Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
lượt xem 6
download
Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa" nhằm hệ thống hóa nội dung, kiến thức về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong chương trình Luyện từ và câu lớp 5. Giúp học sinh tháo gỡ những nhầm lẫn giữa các từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, góp phần làm giàu thêm vốn từ cho học sinh. Giúp học sinh thiết lập mối quan hệ của từ với sự vật, hiểu nghĩa từ, sử dụng từ đúng, chính xác và vận dụng trong khi nói, viết, làm Tập làm văn…
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
- ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH QUỲNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG ÂM VÀ TỪ NHIỀU NGHĨA Lĩnh vực/ Môn: Tiếng Việt Cấp học :Tiểu học Tên Tác giả: Nguyễn Thùy Trang Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Vĩnh Quỳnh Chức vụ: Giáo viên NĂM HỌC: 2021 - 2022 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Bởi thế dạy Tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng, những thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục đòi hỏi những yêu cầu mới trong dạy môn Tiếng Việt nói chung
- và phân môn Luyện từ và câu nói riêng. Một trong những nguyên tắc cơ bản của dạy Tiếng Việt là dạy học thông qua giao tiếp. Các hoạt động giao tiếp, đặc biệt giao tiếp bằng ngôn ngữ là công cụ cực mạnh để học sinh tiếp cận, rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng từ tiếng Việt. Do đó, việc đưa học sinh vào các hoạt động học tập trong môn Tiếng Việt được giáo viên đặc biệt quan tâm, chú ý. Ngôn ngữ tiếng Việt của chúng ta thực sự có nhiều khía cạnh khó, một trong những nội dung khó đó là phần nghĩa của từ. Các em muốn nói đúng, viết đúng thì phải nắm vững kiến thức về từ ngữ và ngữ pháp tiếng Việt. Dân gian có câu: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Quả đúng như vậy. Nhờ có điều đó mà tiếng mẹ đẻ của chúng ta trở nên phong phú và uyển chuyển vô cùng. Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ, vai trò của từ trong hệ thống ngôn ngữ quy định tầm quan trọng của việc dạy từ ngữ ở Tiểu học. Nếu như không có vốn từ đầy đủ thì không thể sử dụng ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp được. Vì vậy, giúp học sinh Tiểu học nắm vững lí thuyết cũng như kĩ năng nắm nghĩa, sử dụng từ là rất quan trọng. Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5, nội dung nghĩa của từ được tập trung biên soạn có hệ thống trong phần Luyện từ và câu. Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy các em học sinh dễ dàng tìm được các từ trái nghĩa, việc tìm các từ đồng nghĩa cũng không mấy khó khăn, tuy nhiên khi học xong từ đồng âm và từ nhiều nghĩa thì các em bắt đầu có sự nhầm lẫn. Khả năng phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa cũng không được như mong đợi của giáo viên, kể cả học sinh khá, giỏi đôi khi cũng còn thiếu chính xác. Khi nói hoặc viết đôi lúc các em còn hiểu sai lệch các loại từ này dẫn đến hiệu quả đạt được trong các giờ học Tiếng Việt chưa cao. Vậy làm thế nào để thực hiện tốt mục tiêu của môn học? Điều này đòi hỏi người thầy phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với khả năng sử dụng ngôn ngữ và tâm lí lứa tuổi học sinh để giờ học diễn ra nhẹ nhàng mà hiệu quả. Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là hai mảng kiến thức quan trọng trong phân môn Luyện từ và câu – chương trình Tiếng Việt lớp 5. Qua thực tế đó, bản thân tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, áp dụng trong quá trình giảng dạy, từ đó rút ra được một số kinh nghiệm qua 1 năm dạy học lớp 5 để giúp học sinh phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài:“ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa”. 2. Mục đích nghiên cứu
- Tôi nghiên cứu vấn đề này nhằm hệ thống hóa nội dung, kiến thức về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong chương trình Luyện từ và câu lớp 5. Bên cạnh đó, tôi chọn đề tài này nghiên cứu còn với mục đích: - Giúp học sinh tháo gỡ những nhầm lẫn giữa các từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Góp phần làm giàu thêm vốn từ cho học sinh. - Giúp học sinh thiết lập mối quan hệ của từ với sự vật. - Giúp học sinh hiểu nghĩa từ, sử dụng từ đúng, chính xác và vận dụng trong khi nói, viết, làm Tập làm văn… 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu vấn đề lí luận về dạy Tiếng Việt ở Tiểu học. - Nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học về từ đồng âm từ và nhiều nghĩa cho HS. - Rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc dạy - học từ đồng âm từ và nhiều nghĩa. 4. Đối tượng nghiên cứu - Từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp quan sát. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp trắc nghiệm - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp đối thoại. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. - Phương pháp đọc sách và tham khảo tài liệu. 6. Phạm vi thực hiện - Học sinh lớp 5A9 trường Tiểu học Vĩnh Quỳnh. 7. Thời gian nghiên cứu - Đầu năm học: chọn lĩnh vực nghiên cứu, đặt tên đề tài sáng kiến. - Tháng 10/2021 - tháng 1/2022: thu thập, khảo sát, ghi chép các thông tin, minh chứng cho phục vụ sáng kiến. - Tháng 2/2022: Kiểm tra đánh giá hiệu quả các biện pháp. - Tháng 4/2022: Tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, hoàn thành sáng kiến. PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận
- 1.1. Khái niệm từ đồng âm Theo tài liệu “88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học” (Tác giả Lê Hữu Tỉnh - Trần Mạnh Hưởng) khái niệm từ đồng âm và từ nhiều nghĩa được hiểu như sau: - Từ đồng âm là những từ có hình thức ngữ âm ngẫu nhiên giống nhau, nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Do đó, các từ đồng âm không bị chi phối bởi các quy luật ngữ nghĩa của ngôn ngữ. Hiện tượng đồng âm là hiện tượng mang tính phổ quát xuất hiện trong nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Ví dụ: Hình thức ngữ âm đá trong hai văn cảnh dưới đây là những từ đồng âm: - Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt. - Trăng tròn như quả bóng Bạn nào đá lên trời. Một ví dụ khác, hai từ đường trong những dòng thơ dưới đây của Tố Hữu cũng là hai từ đồng âm: - Đường ta rộng thênh thang tám thước. - Em ạ, Cu-ba ngọt lịm đường Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương. 1.2. Khái niệm nghĩa gốc - nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa Cũng theo khái niệm khái niệm từ đồng âm và từ nhiều nghĩa của tác giả Lê Hữu Tỉnh - Trần Mạnh Hưởng: - Nghĩa gốc: Là nghĩa cơ bản, là nền tảng cho sự phát triển nghĩa của từ. Trong từ điển, nghĩa gốc được nói đến đầu tiên. - Nghĩa chuyển: Là loại nghĩa được hình thành từ nghĩa gốc, có mối quan hệ mật thiết với nghĩa gốc. Trong từ điển, nghĩa chuyển được nói đến sau nghĩa gốc. * Theo tài liệu “Lý luận - Phương pháp dạy học từ ngữ Tiếng Việt trong nhà trường của Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Đức Tôn cũng viết: - Nghĩa gốc - nghĩa chuyển: Đây là cách gọi theo quan điểm lịch đại, nhìn nhận theo quá trình phát triển ý nghĩa của từ. Nghĩa gốc là nghĩa vốn có của từ ngay từ khi xuất hiện, từ đó làm nảy sinh ra nghĩa khác. Nghĩa được nảy sinh ra từ một nghĩa nào đó được gọi là nghĩa chuyển. - Nghĩa chính - nghĩa phụ: Đây là tên gọi theo quan điểm đồng đại. Nghĩa chính là nghĩa được người ta nghĩ đến đầu tiên khi đọc hoặc nghe thấy một từ.
- - Nghĩa phụ là nghĩa bị phụ thuộc vào vị trí của từ. Nghĩa từ chỉ khi kết hợp với những từ đặc thù nhất định thì nghĩa này mới được hiểu. Ví dụ: + Từ “răng” dùng để chỉ bộ phận cơ thể người hoặc động vật thì đây là nghĩa chính (răng người, răng chuột, sún răng, mọc răng…) + Từ “răng” dùng để chỉ bộ phận giống với răng người ở một số đồ vật thì đó là nghĩa phụ (răng bừa, răng lược…) Quy luật chuyển nghĩa của từ: * Quy luật nhận thức của con người: Quá trình nhận thức của con người bao gồm hai mặt: cảm tính và lý tính. Trong đó nhận thức cảm tính là nhận thức đầu tiên. Điều này có nghĩa là tư duy của con người bao giờ cũng đi từ cụ thể, trực quan, cảm tính đến trừu tượng lý tính. Dựa vào quy luật trên, ta có thể rút ra thủ pháp nhận diện, phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của một từ như sau: Trong 2 nghĩa của từ, nếu nghĩa nào cụ thể hơn (tức là với nghĩa này, từ chỉ có hiện tượng trực quan cảm tính) thì đó là nghĩa gốc. Nghĩa nào có tính chất trừu tượng hơn (chỉ hiện tượng trừu tượng thuộc nhận thức lý tính), thì đó là nghĩa chuyển. - Ví dụ: Nghĩa của từ “chín” khi nói về quả, hạt là nghĩa chính, còn khi nói về sự suy nghĩ của con người thì đó là nghĩa chuyển. * Quy luật chuyển nghĩa của từ: Tất cả các sự chuyển nghĩa có tính chất ẩn dụ trong ngôn ngữ đều xuất phát từ những thuộc tính của con người và từ hiện thực gần gũi nhất đối với con người đến toàn bộ thế giới còn lại. Dựa vào quy luật này, ta có thể thấy: Trong 2 ý nghĩa của một từ, nghĩa nào nói đến bản thân con người, động vật hoặc nói về các hành động, tính chất của con người thì thường là nghĩa có trước (nghĩa gốc) còn nghĩa nói về các hiện tượng khác còn lại thường là nghĩa chuyển. - Ví dụ: “răng” trong răng người, răng chuột là nghĩa chính. “răng” trong răng bừa, răng cào là nghĩa chuyển. 1.3. Nội dung dạy từ đồng âm và từ nhiều nghĩa ở lớp 5 Phân môn luyện từ và câu ở lớp 5 được bố trí 2 tiết một tuần, thường là một tiết mở rộng vốn từ, một tiết luyện từ và câu, mỗi buổi học đều có tiết hướng dẫn học tuy nhiên năm học này vì dịch bệnh HS phải ở nhà học trực tuyến các tiết hướng dẫn học bị cắt giảm vậy nên học sinh không có điều kiện thực hành thêm các bài tập và củng cố kiến thức về Tiếng Việt. * Từ đồng âm: Được dạy trong 2 tiết ở tuần 5 và tuần 6.
- Ở tuần 5 các em được học khái niệm về từ đồng âm. Các bài về từ đồng âm chủ yếu giúp học sinh phân biệt nghĩa các từ đồng âm, đặt câu phân biệt các từ đồng âm. Tuần 6, các em được học cách dùng từ đồng âm để chơi chữ, bài tập thực hành ở phần này chủ yếu là tìm các từ đồng âm để chơi chữ và đặt câu với từ đồng âm. * Từ nhiều nghĩa: được dạy trong 3 tiết ở tuần 7 và tuần 8. Tiết 1 tuần 7 các em được học khái niệm về từ nhiều nghĩa. Các bài tập thực hành chủ yếu là phân biệt các từ mang nghĩa gốc và các từ mang nghĩa chuyển. Hai tiết còn lại học sinh được luyện tập về từ nhiều nghĩa với các dạng bài tập như giới thiệu nghĩa của từ và yêu cầu học sinh tìm từ đúng với nghĩa cho trước. Đặt câu phân biệt nghĩa gốc nghĩa chuyển, nêu nét nghĩa khác nhau của một từ. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thuận lợi Trường Tiểu học Vĩnh Quỳnh - nơi tôi công tác là một trong những trường có quy mô lớn trong địa bàn huyện Thanh Trì. Năm học 2021 - 2022, trường có tổng cộng 49 lớp học với số học sinh là 2357 em học sinh. Đối với việc dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa cho học sinh có một số các thuận lợi sau: - Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các đợt tập huấn, chuyên đề. - Đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn, có bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy và nhiều giáo viên là giáo viên giỏi có trình độ chuyên môn vững chắc đã có nhiều tiết thao giảng về từ nhiều nghĩa và từ đồng âm. - Thư viện nhà trường có đầy đủ các tài liệu cung cấp cho giáo viên để giáo viên có thể tham khảo, nghiên cứu. - Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa. 2.2. Khó khăn Thực tế, có nhiều giáo viên không ngừng say sưa tìm tòi sáng tạo trong giảng dạy, đưa chất lượng ngày càng đi lên về mọi mặt, đáp ứng được với nhu cầu đòi hỏi của xã hội trong thời kì đổi mới. Trong quá trình dạy các tiết học này, phần lớn giáo viên đã làm tốt vai trò tổ chức hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức, song vì dịch bệnh diễn biến phức tạp, học sinh ở nhà học trực tuyến thời lượng 1 tiết học có hạn nên giáo viên không có thời gian lồng ghép liên hệ phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong các bài học. Chương trình các môn học ở trường tiểu học hiện nay đã được sắp xếp một cách khoa học hệ thống song đối với học sinh tiểu học là bậc học nền tảng. Đến
- trường là một bước ngoặt lớn của các em, trong đó hoạt động học là hoạt động chủ đạo, tuy nhiên do dịch bệnh Covid-19, năm học này học sinh ở nhà học trực tuyến vì vậy kiến thức các môn học về tự nhiên và xã hội chưa được bao nhiêu, vốn từ sử dụng vào trong cuộc sống để diễn đạt trình bày tư tưởng, tình cảm của mình còn quá ít. Vậy nên hầu hết các học sinh lớp 5 khi học tiết Luyện từ và câu về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể: - Khó khăn trong việc giải thích nghĩa các từ: học sinh còn giải nghĩa từ sai và còn lủng củng. - Vì học trực tuyến, một số bài tập về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa bị giảm tải dẫn đến việc học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa còn mơ hồ, lúng túng. - Việc phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa ở một số em còn chưa chính xác. - Việc đặt câu có sử dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa (với các nghĩa cho trước) nhiều khi chưa chính xác, chưa hay, chưa đúng với nét nghĩa yêu cầu. - Khi học về từ nhiều nghĩa, các bài tập chủ yếu là phân biệt các từ mang nghĩa gốc và nghĩa chuyển, đặt câu phân biệt nghĩa, nêu các nét nghĩa khác nhau của một từ, dạng bài tập phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa không có trong khi đó khả năng tư duy trừu tượng của các em còn hạn chế. Chính vì vậy, nhiều em thường lẫn lộn giữa từ nhiều nghĩa và từ đồng âm. Hơn thế nữa vì học trực tuyến cho nên nhiều em chưa nắm được các phương tiện kết cấu và quy luật cũng như hoạt động chức năng của nó. 2.3. Nguyên nhân - Qua thực tế giảng dạy, học sinh làm các bài tập về từ đồng âm nhanh và ít sai hơn khi học các bài tập về từ nhiều nghĩa, cũng có thể do từ nhiều nghĩa trừu tượng hơn. Nhiều học sinh trong quá trình học do lỗi mạng, lỗi đường truyền, học không tập trung nên chưa nắm chắc kiến thức về khái niệm từ nhiều nghĩa, và từ đồng âm. - Vì học trực tuyến, khi dạy để đảm bảo thời gian học hầu như giáo viên chỉ chú ý đến đối tượng học sinh tiếp thu nhanh còn lại đa số học sinh khác thụ động ngồi nghe. Một số em khác thì chưa mạnh dạn hỏi khi chưa hiểu vì sợ sai, từ đó tạo nên không khí một lớp học trầm lắng, học sinh làm việc tẻ nhạt, thiếu hứng thú không tạo được hiệu quả trong giờ học.
- - Khi cho học sinh phân biệt và tìm các từ có quan hệ đồng âm, các nghĩa của từ nhiều nghĩa trong một số văn cảnh thì đa số học sinh lúng túng và làm bài chưa đạt yêu cầu. Ban đầu, khi học từng bài về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa thì phần đa các em làm được bài, song khi làm các bài tập lồng ghép để phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa thì chất lượng bài làm yếu hơn. Muốn dạy thành công môn Tiếng Việt nói chung và môn Luyện từ và câu nói riêng đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững nguyên nhân dẫn đến học sinh gặp khó khăn khi làm bài, từ đó tìm ra các biện pháp giảng dạy thích hợp hơn. Trong cùng một lớp học, thường có 4 đối tượng học sinh là học sinh giỏi, khá, trung bình và yếu. Cả 4 đối tượng cùng học một chương trình với những yêu cầu tối thiểu cần đạt theo mục tiêu của bài học và chuẩn kiến thức kỹ năng. Vấn đề đặt ra là dạy thế nào để cho học sinh khá giỏi có khả năng phát triển, học sinh trung bình đạt được yêu cầu tối thiểu một cách vững chắc và có thể vươn lên, học sinh yếu kém từng bước vươn lên đạt yêu cầu. Trong học kì I, ở phân môn Luyện từ và câu lớp 5, học sinh thường sai rất nhiều khi phải xác định từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa. Chính vì vậy, trong quá trình dạy học tôi muốn khảo sát học sinh để tìm ra lí do học sinh không phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, tôi đã giao bài tập khảo sát học sinh lớp 5A9 do tôi chủ nhiệm năm học 2021 – 2022 như sau: Bài 1: Trong các từ in đậm ở các dòng sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? a) Không nên ăn1 quả xanh. b) Tàu đi vào bến ăn2 than. c) Càng đi xa tôi càng nhớ nhà1. d) Nhà2 tôi ở đầu xóm. Kết quả: Nhiều học sinh xác định sai. Tập trung vào 2 lỗi cơ bản sau: - Học sinh xác định từ ăn2 được dùng theo nghĩa gốc (ăn = lấy, bỏ vào) - Học sinh khẳng định từ nhà1 được dùng theo nghĩa gốc (nhà = nơi ở) Bài 2: Em hãy đặt một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển của từ đi. Kết quả: Học sinh chủ yếu mắc lỗi diễn đạt ý không rõ ràng, cụ thể. Vì thế, người đọc khó xác định “từ trong văn cảnh” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển. Nhiều học sinh đã làm bài tập như sau: - Trường hợp 1: a) Cu Bin đã đi. (nghĩa gốc) b) Ông em đã đi. (nghĩa chuyển)
- Đúng ra, trong trường hợp này, các em phải đặt từ “đi” trong văn bản cụ thể hơn: a) Cu Bin đã đi1 được vài bước. (nghĩa gốc) 2 b) Vì bệnh nặng, ông em đã đi hôm qua. (nghĩa chuyển) (đi1: tự di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác bằng những bước chân nhấc lên, đặt xuống liên tiếp.) (đi2: mất, chết, qua đời.) - Trường hợp 2: a) Em đi1 học sớm mỗi ngày. (nghĩa gốc) 2 b) Bố tôi đã đi công tác. (nghĩa chuyển) Còn ở trường hợp này, lẽ ra từ đi1 phải được hiểu theo nghĩa chuyển (hay có thể gọi đó là nghĩa chuyển dần từ nghĩa gốc sang nghĩa chuyển) Bài 3: Các từ in đậm trong câu thơ sau là hiện tượng từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa? Rằm xuân1 lồng lộng trăng soi Sông xuân2 nước lẫn màu trời thêm xuân3. Kết quả: Nhiều học sinh hiểu nhầm xuân1 cũng giống xuân2 và xuân3 (tươi đẹp, sáng trong, đầy sức sống) nên xác định sai cho rằng là hiện tượng đồng âm. Thực chất, từ xuân1 mùa đầu tiên, tươi đẹp, đầy sức sống của một năm (nghĩa gốc), còn xuân2 và xuân3 mới chỉ đặc điểm của sông, của trời: tươi đẹp, sáng trong, đầy sức sống (nghĩa chuyển). Như vậy, đây phải là hiện tượng từ nhiều nghĩa vì nghĩa của các từ xuân có điểm giống nhau: tươi đẹp, đầy sức sống. Kết quả cụ thể như sau : Tổng HS phân biệt thành HS biết phân biệt HS chưa phân biệt số HS thạo từ nhiều nghĩa và được từ nhiều nghĩa được từ nhiều nghĩa từ đồng âm và từ đồng âm và từ đồng âm SL % SL % SL % 46 7 15 28 61 11 24 Qua kết quả khảo sát, nhìn chung HS nắm bài về từ nhiều nghĩa và từ đồng âm chưa chắc chắn, chưa chính xác. Vì dạy trực tuyến, một số bài tập bị giảm tải, HS không được củng cố thêm về các dạng bài liên quan đến từ nhiều nghĩa và từ đồng âm nên nhiều HS khi học xong bài từ nhiều nghĩa và từ đồng âm không nắm chắc được kiến thức.
- Trước thực trạng học sinh chưa phân biệt được nghĩa gốc, nghĩa chuyển và vận dụng đặt câu còn sai nhiều như trên, tôi thực sự trăn trở về vấn đề cần dạy như thế nào để học sinh nắm vững mảng kiến thức này. 3. Một số giải pháp cụ thể Trước thực trạng trên, để góp phần vào việc giúp học sinh phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, tôi đã thực hiện một số biện pháp cơ bản sau: 3.1. Biện pháp 1: Giúp học sinh nắm vững khái niệm về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa Trước hết, khi dạy bài “Từ đồng âm”, “Từ nhiều nghĩa” tôi đã chú trọng đến việc dạy cho học sinh nắm vững khái niệm về hai loại từ này. Cụ thể: - Từ đồng âm: Là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa (theo SGK TV5 - tập 1 - trang 51) Từ đồng âm được dạy trong 1 tiết ở tuần 5, các em được học khái niệm về từ đồng âm. Các bài tập về từ đồng âm chủ yếu giúp học sinh phân biệt nghĩa các từ đồng âm, đặt câu phân biệt các từ đồng âm. Bài “Dùng từ đồng âm để chơi chữ” đã được giảm tải, vì thể thời lượng dạy nội dung này còn ít. Muốn hiểu được nghĩa của các từ đồng âm, cần đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể. - Từ nhiều nghĩa: là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. (SGK Tiếng Việt 5, tập 1 - trang 67) Từ nhiều nghĩa được dạy trong 3 tiết ở tuần 7 và tuần 8. Học sinh được học khái niệm về từ nhiều nghĩa. Các bài tập chủ yếu là phân biệt các từ mang nghĩa gốc và nghĩa chuyển, đặt câu phân biệt nghĩa. Nêu các nét nghĩa khác nhau của một từ. Trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5, các bài học về khái niệm từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có cấu trúc bài học gồm ba phần: Nhận xét, ghi nhớ, luyện tập. + Nhận xét: là phần cung cấp ngữ liệu và nêu câu hỏi (bài tập) gợi ý cho học sinh phân tích nhằm rút ra kiến thức lí thuyết. Theo quan điểm tích hợp, ngữ liệu thường được rút ra từ những bài tập đọc mà học sinh đã học. Các ngữ liệu đều mang tính điển hình cao và có số lượng chữ hạn chế để đảm bài tính hiệu quả của việc phân tích và không làm mất thời gian học tập. + Ghi nhớ: là phần mấu chốt lại những điểm chính yếu về kiến thức được rút ra từ việc phân tích ngữ liệu. Học sinh cần nắm vững những kiến thức này. + Luyện tập: là phần bài tập nhằm củng cố và vận dụng kiến thức đã học.
- Sau mỗi bài học lí thuyết về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, tôi đều yêu cầu học sinh chép nội dung ghi nhớ vào Sổ tay Tiếng Việt và học thuộc. Đối với các tiết dạy luyện tập về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, tôi luôn yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để giúp học sinh ghi nhớ sâu hơn. 3.2. Biện pháp 2: Giáo viên cần nắm vững phương pháp dạy từ đồng âm và từ nhiều nghĩa Bài học về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là loại bài khái niệm. Giáo viên tổ chức các hình thức dạy học để giải quyết các bài tập ở phần nhận xét, giúp học sinh phát hiện các hiện tượng về từ ở các bài tập từ đó rút ra được những kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Bước tiếp theo giáo viên tổng hợp kiến thức như nội dung phần ghi nhớ. Đến đây, nếu là học sinh khá - giỏi, giáo viên có thể cho các em lấy ví dụ về hiện tượng đồng âm, nhiều nghĩa giúp các em nắm sâu và chắc phần ghi nhớ. Sang phần luyện tập, tiếp tục tổ chức các hình thức dạy học để giúp học sinh giải quyết các bài tập phần luyện tập. Trong quá trình dạy học các bài về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, giáo viên cần sử dụng đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh hoạ nhằm giúp học sinh dễ dàng phân biệt nghĩa của từ. Ví dụ: Để phân biệt nghĩa từ đồng trong bài tập: Cánh đồng tượng đồng một nghìn đồng. Tôi đã đưa bức ảnh chụp cánh đồng, một pho tượng làm bằng đồng và tờ tiền một nghìn đồng cho HS xem để HS nắm nghĩa của các từ đồng. Học sinh nêu nghĩa từng từ rồi từ đó tự rút ra kết luận: Đó là những từ đồng âm. Cánh đồng Tượng đồng Một nghìn đồng - Để phân biệt nghĩa từ đá trong ví dụ: hòn đá đá bóng Đối với các tiết dạy luyện tập về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, giáo viên chủ yếu thông qua việc tổ chức các hình thức dạy học để giúp học sinh củng cố, nắm vững kiến thức, nhận diện, đặt câu, xác định đúng nghĩa… + Yêu cầu học sinh hiểu và nắm ghi nhớ để vận dụng Tâm lí học sinh làm những bài tập đơn giản, để lộ kiến thức, ngại học thuộc lòng, ngại viết các đoạn, bài cần yếu tố tư duy. Biết vậy giáo viên cho học sinh ngắt ý của phần ghi nhớ cho đọc nối tiếp, rồi ghép lại cho đọc toàn phần, đọc theo nhóm đôi, có lúc thi đua xem ai nhanh nhất, ai đọc tốt. Cách làm này tôi đã cho các em
- thực hiện ở các tiết học trước đó (về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa) do đó dạy đến từ đồng âm, từ nhiều nghĩa các em cứ sẵn cách tổ chức như trước mà thực hiện. Và kết quả có tới 43/46 học sinh thuộc ghi nhớ một cách trôi chảy tại lớp chỉ còn 3 em có thuộc song còn ấp úng, chưa tự tin. + Giúp học sinh hiểu đúng nghĩa của các từ phát âm giống nhau Điều đặc biệt của từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là phát âm giống nhau (nói đọc giống nhau viết cũng giống nhau). Ta thấy rõ ràng là “đường” (1) trong “đường rất ngọt”, “đường” (2) trong “đường dây điện thoại” và “đường” (3) trong “ngoài đường xe cộ đi lại nhộn nhịp” đều phát âm, viết giống nhau. Vậy mà “đường” (1) với “đường” (2) và “đường” (1) với “đường” (3) lại có quan hệ đồng âm, còn “đường” (2) với “đường” (3) lại có quan hệ nhiều nghĩa. - Để có được kết luận trên đây, trước hết học sinh phải hiểu rõ nghĩa của các từ đường (1), đường (2), đường (3) là gì? + Đường (1) đường rất ngọt: chỉ một chất có vị ngọt. + Đường (2) đường dây điện thoại: chỉ dây dẫn, truyền điện thoại phục vụ cho việc thông tin liên lạc. + Đường (3) ngoài đường, xe cộ đi lại nhộn nhịp: chi lối đi cho các phương tiện giao thông, người, động vật. Xét nghĩa của 3 từ “đường” trên ta thấy : Từ đường (1) và từ đường (2) có nghĩa hoàn toàn khác nhau không liên quan đến nhau - kết luận hai từ đường này có quan hệ đồng âm. Tương tự như trên từ đường (1) và từ đường (3) cũng có mối quan hệ đồng âm. Từ đường (2) và từ đường (3) có mối quan hệ mật thiết về nghĩa trên cơ sở của từ đường (3) chỉ lối đi, ta suy ra nghĩa của từ đường (2) (truyền đi) theo vệt dài (dây dẫn). Như vậy từ đường (3) là nghĩa gốc, còn từ đường (2) là nghĩa chuyển – kết luận từ đường (2) và từ đường (3) có quan hệ nhiều nghĩa với nhau. - Để có thể giải nghĩa chính xác các từ “đường” như trên, các em phải có vốn từ phong phú, có vốn sống. Vì vậy trong dạy học tất cả các môn, giáo viên luôn chú trọng trau dồi, tích lũy vốn từ cho học sinh, nhắc học sinh có ý thức tích lũy cho mình vốn sống và yêu cầu mỗi học sinh phải có được một cuốn từ điển Tiếng Việt, biết cách tra từ điển Tiếng Việt đồng thời nắm được một số biện pháp giải nghĩa từ, lập sổ tay tiếng Việt… Tiếp đó học sinh căn cứ vào khái niệm về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để xác định mối quan hệ giữa các từ. * Tổ chức dạy trên lớp có sự lồng ghép, gợi mở kiến thức
- Trong chương trình sách giáo khoa, bài dạy về từ nhiều nghĩa được sắp xếp sau bài dạy về từ đồng âm. Như vậy để phòng xa sự nhầm lẫn giữa từ đồng âm với từ nhiều nghĩa thì ngay ở bài dạy về từ đồng âm ngoài ví dụ đúng về các trường hợp không phải đồng âm, giáo viên có thể lấy thêm một số ví dụ khác để các em nhận xét. Ví dụ: Từ “đi” trong các trường hợp sau đây có phải hiện tượng đồng âm hay không? - Mẹ hay đi bộ vào buổi tối để giảm béo. - Bố mới đi Hà Nội về. - Hè này, cả nhà em đi du lịch. - Cụ ốm nặng, đã đi hôm qua rồi. - Anh đi con mã, tôi đi con tốt. - Thằng bé đã đến tuổi đi học. Bài tập này chủ yếu yêu cầu học sinh nhận diện từ “đi” trong các câu văn trên là hiện tượng đồng âm hay không phải đồng âm, không yêu cầu học sinh giải thích gì và sẽ có hai phương án trả lời: đồng âm/không đồng âm. Đến đây giáo viên gợi mở để biết từ “đi” trong các câu văn trên có phải là quan hệ đồng âm hay không, yêu cầu các em về nhà suy nghĩ tìm hiểu sách giáo khoa các tiết luyện từ và câu sau sẽ giúp các em tìm câu giải đáp. Để không mất nhiều thời gian tiết học cho nội dung trên, giáo viên viết sẵn nội dung câu hỏi gợi mở ra bảng phụ và tiến hành sau khi học sinh lấy ví dụ về từ đồng âm để khẳng định lại ghi nhớ. Lúc đó tự các em sẽ có một sự so sánh giữa các ví dụ về từ đồng âm với ví dụ trên đây, đồng thời giáo viên kích thích đươc tư duy của học sinh. Trước khi kết thúc tiết học, giáo viên cũng không quên nhắc học sinh về nhà tiếp tục suy nghĩ trả lời giải thích về hiện tượng từ “đi” trong các câu văn đã cho. Trong bài dạy “Từ nhiều nghĩa” giáo viên có thể lấy thêm một hai trường hợp về từ nhiều nghĩa, sau đó quay lại lấy một ví dụ về từ đồng âm cho học sinh nhận định về các từ trong ví dụ. Ví dụ: từ “chỉ” trong các trường hợp sau là từ đồng âm hay nhiều nghĩa? Vì sao? Cái kim sợi chỉ – chiếu chỉ – chỉ đường – một chỉ vàng. Ở câu hỏi này, giáo viên yêu cầu học sinh giải thích lí do lựa chọn để khẳng định kiến thức và khả năng nhận diện, phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Sau khi học sinh trả lời giáo
- viên chốt lại từ “chỉ” trong các trường hợp trên có quan hệ đồng âm vì nghĩa của từ “chỉ” trong mỗi trường hợp khác nhau, không có quan hệ với nhau. Nội dung trên, giáo viên cũng tiến hành trong khoảng 2-3 phút, dành thời gian cho các em làm bài tập phần luyện tập. Cuối tiết học nhấn mạnh: “HS cần lưu ý phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, tránh nhầm lẫn đáng tiếc giữa hai hiện tượng này”. 3.3. Biện pháp 3: Giúp học sinh tìm ra dấu hiệu chung nhất để phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa dựa vào yếu tố từ loại Khi học sinh đã được học và nắm vững khái niệm từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, tôi bắt đầu yêu cầu học sinh kẻ bảng so sánh sự giống và khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. - Giống nhau: Phát âm giống nhau. (Tức là hình thức thể hiện trên chữ viết giống nhau). - Khác nhau: + Từ đồng âm: Nghĩa hoàn toàn khác nhau. + Từ nhiều nghĩa có điểm giống nhau về nghĩa. Như vậy, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có đặc điểm và hình thức giống nhau, đọc giống nhau, viết cũng giống nhau chỉ khác nhau về ý nghĩa. Ví dụ 1: Con ruồi đậu1 mâm xôi đậu2. đậu1: là một hoạt động. (Động từ) đậu2: là tên một loại hạt dùng để thổi xôi. (Danh từ) Hai từ đậu phát âm giống nhau nhưng nghĩa của chúng không có dính dáng, liên quan gì đến nhau. Tức là nghĩa hoàn toàn khác nhau. Như vậy, đậu1 và đậu2 là từ đồng âm. Ví dụ 2: Chân1 anh đi khắp chân2 trời góc bể. chân1: là bộ phận cuối cùng của cơ thể, giúp nâng đỡ cơ thể, giúp cơ thể di chuyển. chân2: là bộ phận cuối cùng của sự vật. Hai từ chân phát âm giống nhau, đồng thời chúng có nét nghĩa giống nhau. (Đều là bộ phận cuối của sự vật). Như vậy, chân1 và chân2 là từ nhiều nghĩa. Ví dụ 3: Chúng tôi ngồi vào bàn1 để bàn2 công việc. bàn1: chỉ một đồ vật có mặt phẳng, chân đứng để đồ đạc hoặc làm việc (Danh từ). bàn2: chỉ sự trao đổi ý kiến (Động từ).
- Hai từ bàn xét về hình thức ngữ âm thì hoàn toàn giống nhau còn nghĩa thì hoàn toàn khác nhau. Như vậy, bàn1 và bàn2 là từ đồng âm. Để giúp học sinh không nhầm lẫn giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa tôi đã dạy cho học sinh dựa vào một số dấu hiệu phân biệt qua bảng tóm tắt sau: Dấu hiệu phân Từ đồng âm Từ nhiều nghĩa biệt - Đọc giống nhau, viết giống nhau. Giống nhau - Dựa vào văn cảnh để xác định nghĩa của từ - Thường khác từ loại. - Luôn luôn cùng từ loại. Ví dụ: Ví dụ: 1 Chúng nó tranh nhau quả bóng. Lan ăn1 cơm. ĐT ĐT 2 Mọi người đang xem tranh . Xe ăn2 hàng ở cảng. DT ĐT * Nếu cùng từ loại thì phần lớn là danh từ. Ví dụ: Tấm vải1 này dày quá. DT Năm nay quê em được mùa vải2. Khác DT nhau - Các từ đồng âm có nghĩa khác - Giữa nghĩa gốc và nghĩa xa nhau. chuyển của từ luôn có mối quan hệ về nghĩa. - Một số từ đồng âm xuất hiện từ - Tất cả nghĩa chuyển đều quy luật chuyển từ loại. xuất phát từ quy luật chuyển nghĩa của từ. Ví dụ: Ví dụ: 1 Bố đẽo cày . Ngôi nhà1 vừa mới xây xong. Bố đang cày2 ngoài đồng. Cả nhà2 vui vẻ trò chuyện. cày1: Danh từ chỉ 1 loại nông cụ. nhà1: Chỉ nơi ở. cày2: Động từ dùng chỉ cày để lật nhà2: Chỉ những người sống đất lên (chuyển loại danh từ sang trong nơi ở đó. động từ)
- 3.4. Biện pháp 4: Giúp học sinh nhận biết từ đơn nghĩa và từ đa nghĩa Muốn hiểu rõ hơn khái niệm về từ đa nghĩa ta có thể so sánh từ đa nghĩa với từ đơn nghĩa. Từ nào là tên gọi của một sự vật, hiện tượng biểu đạt một khái niệm thì từ ấy chỉ có một nghĩa (từ đơn nghĩa). Từ nào là tên gọi của nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm thì từ ấy là từ nhiều nghĩa (từ đa nghĩa). Để học sinh nhận biết thế nào là từ đơn nghĩa, thế nào là từ đa nghĩa. Trước hết, giáo viên có thể cho học sinh ví dụ để phân biệt từ có đơn nghĩa. Ví dụ 1: xe đạp: chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp. Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa (từ đơn nghĩa). Ví dụ 2: Với từ “ăn”: - ăn cơm: Cho vào cơ thể thức ăn để nuôi sống. (nghĩa gốc) - ăn cưới: Ăn uống nhân dịp cưới. - (da) ăn nắng: Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào, nhiễm vào. - ăn ảnh: Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh. - (tàu) ăn hàng: Tiếp nhận hàng dể chuyên chở. - (sông) ăn ra biển: Lan ra, hướng đến biển. - (sơn) ăn mặt: Làm hủy hoại dần từng phần. …… Như vậy, từ “ăn” là một từ có nhiều nghĩa (từ đa nghĩa). Với cách hướng dẫn nhận diện này, các em sẽ phân biệt từ đơn nghĩa và từ đa nghĩa một cách dễ dàng hơn, trước khi dẫn đến hình thành khái niệm nghĩa gốc, nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa. 3.5. Biện pháp 5: Tổng hợp, phân loại các dạng bài tập về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa Tôi đã tiến hành tập hợp, phân loại các dạng bài tập để giúp học sinh nắm chắc phần kiến thức này. - Dạng 1: Phân biệt nghĩa của các từ + Đối với từ đồng âm: phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong các cụm từ sau: Cánh đồng (1) – tượng đồng (2) – một nghìn đồng (3). Ở bài tập này, tôi yêu cầu các em đánh số sau đó giải nghĩa các từ “đồng” trong từng trường hợp: “đồng”(1): chỉ khoảng đất rộng, bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt. “đồng” (2): là kim loại. “đồng” (3): là đơn vị tiền Việt Nam.
- Sau đó yêu cầu học sinh rút ra kết luận: Nghĩa của các từ “đồng” này hoàn toàn khác nhau, chúng là những từ đồng âm. (Dùng tranh ảnh minh họa) + Đối với từ nhiều nghĩa: Trong những câu sau câu nào có từ “chân” mang nghĩa gốc và câu nào có từ “chân” mang nghĩa chuyển ? a. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân (1). b. Bé đau chân (2). Đối với bài tập trên tôi yêu cầu các em đánh số sau đó nêu nghĩa của từ “chân” trong mỗi câu và xác định nghĩa chuyển, nghĩa gốc. Từ “chân” trong câu (a): chỉ một bộ phận làm trụ đỡ của cái kiềng – nghĩa chuyển. Từ “chân” trong câu (b): chỉ một bộ phận của cơ thể đỡ và di chuyển cơ thể – nghĩa gốc. - Dạng 2: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm hoặc nhiều nghĩa + Đối với từ đồng âm: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm: bàn, cờ, nước. Ở bài tập này, tôi hướng dẫn học sinh với mỗi từ các em cần đặt ít nhất là hai câu, các từ đó có quan hệ đồng âm với nhau. VD: Bàn: - Cả nhà ngồi vào bàn để ăn cơm. - Bố mẹ em cũng đang bàn chuyện làm ăn. + Đối với từ nhiều nghĩa: Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ “đứng”. Tôi yêu cầu học sinh đặt câu và gợi ý nghĩa của các từ “đứng” như sau: Nghĩa 1: Đứng: Ở tư thế chân thẳng, chân đặt trên mặt nền. Nghĩa 2: Đứng: Ngừng chuyển động. Giáo viên có thể gợi ý nghĩa 1, nói tới một tư thế của người hoặc động vật. Nghĩa 2 nói tới trạng thái của một đồ vật hiện tượng để học sinh có thể đặt câu. Nghĩa 1: Chúng em đứng nghiêm trang chào cờ. Nghĩa 2: Kim đồng hồ đang chạy, bỗng đứng lại. - Dạng 3: Phân biệt quan hệ đồng âm, quan hệ nhiều nghĩa VD: Trong các từ in đậm dưới đây, những từ nào có quan hệ đồng âm, những từ nào có quan hệ nhiều nghĩa với nhau? Vàng: - Giá vàng nước ta tăng đột biến. (1) - Tấm lòng vàng. (2) - Ông tôi mua một bộ vàng lưới để chuẩn bị cho vụ đánh bắt hải sản. (3)
- Ở bài tập này giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa của các từ “vàng” rồi xác định mối quan hệ giữa chúng dựa vào định nghĩa của từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Đáp án: từ “vàng” ở câu 1,2 có quan hệ nhiều nghĩa, từ “vàng” ở câu 3 có quan hệ đồng âm với từ “vàng” ở câu 1 và 2. - Dạng 4: Nối từ hoặc cụm từ với nghĩa đã cho + Đối với từ đồng âm: Ví dụ: Nối các cụm từ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B A B 1. Sao trên trời có khi tỏ khi mờ. a. Chép lại hoặc tạo ra văn bản khác theo 2. Sao lá đơn này thành ba bản. đúng bản chính. 3. Sao tẩm chè. b. Tẩm một chất nào đó rồi sấy khô. 4. Sao ngồi lâu thế ? c. Nêu thắc mắc không biết rõ nguyên 5. Đồng lúa mượt mà sao! nhân. d. Nhấn mạnh mức độ làm ngạc nhiên, thán phục. e. Các thiên thể trong vũ trụ. Đáp án: 1 - e; 2 - a; 3 - b; 4 - c; 5 - d + Đối với từ nhiều nghĩa: Ví dụ: Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ “chạy” trong mỗi câu ở cột A: A B
- 1. Bé chạy lon ton trên sân. a. Hoạt động của máy móc. 2. Tàu chạy băng băng trên đường ray. b. Khẩn trương tránh những điều 3. Đồng hồ chạy đúng giờ. không may sắp xảy đến. 4. Dân làng khẩn trương chạy lũ. c. Sự di chuyển nhanh của phương tiện giao thông. d. Sự di chuyển nhanh bằng chân. Đáp án: 1-d; 2-c; 3-a; 4-b Đối với những bài tập trên, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận để nối những cụm từ hoặc câu với nghĩa thích hợp ở những trường hợp dễ nhận thấy trước. Trường hợp khó còn lại nếu học sinh chưa hiểu nghĩa các em có thể vận dụng cả phương pháp loại trừ. Ở cả từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có mặt cả bốn dạng bài tập trên. Bên cạnh đó, mỗi nội dung lại có một số dạng bài tập riêng: + Đối với từ đồng âm có dạng bài tập đố vui: Trùng trục như con chó thui Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu. (Là con gì?) Hoặc dạng bài tập chỉ ra những từ đồng âm được dùng để chơi chữ trong các câu sau: a. Bác bác trứng, tôi tôi vôi. b. Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa. Với bài tập này tôi yêu cầu các em chỉ ra từ đồng âm và nêu cách hiểu của mình về các câu trên. + Đối với từ nhiều nghĩa có dạng bài tập thay thế từ: Tìm từ có thể thay thế từ mũi trong các cụm từ sau: Mũi thuyền, mũi súng, mũi đất, mũi quân bên trái đang thừa thắng xốc tới, tiêm ba mũi. 3.6. Biện pháp 6: Tự tích lũy kiến thức về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để có thêm vốn từ trong giảng dạy Để dạy tốt phần kiến thức nghĩa của từ này, tôi nghĩ bản thân người giáo viên phải luôn nỗ lực tự tích lũy, trau dồi bản thân để có được vốn từ phong phú. Bản thân tôi đã tự tích lũy cho bản thân vốn từ sau: Ví dụ: * Đối với từ đồng âm: bạc - Cái nhẫn bằng bạc - Đồng bạc trắng hoa xòe
- - Cờ bạc là bác thằng bần - Ông Ba tóc đã bạc - Đừng xanh như lá, bạc như vôi - Cái quạt máy này phải thay bạc… + Một số trường hợp dùng từ đồng âm để chơi chữ: chèo - Ăn no rồi lại nằm khoèo Nghe giục trống chèo bế bụng đi xem (ca dao) - Kể chi tuổi tác già nua Chống chèo xin cứ thi đua đến cùng. (Mẹ Suốt - Tố Hữu) - Bà già đi chợ Cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng? Thầy bói gieo quẻ nói rằng Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn. + Câu chuyện vui sau đây cũng sử dụng từ đồng âm để chơi chữ: Xưa, có anh chàng mượn của người hàng xóm một chiếc vạc đồng. Ít lâu sau, anh ta trả cho người hàng xóm hai con cò, nói là vạc bị mất nên đền hai con cò này. Người hàng xóm đi kiện. Quan gọi hai người đến xử. Người hàng xóm thưa: “ Bẩm quan, con cho hắn mượn vạc, hắn không trả”. Anh chàng nói: “Bẩm quan, con đã đền cho anh ta cò. Nhưng vạc của con là vạc thật.” - Dễ cò của tôi là cò giả đấy phỏng? – Anh chàng trả lời. - Bẩm quan, vạc của con là vạc đồng. - Dễ cò của tôi là cò nhà đấy phỏng? * Đối với từ nhiều nghĩa: chạy - Cầu thủ chạy đón quả bóng - Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại - Tàu chạy trên đường ray - Đồng hồ này chạy chậm - Mưa ào xuống, không kịp chạy lúa phơi ngoài sân - Nhà ấy chạy ăn từng bữa - Con đường mới mở chạy qua làng tôi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2235 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 432 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 215 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 121 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 100 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 131 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 187 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 62 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn