường xuyên để tạo cảm hứng cho học sinh học tập, tiết dạy đạt  hiệu quả cao. Vì thế nhà trường nên phân công cho giáo viên chuyên phụ trách  dạy môn học này để  giáo viên có điều kiện đầu tư  vào việc chuẩn bị  kĩ đồ  dùng dạy học, sử dụng được cho nhiều lớp. 15
  16. 2.2. Đối với giáo viên:       Giáo viên phải luôn đổi mới phương pháp dạy theo mô hình trường học   mới phù hợp với đối tượng học sinh của mình: “Lấy học sinh để hướng vào  hoạt động  học, thầy là người hướng dẫn, tổ  chức, trò nhận thức chủ  động  trong việc học''.   Giáo viên cần phải chịu khó tìm tòi, sưu tầm thêm nhiều tình huống  xảy ra hằng ngày trong cuộc sống để cho các em thực hiện đóng vai trong các   tiết học, ít nhất trong một bài học thì có một tình huống đóng vai. Trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa, giáo viên có thể  chủ  động lồng  ghép dạy đạo đức cho nhiều lớp, tổ  chức trò chơi thi đua giữa các lớp với  nhau nhằm tạo điều kiện cho các em giao lưu, học hỏi kiến thức từ các bạn   lớp khác. Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã và đang thực hiện. Tuy các biện   pháp này còn nhiều hạn chế, thiếu sót nhưng nếu chúng ta biết phối kết hợp   và vận dụng chúng sao cho phù hợp với thực tế đối tượng học sinh của mình  thì nó sẽ góp phần không nhỏ vào việc làm cho các em học sinh yêu thích môn  học đạo đức. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của các bạn  đồng nghiệp./.                                                     16
  17. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2