intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 rèn kĩ năng phát âm chuẩn các từ ngữ và dấu thanh khó khi học môn Tiếng Việt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 rèn kĩ năng phát âm chuẩn các từ ngữ và dấu thanh khó khi học môn Tiếng Việt" nhằm nắm được các yếu tố cơ bản của dạy học môn Tiếng Việt và tìm ra được một số biện pháp nhằm giúp cá em rèn kĩ năng phát âm chuẩn các từ ngữ và dấu thanh khó khi học môn học này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 rèn kĩ năng phát âm chuẩn các từ ngữ và dấu thanh khó khi học môn Tiếng Việt

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Cờ Đỏ 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 rèn kĩ năng phát âm chuẩn các từ ngữ và dấu thanh khó khi học môt Tiếng Việt ” 2. Quyết định công nhận hoặc giấy chứng nhận sáng kiến của cơ sở nơi sáng kiến được công nhận: số……/QĐ-THTA2 ngày … tháng … năm 2023 3. Tác giả sáng kiến: Số Họ và tên Ngày Chức vụ, đơn vị Trình độ TT tháng công tác chuyên môn năm sinh 1 Nguyễn Thanh Phong 29/01/1971 Giáo viên Cử nhân Trường Tiểu học Tiểu học Trung An 2 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (nếu có): 5. Thời điểm sáng kiến được áp dụng: Từ ngày 6 tháng 09 năm 2023 thực hiện kể từ ngày học sinh đã vào chương trình giáo viên được xây dựng và lớp học rút kinh nghiệm để làm sáng kiến có chất lượng đúng thòi điểm. 6. Nội dung sáng kiến: 6.1 Lý do họn đề tài: Như chúng ta đã biết, kĩ năng phát âm chuẩn là một trong những kĩ năng đặc biệt quan trọng trong 4 kĩ năng nghe đọc nói viết trong môn Tiếng việt ở tiểu học. Nhất là các em học sinh lớp Một, lớp đầu cấp đặt nền móng cho khối kiến thức về sau. ngay từ đầu năm học, việc học môn Tiếng việt theo chương trình giáo dục tổng thể năm 2018 đã thể hiện rất rõ tầm quan trọng của môn học này bởi nó chiếm 420 tiết / năm học. Là môn học có số tiết nhiều nhất trong 9 môn học chính ở lớp Một. Điều này đã chứng tỏ giáo dục đang thay đổi chương trình và môn Tiếng Việt đang được chú trọng.
  2. 2 Nhưng một nỗi vất vả cho mỗi thầy cô dạy lớp 1 là đối tượng học sinh vừa mới đến trường còn quá non yếu về mọi mặt, từ ý thức học tập đến những kĩ năng học bài đều bắt đầu từ con số 0. Ngay buổi đầu vào học, cô giáo đã phải dỗ dành, chăm chút như con cái trong nhà để từng bước đưa các em vào nền nếp học tập theo một lộ trình mà kế hoạch dạy học đã đề ra. Đặc biệt hơn những em chưa qua mẫu giáo thì việc tham gia học tập những buôi đầu càng gây nhiều khó khăn cho giáo viên hơn nữa. Đây cũng là mộ trong những nguyên nhân gây nhiều trở ngại trong việc dạy học Tiếng Việt của giáo viên. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như ảnh hưởng của tiếng địa phương, tiếng mẹ đẻ,…mà các em có những phát âm chua chuẩn dẫn đến gặp khó khăn khi học Tiếng Việt mà cụ thể là phát âm chuẩn Tiếng Việt. Là một giáo viên đã có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác dạy dạy học lớp 1, một lớp học khó khăn vất vả nhất cấp học tiểu học, tôi luôn chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng học Tiếng Việt cho các em bởi đây là tiền đề cho các em học tập các môn khác. Bên cạnh đó sách Tiếng Việt năm học này (2020 – 2021) đã thay đổi hoàn toàn hình thức cũng như nội dung dạy học. Tức là mỗi bài học, học sinh phải thực hiện được 5 nội dung gồm: Nhận biết, đọc, tô và viết, đọc và nói. Thời lượng thực hiện trong 2 tiết. Điều này cho thấy khâu đọc rất được chú trọng trong mỗi bài học. Nhận thức được vấn đề trên, qua thời gian dạy một số tuần tôi đã nắm được các yếu tố cơ bản của dạy học môn Tiếng Việt và tìm ra được một số biện pháp nhằm giúp cá em rèn kĩ năng phát âm chuẩn các từ ngữ và dấu thanh khó khi học môn học này. Vì vậy, tôi chọn đề tài: "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 rèn kĩ năng phát âm chuẩn các từ ngữ và dấu thanh khó khi học môn Tiếng Việt" Thực trạng học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng Việt là do: - Phần lớn các em đọc rất chậm, phát hiện mối liên hệ của các âm trong từng vần trong tiếng còn rất dè dặt và thiếu tự tin. Một số em thiếu kĩ năng rèn luyện đọc đứng, chuẩn, phát âm còn sai sót chưa rõ ràng.
  3. 3 - Bên cạnh đó, các em ít có điều kiện giao tiếp qua ngôn ngữ - Trong việc rèn luyện kĩ năng chữ viết, do các em không được hướng dẫn tỉ mỉ về chữ viết, tính hiếu động chỉ lo viết nhanh cho xong mà không chú ý đến viết đúng, viết chuẩn, thiếu kiên trì, khó thực hiện đúng các động tác đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận. - Căn cứ vào kế hoạch của Phòng GD&ĐT. Căn cứ vào tình hình thực tế Theo chủ chương của Bộ Giáo dục – Đào tạo muốn nâng cao chất lượng giáo dục đổi mới phương pháp dạy học. Và giáo dục học sinh ngay từ đầu cấp Tiểu học đòi hỏi người giáo viên cần có nhiều phương pháp dạy học, nhầm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và hình thành cho các em năng lực và phẩm chất cũng như năng lực học tập vào thực tiễn cuộc sống của xã hội hiện nay Mặt khác, sự đổi mới của xã hội dẫn đến những yêu cầu ngày càng cao đối với chất lượng dạy học trong nhà trường. Đối với việc đào tạo nhân lực nâng cao dân chí, bồi dưỡng nhân tài đồi hỏi phải đưa ra biện pháp phù hợp với thực tiễn giáo dục Lí do môn tiếng việt là môn học khởi đầu giúp học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới để sử dụng học tập và giao tiếp. Do vậy môn Tiếng Việt chiếm một vị trí quan trọng không thể thiếu được trong chương trình môn học ở bậc Tiểu học. Từ đó giúp các em có điều kiện học tốt các môn học khác. Đây là điều kiện giúp các em có định hướng học tập giỏi hơn ở các cấp trên. Để đạt được điều kiện trên tôi nhận thấy cần phải có phương pháp dạy học tốt ở Tiểu học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng. Trong quá trình dạy học tôi luôn tìm tòi nghiên cứu đưa ra các biện pháp dạy học khác nhau. Nhầm giúp các em học tập theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất ở mỗi học sinh tốt hơn và hoàn thiện hơn, đây cũng là lí do tôi chọn đề tài. - Căn cứ văn bản chỉ đạo của bộ, sở, phòng về việc đổi mới chương trình nhằm phát triển toàn diện cho học sinh tiểu học.
  4. 4 - Căn cứ kết quả xếp loại học lực cũng như kết quả khảo sát chất lượng môn Tiếng Việt học sinh cuối đầu năm học này, để tiến hành thống kê số liệu, xác định và phân loại học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng, về kĩ năng làm tính của học của địa phương và kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm. Tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện các giải pháp sau: 6.2. Cơ sở thực tiễn: Trường Tiểu học Trung An 2 nằm ở địa bàn xã Trung An, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ. Là Trường học ở địa bàn có nhiều học sinh là con em người dân lao động chiếm phần đông. Do những đặc điểm trên nên khi áp dụng chương trình sách giáo khoa mới vào giảng dạy và học tập còn gặp nhiều trở ngại, chất lượng đọc của học sinh ở môn Tiếng việt chưa cao. Vấn đề này đòi hỏi nhà trường cũng như các cấp quản lí giáo dục cần có biện pháp khắc phục để giáo viên và học sinh đạt kết quả cao ở môn Tiếng việt. Từ những lí do trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giúp cho học sinh lớp 1 rèn kĩ năng phát âm chuẩn các từ ngữ và dấu thanh khó khi học môn Tiếng việt” B. NỘI DUNG: 1. Thực trạng của vấn đề: 1.1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm chỉ đạo sấu sát của các cấp lãnh đạo và Ban giám hiệu, sự phối hợp đồng thuận của cha mẹ học sinh. - Giáo viên tận tụy với nghề, truyền đạt kiến thức kĩ năng cho học sinh một cách nhiệt tình và có tâm đức. - Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. Phục vụ khá tốt cho học sinh trong hoạt động học tập. 1.2. Khó khăn: - Phần lớn các em đọc rất chậm, phát hiện mối liên hệ của các âm trong từng vần trong tiếng còn rất dè dặt và thiếu tự tin. Một số em thiếu kĩ năng rèn luyện đọc đứng, chuẩn, phát âm còn sai sót chưa rõ ràng. Các em ghi nhớ nhưng
  5. 5 không bền vững các âm, vần, tiếng đã học, hoặc chưa hiểu đúng nghĩa của từ nên dẫn đến khó ghi nhớ được tiếng đúng đề đọc chính xác. Khi các em đọc những âm, vần như : r/d/gi; au,êu, uy,oa,oe, uym, uyp,…học sinh còn gặp khó khăn, đọc thường bị vấp hay phát âm nhầm. Ở học sinh lớp 1, các em thường phát âm sai các âm cơ bản như : t, th,kh, tr,gi; và phát âm lẫn lôn giữa ch/tr, s/x, r/d/g/v,… - Bên cạnh đó, các em ít có điều kiện giao tiếp qua ngôn ngữ vì phần lớn cha mẹ lo làm ăn không có thời gian rèn luyện kĩ năng giao tiếp qua lời nói với con em mình.Phần lớn là do bản chất các em nhút nhát, ngại giao tiếp, ít tìm tòi sách , truyện để đọc trau dồi vốn từ vựng Tiếng Việt.Trong giao tiếp, các em hay dùng những câu ngắn gọn, không đúng cấu trúc câu và ý nghĩa thường chưa trọn vẹn và trở thành thói quen. - Giáo viên chưa chú trọng đến chữ viết của mình, xem nhẹ môn tập viết, lên lớp còn qua loa, thiếu sự nhiết tình, ít quan tâm đến chữ viết của học sinh dẫn đến học sinh thường viết và trình bày bài vở một cách tùy tiện, cẩu thả. Một số giáo viên hướng dẫn không đúng trọng tâm làm mất nhiều thời gian, học sinh thực hành được rất ít. - Do vậy các em thường viết sai các nét “nối” từ con chữ này sang con chữ kia, khi đặt bút bắt đầu viết con chữ không đúng với vị trí của dòng kẻ, viết không đúng chiều rộng con chữ mà còn viết chữ dãn ra hoặc co lại, không tự ước lượng khỏang cách giữa chữ này với chữ kia, ghi dấu thanh, dấu phụ không đúng vị trí, ch . * Rèn học sinh những kĩ năng cần thiết khi học môn Tiếng Việt: Để học sinh nắm chắc nội dung và đạt yêu cầu của bài học, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: Làm quen với môi trường học tập, với thầy cô, bạn bè; biết sử dụng các đồ dung học tập; biết nhận nhiệm vụ một cách nhanh nhẹn; kĩ năng nghe, nói, biểu hiện thái độ và cảm xúc… * Giải pháp cần thực hiện thiết: 1.1 Giải pháp thứ nhất: Rèn cho học sinh phát âm theo mẫu.
  6. 6 Giáo viên cần luyện kĩ năng phát âm chuẩn cho học sinh ngay từ chữ cái đầu tiên. Muốn học sinh phát âm chuẩn trước hết giáo viên phải phát âm chuẩn, phải biết cách lắng nghe và quan sát cách phát âm của từng học sinh để nhanh chóng nhận ra lỗi phát âm của các em là do đâu. Từ đó giáo viên lập kế hoạch hướng dẫn cho các em phát âm theo mẫu. Giáo viên phải tạo điều kiện cho học sinh tự quan sát và lắng nghe lời đọc của bạn. Cho học sinh tự nêu lỗi phát âm của mình. Sau đó giáo viên hướng dẫn cách phát âm của chữ em phát âm chưa đúng và nghe cô đọc mẫu. Từ đó các em phát âm lại theo âm chuẩn thật chính xác. Ví dụ: Khi dạy bài M m N n (sách Tiếng Việt 1 tập 1) Sau khi giáo viên và học sinh cùng thực hiện đọc xong phần âm, ghép âm để đọc từ ở hoạt động 2: Đọc. Đến phần quan sát tranh để đọc từ ngữ, giáo viên lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: cá mè, lá me, nơ đỏ, ca nô. Sau khi đưa tranh minh hoạ và nêu yêu cầu nói nhân vật trong tranh cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn lá me. Thì lúc này giáo viên cần đọc mẫu nhiều lần, đọc chậm, phát âm rõ từ ngữ lá me (lờ-a-la-sắc-lá. Mờ-e-me), uốn lưỡi cong để học sinh bắt chước rồi đọc theo vì những từ ngữ này thường không chỉ học sinh đọc sai vì mới đọc mà một số em do ảnh hưởng của phương ngữ, tiếng mẹ đẻ nên phát âm nhầm lẫn l với n hoặc ngược lại. Hoặc khi dạy bài G g Gi gi (sách Tiếng Việt 1 tập 1) Sau khi giáo viên và học sinh cùng thực hiện đọc xong phần âm, ghép âm để đọc từ ở hoạt động 2: Đọc. Đến phần quan sát tranh để đọc từ ngữ, giáo viên lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: gà gô, đồ gỗ giá đỗ cụ già. Sau khi đưa tranh minh hoạ và nêu yêu cầu nói nhân vật trong tranh cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn lá đồ gỗ. Thì tương tự như ví dục đã nêu trên giáo viên cần đọc mẫu nhiều lần, đọc chậm, phát âm rõ từ ngữ và dấu ngã (g-ô-gô ngã-gỗ), uốn giọng đọc dấu để học sinh bắt chước rồi đọc theo vì những từ ngữ này thường không chỉ học sinh đọc sai vì mới đọc mà một số em do ảnh hưởng của phương ngữ, tiếng mẹ đẻ nên phát âm nhầm lẫn dấu hỏi với dấu ngã hoặc ngược lại. 1.2. Giải pháp thứ hai: Phân tích giữa âm và chữ ghi âm
  7. 7 Giáo viên hướng dẫn cách phát âm của từng chữ ví dụ: âm "v" với phụ âm v giáo viên cần mô tả vị trí của lưỡi; răng trên ngậm hờ môi dưới, hơi ra bị sát nhẹ rồi giáo viên phát âm mẫu, học sinh luyện đọc theo. Tương tự khi dạy bài bài T t Tr tr (sách Tiếng Việt 1 tập 1) với âm tr đầu lưỡi chạm vào vòm cứng bật ra không có tiếng thanh. Khi giáo viên phát âm mẫu từ cá trê hay tre ngà đều phải thực hiện như trên để chuẩn âm giúp học sinh lắng nghe và làm theo chuẩn. Tương tự khi dạy bài bài V v X x (sách Tiếng Việt 1 tập 1). Giáo viên phát âm x khe hẹp phía đầu lưỡi và răng-lợi hơi thoát nhẹ không có tiếng thanh Ví dụ: vở vẽ, vỉa hè, xe lu;.... Trong khi hướng dẫn học sinh đọc giáo viên kết hợp với tranh ảnh, vật thật và sau mỗi bài học các âm tôi đã cho các em luyện đọc ngay ở tiết luyện đọc, luyện nói vào buổi chiều và cả trong các môn học khác để khắc sâu kiến thức hơn. 1.3. Giải pháp thứ ba: Giáo viên chữa lỗi phát âm chưa đúng thanh điệu cho học sinh: Trong lớp tôi nghiên cứu có nhiều học sinh nói tiếng của miền Trung. Các em thường phát âm chưa đúng ở các tiếng chứa dấu thanh. Vì vậy tôi phân tích các tiếng rồi cho học sinh phân biệt các dấu thanh gắn trên các tiếng đó, sau đó đọc mẫu và hướng dẫn các em cách phát âm đúng, từ đó các em đọc theo và giáo viên uốn nắn sửa chữa kịp thời. - Ví dụ: Thanh ngã các em hay lẫn với thanh hỏi như: khi học bài G g Gi gi khi đọc trơn từ đồ gỗ các em thường đọc sai là đồ gổ, giá đỗ đọc là giá đổ,… Giáo viên đưa ra một số tiếng từ chữa dấu thanh học sinh thường đọc không đúng và nêu tác hại khi phát âm không đúng người nghe sẽ hiểu nghĩa khác đi rồi yêu cầu học sinh luyện đọc đúng theo nhiều hình thức cá nhân, nhóm, đôi bạn cùng đọc cho nhau nghe. 1.4. Giải pháp thứ tư: Chữa lỗi phát âm bằng cách luyện tập, thực hành trong các môn học:
  8. 8 Giáo viên luôn động viên nhắc nhở các em phải luôn mạnh dạn rèn phát âm chuẩn trong tất cả các môn học, chú ý, quan sát, lắng nghe cô giáo hướng dẫn, tự tin, chăm chỉ trong học tập, biết phối hợp cùng bạn bè, mạnh dạn hỏi thầy, cô giáo và bạn bè khi mình chưa hiểu, luôn có ý thức luyện phát âm đúng. Không những trong phân môn tập đọc mà các em cần phải phát âm chuẩn trong các môn học khác như: Toán khi đọc số, đọc yêu cầu bài tập, bài toán có lời văn. Nếu đọc không đúng người nghe sẽ không hiểu được bài toán. Trong phân môn Âm nhạc giáo viên cũng cần hưỡng dẫn. Âm vực của thanh huyền thấp hơn thanh sắc nên tập hát thanh sắc thành thanh huyền, không thanh rất thuận lợi. Chẳng hạn học sinh hát câu "Cái cây xanh xanh, thì lá cũng xanh. Bé bé bằng bông, hai má hồng hồng" hoặc luyện phát âm thanh điệu cho học sinh hát câu" Mặt trời soi rực rỡ..." Hằng ngày dành thời gian hợp lí để đọc báo măng non, đọc truyện trong sáng lành mạnh. Khi giáo viên nắm chắc các biện pháp chữa lỗi phát âm và đã phát âm đúng, chuẩn, rõ ràng, diễn cảm rồi thì người đọc dễ dàng phát âm chuẩn. 1.5. Giải pháp thứ năm: Sử dụng tranh ảnh và dụng cụ học tập một cách thường xuyên trong tiết dạy: Tranh ảnh và đồ dùng dạy học rất quan trọng không thể thiếu được trong việc dạy học nhất là ở môn Tiếng Việt. Tuy bộ sách mới Kết nối tri thức cũng đã sử dụng rất nhiều kênh hình để minh họa âm, vần, tiếng, từ ngữ để các em đọc nhưng chủ yếu là tranh vẽ nên chưa thu hút được tâm lý các em lớp 1. Do đó tôi nhận thấy việc sử dụng thêm những tranh ảnh chụp thực tế vật thật để các em quan sát từ đó giao viên nêu yêu cầu các em phát âm chuẩn các từ đó thì tính hiệu quả rất cao. Ví dụ: Khi dạy bài Khi dạy bài M m N n (sách Tiếng Việt 1 tập 1). Ở phần đọc các từ ngữ, tôi dùng chiếc nơ màu đỏ cho các em quan sát, cho một em đeo thử rồi nêu câu hỏi cả lớp đánh giá bạn đeo có đẹp không. Sau đó gọi một số em đánh vần và đọc trơn tiêng nơ đỏ,…
  9. 9 Hoặc Khi dạy bài Khi dạy bài Tt Tr tr (sách Tiếng Việt 1 tập1). Ở phần đọc các từ ngữ, tôi dùng bức tranh chụp hình con cá trê thật và cho các em quan sát. Sau đó gọi một số em đánh vần và đọc trơn tiếng cá trê,…(nếu những em nào phát âm trê thành chê thì tôi sửa ngay và giải thích cho các em hiểu ý nghĩa của từ các cách phát âm chuẩn. 1.6. Giải pháp thứ sáu: Luyện phát âm chuẩn bằng các trò chơi trên bảng. - Chuẩn bị một bức tranh chưa tô màu khổ to, trong đó có đánh dấu các màu cần tô cho mỗi phần của bức tranh bằng một chữ cái tương ứng. VD: Tranh cho bài ôn tập: ơ ơ o o o ô ô c c o o c o o o - Chuẩn bị một bức tranh đã tô màu khổ to.
  10. 10 - Phô tô cho mỗi HS một bức tranh chưa tô màu khổ bé. - HS chuẩn bị bút màu. + cách tiến hành: - GV phát cho HS một tờ giấy phô tô bức tranh chưa tô màu khổ bé. - GV phổ biến luật chơi: Bức tranh trên vẫn chưa được tô màu. Các con hãy tô màu cho bức tranh trên bằng cách dùng bút màu để tô màu bức tranh theo hướng dẫn: + Tô màu vàng vào những phần có chữ o. + Tô màu đỏ vào những phần có chữ c. + Tô màu đen vào những phần có chữ ơ. + Tô màu hồng vào những phần có chữ ô. - Mỗi HS tô trong khoảng 7 phút. Sau 7 phút các em sẽ đổi bài để chấm lẫn nhau. GV sẽ treo bức tranh đã tô màu khổ to lên bảng. HS nhìn và đối chiếu với tranh của bạn, chấm điểm theo quy định của GV, cứ tô đúng một phần sẽ được một điểm. Tô đẹp được 1 điểm. - GV kiểm tra lại kết quả chấm bài của HS. Tuyên dương những HS được điểm cao Trò chơi trên bảng là một cách học thú vị để làm quen với một sinh hoạt xã hội. Một mặt các em có thể trò chuyện, và cười đùa. Mặt khác các em có dịp được học thêm những kĩ năng và cả nội dung chủ đề của trò chơi. Những trò chơi như thế này rất dễ thực hiện bằng cách sử dụng các kẹp tài liệu, các bút viết hay chỉ cần một tấm bìa cứng. Chủ đề có thể nhiều lĩnh vực kĩ xảo ngôn ngữ, thông tin cần học có thể đặt vào các hình vuông, ... Học sinh bốc thăm và đọc rồi trả lời câu hỏi. Giải pháp này giúp học sinh khắc sâu trong trí nhớ hơn và hứng thú học hơn. 3. Tính hiệu quả: Từ khi áp dụng các giải pháp tôi nhận thấy nó đã mang lại lợi ích là giúp cho học sinh nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt, góp phần rèn luyện kĩ năng đọc, viết không những cho học sinh lớp 1 mà còn cả những khối lớp khác sau này.
  11. 11 Qua thực hiện theo những biện pháp trong sáng kiến, kết quả môn Tiếng Việt của học sinh lớp 1A do tôi chủ nhiệm đã đạt được kết quả như sau: - Hầu hết các em đều đọc có tiến bộ rõ rệt, viết chữ đúng mẫu và đúng chính tả hơn, các em tự tin hơn trong hoạt động giao tiếp qua ngôn ngữ lời nói và tự tin hơn trong việc thể hiện quan điểm của mình qua văn bản. - Chất lượng môn Tiếng Việt đến thời điểm cuối học kỳ 1, so sánh với chất lượng đầu năm học 2022-2023, cụ thể : Tổng số học sinh: 20/10 nữ Sau 4 tuần thực dạy và áp dụng những biện pháp nêu trên trong mỗi tiết dạy Tiếng Việt, tôi đã thấy các em phát âm chuẩn tiếng việt có nhiều tiến bộ rõ rệt. Số học sinh có tiến bộ khi đã thử nghiệm và xây dựng các bước theo trình tự của và quy trình tiết dạy trong thời gian học sinh bước đầu học các âm và dấu thanh ở mỗi bài âm có liên quan. Từ đó cách tiếp cận dễ dàng đối vói cá nhân mỗi em có sự khác biệt ở từng bài học. Ban đầu có tới 8 em phát âm sai, 6 em đọc sau dấu. Nhưng đến nay còn 3 em sau phát âm và 3 em sai về dấu câu. Như vậy là một tín hiệu mừng, chứng trỏ những biện pháp tôi áp dụng là có hiệu quả cao. TSHS Số học sinh phát Số học sinh phát Số học sinh phát âm chuẩn âm sai về âm (l-n; âm sai về dấu tr-ch...) thanh (\ - /; ~ - ?) 20 12 4 2 Dựa vào kết quả thống kê sau 4 tuần học, tôi thấy vui hơn khi đã làm được những việc vừa trình bày. Tôi sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp đó về sau và thêm vào các tiết ôn tập và kể chuyện, luyện tập buổi chiều,... mong sao cuối năm học sẽ có 100% học sinh đọc tốt, viết đẹp. * Tính khả thi: - Những biện pháp trên là hoàn toàn phù hợp với chức năng nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp, đồng thời cũng phù hợp với điều kiện của đơn vị.
  12. 12 - Nếu vận dụng phương pháp trên không những kích thích động cơ học tập của các em học sinh mà còn giảm sự chênh lệch về trình độ giữa các em học sinh, tạo tinh thần đoàn kết với các thành viên trong lớp, nâng cao chất lượng dạy và học, tao niềm tin ở học sinh và các phụ huynh - Hiệu quả kinh tế: Không mất nhiều thời gian dạy và học của giáo viên và học sinh. * Lợi ích xã hội: Từ khi áp dụng các giải pháp ở lớp 1A do tôi chủ nhiệm, tôi nhận thấy nó đã mang lại lợi ích là giải quyết được các vấn đề học sinh học một cách thụ động, phát triển tốt về phẩm chất-năng lực giúp học sinh tham gia hoạt động học tích cực hơn chủ động hơn, tự tin khám phá và lĩnh hội kiến thức mới.Góp phần nâng cao chất lượng môn tiếng Việt của học sinh và các hoạt động khác của các em kể cả các lớp sau này. 4. Phạm vi ảnh hưởng: - Có khả năng áp dụng ở các lớp 1 khác trong tổ khối 1 và tất cả các lớp trong trường tiểu học Trung an 2.. - Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trên là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ Trung An, ngày 20 tháng 04 năm 2023 Người nộp đơn ………………………………………………… ………………………………………………… ………………………………………………… Nguyễn Thanh Phong …………………………………………………
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
21=>0