intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phần từ loại

Chia sẻ: Tomjerry004 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:20

78
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm để học sinh nắm vững kiến thức về từ, tạo nền tảng cho việc phát triển và sử dụng ngôn ngữ ngày một phong phú thì việc dạy nội dung từ loại là một vấn đề không thể xem nhẹ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phần từ loại

  1. 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Ở bậc tiểu học, môn Tiếng Việt có một vai trò hết sức quan trọng trong   thực tiễn đời sống, học tập. Con người chủ  yếu giao tiếp bằng ngôn ngữ.  Việc dạy cho học sinh nghe, nói, đọc, viết  ở  tiểu học là việc dạy giao tiếp   bằng ngôn ngữ. Vì vậy,  ở  tiểu học môn Tiếng Việt được dạy và học thông  qua rất nhiều phân môn khác nhau : Học vần, Tập đọc, Tập viết, Chính tả,  Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn. Mỗi phân môn đều có mục đích và  nhiệm vụ riêng của nó, song có một điểm chung là hình thành và phát triển bốn   kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thông qua hoạt động giao tiếp cho học sinh. Bên cạnh những kiến thức được truyền tải, những kĩ năng được hình  thành qua môn học, theo tôi điều vô cùng quan trọng đó là giúp học sinh hiểu   ngôn ngữ trong giao tiếp một cách đúng, linh hoạt. Để đạt được điều này, học  sinh phải học tập nhiều phân môn trong đó có phân môn Luyện từ và câu. Việc   dạy Luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hóa làm phong phú vốn từ của   học sinh, cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về từ và câu; rèn cho  học sinh kĩ năng dùng từ  đặt câu và sử  dụng các kiểu câu để  thực hiện việc   diễn đạt tư tưởng, tình cảm của mình, đồng thời có khả năng hiểu và sử dụng   các kiểu câu của người khác nói ra trong hoàn cảnh giao tiếp nhất định. Luyện  từ  và câu có vai trò hướng dẫn học sinh trong việc nghe, nói, đọc, viết, phát  triển ngôn ngữ và trí tuệ.  Trong thực tế dạy và học tại trường tiểu học không ít giáo viên và học   sinh cho rằng dạy và học Luyện từ  và câu là rất khó. Dạy cho học sinh nắm   vững về  từ  loại lại càng khó hơn nhiều. Đặc biệt, từ  năm học 2011 – 2012   thực hiện theo công văn số  5842/ BGDĐT ­ VP ngày 1 tháng 9 năm 2011 của   Bộ  Giáo dục và Đào tạo về  việc ­ Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học  Giáo dục phổ  thông nên nội dung dạy học đã được điều chỉnh. Nội dung và  phương pháp dạy ­ học bao giờ  cũng gắn bó với nhau. Mỗi nội dung đòi hỏi   một phương pháp thích hợp. Các kĩ năng giao tiếp không thể hình thành và phát  triển bằng con đường truyền giảng thụ động. Muốn học sinh phát triển tốt các   kĩ năng này, học sinh phải được hoạt động trong môi trường giao tiếp dưới sự  hướng dẫn của giáo viên. Những tư  tưởng, tình cảm và nhân cách tốt đẹp chỉ  có thể  được hình thành chắc chắn thông qua sự  rèn luyện trong thực tế. Vì  vậy, dạy phân môn Luyện từ và câu như  thế nào cho tốt quả  là khó khăn cho  không ít giáo viên. Vì sao vậy? Nguyên nhân thì có rất nhiều song chúng ta  phải công nhận khả năng của từ Tiếng Việt là vô cùng phong  phú. Là giáo viên tiểu học, bản thân tôi có nhiều trăn trở, làm thế nào để học  sinh tiếp thu, nắm chắc về từ loại. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, suy nghĩ  và tìm tòi, bản thân tôi đã rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân. Vì thế,   tôi viết sáng kiến kinh nghiệm :  "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học   tốt phần từ loại"
  2. 1.2. Điểm mới của sáng kiến:       Các biện pháp trong sáng kiến đáp ứng hiệu quả đổi mới phương pháp dạy   học hiện nay. Đặc biệt là dạy học phát huy tính tích cực của học sinh và dạy   học phù hợp với các đối tượng học sinh.  2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng  a) Về phía giáo viên:           ­ Để  học sinh nắm vững kiến thức về  từ, tạo nền tảng cho việc phát  triển và sử  dụng ngôn ngữ  ngày một phong phú thì việc dạy nội dung từ  loại   là một vấn đề  không thể xem nhẹ. Trên thực tế, nhiều giáo viên cứ  theo sách  hướng dẫn hoàn thành đầy đủ các bài tập và coi như thế là xong mà chưa chú   ý đến việc các em đã vận dụng bài học đó như  thế  nào. Đó cũng là lí do mà   khiến nhiều học sinh khi lên lớp 5 vẫn thấy kiến thức về từ loại còn mới mẻ.        ­ Thực tế cho thấy, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng và đã có   những nhầm lẫn khi giảng dạy nội dung này. Sở  dĩ như  vậy là do khi xét từ  loại cho những từ cụ thể, giáo viên thường dựa vào nghĩa chứ không nắm hết   các dấu hiệu hình thức từ  loại mà nghĩa của từ  loại không phải lúc nào cũng   dễ xác định. Một từ cụ thể chỉ sự vật hay hoạt động, trạng thái hay đặc điểm,  tính chất không phải lúc nào cũng có thể  tìm ra ngay được. Sự  khác nhau về  nghĩa hay có dấu hiệu hình thức đi kèm như  thế  nào đôi khi giáo viên cũng  không nắm được. ­ Nội dung dạy học Luyện từ và câu có không ít giáo viên còn máy móc  vận dụng các phương pháp dạy truyền thống và chưa chú ý tới việc điều chỉnh  nội dung dạy học phù hợp với đối tượng học sinh theo vùng, miền, lớp học.  Điều này có ảnh hưởng tới chất lượng học sinh.  b) Về phía học sinh:   Qua nhiều năm giảng dạy ở lớp 4, tôi nhận thấy học sinh rất hay nhầm   lẫn giữa động từ hoặc tính từ. Nhiều khi, học sinh không xác định được danh   từ, động từ, tính từ vì chưa hiểu rõ bản chất của các từ loại ấy. Có em nhầm   lẫn giữa từ  loại này với từ  loại khác...Việc xác định sai từ  loại sẽ  dẫn đến   học sinh dùng từ đặt câu sai trong khi nói hoặc viết. Tôi đã tiến hành khảo sát  chất lượng học sinh vào thời điểm tháng 12 năm 2019 (cùng một bài tập xác   định từ loại cho học sinh của lớp tôi chủ nhiệm năm học trước, kết quả khảo   sát của học sinh như sau): Đề bài Tìm danh từ , động từ, tính từ trong các câu văn sau:  Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe.  Những em bé Hmông mắt một mí, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ  đeo móng  hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước sân. Kết quả
  3. Hoàn thành  Hoàn thành Chưa HT Sĩ  tốt Lớ Năm   học số  p TL TL TL HS SL SL SL (%) (%) (%) 2019­ 2020 4B 27 4 14,8 18 66.7 5 18.5 Từ chất lượng khảo sát của học sinh ở trên  tôi nhận thấy : chất lượng   của học sinh chưa cao. Tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và  ứng dụng một số  biện  pháp giúp học sinh lớp 4B học tốt phần từ loại .  2.2. Các biện pháp thực hiện: Biện   pháp   1:    Dạy   cho   học   sinh   nắm   vững   các   khái   niệm   theo  hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Từ loại được phân chia thành rất nhiều loại đó là: danh từ, động từ, tính   từ, đại từ  chỉ  ngôi, số  từ, phụ  từ, quan hệ  từ  (hư  từ), tình thái từ, ...Song  ở  Tiểu học phần từ loại chỉ học về các thực từ  : Danh từ, động từ, tính từ, đại  từ. Ở lớp 4, có thể khái quát phần từ loại bằng sơ đồ sau:     Từ loại Danh từ Động từ Tính từ Trong các nhóm danh từ, động từ, tính từ lại tiếp tục được chia nhỏ ra các tiểu  loại như sau:  * Danh từ: Danh từ Danh từ riêng Danh từ chung DTchỉ  tên  DT chỉ DT chỉ  DT chỉ  DT chỉ hiện  người địa danh người vật tượng
  4. Học sinh thường xác định đúng các danh từ riêng vì nó có dấu hiệu chính   tả  rõ ràng (Danh từ  chỉ  tên người, tên địa lí Việt Nam, tên người, tên địa lí  nước ngoài được phiên âm Hán Việt thì viết hoa chữ  cái đầu mỗi tiếng. Tên  người, tên địa lí nước ngoài được phiên âm quốc tế  thì viết hoa chữ  cái đầu  của mỗi bộ phận và giữa các tiếng trong một bộ phận có dấu gạch ngang). Vì  vậy, tôi tập trung hướng dẫn học sinh cách xác định danh từ chung.      * Động từ : Động từ      Động từ chỉ hoạt động Động từ chỉ trạng thái    * Tính từ: Tính từ Tính từ chỉ đặc điểm Tính từ chỉ tính chất của sự vật, hoạt động, trạng  thái, ...         Như vậy, để dạy cho học sinh lớp 4 nắm được những kiến thức về các   khái niệm từ loại, chúng ta cần đặt khái niệm trong hệ thống chương trình để  xác  định rõ  vị  trí  của nó. Muốn dạy  đạt theo chuẩn kiến thức kĩ  năng và  chương trình giảm tải giáo viên cần :  + Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy. + Định hướng rõ phương pháp dạy học tiết học đó. + Cho học sinh được thực hành và làm việc ­ Tự các em sẽ là người rút  ra các khái niệm (Dạy theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học   sinh)
  5. + Hướng dẫn học sinh làm bài theo hệ thống để học sinh luyện tập thực  hành các kiến thức đã học nhưng cần chú ý tới tất cả các đối tượng học sinh. Ví dụ cụ thể ở các bài dạy như sau:  Ví dụ  1: Khi dạy bài  Danh từ  (Tiếng Việt 4 ­ Tập 1 ­ Trang 52, 53)   trong sách giáo khoa đã viết danh từ là : Danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật,  hiện tượng, khái niệm hoặc  đơn vị). Tuy nhiên, thực hiện chương trình  giảm tải học sinh chỉ cần chỉ ra danh từ là từ chỉ  sự  vật: chỉ người, vật, hiện   tượng. Phần Luyện tập ( phần III) học sinh không phải làm. Trong khi phần  Nhận xét viết như sau:  * Tìm các từ chỉ sự vật trong đoạn thơ sau:  Mang theo truyện cổ tôi đi Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa Con sông chảy có rặng dừa nghiêng theo Đời cha ông với đời tôi Như còn sông với chân trời đã xa Chỉ còn truyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình. (Lâm Thị Mỹ Dạ) *  Xếp các từ em vừa tìm được vào các nhóm thích hợp:  ­ Từ chỉ người: ông cha, ... ­ Từ chỉ vật: sông, ... ­ Từ chỉ hiện tượng: mưa, ... ­ Từ chỉ khái niệm: cuộc sống, ... ­ Từ chỉ đơn vị: cơn,... Như vậy, giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 và chia các từ  tìm được ở bài tập 1 vào ba nhóm (Từ chỉ người, từ chỉ vật, từ chỉ hiện tượng) Khi áp dụng chương trình giảm tải, nhiều giáo viên đã rất lúng túng khi   học sinh chọn ra các từ  chỉ  vật  ở  bài tập 1 bao gồm cả  các từ  : cuộc sống,   tiếng, xưa. Vì vậy học sinh đã xếp các từ   ấy vào nhóm từ  "danh từ  chỉ  vật".   Thực tế  thì các từ  đó là danh từ  chỉ  khái niệm. Để  khắc phục được điều này  tôi đã thực hiện các hoạt động chính ở phần bài mới như sau:  ­ Giáo viên: Em hãy nêu các từ  chỉ  các sự  vật xung quanh lớp học của   chúng ta?   + Học sinh lấy ví dụ : bàn, ghế, bảng, bút, cô giáo, học sinh, cửa sổ, ... ­ Giáo viên cầm trên tay viên phấn và hỏi: Tên vật này là gì ? (HS : viên  phấn, cục phấn). ­ Giáo viên : Các từ các em vừa nêu trên đó chính là các từ chỉ tên gọi của   các sự vật. Em hãy lấy ví dụ một số từ chỉ tên gọi của các sự  vật khác mà em  biết? + Học sinh:  nhãn, xà cừ, chó, mèo, lợn, ngôi nhà, gió, mưa, sóng, ...
  6.  ­ Giáo viên ghi bảng tất cả các từ các em tìm được.  ­ Giáo viên: Các từ các em tìm được rất nhiều, chúng ta sẽ  chia các từ  ấy vào các nhóm sau :  + Từ chỉ người:  + Từ chỉ vật:  + Từ chỉ hiện tượng:  ­  Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm 4 để  tự  các em xếp vào các  nhóm. Học sinh có thể xếp đúng và có thể xếp chưa đúng nhưng giáo viên chỉ  đi kiểm tra và hướng dẫn thêm chứ không cho đáp án ngay. Sau khi học sinh nắm chắc các từ chỉ sự vật về người, vật, hiện tượng   tôi cho học sinh làm bài tập 1, 2 phần nhận xét (theo chương trình giảm tải).  Kết quả  cho thấy học sinh nắm rất chắc các từ  chỉ  tên gọi của các sự  vật gồm ( từ chỉ người, từ chỉ vật, từ chỉ hiện tượng). Từ đó, giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra ghi nhớ một cách dễ dàng và  các em nhớ rất bền. Ví dụ 2: Khi dạy bài Động từ ( Tiếng Việt 4 ­ Tập 1 ­ Trang 93, 94), tôi  đã tiến hành các bước phần bài mới như sau:  ­ Gọi 2 học sinh đọc bài tập 1 phần nhận xét. ­ Cho học sinh thảo luận nhóm 4 bài tập 2. Ghi kết quả  thảo luận vào  phiếu:  Nội dung phiếu Em hãy đọc lại đoạn văn ở bài tập 1 và trả lời câu hỏi sau:  Tìm các từ :  + Chỉ hoạt động của anh chiến sĩ:  + Chỉ hoạt động của thiếu nhi:  ­ Chỉ trạng thái của các sự vật:  + Dòng thác:  + Lá cờ:  Học sinh thảo luận và đưa ra kết quả như sau:  Kết quả thảo luận Tìm các từ :  + Chỉ hoạt động của anh chiến sĩ: nhìn, nghĩ. + Chỉ hoạt động của thiếu nhi: thấy ­ Chỉ trạng thái của các sự vật:  + Dòng thác: đổ, chạy + Lá cờ: bay ­ Giáo viên nêu: Các từ nêu trên chỉ hoạt động, chỉ trạng thái của người,  của vật. Đó là các động từ.Vậy động từ là gì? (Học sinh nêu nội dung ghi nhớ  trang 94)  ­ Đối với học sinh năng khiếu tôi đặt câu hỏi: Các từ   đổ, chạy, bay các  em vừa nêu trên có phải là từ chỉ hoạt động không ? Vì sao ?
  7. + Học sinh trả lời  "không phải" vì đó không phải là hoạt động của con  người, hay con vật)  ­ Giáo viên kết luận: Từ chỉ hoạt động chỉ nêu các hoạt động của người  hoặc con vật. Nếu là đồ  vật thì phải được nhân hóa. Các từ  trên chỉ  là trạng   thái của các sự vật (Bản thân chúng không tạo nên hoạt động mà phải nhờ vào  các yếu tố bên ngoài tác động như cờ bay là nhờ tác động của gió, ...) Ví dụ  3: Khi dạy bài Tính từ (Tiếng Việt 4 ­ Tập 1 ­ Trang 110, 111,   112). Ở bài này nội dung ghi nhớ là : Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm  hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái... Dựa vào ghi nhớ  trên giáo viên sẽ  cụ  thể  hóa phương pháp dạy thích  hợp nếu không học sinh sẽ  không hiểu được ý nghĩa của cụm từ   tính chất   của sự vật, hoạt động, trạng thái, ... Để giúp HS hiểu và rút ra được nội dung ghi nhớ tôi đã tiến hành phần   bài mới như sau:  ­ Cho học sinh đọc bài tập 1 (Đọc truyện:  Cậu học sinh ở Ác ­ boa) ­ Học sinh thảo luận nhóm 4 bài tập 2 ghi kết quả thảo luận vào phiếu  học tập. Nội dung phiếu Em hãy đọc truyện Cậu học sinh ở Ác ­ boa và trả lời câu hỏi sau:  Tìm các từ trong truyện trên miêu tả :  + Tính tình, tư chất của cậu bé Lu ­ i:   + Màu sắc của sự vật:  ­ Những chiếc cầu:  ­ Mái tóc của thầy Rơ ­ nê  + Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật:  ­ Thị trấn: ­ Vườn nho: ­ Những ngôi nhà: ­ Dòng sông: ­ Da của thầy Rơ ­ nê: Học sinh thảo luận và đưa ra kết quả như sau:  Kết quả thảo luận + Tính tình, từ chất của cậu bé Lu ­ i:  chăm chỉ, học giỏi + Màu sắc của sự vật:  ­ Những chiếc cầu:  trắng phau ­ Mái tóc của thầy Rơ ­ nê : xám + Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật:  ­ Thị trấn : nhỏ ­ Vườn nho: con con ­ Những ngôi nhà: nhỏ bé, cổ kính
  8. ­ Dòng sông: hiền hòa ­ Da của thầy Rơ ­ nê : nhăn nheo Sau khi học sinh báo cáo kết quả, giáo viên nêu: Các từ chỉ đặc điểm của  người, vật,...được gọi là tính từ. Vậy tính từ là gì ? (Học sinh nêu : Tính từ  là  những từ miêu tả đặc điểm của sự vật)  Bài tập 3: Trong cụm từ "đi lại vẫn nhanh nhẹn" từ nhanh nhẹn bổ sung  ý nghĩa cho từ nào ?  (Học sinh lên bảng khoanh tròn vào từ : đi lại)  Giáo viên hỏi: từ đi lại thuộc từ loại gì các em đã học ? (Động từ). Đó là  từ chỉ hoạt động hay trạng thái ? (Hoạt động). Giáo viên cho học sinh rút ra ghi nhớ  tiếp theo : Tính từ  là từ  chỉ  tính  chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,... ­  Giáo viên lưu ý học sinh: Khi tìm tính từ, ta có thể  tìm các danh từ,   động từ sau đó các em đặt câu hỏi : thế nào sau các danh từ, động từ đó. Từ trả  lời cho câu hỏi thế nào đứng sau danh từ hoặc động từ đó là tính từ.  Ví dụ :  Vườn nho con con. (Các em đặt câu hỏi : Vườn nho thế nào ? Học sinh                     DT             TT trả lời : con con. Vậy con con là tính từ)          Thị trấn nhỏ (Các em đặt câu hỏi : Thị  trấn thế nào ? Học sinh trả lời               DT         TT nhỏ. Vậy nhỏ là tính từ). Từ các ví dụ nêu trên, khi dạy cho học sinh tôi nhận thấy các em dễ tiếp  thu bài, vận dụng được kiến thức vào làm bài tập có kết quả  cao hơn so với   trước đây. Biện pháp 2 : Hướng dẫn học sinh phân cách đường danh giới từ  trước khi xác định từ loại.                                  Đối với học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 4 việc phân cách danh   giới từ  là khó. Xong các em đã học về  từ  và biết phân biệt được từ  đơn, từ  ghép, từ láy  ở  các bài trước nên giáo viên cần vận dụng những kiến thức các  em đã học để áp dụng vào xác định từ loại như sau :  + Cho học sinh đọc đoạn văn (câu văn) nhiều lần. + Cho học sinh dùng gạch xiên (/) phân cách danh giới các từ. + Xác định các từ loại theo yêu cầu của đề bài. Trong chương trình giảm tải học sinh không học danh từ  chỉ khái niệm  và danh từ  chỉ  đơn vị  nên khi cho học sinh phân cách danh giới các từ  như:  quyển   vở,   con   sông,   chiếc   bút,   ...(thông   thường   là   2   từ   "   quyển",   "   con",  "chiếc",...là danh từ chỉ đơn vị, các từ  "vở", "sông", " bút", ... học sinh dễ  xác  định). Vì vậy, khi học sinh phân cách danh giới các từ ấy và đưa về một từ và  xác định là danh từ giáo viên chấp nhận ý kiến đúng. Ví dụ ở bài tập 1 trang 111 SGK ­ Tiếng việt 4 ­ Tập 1 (Bài : Tính từ) 
  9.  Tìm tính từ trong các đoạn văn sau:             a) Chủ  tịch Hồ  Chí Minh, vị  Chủ  tịch của Chính phủ  Lâm thời nước  Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ra mắt đồng bào. Đó là một cụ già gầy gò, trán   cao, mắt sáng, râu thưa. Cụ đội chiếc mũ ka ki đã cũ, mặc áo ka ki cao cổ, đi dép cao su trắng. Ông cụ có dáng đi nhanh nhẹn. Lời nói của cụ điềm đạm, đầm ấm, khúc triết, rõ ràng.           ­ Trước hết để  tìm được tính từ  các em cần dùng vạch ranh giới phân  cách để tìm ra tính từ dễ hơn. Các em có thể vạch như sau:     a) Chủ  tịch/ Hồ  Chí Minh/, vị  /Chủ  tịch/ của /Chính phủ/ Lâm thời/  nước /Việt Nam /Dân chủ /Cộng hòa/, ra mắt/ đồng bào//. Đó/ là /một /cụ già/   gầy gò/, trán/ cao/, mắt /sáng/, râu/ thưa//. Cụ/ đội /chiếc mũ /ka ki /đã/ cũ/,  mặc/ áo /ka ki /cao cổ/, đi /dép/ cao su/ trắng//. Ông cụ  /có /dáng /đi /nhanh   nhẹn//. Lời nói/ của/ cụ/ điềm đạm/, đầm ấm/, khúc triết/, rõ ràng//. ­ Chú ý : Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách xác định ranh giới từ  bằng cách sau:  + Từ  bao giờ  cũng có nghĩa. Vì vậy, khi tách từ  các em cần chú ý về  nghĩa của từ. Từ có 1 tiếng, 2 tiếng, 3 tiếng hoặc 4 tiếng. Từ ghép thường đọc  liền mạch các tiếng với  nhau. Ví  dụ: đọc  học sinh  chứ  không đọc:  học /   sinh, ... + Từ 1 tiếng : câu, chú, ăn, đánh, bàn, chơi, học, ngủ, ... +   Từ   có   2   tiếng   :   Chơi   đùa,   vui   nhộn,   hóm   hỉnh,   quyển   sách,   chân   tường, ...Khi tách ranh giới từ, các em còn phân vân chưa biết đó là 1 từ  ghép   hay 2 từ đơn thì các em có thể dùng cách chêm xen từ vào giữa 2 tiếng của từ.  Ví dụ  : Từ  bàn ghế trong câu : Lớp em có rất nhiều bàn ghế đẹp. (Ta dùng  cách chêm xen từ  : bàn và ghế  ­ đều có nghĩa là lớp có bàn và có ghế . Vậy  bàn ghế là 2 từ đơn. Trong câu : Các em kê bàn ghế cho ngay ngắn nhé! (bàn   ghế ở đây là 1 từ ghép chỉ chung các đồ dùng trong lớp), ... + Từ 3 tiếng : Nguyễn Văn Nam, sạch sành sanh, hợp tác xã, ... + Từ 4 tiếng :  lủng cà lủng củng, nhí nha nhí nhảnh, ... Các trường hợp   này ít gặp ở lớp 4.  ­ Tóm lại : bước vạch ranh giới từ chỉ là bước đệm giúp các em phân tách từ  để nêu đúng các tính từ tránh nhầm lẫn các em nêu một cụm từ có chứa tính từ  như  : trán cao, mắt sáng, râu thưa, ... Biện pháp 3:  Xác định từ loại thông qua khả năng kết hợp.  Thông thường danh từ thường làm chủ ngữ trong câu còn động từ và tính  từ  thường làm vị  ngữ trong câu. Nhưng trong thực tế, nhiều khi danh từ cũng   làm vị ngữ trong câu còn động từ và tính từ làm chủ ngữ  trong câu. Cùng một   từ  nhưng trong trường hợp này là danh từ  còn trường hợp kia lại là động từ  hoặc tính từ... Trong tiếng Việt ta thường gặp những trường hợp như:  Từ đỏ ­ Là tính từ trong : Rất đỏ
  10. ­ Là động từ trong : Đỏ lửa lên ­ Là danh từ trong : chú Đỏ (A! Chú Đỏ đến rồi!) Từ vui:  ­ Là tính từ trong: Rất vui ­ Là động từ trong : Hãy vui lên. ­ Là danh từ trong: Chị Vui Chính vì vậy mà học sinh rất khó xác định từ loại, các em dễ bị lẫn lộn  giữa danh từ, động từ và tính từ trong những trường hợp đặc biệt. Để giúp học sinh xác định tốt từ loại giáo viên hướng dẫn học sinh biết   vận dụng khả năng kết hợp của từ loại như sau :  a) Khả năng kết hợp của danh từ. ­ Nếu là danh từ thì đứng trước sẽ là : con, cái, chiếc, những, một, hai,   ba, vài, mỗi, mọi, từng, cả thảy, ...Đây còn gọi là từ chỉ số lượng, chỉ đơn vị. Ví dụ:    Con thuyền           Ba cây xà cừ                                    DT                         DT             Cái bàn Tất cả giáo viên                                    DT                                                                         DT Chiếc cặp Mọi học sinh                           DT                                                                  DT Những bức tranh Từng người           DT                                                               DT Năm ngôi nhà Một bức tranh                              DT                                                                    DT Nhiều ngôi nhà Vài chiếc thuyền                              DT                                                                 DT  ­ Đứng sau danh từ là : Này, kia, ấy, nọ, đó, ... Đây là những từ dùng để  chỉ trỏ. Ví dụ :        Cô gái này Cái bàn đó                                  DT                                                               DT    Học sinh kia Bông hoa kia                                    DT                                                           DT     Cái áo ấy          Người mẹ ấy                                 DT                                                                DT b) Khả năng kết hợp của động từ.          ­ Đứng trước động từ sẽ là : đã, sẽ, đang, không, chưa, chẳng, hãy, đừng,   chớ, phải,  cứ ... đây là những từ chỉ sự tiếp diễn, mệnh lệnh. Ví dụ:  Đã ăn                Vẫn làm Cứ hát                    ĐT                                              ĐT                            ĐT Đang học Phải viết Đừng đi
  11.                          ĐT                                       ĐT                                 ĐT Sẽ thực hiện Không chơi Chớ đánh                       ĐT                                                ĐT                            ĐT ­ Đứng sau động từ sẽ là : xong, rồi, ... chỉ sự kết thúc. Ví dụ:  Ăn xong Viết xong                 ĐT                                                                    ĐT Nấu rồi Ngủ rồi              ĐT                                                         ĐT ­ Đối với học sinh khá giỏi được tôi mở rộng thêm cho các em:   + Động từ  chỉ  trạng thái:  còn, mất, yêu, ghét, hồi hộp, băn khoăn, bị,   được, phải. + Động từ chỉ hành động vật lí: gãy, nổ, giãn, co, ... + Động từ chỉ hành động tâm lí: nghĩ, cảm thấy, lo, ... + Động từ chỉ hành động chuyển hướng: ra, vào, lên, ngược, xuôi, ... +  Động từ  chỉ   hành  động  của cơ   thể:  ưỡn, co,  cúi, lắc,  nhắm, mở,   nheo,... + Động từ chỉ hành động kết nối : buộc, chặt, treo, pha, trộn, ... + Động từ chỉ hành động trao, nhận: tặng, biếu, cho, lấy, ... c) Khả năng kết hợp của tính từ. ­ Đứng trước tính từ  sẽ  là : rất, vô cùng, cực kì, hơi,...Đây là các từ chỉ  mức độ. Ví dụ:       Các từ đứng trước tính từ đẹp:  Bông hoa vô cùng đẹp.                                                 TT Bông hoa rất đẹp.                                  TT  Bông hoa cực kì đẹp.                                       TT  Bông hoa hơi đẹp.                                         TT  ­ Đứng sau tính từ là lắm, quá, cực kì. Ví dụ:   Cô ấy cao quá.                           TT Tay cô ấy trắng cực kì.                                  TT           * Đối với học sinh năng khiếu: Giáo viên mở rộng thêm cho các em:  Những tính từ chỉ tính chất rất khó phân biệt. Ví dụ:  + Tính từ chỉ phẩm chất : Tốt, xấu, cao thượng, hèn nhát, tầm thường,.. + Tính từ chỉ về lượng: Nhiều, ít, đầy, vơi, dài, ngắn, rộng, sâu, ...
  12. + Tính từ chỉ cường độ, nhiệt độ  : Mạnh, yếu, sáng, tối, lạnh, mát mẻ,   ấm cúng, ... + Tính từ chỉ âm thanh : Ồn ã, im lặng, tĩnh mịch, ... + Tính từ chỉ mùi vị: Thơm, hôi, thối tha, thơm tho, mặn, đắng, ... + Tính từ chỉ hình thể: Tròn, béo, gầy, khẳng khiu, ... Mỗi từ  loại có khả  năng kết hợp khác nhau, có những từ  chứng khác  nhau nhưng trong thực tế vẫn có những từ  có hai khả  năng kết hợp, ranh giới   động từ, tính từ  khó xác định. Thông thường ta chọn từ chứng để  xác định từ  loại (Như đã phân tích ở trên)  Ví dụ:  Từ buồn :    Rất buồn ;     Đang buồn                                       TT                                                                ĐT Từ lo :  Rất lo                                            Đang  lo                                                           TT                                                               ĐT Khi xác định từ  loại trong văn cảnh giáo viên cũng có thể  áp dụng cách  dựa vào từ  chứng như  trên để  xác định (Đây được xem như  là mẹo xác định   dành cho học sinh khá giỏi chứ  không đưa vào phần giảng bài trong các tiết   Luyện từ và câu trên lớp)  Biện pháp 4: Hướng dẫn cách phân biệt từ  chỉ  đặc điểm, từ  chỉ  tính chất, trạng thái.  a) Từ chỉ đặc điểm:  Đặc điểm là nét riêng biệt, là vẻ riêng của một sự vật nào đó (người, đồ  vật, cây cối, ...). Đặc điểm chủ yếu là đặc điểm bên ngoài (ngoại hình) mà ta  có thể nhận biết qua mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi, tay sờ,... Đó là các nét riêng,  vẻ riêng về màu sắc, hình khối, hình dáng, âm thanh, ...của sự vật. Đặc điểm  của sự  vật cũng có thể là đặc điểm bên trong mà qua quan sát, suy luận, khái  quát, ...ta mới có thể  nhận biết. Đó là đặc điểm về  tính tình, tâm lí, tính cách   của một người, độ bền, giá trị của đồ vật, ... Từ chỉ đặc điểm là các từ biểu thị các đặc điểm của sự vật, hiện tượng   như đã nêu ở trên. Ví dụ :  + Từ chỉ đặc điểm bên ngoài : cao, thấp, rộng, hẹp, xanh, đỏ, ... + Từ chỉ đặc điểm bên trong: tốt, ngoan, chăm chỉ, bền bỉ, ... b) Từ chỉ tính chất:  Tính chất cũng là đặc điểm riêng của sự  vật, hiện tượng (bao gồm cả  những hiện tượng xã hội, những hiện tượng trong cuộc sống, ...) nhưng thiên  về đặc điểm bên trong, ta không quan sát trực tiếp được mà phải qua quá trình  quan sát, suy luận, phân tích, tổng hợp ta mới có thể nhận biết được. Do đó, từ  chỉ tính chất cũng là biểu thị đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng.     Ví dụ : tốt, xấu, ngoan, hư, nặng, nhẹ, sâu sắc, nông cạn, thiết thực, ...
  13. Tóm lại, khi dạy cho học sinh xác định về tính từ thì ở lớp 4 chỉ cần chú  ý hướng dẫn cho học sinh phân biệt (một cách tương đối) từ chỉ đặc điểm và  từ chỉ tính chất : từ chỉ đặc điểm thiên về nêu các đặc điểm bên ngoài, còn từ  chỉ tính chất thiên về nêu các đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng. Một   quy ước mang tính sư phạm như vậy được coi là hợp lí và giúp học sinh tránh  được những thắc mắc không cần thiết trong quá trình học tập. c) Từ chỉ trạng thái:  Trạng thái là tình trạng của một sự  vật hoặc một con người, tồn tại   trong một thời gian nào đó. Từ chỉ trạng thái là từ chỉ trạng thái tồn tại của sự  vật, hiện tượng trong thực tế khách quan. Ví dụ :  Trời đang đứng gió. Người bệnh đang hôn mê. Cảnh vật yên tĩnh quá. Mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ. + Một số từ mang đặc điểm ngữ pháp của tính từ (kết hợp được với các  từ  chỉ  mức độ) như  các động từ  chỉ  trạng thái tâm lí :   yêu, ghét, kính trọng,   chán, thèm, hiểu,  ...các từ  này mang đặc điểm ngữ  pháp của tính từ, có tính  chất trung gian giữa động từ và tính từ.  Xét về mặt từ loại, từ chỉ trạng thái có thể là động từ, có thể  là tính từ  hoặc mang đặc điểm của cả động từ  và tính từ  (từ  trung gian), song theo như  định hướng trong chương trình sách giáo khoa,  ở  cấp tiểu học, chúng ta nên  thống nhất chỉ xếp chúng vào nhóm động từ để học sinh dễ phân biệt. Biện pháp 5. Tổ chức dạy học chú ý đến đối tượng học sinh. Việc tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các câu hỏi và bài tập nhìn   chung khá thuận lợi. Về cơ bản, giáo viên có thể thực hiện tuần tự như gợi ý  của sách giáo viên. Tuy nhiên giáo viên cần bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và   chương trình giảm tải để dạy học theo đúng đối tượng học sinh. Không nên áp  đặt nội dung kiến thức theo toàn lớp, dẫn đến sự  quá tải đối với học sinh.  Giáo viên cần hướng dẫn theo các đối tượng sau:  a. Đối với học sinh năng khiếu:  ­ Nếu đối tượng học sinh trong lớp chủ yếu là học sinh có năng khiếu,  giáo viên có thể hướng dẫn thêm để  các em phát triển tư  duy và vốn từ.(Chủ  yếu thực hiện dạy phần mở rộng vào buổi 2)  ­ Ví dụ: Khi dạy bài "Tính từ" (TV4­ Tập 1­ trang 110)  ở  phần Nhận  xét, bài tập 2 giáo viên có thể cho học sinh nêu những từ cùng nghĩa với các từ  các em vừa tìm được trong bài. Chẳng hạn: + Thị trấn : nhỏ (nhỏ bé, ...)  + Vườn nho : con con (be bé, ...)  Ở bài tập 1 phần Luyện tập, ngoài việc cho học sinh tìm được các tính  từ  trong đoạn văn, để  khắc sâu tác dụng của các tính từ  vừa tìm được, giáo  
  14. viên có thể hướng dẫn học sinh biết các từ ngữ đó bổ sung ý nghĩa cho từ ngữ  nào.(Tính từ thường bổ sung ý nghĩa cho danh từ hoặc động từ) Ví dụ : Cái bút xinh xắn.                                 DT       TT Nó loạng choạng bò ra khỏi tổ                         TT            ĐT b. Đối với học sinh trung bình (TB). Đối với các em học sinh này khả năng tư duy tổng hợp của các em chưa  cao và có thể các em hay quên nên khi hướng dẫn tìm và rút ra ghi nhớ ở Nhận  xét giáo viên có thể làm các bước như sau:  + Cho 2 học sinh khá đọc yêu cầu. + Cho học sinh xác định yêu cầu. + Cho học sinh khá làm mẫu. + Giáo viên cho HS thảo luận cặp đôi để tìm ra câu trả lời đúng nhất. + Gợi ý cho học sinh lấy các ví dụ về các từ gần gũi với các em cho các   em dễ hiểu. Ví dụ : Khi học sinh đã nêu được các danh từ trong bài tập 1. Giáo viên  có thể  cho các em lấy thêm ví dụ: GV nêu : Các em hãy lấy ví dụ  về danh từ  chỉ  các đồ  dùng trong lớp học chúng ta? Sau khi cô đặt câu hỏi xong, cô giáo  lần lượt cầm từng vật lên cho học sinh gọi tên các vật  ấy Giáo viên cầm cái   thước lên và yêu cầu HS nêu tên vật ấy: HS1: thước, HS2 : thước gỗ, HS3 : cái   thước, ... Làm tương tự  với cái cặp, quyển sách, bảng, ... Sau cùng giáo viên  hỏi : Các từ các em vừa nêu là từ loại gì? (danh từ) vì sao em biết ? (Vì nó chỉ  tên gọi của các đồ  vật). Nếu dạy như  vậy học sinh sẽ  nêu được rất nhiều  danh từ  và đó là cách cung cấp và hướng dẫn cho học sinh nhớ  các danh từ  nhanh mà dễ  hiểu. Với cách hướng dẫn trên, tôi thấy các em học sinh trung  bình của lớp tiếp thu được nội dung bài học. Các em hứng thú học tập hơn khi  học phân môn Luyện từ và câu.  Tóm lại, khi dạy học, giáo viên không nên cứng nhắc trong việc vận   dụng phương pháp giảng dạy. Giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương   pháp và cũng có thể  thay đổi hoặc bổ  sung, điều chỉnh về  nội dung dạy học   sao cho phù hợp với mức độ chuẩn kiến thức kĩ năng. Tạo điều kiện cho học  sinh tự làm bài, tự khám phá kiến thức và rút ra ghi nhớ, tránh để các em bị tiếp  thu một cách thụ động. Biện pháp 6. Tổ chức trò chơi học tập cho học sinh. Trò chơi là hình thức học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi khi tổ  chức   cho học sinh tiểu học tham gia tốt sẽ góp phần  trong việc giúp học sinh khắc   sâu kiến thức. Đặc biệt là đối với những em học sinh học trung bình, yếu. Vì  vậy, tôi đã tổ chức cho học sinh các trò chơi như sau:  Ví dụ 1:  Khi dạy bài danh từ.
  15. Sau khi học sinh học xong bài danh từ giáo viên có thể  dùng hai bông  hoa năm cánh, ở giữa bông hoa có từ con người. Giáo viên nêu tên trò chơi : "Ai  nhanh, ai đúng". Luật chơi như sau: Các em lần lượt nêu tên gọi có liên quan   tới con người. Mỗi nhóm 5 em lần lượt lên bảng viết các danh từ  chỉ  người  vào cánh hoa. Nhóm nào viết được nhiều nhất các danh từ sẽ thắng cuộc. Sau  đó giáo viên tổ chức cho học sinh chơi thử. Khi học sinh nắm được luật chơi   thì cho học sinh chơi thật. Học sinh có thể  tìm được rất nhiều danh từ  chỉ  người như : đầu, chân, tay, giáo viên, học sinh, bác sĩ, hiệu trưởng, bộ đội, ... Ví dụ 2:  Khi dạy bài động từ. Khi học sinh học xong bài động từ giáo viên cho học sinh chơi trò chơi  với tên gọi " Nhìn hoạt động đoán từ". Giáo viên tiến hành nêu tên trò chơi,  luật chơi, chơi thử và chơi thật. Ví dụ học sinh cúi xuống và các bạn đoán các  từ : cúi, tìm, ...học sinh giơ hai tay lên cao các bạn đoán các từ : giơ (tay), vươn   (vai), tập (thể dục). Hoặc có thể các em sẽ chơi trò chơi mô tả hoạt động của   người nông dân (một nhóm học sinh mô tả hoạt động, một nhóm khác nêu các  từ chỉ hoạt động đó), ... Giáo viên cũng có thể tổ chức trò chơi cho đồng loạt học sinh trong lớp   khi tiếp nối nhau nêu các từ chỉ hoạt động của em ở trường, từ chỉ hoạt động  của người nông dân, ...để củng cố về động từ cho học sinh. Ví dụ 3:   Khi dạy bài tính từ. Sau khi học sinh học xong bài tính từ giáo viên tổ chức cho các em chơi   trò chơi:  "Ai nhanh ­ Ai đúng" Trò chơi được thực hiện như sau:  Gọi 2 đội thi, mỗi đội 5 em và nêu luật: Các em xếp hàng lần lượt lên  bảng viết các từ  theo yêu cầu của giáo viên. Sau khi học sinh có đủ  quân số,  các đội thi sẵn sàng, giáo viên sẽ nêu các từ ấy chỉ gì VD: Từ chỉ đặc điểm bên   ngoài của con người, từ chỉ đức tính của con người, ...  Tóm lại, khi tổ  chức các trò chơi nhằm củng cố  về từ  loại  ở lớp 4, tôi  nhận thấy học sinh tiếp thu bài chắc chắn hơn, các em phấn khởi học tập, biết   sử dụng các từ loại để đặt câu và viết văn có hình ảnh hơn. Biện pháp 7: Xây dựng hệ thống bài tập nâng cao cho học sinh khá  giỏi. ­ Hằng năm, bản thân tôi được giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh  năng   khiếu môn Tiếng Việt lớp 4. Ngoài việc dạy cho học sinh nắm chắc khái  niệm theo hệ  thống chương trình của chuẩn kiến thức kĩ năng. Tôi đưa ra hệ  thống bài tập ứng dụng cho học sinh làm bài để củng cố kiến thức. Các dạng  bài cụ thể như sau: Dạng bài tập thứ nhất: Xác định từ loại cho từ. Kiểu 1: Cho sẵn các từ  yêu cầu học sinh xác định : Danh từ, động từ,   tính từ. Chú ý: Dạng bài này giáo viên không nên đưa ra các từ mà danh giới giữa   động từ và tính từ khó xác định.
  16. Ví dụ  :  Xác định từ  loại của những từ  sau:  Niềm vui, vui tươi, vui  chơi, tình yêu, yêu thương, đáng yêu.           Để xác định được từ loại có những từ trên ta có thể xét ý nghĩa: chỉ đối   tượng, chỉ hành động hay chỉ tính chất hoặc thử những khả năng kết hợp của chúng, có thể nói : những niềm vui, hãy vui chơi, rất vui tươi, tình yêu ấy, rất đáng yêu. Vậy có thể kết luận: Niềm vui, tình yêu là danh từ. Vui chơi là động từ. Vui tươi, đáng yêu là tính từ. Kiểu 2: Yêu cầu học sinh xác định từ loại trong đoạn văn, thơ cho sẵn. Ví dụ : Xác định từ loại cho các từ trong đoạn văn sau:  Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào, nhưng cánh hoa mai to hơn                DT                    ĐT      DT                    DT                            DT             TT cánh hoa đào một chút. Những nụ mai không phô hồng mà ngời xanh       DT                         TT                     DT                  ĐT     TT           ĐT      TT màu ngọc bích, sắp nở nụ mai mới phô vàng.    TT                             ĐT    DT               ĐT   TT Trong trường hợp này học sinh phải phân cách đúng danh giới từ  trong  câu (đoạn) sau đó xét về  ý nghĩa và khả  năng kết hợp của từ  để  xác định và  còn cả bằng cảm nhận của người xác định. Dạng bài tập thứ hai: Yêu cầu học sinh đặt câu có các từ loại đã cho. Ví dụ:  Đặt câu với các từ : học sinh, lao động, mặt biển, gầy, xinh xắn, ... Dạng bài tập này phát huy được khả  năng sáng tạo của học sinh, song   yêu cầu giáo viên phải thực sự  linh hoạt. Khi hướng dẫn học sinh làm dạng   bài này lưu ý học sinh đặt câu đúng ngữ pháp và đúng nghĩa. Dạng bài tập thứ ba: Yêu cầu học sinh chuyển từ loại :  Ví dụ: Chuyển các từ : vui, buồn, đẹp thành danh từ:  Ở bài tập này HS phải vận dụng khả năng kết hợp của từ để đặt câu. Học sinh có thể đặt câu là:  ­ Niềm vui ấy cứ lớn dần trong tôi. ­ Nỗi buồn ấy rồi dần dần cũng qua đi. ­ Cái đẹp ấy khiến tôi ngây ngất. Dạng bài tập thứ tư:  Xác định cách sử dụng từ đúng. Ví dụ : Đánh dấu X vào câu dùng từ đúng.   Em thân thương bạn Hải   Hải là người bạn thân thương của em.  Hoặc chọn cách diễn đạt thích hợp  Lan tính vui quá. 
  17.  Lan vui tính quá.  Dựa trên các bài tập dạng cơ bản này, tôi đã góp phần tạo hứng thú cho  học sinh khá giỏi được bổ  trợ  và nâng cao kiến thức. Từ  đó, chất lượng học   sinh giỏi ngày càng cao hơn. 2.3. Kết quả Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy  ở  lớp 4, tôi thấy các em gặp rất   nhiều khó khăn khi xác định từ  loại. Sau khi nghiên cứu kĩ nội dung chương   trình và giảng dạy theo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng và giảm tải, kết quả gần   cuối năm 2019 ­ 2020 học sinh đã nắm chắc phần từ loại hơn so với đầu năm.   Tôi đã kiểm tra chất lượng học sinh qua việc làm bài thi khảo sát (cùng đề bài  như đầu năm và chất lượng như sau) Đề bài Tìm danh từ , động từ, tính từ trong các câu văn sau:  Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe.  Những em bé Hmông mắt một mí, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ  đeo móng  hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước sân. Kết quả Kết quả kiểm tra đối với lớp 4B năm học 2019­  2020 như sau:  Hoàn thành  Hoàn thành Chưa HT Sĩ  tốt Lớ Năm   học số  p TL TL TL HS SL SL SL (%) (%) (%) 2019­ 2020 4B 27 7 25.9 19 70.4 1 3,7   Từ kết quả trên tôi nhận thấy:  Từ  chỗ  xác định từ  loại đúng các em đã biết dùng từ  đặt câu tốt hơn,  viết văn hay hơn; xác định mẫu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào?Ai là gì? tốt hơn   góp phần phát triển tốt kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Các em yêu thích môn học,  hứng thú hơn trong học tập. 
  18. 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa ­ giải pháp . Trong những năm học qua, để giúp học sinh lớp 4 học tốt về từ loại tôi  đã vận dụng một vài biện pháp trên và thấy chất lượng học sinh ngày càng cao  hơn. Học sinh nắm vững về  từ  loại nên các em biết cách sử  dụng từ  tiếng  Việt đúng, học sinh nắm chắc về câu, kiểu câu kể  ở lớp 4 (Mẫu câu:  Ai làm   gì? Ai thế nào? Ai là gì) vì các câu kể này đều xác định vị ngữ dựa vào ý nghĩa  của từ loại. Hơn nữa, học sinh viết văn có hình  ảnh, đúng ngữ  pháp. Qua đó,  tôi đã rút ra được kinh nghiệm khi dạy cho học sinh học tốt phần từ loại giáo  viên cần:           1. Dạy cho học sinh nắm vững các khái niệm về danh từ, động từ, tính từ  theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Không nên tự ý thêm   thuật ngữ hoặc định nghĩa, sách giáo khoa chưa nói đến như bổ ngữ, định ngữ,  hô ngữ, ... thì trong giảng dạy cũng không yêu cầu học sinh phân biệt các kiểu  cấu tạo này.           2. Hướng dẫn học sinh phân cách đường ranh giới từ trước khi xác định  từ  loại. Đây là bước quan trọng để  học sinh không bị  nhầm lẫn giữa từ  và   cụm từ. 3. Hướng dẫn học sinh xác định từ loại thông qua khả năng kết hợp.  4. Hướng dẫn và mở rộng cho học sinh cách phân biệt từ chỉ đặc điểm,   từ chỉ tính chất, trạng thái trên cơ sở đó giúp các em xác định tốt về từ loại ( Danh từ, động từ, tính từ)  5. Tổ  chức dạy học chú ý đến đối tượng học sinh nhằm phát huy tính   sáng tạo và khả năng của từng đối tượng học sinh. 
  19. 6. Tổ  chức cho học sinh củng cố  bài bằng các trò chơi học tập nhằm  tránh sự nhàm chán và tạo hứng thú học tập cho học sinh. 7. Cần xây dựng hệ  thống bài tập nâng cao nhằm bổ  trợ  kiến thức cho   học sinh khá giỏi. 3.2.  Kiến nghị, đề xuất: ­ Giáo viên thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao   hiểu biết. Sách bài soạn có vai trò trong việc giúp giáo viên chuẩn bị  bài lên  lớp  với một số gợi ý về phương pháp cho giáo viên trong cả nước. Tuy nhiên  việc vận dụng vào thực tế  giảng dạy luôn luôn đòi hỏi người giáo viên phải   linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp, không ỷ lại vào sách bài soạn. ­ Giáo viên phải làm tốt khâu chuẩn bị, bởi người giáo viên không chỉ là   người truyền thụ kiến thức, nguồn thông tin, mà còn là người tổ  chức hướng  dẫn quá trình học tập của học sinh nhằm giúp các em từng bước hình thành và   rèn luyện kỹ năng cảm thụ, có thể tự tìm hiểu vẻ đẹp của các bài văn, bài thơ.   Qua đó các em vận dụng sáng tạo vào phân môn Tập làm văn một cách hiệu  quả. ­ Luôn động viên, khích lệ và trân trọng những sáng tạo của học sinh. ­ Khuyến khích học sinh đọc sách tham khảo, có sổ tay văn học. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã ứng dụng và thực hiện dạy học   sinh học lớp 4B học tốt phần từ loại của phân môn Luyện từ  và câu. Tôi rất   mong nhận được sự  đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học các cấp để  sáng  kiến của tôi hoàn thiện hơn và không ngừng đem lại hiệu quả  trong công tác  giảng dạy.                                            Tôi xin chân thành cảm ơn!           
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2