intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học tốt các bài học thuộc lòng cho học sinh lớp 3

Chia sẻ: Mucnang999 Mucnang999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

36
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của sáng kiến này nhằm rèn luyện trí nhớ cho học sinh. Dạy cho các em biết ghi nhớ một cách có phương pháp và rèn luyện trí nhớ thông qua các bài luyện tập, trò chơi. Giúp cho học sinh tích luỹ vốn văn chương thông qua việc học thuộc lòng những tác phẩm có giá trị cả về nội dung và nghệ thuật. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ và thị yếu thẩm mỹ cho các em thông qua việc học thuộc lòng từng tác phẩm văn học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học tốt các bài học thuộc lòng cho học sinh lớp 3

  1. Một số biện pháp giúp học tốt các bài học thuộc lòng cho HS lớp 3 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lý luận Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân tố con người Việt Nam. Môn Tiếng Việt chiếm thời gian và năng lượng nhiều nhất trong tất cả các môn học. Nó đảm nhận nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực ấy được thể hiện trong 4 dạng hoạt động, tương ứng với chúng là 4 kỹ năng : Nghe , nói, đọc, viết. Trong môn Tiếng Việt tôi thấy phân môn Tập đọc (Học thuộc lòng) rất quan trọng. Bước vào bậc Tiểu học, học sinh đã thật sự bước vào một quá trình học tập rèn luyện để làm giàu vốn hiểu biết của mình bằng vốn tri thức của toàn nhân loại. Mà vốn hiểu biết ấy được làm giàu bằng nhiều cách. Các em có thể dùng con mắt để quan sát, thu nhận thông tin, mọi cảnh quan của thiên nhiên, dùng đôi tai tinh nhạy ghi nhận âm thanh của trời đất, của cuộc sống và có thể dùng trí tuệ của mình để phân tích, đánh giá các hiện tượng tự nhiên, xã hội theo một cách riêng. 2. Cơ sở thực tiễn Trong thực tế ở lớp 3, những bài học của phân môn Tập đọc cứ mỗi ngày mang đến cho các em thêm những điều mới mẻ. Nguồn kiến thức đến với các em nhiều như vậy nhưng không hẳn các em đã ghi nhớ hết và hiểu được ngay. Việc dạy các em cách học thuộc lòng để lưu lại những trí thức là vô cùng cần thiết. Tuổi các em còn nhỏ, sẽ ghi nhớ rất nhanh và chính xác. Có thể những điều ghi nhớ được trong học tập các em chưa hiểu hết. Nhưng cái gì lưu trữ được các em sẽ thấm dần trong suốt cuộc đời. Vì vậy việc học thuộc lòng có ý nghĩa rất lớn đối với việc rèn luyện trí nhớ cho các em. Vậy dạy học thuộc lòng như thế nào cho học sinh có sự ghi nhớ tốt ? Đó là điều tôi luôn băn khoăn suy nghĩ và trong năm học này tôi chọn cho mình đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt các bài Tập đọc học thuộc lòng”. Nguyễn Thị Năng 1 Trường Tiểu học Đặng Trần Côn B
  2. Một số biện pháp giúp học tốt các bài học thuộc lòng cho HS lớp 3 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích của đề tài là: - Rèn luyện trí nhớ cho học sinh. Dạy cho các em biết ghi nhớ một cách có phương pháp và rèn luyện trí nhớ thông qua các bài luyện tập, trò chơi. - Giúp cho học sinh tích luỹ vốn văn chương thông qua việc học thuộc lòng những tác phẩm có giá trị cả về nội dung và nghệ thuật. - Bồi dưỡng năng lực cảm thụ và thị yếu thẩm mỹ cho các em thông qua việc học thuộc lòng từng tác phẩm văn học. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Xây dựng và xác định các cơ sở lí luận để dạy cho học sinh học thuộc lòng theo đúng yêu cầu của lớp 3. - Đề xuất nội dung điều chỉnh phương dạy. - Tổ chức dạy học thực nghiệm. - Kiểm tra tính hiệu quả của giờ dạy. VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp khảo sát thực tế. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp so sánh đối chiếu. V. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Học sinh lớp 3C trường Tiểu học Đặng Trần Côn B. VI. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Từ tháng 9 năm 2014 đến hết tháng 3 năm 2015. Nguyễn Thị Năng 2 Trường Tiểu học Đặng Trần Côn B
  3. Một số biện pháp giúp học tốt các bài học thuộc lòng cho HS lớp 3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Cơ sở ngôn ngữ học. Đọc là một chìa khóa giúp học sinh mở cửa, khám phá và tiếp thu kho tàng kiến thức của loài người, tìm hiểu những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hóa, khoa học, những tu tưởng tình cảm của con người. Đấy cũng chính là hành trang giúp học sinh hòa nhập gioa tiếp với cộng đồng, hình thành một nhân cách toàn diện, trong thời đại bùng nổ thông tin như như hiện nay thì biết đọc lại càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi học sinh tiểu học trong đó đọc thuộc lòng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. 2. Cơ sở sư phạm và việc dạy đọc thuộc lòng cho học sinh Ở tất cả các khối lớp trong bậc tiểu học đều phải thực hiện rèn luyện trí nhớ cho học sinh. Việc rèn luyện này được thực hiện đồng đều ở tất cả các môn học. Có như vậy học sinh mới có sự phát triển toàn diện về trí tuệ và nhân cách. Với học sinh lớp 3, việc học thuộc lòng là chủ yếu ghi nhớ một cách có phương pháp các bài tập đọc theo yêu cầu từ đó có cảm nhận đựoc giá trị cả về nội dung và nghệ thuật ở từng tác phẩm. II.CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Khảo sát thực tế Sau khi trực tiếp giảng dạy những giờ học thuộc lòng ở lớp 3C, qua tiếp xúc và điều tra cơ bản ban đầu, tôi thấy học sinh học bài học thuộc lòng còn rất khó khăn vất vả. Nhiều học sinh đến lớp không thuộc bài, đọc bài hay quên dở chừng. Có em chỉ đọc mà không hiểu nội dung của bài. Có em hiểu nội dung bài thì đọc bài lại chưa chính xác, lúc thiếu từ, lúc thừa từ, không đúng với văn bản. Đầu năm học, sau khi dạy xong một bài Tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng, tôi đã thu được kết quả khảo sát cụ thể ở lớp tôi như sau: Nguyễn Thị Năng 3 Trường Tiểu học Đặng Trần Côn B
  4. Một số biện pháp giúp học tốt các bài học thuộc lòng cho HS lớp 3 HS có trí nhớ chưa tốt HS có trí nhớ bình thường HS có trí nhớ tốt Tổng số HS Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 52 19 34,6% 22 34,8% 11 21,6% 2. Phân tích nguyên nhân Sau khi khảo sát, tôi thấy rằng: Học thuộc lòng là một quá trình nắm vững nội dung và ý nghĩa của bài học. Đó là quá trình hiểu bài và thuộc bài, cái nọ là tiền đề của cái kia. Học thuộc lòng thực chất là sự ghi nhớ một cách chính xác tới từng từ, từng câu của tác phẩm. Cơ sở khoa học của sự ghi nhớ này chính là tâm lý học về trí nhớ. Khi ghi nhận điều gì tức là hình thành một hệ thống đường liên lạc thần kinh tạm thời khá vững chắc, sau này có khả năng phục hồi lại được. Quá trình này phải được lặp đi, lặp lại nhiều lần, củng cố thật vững chắc thì nó không mất đi. Với học sinh tiểu học thường có các loại ghi nhớ sau: 1- Ghi nhớ không có ý thức: Là không đặt trước cho mình nhiệm vụ phải ghi nhớ và cũng không sử dụng biện pháp nào để trợ giúp cho việc ghi nhớ thêm thuận lợi. Đây là loại ghi nhớ của các em có trí nhớ kém, trong lớp thường không tập trung chú ý nghe giảng, không đặt ra trước cho mình nhiệm vụ phải ghi nhớ. Khi giáo viên yêu cầu đọc tiếp hoặc trả lời câu hỏi thì không thực hiện được hoặc nếu giáo viên hay bạn bên cạnh có nhắc cho 1, 2 từ thì chỉ “lắp bắp” rồi lại quên ngay. Vì vậy, các em không thuộc bài hoặc chỉ nhớ loáng thoáng. 2- Ghi nhớ có ý thức: Là loại ghi nhớ có đặt mục đích từ trước. Đây là loại ghi nhớ của những em có trí nhớ tốt, có ý thức học bài. Trong lớp các em chú ý nghe giảng, tích cực xây dựng bài nên các em thấu hiểu được nội dung của bài. Vì vậy các em ghi nhớ tốt, các em thường thuộc bài ngay tại lớp. 3- Ghi nhớ máy móc: Là loại ghi nhớ dựa vào dấu hiệu, sự liên hệ bên ngoài. Trong phân môn học thuộc lòng lớp 3 thì thơ chiếm tỷ lệ gần 100% số bài. Bởi vì đặc điểm của thơ là có sự phối hợp của tiết tấu, âm vang của vần điệu, sự hài hoà của âm thanh. Học sinh thường dựa vào đặc điểm này mà không cần hiểu nội dung tác phẩm, cứ đọc lặp đi, lặp lại nhiều lần là thuộc. Đây là loại Nguyễn Thị Năng 4 Trường Tiểu học Đặng Trần Côn B
  5. Một số biện pháp giúp học tốt các bài học thuộc lòng cho HS lớp 3 ghi nhớ của hầu hết học sinh bậc tiểu học nhất là học sinh đầu cấp, kể cả học sinh có trí nhớ tốt lẫn không tốt. 4- Ghi nhớ lôgíc: Là loại ghi nhớ chủ yếu dựa vào sự hiểu biết nội dung ý nghĩa của tác phẩm. Đây là loại ghi nhớ mà học sinh cần phải đạt được trong mỗi giờ học. Bởi vì có sự ghi nhớ lôgic thì mới giúp học sinh ghi nhận kiến thức dễ dàng, đầy đủ, nhanh chóng và bền vững hơn. Nếu các em có quên thì có thể dùng óc suy luận, dựa vào các “điểm tựa” để tìm ra các ý lớn, ý nhỏ và mối quan hệ giữa các ý, các phần. Nó đòi hỏi học sinh trong giờ học phải có sự tích cực suy nghĩ ghi nhớ chính xác tác phẩm. Qua việc khảo sát, tìm hiểu nguyên nhân và đặc điểm của học sinh lớp mình, tôi thấy mình cần phải tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp, biết phối hợp các loại ghi nhớ trên để giúp các em học thuộc bài một cách tốt nhất. II . GIẢI PHÁP Từ những cơ sở trên, tôi lên sẵn cho mình những kế hoạch áp dụng thực hiện những biện pháp cụ thể trong công tác giảng dạy những bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng như sau 1. Biện pháp 1: Học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà. Người ta có thể nhớ những gì mà người ta không hiểu rõ. Chính vì vậy muốn học sinh nhớ được bài cần giúp học sinh hiểu rõ nội dung của bài thơ văn đó. Tôi đề ra cho học sinh ở lớp tôi mỗi em đều phải xem trước bài ở nhà trước khi đến lớp. Trong quá trình đó, học sinh phải đọc kỹ tác phẩm nhiều lần sau đó trả lời các câu hỏi yêu cầu của bài, tức là học sinh tự mình tìm hiểu nội dung tác phẩm. Để trả lời các câu hỏi theo nội dung của bài thì đòi hỏi sinh phải đọc nhiều lần nên thuộc bài ở nhà. Nhưng có những em do việc cảm thụ còn hạn chế chưa trả lời đúng, thuộc bài một cách thụ động, tôi cũng không coi trọng làm đến mức độ đúng, sai mà chủ yếu tôi muốn các em được làm quen với tác phẩm trước khi hiểu tác phẩm. Có như vậy khi dến lớp học sinh nghe không bị ngỡ ngàng trước nội dung của bài khi đọc và ghi nhớ sẽ được lặp lại nội dung và khắc sâu hơn. Nguyễn Thị Năng 5 Trường Tiểu học Đặng Trần Côn B
  6. Một số biện pháp giúp học tốt các bài học thuộc lòng cho HS lớp 3 Tóm lại: Việc học sinh soạn bài trước ở nhà là một bước điểm cơ bản để các em hiểu nội dung và học thuộc bài. 2. Biện pháp 2: Giúp học sinh thu nhận đầy đủ các thông tin có trong bài thông qua bài giảng. Trong khi dạy một bài Tập đọc tôi luôn có yêu cầu giúp các em định hướng trước nhiệm vụ học thuộc lòng của mình. Cụ thể là : - Phần giới thiệu bài: ở bước này, để gây hứng thú và có sự chú ý cho học sinh, tôi thường dùng lời giới thiệu ngắn gọn và hấp dẫn đó là bước tạo tâm lý nghe giảng thì học sinh mới ghi nhận tốt. Đây cũng là tiền đề của sự ghi nhớ. - Tiếp đó là phần đọc mẫu của giáo viên: muốn học sinh đọc tốt, trước hết giáo viên phải đọc tốt. Khi đọc mẫu giáo viên phải đọc giọng vừa phải, phát âm đúng, làm chủ ngữ điệu, tốc độ, cường độ, cao độ để đọc diễn cảm. Giọng đọc diễn cảm của giáo viên tốt sẽ gây được chú ý cho học sinh cả lớp. - Trong phần tìm hiểu bài, tuỳ từng nội dung của bài mà tôi chọn lựa ra nội dung chính cần ghi nhớ. Có bài chỉ ghi nhớ những điểm cơ bản chủ yếu nhất, có bài lại phải ghi nhớ chính xác từng lời, phải nhớ trật tự của ý, của các sự kiện. Để làm tốt bước này, tôi cho học sinh tri giác toàn bộ bài cần thuộc lòng với hình thức đọc thầm để tìm tòi, phát hiện những từ ngữ, những hình ảnh, những câu thơ, câu văn đặc biệt đáng lưu ý bằng cách gạch chân những từ ngữ tìm được. Như vậy các em đã tự mình tìm được “điểm tựa” trong bài. Có tự mình tìm được thì các em mới nhớ lâu. VD: Khi cho học sinh học thuộc lòng bài “Nhớ Việt Bắc” của Tố Hữu (TV 3 tập 1-Bài dạy tuần 14) tôi tiến hành như sau: a- Phần luyện đọc: * Giáo viên đọc mẫu: Giọng đọc diễn cảm, để gây sự chú ý cho học sinh cả lớp. * Hướng dẫn học sinh luyện đọc và giải nghĩa từ: - Đọc từng câu: Mỗi học sinh đọc 2 dòng thơ tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Giáo viên sửa lỗi phát âm cho học sinh (nếu có). Nguyễn Thị Năng 6 Trường Tiểu học Đặng Trần Côn B
  7. Một số biện pháp giúp học tốt các bài học thuộc lòng cho HS lớp 3 - Đọc từng đoạn trước lớp: Học sinh đọc nối tiếp khổ thơ. Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên giữa các dòng thơ. VD: Ta về, /mình có nhớ ta/ Ta về/ ta nhớ/ những hoa cùng người// Rừng xanh/ hoa chuối đỏ tươi/ Đèo cao nắng ánh/ dao cài thắt lưng.// Ngày xuân/ mơ nở trắng rừng/ Nhớ người đan nón/ chuốt từng sợi dang.// Nhớ khi giặc đến/ giặc lùng/ Rừng cây/ núi đá/ ta cùng đánh Tây.// - Giúp học sinh hiểu nghĩa từ mới: Có thể nói việc hiểu bài bắt đầu từ việc hiểu từ. Nhưng như thế không có nghĩa là để hiểu văn bản chúng ta phải lần lượt giải nghĩa tất cả các từ. Chúng ta phải có kỹ năng nhận ra từ nào cần tìm hiểu. Trong các từ của văn bản có một số từ quan trọng mà nếu không hiểu nghĩa của từ đó thì học sinh khó hiểu đúng văn bản. Đó là những từ “chìa khoá” có quan hệ trực tiếp với đề bài, chủ đề của văn bản. Nếu bỏ những từ này thì tính liên kết, tính mạch lạc của văn bản bị đứt quãng. Điều cần lưu ý là dạy trò trong bài cũng như dạy đọc hiểu mà một hệ thống mở tức là không bao giờ dạy hết được. Vì vậy giáo viên cần tính toán lựa chọn từ cần dạy và mức độ dạy nghĩa của chúng. Cụ thể trong bài “Nhớ Việt Bắc” ngoài từ được chú giải trong bài là: Việt Bắc, đèo, dang, phách, ân tình, thuỷ chung tôi còn cho học sinh giải nghĩa thêm từ: dao gài thắt lưng, núi giăng ở phần tìm hiểu bài vì các từ này cùng là “điểm tựa” để học sinh nhớ nội dung bài. - Đọc từng khổ thơ trong nhóm: Sau khi giáo viên hướng dẫn luyện đọc và giải nghĩa từ, học sinh sẽ luyện đọc từng khổ thơ trong nhóm. Lần lượt mỗi học sinh đọc 1 khổ thơ trong nhóm của mình rồi góp ý cho nhau về cách đọc. - Đọc đồng thanh: Kết thúc phần luyện đọc cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1. b- Phần hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài: Phương hướng và trình tự tìm hiểu nội dung bài đọc thể hiện ở những câu hỏi s mỗi bài. Đối với học sinh lớp 3, trước hết giáo viên nêu các câu hỏi giúp Nguyễn Thị Năng 7 Trường Tiểu học Đặng Trần Côn B
  8. Một số biện pháp giúp học tốt các bài học thuộc lòng cho HS lớp 3 học sinh tái hiện nội dung bài đọc. Sau đó mới đặt ra những câu hỏi giúp cho học sinh nắm được những vấn đề thuộc tầng sâu hơn như ý nghĩa của bài... (câu hỏi suy luận). Trong bài “Nhớ Việt Bắc” tôi yêu cầu học sinh đọc thầm và gạch dưới những từ chỉ cảnh vật ở Việt Bắc rất đẹp. Học sinh sẽ tìm: Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang. Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một minh. Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung. Trước khi dạy bài này, tôi đã chuẩn bị sẵn cho mình một dàn ý . Có thể học sinh tìm chưa đúng, tôi giảng và lọc ra những tín hiệu để học sinh phát hiện và ghi nhớ tín hiệu đúng theo dàn ý sau : Nội dung Hình thức 1 – Thời gian địa điểm: - Thơ lục bát Mùa xuân, mùa hè, mùa thu  Việt Bắc - Nhịp chẵn 2 – Tình cảm thân thiết của tác giả khi về xuôi (2 + Câu 1 nhịp 2/4; 2/2/4 dòng thơ đầu). + Câu 2: nhịp 2/4; 4/4 3 – Cảnh vật Việt Bắc rất đẹp (8 dòng thơ tiếp). - Vần thơ: người – đỏ tươi; thắt lưng – rừng 4 – Việt Bắc đánh giặc rất giỏi (6 dòng thơ còn dang – vang mình - bình lại) Dựa vào đặc điểm ghi nhớ của học sinh tiểu học là ghi nhớ máy móc và dựa vào đặc điểm của tác phẩm thơ tôi thường nhấn mạnh vào hình thức nghệ thuật. Bởi vì sự liện hệ bên ngoài của thơ thường dựa vào các dòng thơ, nhịp thơ, vần thơ. Chính vì điều kiện này mà hầu hết các học thuộc lòng đều là bài thơ. + Dòng thơ: Thường là dòng nọ tương hỗ tới dòng kia, trước hết có ý nghĩa lôgic, rồi đến nhịp điệu, vần điệu. Nguyễn Thị Năng 8 Trường Tiểu học Đặng Trần Côn B
  9. Một số biện pháp giúp học tốt các bài học thuộc lòng cho HS lớp 3 Ví dụ: Đây con sông/ như dòng sữa mẹ/ Nước về xanh ruộng lúa,/ vườn cây/ Và ăm ắp/ như lòng người mẹ/ Chở tình thương/ trang trải đêm ngày.// (Vàm Cỏ Đông-TV 3 tập 1) Đoạn thơ trên lôgic ở chỗ: Dòng sữa mẹ nuôi con khôn lớn  dòng sông đưa nước về tưới cho ruộng lúa, vườn cây xanh tốt; tình cảm (lòng mẹ) chan chứa  dòng sông đầy ăm ắp như dòng sữa mang tình thương yêu của mẹ. Nhịp thơ: 3/4 Vần điệu: Vần chân được giãn cách + Nhịp thơ: Các từ ngữ được kết hợp với nhau thành nhịp điệu. Nhịp điệu là sự láy lại một cách đều đặn và nhịp nhàng những đoạn tiết tấu của câu thơ, mà sự sắp xếp đó hoàn toàn do quy luật thanh điệu chi phối. VD: Nhịp 2/2 đưới đây là thể hiện sự ngạc nhiên trước đặc điểm riêng của cua cá  giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ “Con cua/ áo đỏ Cắt cỏ/ trên bờ Con cá/ múa cờ Đẹp ơi/ là đẹp!” (Mè hoa lượn sóng-TV 3 tập 2) + Vần thơ: Nó như là mắt nối các câu thơ với nhau tạo nên âm hưởng trọn vẹn cho nhịp điệu thơ và góp phần nâng cao cảm xúc thẩm mỹ cho thơ. Trong thơ lục bát cách gieo vần rất rõ ràng. Các vần thơ phổ biến là vần chân (ở cuối câu) và vần lưng (ở giữa câu) được lặp lại nhiều lần dẫn đến học sinh dễ nhớ. VD 1: Núi cao bởi có đất bồi Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu? Muôn dòng sông đổ biển sâu Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn? (Tiếng ru-TV 3 tập 1) Nguyễn Thị Năng 9 Trường Tiểu học Đặng Trần Côn B
  10. Một số biện pháp giúp học tốt các bài học thuộc lòng cho HS lớp 3 VD 2: Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu Xe lửa sắp qua, thư cha nói thế Con cho mẹ xem, cho xem hơi lâu. (Cái cầu-TV 3 tập 2) Vần cuối được lặp lại nhiều lần dẫn đến học sinh dễ thuộc. Ngoài ra các điệp từ cũng rất quan trọng. Vì nhấn mạnh được các dấu hiệu trên của thơ mà học sinh lớp tôi đã dựa vào các dấu hiệu đó để thuộc bài dễ hơn. 3. Biện pháp 3: Giúp học sinh lập mối liên hệ giữa những điểm tựa trong bài Giúp học sinh lập mối liên hệ giữa những điểm tựa trong bài, tức là giúp học sinh lập một dàn ý khái quát toàn bài. Chỉ rõ những điểm cần lưu ý để học sinh tái hiện lại các ý, các phần của bài được thuận lợi. Đây là bước học sinh đã có thể thuộc bài trên cơ sở hiểu bài từ các phần trước. VD: Ở bài “Bài hát trồng cây” bài thơ này học sinh mà không phân biệt kỹ thì rất dễ nhầm. Vì thế có thể quy về những điểm như sau để học sinh dễ thuộc và nhớ chính xác. - Trồng cây sẽ có: + Tiếng hát (hót) + Ngọn gió + Bóng mát + Hạnh phúc Tiếng hát trên  vòm cây/ chim hót Ngọn gió  rung cành cây/ hoa lá đùa lung lay Bóng mát  trong vòm cây/ quên nắng Hạnh phúc  được mong chờ cây lớn Điệp ngữ: “Ai trồng cây” “người đó có...” Chính vì có được những điểm tựa chính trong bài mà học sinh dễ hiểu, thuộc bài nhanh. Nguyễn Thị Năng 10 Trường Tiểu học Đặng Trần Côn B
  11. Một số biện pháp giúp học tốt các bài học thuộc lòng cho HS lớp 3 4. Biện pháp 4: Tổ chức các hình thức trò chơi phù hợp với nội dung bài học để ghi nhớ và khắc sâu kiến thức. Sau khi học sinh đã hiểu bài, biết suy luận và chọn điểm tựa để ghi nhớ thì vẫn cần phải củng cố và khắc sâu thêm để kiến thức đó được lưu giữ chắc chắn, không bị mất đi. Muốn vậy người giáo viên cần phải biết khơi gợi sự hứng thú sôi nổi, hào hứng cho các em ở mỗi giờ học. Trò chơi học tập là những hình thức học tập gây hứng thú cho học sinh nhất. Nó phù hợp với tâm lý lứa tuổi các em. Học mà chơi, chơi mà học. a- Trò chơi 1: Ai thuộc bài nhanh Hình thức chơi: Giáo viên cắt 20 băng giấy chia 4 tổ. Một bài thơ ghi vào 5 băng giấy: 1 băng ghi tên bài thơ và 1, 2 câu đầu, 1 băng ghi 1, 2 câu cuối và tên tác giả. Các băng còn lại ghi phần còn lại của bài. Cho 4 tổ cử đại diện lên ghép thành bài thơ. Ghép xong giáo viên có thể hỏi nội dung, ý nghĩa của 1, 2 câu trong bài. Học sinh nào ghép nhanh, trả lới đúng sẽ thắng. b- Trò chơi 2: Đọc tiếp sức Giáo viên chia một số học sinh thành 2 nhóm. Cử 2 giám khảo, 2 trọng tài. Mỗi nhóm sẽ có một số học sinh ứng với một số dòng thơ, câu thơ. Đánh số thứ tự cho từng em theo số thứ tự các câu thơ, 2 nhóm sẽ đọc bài từ câu 1 đến hết. Nhóm nào đọc nhanh, đọc thuộc, đọc hay sẽ thắng. c- Trò chơi 3: Thả thơ Giáo viên hô “bắt đầu”, nhóm “thả thơ” cử một người đưa “thả” ra một phiếu cho bạn ở nhóm kia. Bạn nhận phiếu phải đọc thuộc cả khổ thơ có câu, từ ghi trên phiếu. d- Trò chơi 4: Đọc thơ truyền điện 2 nhóm (tổ, dãy bàn) cử đại diện bốc thăm (hoặc oẳn tù tì) để giành quyền đọc trước. Đại diện nhóm đọc trước đứng lên đọc câu thơ đầu tiên của bài rồi chỉ định thật nhanh một bạn bất kỳ của nhóm đối diện. Bạn được chỉ định phải đứng dậy thật nhanh để đọc tiếp câu thơ thứ hai của bài sau đó chỉ định một bạn ở nhóm kia. Nguyễn Thị Năng 11 Trường Tiểu học Đặng Trần Côn B
  12. Một số biện pháp giúp học tốt các bài học thuộc lòng cho HS lớp 3 e- Trò chơi 5: Thi đọc bài hay Học sinh thi đọc một đoạn hay cả bài thơ. Giáo viên tổ chức cho học sinh khác bình chọn người đọc hay nhất. g- Trò chơi 6: Thi đọc đồng thanh Chia nhóm học sinh, đặt tên cho nhóm, cử nhóm trưởng, điều hành nhóm và làm trọng tài để đánh giá nhóm khác. Mỗi nhóm lần lượt thi đọc đồng thanh bài thơ hoặc khổ thơ theo thứ tự ghi trên bảng các nhóm khác theo dõi sau đó cùng nhóm trưởng (trọng tài) chọn thẻ A, B, C để đánh giá kết quả đọc. Cuối cuộc thi, nhóm trọng tài tổng hợp kết quả so sánh và xếp loại nhóm: Nhất, Nhì, Ba....để động viên, khen thưởng. h- Trò chơi 7: Ai thuộc nhiều thơ nhất Cách tiến hành: Giáo viên đưa ra một chủ đề, chọn 5 học sinh chơi. Em nào đọc nhiều bài thơ đúng chủ đề nhất thì em đó là người thắng cuộc. 5. Biện pháp 5: Quan tâm tới các đối tượng học sinh trong giờ học Trong một lớp trình độ học sinh thường không đồng nhất do nhiều lý do khác nhau. Trình độ nhận thức, khả năng trí tuệ, tính cách môi trường, gia đình. Năm nay, lớp tôi có 52 học sinh. Đó là 52 môi trường gia đình, hoàn cảnh khác nhau. Do vậy sự chênh lệch về nhận thức, trình độ là không tránh khỏi. Vậy làm thế nào cho các em trong lớp cùng có sự ghi nhớ tốt ? Tôi đã có những biện pháp cụ thể sau: a- Đối với các em không hay chú ý, có sự ghi nhớ kém. Với đối tượng này tôi thường chú ý quan tâm nhiều nhất. Tôi thường chú ý đến những em này xem em có chú ý lên bảng không? Có làm việc riêng không để kịp thời nhắc nhở. Trong khi giảng bài tôi thường hay hỏi các câu hỏi theo nội dung của bài. Nếu không nắm được tôi cho các em khá, giỏi trả lời sau đó các em này nhắc lại. Đối với các bài dài, khó học tôi chỉ yêu cầu các em này học một đoạn, trước thì thi đoạn ngắn, sau thì thi đoạn dài hơn. Có như vậy các em mới không sợ học và không ngại học. Nguyễn Thị Năng 12 Trường Tiểu học Đặng Trần Côn B
  13. Một số biện pháp giúp học tốt các bài học thuộc lòng cho HS lớp 3 Tôi thường động viên kịp thời sự tiến bộ của các em này trước lớp để các em đó phấn khởi, hào hứng hơn trong những bài học tiếp sau. b- Đối với các em có sự chú ý nghe giảng thuộc bài nhưng sự ghi nhớ còn máy móc, nhanh thuộc bài nhưng lại hay quên. Trong khi giảng bài, tôi thường hay đặt câu hỏi tìm hiểu từng câu, từng đoạn trong bài, gọi các em trả lời. - Yêu cầu các em tìm ra “điểm tựa” trong bài. - Yêu cầu các em lập được dàn ý của bài. Nếu các em này không làm đúng thì gọi các em khá, giỏi bổ sung. - Gọi các em tham gia vào trò chơi để các em luyện tập cho trí nhớ tốt và bền vững. - Động viên kịp thời khi các em có tiến bộ. c- Đối với các em có sự ghi nhớ tốt, thuộc bài và nắm chắc nội dung của bài: Đối với các em này tôi yêu cầu các em đọc diễn cảm bài thơ. Sau đó tôi cho các em lựa chọn đoạn mà các em thích, giải thích vì sao em thích và đọc diễn cảm bài thơ đó. Chính điều này đã khơi gợi hứng thú của các em. Trí nhớ của các em sẽ ngày càng bền vững và hiểu bài một cách sâu sắc hơn, từ đó các em sẽ có năng lực cảm thụ và thị hiếu thẩm mỹ. Trong giờ học, tôi thường xuyên gọi các em này nhận xét và bổ sung bài cho bạn. Vì có như vậy, các em khác kém hơn mới tin tưởng và soi vào bạn để học tập tiến bộ. 6. Biện pháp 6: Kiểm tra đánh giá kết quả học thuộc lòng của học sinh Đây là khâu cuối cùng của cả quy trình dạy một bài học thuộc lòng. Việc đánh giá nhằm kiểm tra xem học sinh có học thuộc không, có hiểu điều mình đã học thuộc không? Qua quá trình giảng dạy thực tế trên lớp, tôi thấy ở bước này có tình trạng là: Có học sinh thuộc cả bài nhưng không hiểu lắm về ý nghĩa của bài học. Có học sinh không thuộc trơn tru nhưng do hiểu ý nghĩa của bài học, tôi (các bạn) chỉ nhắc hộ một vài từ là có thể đọc thuộc cả bài. Tôi không cho rằng học sinh phải nhắc là kém em thuộc bài. Thực ra, ở mỗi em có chỗ mạnh của Nguyễn Thị Năng 13 Trường Tiểu học Đặng Trần Côn B
  14. Một số biện pháp giúp học tốt các bài học thuộc lòng cho HS lớp 3 một loại ghi nhớ. Em thứ nhất ghi nhớ máy móc tốt, em thứ hai có khả năng ghi nhớ logic tốt. Nhìn trước mắt thì em thứ nhất có ưu điểm nhưng nhìn về lâu dài thì em thứ hai lại có ưu điểm. Để cho công bằng tôi thường có những câu hỏi phụ để các em trả lời rồi mới cho điểm. Sau đó tôi nhận xét ưu điểm và nhược điểm của từng em. Qua đó có thể giúp cho từng em “điều chỉnh” cách ghi nhớ của mình. Tóm lại: Các biện pháp mà tôi tiến hành ở trên có mục đích như sau: - Biện pháp 1, 2: Giúp học sinh từ chỗ ghi nhớ không có ý thức về ghi nhớ có ý thức. Tự mình có ý thức tìm hiểu bài tạo tâm thế chú ý nghe giảng tốt. - Biện pháp 3, 4, 5: Giúp học sinh từ chỗ ghi nhớ máy móc bổ sung thêm ghi nhớ lôgíc. Từ chỗ ghi nhớ dựa vào dấu hiệu bên ngoài chuyển thành ghi nhớ, nhớ nội dung, ý nghĩa, các cốt lõi bên trong của tác phẩm. III . KẾT QUẢ THỰC HIỆN Qua gần một năm giảng dạy, thực tế lớp tôi, các em học sinh đã có trí nhớ tốt, tiến bộ hơn hẳn. Lớp tôi hầu hết các em đều xem trước bài ở nhà vì thế khi lên lớp nhiều em đã có câu trả lời tốt và đã thuộc bài rất nhanh. Thậm chí có một số em còn tự mình đặt ra câu hỏi tìm hiểu bài. Các em không sợ những bài học thuộc lòng nữa mà rất hào hứng, thích thú trong giờ học thuộc lòng. Nhiều em không những thuộc bài mà còn hiểu kỹ nội dung của bài. Có những bài học thuộc lòng từ đầu năm mà đến gần cuối năm khi đọc lại các em vẫn thuộc. Điều này chứng tỏ sự ghi nhớ bài học của các em thật là bền vững và được thể hiện rất rõ qua việc tôi khảo sát chất lượng ở một số bài Tập đọc học thuộc lòng như sau: Nguyễn Thị Năng 14 Trường Tiểu học Đặng Trần Côn B
  15. Một số biện pháp giúp học tốt các bài học thuộc lòng cho HS lớp 3 Bài Nội dung hướng dẫn Kết quả Bài hát trồng 1. Nội dung (dàn ý, điểm tựa cần ghi * Thuộc bài, hiểu cây (Bế Kiến nhớ) kỹ nội dung, đọc Quốc) - Lợi ích của cây xanh: Cây xanh bài tốt. mang lại: Tiếng hót của chim, ngọn 32HS = 61,5 % gió, bóng mát, hạnh phúc. * Thuộc bài, chưa - Hạnh phúc của người trồng cây: Được hiểu kỹ nội dung. mong chờ cây lớn, chứng kiến cây lớn 16 HS = 30,8% lên từng ngày. * Chưa thuộc kỹ 2. Hình thức bài, chưa hiểu rõ - Thơ tự do nội dung. - Vần chân 4 HS = 7,7% “Ai trồng cây/ Người đó/ có tiếng hát/ Trên vòm cây/ Chim hát/ lời mê say//” - Điệp ngữ: “Ai trồng cây, người đó có ...” Mè hoa lượn 1. Nội dung (điểm tựa cần ghi nhớ, dàn * Thuộc bài, hiểu sóng (Thạch ý) kỹ nội dung, đọc Quỳ) - Tả cảnh mè hoa bơi lượn dưới nước: bài tốt : Ùa ra giỡn nước, chị bơi trước, em lượn 36 HS = 69,2% theo sau... * Thuộc bài, chưa - Các loại vật xung quanh mè hoa: cá hiểu kỹ nội dung. Mè ăn nổi, cá Chép..., con Tép..., con 14 HS = 26,9% Cua... rất đẹp * Chưa thuộc kỹ 2. Hình thức: bài, chưa hiểu rõ - Thơ 4 chữ nội dung. - Nhịp 2/2 vần chân 2 HS = 3,9% Mè hoa/ mè hoa/ Nguyễn Thị Năng 15 Trường Tiểu học Đặng Trần Côn B
  16. Một số biện pháp giúp học tốt các bài học thuộc lòng cho HS lớp 3 Ùa ra/ giữa nước/ Chị bơi/ đi trước/ Em lượn/ theo sau/. Mặt trời xanh 1. Nội dung: (dàn ý, điểm tựa cần ghi * Thuộc bài, hiểu của tôi (Nguyễn nhớ) kỹ nội dung, đọc Viết Bình) - Vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ: bài tốt. + Trời mưa: Như tiếng thác, tiếng gió 44 HS = 84,6 % thổi ào ào. * Thuộc bài, chưa + Buổi trưa: Nhìn trời xanh, qua từng hiểu kỹ nội dung. kẽ lá. 7 HS = 13,5% + Buổi sáng: Lá xoè giống mặt trời. * Chưa thuộc kỹ - Tình yêu của tác giả với rừng cọ: Tôi bài, chưa hiểu rõ yêu thương gọi “Mặt trời xanh của tôi” nội dung. 2. Hình thức: 1 HS = 1,9% - Thơ 5 chữ - Chân vần chân và vần lưng “Đã ai lên rừng cọ/ Giữa một buổi/ trưa hè/ Gối đầu/ lên thảm cỏ/ Nhìn trời xanh/ lá che...//” Nguyễn Thị Năng 16 Trường Tiểu học Đặng Trần Côn B
  17. Một số biện pháp giúp học tốt các bài học thuộc lòng cho HS lớp 3 C. KẾT LUẬN Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu thực hiện đề tài tôi thầy rằng: Bên cạnh nhiệm vụ chủ yếu trong giờ tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng là rèn đọc cho học sinh, bồi dưỡng cho học sinh cảm thụ tốt bài thì việc rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cho học sinh là rất quan trọng. Mỗi người giáo viên phải có phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp, phải huy động các loại ghi nhớ để học sinh hiểu bài và thuộc bài nhanh chóng, nhớ được bài lâu. Phải tuỳ vào từng đối tượng để có phương pháp cho phù hợp. Có như vậy các em mới có được sự phát triển toàn diện về tri thức và nhân cách. Đây chính là việc làm cần thiết và cấp bách trong giờ học thuộc lòng. Học thuộc lòng có ý nghĩa quan trọng trong việc học tập của mỗi học sinh. Rèn kỹ năng học thuộc lòng một cách có phương pháp, các em sẽ học và nhớ được nhiều không chỉ giới hạn trong các bài thuộc lòng. Các môn khác các em cũng dần dần có kỹ năng ghi nhớ tốt. Để nâng cao chất lượng học các môn học nói chung và phân môn học thuộc lòng nói riêng, người giáo viên luôn phải tìm tòi, nghiên cứu, lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp với từng bài. Cần phải kiên trì, nhẫn lại, quan tâm sát sao tới học sinh, nắm chắc từng đối tượng học sinh để có biện pháp kế hoạch phù hợp. Ngoài ra, người giáo viên cần trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, học hỏi đồng nghiệp, tìm đọc thêm các tài liệu có liên quan đến môn dạy, để giúp học sinh học tập tốt hơn. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc giúp học sinh lớp Ba học tốt các bài học thuộc lòng. Những kinh nghiệm trên còn nhiều thiếu sót. Tôi mong được Ban giám hiệu nhà trường cùng các đồng nghiệp đóng góp, bổ sung thêm để tôi có được những kinh nghiệm tốt hơn. T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n ! Nguyễn Thị Năng 17 Trường Tiểu học Đặng Trần Côn B
  18. Một số biện pháp giúp học tốt các bài học thuộc lòng cho HS lớp 3 Nguyễn Thị Năng 18 Trường Tiểu học Đặng Trần Côn B
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2