intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A3 tích cực tham gia hoạt động làm quen với toán theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại Trường Mầm non Thành Công II

Chia sẻ: Đỗ Lan Anh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được triển khai tôi thấy rằng việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với toán rất nhẹ nhàng linh hoạt trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động nên kết quả học tập cuả trẻ được nâng nên rõ rệt. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ chi tiết nội dung!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A3 tích cực tham gia hoạt động làm quen với toán theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại Trường Mầm non Thành Công II

  1. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hoạt động làm quen với toán là hoạt động học đòi hỏi độ chính xác, lôzic cao. Để giúp trẻ lĩnh hội các kiến thức một cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất, đối với hoạt động “Làm quen với toán” phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Môi trường, cách tiếp cận, cơ hội, phương pháp.v.v.. Song trên thực tế cho thấy việc hình thành biểu tượng toán cho trẻ ở trường mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm chưa được giáo viên quan tâm đúng mức, chưa chú trọng xây dựng môi trường học tập cho trẻ đồng thời ít tạo cơ hội cho trẻ được thực hành, trải nghiệm vì vậy hiệu quả giáo dục trẻ chưa cao. Khi chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được triển khai tôi thấy rằng việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với toán rất nhẹ nhàng linh hoạt trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động nên kết quả học tập cuả trẻ được nâng nên rõ rệt. Với lý do trên tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A3 tích cực tham gia hoạt động làm quen với toán theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại Trường Mầm non Thành Công II” II. NỘI DUNG 1. Thực trạng 1.1. Đặc điểm tình hình của lớp Năm học 2020-2021 tôi được nhà trường phân công giảng dạy tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A3. Với tổng số trẻ: 33 trẻ Trong đó: Trẻ nam: 24 cháu; Trẻ nữ: 9 cháu; Khuyết tật: 1 cháu 100% trẻ trong lớp là con em dân tộc Sán dìu, đa số trẻ có bố mẹ đi làm công nhân xa, trẻ ở nhà với ông bà. Giáo viên: Lớp có 2 cô đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn 1.2. Thuận lợi * Về phía nhà trường: Ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non. + Nhà trường đã trang bị đầy đủ tài liệu học, học liệu + Lớp học được trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ cho giảng dạy: ti vi, loa vi tính. * Về giáo viên: Bản thân là một giáo viên trẻ đã có nhiều năm giảng dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi, đầy nhiệt huyết, yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với nghề,
  2. 3 khỏe mạnh, nhiệt tình, được đào tạo chuyên môn hệ chính quy, ham học hỏi, có ý thức lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp. * Về trẻ: 100% trẻ là con em trong xóm gần lớp, gần trường nên trẻ đi học rất đều, tỷ lệ chuyên cần của trẻ năm học 2020-2021 trung bình đạt 96%. Đa số trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có sức khoẻ tốt để tham gia vào các hoạt động của lớp. * Về phụ huynh: Đa số phụ huynh trẻ, biết quan tâm, phối kết hợp với cô giáo trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, nhiệt tình ủng hộ tạo dựng môi trường nhóm lớp. 1.3. Khó khăn * Về giáo viên: Vì tuổi đời còn trẻ nên kinh nghiệm còn nhiều hạn chế trong việc tổ chức hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. * Về học sinh: 100% trẻ là con em dân tộc, 1 cháu khuyết tật, nhận thức của các con không đồng đều, nhiều bạn rụt rè, nhút nhát, không thích tham gia vào một số hoạt động đòi hỏi tính tập thể cao. * Về phụ huynh: Sự phối kết hợp giữa phụ huynh đối với giáo viên được thường xuyên do phần đông phụ huynh là công nhân ở các khu công nghiệp nên ít có thời gian dành cho con, phần lớn đều nhờ cậy ông bà. Vì vậy việc thống nhất quan điểm, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và cha mẹ trẻ còn nhiều hạn chế. Là giáo viên dạy lớp 5 tuổi đã nhiều năm, tôi nhận thấy rằng để thực hiện được tốt chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và hoạt động làm quen với toán nói riêng thì việc đầu tiên là giáo viên phải nắm bắt được tình hình thực tế và khả năng nhận thức của từng cháu. Năm học 2020 - 2021 tôi đã chủ động lập kế hoạch, khảo sát, đánh giá, phân loại trẻ theo các tiêu chí để đánh giá chất lượng trẻ như sau: Trẻ thực Trẻ chưa thực hiện được Tổng số hiện được Nội dung Tỷ lệ Tỷ lệ trẻ điều Số trẻ Số trẻ % % tra - Trẻ hứng thú tham gia vào 33 15 45.5% 18 54.5% hoạt động - Trẻ có ý thức phối kết hợp trong hoạt động nhóm 33 10 30.3% 23 69.7% - Trẻ biết tự lấy đồ dùng đồ 16 48.5% 17 51.5% chơi để tham gia vào hoạt động 33 - Kết quả trên trẻ 33 12 36.4% 21 63.6%
  3. 4 Xuất phát từ lòng yêu nghề mến trẻ, mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao trình độ chuyên môn và đáp ứng nhu cầu của phụ huynh, giúp các con tự tin bước vào lớp 1, bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi để tìm ra “Một số biện pháp giúp trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A3 tích cực tham gia hoạt động làm quen với toán theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại Trường Mầm non Thành Công II” như sau: 2. Biện pháp 2.1. Biện pháp 1: Tạo môi trường Toán học và đồ dùng đồ chơi phong phú đa dạng Trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thì môi trường học tập có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc học tập và tiếp thu kiến thức của trẻ. Trẻ em vốn rất hiếu kỳ, chúng tò mò mong muốn được khám phá tất cả mọi vật xung quanh chúng. Để đáp ứng được nhu cầu đó của trẻ ngay từ đầu năm học tôi đã liệt kê các ý tưởng để trang trí, sắp xếp tạo góc chơi cho trẻ một cách hợp lý, phù hợp với trẻ, gần gũi và thuận tiện nhất khi trẻ sử dụng, đồ chơi của trẻ được sắp sếp dễ lấy dễ cất, dễ chơi, đồ chơi của trẻ phong phú đa dạng, đẹp thu hút và lôi cuốn trẻ. Ví dụ: Góc học tập: Thay vì trẻ chơi với bút, vở, giấy, bảng, phấn, chữ cái, chữ số cô để ngăn nắp sắp sếp gọn gàng trong tủ, hay bảng chữ cái, chữ số in treo trên tường cho trẻ chỉ quan sát và đọc chữ cái, chữ số đó khi trẻ chơi và cất đồ cũng khó và rất bất tiện, sản phẩm trẻ tạo ra cũng rất nghèo nàn trẻ không có cơ hội lựa chọn đồ chơi. Nay tôi đã trang trí góc theo hướng mở với nhiều góc nhỏ như Góc thư viện, khám phá khoa học, cây học toán: Cây học toán: Tôi đã sử dụng bằng tấm nhựa cứng mà tôi sưu tầm ở các của hàng đóng đồ nhựa vít ốc chắc vào tường để làm cây học toán với các đồ dùng được thay thế theo chủ đề trẻ có thể chọn số theo số lượng hay xếp số tương ứng với con số, trẻ được hoạt động thoải mái, đồ dùng đồ chơi dễ lấy, dễ cất không sợ hỏng và rất thu hút trẻ.
  4. 5 Cây học toán Góc khám phá: Ngoài làm góc mở tôi còn làm thêm trò chơi “Bé được số nào” trẻ được thả bóng vào ô zic zăc xem bóng rơi vào giọ số nào trẻ rất vui vẻ, hào hứng khi được tham gia chơi trò chơi này và trẻ nào cũng thích được tham gia chơi
  5. 6 Bé khám phá khoa học Ngoài trang trí môi trường lớp học tôi còn làm thêm đồ dùng đồ chơi tự tạo, cô và trẻ cùng sưu tầm các nguyên vật liệu của sẵn có như các loại sỏi, hột hạt (chè, mít, na, hạt gấc,...) để trang trí môi trường lớp học, phục vụ các hoạt động học và chơi của trẻ, đặc biệt sử dụng làm đồ dùng học tập trong hoạt động làm quen với toán trẻ rất thích. Sử dụng viên sỏi chia 6 đối tượng ra Đồ đùng đồ chơi tự tạo
  6. 7 làm 2 phần bằng các cách khác nhau Từ những thay đổi đó tôi thấy rằng trẻ tham gia các hoạt động trên lớp bằng các góc mở không những trẻ rất hào hứng, tập trung vào các góc mà còn giúp trẻ phát triển về ghi nhớ, tư duy, sáng tạo, trẻ được chơi và lựa chọn đồ chơi thoải mái, trẻ thực sự chơi bằng học học bằng chơi. 2.2. Biện pháp 2: Tổ chức tốt hoạt động cho trẻ làm quen với toán theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Để tổ chức tốt hoạt động cho trẻ làm quen với toán tôi luôn phải suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi để đưa ra những hình thức tổ chức sáng tạo, linh hoạt để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động một cách tích cực nhất: Tôi học hỏi qua mạng, sách báo, đồng nghiệp, …. Khi tổ chức hoạt động học tôi luôn quan sát, tìm hiểu xem trẻ cần gì? Muốn gì? Nhận thức của trẻ đến đâu? Để đưa ra những nội dung hoạt động phù hợp, vừa đáp ứng nhu cầu của trẻ, nhưng vẫn đáp ứng mục đích yêu cầu của nội dung giáo dục đưa ra. Nếu như trước đây đồ dùng của trẻ là do cô chuẩn bị và lấy cho trẻ, thay vào đó cô và trẻ cùng chuẩn bị đồ dùng, trẻ tự chọn, lấy đồ dùng và trẻ được trải nghiệm với những đồ dùng đó theo gợi ý của cô trước khi cô cung cấp kiến thức, nội dung giáo dục để phát huy tính tích cực của trẻ cũng như trẻ có ý thức phối kết hợp với bạn trong hoạt động nhóm, phát huy sự sáng tạo trong các hoạt động thực hành, trải nghiệm Ví dụ: Hoạt động toán: “Đếm đến 8, nhận biết các nhóm có 8 đối tượng, biết số 8” Cô không chuẩn bị sẵn hết các đối tượng ở rổ mà cô chỉ để 1 đối tượng còn đối tượng còn lại trẻ sẽ là người đi lấy như vậy trẻ được trực tiếp lấy đồ và còn giúp trẻ ôn đếm 1 lần nữa (Trong rổ đồ chơi của con có gì? Con hãy xếp hết số đĩa ra trước mặt? Chúng mình đi lấy thêm 7 quả dâu tây nữa nào?)
  7. 8 Trẻ lấy đối tượng thứ 2 Khi tổ chức hoạt động chung về nhận biết số lượng và so sánh thêm bớt, để trẻ hứng thú và tự nguyện tham gia vào hoạt động đồng thời lĩnh hội được các kiến thức, kỹ năng một cách đầy đủ, tự tin, nhẹ nhàng, thoải mái, tránh sự gò bó, áp đặt, khô khan thì ta phải lôi cuốn trẻ vào bài một cách hấp dẫn từ đầu giờ đến cuối hoạt động học: Như dùng các thủ thuật khác nhau như đọc thơ, kể chuyện, câu đố, trò chơi. Ví dụ: Với chủ đề: Động vật “Đo chiều dài của 3 đối tượng bằng 1 đơn vị đo”. Tôi cho trẻ chơi trò chơi “Trời nắng, trời mưa” và dẫn các chú thỏ vào rừng chơi: Tôi hỏi trẻ “Có tất cả bao nhiêu con đường để đi vào rừng?”, “Con đường nào ngắn nhất?”, “Con đường nào ngắn hơn?”, “Con đường nào dài nhất?
  8. 9 Trẻ làm các chú thỏ vào rừng chơi Tôi luôn tạo cơ hội cho trẻ tự tham gia, khám phá, trải nghiệm, trẻ được thoải mái, mạnh dạn trao đổi với bạn bè với cô. Trong khi tổ chức hoạt động tôi luôn khuyến khích sự tương tác giữa trẻ với trẻ dành thời gian cho trẻ suy nghĩ và trả lời, quan tâm đến sự khác nhau của trẻ. Tôi chỉ là người gợi mở hướng dẫn để trẻ tham gia trải nghiệm và khái quát chính xác lại kết quả.
  9. 10 Trẻ hoạt động theo nhóm Không chỉ dừng lại ở các hoạt động học mà việc dạy cho trẻ vận dụng những kiến thức đã học vào các hoạt động trong ngày có ý nghĩa rất lớn, có tác dụng củng cố, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa các kiến thức đối với cuộc sống xung quanh trẻ. Giáo viên tạo tình huống kích thích trẻ tìm tòi khám phá, trải nghiệm để trẻ tự rút ra kết quả sẽ giúp trẻ nhớ lâu. Ví dụ: Khi ở nhà trẻ có thể đếm số người thân trong gia đình, đếm số bát trong bữa ăn hay đếm số con vật nuôi trong gia đình…… Khi áp dụng các biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động làm quen với toán theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tôi cảm thấy rất thích thú, các hoạt động nhẹ nhàng, lôi cuốn, thu hút trẻ, phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia vào hoạt động, kết quả trên trẻ được nâng cao rõ rệt. 2.3. Biện pháp 3: Phối kết hợp với phụ huynh để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục Nhằm tạo sự thống nhất giữa gia đình và nhà trường về việc chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là giúp trẻ tích cực trong hoạt động làm quen với toán.Thông qua buổi họp phụ huynh đầu năm, qua trao đổi trực tiếp trong giờ đón và trả trẻ, qua nhóm Zalo tôi đã hướng dẫn phụ huynh phương pháp cùng con làm quen với biểu tượng ban đầu về toán qua một số hoạt động sinh hoạt của bé ở nhà như: Đếm đồ dùng, đồ chơi, đếm con vật nuôi nhà bé, hay hình dạng của các đồ vật trong gia đình của bé: Cửa hình chữ nhật, đồng hồ hình tròn…Hay khi đi siêu thị bố mẹ cho trẻ đếm số lượng một số mặt hàng trẻ yêu thích… Qua đó tôi tuyên truyền cha mẹ học sinh ủng hộ các nguyên liệu, phế liêu, sản phẩm địa phương để làm đồ dùng, đồ chơi để trang trí lớp theo từng chủ đề cho trẻ học tập và trải nghiệm trẻ rất thích. Nhiều cha mẹ trẻ trao đổi: Cháu về nhà rất thích đếm, bữa ăn cháu rất thích được đếm bát, đũa chia cho mọi người, hay đặt câu hỏi “Con đố mẹ biết con có mấy ô tô? Con có mấy ngón tay…” Phụ huynh rất vui và ủng hộ nhiệt tình hơn trong các hoạt động của lớp, của trường. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Sau khi áp dụng “Một số biện pháp giúp trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A3 tích cực tham gia hoạt động làm quen với toán theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại Trường Mầm non Thành Công II” Kết quả tôi thu được như sau: 1. Đối với trẻ Duy trì sĩ số ổn định 33/33 trẻ. Trẻ hứng thú tích cực tham gia các hoạt động làm quen với toán, trẻ có ý thức phối kết hợp với bạn trong hoạt động
  10. 11 nhóm, trẻ biết tự lấy, cất đồ dùng, đồ chơi khi tham gia vào hoạt động, kết quả trên trẻ sau mỗi hoạt động đạt 95 % - 97%. Tổng hợp đánh giá trẻ sau khi thực hiện biện pháp: Trước Sau khi khi áp Tổng số áp dụng So sánh dụng trẻ điều (Tăng) Nội dung tra Trẻ Trẻ thực Tỷ lệ thực Tỷ lệ hiện % hiện % được được - Trẻ hứng thú tham 100% 54.5% 33 15 45.5% 33 gia vào hoạt động - Trẻ có ý thức phối kết hợp trong hoạt 33 10 30.3% 32 97% 66.7% động nhóm - Trẻ biết tự lấy đồ dùng, đồ chơi để 33 16 48.5% 100% 51.5% 33 tham gia vào hoạt động - Kết quả trên trẻ 33 12 36.4% 31 94% 57.5% 2. Đối với giáo viên Bản thân đã có nhiều sáng tạo trong cách trang trí tạo góc mở trong lớp, biết cách sắp xếp môi trường học tập phù hợp, bản thân nắm vững phương pháp tổ chức hoạt động lấy trẻ làm trung tâm, linh hoạt sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ, tác phong sư phạm nhanh nhẹn, nhạy bén trong bao quát trẻ, biết lồng ghép đan xen giữa các hoạt động giáo dục trẻ phù hợp, trẻ học có nề nếp có chất lượng. Kết quả kiểm tra chất lượng trẻ cuối năm theo 5 lĩnh vực phát triển đạt 98%. 3. Đối với phụ huynh Phụ huynh thường xuyên trao đổi và phối hợp với cô giáo về tình hình của con để cùng cô chăm sóc, giáo dục trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Phụ huynh rất tin tưởng cô giáo bởi họ nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của con em mình, sẵng sàng hợp tác chia sẻ với cô giáo trong giáo dục trẻ, nhiệt tình ủng hộ các
  11. 12 nguyên vật liệu để cô giáo làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, trang trí nhóm lớp, tạo môi trường để giáo dục trẻ IV. KẾT LUẬN Từ những kết quả đạt được như trên tôi thấy rằng để giúp trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi tích cực tham gia vào hoạt động làm quen với toán theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì giáo viên cần: - Xây dựng môi trường nhóm lớp theo hướng mở, sưu tầm làm đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu gần gũi, sẵn có ở địa phương giúp cho trẻ có nhiều cơ hội được trải nghiệm, khám phá, tự học, tự chơi mọi lúc, mọi nơi sẽ góp phần khắc sâu kiến thức cho trẻ. - Giáo viên chịu khó học hỏi, suy nghĩ, đầu tư để tìm ra những phương pháp hay, hình thức tổ chức linh hoạt, sáng tạo để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động một cách thoải mái, hứng thú và đặc biệt giáo viên phải tìm hiểu về khả năng của trẻ, để biết được trẻ của mình có hiểu biết như thế nào để từ đó giáo viên cung cấp thêm kiến thức và chính xác lại những kiến thức cho trẻ giúp trẻ phát huy hết khả năng của trẻ. Trên đây là báo cáo “Một số biện pháp giúp trẻ lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi A3 tích cực tham gia vào hoạt động làm quen với toán theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non Thành Công II” của bản thân tôi. Rất mong nhận được sự đóng góp của ban giám khảo để biện pháp của tôi ngày càng hoàn thiện và đạt được hiệu quả cao hơn nữa. Thành Công, ngày 18 tháng 10 năm 2021 XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ NGƯỜI VIẾT Nguyễn Thị Lan
  12. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
25=>1