Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong phân môn Tập làm văn lớp 2
lượt xem 12
download
Mục đích của đề tài này là nghiên cứu và đưa ra các biện pháp cụ thể, thiết thực nhằm giúp cho giáo viên dạy học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn, đó là các biện pháp: Sử dụng linh hoạt phương pháp, hình thức dạy học; Tăng cường vốn từ cho học sinh; Rèn kỹ năng viết cho học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong phân môn Tập làm văn lớp 2
- “Một số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong phân môn Tập làm văn lớp 2” 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết để giúp các em học tập và giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Thông qua việc học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, góp phần hình thành con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tập làm văn là một phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học. Tập làm văn dạy các kiến thức và kĩ năng giúp học sinh tạo lập, sản sinh ra ngôn bản. Phân môn Tập làm văn có vai trò, vị trí quan trọng trong việc hình thành, xây dựng các phân môn khác. Nhờ quá trình vận dụng các kĩ năng để tạo lập, sản sinh văn bản trong dạy học Tập làm văn, tiếng Việt trở thành một công cụ sinh động trong quá trình học tập và giao tiếp của học sinh tiểu học. Nhiệm vụ cơ bản của phân môn Tập làm văn là giúp học sinh tạo được ra ngôn bản nói và viết theo các phong cách chức năng ngôn ngữ, hình thành và phát triển năng lực tạo lập ngôn bản – một năng lực được tổng hợp từ các kĩ năng bộ phận như: dạng nói, viết bằng câu, đoạn, bài. Lớp Hai học sinh tiểu học bắt đầu làm quen với phân môn Tập làm văn. Các em được làm quen với đoạn văn và được rèn kĩ năng viết đoạn văn. Trong khi giảng dạy qua bài làm của học sinh, tôi nhận thấy các con viết đoạn văn còn lúng túng, chưa đạt yêu cầu. Các em thường viết bị lặp mẫu câu, dùng sai từ, sắp xếp câu chưa hợp lí, viết câu không rõ ý, viết không đúng yêu cầu đề bài. Bản thân là một giáo viên dạy lớp 2, tôi có nhiều trăn trở không biết làm thế nào để giúp các em viết tốt đoạn văn theo yêu cầu. Vì vậy mà tôi luôn suy nghĩ và cố gắng tìm cách nâng cao chất lượng bài văn của học sinh lớp mình. Đây là lí do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong phân môn Tập làm văn lớp 2”. 1.2. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cưu va đ ́ ̀ ưa ra cac biên phap cu thê, thiêt th ́ ̣ ́ ̣ ̉ ́ ực nhăm giup cho giao viên ̀ ́ ́ dạy học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn, đó là các biện pháp: Sử dụng linh hoạt phương pháp, hình thức dạy học; Tăng cường vốn từ cho học sinh; Rèn kỹ năng viết cho học sinh. GV: Lê Thị Tuyên Trang 1
- “Một số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong phân môn Tập làm văn lớp 2” 2. PHÂN NÔI DUNG ̀ ̣ 2.1. Thực trạng về dạy học viết đoạn văn ở tiểu học hiện nay 2.1.1. Thực trạng về phương pháp và chất lượng dạy học viết đoạn văn ở tiểu học hiện nay Qua thực tế giảng dạy trong thời gian qua ở khối lớp 2, tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là phân môn khó đối với học sinh. Tập làm văn đòi hỏi tính sáng tạo của học sinh. Vì vậy để có bài văn hoàn thiện về cả nội dung lẫn hình thức quả là một điều khó với học sinh. Nhiều em không biết bắt đầu từ đâu, phải nói và viết những gì, viết như thế nào. Chính vì vậy mà trong các tiết học phân môn này các em thường rất lúng túng, viết lan man không đúng trọng tâm đề, ý văn nghèo nàn, dùng từ không chính xác, sắp xếp câu lộn xộn. Một số học sinh có thói quen nói như thế nào viết như thế ấy. Học sinh tuy có sự hiểu biết nhưng chưa diễn đạt được ý mình muốn nói. Bài viết chỉ mang tính liệt kê khô khan, không biết liên kết câu và lồng cảm xúc của người viết vào. Một số em viết câu còn sai ngữ pháp, ít khi sử dụng câu giàu hình ảnh, cảm xúc. Đa số giáo viên trong trường tôi đều là những người có nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề song ở một số tiết học giáo viên còn nói nhiều, chưa khơi gợi huy động vốn hiểu biết, cách sử dụng từ ngữ mà bắt học sinh học nhiều, yêu cầu học sinh nhớ nhiều để bắt chước rồi “làm Văn”. Để đối phó với việc học sinh làm bài kém, để đảm bảo “chất lượng” khi kiểm tra thi cử, nhiều giáo viên cho học sinh thuộc một bài văn mẫu để khi các em gặp một đề bài tương tự cứ thế mà chép ra. Vì vậy dẫn đến cả thầy và trò nhiều khi bị lệ thuộc quá vào “văn mẫu” không thoát khỏi “mẫu”. Sau đây là kết quả khảo sát 29 học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm về phân môn Tập làm văn đầu năm học 20202021. Số Số em em Số Tổng viết viết em số chưa Số em viết tốt đạt viết HS: đạt trung khá yêu bình cầu SL % SL % SL % SL % 30 7 23 14 47 6 20 3 10 Qua bảng tổng hợp trên, ta thấy tỉ lệ học sinh viết chưa đạt yêu cầu và học sinh viết trung bình chiếm 70%. Tỉ lệ học sinh làm bài tốt chiếm có 30%. Đây là một con số đáng báo động. GV: Lê Thị Tuyên Trang 2
- “Một số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong phân môn Tập làm văn lớp 2” 2.1.2. Nguyên nhân của hạn chế, bất cập Trên thực tê, viêc day va hoc phân môn T ́ ̣ ̣ ̀ ̣ ập làm văn ở tiêu hoc hiên nay con rât ̉ ̣ ̣ ̀ ́ ̀ ́ ̀ ́ ̣ nhiêu vân đê bât câp. * Về phía học sinh: Là lớp đầu cấp (sau lớp 1) nên các em còn hạn chế khả năng giao tiếp, ngôn ngữ còn hạn hẹp về vốn từ. Học sinh thường lười đọc sách báo hoặc tìm tòi sưu tầm những tài liệu phục vụ cho kiến thức có liên quan đến môn học dẫn đến nghèo vốn từ, nghèo vốn sống để có thể đưa bài văn vào viết. Phụ huynh đa số là nông dân ít có điều kiện quan tâm đến việc học tập sinh hoạt của con em. Trong tiết trả bài, học sinh chưa được sửa lỗi và tự sửa lỗi kĩ càng, đầy đủ; các em cảm thấy nặng nề, thất vọng về bài viết của mình. Các em chưa thực sự cảm thấy yêu thích môn học. Học sinh chỉ quan tâm đến những sở thích không phục vụ cho môn học như: đọc sách báo, truyện tranh nhảm nhí, chơi điện tử, xem phim ảnh không phù hợp với lứa tuổi nên vốn văn học rất hạn chế. * Về phía giáo viên: Giáo viên còn lúng túng khi vận dụng phương pháp dạy Tập Làm Văn: Lập dàn bài rập khuôn dẫn đến bài làm của học sinh giống nhau về ý tưởng, nội dung. Chưa rèn cho học sinh có thói quen đọc các bài văn mẫu, văn hay từ đó rút ra ý hay, tai hại thay một số giáo viên cho học sinh thuộc những bài văn mẫu điều đó đã làm mất đi sự sáng tạo và óc tưởng tượng phong phú của học sinh. Giáo viên chưa linh động sáng tạo khi tổ chức các giờ dạy trên lớp, hình thức tổ chức dạy học đơn điệu: giáo viên hỏi học sinh trả lời, chỉ những em khá giỏi mới có thể tham gia trả lời còn những học sinh trung bình hoặc yếu thì cảm thấy lo sợ nếu bị gọi đến tên! Từ đó, học sinh cảm thấy nhàm chán, mất hứng thú học tập. Chưa xử lí kịp thời, chính xác các phát sinh dẫn đến tình trạng giáo viên đánh giá chưa đúng ý kiến của học sinh. * Về phía cha mẹ học sinh: Cha mẹ học sinh có thể giúp học sinh Tiểu học học tốt các môn học khác song môn Tập làm văn thì gặp khó khăn, một phần vì thiếu điều kiện thời gian, một phần vì phụ huynh sẽ lung túng trong việc nắm bắt nội dung, phương pháp dạy. Cha mẹ học sinh chưa thật sự quan tâm đến việc đầu tư sách tham khảo cho học sinh. Xuất phát từ thực trạng trên, tôi muốn tìm ra một số giải pháp nhằm giúp học sinh viết văn tốt hơn để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn góp phần thực hiện tốt mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt. GV: Lê Thị Tuyên Trang 3
- “Một số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong phân môn Tập làm văn lớp 2” 2.2. Một số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong phân môn tập làm văn Sau đây tôi xin trình bàymột số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong phân môn Tập làm văn lớp 2” 2.2.1. Sử dụng linh hoạt phương pháp, hình thức dạy học Mục tiêu : Giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Nội dung: Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học như đồ dùng trực quan, thảo luận nhóm, phiếu bài tập,... để học sinh được làm việc nhiều hơn. Cách tiến hành: Với cách dạy học cũ giáo viên hỏi và học sinh trả lời. Giáo viên giảng giải nói hết, học sinh không được nói nhiều. Với phương pháp dạy học mới học sinh được nói nhiều hơn, nhiều em được nói, câu nói hay nhiều em được học tập như câu “ Huệ say mê ngắm một khóm hoa hồng mới nở” hay giúp các em phát hiện ra câu nói chưa đủ câu, câu văn lủng củng diễn đạt chưa rõ ý. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu và xếp các bài vào các nhóm sau: + Dạng bài học sinh được nói nhiều. + Dạng bài cung cấp hình ảnh trực quan. + Dạng bài chuẩn bị quan sát từ nhà. Khi đã có hệ thống bài như vậy tôi thấy việc dạy và chuẩn bị bài của giáo viên sẽ tốt hơn. Đầu tiên là dạng học sinh được nói nhiều. Ví dụ 1: Bài: Tự giới thiệu. Câu và bài ( tr 12) – SGK Tiếng Việt 2 ( tập 1) Bài 3: Kể lại nội dung mỗi tranh dưới đây bằng 1, 2 câu để tạo thành một câu chuyện. Với dạng bài này thông thường thì giáo viên yêu cầu học sinh đọc đầu bài và giúp các em hiểu nội dung đầu bài. Bài có 4 bức tranh, tranh 1, 2 là hai tranh các em đã kể và viết ở tiết Luyện từ và câu. Đầu bài yêu cầu kể mỗi tranh bằng 1, 2 câu. Sau đó gộp các câu thành một câu chuyện. Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân. Sau đó, giáo viên chiếu từng tranh và gọi học sinh nói phù hợp với nội dung tranh. Nhưng đối với bài tập này để phát huy được tính tích cực và phát huy trí lực của học sinh thì tôi sẽ cho các con thảo luận nhóm bốn. Các em cùng quan sát tranh và mỗi bạn sẽ nói một câu về bức tranh đó. Học sinh có thể cùng nghe và sửa câu cho nhau sao cho câu hoàn chỉnh mà trong khi làm việc cá nhân sẽ khó thực hiện được. Sau đó, 4 bạn sẽ kể lại câu chuyện, mỗi bạn 1 tranh cùng nhau kể lại nội dung GV: Lê Thị Tuyên Trang 4
- “Một số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong phân môn Tập làm văn lớp 2” tranh. Thảo luận xong, tôi mời các nhóm lên kể lại 4 bức tranh để tạo thành một câu chuyện. Bạn khá giỏi có thể kể cả 4 bức tranh. Với cách làm này tôi thấy học sinh làm việc tích cực, sôi nổi không bạn nhàm chán theo cách đọc đề và làm buồn tẻ như trước. Một điều thấy rõ hơn là các con đã giúp nhau nói được những câu văn hay, câu đủ ý và diễn đạt rõ ý. Với dạng bài này theo cách dạy cũ là giáo viên sẽ hỏi: Tranh vẽ gì? Và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi dưới mỗi tranh. Với cách dạy mới tôi sẽ làm mẫu bức tranh 1 và tôi cũng hỏi: Tranh vẽ gì? Bạn trai đang vẽ ở đâu? Sau đó tôi gọi vài học sinh trả lời và khuyến khích học sinh có những cách trả lời khác nhau nhưng vẫn đúng nội dung tranh. Tiếp theo tôi sẽ cho học sinh thảo luận nhóm 4 để cùng nhau quan sát tranh và trả lời cả 4 câu hỏi ở dưới mỗi bức tranh. Tôi nhận thấy tiết học sôi nổi hơn. Các em nhút nhát đã tích cực làm việc hơn nhờ sự hỗ trợ của các bạn. Câu trả lời của các em cũng hay hơn, đầy đủ ý và câu văn đủ thành phần. Đó là điều tôi thấy mừng sau mỗi tiết dạy bởi lẽ các con có nói tốt thì viết mới tốt được. Tương tự với cách làm như vậy tôi đã áp dụng để dạy các bài như: Bài1 – tiết Tập làm văn Kể ngắn theo tranh. Luyện tập về thời gian biểu hay bài 2 – tiết Tập làm văn Đáp lời chia vui. Nghe – trả lời câu hỏi, bài 1 – tiết Tập làm văn Nghe – trả lời câu hỏi. Dạng bài tiếp theo là cung cấp thêm hình ảnh trực quan. Với học sinh lớp 2 thì khả năng tưởng tượng còn kém thì có những bài tôi đã sử dụng thêm hình ảnh trực quan như hình ảnh, tranh ảnh, video hay vật thật để giúp các con có cảm nhận tốt hơn khi viết văn. Đối với bài tập này dạy theo cách cũ là giáo viên sẽ cho học sinh quan sát tranh rồi trả lời lần lượt câu hỏi. Bức tranh thì khô cứng và học sinh nói được câu giàu hình ảnh. Vì vậy, tôi đã thay đổi phương pháp dạy như sau: Đầu tiên tôi cũng cho học sinh quan sát tranh. Sau đó, tôi hỏi tranh vẽ gì? Học sinh trả lời: Tranh vẽ ông mặt trời, mây, sóng, thuyền buồm, hải âu. Để học sinh trả lời được đúng câu hỏi: Buổi sáng ở biển như thế nào? tôi đã cho các con xem một số hình ảnh buổi sáng ở biển về thiên nhiên như những giọt sương đọng trên lá, hình ảnh em bé dang tay đón bình minh trên biển. Khi đó học sinh sẽ bật ra từ ngữ mong muốn là: mát mẻ, thoáng đãng... Còn sóng biển tôi sẽ cho học sinh xem đoạn phim về sóng biển để nghe tiếng sóng biển, nhìn rõ hình ảnh những con sóng. Từ đó học sinh có thêm vốn từ để tả về sóng biển như: sóng biển nối đuôi nhau xô vào bờ cát, những con sóng tung bọt trắng xóa, những con sóng lon ton xô vào bờ.... Sau đó, cho học sinh thảo luận nhóm 4 trả lời tất cả 4 câu hỏi bằng cách quan sát tranh kết hợp trải nghiệm đi biển, bằng đoạn phim cô giáo cung cấp thì tôi thấy rằng câu văn của con sẽ hay và phong phú. Các con sẽ tích cực nói và trao đổi hơn là nhìn tranh khô cứng để nói câu trả lời. Ví dụ 2: Bài: Đáp lời chia vui. Nghe – trả lời câu hỏi ( tr 90) – SGK Tiếng Việt 2 ( tập 2) GV: Lê Thị Tuyên Trang 5
- “Một số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong phân môn Tập làm văn lớp 2” Bài 3: Viết vào vở các câu trả lời cho phần a hoặc phần b ( bài tập 2). Để học sinh viết tốt bài 3 thì ngay từ bài 2 khi đọc và trả lời câu hỏi về quả măng cụt qua đoạn văn ngắn được cung cấp nhưng học sinh vẫn khó hình dung được hình dáng quả măng cụt tròn như quả cam, toàn thân tím sẫm hay cuống có bốn, năm cái tai tròn úp vào quả. Vì vậy tôi đã chuẩn bị vật thật là quả măng cụt để hướng dẫn học sinh. Tôi cũng cho học sinh làm việc nhóm 4 và phát cho các nhóm 4 quả măng cụt để các con cùng quan sát và sau đó thưởng thức để cảm nhận luôn được mùi vị của quả cụt để khi viết con sẽ có sự chân thực bằng chính trải nghiệm nhìn bằng mắt quả măng cụt, sờ và nếm thử những múi măng cụt trắng muốt. Bài 3 khi học sinh viết sản phẩm tôi nhận được không bị rập khuôn theo mẫu đã cung cấp ở bài tập 2. Học sinh viết: Khi em rứt cái cuống và bóp vào giữa quả thì quả măng cụt chia làm hai nửa và lộ ra những múi măng cụt trắng muốt. Em ăn múi măng cụt thấy ngon ngọt và thơm thoang thoảng. Đây là những câu văn xuất phát từ những hiểu biết của học sinh về quả măng cụt và cũng có dựa vào đoạn văn được cung cấp ở bài tập 2. Hình ảnh trực quan đã giúp học sinh có những câu văn sáng tạo hơn, thoát khỏi cái mẫu có sẵn. Đó cũng chính là điều tôi đang hướng cho các con trong các tiết Tập làm văn. Dạng bài chuẩn bị quan sát và thu thập thông tin từ ở nhà. Ví dụ 1: Bài: Kể ngắn theo câu hỏi ( tr 69) – SGK Tiếng Việt 2 ( tập 1) Bài 2: Trả lời câu hỏi. a) Cô giáo ( hoặc thầy giáo) lớp 1 của em tên là gì? b) Tình cảm của cô ( hoặc thầy) đối với học sinh như thế nào? c) Em nhớ nhất điều gì ở cô giáo ( hoặc thầy giáo)? d) Tình cảm của em đối với cô giáo ( hoặc thầy giáo) như thế nào? Đây là bài tập trả lời câu hỏi. Thông thường giáo viên sẽ đọc câu hỏi và học sinh trả lời nhưng với cách làm này học sinh sẽ không thoát khỏi hình thức trả lời câu hỏi thụ động, câu trả lời ngắn gọn, khô khăn và không có ý văn hay mà trong tiết tập làm văn hướng tới. Vì vậy, tôi đã giao cho các con một phiếu bài tập trước khi học bài này. Phiếu bài tập Cô Hình Mái Nước Giọn Tình Em Tìnhc giáo dáng tóc da g nói cảm nhớ ảm lớp 1 của nhất của của cô đốiđi ều em em với gì ở đối tên em cô với cô gì? giáo. GV: Lê Thị Tuyên Trang 6
- “Một số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong phân môn Tập làm văn lớp 2” .......... .......... .......... .......... .......... .......... .......... .......... ..... . .. .. .. ..... ..... Khi được giao phiếu việc như thế này các em sẽ đi tìm hiểu các thông tin về cô giáo lớp Một và nhớ lại những kỉ niệm khi học lớp Một, tình cảm chân thật của em dành cho cô. Đến tiết học tôi sẽ hỏi xem những bạn nào học cô Nga, còn ai học cô Ngọc... tôi sẽ chia các em về một nhóm để các em cùng trao đổi về các nội dung trong phiếu bài tập về cô giáo lớp Một đã dạy các em. Ngoài ra, tôi cũng sẽ kết hợp trình chiếu một số hình ảnh về cô giáo lớp Một của các em để giúp các em có thêm hình ảnh của cô giáo của dạy lớp Một và các hoạt động dạy học trên lớp của cô trên lớp. Tôi tin rằng, học sinh làm việc tốt ở bài tập 2 thì khi viết ở bài tập 3 sẽ không còn gì là khó khăn nữa. Học sinh sẽ không viết đoạn văn dưới dạng câu trả lời thụ động và mà câu trả lời đã linh hoạt hơn. Câu văn sẽ giàu hình ảnh và phong phú hơn. Tôi thấy khi đổi mới phương pháp dạy học và chịu đầu tư thời gian thì chất lượng bài dạy và bài làm của các em đã cao hơn trước rất nhiều. Với cách dạy cũ bài tôi thu được là: Bài 1: Cô giáo lớp Một của em tên là Lê Thị Tuyên. Tình cảm của cô đối em là rất yêu em. Em nhớ nhất điều gì là cô cầm tay em viết chữ. Tình cảm của em đối với cô là rất yêu cô. Với cách dạy mới này tôi thấy câu văn của học sinh đã linh hoạt hơn và giàu hình ảnh hơn. Bài 2: Em đã học lớp Hai rồi nhưng em vẫn không quên được cô Lê Thị Tuyên cô giáo lớp Một của em. Cô có dáng người dong dỏng cao. Mái tóc xoăn bồng bềnh. Giọng nói của cô trầm ấm. Cô rất yêu thương em như đứa con của mình. Em nhớ đôi bàn tay ấm áp của cô cầm tay em viết nét chữ đầu tiên. Em rất yêu cô. Tuy với học sinh lớp 2 là không yêu cầu các em phải viết câu hay mà chỉ cần viết thành lời sao cho trôi chảy, dùng từ, đặt câu đúng. Nhưng tôi thấy khi đổi mới phương pháp dạy và thêm một số câu hỏi nhỏ như: Dáng người cô như thế nào? Mái tóc cô như thế nào? Giọng nói của cô? tôi thấy bài văn của con đã hay hơn, có hình ảnh hơn và câu văn không bị khô cứng. Đó là điều tôi thấy mừng và tiếp tục áp dụng vào dạy học để giúp các em tự làm và cô giáo là người định hướng cho các em. Ví dụ 2: Bài: Kể ngắn về người thân (nói, viết) (tr 140) – SGK Tiếng Việt 2 (tập 2) Bài 1: Hãy kể về một người thân của em ( bố, mẹ, chú hoặc dì,...) theo các câu hỏi gợi ý sau: GV: Lê Thị Tuyên Trang 7
- “Một số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong phân môn Tập làm văn lớp 2” a) Bố ( mẹ, chú, dì,...) của em làm nghề gì? b) Hằng ngày, bố ( mẹ, chú, dì,...) làm những việc gì? c) Những việc ấy có ích như thế nào? Bài 2: Hãy viết những điều đã kể ở bài tập 1 thành một đoạn văn. Nếu dạng bài này mà học sinh không có sự chuẩn bị và tìm hiểu thì các em sẽ không biết viết như thế nào. Vì nhiều em còn chưa biết bố mẹ mình nghề nghiệp chính xác là gì và nó có ích như thế nào? Chính vì vậy mà tôi đã giao một phiếu bài tập cho học sinh như sau: Phiếu bài tập Tình Nhữn Hình Hằng cảm Em Ngườ Năm g việc dáng, ngày, của sẽ i thân nay Làm ấy có nước làm em làm gì em bao nghề ích da, nhữn dành để bố tên là nhiêu gì? như trang g việc cho mẹ gì? tuổi? thế phục gì? người vui? nào? thân? .......... .......... .......... .......... .......... .......... .......... ........... ..... . .... ...... .. ... .. .... Có phiếu giao việc như vậy cũng chính là cách giúp các em thu thập thông tin về người thân một cách chính xác và đầy đủ để khi viết các em có vốn mà viết. Vì đã được chuẩn bị kĩ các thông tin nên các em tự tin trao đổi với nhau về người thân mình định viết. Không còn sự lúng túng hay cái gãi đầu, gãi tai vì không biết nói gì về nghề nghiệp của người thân của mình. Phiếu giao việc ở những dạng bài như thế này có tác dụng rất tốt đối với tiết dạy của giáo viên vì học sinh chuẩn bị bài kĩ nên tiết dạy không bị trì trệ và tích cực, sôi nổi hơn. 2.2.2. Tăng cường vốn từ cho học sinh. Mục tiêu: Giúp các em có thêm vốn từ để viết văn. Nội dung: Cung cấp vốn từ cho học sinh bằng cách phối hợp với phụ huynh học sinh, cho học sinh đọc thêm sách báo, qua các tiết học, cho học sinh quan sát cuộc sống hàng ngày bằng nhiều giác quan ( mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi,...) và có thể do chính giáo viên cung cấp. Cách tiến hành: * Phối hợp với phụ huynh học sinh GV: Lê Thị Tuyên Trang 8
