Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Học vần lớp 1
lượt xem 4
download
Mục đích của sáng kiến này là nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số biện pháp giải quyết và khắc phục những bất cập về phương pháp, cách thức tổ chức dạy học của học sinh lớp 1 nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy học phân môn Học vần ở Trường Tiểu học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Học vần lớp 1
- UBND HUỆN THANH TRÌ TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH LIỆT Mã SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC PHÂN MÔN HỌC VẦN LỚP 1 Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hà LÜnh vùc/ M«n: TiÕng ViÖt Cấp học: Tiểu học Năm 2017 - 2018
- Một số biện pháp gãp phÇn nâng cao hiệu quả d¹y häc ph©n m«n Học vÇn líp 1 MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI . .............................................................................................. 1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 1 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. ...................................................... 2 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. ....................................................................................... 2 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 2 6. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………………2 7. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU........................................................................................ 2 B. NỘI DUNG .............................................................................................................. 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC PHÂN MÔN HỌC VẦN LỚP 1…………………………………..............3 1.1. MỤC TIÊU, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.....………………….3 1.2. CHUẨN YÊU CẦUCẦN ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI..............................….4 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ........................................................................... ………..5 2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TRƯỜNG CỦA LỚP..................………………5 2.2. NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ BẤT CẬP KHI THỰC THI VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. NGUYÊN NHÂN CỦA BẤT CẬP ĐÓ………..……………………….....7 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC PHÂN MÔN HỌC VẦN LỚP 1 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC………………………………………………………………………………8 3.1. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ KHẮC PHỤC NHỮNG VẤN ĐỀ BẤT CẬP…………………………………………………... 8 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG BẤT CẬP…..………….....11 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.......17 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................... 17 1. KẾT LUẬN…………………………………………………………………...18 2. KHUYẾN NGHỊ..………………………………………………………….....18 2.1. ĐỐI VỚI BỘ GD - ĐT……………………………………………………..19 2.2. ĐỐI VỚI NHÀ TRƯỜNG………………………………………………….19 2.3. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN………...……………………………………………19 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 21 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 22
- Một số biện pháp gãp phÇn nâng cao hiệu quả d¹y häc ph©n môn Học vÇn líp 1 a. PHẦN më ®Çu 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà cả xã hội đều quan tâm, bởi “Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai”, để ngày mai thế giới có những chủ nhân tốt, xã hội có những công dân tốt thì ngay từ ngày hôm nay chúng ta phải đào tạo thế hệ trẻ có kiến thức cơ bản về tự nhiên xã hội và có phẩm chất đạo đức của con người để các em được học tiếp lên các cấp học trên dễ dàng. Nhiệm vụ giáo dục học sinh luôn luôn được xã hội quan tâm nhưng quan trọng hơn cả vẫn là nhà trường, đặc biệt là trường tiểu học. Bởi vì nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng là nơi kết tinh trình độ văn minh của xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, đứa trẻ ngày hôm nay, mai sau trở thành những con người như thế nào là phụ thuộc rất nhiều ở cấp tiểu học các em được học những gì. Tr¶i nghiÖm qua nhiều năm thùc hiÖn ch-¬ng tr×nh sau năm 2000 ®èi víi líp 1, víi sù chØ ®¹o s¸t sao cña Së GD & §T Hµ Néi, Phßng GD & §T HuyÖn, ®· chØ ®¹o vµ tæ chøc nh÷ng ®ît trao ®æi vÒ chuyªn m«n s«i næi, s©u s¾c (chuyªn ®Ò, héi th¶o, héi gi¶ng, giao l-u…), nh÷ng n¨m qua phong trµo gi¸o dôc cña nhµ tr-êng ®· gÆt h¸i ®-îc nh÷ng thµnh c«ng ®¸ng kÓ. N¨m häc 2017-2018, b¶n th©n t«i mét mÆt duy tr× vµ ph¸t huy nh÷ng thµnh qu¶ ®· ®¹t ®-îc cña nh÷ng n¨m häc tr-íc, mét mÆt kh«ng ngõng trau dåi, häc hái, tiÕp thu s¸ng t¹o nh÷ng quan ®iÓm chØ ®¹o chuyªn m«n cña Së GD & §T Hµ Néi, Phßng GD & §T HuyÖn từ đó cã nh÷ng biÖn ph¸p, nh÷ng gi¶i ph¸p phï hîp víi ®Æc ®iÓm cña ®¬n vÞ nhµ tr-êng, cña líp m×nh phô tr¸ch nh»m th¸o gì nh÷ng v-íng m¾c, nh÷ng khã kh¨n cÇn khắc phục trong viÖc thùc hiÖn néi dung ch-¬ng tr×nh s¸ch gi¸o khoa sau năm 2000 nãi chung vµ líp 1 nãi riªng. Học sinh của lớp tôi luôn hứng thú trong giờ học, đảm bảo tiết học nhẹ nhàng, dễ hiểu dễ nhớ, đọc trơn được tốt…Từ thực tế trên tôi đã chọn đề tài: Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Học vần lớp 1. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số biÖn ph¸p gi¶i quyÕt và kh¾c phôc nh÷ng bÊt cËp về phương pháp, cách thức tổ chức dạy học của học sinh lớp 1 nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy học phân m«n Học vần ở Trường Tiểu học : Cụ thể - Về giáo viên; Tích lũy dần kinh nghiệm trong giảng dạy giúp học sinh Nghe - nãi - ®äc - viÕt để sử dụng hÖ thèng ©m - vÇn ®ã trong häc tËp vµ giao tiÕp. - Về học sinh: 1/27
- Một số biện pháp gãp phÇn nâng cao hiệu quả d¹y häc ph©n m«n Học vÇn líp 1 + Có kĩ năng Nghe - nãi - ®äc - viÕt tốt hơn. + Rèn luyện tư duy logic, bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Phương pháp dạy Nghe - nãi - ®äc - viÕt ®Ó sö dông hÖ thèng ©m - vÇn ®ã trong häc tËp vµ giao tiÕp. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp rèn kĩ năng Nghe - nãi - ®äc - viÕt ®Ó sö dông hÖ thèng ©m - vÇn ®ã trong häc tËp vµ giao tiÕp cho học sinh lớp 1 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Xác định cơ sở lý luận của việc đổi mới ph-¬ng ph¸p d¹y häc theo ®Þnh h-íng míi. Ngoµi việc d¹y kiÕn thøc vµ kÜ n¨ng cho häc sinh cßn d¹y c¸c em ph-¬ng ph¸p tù häc qua c¸c ho¹t ®éng häc tËp. 4.2. Nghiên cứu thực trạng việc đổi mới ph-¬ng ph¸p d¹y häc của trường, lớp. 4.3. Đề xuất một số biÖn ph¸p nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Học vần lớp 1. 5. Phạm vi nghiên cứu 5.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy-học phân môn học vần lớp 1 5.2. Giới hạn về khách thể điều tra Học sinh lớp 1 cấp tiểu học năm học 2017 -2018. 5.3. Giới hạn địa bàn nghiên cứu Trường tiểu học - lớp 1. 6. Các phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp lý luận: Thông qua phương pháp giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 1, đặc biệt là phân môn Học vần. 6.2. Phương pháp thực nghiệm: Thông qua việc giảng dạy của bản thân để rút ra kinh nghiệm về phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học phân môn lớp 1. 6.3. Phương pháp nhận xét: Trực tiếp kiểm tra bài làm của học sinh để từ đó có biện pháp uốn nắn, động viên kịp thời. 7. Kế hoạch nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018 - Thời gian nghiên cứu tài liệu, sách báo...vào các ngày nghỉ. - Thời gian tham khảo ý kiến đồng nghiệp: Tháng 4 năm 2018. 2/27
- Một số biện pháp gãp phÇn nâng cao hiệu quả d¹y häc ph©n m«n Học vÇn líp 1 B. Néi dung CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC PHÂN MÔN HỌC VẦN LỚP 1 1. 1. Căn cứ nghiên cứu đề tài Qua tìm hiểu, nghiên cứu nội dung chương trình, nhiệm vụ của môn Tiếng Việt lớp 1 (phân môn Học vần) để lựa chọn phương pháp, cách thức tổ chức dạy - học theo hướng tích cực hoá hoạt động học của học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học phân môn Học vần Tiếng Việt lớp 1. Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Học vần lớp 1, cần hiểu sâu sắc ba vấn đề có tính bản chất sau: - Bản chất của phương pháp dạy học theo định hướng mới là gì? - Phương pháp dạy theo định hướng mới tập trung chủ yếu vào việc gì? - Phương pháp dạy học theo định hướng mới dạy học sinh những gì? Để trả lời những câu hỏi trên, Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học chu kì đã nêu. " Phương pháp dạy học theo định hướng mới tập trung nhiều vào việc tổ chức các hoạt động học của học sinh (Quan sát, tiếp xúc với tài liệu, nguồn thông tin; động não để phát hiện kiến thức; thực hành trên các vật liệu mới hoặc trong bối cảnh mới để củng cố kiến thức và rèn kĩ năng; tự đánh giá). Phương pháp dạy học theo định hướng mới ngoài dạy kiến thức và kĩ năng cho học sinh còn dạy các em phương pháp tự học qua các hoạt động học tập. Phương pháp dạy học theo định hướng mới là sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học truyền thống có những yếu tố tích cực với những phương pháp tập trung vào việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh. Phương pháp dạy học theo định hướng mới đồng thời phải đổi mới trong việc đánh giá học sinh. " Phần Học vần trang bị cho học sinh hệ thống âm - vần Tiếng Việt và những yêu cầu kĩ thuật về Nghe - nói - đọc - viết để sử dụng hệ thống âm - vần đó trong học tập và giao tiếp. Với ý nghĩa này, học vần không chỉ được xem như là những viên gạch đầu tiên, những nguyên liệu cơ bản nhất để xây lên tòa lâu đài của kiến thức môn Tiếng Việt mà còn có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác, các lớp học cao hơn. Trong tất cả các phân môn của Tiếng Việt thì phần Học vần là phần học thể hiện rõ nhất cả bốn kĩ năng cơ bản của Tiếng Việt Nghe - nói - đọc - viết. Bốn năng lực này có mối quan hệ mật thiết với nhau trong mỗi bài Học vần. Điều đó góp phần khẳng định ý nghĩa quan trọng của việc dạy và học phần Học vần ở trường Tiểu học. 3/27
- Một số biện pháp gãp phÇn nâng cao hiệu quả d¹y häc ph©n m«n Học vÇn líp 1 1.2. Chuẩn yêu cầu cần đạt được của phân môn Học vần. Theo chương trình mới ở Tiểu học thì môn Tiếng Việt được xác định là một trong sáu môn bắt buộc có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu học và là môn học công cụ cho các môn học khác. Phần Học vần lớp 1 có hai mảng kiến thức cơ bản là phần dạy âm và phần dạy vần. Ở mỗi bài học cả hai phần này đều có chung một cấu trúc, có hai dạng bài: Dạng bài dạy âm (vần) mới và dạng bài ôn tập. Trong đó, dạy âm, vần mới chiếm 84,5 %. ở dạng bài này được xây dựng theo một cấu trúc cụ thể như sau: a) Về hình thức: Mỗi bài học âm (vần) được bố trí, trình bày trên hai trang. b) Thời gian: 2 tiết / 1 bài. c) Nội dung: - Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 đã xây dựng hệ thống bài học với một cấu trúc chặt chẽ. Các bài học vần trong sách giáo khoa được sắp xếp thành một hệ thống vần có đặc điểm giống nhau như: các vần có i ở cuối (hoặc các vần có n, t, nh, ch, ng…ở cuối). Cụ thể trong mỗi bài được sắp xếp như sau: * Trang 1: Gồm các nội dung sau: - Giới thiệu âm (hay vần) mới: ở mỗi bài học thường giới thiệu hai âm (vần) mới. Trong tổng số 87 bài dạy âm (vần) mới thì có 4 bài chỉ giới thiệu một âm hay một vần. Những bài này được sắp xếp ở giai đoạn đầu phần âm hay đầu phần vần. - Giới thiệu tiếng mới: Tiếng có chứa âm hay vần mới vừa giới thiệu ở trên. - Giới thiệu từ mới: Là từ có chứa tiếng mới và mỗi từ đều có tranh minh họa. - Giới thiệu từ ứng dụng (Yêu cầu học sinh luyện đọc): Trong mỗi bài học thường giới thiệu bốn từ có tiếng chứa âm (vần) mới. - Luyện viết âm (vần) và từ mới trong bài: Yêu cầu này được giới thiệu rất cụ thể bằng kiểu chữ viết thường, cỡ vừa và được viết trên dòng kẻ li. * Trang 2: Có hai nội dung - Giới thiệu câu ứng dụng (Yêu cầu học sinh luyện đọc): Câu ứng dụng thường là một đến hai câu văn ngắn hay vài dòng thơ trong đó có tiếng chứa âm (vần) mới học. Mỗi câu ứng dụng bao giờ cũng có tranh minh họa cho nội dung của câu văn (hay đoạn thơ) đó. - Giới thiệu chủ đề luyện nói và tranh minh hoạ cho chủ đề: Mỗi bài học có một chủ đề luyện nói riêng. Tên chủ đề luyện nói bao giờ cũng có tiếng (từ) chứa âm (vần) mới và có tranh minh họa cho chủ đề đó. 4/27
- Một số biện pháp gãp phÇn nâng cao hiệu quả d¹y häc ph©n m«n Học vÇn líp 1 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG 2.1. Đặc điểm chung của trường, của lớp. - Cùng với việc cải cách nội dung và chương trình sách giáo khoa phổ thông nói chung và chương trình Tiểu học nói riêng, cũng như các Trường Tiểu học trong cả nước thực hiện dạy và học chương trình sách giáo khoa lớp 1 đến nay. Trong nhiều năm thực hiện chương trình này, lãnh đạo và giáo viên nhà trường đã không ngừng đổi mới phương pháp dạy học và cũng đã gặt hái được những thành công đáng kể. Khái niệm đổi mới phương pháp dạy học tuy không còn là một khái niệm mới mẻ song đổi mới phương pháp dạy học như thế nào cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất hiện có của nhà trường, phù hợp với đối tượng học sinh là trẻ sáu tuổi vừa mới làm quen với hoạt động học và đặc biệt “Làm thế nào để có một tiết học diễn ra nhẹ nhàng- tự nhiên - hiệu quả? ” thì vẫn còn là điều trăn trở của nhiều thầy cô. - Qua trao đổi với các bạn đồng nghiệp cùng trực tiếp giảng dạy chương trình lớp 1, đa số giáo viên đều cho rằng: Chương trình lớp 1 nói chung, môn Tiếng Việt nói riêng có rất nhiều điểm ưu việt như: Hình thức đẹp, kênh hình nhiều hơn kênh chữ, màu sắc có tính thẩm mĩ cao, chữ in to, rõ ràng; nội dung được xây dựng hợp lí, phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ, từ và câu ứng dụng được đưa ra trong mỗi bài học thì phong phú về thể loại mà gần gũi với học sinh,...Cùng với nội dung chương trình mới là những thiết bị dạy học mới như: máy chiếu, bộ học vần biểu diễn (dành cho giáo viên) và bộ học vần thực hành (dành cho học sinh), bộ tranh minh họa cho phần luyện nói…đã góp phần làm nên những bài học, bài dạy đạt hiệu quả cao hơn. - Qua thực tiễn giảng dạy từ những năm học trước, qua dự giờ một số bạn đồng nghiệp, tôi nhận thấy ba vấn đề còn vướng mắc trong các tiết dạy học vần như sau: Một là: Giáo viên sử dụng các thuật ngữ chưa chuẩn mực, như trong Tiếng Việt chữ cái để ghi âm song một số giáo viên còn nhầm lẫn giữa âm và chữ. VD:- âm V ( Vờ) - chữ V ( vờ) - âm S (sờ) - chữ S ( sờ) Sửa đúng là: - âm V ( vờ) - chữ V ( Vê) - âm S ( sờ) - chữ S ( ét - sì) Hai là, vì quá lệ thuộc vào sách giáo khoa và quy trình giảng dạy theo gợi ý của sách giáo viên nên giáo viên chỉ đưa ra những tiếng, từ ứng dụng có trong sách giáo 5/27
- Một số biện pháp gãp phÇn nâng cao hiệu quả d¹y häc ph©n m«n Học vÇn líp 1 khoa cho học sinh luyện đọc rồi ghép thành chữ ghi các tiếng, từ đó trên thanh cài của bộ học vần thực hành mà thôi, dẫn đến hạn chế tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Đặc biệt là thao tác hướng dẫn cho học sinh mất nhiều thời gian lấy ra, cất vào rồi lại lấy ra, cất vào các phương tiện học tập như: bảng con, sách giáo khoa, bộ đồ dùng,...gây mất thời gian, làm tiết học rườm rà, thiếu tự nhiên. VD: Trong tiết 1, có giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng các đồ dùng học tập như sau: - Giáo viên yêu cầu học sinh ghép chữ ghi vần, chữ ghi từ trong bài với thao tác ghép bộ chữ...Sau đó cất đi. - Giáo viên lại yêu cầu học sinh lấy bảng con để luyện viết chữ ghi âm (vần), lại cất đi. - Tiếp theo, học sinh lại phải lấy bộ học vần thực hành để ghép chữ ghi tiếng ngoài bài có chứa vần vừa học… - Thế là học sinh cứ loay hoay lấy ra, cất vào đồ dùng cũng mất quá nửa thời gian của tiết học, làm cho tiết học rời rạc, thiếu tự nhiên và cũng vì thế mà "Cháy giáo án". Ba là, do giáo viên còn chưa linh hoạt khi sử dụng tranh minh họa cho phần giới thiệu câu ứng dụng mà dẫn đến tình trạng có những học sinh đọc cả câu thì thuộc làu làu nhưng khi chỉ bất kì chữ nào trong câu đó thì lại không đọc được. Hiện tượng này chúng ta vẫn quen gọi là "đọc vẹt". Tôi xin trích dẫn tranh minh hoạ và câu ứng dụng: Bài 44: on - an (sách giáo khoa Tiếng Việt 1- tập 1) như sau: Gấu mẹ dạy con chơi đàn. Còn Thỏ mẹ thì dạy con nhảy múa. Giáo viên thường dạy như sau: Giáo viên: Treo tranh minh hoạ, rồi khai thác: - Em thấy những gì trong tranh? (Những chú Gấu và những chú Thỏ) - Các chú Gấu đang làm gì? (Các chú Gấu đang đánh đàn ) - Những chú Thỏ đang làm gì? (Những chú Thỏ đang nhảy múa) - Giáo viên chỉ tranh và nói tiếp: Đây là Gấu mẹ, Gấu mẹ đang dạy con chơi đàn còn Thỏ mẹ thì dạy con nhảy múa. Đồng thời giáo viên treo bảng phụ ghi câu "Gấu mẹ dạy con chơi đàn. Còn Thỏ mẹ thì dạy con nhảy múa." lên bảng. Thế là học sinh chưa cần nhìn chữ đã ghi nhớ ngay một cách chính xác nội dung câu văn cần luyện đọc. Thực tế trên đã làm tôi trăn trở: Thứ nhất: Phải xây dựng quy trình cho mỗi bài học vần sao cho giảm bớt được những thao tác thay đổi phương tiện học tập của học sinh như: mở sách, 6/27
- Một số biện pháp gãp phÇn nâng cao hiệu quả d¹y häc ph©n m«n Học vÇn líp 1 cất sách; lấy bảng, cất bảng; lại mở sách, cất sách ... trong quá trình học, giúp cho giờ học nhịp nhàng mà hiệu quả. Thứ hai: Cần phải mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy - phương pháp học. Dạy học vần như thế nào để phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Thứ ba: Trong quá trình dạy học vần là yếu tố quan trọng góp phần đạt mục tiêu môn học: ngôn ngữ diễn đạt của giáo viên phải trong sáng; câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh cần ngắn gọn, dễ hiểu; giáo viên đọc mẫu và sử dụng các thuật ngữ phải chuẩn mực. Đặc biệt là phải phân biệt đúng, tường minh giữa âm và chữ ghi âm. 2.2. Những ưu điểm, bất cập và nguyên nhân khi thực thi vấn đề nghiên cứu. Ưu điểm, bất cập: Thực trạng dạy học phần học vần ở trường Tiểu học - lớp 1, những năm qua đã đạt được những kết quả đáng mừng. Nay phong trào đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học vẫn đang là những đề tài sôi nổi của các thầy, cô giáo trong nhà trường, song bên cạnh những kết quả đã đạt được như đọc, viết tốt. Bản thân tôi và các bạn đồng nghiệp trong khối vẫn còn có những bài dạy thực hiện đổi mới phương pháp dạy học chưa được hoàn hảo, cần có những biện pháp tháo gỡ như đối với những bài dạy học vần lớp 1 đã nêu ở trên. Nguyên nhân: a) Về phía nhà trường: Do điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy - học hiện nay của nhà trường chưa đáp ứng đầy đủ cho yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học (tranh, ảnh minh họa còn thiếu, phòng học còn hẹp, sĩ số học sinh/ 1 lớp quá đông...) b) Về phía giáo viên: - Còn áp dụng một cách máy móc quy trình dạy theo gợi ý của sách giáo viên. - Còn rụt rè, chưa mạnh dạn sáng tạo khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. c) Về phía học sinh: - Tâm lí lứa tuổi, thao tác vụng về. - Do các em mới được làm quen với hoạt động học nên các thao tác sử dụng đồ dùng học tập của các em còn chậm, chưa linh hoạt. - Vốn sống trải nghiệm ít dẫn đến vốn từ vựng còn hạn chế. 7/27
- Một số biện pháp gãp phÇn nâng cao hiệu quả d¹y häc ph©n m«n Học vÇn líp 1 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC PHÂN MÔN HỌC VẦN LỚP 1 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 3.1. Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Học vần lớp 1. a) Xây dựng quy trình dạy học phần học vần lớp 1 theo hướng vận dụng linh hoạt. Qua quá trình nghiên cứu cơ sở lí luận về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh, kết hợp với đặc điểm tâm sinh lí trẻ em lứa tuổi học lớp 1, căn cứ vào mục tiêu, nội dung mỗi bài học vần cùng với những vướng mắc cần tháo gỡ, chúng tôi đã xây dựng lại quy trình dạy- học phần Học vần lớp 1 (Dạng bài dạy âm, vần mới) như sau: Quy tr×nh trong s¸ch gi¸o viªn TiÕng ViÖt 1 Quy tr×nh ®-îc vËn dông linh ho¹t TiÕt 1 TiÕt 1 1. D¹y vÇn, tiÕng vµ tõ kho¸ (b¶ng líp) 1. D¹y vÇn míi (b¶ng líp) 2. ViÕt ch÷ ghi vÇn, tiÕng vµ tõ kho¸ 2. T×m vµ ®äc tiÕng, tõ ng÷ cã chøa (b¶ng con) vÇn míi (b¶ng líp). 3. §äc tõ ng÷ øng dông (b¶ng líp) 3. T×m tiÕng cã chøa vÇn míi trong c©u vµ ®äc c©u øng dông. 4. LuyÖn ®äc bµi (b¶ng líp) TiÕt 2 TiÕt 2 1. LuyÖn ®äc (b¶ng líp) 1. LuyÖn viÕt + LuyÖn ®äc bµi tiÕt 1. + LuyÖn viÕt b¶ng con. + Quan s¸t tranh vµ ®äc c©u øng dông. + LuyÖn viÕt vë tËp viÕt 2. LuyÖn ®äc s¸ch gi¸o khoa. 2. LuyÖn nãi (s¸ch gi¸o khoa). 3. LuyÖn viÕt (b¶ng con, vë tËp viÕt) 3. LuyÖn ®äc (s¸ch gi¸o khoa). 4. LuyÖn nãi (s¸ch gi¸o khoa) Với mạnh dạn vận dụng linh hoạt quy trình trên, tôi nhận thấy: + Ở tiết 1: Học sinh chỉ sử dụng bộ đồ dùng thực hành Tiếng Việt 1 để lĩnh hội vần mới và từ đó “Khám phá”, phát triển một cách có hệ thống theo mức độ nâng dần từ việc tìm tiếng mới từ mới câu ứng dụng qua các thao tác ghép chữ trên thanh cài. + Ở tiết 2: Học sinh sử dụng ba phương tiện học tập đó là: sách giáo khoa, bảng con và vở tập viết. Mỗi phương tiện đều được sử dụng triệt để, dứt điểm không lấy ra rồi lại cất vào, lấy ra ... Như vậy, quy trình trong mỗi tiết học vừa đảm bảo 8/27
- Một số biện pháp gãp phÇn nâng cao hiệu quả d¹y häc ph©n m«n Học vÇn líp 1 việc rèn luyện kĩ năng để cung cấp kiến thức và giáo dục thái độ học tập; giảm bớt những thao tác thay đổi phương tiện học tập của học sinh như: mở sách - cất sách, lấy bảng - cất bảng rồi lại mở sách - cất sách, … trong quá trình học, giúp cho giờ học nhịp nhàng mà hiệu quả. b) Đổi mới phương pháp và cách thức tổ chức, hướng dẫn học sinh lĩnh hội nội dụng bài học theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Tôi thiết nghĩ kiến thức mới trong mỗi bài Học vần cơ bản chính là dạy phần vần trong bài học còn các tiếng, từ, câu ứng dụng trong bài có thể hướng dẫn học sinh vận dụng kĩ năng ghép thêm âm đầu, thêm dấu thanh vào vần để được tiếng mới, ghép thêm tiếng vào tiếng mới để được từ mới, câu mới có chứa vần vừa học. Tôi xin đưa ra hai phương pháp như sau: Ph-¬ng ph¸p trong s¸ch gi¸o viªn Ph-¬ng ph¸p ph¸t huy tÝnh chñ ®éng, TiÕng ViÖt 1. tÝch cùc häc tËp cña häc sinh. 1. D¹y vÇn míi. 1. D¹y vÇn míi. - Gi¸o viªn viÕt hoÆc ghÐp vÇn lªn b¶ng. Linh ho¹t theo tõng bµi cô thÓ. - H-íng dÉn häc sinh ph©n tÝch vÇn (c¶ Cã thÓ: líp nh×n lªn b¶ng). C¸ch 1: Giíi thiÖu trùc tiÕp (gièng nh- - So s¸nh vÇn míi víi vÇn ®· häc. ph-¬ng ph¸p trong s¸ch gi¸o viªn) - Häc sinh (HS) ®¸nh vÇn - ®äc tr¬n. * C¸ch nµy phï hîp víi nh÷ng bµi - Häc sinh ghÐp vÇn vµo thanh cµi (tõng ®Çu cña nhãm vÇn míi. c¸ nh©n häc sinh - c¶ líp cïng lµm viÖc). C¸ch 2: VËn dông ph-¬ng ph¸p thÕ ©m (sÏ cô thÓ ë phÇn sau). * Ph-¬ng ph¸p nµy phï hîp nh÷ng bµi häc sau cña mçi nhãm vÇn. 2. D¹y tiÕng kho¸. 2. Thùc hµnh t×m tiÕng, tõ cã chøa vÇn - Gi¸o viªn (GV) cho häc sinh quan s¸t võa häc vµ luyÖn ®äc. tranh ®Ó bËt ra tiÕng kho¸. Gi¸o viªn g¾n a) Thùc hµnh t×m tiÕng cã chøa vÇn (hoÆc viÕt) lªn b¶ng. míi. - Gi¸o viªn h-íng dÉn häc sinh ph©n tÝch - Mçi HS tù ghÐp thªm ©m ®Çu, thªm tiÕng kho¸. dÊu vµo vÇn míi (®· cã trªn thanh cµi) - Häc sinh ghÐp l¹i tiÕng kho¸ trªn b¶ng ®Ó ®-îc tiÕng cã chøa vÇn võa häc vµo thanh cµi. theo lÖnh cña gi¸o viªn. - LuyÖn ®äc ph©n tÝch - ®äc tr¬n. - GV lÖnh cho HS gi¬ thanh cµi. * C¶ líp chØ cã 1 tiÕng míi - Gi¸o viªn gäi mét sè HS nh×n thanh 3. D¹y tõ kho¸: cµi cña m×nh ®äc ch÷ ghi tiÕng võa 9/27
- Một số biện pháp gãp phÇn nâng cao hiệu quả d¹y häc ph©n m«n Học vÇn líp 1 - Gi¸o viªn giíi thiÖu - g¾n tõ kho¸ lªn ghÐp ®-îc. b¶ng. - Gi¸o viªn chän nh÷ng tiÕng giµu s¾c - Häc sinh t×m tiÕng cã chøa vÇn míi häc th¸i nghÜa (hoÆc nh÷ng tiÕng theo s¸ch cã trong c¸c tõ ®ã. gi¸o khoa) ghi lªn b¶ng. - §äc ph©n tÝch - ®äc tr¬n (tiÕng míi cã - Häc sinh ®äc ph©n tÝch - tr¬n (b¶ng trong tõ kho¸.) líp) - §äc tõng tõ kho¸. b) Thùc hµnh t×m tõ cã chøa vÇn míi. - Gi¸o viªn gi¶i nghÜa mét sè tõ. - Häc sinh tù t×m c¸c tiÕng chøa vÇn võa häc råi tr×nh bµy (cã thÓ nªu miÖng hoÆc ghÐp trªn thanh cµi). *Mçi HS sÏ t×m ®-îc mét tiÕng míi, tõ míi nªn sÏ cã nhiÒu tiÕng, tõ cã chøa vÇn võa häc do chÝnh HS tù t×m ra. Đối chiếu hai phương pháp trên, có thể nhận thấy: phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực của người học, GV đã xác lập được mối quan hệ giữa kiến thức đang học với những gì HS đã biết và những gì các em sẽ học bằng mô hình sau. Kiến thức đã học và kinh nghiệm - Kiến thức đang lĩnh hội - Kiến thức sẽ học trong tương lai Trong mỗi bài học vần HS được nâng cao và mở rộng việc lĩnh hội kiến thức mới, HS được suy nghĩ, làm việc một cách tích cực. Phương pháp này còn rèn cho HS cách học và khả năng hợp tác trong học tập ngay từ khi học lớp 1, là cơ sở để các em tự tin hơn trong suốt quá trình học tập. Mỗi phương pháp dạy học vần đều có ưu điểm riêng biệt, GV biết vận dụng một cách linh hoạt với đối tượng HS của lớp mình phụ trách sẽ phát huy hết khả năng học tập của HS . Phương pháp phát huy tính chủ động, tích cực như đã nêu ở trên khi áp dụng đã tạo được sự khác biệt trong quá trình giảng dạy. Do đó, hướng tập trung vào bài học của HS phát triển tốt hơn ở cùng một dạng bài học. Sau đây tôi xin cụ thể hơn về quy trình linh hoạt và việc vận dụng phương pháp dạy học vần theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực của HS ở một số nội dung như đã nêu trên. Tiết 1 * Giới thiệu bài: GV nên giới thiệu trực tiếp (Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn, trình độ của học sinh mà giáo viên lựa chọn cách giới thiệu bài cho hợp lí.) Chẳng hạn: Ở phần dạy âm- chữ ghi âm hoặc giai đoạn đầu của phần dạy vần- chữ ghi vần giáo viên có thể giới thiệu trực tiếp bằng cách sau: 10/27
- Một số biện pháp gãp phÇn nâng cao hiệu quả d¹y häc ph©n m«n Học vÇn líp 1 Ví dụ: Hôm nay chúng ta làm quen với âm d (dờ). Âm (dờ ) được ghi lại bằng con chữ d (dê) - Viết hoặc gắn thẻ chữ d lên bảng. Sau khi học sinh đã nhận biết được quy trình phân tích vần để đánh vần thì giáo viên có thể giới thiệu bài bằng phương pháp thế âm (như đã nêu ở trên) để thu hút sự tập trung chú ý và phát huy tính chủ động tích cực học tập của các em. VD: Khi dạy vần ôi (bài 33-Tiếng Việt 1) - Học sinh ghép vần đã học ở bài trước vào thanh cài: oi. - Thay âm chính o thành ô giữ nguyên âm cuối để được vần mới. * Giáo viên có thể nêu vấn đề: - Giữ nguyên âm i, thay âm o bằng âm ô ta được vần gì? - Học sinh thảo luận. - Các em vừa ghép được vần gì? (ôi). - Phân tích vần ôi (Học sinh phân tích ngay trên thanh cài) - So sánh vần ôi với vần oi. - Đánh vần - đọc trơn. * Dạy âm - vần mới: Ở bước này, tôi chia làm 2 nội dung cơ bản: Một là: Nhận diện âm (vần) - cách phát âm (đánh vần) và ghi nhớ. Hai là: Thực hành áp dụng tìm tiếng, từ có chứa âm, vần vừa học Sau khi học sinh đã lĩnh hội được cấu tạo, cách phát âm âm (vần) thì giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập tìm tiếng, từ , câu có chứa âm vần vừa lĩnh hội. 3.2. Một số giải pháp khắc phục những bất cập a) Dạy âm (vần) mới. Nhận diện âm (vần) - cách phát âm (đánh vần) và ghi nhớ âm (vần) mới. Việc 1: Hướng dẫn học sinh nhận diện âm(vần). Bằng việc xây dựng một số câu hỏi giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời để giúp các em nhận ra những đặc điểm, những dấu hiệu cơ bản của âm (vần). Từ đó, nhận biết được đặc điểm hay cấu tạo của âm (vần) mới. Việc 2: Hướng dẫn học sinh cách phát âm (đánh vần). Đối với những bài dạy âm, theo tôi giáo viên phải phát âm mẫu thật chuẩn cho học sinh nghe rồi phát âm theo. Đối với những bài dạy vần mới ở giai đoạn đầu giáo viên đánh vần mẫu đồng thời phải dạy cho học sinh "Luật đánh vần" để đến giai đoạn sau học sinh có thể dựa vào vị trí các âm mà đánh vần (điều này không hề khó vì chúng ta dạy Tiếng Việt cho người Việt). VD: Hướng dẫn học sinh phân tích vần ia. Vần ia gồm mấy âm ? (hai âm: âm i và âm a). Âm nào đứng trước? (âm i đứng trước). 11/27
- Một số biện pháp gãp phÇn nâng cao hiệu quả d¹y häc ph©n m«n Học vÇn líp 1 Âm nào đứng sau? (âm a đứng sau). Dựa vào vị trí các âm ta đánh vần vần ia như sau: âm nào đứng trước ta đọc trước, âm nào đứng sau ta đọc sau, cuối cùng là đọc vần tạo được. Giáo viên đánh vần mẫu: i - a - ia- ia. Việc 3: Hướng dẫn học sinh ghi nhớ âm (vần) vừa học. Cái đích cuối cùng của việc học là người học phải lĩnh hội và ghi nhớ nội dung bài học. Cái đích cuối cùng của việc dạy - học âm (vần) là học sinh phải ghi nhớ được cấu tạo, cách đọc âm (vần) vừa lĩnh hội để thực hành nó trong các hoạt động giao tiếp. Để giúp học sinh làm được điều này, theo tôi không gì hơn bằng việc tự bản thân các em ghép lại chữ ghi âm (vần) vừa học trên thanh cài của bộ Học vần thực hành rồi nhìn vào chữ vừa ghép được đọc theo bốn mức độ to- nhỏ- nhẩm- thầm để ghi nhớ. Cụ thể: Học sinh ghép chữ ghi vần trên thanh cài - giơ thanh cài. Giáo viên kiểm tra - nhận xét - quay thanh cài lại - nhìn chữ trên thanh cài đọc theo các mức độ to - nhỏ - nhẩm - thầm. b) Thực hành áp dụng tìm tiếng, từ có chứa âm ( vần) vừa học và luyện đọc Bước 1: Thực hành tìm tiếng mới - kết hợp luyện đọc Để cho tiết học lô gíc, hợp lí mà phát huy được tính chủ động học tập của học sinh, tôi thực hiện như sau: Trên cơ sở thanh cài của các em đã có âm (vần) mới, giáo viên chỉ lệnh cho học sinh "Ghép thêm chữ ghi âm (hay âm đầu) đã học và dấu thanh để được chữ ghi tiếng mới". Học sinh thao tác ghép, mỗi em sẽ ghép được một chữ và như vậy kết quả sẽ được rất nhiều tiếng chứa âm (vần) mới do chính các em tự tìm ra, sẽ khích lệ được hứng thú học tập của học sinh nếu như các em được cô giáo gọi lên đọc chữ ghi tiếng mà mình vừa ghép được trên thanh cài cho cả lớp nghe. Thế là, qua kết quả của mình, của bạn, mỗi em trong lớp đã có được "vốn" tiếng mới rất phong phú. Khi đó, giáo viên chỉ việc lựa chọn ba tiếng mới (các tiếng có trong từ ứng dụng ở sách giáo khoa) ghi lên bảng cho học sinh quan sát và đọc. Bước 2: Thực hành tìm từ có tiếng mới - kết hợp luyện đọc Nhằm phát huy vốn sống của các em, để các từ mới các em tìm được không bị hạn chế bởi những tiếng chưa học nên phần này tôi chỉ yêu cầu học sinh nêu miệng. Sau đó, giáo viên chọn từ thích hợp ghi lên bảng. Yêu cầu học sinh luyện đọc rồi giải thích một số từ (thường dùng biện pháp trực quan để giải thích.) *Ví dụ minh hoạ cho hoạt động trên khi giáo viên dạy vần oi (bài 32, Tiếng Việt 1, tập 1) 12/27
- Một số biện pháp gãp phÇn nâng cao hiệu quả d¹y häc ph©n m«n Học vÇn líp 1 Giáo viên giới thiệu : Hôm nay chúng ta học vần oi-viết bảng oi, và nói: Đây là chữ ghi vần oi. Học sinh: Quan sát chữ ghi vần- trả lời Giáo viên: Chữ ghi vần oi được ghép bởi mấy con chữ là những con chữ gì? Học sinh: Chữ ghi vần oi gồm hai con chữ là: con chữ o và con chữ i (ngắn ) Giáo viên: Con chữ o ghi lại âm gì? Học sinh: Con chữ o ghi lại âm " o ". Giáo viên: Con chữ i (ngắn) ghi lại âm gì? Học sinh: Con chữ i ( ngắn) ghi lại âm "i ". Giáo viên: Dựa vào vị trí của các âm, bạn nào đọc phân tích vần oi cho cô? Học sinh: o- i - oi- oi. (Chỗ này tuỳ thuộc vào giai đoạn học tập và trình độ của học sinh mà GV có thể đánh vần mẫu hay gọi học sinh đọc tốt đánh vần). Học sinh: Lần lượt cả lớp được đánh vần - đọc trơn. * Thực hành: Giáo viên yêu cầu học sinh ghép chữ ghi vần oi trên thanh cài (cá nhân từng học sinh thao tác trên bộ học vần thực hành) - Học sinh ghép thanh cài: oi Giáo viên: Kiểm tra , nhận xét, sửa sai cho học sinh (nếu cần) Học sinh: Nhìn thanh cài đọc theo mức độ: To - nhỏ - nhẩm - thầm để ghi nhớ cấu tạo, cách đọc. Giáo viên: Ghép thêm chữ ghi âm đầu, thêm dấu thanh đã học để được chữ ghi tiếng mới? Học sinh: Thao tác ghép trên thanh cài của bộ học vần thực hành (chỉ ghép thêm chữ ghi âm đầu và dấu thanh ). Chẳng hạn: Học sinh ghép thêm: ng, dấu sắc - được chữ: ngói Học sinh khác thêm: c, dấu huyền - được chữ: còi. Học sinh khác thêm: t, dấu hỏi - được chữ: tỏi. Giáo viên: - yêu cầu học sinh giơ thanh cài để kiểm tra - nhận xét Quan sát lựa chọn kết quả của học sinh, chọn những tiếng mới phù hợp rồi gọi chính học sinh đó đọc chữ mình vừa ghép được trên thanh cài. Học sinh: Đọc phân tích- đọc trơn. (ng- oi - ngoi - sắc - ngói). Giáo viên: Lựa chọn những tiếng có thể kết hợp được với nhiều tiếng khác để thành từ có nghĩa (hoặc những tiếng xuất hiện trong các từ có trong bài học ở sách giáo khoa) để ghi trên bảng. VD: ngói voi còi Học sinh: Luyện đọc các chữ ghi tiếng trên bảng (Theo cá nhân - nhóm - lớp) 13/27
- Một số biện pháp gãp phÇn nâng cao hiệu quả d¹y häc ph©n m«n Học vÇn líp 1 Giáo viên: Em hãy tìm từ có tiếng ngói (voi, còi)? (Chỉ yêu cầu học sinh nêu miệng vì như vậy sẽ phát huy được vốn sống của các em. Các từ các em tìm được không bị hạn chế bởi những tiếng đã học. Học sinh: Cá nhân nêu miệng. (VD: nhà ngói, ngói mới, ngói đỏ, .....) Giáo viên: Lựa chọn những từ giàu sắc thái nghĩa gắn lên bảng (hoặc chọn các từ theo sách giáo khoa) Ví dụ: nhà ngói (gắn thêm chữ nhà) ngà voi (gắn thêm chữ ngà) cái còi (gắn thêm chữ cái) Học sinh: Luyện đọc (Cá nhân, nhóm, cả lớp) * Giải thích từ nhà ngói, ngà voi (bằng tranh ảnh trực quan) hay đồ vật, tuỳ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất hay sự chuẩn bị của giáo viên c) Hướng dẫn học sinh luyện đọc câu. Để tránh tình trạng học sinh "Đọc vẹt", tôi không cho học sinh quan sát tranh minh hoạ cho phần nội dung câu như trước vẫn thường làm mà cho học sinh quan sát câu phải luyện đọc trong bài, yêu cầu đọc nhẩm và tìm nhanh trong câu những chữ ghi tiếng mới rồi đọc chữ đó. Sau đó mới cho học sinh đọc cả câu theo các hình thức cá nhân, cả lớp. Cuối cùng mới giới thiệu tranh minh họa cho học sinh quan sát để hiểu đúng nội dung câu vừa đọc (làm như thế tôi dựa trên quan điểm: Đọc đúng - hiểu đúng.) VD: Dạy đọc câu bài: on - an. Giáo viên gắn câu: “Gấu mẹ dạy con chơi đàn còn Thỏ mẹ thì dạy con nhảy múa” lên bảng. - Yêu cầu học sinh: đọc nhẩm; tìm chữ ghi tiếng có chứa vần on, vần an vừa học. - Học sinh lên bảng chỉ chữ (con, còn, con; đàn) - GV gạch chân các chữ đó cho HS dễ quan sát. Gấu mẹ dạy con chơi đàn còn Thỏ mẹ thì dạy con nhảy múa. - GV chỉ bảng cho HS đọc các chữ đã gạch chân trong câu. - Luyện đọc cả câu. - Giáo viên gắn tranh minh hoạ cho câu vừa đọc - hướng dẫn học sinh tìm hiểu tranh như sau: Đây là bức tranh minh hoạ cho câu các con vừa đọc. Dựa vào nội dung câu bạn nào lên chỉ cho cả lớp biết: (?) Đâu là mẹ con nhà Gấu, đâu là mẹ con nhà Thỏ? - Một học sinh lên bảng chỉ. (Nếu còn thời gian giáo viên có thể cho học sinh: Nói câu có tiếng chứa vần vừa học.) d) Luyện đọc cả bài ( bảng lớp) 14/27
- Một số biện pháp gãp phÇn nâng cao hiệu quả d¹y häc ph©n m«n Học vÇn líp 1 - Giáo viên chỉ chữ trên bảng cho học sinh đọc. - Học sinh tự chỉ chữ trên bảng rồi đọc. + Một số hình thức tổ chức cho học sinh luyện đọc: Luyện đọc theo cặp, đọc trong nhóm, trò chơi Em tập làm cô giáo (Một học sinh trong vai cô giáo lên bảng chỉ chữ rồi gọi bạn khác đọc). Tiết 2 1. Luyện viết Bước 1: Hướng dẫn học sinh viết bảng con Bằng việc sử dụng hệ thống câu hỏi giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết kiểu chữ, cỡ chữ, độ cao, rộng của các con chữ. VD: Hướng dẫn học sinh viết chữ ghi vần oi. Giáo viên: Gắn bảng: oi Đặt câu hỏi cho học sinh trả lời: - Chữ ghi vần oi được viết theo kiểu chữ gì? cỡ chữ nào? (Kiểu chữ viết thường, cỡ vừa) - Gồm mấy con chữ, là những con chữ gì? (Gồm hai con chữ là con chữ "o" và con chữ "i ngắn") - Em hãy nhận xét độ cao, bề rộng của mỗi con chữ? (Con chữ O cao hai li, rộng hơn 1 li; con chữ i ngắn cao hai li, rộng hơn 1 li). - Điểm đặt bút ở đâu? (Điểm đặt bút ở dưới đường kẻ 3). Giáo viên :Viết mẫu - nêu quy trình viết: Đặt bút dưới đường kẻ ngang thứ ba viết con chữ o, đến điểm kết thúc của con chữ o tạo một nét xoắn nhỏ nối sang con chữ i ngắn, dừng bút trên đường kẻ thứ hai. Học sinh: Thực hành luyện viết (Viết trên không - Viết trên bảng con). Giáo viên: Nhận xét, chỉnh sửa cho học sinh. Bước 2: Viết vở Tập viết Trước khi viết nên cho học sinh đọc phân tích âm (hay vần, từ) sẽ viết trong bài, nhắc lại khoảng cách giữa các chữ,... - Giáo viên nhắc nhở học sinh tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở viết... - Học sinh thực hành viết theo hướng dẫn của giáo viên. - Giáo viên nhận xét và động viên sự tiến bộ của các em. 2. Luyện nói Có thể có nhiều hình thức tổ chức cho học sinh luyện nói song tuỳ thuộc vào từng chủ đề mà giáo viên lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức cho phù hợp. Dưới đây là một trong nhiều cách tôi thường làm và đạt hiệu quả cao. Giáo viên: Ghi tên bài luyện nói cho học sinh quan sát. 15/27
- Một số biện pháp gãp phÇn nâng cao hiệu quả d¹y häc ph©n m«n Học vÇn líp 1 Học sinh: Đọc tên chủ đề luyện nói. Giáo viên hướng dẫn HS luyện nói theo các bước sau: Bước 1: Luyện nói theo chủ đề dựa vào tranh minh hoạ - Gắn tranh minh hoạ cho học sinh quan sát. - Gợi ý, hướng dẫn để học sinh tìm hiểu nội dung tranh bằng hệ thống câu hỏi. Học sinh: Nhận xét, luyện nói theo tranh, nói theo chủ đề ngoài tranh,…(Dưới sự hướng dẫn của giáo viên) Bước 2: Luyện nói ngoài tranh theo chủ đề. * Một số hình thức tổ chức cho học sinh luyện nói: Nói trong nhóm, đóng tiểu phẩm,… 3. Luyện đọc sách giáo khoa HS cả lớp mở sách giáo khoa rồi đọc theo hướng dẫn của GV. 16/27
- Một số biện pháp gãp phÇn nâng cao hiệu quả d¹y häc ph©n m«n Học vÇn líp 1 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua thực nghiệm, bản thân tôi thấy rõ được ưu thế của cách dạy như đã nêu ở trên. Tôi đã áp dụng vào quá trình dạy - Học vần lớp 1. Sau nhiều năm áp dụng quy trình linh hoạt và phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực của HS, một lần nữa tôi khẳng định tính ưu việt của quy trình và phương pháp này. Để thấy rõ hiệu quả của nó, có thể đối chứng kết quả học tập của năm học 2016-2017 (năm học dạy theo quy trình và phương pháp trong sách giáo viên Tiếng Việt 1) với năm học này (2017-2018 dạy theo quy trình linh hoạt và phương pháp phát huy tính chủ động tích cực của học sinh). Tôi thấy học sinh đọc to rõ ràng, viết tròn nét, đều nét tăng lên, tìm được nhiều tiếng từ ngoài bài chứa âm vần đã học, nói được nhiều câu theo chủ đề. Trong giờ học Tiếng Việt học sinh có hứng học, hăng hái phát biểu nhiều hơn, học sinh yêu môn Tiếng Việt và thích học Tiếng Việt hơn. Để thấy rõ hiệu quả của nó có thể đối chứng kết quả kiểm tra định kỳ của năm học trước và năm học này cụ thể như sau: Kết quả kiểm tra định kỳ Sĩ Cuối kỳ I Cuối kỳ II Năm học số Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm 9 -10 7-8 5-6 < 5 9 -10 7-8 5-6
- Một số biện pháp gãp phÇn nâng cao hiệu quả d¹y häc ph©n m«n Học vÇn líp 1 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Như chúng ta đã biết, hiện nay có nhiều phương pháp dạy học, đặc biệt là định hướng phát triển công nghệ thông tin trong giáo dục song căn cứ vào điều kiện thực tế của mỗi trường nói riêng và thực tế việc áp dụng đại trà công nghệ thông tin trong việc dạy và học của nước ta còn gặp rất nhiều khó khăn, để người giáo viên có thể lựa chọn, sử dụng trong thực tiễn dạy học của mình. Vì vậy, lựa chọn và sử dụng một cách đúng đắn, hợp lí các phương pháp dạy học có ý nghĩa to lớn đối với việc phát huy tính tích cực của học sinh, đối với chất lượng và hiệu quả dạy học. Thực tế đó đòi hỏi người giáo viên một mặt không ngừng học tập, trau dồi kiến thức để đáp ứng được sự phát triển của khoa học công nghệ, một mặt phải linh hoạt, vận dụng sáng tạo các phương tiện dạy học hiện có và phương pháp dạy học thích hợp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung, phân môn Học vần nói riêng. Việc lựa chọn và sử dụng một cách đúng đắn, hợp lí các phương tiện và phương pháp dạy học có ý nghĩa to lớn đối với việc phát huy tính tích cực của học sinh, đối với chất lượng và hiệu quả dạy học. Lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học cũng cần chú ý thiết kế các hoạt động của học sinh nhằm huy động được cao nhất hoạt động tích cực nhận thức và sự hợp tác của các em. Mỗi bài học, môn học đều có mục tiêu riêng, đặc thù riêng. Song ở bất kì bài dạy nào, người giáo viên muốn đổi mới phương pháp dạy học thành công cần đặc biệt quan tâm đến các yếu tố cơ bản sau: - Mục tiêu của bài học. - Trình độ, năng lực của người dạy. - Đối tượng học. - Điều kiện cơ sở vật chất có thể có phục vụ cho bài học. Bốn yếu tố trên có mối quan hệ mật thiết với việc lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Trong dạy học sự sáng tạo là yếu tố cần thiết quyết định sự thành công. Quy trình dạy học phần Học vần lớp 1 mà tôi đã lựa chọn như đã nêu ở trên, có thể nói hoàn toàn phù hợp với đối tượng học là trẻ 6 tuổi, với điều kiện cơ sở vật chất hiện có được trang bị tối thiểu trong mỗi nhà trường, đơn giản, ít tốn kém, tiết kiệm được thời gian, dễ áp dụng mà lại huy động được sự hợp tác cao nhất của người học. Tôi hy vọng rằng, giải pháp này sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học nói chung, dạy học vần lớp 1 nói riêng. 2. Khuyến nghị Qua việc nghiên cứu đề tài này tôi có một đề xuất kiến nghị sau: 18/27
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 440 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 221 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 170 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 192 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 176 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 25 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 103 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 148 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn