Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học phát âm tiếng Anh chuẩn như người bản ngữ
lượt xem 9
download
Mục đích của biện pháp: Nhằm góp phần giúp học sinh phát âm dễ dàng hơn; Giúp học sinh phát âm hay hơn, tự nhiên hơn; Hạn chế được tình trạng học sinh yếu ngại nói,ngại đọc từ đó dẫn đến lười học và không có hứng thú học môn Tiếng Anh; Rèn kĩ năng nói tiếng Anh chuẩn hơn, giống người bản địa hơn từ đó giúp học sinh mạnh dạn tự tin hơn khi giao tiếp tiếng Anh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học phát âm tiếng Anh chuẩn như người bản ngữ
- 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1.Lý do chọn biện pháp: Trong những năm gần đây, giáo dục tiểu học đang thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, nhằm phát triển nhân cách của con người đáp ứng với những yêu cầu của thời đại. bộ môn Tiếng Anh góp phần không nhỏ trong việc phát triển trí tuệ và sự hiểu biết xã hội của học sinh. Tiếng Anh đã đưa vào chương trình giáo dục tiểu học với mục tiêu giúp các em học sinh rèn luyện 4 kỷ năng : Nghe, nói, đọc, viết tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự học, tìm hiểu khoa học kỹ thuật hiện đại và kho tàng văn hóa phong phú của thế giới. và là một trong những ngôn ngữ có vai trò to lớn trong quá trình hội nhập của đất nước. Trước yêu cầu về xây dựng môi trường học và sử dụng ngoại ngữ theo công văn số 4536/BGDĐT ; Công văn số 2819/KH – SGDĐT ngày 30/10/2019 ; Công văn 996/KH – GD&ĐT mỗi giáo viên dạy tiếng Anh tiểu học có nhiệm vụ là phải làm thế nào để tạo được môi trường học và sử dụng ngoại ngữ, làm thế nào để giúp các em học sinh phát triển kỹ năng giao tiếp một cách tốt nhất. Ngữ âm được coi là một trong những yếu tố cơ sở của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Nếu phát âm chính xác thì mọi kĩ năng như nghe, nói, đọc sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu phát âm sai hoặc không rõ ràng sẽ làm cho người nghe hiểu nhầm hoặc thậm chí không hiểu ý của người nói. Xuất phát từ đối tượng của quá trình dạy học là học sinh tiểu học thuộc vùng khó khăn. Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát âm, phát âm đúng là yếu tố cần thiết để phát triển kỹ năng nghe nói giúp các em có những phản xạ nhạy bén hơn trong quá trình giao tiếp. Phát âm được coi là việc quan trọng đầu tiên, phát âm được và nói được là cơ sở giao tiếp. Nếu quen phát âm sai, nói sai thì cũng không thể nghe được, và người nghe cũng không thể hiểu được thông tin mình muốn truyền đạt. 1.2 .Mục đích của biện pháp: Nhằm góp phần giúp học sinh phát âm dễ dàng hơn. Giúp học sinh phát âm hay hơn, tự nhiên hơn. Hạn chế được tình trạng học sinh yếu ngại nói,ngại đọc từ đó dẫn đến lười học và không có hứng thú học môn Tiếng Anh. Rèn kĩ năng nói tiếng Anh chuẩn hơn, giống người bản địa hơn từ đó giúp học sinh mạnh dạn tự tin hơn khi giao tiếp tiếng Anh. 1
- 2. PHẦN NỘI DUNG 2.2. Các biện pháp: 2.2.1. Quy tắc nhấn trọng âm từ và trọng âm câu ( Stress): Tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm tiết, những từ có hai âm tiết trở lên luôn có một âm tiết phát âm khác biệt hẳn so với những âm tiết còn lại về độ dài, độ lớn và độ cao. Âm tiết nào được phát âm to hơn, giọng cao hơn và kéo dài hơn các âm khác trong cùng một từ thì ta nói âm tiết đó đươc nhấn trọng âm. Nói cách khác, trọng âm rơi vào âm tiết đó. Sau đây là một số quy tác đánh dấu trọng âm từ cơ bản mà tôi đã áp dụng: Các động từ, giới từ có hai âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. Eg: relax /rɪˈlæks/ between /bɪˈtwiːn/ Danh từ và tính từ có 2 âm tiết có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất Eg: paper /ˈpeɪpər/ ; teacher /ˈtiːtʃər/ happy (adj) /ˈhæpi/ Danh từ và tính từ ghép sẽ có trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1 Eg: airport /ˈerpɔːrt/ ; seafood /ˈsiːfuːd/ ; 'airsick, 'homesick, Với từ có 3 âm tiết, trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ 3 tính từ cuối lên. Eg: economy /ɪˈkɑːnəmi/ ; intelligent /ɪnˈtelɪdʒənt/ Trọng âm không rơi vào các tiền tố hoặc hậu tố: Eg: unimportant /ˌʌn.ɪmˈpɔː.tənt/ ; beautiful /ˈbjuː.tɪ.fəl/ Các từ chỉ số luợng nhấn trọng âm ở từ cuối kết thúc bằng đuôi – teen. ngược lại sẽ nhấn trọng âm ở từ đầu tiên nếu kết thúc bằng đuôi – y Eg: thirteen /θɜːˈtiːn/, fourteen /ˌfɔːˈtiːn/, twenty /ˈtwen.ti/, thirty /ˈθ ɜː.ti/ Trong tiếng Anh, không chỉ từ mang trọng âm, mà câu cũng có trọng âm. Trọng âm câu rất quan trọng, vì khi nói, từ mà người nói nhấn trọng âm cũng như cách mà họ đánh trọng âm vào cùng một từ có thể làm thay đổi hoàn toàn nghĩa hàm chứa trong câu nói. Ngoài ra, trọng âm câu còn tạo ra giai điệu, hay tiếng nhạc cho ngôn ngữ. Đó chính là âm điệu, tạo nên sự thay đổi trong tốc độ nói tiếng Anh. Cách nhịp giữa từ được đánh trọng âm là như nhau. 2
- Trong một câu, hầu hết các từ được chia làm hai loại, đó là từ thuộc về mặt nội dung (content words) và từ thuộc về mặt cấu trúc (structure words). Chúng ta thường nhấn trọng âm vào các từ thuộc về mặt nội dung, bởi vì đây là từ quan trọng và mang nghĩa của câu.Những từ thuộc về mặt cấu trúc là những từ phụ trợ cấu tạo ngữ pháp cho câu, làm cho câu đúng về mặt cấu trúc hoặc ngữ pháp. Chúng thường ít quan trọng hơn và không được nhấn trọng âm khi nói. Eg : 1. We want to go to work. 2. I am talking to my friends. 2.2.2. Rèn cho học sinh sử dụng ngữ điệu (Intonation) Trong tiếng Anh giao tiếp, phát âm chuẩn là chưa đủ, muốn nói được trôi chảy, tự nhiên như người bản xứ còn cần phải áp dụng ngữ điệu đúng. Ngữ điệu trong tiếng Anh là yếu tố cần thiết không những làm cho câu nói có sắc thái mà còn thể hiện được ý nghĩa muốn truyền đạt của người nói. Ngữ điệu xuống được sử dụng phổ biến nhất trong tiếng Anh, nó được áp dụng đối với các loại câu sau: 1. Statement Câu khẳng định Eg: I’ll be back in a ↘minute. 2. Command Câu mệnh lệnh Eg: Leave it on the ↘desk. 3. Whquestion Câu hỏi có từ để hỏi Eg: Where do you ↘work? 4. Exclamations Câu cảm thán Eg: What a beautiful ↘ voice! Ngữ Điệu Lên (➚) Lên Giọng Ở Cuối Câu 1. Yes/no Questions Câu hỏi Yes/No Eg: May I borrow your ➚dictionary? 2.Question tags Câu hỏi đuôi Áp dụng với những câu hỏi đuôi hỏi để lấy thông tin bình thường. Eg: You're a new student ➚aren't you? 3.Lên giọng ở những câu cầu khiến. Eg: Can you give me a cup of tea? 4.Thể hiện cảm xúc tích cực. Eg: Oh, really surprise! 2.2.3. Tập cho học sinh cách phản xạ nhanh bằng Tiếng Anh Đối với các em điều kiện sống ở nông thôn như trường chúng tôi, môi trường Tiếng Anh chưa được phát triển, vốn từ vựng cũng còn hạn chế. Dù vậy, tôi vẫn 3
- tăng cường nói Tiếng Anh trên lớp, thường thì là các câu mệnh lệnh đơn giản và các mẫu câu mới học được sử dụng ngay trong lớp để các em có điều kiện phản xạ tốt. Eg: Khi gặp thầy cô giáo, hay bạn bè, các em có thể chào nhau bằng những câu Tiếng Anh như Hello, Good morning, Good afternoon…Hay trò chuyện bằng những câu hỏi về bản thân What’s your name?, How are you?, What’s the weather like today?, What day is it today?, What is the date today?.... Những câu hỏi về đồ vật, sử dụng các đồ vật thật có trong lớp học (bàn, ghế, thước, vở... ) như các mẫu câu: What’s this?, What are these? ...; Các câu hỏi về màu sắc và vị trí: What colour is it? Where is this? Where are they?... Trong giờ học tôi đã sử dụng hình vẽ, cử chỉ,…các hành động khác phi ngôn ngữ để diễn đạt 1 từ. Khi nói chuyện bằng Tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ (body language). Ví dụ: Khi đưa từ “ swim ’’ tôi có thể làm động tác đưa hai cánh tay ra bơi hay cụm từ “play tabletennis” thì tôi làm động tác đánh bóng bàn. Như vậy các em nhớ lâu hơn. Để học sinh nhớ nhanh và hiểu Tiếng Anh thì nhất thiết các em phải sử dụng nó. Cái cách chép đi chép lại 1 câu, 1 từ mới không thực sự hữu dụng nữa. Mà khi các em học được 1 từ mới, một mẫu câu mới thì phải sử dụng nó ngay trong tình huống thực tiễn hàng ngày. Do vậy, phương pháp luyện tập theo mẫu là rất quan trọng. Các em nên sử dụng Tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học. Đừng làm cho học sinh sợ hay ngại nói Tiếng Anh vì lo mình nói bị sai. Khuyến khích các em đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết Tiếng Anh. Chính sự mạnh dạn là điều học tốt Tiếng Anh. Dạy các em biết cách hỏi lại hoặc đề nghị người nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa. Ví dụ: Can you say it again ? Can you repeat your question? Mặt khác, giờ học Tiếng Anh luôn phải sôi nổi và tạo tâm lí nhẹ nhàng không gò bó về điểm số đánh giá kết quả học tập. Tôi luôn dành những lời khen cho học sinh, luôn hài lòng về học sinh (Oral comments). Dạy nói Tiếng Anh qua tình huống giao tiếp là hay nhất. Dạy các em cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách căn cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình huống giao tiếp. Đây là hoạt động vô cùng quan trọng nhằm giúp cho học sinh hình thành kỹ năng phán đoán trước khi học, đồng thời lôi cuốn học sinh vào ngữ cảnh của bài học, đặt các em vào tình huống giao tiếp sắp diễn ra. Để hình thành cho học sinh kỹ năng quan trọng này, bản thân tôi luôn tổ chức một số hoạt động sinh động như “ tạo tình huống nói” đối với bài nói. 4
- Can you guess the content of the dialogue ? How do you answer it ? Ví dụ: Tiếng anh 5 –Unit 12 – Phần 1: Look, listen and repeat Học sinh quan sát tranh và trả lời một số câu hỏi: Who are they? Where are they? What are they talking about? Từ những câu hỏi gợi ý đó, tôi tiếp tục đặt câu hỏi Can you guess the content of the dialogue? để xem học sinh có nắm được nội dung tình huống giao tiếp đó không. Sau đó hướng dẫn học sinh dựa vào tình huống đó và xây dựng một đoạn hội thoại dựa vào ngôn ngữ của mình. 2.2.4.Tổ chức cho học sinh các buổi ngoại khóa và sinh hoạt Câu lạc bộ nói Tiếng Anh. Mỗi tháng nên tổ chức cho các em tham gia một buổi ngoại khóa . trong buổi ngoại khóa đó nên cho học sinh đi tham quan ở những khu du lịch có đông người nước ngoài . Đây là bí quyết rất hiệu quả nếu muốn học sinh phát âm chuẩn bản ngữ. Khi tiếp xúc với người nước ngoài, các em không chỉ được nghe phát âm chuẩn mà còn hiểu hơn về chất giọng, ngôn ngữ tự nhiên cũng như văn hóa của người bản địa là như thế nào. Bên cạnh đó nên tạo một môi trường nói Tiếng Anh cho học sinh thông qua hình thức sinh hoạt Câu lạc bộ nói Tiếng Anh. Giúp cho học sinh mạnh dạn, tự tin giao tiếp Tiếng Anh, hình thành cho các em kỹ năng thuyết trình và cải thiện kĩ năng phát âm. 2.2.5. Cho học sinh học phát âm qua video và các phần mềm học tiếng Anh có yếu tố nước ngoài. Học phát âm qua video giúp học sinh hứng thú hơn. Học sinh được nghe đọc mẫu để bắt chước theo cách phát âm và cả giọng đọc . Cách học này khá dễ thực hiện bằng cách chọn các video hoạt hình, bài hát thiếu nhi bằng Tiếng Anh trên Youtube. Eg: CN chanel, Coco melon… Một số phần mềm học tiếng Anh trên mạng giúp học sinh học và rèn luyện 4 kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Điểm nổi bật của các phần mềm này là rất chú trọng đến phát triển kĩ năng nghe và nói. Khi học Tiếng Anh có yếu tố nước ngoài thì giúp các em phát âm chuẩn và chính xác hơn. Eg: Phần mềm Monkey Junior, Monkey stories, Edupia …. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI: Kết quả trước khi thực hiện các biện pháp: 5
- Hoàn Hoàn Chưa hoàn thành Khối Tổng thành thành lớp số tố t SL % SL % SL % 4 72 20 27,8 45 62,5 7 9,7 5 55 15 27,3 30 54,5 10 18,2 Sau một thời gian áp dụng " Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học phát âm tiếng Anh chuẩn như người bản ngữ " bản thân tôi đã đạt được một số kết quả hết sức khả quan. Trước hết, bởi những kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình, SGK tiếng Anh mới. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng. Không khí học tập sôi, nổi nhẹ nhàng. Học sinh có cơ hội để khẳng định mình, không còn lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ học. . Một số em trước đây rất ngại nói tiếng Anh giờ đã mạnh dạn hơn, sôi nổi trong các phần thực hành và trò chơi. Đây cũng chính là những nguyên nhân đi đến những kết quả tương đối khả quan của hai khối lớp mà tôi đã dạy. Khảo sát đánh giá chất lượng cuối kỳ 1 của kĩ năng nói môn Tiếng Anh: Hoàn Hoàn Chưa hoàn thành Khối thành thành Tổng lớp tố t số SL % SL % SL % 4 72 30 41,7 40 55,5 2 2,8 5 55 25 45,5 27 49,1 3 5,4 Trên đây là những phương pháp mà tôi đã áp dụng khi rèn luyện cách phát âm cho học sinh tiểu học. Tuy nhiên mỗi đơn vị bài học có những nội dung khác nhau, việc áp dụng phương pháp này cũng cần phải linh động và sáng tạo để đem lại hiệu quả cao, tránh gây nhàm chán cho học sinh. 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 218 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 169 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 188 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 175 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 24 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 102 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 147 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn