Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt từ nhiều nghĩa
lượt xem 4
download
Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt từ nhiều nghĩa" nhằm giúp học sinh học đạt được mục tiêu của phân môn Luyện từ và câu và của môn học Tiếng Việt lớp 5, rút ra một số kinh nghiệm về cách hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt từ nhiều nghĩa
- PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NGHĨA HƯNG TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA HỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TỐT TỪ NHIỀU NGHĨA Họ và tên: TRƯƠNG THỊ THU THỦY Đơn vị: Trường Tiểu học Nghĩa Hồng, Nghĩa Hưng, Nam Định NĂM HỌC: 2020 - 2021 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.
- Như chúng ta đã biết,trong cuộc sống ngôn ngữ chính là công cụ quan trọng trong quá trình giao tiếp, muốn giao tiếp tốt thì phải có ngôn ngữ tốt.Để làm được điều đó thì chúng ta phải trau dồi,học hỏi kiến thức cho bản thân.Cuộc sống cái rất nhiều cái hay,cái đẹp nếu như chúng ta không có ngôn ngữ ,ngôn từ phong phú thì không thể thấy hết được cái hay cái đẹp đó.Chính vì thế ,tôi thấy bộ môn Tiếng Việt vô cùng quan trọng.So với các môn học khác thì bộ môn Tiếng Việt có phần trừu tượng,khó tiếp thu hơn đối với các em học sinh.Nhờ có bộ môn Tiếng Việt mà giúp các em biết đọc biết viết,biết giao tiếp,biết lĩnh hội tri thức...Cấp Tiểu học là cấp bậc đầu tiên và cũng là nền tảng cho các cấp bậc tiếp theo.Muốn có vốn từ phong phú,nguồn kiến thức vững chắc rộng lớn thì ngay ở cấp bậc này các em phải được học hỏi,tiếp thu tri thức.Chính vì thế,bộ môn Tiếng Việt là bộ môn chính được đưa vào giảng dạy trong chương trình tiểu học.Một trong những phân môn khó của môn Tiếng Việt chính phân môn Luyện từ và câu.Nhờ có phân môn này mà các em mới có vốn từ phong phú để cảm thụ, để viết văn,cung cấp cho học sinh hiểu biết sơ giản về từ và câu,rèn luyện cho học sinh kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng những kiểu câu để thể hiện tư tưởng tình cảm của mình.Không những thế nó còn giúp cho học sinh hiểu những câu nói của người khác.Càng lên cao thì nội dung kiến thức càng khó đặc biệt là ở khối lớp 5. Năm học 2019 -2020 là năm đầu tiên tôi được phân công giảng dạy bộ môn Tiếng Việt lớp 5.Trong quá trình giảng dạy ,tôi thấy các em còn lúng túng ở phần giải nghĩa từ trong phân môn Luyện từ và câu.Các em có sự nhầm lẫn và không phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, vốn từ của các em vô cùng hạn chế,không hiểu nghĩa của từ để làm bài...Nhận thấy được điều đó vô cùng quan trọng ,muốn giúp học sinh học đạt được mục tiêu của phân môn và của môn học, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm về cách hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.Vì thế, tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt từ nhiều nghĩa. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1.Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến a.Thực trạng trước khi áp dụng giải pháp - Đia phương tôi giảng dạy là một vùng quê mà người dân chưa có điều kiện kinh tế. Bố mẹ đi làm chưa có thời gian quan tâm con cái.Nhiều phụ huynh đi làm ăn xa,các em ở với ông bà nên việc quan tâm giáo dục các em chưa cao.Việc phối hợp giáo giáo dục giữa phụ huynh và nhà trường chưa đạt hiệu quả như mong muốn. - Vốn từ của học sinh còn hạn chế, không giải được nghĩa của từ nên rất khó khăn trong việc giảng dạy. - Nhiều em có nhận thức chưa nhanh,năng lực còn hạn chế nên việc nhận thức kiến thức vô cùng khó khăn. - Đội ngũ giáo viên trong trường vững chắc chuyên môn nghiệp nên tạo điều kiện cho tôi học hỏi được rất nhiều kiến thức.
- b. Giải pháp cũ: - Khi học xong ,tôi thấy các em học sinh lớp 5 chưa nắm chắc kiến thức,nhiều học sinh chưa xác định được đâu là nghĩa gốc đâu là nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa. c. Giải pháp mới: - Khi áp dụng giải pháp mới tôi thấy học sinh có tiến bộ rất nhiều. - Học sinh nắm tương đối kiến thức về từ nhiều nghĩa, có vốn từ phong phú hơn. - Giúp học sinh sử dụng từ nhiều nghĩa hợp lí,chính xác trong giao tiếp cũng như trong cuộc sống. 2. Giải pháp thực hiện. Sau khi học xong bài từ nhiều nghĩa tôi luôn nhấn mạnh tới học sinh các kiến thức để xác định đúng từ nhiều nghĩa : + Các bộ phận cơ thể của con người là nghĩa gốc : chân ,tay, mắt ,mũi, miệng… Ví dụ : Cô bé kia có cái miệng rất xinh. Miệng là nghĩa gốc. Miệng núi lửa rất lớn. Miệng là nghĩa chuyển + Từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có một nghĩa gốc và nhiều nghĩa chuyển. Nghĩa chuyển bao giờ cũng liên quan tới nghĩa gốc về một đặc điểm nào như hình dáng, kích thước,vị trí, hoạt động, tính chất….Khi xác định cần xem xét nó giống nhau về đặc điểm nào, từ nào mang nghĩa cụ thể hơn. Ví dụ: - Trên nương , mấy cô đang tra ngô.( 1 ) -Mẹ em tra muối vào nồi canh. ( 2) * Tôi hỏi học sinh trong 2 từ tra trên từ nào là nghĩa gốc,từ nào là nghĩa chuyển. Đây là một câu hỏi không dễ dàng đối với học sinh.Thực tế giảng dạy học sinh không nhận biết được.Tôi đã gợi mở cho học sinh và yêu cầu học sinh giải nghĩa 2 từ này : Tra 1 : lấy hạt ngô giống bỏ vào chỗ đẩt đã làm sẵn hố hay rãnh rồi vun đất vào. Tra 2 : cho một chất vào thức ăn để tạo ra tác dụng mong muốn. * Tôi yêu cầu học sinh thức hiện hai hoạt động này và yêu cầu học sinh tìm hiểu xem hai từ tra này có nét nghĩa nào liên quan tới nhau... * Tôi tiếp tục đặt câu hỏi cho học sinh , khi đọc từ tra lên em nghĩ nghĩa đầu tiên của từ tra là gì ,từ tra nào nghĩa cụ thể hơn… thì đó là nghĩa gốc. - Học sinh dễ dàng trả lời : tra (1) là nghĩa gốc,tra (2) là nghĩa chuyển.Vì tra (1) mang ý nghĩa cụ thể hơn,là nghĩa ban đầu của từ tra, khi đọc từ tra ta nghĩ ngay đến hành động tra ngô đầu tiên. Tra (2) là nghĩa chuyển vì nó mang một nét nghĩa giống nghĩa tra (1) về cách thức hoạt động. Khi ta tra muối động tác bảo muối vào nồi canh giống như cách ta cho ngô vào rãnh hay hố. + Trong các tiết ôn tập, tôi luôn nhắc lại kiến thức từ nhiều nghĩa và lấy thêm ví dụ cho các em.Tôi còn củng cố thêm cho các em về sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để các em có sự lựa chon chính xác khi làm bài.
- Giống nhau: Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa giống nhau về mặt âm tiết ( hình thức ngữ âm ). Khác nhau: Từ đồng âm nghĩa khác nhau hoàn toàn , không liên quan tới nhau về nghĩa. Từ nhiều nghĩa các nghĩa liên quan tới nhau nhau về một nét nào đó. Ví dụ: - Trên nương , mấy cô đang tra ngô.( 1 ) - Mẹ em tra muối vào nồi canh. ( 2) - Tôi tra từ điển. ( 3 ) Tôi đặt câu hỏi trong các từ tra trên từ tra nào đồng âm,từ tra nào nhiều nghĩa ? Tra( 1) và tra( 2) là từ nhiều nghĩa (nghĩa của hai từ đã được giải thích ở ví dụ trên ). Vì hai từ này có nét nghĩa giống nhau về cách thức hoạt động. Tra (1) là nghĩa gốc,tra (2) là nghĩa chuyển. Tra (2) là nghĩa chuyển vì nó mang một nét nghĩa giống nghĩa tra (1) về cách thức hoạt động. Khi ta tra muối động tác bảo muối vào nồi canh giống như cách ta cho ngô vào rãnh hay hố. Tra( 1),(2) và tra (3) là từ đồng âm. Chúng có nghĩa khác hẳn nhau không có nét nghĩa nào liên quan đến nhau.Vì tra (3) là một hoạt động mang nghĩa tìm một số liệu,tìm một điều cần biết nào trong sách,từ điển để giúp ta hiểu biết hơn. III. Hiệu quả của sáng kiến. - Năm học 2020-2021 là năm thứ hai tôi dạy bộ môn Tiếng Việt lớp 5.Trong quá trình giảng dạy của mình tôi đã áp dụng những sáng kiến nêu trên cho 44 học sinh lớp 5 ,Trường Tiểu học Nghĩa Hồng. - Kết quả : Đầu năm học có 23/44 HS hiểu và nắm được kiến thức . Cuối năm học có 43/44 HS hiểu và nắm được kiến thức. - Còn 1 học sinh do nhận thức chậm nên chưa hiểu bài.
- IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt từ nhiều nghĩa” do tôi viết ra tuyệt đối không sao chép của ai và không vi phạm bản quyền. Cơ quan đơn vị Tác giả sáng kiến Áp dụng sáng kiến Ký tên (Xác nhận) ................................................. ................................................. ................................................. Trương Thị Thu Thủy Ký tên, đóng dấu PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (Xác nhận, đánh giá, xếp loại) ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp nâng cao cất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
7 p | 1313 | 365
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi tỉnh Kiên Giang, thực trạng và giải pháp
21 p | 815 | 111
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán lớp 5
36 p | 88 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học văn miêu tả lớp 5
27 p | 42 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 24 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên dạy học phân môn học vần lớp 1 bộ sách Cánh diều đạt hiệu quả
39 p | 39 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tổ chức hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm trong giờ dạy Đạo đức lớp 3
38 p | 17 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5
30 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tiếp tục chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường Tiểu học (2021)
21 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Địa lí lớp 4
28 p | 10 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng lớp học thân thiện tại lớp 5B trường tiểu học Giao Châu năm học 2021 - 2022
14 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp lưu giữ sản phẩm của học sinh lớp 1 sau các tiết học
18 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi vận động trong tiết dạy Thể dục cho học sinh lớp 1 ở Tiểu học
59 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh yếu vươn lên trong học tập môn Toán ở lớp 2
25 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp dạy chuyên đề hình học cho học sinh lớp 5
26 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Đổi mới phương pháp tổ chức lễ kỉ niệm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh cho thiếu nhi trường tiểu học Thanh Liệt (2021)
25 p | 10 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn