intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt các bài toán có yếu tố hình học môn Toán lớp 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:29

29
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học "Một số biện pháp giúp học sinh học tốt các bài toán có yếu tố hình học môn Toán lớp 2" sẽ góp phần giúp học sinh phát triển được năng lực tư duy, khả năng quan sát, trí tưởng tượng cao và kĩ năng thực hành hình học đặt nền móng vững chắc cho các em học tốt môn hình học sau này ở cấp phổ thông cơ sở.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt các bài toán có yếu tố hình học môn Toán lớp 2

  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN *** 1. Lời giới thiệu: Toán học ngày càng có nhiều  ứng dụng trong cuộc sống, những kiến   thức và kĩ năng toán học cơ  bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề  trong thực tế  cuộc sống một cách có hệ  thống và chính xác, góp phần thúc  đẩy xã hội phát triển. Môn Toán  ở trường phổ thông góp phần hình thành và phát triển các   phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học cho học sinh; phát   triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ  hội để  học sinh được trải  nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn; tạo lập sự  kết nối giữa các ý  tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn  học và hoạt động giáo dục khác, đặc biệt với các môn Khoa học, Khoa học  tự nhiên, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học để thực hiện giáo  dục STEM.  Trong những năm gần đây, phong trào đổi mới phương pháp dạy học  trong trường Tiểu học được quan tâm và đẩy mạnh không ngừng để  ngay   từ  cấp Tiểu học, mỗi học sinh đều cần và có thể  đạt được trình độ  học  vấn toàn diện, đồng thời phát tiển được khả  năng của mình về  một môn   nào đó nhằm chuẩn bị  ngay từ  bậc Tiểu học những con người chủ động,  sáng tạo, đáp  ứng được mục tiêu chung của cấp học và phù hợp với yêu  cầu phát triển của đất nước. Yếu tố hình học bậc Tiểu học là một loại toán hay và khó nhằm phát   triển tư duy và sáng tạo cho học sinh. Đây là mạch kiến thức gắn với đời   sống thực tế, giúp các em có biểu tượng hình học cơ  bản, từ  đó phát huy   tối đa tích cực, chủ động và sáng tạo. Trong những năm gần đây tôi được phân công giảng dạy lớp 2, tôi  nhận thấy việc dạy các yếu tố hình học trong chương trình toán ở bậc tiểu   học nói chung và ở lớp 2 nói riêng là hết sức cần thiết. Ở lứa tuổi học sinh   tiểu học, tư duy của các em còn hạn chế về mặt suy luận, phân tích. Việc   dạy “các yêu tốc hình học”  ở  Tiểu học sẽ  góp phần giúp học sinh phát  triển được năng lực tư  duy, khả  năng quan sát, trí tưởng tượng cao và kĩ  năng thực hành hình học đặt nền móng vững chắc cho các em học tốt môn   hình học sau này ở  cấp phổ  thông cơ  sở. Qua nhiều năm giảng dạy lớp 2,  đặc biệt là lớp 2B năm học 2021 – 2022 tôi làm chủ  nhiệm còn nhiều em   gặp khó khăn khi giải các bài toán có yêu tố  hình học. Do vậy với kinh 
  2. nghiệm của bản thân, qua nghiên cứu tài liệu và trao đổi thảo luận với   đồng nghiệp tôi đưa ra “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt các bài  toán có yếu tố hình học môn Toán lớp 2”.  2.  Tên sáng kiến: Một số  biện pháp giúp học sinh học tốt các bài toán có yếu tố  hình   học môn Toán lớp 2 3. Tác giả sáng kiến: ­ Họ và tên: Đỗ Thị Thu ­ Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Yên Phương ­   Số   điện   thoại:    0973.344.187                        Email:  dothithu96vp@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đỗ Thị Thu 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Toán lớp 2 6. Ngày sáng kiến được áp dụng: Sáng kiến được áp dụng từ tháng 10 năm 2020  7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Nội dung của sáng kiến 7.1.1. Cơ sở lí luận: ­ Xuất phát từ tầm quan trọng của môn Toán ở Tiểu học ­ Xuất phát từ  tầm quan trọng của yếu tố  hình học đối với sự  phát triển   năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh ­ Xuất phát từ  thực trạng dạy và học các yêu tố  hình học của học sinh  ở  trường tôi 7.1.2. Cơ sở thực tiễn: Qua thực tế giảng dạy của bản thân và tìm hiểu của các đồng nghiệp  về  dạy học các yếu tố  hình học của các giáo viên trong trường tôi nhận   thấy có một số khó khăn và thuận lợi sau:
  3. a) Thuận lợi: * Nhà trường: ­ Được sự  quan tâm của ban giám hiệu nhà trường. Đại đa số  giáo  viên trong nhà trường còn trẻ đều tâm huyết, nhiệt tình giảng dạy. ­ Nhà trường thường xuyên được sự chỉ đạo, giám sát của Phòng giáo  dục và Đào tạo, của các cấp lãnh đạo địa phương và sự  quan tâm, ủng hộ  của phụ huynh học sinh. * Giáo viên: ­ Tất cả các cán bộ, giáo viên, nhiên viên trong trường đều tâm huyết   tận tụy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh. ­ Đa phần giáo viên cũng đã sử  dụng nhiều biện pháp khác nhau vào  quá trình giảng dạy để  giúp học sinh tiếp thu tri thức và thực hành luyện  tập. b) Khó khăn: ­ Giáo viên cũng đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để giúp học  sinh tiếp thu tri thức và luyện tập. Tuy nhiên, trong thực tế  dạy học, giáo   viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc dạy học các yếu tố hình học. Giáo  viên chưa thực sự  tìm tòi, sáng tạo trong vận dụng các phương pháp dạy  học, chưa có “lối mòn tư duy” để so sánh và cải tiến phương pháp dạy học   nên nhiều lúc sử dụng phương pháp dạy học và tổ chức các hoạt động trên   lớp còn kém linh hoạt. Đôi khi, giáo viên còn truyền đạt kiến thức một   chiều tới học sinh dẫn tới tình trạng học sinh tiếp thu kiến thức một cách  thụ  động, máy móc, chưa phù hợp với xu thế  đổi mới phương pháp dạy   học và mục tiêu giáo dục hiện nay. ­ Do trình độ  học sinh không đồng đều lại quá đông nên giáo viên e   ngại mức độ kiến thức là quá tải đối với học sinh. ­ Thời lượng dạy học yếu tố  hình học trong chương trình toán 2 ít  nên thời gian rèn luyện các bài toán có yêu tố hình học còn ít.  
  4. 7.1.3. Thực trạng vấn đề học các yếu tố hình học của học sinh lớp 2 Qua việc quan sát, theo dõi và ghi chép lại trong quá trình giảng dạy  và trao đổi với đồng nghiệp tôi nhận thấy việc học các yếu tố  hình học  gặp rất nhiều khó khăn cụ thể như sau: ­ Nhiều học sinh không nắm rõ được biểu tượng điểm, đoạn thẳng,   đường thẳng, ba điểm thẳng hàng dẫn đến học sinh gặp khó khăn trong các   bài toán đếm điểm, đoạn thẳng, xác định ba điểm thẳng hàng. ­ Khả năng tư suy, suy luận, tưởng tượng hình của học sinh còn hạn   chế: trong quá trình giảng dạy tôi thấy rất nhiều em gặp khó khăn trong   việc quan sát, nhận diện hình học. Ví dụ: Khi gặp bài tập kể tên các đoạn thẳng có trong hình dưới đây:  A B C   D Học sinh đã kể đoạn thẳng A, đoạn thẳng B, đoạn thẳng C, đoạn thẳng D.  Từ  đó cho thấy học sinh không nắm được biểu tượng đoạn thẳng. Đây  chính là nguyên nhân học sinh không làm được các bài tập đếm điểm, đoạn  thẳng. Ví dụ: Có bao nhiêu hình tam giác trong hình dưới đây?                                                                4                                                                     1       2             3            Có học sinh đã đếm hình như sau : Các hình tam giác là: hình 1, hình  2, hình 3, hình 4; một học sinh khác đếm hình như sau: hình 1, hình 2, hình   3, hình 4 hình 1 + 2, hình 2 + 3, hình 1 + 2 + 3. Qua phần đếm hình của học  sinh cho thấy một số hình sinh chỉ nhìn được hình đơn giản, chưa biết ghép  hình hoặc có những học sinh đã biết ghép hình nhưng cũng không nhận  diên được hình, vẫn còn nhầm lẫn giữa hình tam giác và hình tứ giác.
  5. Ví dụ: Tính độ  dài đường gấp khúc ABCDE biết độ  dài các đoạn  thẳng AB = 15cm, BC = CD = 12cm, DE = 18cm.  Học sinh tính như  sau : 15 + 12 + 18 = 45cm. Học sinh đã không xác định  được đường gấp khúc ABCDE gồm bao nhiêu đoạn thẳng để  tính độ  dài  đường gấp khúc đó. Học sinh chỉ biết nhìn các số đo độ dài đoạn thẳng bài  toán đã cho rồi áp dụng máy móc quy tắc tính độ dài đường gấp khúc. Sau khi nắm được thực trạng dạy và học yếu tố hình học lớp 2 tôi đã  tiến hành  khảo sát tại hai lớp 2B và 2C (do tôi chủ  nhiệm) có trình độ  tương đồng nhau được thể hiện qua kết quả môn Toán cuối học kì I dưới  đây: Lớp Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 2B 34 5 28 1 2C 31 7 23 1  (Bảng 1: Kết quả môn Toán cuối học kì I năm học 2020 – 2021  của học sinh lớp 2B và 2C) Để kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức có yếu tố hình học của hai   lớp, tôi đã đưa ra một đề  kiểm tra có các bài có yếu tố  hình học với nội  dung sau: nhận diện được điểm, đoạn thẳng; đếm số lượng hình; giải toán  có lời văn có nội dung hình học liên quan đến thực tế. Sau khi khảo sát hai lớp, tôi thu được kết quả như sau: Chưa làm  Không nhận  Số học sinh  Không đếm  đúng bài  diện được  Lớp được kiểm  được hình  toán có lời  hình tra văn  SL % SL % SL % 2B 34 8 23,5 12 35,3 10 29,4 (Đối chứng) 2C (Thực  31 7 22,6 10 32,3 9 29,1 nghiệm) (Bảng 2: Bảng tổng hợp kết quả thăm dò khả năng tiếp thu kiến thức có   yếu tố hình học ở lớp 2B và 2C trước khi áp dụng sáng kiến mới tại thời  
  6. điểm đầu tháng 10 năm 2020) Qua khảo sát tôi thấy năng lực làm các bài toán có yếu tố  hình học   của học sinh hai lớp là tương đương nhau. Khả năng nhận diện hình, đếm  hình của học sinh còn rất nhiều hạn chế. Nhiều học sinh vẫn chưa nắm   chắc được các biểu tượng hình học dẫn đến đếm hình còn nhầm lẫn. 7.1.4. Nguyên nhân dẫn đến kết quả, thực trạng ­ Từ việc theo dõi và ghi chép về thực trạng giải các bài toán có yếu  tố  hình học của học sinh cho thấy học sinh học chưa tốt xuất phát từ  một  số nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ  nhất: Vì mảng kiến thức yếu tố  hình học chiếm thời lượng ít  trong chương trình Toán 2 nên giáo viên còn chưa trú trọng cho học sinh   thực hành luyện tập nhiều ở mảng kiến thức này; giáo viên chư thấy được  tầm quan trọng của việc dạy học yếu tố  hình có  ảnh hưởng rất lớn đến  khả năng tư duy, suy luận của học sinh đặc biệt là học sinh trong giai đoạn  đầu tiểu học. Thứ  hai: Học sinh chưa nắm được các  biểu tượng  đơn giản trong  hình học, khả năng tư duy, tưởng tượng hình còn hạn chế. Vì vậy, tôi thấy rằng việc cung cấp kiến thức và hướng dẫn học  sinh giải các bài toán có yếu tố  hình học  ở  lớp 2 là hết sức quan trọng và  cần thiết. 7.1.5. Một số biện pháp giúp học sinh học tốt các bài toán có yếu tố  hình học môn toán lớp 2 Để khắc phục những khó khăn mà học sinh gặp phải khi giải các bài  toán có yếu tố hình học tôi đã tiến hành một số biện pháp sau: 7.1.5.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng niềm say mê, hứng thú học Toán cho   học sinh  Một tiết học chỉ  thực sự  có hiệu quả  khi học sinh yêu thích, tự  giác, tích cực tham gia vào hoạt động học.Vì vậy, trong quá trình dạy học   giáo viên cần sử  dụng các phương pháp, hình thức tổ  chức dạy học thích  hợp có tác dụng khơi gợi và kích thích sự  chú ý, tích cực hoá hoạt động  tư duy của học sinh. Giáo viên cũng cần xây dựng niềm tin cho các em để 
  7. các em hiểu được khi bản thân cố  gắng thì sẽ  làm được việc. Học sinh   Tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng do đặc điểm tâm lí thường   nhanh chán, khả  năng tập trung chú ý chưa cao mà môn toán lại đòi hỏi  tính cần cù, chịu khó,.... vì vậy để  tránh sự  nhàm chán, để  gây hứng thú  tham gia hoạt động học tập của học sinh có thể  sử  dụng linh hoạt các  hoạt động trong quá trình giảng dạy không nhất thiết chỉ  sử  dụng đầu  tiết dạy.  * Mục tiêu của biện pháp: Nhằm tạo cho học sinh hứng thú trong   quá trình học, phát huy tính tích cực, tự giác của người học góp phần bồi  dưỡng tình yêu Toán học cho học sinh.  * Cách thực hiện:  ­ Do đặc điểm của học sinh Tiểu học tư  duy tr ực quan phát triển   hơn tư  duy trừu tượng nên trong quá trình dạy học, tôi chú trọng hướng  dẫn và cho các em sử  dụng đồ  dùng học tập hỗ  trợ. Khi các em tự  thao   tác trên vật thật thì các em sẽ dễ dàng tìm ra đáp án hơn.  ­ Để  tiết học sinh động và hấp dẫn, tôi kết hợp sử  dụng các hình  thức dạy học khác nhau như trò chơi học tập, câu đố, lồng ghép bài toán  vào trong câu chuyện,… Qua đó các em sẽ  thấy Toán học không hề  khô   khan, cứng nhắc mà ngược lại nó rất sinh động, hấp dẫn.  ­ Tôi cũng chú trọng xây dựng các đôi bạn cùng tiến để các em cùng  động viên, giúp đỡ  nhau trong học tập và lan truyền tình yêu Toán học  cho nhau.  ­ Tôi thường xuyên nêu các tấm gương học tốt trong tr ường, trong   lớp để  các em noi theo. Các em sẽ  thấy việc học Toán không hề  khó vì  xung quanh các em có rất nhiều tâm gương học tốt. Chỉ  cần các em cố  gắng, các em cũng có thể học tốt giống như họ.  * Kết quả  đạt được: Sau khi áp dụng biện pháp, học sinh đã hứng  thú, tích cực tham gia hoạt động học đối với môn Toán hơn, các em thấy  rằng môn Toán không hề  khô khan, nhàm chán và các em yêu thích môn  Toán hơn. 7.1.5.2. Biện pháp 2: Lựa chọn hình thức dạy học phù hợp, linh hoạt  trong từng bài học  Tư duy của học sinh chỉ có thể hình thành và phát triển trong các hoạt  động. Nhờ  việc quan sát và thao tác trên các mô hình hình học và kinh  nghiệm được tích lũy mà học sinh có thể  nhận thấy được đặc điểm của 
  8. các hình cũng như  các biểu tượng hình học. Dạy học yếu tố  hình học bắt  đầu từ  hoạt động thực nghiệm không chỉ  phù hợp với nhận thức của trẻ  khi học hình học mà còn là cách rèn luyện tư duy tích cực. Chính trong quá  trình quan sát và thao tác trên các đối tượng, các thao tác tư duy và trí tưởng  tượng không gian đã diễn ra. Các thao tác tư duy và trí tưởng tượng không   gian đó giúp học sinh suy có những suy luận logic, hợp lý, đồng thời giúp   học sinh dần thoát khỏi sự lệ thuộc vào mô hình cụ thể, tiến tới hình thành  biểu tượng hình học, làm chỗ dựa cho định nghĩa khái niệm trừu tượng. Để  học sinh ghi nhớ và khắc sâu kiến thức cần tổ chức các hoạt động hình học   vừa sức để học sinh tự phát hiện ra kiến thức trong một số tình huống học   tập trên lớp. Cần phải lựa chọn hình thức dạy học phù hợp với từng nội   dung hình học khác nhau nhằm rèn luyện tư  duy, khả  năng suy đoán cho  học sinh. Tùy vào từng nội dung hình học cụ thể mà lựa chọn các hình thức  dạy học cho phù hợp.  * Mục tiêu của biện pháp: Nhằm giúp học sinh nắm chắc được các  biểu tượng hình học và giải quyết các bài toán hình học dễ dàng hơn. * Cách thức thực hiện:  Có 2 nội dung dạy học yếu tố hình học chủ yếu ở Toán 2: nội dung   lý thuyết và nội dung thực hành. + Nội dung lý thuyết ­ Dạy học sinh nắm chắc các biểu tượng hình học ở lớp 2: Trong quá  trình dạy học tôi luôn bám sát chương trình học, giúp học sinh khác thác tối   đa thông tin cần thiết để  đạt được mục tiêu bài học. Nắm bắt được đặc  điểm tư duy của học sinh tiểu học là ghi nhớ  hình ảnh trực quan, vậy nên   để thu hút sự chú ý của học sinh, giúp học sinh nhận biết, ghi nhớ và vận   dụng tốt những kiến thức đã học để  giải các bài toán có yếu tố  hình học,  tôi đã đi từ hình ảnh trực quan đến trừu tượng. 
  9. Ví dụ: Khi dạy học sinh nhận diện đường gấp khúc, tôi cho học sinh   quan sát hình hảnh thực tế  cầu thang lên Thác Bạc (Sa Pa) và giới thiệu  “Cầu thang lên Thác Bạc (Sa Pa) có   dạng đường gấp khúc. Đường gấp   khúc gồm nhiều đoạn thẳng.                                                         Cầu thang lên Thác Bạc (Sa Pa) Sau khi học sinh nhận dạng đường gấp khúc bằng hình ảnh thực tế,  tôi cho học sinh quan sát các dạng hình học đã học: hình vuông, hình tròn,  hình tam giác, hình chữ nhật và đường gấp khúc mới học; đặt câu hỏi cho  học sinh tìm ra đường gấp khúc.                                                       A                                                           B C D E
  10. Từ hình  ảnh thực tế cầu thang lên Thác Bạc ở  Sa Pa học sinh được  quan sát trước đó, học sinh sẽ nhận diện được hình B là đường đường gấp  khúc. ­ Để  học sinh ghi nhớ  sâu hơn, tôi thường xuyên tổ  chức cho học  sinh ôn tập, nhận biết điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong, ba  điểm thẳng hàg,…bằng hình thức thi đua qua các bài tập trắc nghiệm hoặc  kể tên những thứ xung quanh em có dạng đoạn thẳng, đường thẳng, đường  cong,…Hình thức tổ chức dạy học này giúp thúc đẩy phong trào thi đua học   tập của các em vừa tạo không khí thoải mái trong tiết học. Ví dụ 1: Sau khi học sinh nhận biết được biểu tượng đoạn thẳng, tôi  tổ  chức cho học sinh thi kể  tên những gì xung quanh em có dạng đoạn  thẳng. Học sinh sẽ tích cực quan sát xung quanh lớp học để tìm và hăng hái   phát biểu: Các đồ  vật có dạng đoạn thẳng: cái thước, cái bảng lớp (chiều  dài cái bảng lớp), cửa sổ (chiều dài khung cửa sổ), chiều dài của lớp học, ….Qua việc thi đua học tập này học sinh sẽ  càng nắm rõ và khắc sâu hơn   biểu tượng đoạn thẳng. + Nội dung thực hành ­ Một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học là  thực hành, luyện tập thường xuyên. Thông qua hoạt động thực hành, học  sinh được suy nghĩ, tư duy nhiều hơn, các em vận dụng lý thuyết vào thực  hành có hiệu quả. Giáo viên cần tận dụng các bài tập “mở”, khai thác các   kiến thức có ngay trong sách giáo khoa để  bồi dưỡng cho các đối tượng  học sinh. Cần tạo cho các em thói quen đứng trước một tình huống, biết  đặt và giải quyết vấn đề, tìm ra các phương pháp giải quyết khác nhau rồi  nhận xét, đánh giá để lựa chọn giải pháp tối ưu nhất. ­  Trong sách giáo khoa Toán 2 có rất nhiều bài tập giúp ích cho sự  phát triển năng lực học tập của học sinh. Hầu hết phần nội dung thực hành  vẽ hình, tôi thường tổ chức cho cá nhân học sinh tự giải quyết vấn đề.
  11. Ví dụ: Bài 3 – SGK Toán 2 tập một (trang 109 – Sách kết nối tri thức   với cuộc sống) Tôi yêu cầu học sinh thực hành đo độ  dài các đoạn thẳng AB, CD,  GH, MN, NP theo nhóm đôi rồi gọi học sinh nêu độ  dài từng đoạn thẳng   đó. Sau khi giải quyết được nhiệm vụ  đo độ  dài đoạn thẳng, tôi yêu cầu  học sinh thực hành cá nhân vẽ  các đoạn thẳng có độ  dài như  vậy vào vở.   Trước khi vẽ, tôi yêu cầu học sinh nêu lại các bước vẽ một đoạn thẳng có  độ dài cho trước. ­ Các bài tập nhận dạng hình, giải bài tập có nội dung hình học,  tôi  thường tổ chức cho học sinh giải bài tập tập thể hoặc theo nhóm. Ví dụ: Bài 3 – SGK Toán 2 tập một (trang 111 – Sách kết nối tri thức   với cuộc sống) Đối với bài tập đếm hình này, tôi tổ chức cho học sinh đếm hình theo  nhóm để  các em có thể  trao đổi, giúp đỡ  nhau đếm hình được chính xác.   Khi đếm hình, học sinh cần nhìn các hình từ  hình đơn, hình ghép đôi, hình  ghép ba,...Ví dụ  trong phần b bài tập này, các em đếm có 2 hình tứ  giác  đơn, hình tứ giác ghép đôi có 1 hình. Vậy có 3 hình tứ giác. ­ Các bài tập thực hành gấp, cắt, ghép, xếp hình, tôi thường tổ chức   trò chơi cho các em thi đua học tập. Trò chơi học tập giúp tạo không khí  tiết học thoải mái và các em hứng thú tham gia học tập hơn. Ví dụ: Bài 2 ­ SGK Toán 2 tập một (trang 106 – Sách kết nối tri thức  với cuộc sống)
  12. Đầu tiên, tôi hướng dẫn học sinh thực hiện từng thao tác gấp, cắt  theo yêu cầu để nhận được 4 mảnh giấy hình tam giác bằng nhau từ mảnh   giấy hình vuông. Tiếp theo, tôi chia lớp thành nhóm 4 để  tổ  chức chơi trò   chơi “Ai nhanh hơn” thi xếp thành các hình ở các phần a, b, c, d. Nhóm nào   xếp đúng và nhanh hơn sẽ giành chiến thắng. (Nếu học sinh hoàn thành nhiệm vụ  sớm, tôi tổ  chức ghép hai học   sinh thành một nhóm để đặt ra thử thách: “Từ  8 hình tam giác nhỏ  của cả  hai bạn, hãy xếp thành những hình từ a đến d.”) ­ Trong quá trình dạy học môn Toán nói chung và dạy học yếu tố  hình học nói riêng, tôi sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học khác nhau ở  cả  nội dung lý thuyết và thực hành để  giờ  học không bị  nhàm chán, gây  hứng thú cho học sinh trong học tập giúp phát huy năng lực của học sinh  góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. * Kết quả đạt được: Nhờ áp dụng biện pháp trên, học sinh nắm chắc   các biểu tượng hình học và giải quyết các bài toán có yếu tố  hình học tốt   hơn, các em hứng thú học và ham thích học hình học hơn. 7.1.5.3. Biện pháp 3: Xây dựng hệ thống bài tập có nội dung hình học 
  13. * Mục tiêu của biện pháp: Giúp các em học tốt các bài toán có yếu tố  hình học theo một hệ thống bài tập trong chương trình hình học lớp 2. * Cách thực hiện: Để  giúp học sinh học tốt các bài toán có yếu tố  hình học, tôi không  chỉ  cho học sinh làm các bài tập nhận dạng và thể  hiện hình học, các bài  tập trong sách giáo khoa mà còn làm những bài tập gắn liền với thực tiễn.   Qua nhiều năm giảng dạy lớp 2, từ những khó khăn mà học sinh gặp phải   khi giải các bài toán có yếu tố  hình học, tôi đã xây dựng hệ thống bài tập  có nội dung hình học lớp 2 như sau:  Dạng 1: Bài toán về nhận dạng hình * Các kiến thức cần nhớ a) Nhận dạng “Điểm, đoạn thẳng, đường thẳng” Vấn đề  “đoạn thẳng, đường thẳng” được giới thiệu  ở  tiểu học có  thể  có nhiều cách khác nhau. Trong sách toán 2 (Sách kết nối tri thức với  cuộc sống) các khái niệm điểm, đoạn thẳng, đường thẳng được giới thiệu  như sau: ­ Điểm được kí hiệu bằng dấu chấm, mỗi dấu chấm là một điểm.  (Điểm A, điểm B, điểm C)                                                          A                                                C                               B ­ Cho   hai điểm A và điểm B, nối hai điểm A với điểm B ta được  đoạn thẳng AB.              A                                                                B A                                      Đoạn thẳng AB                                  ­  Kéo dài đoạn thẳng AB về hai phía, ta được đường thẳng AB                  A                                                                 B B                                     Đường thẳng AB
  14. ­ Lưu ý: Khái niệm đường thẳng không định nghĩa được, học sinh  làm  quen với  “biểu tượng” về   đường thẳng thông qua hoạt  động thực  hành: Vẽ đường thẳng qua 2 điểm, vẽ đường thẳng qua 1 điểm. ­ Phân biệt đoạn thẳng và đường thẳng: đoạn thẳng có điểm đầu và  điểm cuối còn đường thẳng thì không có điểm đầu và không có điểm cuối. b) Nhận biết 3 điểm thẳng hàng: ­ Ba điểm thẳng hàng là ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng  (hoặc một đoạn thẳng)                                   A                                                 B            M N P Ba điểm M, N, P là ba điểm thẳng hàng  Ba điểm M, N, A không thẳng hàng c) Nhận biết đường gấp khúc: B D 2cm                           4cm                           3cm A C                            Đường gấp khúc ABCD Đường gấp khúc ABCD gồm 3 đoạn thẳng: AB, BC và CD . Độ  dài đường gấp khúc ABCD là tổng độ  dài các đoạn của đường  gấp khúc  Độ dài đường gấp khúc ABCD là: 2 + 4 + 3 = 9 (cm) * Một số bài tập Bài 1: Cho hình vẽ sau:                              N                                                  Q                                                               R          M                                           P a) Kể tên các điểm có trong hình vẽ trên. b) Kể tên các đoạn thẳng có trong hình vẽ trên. Hướng dẫn: a) Các điểm là: M, N, P, Q b) Các đoạn thẳng là: MN, NP, PQ
  15. Bài 2: Đ, S  B                      C                                                                                       x            A     N E p M                 D Trong hình vẽ trên có: a) Đoạn thẳng BC.                                              b) Đường thẳng DE và đường thẳng MN. c) Ba điểm M, N, P thẳng hàng. d) Đường cong x. e) Ba điểm A, B, C thẳng hàng. Bài 3: Mỗi hình dưới đây là hình gì?
  16. Bài 4: Trong mỗi hình dưới đây có mấy hình tứ giác? a) b) Bài 5:  Viết  tên  các  đường  gấp  khúc có  trong  hình  vẽ  sau  vào  chỗ  chấm,  biết:                                  B                                                 E         A                                C                 D                         G a)   Đường   gấp   khúc   gồm   ba   đoạn   thẳng   là: …………………………………….. b)   Đường   gấp   khúc   gồm   ba   đoạn   thẳng   là: ……………………………………. Dạng 2: Vẽ hình Ở lớp 1,2,3 học sinh được làm quen với hoạt động vẽ hình đơn giản  theo các hình thức sau: Vẽ hình không yêu cầu có số đo các kích thước, vẽ  hình trên giấy ô vuông. Bài 1:  Vẽ đoạn thẳng: a) AB có độ dài 9cm. b) CD có độ dài 12cm. Bài 2: Vẽ đường thẳng. a) Đi qua hai điểm M, N                                               b) Đi qua điểm O     M                            N                                                             O c) Đi qua hai trong ba điểm A, B, C.
  17. A                                                                                                   B C Bài 3: Đo độ dài các đoạn thẳng rồi vẽ các đoạn thẳng có độ  dài như vậy  vào vở. B         A                                         C                                                             D Bài 4: Kẻ thêm một đoạn thẳng trong hình sau để được: + Một hình chữ nhật và một hình tam giác + Ba hình tứ giác   Hướng dẫn học sinh: * Giáo viên: Kẻ thêm nghĩa là vẽ thêm 1 đoạn nữa vào trong hình: Giáo viên vẽ hình lên bảng và cho học sinh đặt tên cho hình: A                           B E D C Giáo viên hỏi: Con vẽ thế nào? Học sinh: Con nối B với C. Giáo viên cho học sinh đọc tên hình: Hình chữ nhật ABCD Hình tam giác BCE Học sinh đặt tên cho hình:
  18. A                   B                             D      C Cho học sinh tự kẻ: E A B A B G E D C D G               C Hoặc: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tên các hình vẽ được trong cả  2 cách vẽ. Học   sinh   đọc   tên   hình:   ABGE,   GECD,   ABCD   và   AEGD,   BCGE,   ABCD. * Khi dạy  ở  học sinh cách vẽ  hình, dựng hình tôi thường tuân thủ  theo các bước sau: a. Hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng thước kẻ, bút chì, bút mực   để vẽ hình. Cần sử dụng hợp lý chức năng của mỗi dụng cụ, thước thẳng   có vạch chia dùng để đo độ dài đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng (đường thẳng),   thước thẳng còn dùng để kiểm tra sự thẳng hàng của các điểm. b. Học sinh phải được hướng dẫn và được luyện tập kỹ  năng về  hình, dựng hình theo quy trình hợp lý thể  hiện được những đặc điểm của   hình phải vẽ. c. Hình vẽ phải rõ ràng, chuẩn xác về hình dạng và đặc điểm, các nét  vẽ phải mảnh, không nhoè, không tẩy xoá. Dạng 3: Độ dài đoạn thẳng, độ dài đường gấp khúc. * Kiến thức cần nhớ ­  Độ  dài   đường  gấp  khúc  bằng  tổng  độ  dài  các  đoạn thẳng của   đường gấp khúc. Đối với dạng bài tập tính độ dài đường gấp khúc tôi luôn hướng dẫn  các em tìm hiểu kĩ đề, xác định độ dài đường gấp khúc cần tính gồm những  đoạn thẳng nào, nêu cách tính độ dài đường gấp khúc rồi thực hiện làm bài. 
  19. (Lưu ý đơn vị đo của các đoạn thẳng: nếu các đoạn thẳng không cùng đơn   vị đo, ta cần phải đổi cùng đơn vị đo trước khi thực hiện tính.) * Một số bài tập Bài 1: Con ốc sên bò từ A đến D (như hình vẽ). Hỏi con ốc sên đó phải bò  đoạn đường dài bao nhiêu xăng­ti­mét?                           B   12cm        40cm                                                      C                      D        48cm       A Bài   2:  Cho  đường  gấp  khúc  ABCDE  có  độ  dài  các  cạnh  AB=BC=13cm,  CD=15cm,  DE=19cm.  Tính  độ  dài  đường  gấp  khúc  ABCDE. Bài 3:  Một  đoạn  dây thép  được uốn  như  hình vẽ. Tính  độ dài  đoạn dây  thép đó.                                      4dm                      4dm                                                                                                       4dm Bài 4: Cho các đường gấp khúc: B                                                                                N                    Q 12cm                   15cm                                        14cm             16cm        11cm                                            13cm A                                 C                        D               M                    P a) Tính độ dài mỗi đường gấp khúc trên. b) Đường gấp khúc nào dài hơn và dài hơn bao nhiêu xăng – ti – mét? Bài  5:  Vẽ  đường  gấp  khúc  gồm  ba  đoạn  thẳng  có  độ  dài  các  đoạn  thẳng lần lượt là 5cm, 4cm, 2cm và tính độ dài đường gấp khúc đó. Bài 6: Cho hình vẽ:                               45cm                                  27cm
  20.                         M N P Tính độ dài đoạn thẳng MP Bài 7: Một đoàn tàu dài 99m đang đi qua một cây cầu sắt AB dài 54m. Khi  đầu tàu vừa đến điểm A (như hình vẽ) thì điểm C ở đuôi tàu còn cách điểm  B bao nhiêu mét?                     Dạng 4: Đếm hình Dạng bài “đếm hình” trong sách giáo khoa toán 2 là dạng bài toán có   tính phát triển, đòi hỏi học sinh biết “phân tích, tổng hợp”. Do đó sẽ  là  “khó” đối với một số  học sinh chưa làm quen. Để  học sinh dễ  thực hiện   “đếm hình” (không bị  bỏ  sót hình), tôi thường hướng dẫn học sinh đếm  hình theo các bước sau: Bước 1: Đánh số thứ tự các hình từ trái qua phải, từ trên xuống dưới Bước 2: Liệt  kê các hình theo nguyên tắc  từ trái qua phải, từ  trên xuống dưới. Các   hình   tam  giác  đơn: (1)  và (2)  →  Có  2  hình tam giác đơn Các hình tam giác đôi: (1) + (2); (1) + (4) và (2) + (3) → Có 3 hình tam  giác đôi Các hình tam giác tư (hình tam giác chứa 4 hình nhỏ): (1) + (2) + (3) +   (4) → Có 1 hình tam giác tư Vậy hình vẽ trên có tổng cộng 2 + 3 + 1 = 6 hình tam giác Ví dụ: Trong hình bên có mấy hình tứ giác? Gợi ý cách đếm: ­ Ghi tên và đánh số vào hình, chẳng hạn. 2 1 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1