- “Một số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong phân môn Tập làm văn lớp 2” Muốn học sinh có vốn từ tốt thì người giáo viên phải biết phối hợp với phụ huynh học sinh để giúp các con có không gian sống giao lưu với thiên nhiên và con người như cho các em đi công viên, đi dã ngoại, múa hát để các em có nhiều trải nghiệm cũng là cách giúp các em nhìn nhận thế giới, thay đổi nhận thức cũng như khả năng quan sát. Từ đó mà các em có thêm vốn sống thì vốn từ sẽ phong phú hơn khi kể và tả. Tư vấn cho phụ huynh cùng con đọc sách và cùng đi nhà sách để mua những cuốn truyện hay như truyện cổ tích, truyện văn học, ... để con đọc và học được cái hay trong các cuốn truyện từ cách viết câu, từ ngữ phong phú. Đọc nhiều các con sẽ có nhiều hơn vốn từ cho bản thân. Hoặc trước khi đi ngủ , bố mẹ có thể đọc cho con nghe một câu chuyện cổ tích, vừa giúp các con ngủ ngon lại tăng khả năng học hỏi của các con. * Phối hợp với cô thư viện. Thư viện là nơi có rất nhiều đầu sách hay và bổ ích cho các em. Giáo viên nên kết hợp với cô nhân viên thư viện lựa chọn cho các con những đầu sách hay có liên quan đến tiết Tập làm văn. Bằng nhiều hình thức dần các em sẽ thu thập cho mình một vốn từ kha khá và bằng chính cảm nhận cuộc sống cũng giúp vốn từ của các em trở nên phong phú hơn. Ví dụ: Khi quan sát tranh tả biển, các em có thể viết: Tranh vẽ cảnh biển vào buổi sáng bình minh. Sóng biển nối đuôi nhau xô vào bờ. Trên mặt biển những chiếc thuyền buồm đủ màu sắc. Trên bầu trời ông mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ xuống mặt đất. Những đám mây trắng trôi bồng bềnh. Những chú chim hải âu đang chao liệng trên bầu trời thỉnh thoảng lại sà xuống mặt biển như đùa giỡn với sóng. Em rất yêu biển. Mặc dù chỉ là quan sát tranh và trả lời câu hỏi những học sinh cũng vận dụng vốn từ và hiểu biết của mình để cho bức tranh trở nên sinh động bằng những từ ngữ giàu hình ảnh. Học sinh hiểu biết sâu sắc về thực tế cuộc sống và văn học nhằm giúp trí tưởng tượng và cảm xúc của các em ngày càng thêm phong phú, chân thực. Đây chính là điều quan trọng để bài văn đạt kết quả cao. Mặt khác, phải giúp học sinh làm giàu vốn từ. Một số học sinh do vốn từ nghèo nàn nên thường dùng từ sai. Ví dụ: Bài: Kể về người thân Gợi ý: a) Ông, bà ( hoặc người thân) của em bao nhiêu tuổi? b) Ông, bà ( hoặc người thân) của em làm nghề gì? c) Ông bà ( hoặc người thân) của em yêu quý, chăm sóc em như thế nào? Đây là 3 câu hỏi gợi ý ở sách giáo khoa nhưng tôi sẽ thêm 2 câu hỏi nữa để giúp các em có đoạn văn hoàn chỉnh hơn. Đó là hai câu a) và e) GV: Lê Thị Tuyên Trang 9
- “Một số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong phân môn Tập làm văn lớp 2” Gợi ý: a) Người thân em định kể là ai? b) Ông, bà ( hoặc người thân) của em bao nhiêu tuổi? c) Ông, bà ( hoặc người thân) của em làm nghề gì? d) Ông bà ( hoặc người thân) của em yêu quý, chăm sóc em như thế nào? e) Tình cảm của em đối với ông bà ( hoặc người thân) như thế nào? Khi học sinh tả về đôi mắt mẹ có học sinh viết: “Mẹ em có đôi mắt tròn như hai hòn bi ve.” Học sinh do vốn từ ít và không có vốn từ nhiều nên đã tả mắt mẹ như mắt con vật nuôi. Vậy để giúp các em có thêm nhiều vốn từ tả người điều đầu tiên vẫn là phải yêu cầu các em về quan sát kĩ người thân con định tả và sau đó điền thông tin vào phiếu: Phiếu bài tập Bài : Kể về người thân Năm Yêu Người nay quý thân bao chăm Dáng Khuôn Mái Giọng em nhiêu sóc em người mặt tóc nói định tuổi, như tả nghề thế nghiệp nào ............ ............ ............ ............ ............ ............ ............ .. ... .. ... .. . ... Sau khi học sinh về nhà tìm hiểu và đến tiết học cùng trao đổi với cả lớp thì tôi cũng cung cấp thêm cho các con vốn từ tả người như: ông bà, bố me, anh chị em, em bé... để các em có thêm vốn từ để tả cho bài văn thêm sinh động và giàu hình ảnh. Tôi cũng cung cấp thêm cho học sinh vốn từ như sau: Câu hỏi: Người thân của em bao nhiêu tuổi? Làm nghề gì? Tôi đã giúp học sinh biết được độ tuổi của ông bà, bố mẹ, anh ( chị, em). Để giúp học sinh có vốn từ về hình dáng của ông bà, bố mẹ, anh( chị, em) thì tôi chiếu hình ảnh cho các em quan sát sau đó sẽ tìm ra những từ chỉ hình dáng con người như: + Dáng ông, bà: hơi còng, lưng không còn thẳng nữa,... + Dáng bố, mẹ: cao to, dong dỏng cao, nhỏ nhắn,... + Dáng anh ( chị, em): cao, gầy, bầu bĩnh,... Từ ngữ về mái tóc thì tôi cũng dùng hình ảnh để cung cấp vốn từ cho các con. GV: Lê Thị Tuyên Trang 10
- “Một số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong phân môn Tập làm văn lớp 2” Nhìn tranh học sinh nói được về mái tóc của ông bà, bố mẹ,... + Mái tóc ông bà: tóc điểm nhiều sợi bạc, bạc trắng như cước,... + Tóc mẹ: mượt mà, óng ả, bông bềnh, xoăn,... + Tóc bố: ngắn, cắt tỉa gọn gàng,... + Tóc em: ngắn, lơ thơ, tết thành hai bím,... Câu hỏi: “ Người thân của em yêu quý, chăm sóc em như thế nào?” thì học sinh đa phần chỉ nói được là rất yêu thương em. Tôi cũng hỏi thêm một số câu hỏi cho học sinh là: Ông bà, bố mẹ có chiều chuộng con không? để bật ra từ “ chiều chuộng” hoặc câu hỏi: Khi con mắc lỗi ông bà, bố mẹ đối với con như thế nào? nếu học sinh khó trả lời tôi hỏi thêm: Thế mọi người có mắng con không? để bật ra từ “ nhẹ nhàng khuyên bảo”... tương tự cách hỏi như vậy để học sinh có thêm nhiều từ nói về tình cảm của người thân yêu quý và chăm sóc các con đó là các từ: yêu em, có gì ngon cũng đề dành phần cho em, dạy em học, dạy em làm việc nhà, kể chuyện cho em nghe. Tôi yêu cầu mỗi học sinh có một cuốn sổ tay mà trong đó các em sẽ ghi lại các từ ngữ tả người mà các con biết và các từ được cô giáo cung cấp thêm để khi viết các con sẽ có vốn từ phong phú, câu văn giàu hình ảnh nhờ cuốn cẩm nang này. 2.2.3. Rèn kỹ năng viết cho học sinh Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách viết đoạn văn và viết tốt. Nội dung :Rèn cho học sinh viết đủ câu, có tính liên kết giữa các câu, sử dụng hình ảnh so sánh *Hướng dẫn học sinh lựa chọn đối tượng trước khi viết . Ví dụ 1 : Khi đọc đề: Em hãy tả một mùa mà em yêu thích. Việc đầu tiên giáo viên phải yêu cầu học sinh là phải xác định đối tượng con đình tả là mùa nào trong năm. Sau đó tìm các kiến thức có liên quan đến các mùa. Ví như đặc trưng của mùa hè là: Mặt trời, nắng, gió, cây cối, mây, mưa... khi nắm được các dự kiện có liên quan đến mùa hè thì các em sẽ tìm hiểu về mùa hè để biết được mặt trời như quả cầu lửa, mặt trời đỏ rực; cây cối xanh tươi, nắng chói chang,... Học sinh xác định được đối tượng, có các thông tin dự kiện đầy đủ về đối tượng đó thì học sinh sẽ viết rất tốt. Ví Dụ 2 : Đề Em hãy kể ngắn về người thân trong gia đình Đề này học sinh vẫn phải xác định được người thân mình định tả là ai. Là ông hay bà, bố hay mẹ. Sau đó thu thập các thông tin về người xác định viết. Làm nghề gì? Hằng ngày, làm những việc gì? Những việc ấy có ích như thế nào? Khi đã có đầy đủ thông tin thì học sinh sẽ viết theo các câu hỏi gợi ý. GV: Lê Thị Tuyên Trang 11
- “Một số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong phân môn Tập làm văn lớp 2” *Hướng dẫn học sinh hình thành đoạn văn trên cơ sở các câu hỏi gợi ý . Hướng dẫn học làm miệng, trả lời miệng câu hỏi. Gợi ý cho học sinh trả lời bằng nhiều cách khác nhau. Nhận xét, sửa chữa những câu trả lời chưa đúng, cung cấp và gợi ý để các em có thể chọn từ đồng nghĩa thay thế cho từ cũ. Tôi có thể đưa ra câu mẫu có hình ảnh nhân hóa hoặc so sánh để câu văn thêm sinh động. Ban đầu tôi thấy các em cũng bắt chước để nói câu có hình ảnh so sánh nhưng những hình ảnh đó học sinh dùng từ chưa phù hợp. Lúc này tôi sẽ chỉnh cho các em và lưu ý lựa chọn hình ảnh so sánh phù hợp với sự vật. Sau đó tôi hướng dẫn các em sắp xếp các câu trả lời đó theo một trật tự hợp lý đề hoàn chỉnh bài làm miệng. Rồi mời 1 đến 2 em nói lại toàn bộ đoạn văn theo câu hỏi gợi ý. Tiếp đó, các em sẽ viết đoạn văn vào vở. Tôi cũng sưu tầm một số những bài văn hay của học sinh năm học trước đọc cho các em nghe để các em học tập cái hay và cách viết của các anh chị đi trước. Ví dụ: Dạy học sinh tả cô giáo, tả mẹ... nếu không dùng biện pháp so sánh thì bài làm sẽ khô khan. Khi tả mái tóc của cô giáo học sinh đã làm “ Mái tóc của cô rất đẹp.”. Giáo viên nên hướng dẫn học sinh viết câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa để câu văn giàu hình ảnh hơn như : “ Mái tóc của cô dài mượt mà, thướt tha như dòng suối”. Hoặc tả giọng nói của cô “ Giọng cô trầm ấm” thay bằng “ Giọng cô êm dịu như lời mẹ ru”. Hướng dẫn học sinh viết câu văn có hình ảnh, sinh động tức là tập cho học sinh miêu tả văn học chứ không khô khan như khoa học, toán học. Trong khi hướng dẫn học sinh làm bài bản thân giáo viên cần hiểu rõ phải hướng dẫn học sinh bộc lộ cảm xúc. Cảm xúc không chỉ bộc lộ ở phần kết luận mà còn bộc lộ trong từng câu, từng đoạn. Nếu các em biết đan xen, lồng ghép bộ lộ cảm xúc thì đoạn văn sẽ sinh động, giàu cảm xúc hơn, nó không khô khan sa vào liệt kê sự việc. Sách giáo khoa lớp 2, bài Tập làm văn nói – viết thường có câu hỏi gợi ý, các câu hỏi này sắp xếp hợp lí như một dàn bài của một bài Tập làm văn; học sinh dựa vào gợi ý để luyện nói, sau đó viết thành một đoạn văn ngắn. Giáo viên cần cho học sinh đọc toàn bộ các câu gợi ý để hiểu rõ và nắm vững nội dung từng câu; từ đó giúp các em trình bày đoạn văn rõ ràng, mạch lạc đủ ý, đúng từ, đúng ngữ pháp. Giúp học sinh nắm vững nội dung từng câu hỏi gợi ý sẽ hạn chế được việc trình bày ý trùng lặp, chồng chéo, không có sự liên kết giữa các ý với nhau trong đoạn văn Ví dụ: Bài viết về một người thân GV: Lê Thị Tuyên Trang 12
- “Một số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong phân môn Tập làm văn lớp 2” Người thân của em là ai? Năm nay người ấy bao nhiêu tuổi? Làm công việc gì? Tình cảm của người ấy đối với em ra sao? Em sẽ làm gì để đền đáp lại sự quan tâm của người ấy dành cho em? Bài viết về một loại quả Tên loại quả ấy là gì? Em đã nhìn thấy nó ở đâu? Hình dáng bên ngoài ra sao? Bên trong như thế nào? Vì sao em thích loại quả ấy? Bài viết kể về gia đình em Gia đình em gồm có mấy người? Đó là những ai? Kể từng người trong gia đình em. Mỗi người trong gia đình quan tâm nhau như thế nào? Tình cảm của em đối với gia đình như thế nào? * Giúp học sinh nắm được trình tự các bước khi viết một đoạn văn Viết câu mở đầu: Giới thiệu đối tượng cần viết (Có thể diễn đạt bằng một câu). Phát triển đoạn văn: Kể về đối tượng: Có thể dựa theo gợi ý, mỗi gợi ý có thể diễn đạt 2, 3 câu tùy theo năng lực học sinh. Câu kết thúc: Có thể viết một câu thường là nói về tình cảm, suy nghĩ, mong ước của em về đối tượng được nêu trong bài hoặc nêu ý nghĩa, ích lợi của đối tượng đó đối với cuộc sống, với mọi người. Ví dụ: Viết về một con vật: Con vật em định kể là con vật gì?Nó sống ở đâu? Hình dáng nó như thế nào? Hoạt động của nó có gì nổi bật? Nó đem lại lợi ích gì? Tình cảm của em đối với con vật đó? Khi tả về con vật nuôi mà em yêu thích thì tôi hướng dẫn các con như sau: + Câu mở đầu: Giới thiệu về con chó. Nhà em có nuôi một chú chó tên là Mi – lu. Hoặc: Sinh nhật lần thứ 7 của em, bố em tặng cho em m ột chú chó rất đáng yêu. Em đặt tên cho chú là Mi – lu. GV: Lê Thị Tuyên Trang 13
- “Một số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong phân môn Tập làm văn lớp 2” + Câu phát triển: Nó có bộ lông màu trắng muốt. Đôi mắt nó xanh lè và tròn như hai hòn bi ve. Đôi tai rất thính, lúc nào cũng vểnh lên như nghe ngóng điều gì. Nó trông nhà rất giỏi. Mỗi khi em đi học về cái đuôi nó lại ngoáy tít như vẫy chào đón em. + Câu kết thúc: Em sẽ chăm sóc chú cẩn thận. Hằng ngày, em sẽ cho chú ăn xương món ăn mà chú thích nhất. Em rất yêu chú chó nhỏ của em. Nắm vững trình tự khi viết một đoạn văn thì các em sẽ không sắp xếp lộn xộn các ý khi viết.Giáo viên cần giúp cho học sinh hiểu có nhiều cách diễn đạt để bài làm các em được phong phú, tránh tình trạng dạy học sinh làm văn mẫu. Cần chủ động hình thành kỹ năng từng bước ở từng thời điểm thích hợp. Không nên áp đặt và đòi hỏi các em phải thể hiện được ngay những kỹ năng mới được hình thành. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải kiên nhẫn, luôn tái hiện và lặp lại kiến thức cho học sinh trong suốt năm học, giúp học sinh có được nền móng tốt cho việc học tập môn Tập làm văn ở các lớp trên. * Hướng dẫn diễn đạt: Như đã nói, do tâm lí lứa tuổi nên bài văn thực hành của học sinh lớp 2 tuy có ý tưởng, nhưng vẫn còn nhiều sai sót về diễn đạt như: dùng từ chưa chính xác, ý trùng lắp, các ý trong đoạn văn chưa liên kết nhau nên trình bày chưa rõ ràng mạch lạc. Vì vậy, khi học sinh trình bày, giáo viên phải hết sức chú ý lắng nghe, ghi nhận những ý tưởng hay, ý có sáng tạo của học sinh để khen ngợi; đồng thời phát hiện những sai sót để sửa chữa. Giáo viên cần đặt ra tiêu chí nhận xét thật cụ thể để học sinh làm cơ sở lắng nghe bạn trình bày; phát hiện những từ, ý, câu hay của bạn để học hỏi và những hạn chế của bạn để góp ý, sửa sai. Ví dụ: Khi viết về vầng trán Bác Hồ có em viết “Vầng trán Bác cao thể hiện sự oai hùng. Đó là sự kết hợp thiếu hình ảnh, thiếu chính xác. Trong ngữ cảnh này tôi sẽ sửa cho các em dùng từ “thông minh” để thay thế “Vầng trán cao biểu lộ sự thông minh”. Trường hợp học sinh dùng từ chưa chính xác như các từ ngữ chưa phù hợp, nghĩa từ chưa hay hoặc từ thông dụng địa phương…ví dụ: “Cô giáo em rất chăm chỉ trong giảng dạy”, “ Cô em thường bận đồ xanh”… khi học sinh phát hiện sai sót đó, giáo viên giúp các em sửa chữa thay đổi từ phù hợp. Đối với từ học sinh dùng trùng lặp nhiều lần trong một câu, ví dụ: “Anh Nam là anh của em, anh rất tốt với em, anh luôn giúp em học bài…” giáo viên hướng dẫn học sinh lượt bớt từ hoặc dùng từ phù hợp để thay thế. Trong trình bày bài văn, học sinh vẫn thường dùng từ ngôn ngữ nói, giáo viên nên hướng dẫn học sinh thay thế bằng từ ngôn ngữ viết trong sáng hơn. Học sinh nói viết câu chưa hay chưa đủ ý, giáo viên cần hướng dẫn học sinh sửa chữa bổ sung ý vào cho đúng; câu dài dòng ý chưa rõ ràng mạch lạc cần cho GV: Lê Thị Tuyên Trang 14
- “Một số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong phân môn Tập làm văn lớp 2” học sinh sửa sai lượt bỏ ý dư ý trùng lặp. Giáo viên khuyến khích học sinh tự sửa câu văn chưa hay của mình bằng những câu văn hay của bạn. * Hướng dẫn viết đoạn văn có dùng từ ngữ liên kết. Với mỗi chủ đề của bài Tập làm văn nếu học sinh trình bày đủ nội dung theo gợi ý đã cho thì bài văn của các em xem như hoàn chỉnh. Nhưng để có một đoạn văn mạch lạc rõ ràng, ý tưởng liên kết chặt chẽ nhau thu hút được người đọc; giáo viên cần giúp các em biết viết đoạn văn có mở và kết đoạn, biết dùng từ liên kết câu, dùng câu liên kết đoạn một cách hợp lí và sáng tạo. Ví dụ: Với gợi ý kể biển từng gợi ý phần mở đoạn có rời rạc, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh liên kết các ý với nhau, khi kể không theo trình tự từng ý nhưng vẫn đảm bảo nội dung và làm cho phần mở đoạn sinh động lôi cuốn người đọc hơn. Hoặc hướng dẫn học sinh dùng những câu mở đầu đoạn văn để nói hoặc kể một cách sáng tạo. Giáo viên cần khuyến khích học sinh sử dụng những từ liên kết câu thể hiện trình tự diễn biến của sự việc như: “đầu tiên”; “kế tiếp”; “sau đó”; “cuối cùng” để đoạn văn gắn kết chặt chẽ liên tục từng ý với nhau. Do đặt điểm lứa tuổi và trình độ từng đối tượng học sinh không đồng đều nhau nên các em chưa hiểu nhiều về từ, câu liên kết trong đoạn văn viết; vì vậy giáo viên cần hướng dẫn bằng những gợi ý giản đơn dễ hiểu, có thể cho học sinh khá giỏi làm mẫu để giúp các em trình bày tốt hơn đoạn văn viết của mình. Trong việc hướng dẫn học sinh sửa chữa bài viết, giáo viên cần đưa ra tiêu chí đánh giá cụ thể giúp học sinh phát hiện những đoạn văn hay, ý tưởng phong phú sáng tạo đồng thời phát hiện những hạn chế còn vấp phải trong bài viết. Từ đó học sinh có sự suy nghĩ để sửa chữa cách diễn đạt ý tưởng trong bài viết của mình một cách hợp lí và sáng tạo. Giáo viên khuyến khích học sinh sử dụng các mẫu câu đã học để vận dụng viết đoạn văn cho câu văn thêm phong phú. Ví dụ : Bài kể về người thân Bố em tên là Lê Văn Hùng. Năm nay, bố ba mươi lăm tuổi. Bố là một nông dân. Dáng người bố hơi gầy. Mái tóc bố cắt ngắn gọn gàng trông rất đẹp trai. Hằng ngày, bố đi làm rừng. Chiều về, bố đón em tan học và giúp mẹ nấu cơm. Tối đến, bố dạy em học bài. Em rất yêu bố. Trong bài văn này có sử dụng mẫu câu “ Ai là gì?”, “ Ai làm gì ?”, “ Ai thế nào?” giúp các câu văn thêm phong phú và không bị lặp mẫu câu. 2.3. Kết quả đạt được Sau khi sử dụng các giải pháp trên, tôi nhận thấy kết quả học tập phân môn Tập làm văn của lớp tôi có nhiều tiến bộ, các em thích thú, háo hức, chờ đợi đến phân môn Tập làm văn để thể hiện mình trước bạn bè và thầy cô giáo. Các em rất tự tin mỗi khi khám phá, viết đoạn văn theo cách riêng của mình. Với niềm đam mê GV: Lê Thị Tuyên Trang 15
- “Một số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong phân môn Tập làm văn lớp 2” đó, bài viết của các em đạt yêu cầu rất cao. Nhiều em diễn đạt trôi chảy, rõ ràng và hấp dẫn, phong phú hơn trong môn Tập làm văn. Nhiều em học sinh viết văn tốt hơn và chất lượng môn Tiếng Việt rất khả quan. Cụ thể như sau: Số Số em em Số Tổng viết viết em số chưa Số em viết tốt đạt viết HS: đạt trung khá yêu bình cầu SL % SL % SL % SL % 30 0 0 8 27 16 53 6 20 Qua bảng tổng hợp trên, ta thấy tỉ lệ học sinh viết khá và học sinh viết tốt chiếm 73%. Tỉ lệ học sinh là bài trung bình chiếm có 27%. Kết quả đó đã phản ánh chất lượng phân môn tập làm văn đã được nâng lên một bước rõ rệt nhờ việc triển khai các biện pháp dạy học ở trên. 3. PHẦN KÊT LUÂN ́ ̣ 3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến Là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 2, bản thân đã tìm ra một số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn và có thể áp dụng rộng rãi trong các trường tiểu học, cụ thể là: Sử dụng linh hoạt phương pháp, hình thức dạy học; Tăng cường vốn từ cho học sinh; Rèn kỹ năng viết cho học sinh. Qua quá trình thực hiện đã mang lại kết quả cao. Giúp học sinh có những bài viết sinh động, sáng tạo và mang tính riêng biệt phát huy tính tích cực của học sinh. Đòi hỏi người giáo viên cải tiến phương pháp dạy học của mình nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Đảm bảo phát triển toàn diện và năng lực ngôn ngữ của học sinh. Từ đó, ta thấy GV: Lê Thị Tuyên Trang 16
- “Một số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong phân môn Tập làm văn lớp 2” được vai trò của người giáo viên rất quan trọng, là người hướng dẫn, gợi mở trong các hoạt động học tập, người mở ra khả năng tiềm ẩn của học sinh. 3.2. Bài học kinh nghiệm Qua việc thực hiện các giải pháp trên, tôi rút ra bài học sau: Hình thành cho các em thói quen học tập, làm việc một cách khoa học: Đọc kỹ đề bài, xác định yêu cầu của đề bài, quan sát thực tế, sử dụng đồ dùng dạy học, câu hỏi gợi ý, dẫn dắt học sinh hình thành kĩ năng và kiến thức mới. Đặt các tình huống có vấn đề giúp học sinh luôn suy nghĩ, tìm tòi để phát triển tư duy, khơi gợi niềm say mê ở các em, học cách ghi nhớ để nhớ lâu kiến thức. Sử dụng nhiều hình thức thi đua, khen thưởng để khuyến khích các em nỗ lực học tập. 3.3. Kiến nghị, đề xuất Nhà trường cần khích lệ, tuyên dương học sinh học giỏi phân môn Tập làm văn hằng tháng, học kỳ. Đối với học sinh từ lớp Một, cần luyện nói theo chủ đề trong sách Học vần để rèn tính tự tin và diễn đạt trôi chảy hơn cho các em khi các em lên lớp 2. Nhà trường phối hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh đẩy mạnh phong trào học tốt phân môn Tập làm văn hơn. MỤC LỤC GV: Lê Thị Tuyên Trang 17
- “Một số biện pháp giúp học sinh viết tốt đoạn văn trong phân môn Tập làm văn lớp 2” GV: Lê Thị Tuyên Trang 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2235 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 432 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 215 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 121 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 100 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 131 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 187 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 62 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn