Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy - học thưởng thức Mĩ thuật xem tranh dân gian lớp 4 ở Trường Tiểu học Ngũ Hiệp
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy - học thưởng thức Mĩ thuật xem tranh dân gian lớp 4 ở Trường Tiểu học Ngũ Hiệp" nhằm tìm hiểu về nội dung và phương pháp dạy bài thường thức mĩ thuật Lớp 4; Nâng cao trình độ chuyên môn và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật ở Tiểu học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy - học thưởng thức Mĩ thuật xem tranh dân gian lớp 4 ở Trường Tiểu học Ngũ Hiệp
- 1 MỤC LỤC Nội dung Trang Phần I. Mở đầu 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Thời gian nghiên cứu 3 Phần II. Nội dung 4 Chương I. Cơ sở lí luận và thực tiễn 4 I. Cơ sở lí luận 4 1. Mục đích dạy bài thường thức mĩ thuật ở tiểu học 4 2. Nội dung chương trình bài thường thức mĩ thuật Xem tranh dân 4 gian lớp 4 II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 4 1. Đặc điểm tình hình chung của các lớp 5 2. Thực trạng dạy bài thường thức mĩ thuật xem tranh dân gian lớp 4 6 Chương II. Các biện pháp thực hiện 7 1. Chuẩn bị nội dung bài dạy 7 2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học 8 3. Sử dụng tốt đồ dùng trực quan giúp học sinh hứng thú, tích cực 8 hoạt động. Tiếp thu bài nhanh có hiệu quả. 4. Tổ chức cho học sinh hứng thú học tập thông qua các trò chơi 15 Chương III. kết quả đạt được 18 1. Bài học kinh nghiệm 20 2. Khuyến nghị và đề xuất 20 2.1. Khuyến nghị với đồng nghiệp 20 2.2. Đề xuất với các nhà quản lý, các cấp lãnh đạo 21 Tài liệu tham khảo 22
- 2 Phần I: Mở đầu 1. lý do chọn đề tài Đất nước ta đang trên đà phát triển với một diện mạo mới, để hoà nhập vào thị trường quốc tế, với tinh thần “Hoà nhập nhưng không hoà tan”. Để giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Việt trên trường quốc tế, Đảng và nhà nước đã coi đầu tư cho giáo dục là việc làm tiên quyết…Vì trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, là người tiếp bước cha anh xây dựng quê hương phồn thịnh… Từ chính nhu cầu này đã làm thay đổi cơ bản trong mục tiêu đào tạo của nhà trường với 9 môn học bắt buộc thì môn mĩ thuật đã được nhiều người quan tâm vì qua những bài học trên lớp, các em được tiếp cận và nhận thức được cái hay, cái đẹp trong tranh cũng như từ đó hình thành nên những suy nghĩ cũng như cách cảm đối với mọi vật trong cuộc sống hàng ngày… Đặc biệt trong thời đại ngày nay, cơn lốc kinh tế thị trường đang làm mòn đi những giá trị đạo đức truyền thống, thì việc nghiên cứu, tìm tòi những nét hay, nét đẹp trong các loại hình nghệ thuật thông qua việc quan sát và cảm nhận tranh cũng như các tác phẩm điêu khắc… để từ đó các em có ý thức duy trì, bảo tồn và phát triển bản sắc dân tộc là đặc biệt cần thiết. Là một môn học có vị trí quan trọng trong công tác giáo dục học sinh tiểu học. Nó giúp các em nâng cao thẩm mĩ, biết cảm thụ cái đẹp về tâm hồn và nghệ thuật. Môn mĩ thuật còn góp phần cung cấp cho các em kiến thức sơ đẳng và cơ bản của mĩ thuật nhằm khơi dậy phát huy khiếu thẩm mĩ vốn có của trẻ thơ, đồng thời bồi dưỡng cho các em tình cảm thẩm mĩ, nhận thức được cái hay cái đẹp trong cuộc sống, thiên nhiên, môi trường… Qua đó giúp các em nuôi dưỡng tình cảm yêu quê hương đất nước, mong muốn học tập tốt để xây dựng đất nước đẹp giàu và là những chủ nhân tương lai của đất nước, bảo tồn, phát huy những tinh hoa vốn cổ của dân tộc. Trong nội dung môn mĩ thuật có 5 loại bài: - Vẽ tranh – Nặn - Vẽ trang trí - Vẽ theo mẫu - Thường thức mĩ thuật. Thì loại bài Thường thức mĩ thuật xem tranh dân gian được coi là phần kiến thức khó trong chương trình học đối với các em học sinh khối lớp 4. Tuy chỉ là xem tranh nhưng từ đó đã giúp các em cách tư duy lô gic để xem tranh và vẽ được một tranh theo ý muốn . Thông qua việc xem tranh giúp học sinh củng cố một số vốn kiến thức trong các dạng bài khác nhằm áp dụng một cách linh hoạt và sáng tạo trong cuộc sống.
- 3 Song việc dạy loại bài này cho đến nay tôi thấy còn nhiều bất cập đối với học sinh và cả giáo viên vì : Bố mẹ học sinh chưa quan tâm, các em chưa dành nhiều thời gian cho bài học, kinh nghiệm thực tế của học sinh tiểu học còn hạn chế, là loại bài chủ yếu phải quan sát và tìm hiểu qua tranh ảnh (đơn thuần giáo viên giảng và học sinh ngồi lắng nghe tiếp thu kiến thức) khiến các em dễ chán nản và không tập trung. Bên cạnh đó một số giáo viên chưa tâm huyết, ngại làm (sưu tầm), chưa khai thác bài có hệ thống để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức triệt để. Đồ dùng, tài liệu chuyên môn chưa có nhiều, chưa áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để tiết học có kết quả cao, giáo viên chưa phát huy được năng lực của mỗi cá nhân … Đó cũng là điều tôi và nhiều giáo viên còn trăn trở. Do vậy tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu qủa giờ dạy - học thưởng thức mĩ thuật xem tranh dân gian lớp 4 ở Trường Tiểu học Ngũ hiệp” 2. Mục đích nghiên cứu: - Tìm hiểu về nội dung và phương pháp dạy bài thường thức mĩ thuật Lớp 4 - Nâng cao trình độ chuyên môn và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật ở Tiểu học 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 3.1. Khách thể: Học sinh lớp 4 - Trường Tiểu học Ngũ Hiệp 3.2. Đối tượng: Sử dụng một số biện pháp nhằm khai thác triệt để hiệu quả một số bài thường thức mĩ thuật. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nhiệm vụ 1 : + Nghiên cứu tìm hiểu tài liệu tham khảo Mĩ thuật 4,5 nói chung và loại bài thường thức nói riêng. + Tích cực tìm hiểu phương pháp dạy phù hợp với nội dung bài - Nhiệm vụ 2 : + Nghiên cứu về một số bài thường thức mĩ thuật trong chương trình lớp 4,5 (xem tranh dân gian, của thiếu nhi và của hoạ sĩ.) + Nghiên cứu tìm hiểu những vướng mắc của học sinh. - Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu khó khăn, thuận lợi, đề xuất cách sử dụng đồ dùng dạy bài thường thức mĩ thuật xem tranh dân gian lớp 4. - Nhiệm vụ 4:
- 4 Sử dụng một số biện pháp trong dạy loại bài thường thức mĩ thuật xem tranh dân gian lớp 4. 5. Phạm vi và thời gian nghiên cứu: 5.1 Phạm vi đề tài : Chương trình Mĩ thuật khối lớp 4. 5.2 Thời gian: Năm học 2019-2020; 2021 - 2022 6. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu tài liệu, giáo trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: SGV, tài liệu bồi dưỡng giáo viên… - Phương pháp điều tra, quan sát: Thông qua dự giờ, tìm hiểu thực trạng việc dạy và học bài xem tranh dân gian khối lớp 4 Trường Tiểu học Ngũ Hiệp - Thanh tri - Hà Nội. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Trao đổi với giáo viên trong nhóm về những thuận lợi, khó khăn khi dạy xem tranh , tham khảo sáng kiến của đồng nghiệp. - Phương pháp trắc nghiệm sư phạm: Kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài, thực nghiệm lớp 4A, 4H, 4C,4D,4E,4G,4H,4I Khảo sát chất lượng học sinh sau tiết dạy.
- 5 Phần II: Nội dung Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn I. Cơ sở lí luận: Vai trò của môn mĩ thuật trong đời sống hết sức quan trọng, thế hệ trẻ phải nắm bắt mục đích, ý nghĩa của nó, thì mới biết sử dụng nó để phục vụ cho bản thân, cho xã hội. Nếu một đất nước văn minh thì cái đẹp là cái nhìn đầu tiên đòi hỏi cái đẹp được đưa vào mọi lĩnh vực: Kiến trúc, hội hoạ, điêu khắc và ngay cả cách ăn mặc cũng phải thật sự thẩm mĩ. Muốn cho xã hội ta giàu mạnh vươn lên ngang tầm với thế giới, người đầu tiên chúng ta cần quan tâm đó là các em học sinh ở bậc tiểu học. Trau dồi cho các em kiến thức mĩ thuật là làm cho tâm hồn trong sáng của các em đón nhận được những tinh hoa văn hoá của nhân loại. 1. Mục đích dạy bài thường thức mĩ thuật ở tiểu học : Dạy thường thức mĩ thuật là loại bài rất quan trọng trong chương trình mĩ thuật tiểu học vì : - Thông qua những kiến thức sơ đẳng và cơ bản của mĩ thuật, nhằm khơi dậy và phát huy khiếu thẩm mĩ vốn có ở tuổi thơ,…Từ đó gây ra cho các em niềm say mê hứng thú tìm cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình, từng bước hình thành thị hiếu thẩm mĩ tốt. - Nhằm giúp cho học sinh làm quen, tiếp xúc với các bức tranh đẹp, thông qua ngôn ngữ tạo hình là đường nét, hình mảng, hình khối, bố cục và màu sắc…Qua đó thêm những kĩ năng để vận dụng những kiến thức giúp các em học tập tốt những môn học khác. 2. Nội dung chương trình bài thường thức mĩ thuật xem tranh dân gian- lớp 4 : Nội dung bài thường thức mĩ thuật Xem tranh dân gian lớp 4 - Xem tranh dân gian nhiều thể loại khác nhau ( đề tài sinh hoạt ,lao động ,phong cảnh ,con vật …..) - Tìm hiểu về các dòng tranh dân gian - Tìm hiểu về mầu sắc trong tranh. Nội dung này được cấu trúc theo kiểu đồng tâm, hợp lý, các đơn vị kiến thức được lặp đi lặp lại nhưng có nâng cao dần qua mỗi bài, và đảm bảo tính kế thừa, vừa sức, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh lớp 4. II. thực trạng của vấn đề nghiên cứu Năm học 2019-2020, tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn mĩ thuật khối lớp 4 tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
- 6 1. Đặc điểm tình hình chung của các lớp: 1.1. Thuận lợi: * Cơ sở vật chất: - Lớp học khang trang được trang bị tương đối đầy đủ cơ sở vật chất. - Phần lớn các em được trang bị đầy đủ đồ dùng học tập bộ môn. - Giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm phối kết hợp chặt chẽ trong việc giáo dục ý thức, nền nếp học sinh. * Giáo viên: - Giáo viên được đào tạo chuyên sâu . - Liên tục tham gia các lớp tập huấn do Huyện và Sở Giáo dục tổ chức. - Tập huấn triển khai thay SGK và sử dụng đồ dùng dạy học lớp 4. - Tham gia giảng dạy nhiều năm nên phần nào đúc rút ra được một số kinh nghiệm giảng dạy. * Học sinh: - Học sinh đi học đúng độ tuổi. - Một số em tiếp thu bài nhanh. - Nhiều em ham học. - Nhìn chung các em ngoan, có ý thức vươn lên. Qua khảo sát chất lượng đầu năm kết quả toàn khối 4 như sau: Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Lớp Số % Số % Số % lượng lượng lượng 4A 5 15,6 20 62,5 7 21,9 4B 6 19,4 18 58 7 22,6 4C 11 35,5 16 51,6 4 12,9 4D 9 29,1 17 54,8 5 16,1 4E 10 31,3 19 59,4 3 9,3 4G 17 32,3 20 66,7 3 10 4H 15 45,4 16 48,5 2 6,1 4I 18 48.7 17 46.0 2 5.3 1.2. Khó khăn: - Đa số học sinh thuộc địa bàn nông nghiệp - Trình độ tiếp thu không đồng đều, còn một số em tiếp thu chậm, ý thức tự giác chưa cao. - Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình.
- 7 2.Thực trạng dạy bài thường thức mĩ thuật xem tranh dân gian Lớp 4- Trường Tiểu học Ngũ hiệp Qua việc tìm hiểu vở tập vẽ mĩ thuật 4 mới và việc điều tra thăm dò ý kiến của một số giáo viên dạy mĩ thuật khối lớp 4 của các trường bạn, tôi có một số nhận xét sau: 2.1. Thuận lợi: - Chương trình mĩ thuật lớp 4 nói chung và bài Thường thức mĩ thuật xem tranh dân gian nói riêng ít thay đổi, hầu như các nội dung đã được dạy qua nhiều năm. - Các bài Thường thức mĩ thuật lớp 4 rất gần gũi với các em. Thường là những hình ảnh đơn giản, đề tài gần gũi, màu sắc đẹp mắt, dễ nhìn và dễ cảm nhận. 2.2. Hạn chế - Vốn kiến thức hiểu biết về mĩ thuật, khả năng cảm thụ cái đẹp, phân tích cái đẹp trong các tác phẩm mĩ thuật của giáo viên còn nhiều hạn chế. - Đồ dùng dạy học (Các loại tranh, ảnh phiên bản cỡ lớn), phương tiện phục vụ dạy học ở môn học này tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn quá ít,… - Giáo viên ngại sưu tầm hoặc không có thói quen sưu tầm. - Một số giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học chưa triệt để còn mang tính hình thức. - Tâm lý học sinh thích được thực hành (vẽ) hơn là phải ngồi suy nghĩ, tìm hiểu hoặc nghe giáo viên giảng giải phân tích cái đẹp trong các tác phẩm mĩ thuật… Vì vậy nên mỗi khi dạy các bài thường thức mĩ thuật, giáo viên thường cứng nhắc, rập khuôn. Với vài ba câu hỏi khô khan ngắn gọn, thậm chí có trường hợp giáo viên giới thiệu qua loa trong vòng ít phút rồi ra bài tập cho học sinh thực hành, hoặc không dạy thường thức mĩ thuật mà cho học sinh vẽ tự do…Đây là phương pháp dạy học kém hiệu quả, không còn phù hợp và không đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Với thực tế này đã thúc đẩy tôi tìm tòi và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học bài thường thức mĩ thuật Xem tranh dan gian lớp 4
- 8 Chương II: Các biện pháp thực hiện Hoạt động dạy học là hoạt động tổng hợp của giáo viên và học sinh trong mỗi giờ học. Trong đó, học sinh là nhân vật trung tâm, có nhiệm vụ lĩnh hội tri thức một cách chủ động, sáng tạo. Còn giáo viên chỉ là người tổ chức, hoạt động tạo điều kiện giúp học sinh học tập. Để từ đó các em biết chiếm lĩnh kiến thức một cách tích cực, chủ động, tự giác với một động cơ nhận thức sâu sắc. Trong giờ dạy học bài thường thức mĩ thuật Xem tranh dan gian lớp 4, tôi đã triển khai áp dụng các biện pháp nhằm nâng cáo hiệu quả giờ dạy như sau: 1) Chuẩn bị nội dung bài dạy: Bất cứ một bài dạy nào, tiết dạy nào cũng đều phải chuẩn bị bài dạy đó là lẽ đương nhiên, song điều tôi muốn nói ở đây là chuẩn bị như thế nào để có hiệu quả tốt nhất. Thường thức mĩ thuật là tìm hiểu và cảm thụ cái đẹp mà tìm hiểu, cảm thụ cái đẹp thì phải có sự quan sát, so sánh, suy luận, liên hệ thực tiễn…mới có thể cảm thụ được vì vậy: Giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung bài, xem kỹ tranh, tìm hiểu đối tượng học sinh cụ thể từng lớp để từ đó đề ra các mục tiêu cần đạt được và chuẩn bị hệ thống câu hỏi sao cho : Vừa sức, có trọng tâm, sát nội dung, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ trả lời nhưng cũng không quá vụn vặt. Để tiết dạy đạt được các yêu cầu đề ra, tôi xây dựng hệ thống câu hỏi tập trung khai thác vấn đề, cụ thể là: - Tên tác phẩm ( Tên bức tranh) - Nội dung tranh (Nội dung chủ đề) - Bố cục (Cách sắp xếp, hình ảnh chính, hình ảnh phụ) - Màu sắc (Các màu có ở trong tranh, cách phối hợp màu, màu chủ đạo) - Cảm nhận riêng về tác phẩm (Thích, không thích, vì sao?) - Chất liệu (Tranh được thể hiện bằng chất liệu gì ?) Ngoài ra giáo viên còn phải tìm hiểu tham khảo thêm một số tài liệu khác để biết thêm về: + Một số tác phẩm tiêu biểu (nổi tiếng) của tác giả để mở rộng vốn hiểu biết của các em, đồng thời khắc sâu cho học sinh hoặc có thể tìm hiểu thêm một vài mẩu chuyện ngắn có liên quan đến nội dung tác phẩm, tác giả để kể cho học sinh nghe, như vậy sẽ gây thêm sự chú ý và hứng thú học tập cho học sinh… Bài 34,35. Xem tranh dân gian Việt Nam Nói đến tranh dân gian là nói đến tranh tết và tranh thờ. Nhiều vùng trên đất nước ta đã từng phát đạt nhờ sản xuất tranh dân gian như : Làng Đông Hồ thuộc xã Song Hồ huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh, Kim Hoàng ở Hà Tây, phường Hàng Trống ở Kinh đô Thăng Long tức Hà Nội ngày nay, Sình ở Huế,
- 9 … Mà tiêu biểu là hai dòng tranh đông Hồ và tranh Hàng Trống. Nhờ có tổ chức sản xuất quy mô lớn và tập hợp được nhiều nghệ nhân tài hoa nên uy tín đã nổi tiếng rộng khắp cả nước. Mỗi dịp chuẩn bị đón tết, tranh làng Hồ được in ra hàng triệu bản, bán đi khắp cả nước. Tranh bán ngay trong làng, mua bán tại nhà. Đặc biệt tấp nập là chợ tranh tập trung tại đình làng vào những ngày phiên chợ trong tháng chạp âm lịch. Chợ tranh thực sự là Hội tranh tưng bừng náo nhiệt, rực rỡ sắc màu. Người ở khắp nơi nườm nượp đổ về để mua bán tranh và chuyển đi bán khắp mọi miền đất nước… Đối với môn mĩ thuật thiết bị dạy học, đồ dùng trực quan là hết sức cần thiết. Đặc biệt đối với phân môn thường thức mĩ thuật lại càng không thể thiếu đồ dùng trực quan: 2) Chuẩn bị đồ dùng dạy học: + Giáo viên cần chuẩn bị: - Chân dung cac nghe nhan làm tranh dan gian - Tranh, ảnh, bài vẽ của học sinh và đặc biệt là tranh dân gian thật cùng với một số chất liệu vẽ và làm tranh, băng hình quay quy trình làm giấy dó và in tranh… - Phiếu thảo luận nhóm - Đồ dùng phục vụ cho các hoạt động trò chơi… + Học sinh chuẩn bị: - SGK, Vở tập vẽ, bút chì, bút mực, vở ghi bài - Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết liên quan đến bài học… Từ chuẩn bị tốt các khâu để nhằm giúp các em học tốt, giáo viên có làm cho các em cảm thụ được bài hay không lại nhờ vào 3) Sử dụng tốt đồ dùng trực quan giúp học sinh hứng thú, kích thích học sinh tích cực hoạt động tiếp thu bài nhanh có hiệu quả. Muốn chuyển tải các yêu cầu cần đạt cho một tiết dạy, giáo viên không phải đơn thuần chỉ sử dụng một phương pháp mà phải biết linh hoạt vận dụng các phương pháp, dù cùng một dạng bài nhưng không phải tiết nào cũng giống nhau mà nó có những nét riêng phù hợp với đối tượng học sinh từng lớp. Trong môn mĩ thuật trước kia giáo viên thường coi nhẹ đồ dùng trực quan tranh, ảnh đưa ra chỉ nhằm giới thiệu hời hợt, chiếu lệ chưa tận dụng triệt để. Thì ngày nay vận dụng các phương pháp “Đổi mới trong dạy học” đồ dùng trực quan trong môn mĩ thuật có tác dụng trực tiếp đến học sinh. Nó giúp các em hiểu bài nhanh và hào hứng khi tiếp thu kiến thức mới cũng như cảm nhận nét đẹp trong tranh…
- 10 ở các bài Thường thức giáo viên hầu như không sử dụng đồ dùng dạy học mà thường cho học sinh quan sát trên hình có sẵn trong vở tập vẽ và giảng giải bằng lời nên học sinh nắm bài chưa sâu, hiểu máy móc, dập khuôn, chưa phát huy khả năng tư duy của mỗi học sinh. Thông thường với tất cả các bài thường thức mĩ thuật hầu hết tôi đều cho học sinh thảo luận nhóm thông qua việc quan sát trực tiếp tranh (tranh dân gian Đông Hồ) hoặc tranh phóng to trên màn hình. Khi nhìn vào bức tranh, người xem cần phải biết tranh vẽ những gì, đó chính là phần 3.1- Nội dung bức tranh: VD : - Với đề tài tranh dan gian phong cảnh tôi thường cho các em quan sát và trả lời câu hỏi: + Nêu nội dung bức tranh Hoặc + Trong tranh vẽ những hình ảnh gì ? - Với đề tài tranh dan gian sinh hoạt thì tìm hiểu nội dung cũng bằng câu hỏi nhưng cụ thể hơn : + Quan sát trong tranh các bạn đang làm gì? Hoặc + Hãy nêu hoạt động của con người. + Ngoài ra còn có hình ảnh nào khác nữa? Để quan sát kỹ hơn về chiều sâu của tranh thì tôi thường đi kỹ phần tìm bố cục. 3.2- Bố cục tranh: Nhiều giáo viên để các em trả lời câu hỏi trên cơ sở quan sát tranh thì rất khó (vì như học vẹt). - Tìm hình ảnh chính, hình ảnh phụ trong tranh. - Hình ảnh chính thường được vẽ và sắp xếp như thế nào? - Hình ảnh phụ thường được sắp xếp ra sao? Riêng phần này tôi muốn các em cảm nhận kỹ hơn và xác định chính xác về mảng chính, mảng phụ. Hình ảnh chính và hình ảnh phụ ở trong tranh. Tranh dân gian – Tôi muốn các em hiểu thêm về bố cục trong tranh dân gian rất đặc biệt. Với loại bài này tôi khích lệ các em tìm và phát hiện dựa vào một số câu hỏi: + Hãy nêu hình ảnh chính trong tranh? + Tả kỹ hình ảnh chính . + Hình ảnh phụ trong tranh là gì ?
- 11 Hình ảnh chính trong tranh dân gian thường là những gì cần biểu đạt ở trong tranh, tất cả trình bày dàn trải lên mặt tranh, hình ảnh thì ngộ nghĩnh dễ hiểu và vui mắt, nhưng hầu hết hình ảnh phụ trong tranh là hình nhỏ hơn hẳn hình ảnh chính và làm rõ được nội dung trong tranh đặc biệt trong tranh dòng chữ nho với những lời chúc có ý nghĩa hoặc những câu thơ vui cũng góp phần làm cho tranh thêm chặt chẽ. Xem tranh dân gian Việt Nam: Tranh Lý ngư vọng nguyệt và Cá chép thì hình ảnh chính của hai tranh đều là vẽ cá chép thân uốn lượn như đang bơi, con cá chép chiếm gần hết bức tranh được tả kỹ các bộ phận chính… Bài này tôi yêu cầu các em phát hiện và so sánh sự khác nhau và điểm giống nhau giữa hai tranh: + Bạn nào giỏi hãy tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa hai tranh? - Tranh Lý ngư vọng nguyệt: Hình cá chép nhẹ nhàng, nét khắc thanh mảnh, trau chuốt, màu chủ đạo là màu xanh êm dịu: Màu đen của thân cá, màu vàng của viền vây cá, màu xanh lam của nước và màu xanh lục của rong rêu… Trong tranh có hai hình trăng (một ở trên, một ở dưới nước). Đàn cá con đang bơi về phía bóng trăng Hình tượng cá chép trong tranh kết hợp với một hình tượng quy ước làm nên tính minh triết của bức tranh. Hình tượng bóng trăng đáy nước là biểu tượng cho ảo ảnh của một giá trị đích thực được biểu tượng bằng mặt trăng trên không gian. - Tranh Cá chép : Con cá chép mập mạp, nét khắc dứt khoát, khoẻ khoắn. Màu chủ đạo là màu nâu ấm áp,bức tranh có bốn màu: Màu nâu của vây cá, màu đen của đường nét, màu xanh của lá sen và màu hồng của hoa sen. Các mảng màu được ngăn cách nhau bởi những nét đen to, khoẻ và rõ ràng… Tranh Cá chép có đàn cá con vẫy vùng quanh cá chép, những bông sen đang nở ở trên Để gây tò mò nhằm thu hút sự quan tâm của học sinh, giáo viên nên mở rộng thêm kiến thức khi xem xong hai tranh dân gian Lý ngư vọng nguyệt và Cá chép bằng những thông tin hay như: Con cá chữ hán là Ngư, đồng âm với chữ dư là thừa thãi nên tranh tết hay vẽ cá, ý chúc mọi người, mọi nhà dư thừa no đủ. Hình tượng cá chép còn biểu tượng cho trí lớn. Theo truyền thuyết dân gian: Cá chép không chịu ở mãi kiếp cá tầm thường, luôn chịu khó luyện tập chờ dịp thi tài vượt qua “Vũ môn” để thành rồng, làm chủ các loài thuỷ tộc, hình ảnh cá chép đang luyện tập dưới ánh trăng thu là hình ảnh cổ vũ những ai có ý chí, cố
- 12 gắng học tập, một mai thi cử sẽ đỗ đạt cao sang, phú quý như cá chép vượt vũ môn.… VD3: Xem tranh sinh hoạt: Đây là mảng đề tài rộng với nhiều cách thể hiện tranh thành công. Bố cục trong tranh cũng rất phong phú nhưng tôi muốn các em đều có thể hiểu và tìm được chính xác hình ảnh chính trong tranh khi trả lời câu hỏi. + Xác định hình ảnh nào là chính ở trong tranh? + Hãy mô tả kỹ hình ảnh chính. - Gội đầu: Hình ảnh chính chính là hoạt động của cô gái chiếm gần hết mặt tranh tả thân hình cô gái cong mềm mại, mái tóc đen dài buông xuống chậu thau làm cho bố cục vừa vững chãi, vừa uyển chuyển…Lối bố cục hình tròn rất chắc chắn, cái chậu thau cũng là hình ảnh chính (nhiều em còn lúng túng khi nhận ra hình ảnh chính ở bài này), còn hình ảnh phụ trong tranh chính là mảng nền phía sau.
- 13 Với hai mảng kiến thức này các em được thảo luận nhóm lần lượt theo từng câu hỏi sau đó đại diện các nhóm trả lời và nhận xét. áp dụng cách khai thác riêng trong từng loại bài tôi thấy các em đều thích thú quan sát và hăng say phát biểu . 3.3 - Màu sắc : - Kể tên những màu có trong tranh? - Tranh dùng màu nào nhiều hơn cả? - Tranh thuộc gam gì ? Khi xem tranh, tìm và gọi tên các màu có trong tranh cũng là để nhằm giúp các em xác định đúng màu và biết tên các màu. Qua đó tôi giải thích cách tạo màu mới để các em biết cách pha màu và hiểu được tình cảm của tác giả cũng như không gian, thời gian thông qua gam màu chủ đạo của tranh… Riêng với dòng tranh dân gian Việt Nam thì tôi nói kỹ hơn về màu tự nhiên như: Màu của tranh Đông Hồ thường chỉ có 3-4 màu hoàn toàn là của thiên nhiên. Màu đen của than quả xoan Màu đỏ của hoa hoè Màu xanh của rỉ đồng Màu vàng của quả dành dành Màu xanh mát từ lá chàm Màu trắng từ vỏ điệp nghiền mịn (chính là nền giấy) 3.4 - Nêu cảm nhận riêng về tác phẩm vừa xem. Đây là phần không thể thiếu được trong bài xem tranh và để giáo viên nắm bắt được sự hứng thú, cũng như sự tập trung của học sinh trong giờ học, qua đó học sinh được rèn kỹ năng tư duy và trau dồi cách biểu cảm, để các em có lối suy nghĩ lành mạnh, hình thành tình yêu quê hương, đất nước, con người… + Khi xem xong tranh con có cảm nghĩ gì ? 3.5 - Chất liệu:
- 14 Với bức tranh nào thì tôi cũng nói về chất liệu của tranh và đặc điểm của chất liệu đó, để thay đổi không khí trong giờ học và bổ sung thêm kiến thức cho học sinh (nếu có dụng cụ của chất liệu đó càng tốt) và cũng là thời gian xả hơi cho các em, sau khi các em trả lời câu hỏi: + Tranh được vẽ từ chất liệu gì? + Em biết gì về chất liệu vẽ (làm) tranh? VD1 : + Tranh phong cảnh Sài Sơn được làm từ chất liệu gì ? + Em có biết gì về chất liệu khắc gỗ màu? - Khắc gỗ màu giống như tranh dân gian Việt Nam : Tranh có bao nhiêu màu thì có bấy nhiêu lần in, tranh thường in trên giấy dó… Với chất liệu này tôi cho các em xem vật dụng để làm bản khắc cùng với tranh khắc gỗ đen trắng và tranh màu(tôi sưu tầm được và có thời gian tự trải nghiệm trên chất liệu này) Tôi muốn các em hiểu sâu hơn về chất liệu giấy dó và yêu cầu các em cảm nhận khi được sờ vào tờ giấy dó. + Các con có cảm nhận gì khi sờ vào loại giấy này, nó có khác gì so với tờ giấy mà các con thường dùng không? - Xốp, dai - Màu giấy không trắng - Mặt trước được quét điệp nên hơi ganh, mặt sau mịn - Mép có sờn(tua rua) Sau khi các em đã nêu được cảm nhận của mình với chất liệu giấy đặc biệt này, tôi cho các em xem băng hình quy trình làm giấy dó và cách in tranh Đông Hồ. - Giấy dó: Là loại giấy làm từ cây dó sau đó nghiền mịn và ép thành từng tờ theo các kích thước khác nhau…Giấy dó được quét một lớp điệp gọi là giấy điệp. Đây là loại giấy có độ bền cao mà lại xốp nhẹ, không nhoè khi viết vẽ, ít bị mối mọt… Nên nó trường tồn cùng với thời gian. Đối với học sinh khá giỏi và một số lớp có nhiều học sinh giỏi, tôi yêu cầu các em phân biêt đặc điểm giữa tranh dân gian và tranh đương đại Tranh dân gian Tranh đương đại -Do nghệ nhân vẽ -Do hoạ sĩ vẽ -Có từ rất lâu đời -Mới xuất hiện trong thời đại ngày nay -Hình ảnh đơn giản, dễ hiểu, gần gũi, … -Hình ảnh diễn tả có tư duy, có chiều sâu -Bố cục tranh dàn đều, dễ nhìn -Bố cục tranh sắp xếp có ý đồ -Đường nét viền hình chắc khoẻ, rõ ràng -Đường nét diễn tả theo nhóm chính, phụ -Màu sắc: Dùng chủ yếu màu tự nhiên,ít -Màu vẽ tạo khối và có không gian được màu, mảng bẹt và dễ nhìn … sắp xếp theo ý đồ của hoạ sĩ… Tranh Hàng Trống: Phố Hàng Trống (Hà Nội)
- 15 Dòng tranh do những người dân ở thành thị vẽ và thưởng thức chủ yếu vẽ trên nền giấy hồng điều nên hình ảnh chau chuốt, nét vẽ mềm mại, màu sắc tươi sáng,vờn tỉa khối, đẹp, tỉ mỉ … Tranh Kim Hoàng: Làng Kim Hoàng- Xã Vân Canh- Hoài Đức (Hà Tây) nay là Hà Nội Tranh Sình : Làng Sình (nằm ven sông Hương - Huế)
- 16 - Sơn dầu là một loại màu được đựng vào tuýp và vẽ trên một loại toan sợi dầy, khi vẽ sơn dầu được pha màu bằng một loại dầu gọi là dầu lanh để hoà trộn màu theo ý thích có hai cách vẽ; vờn mỏng màu(không tốn màu) chủ yếu dùng bút vẽ; cách khác là tút tát tạo hình khối (chồng màu rất tốn) chủ yếu dùng chiếc bay nhỏ để vẽ. Tranh sơn dầu rất trong trẻo và đường nét khoẻ khoắn … - Tranh lụa thường được vẽ trên tấm lụa thưa căng làm toan dùng màu nước vẽ vờn tỉa sau đó mang toan ra vòi nước để rửa cho màu trôi đi còn lại hình màu in trên lụa theo đúng ý đồ của người vẽ là được, thường vẽ lụa tốn ít màu nhưng hình vẽ thường được sắp xếp trên tranh rất công phu. Tranh lụa thường mờ ảo nhưng mềm mại và đằm thắm… Để giờ học bớt căng thẳng và giúp các em nhớ lâu những hình ảnh cũng như những kiến thức trong bài học tôi hướng dẫn các em một số trò chơi: 4 - Tổ chức cho học sinh hứng thú học tập thông qua các trò chơi Trò chơi học tập là hình thức học tập thông qua trò chơi. Trò chơi không chỉ nhằm vui chơi giải trí mà còn góp phần củng cố tri thức, kỹ năng học tập cho học sinh. Trò chơi làm bớt vẻ khô khan, tăng thêm phần sinh động, hấp dẫn thực sự. Trò chơi đã làm các em”Học mà vui, vui mà học”. Thực tế cho thấy, mỗi khi giáo viên tổ chức các trò chơi trong tiết học, sẽ làm cho giờ học trở nên sôi nổi, nhẹ nhàng, sinh động hơn. Học sinh nắm kiến thức một cách chủ động, không gò ép, không căng thẳng, nhồi nhét. Giúp các em phát huy năng lực tư duy sáng tạo, một cách tự nhiên. Đó là quan điểm và cách thực hiện của tôi trong các giờ dạy mĩ thuật. Đặc biệt là các giờ thường thức mĩ thuật. Cụ thể:
- 17 * Trò chơi “Đoán tranh” . Mục đích: - Giúp các em khắc sâu hình ảnh trong tranh dân gian. - Hình thành tình cảm, khơi gợi lòng tự hào với dòng tranh dân tộc. 1 2 3 4 5 HÕt giê Luật chơi: - Cô có 3 câu gợi ý nội dung của 3 bức tranh được nằm trong 3 chú Tễu. Các con chọn một trong 3 chú Tễu để đoán tên bức tranh. Bạn nào giơ tay trước được quyền trả lời, nếu trả lời sai thì bạn khác được quyền trả lời. Mỗi câu gợi ý, các con suy nghĩ trong 5 giây. Bức tranh dân gian này có cảnh mẹ kiếm mồi cho con ? Gà mái Một bức tranh dân gian có không khí tưng bừng rộn rã ? Đám cưới chuột Đây là bức tranh nói lên ước mơ mong cho con cái khỏe mạnh, giàu sang Tranh phú quý * Trò chơi: “Nhà bình luận tài ba” Mục đích: - Giúp các em nhớ lại và nắm được trình tự cách xem tranh. - Giáo viên nắm được tình hình lĩnh hội kiến thức của học sinh thông qua tiết học - Giúp các em có khả năng diễn đạt tốt ngôn ngữ hội hoạ. Luật chơi:
- 18 Tôi yêu cầu các nhóm (theo tổ) sưu tầm được tranh (theo yêu cầu từng bài ) sẽ lần lượt lên trình bày về bức tranh của nhóm mình sưu tầm được thông qua hệ thống những kiến thức đã lĩnh hội trong bài. Đại diện nhóm nào trình bày chính xác, trôi chảy, và biểu diễn tự nhiên trong khoảng thời gian là một phút (học sinh các nhóm đánh giá) sẽ được nhận quà. * Trò chơi: “Chọn đúng vị trí” Mục đích: - Củng cố kiến thức trình tự cách xem một bức tranh. - Biết cách khai thác tranh thông qua các bước xem tranh. Luật chơi: Chia thành 4 đội (4 tổ). Các bước xem tranh được sắp xếp lộn xộn, yêu cầu các em nhớ lại và sắp xếp sao cho đúng trật tự từng bước (đánh dấu thứ tự bằng số). Thời gian suy nghĩ là một phút, đội nào có câu trả lời trước sẽ được quyền trả lời,nếu trả lời đúng thì được thưởng. Nếu trả lời sai thì đội khác có quyền trả lời. Sắp xếp sai Đáp án đúng 5- Cảm nhận riêng về tác phẩm 1- Tên tác phẩm 1- Tên tác phẩm 2- Nội dung tranh 4- Màu sắc 3- Bố cục 3- Bố cục 4- Màu sắc 2- Nội dung tranh 5- Cảm nhận riêng về tác phẩm 6- Chất liệu 6- Chất liệu Trên đây là một hệ thống dàn bài của bài thường thức mĩ thuật Xem tranh dan gian mà tôi đã từng thực hiện. Về mặt phương pháp dạy, phần lớn tôi sử dụng đồ dùng trực quan như tranh sưu tầm (có thật) và sử dụng lồng ghép một số phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp... Từ đó học sinh hình thành được cách xem một bức tranh và dần ứng dụng cho học sinh trí tưởng tượng liên hệ kiến thức đã học vào thực tiễn, vận dụng những kiến thức đó để biết cách vẽ một bức tranh mà mình muốn. Tóm lại trong tiết học mĩ thuật việc sử dụng các phương pháp dạy học là việc làm rất khó đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt, tuỳ theo đặc điểm từng lớp mà có phương pháp dạy học thích hợp. Một điều không thể thiếu trong môn học đó là nghệ thuật giảng dạy, tính cách sư phạm của giáo viên ảnh hưởng đến các em rất nhiều, một cử chỉ lời nói ân cần, giúp cho tâm lý các em tự tin hơn. Trong tiết dạy nhất thiết giáo viên phải quan tâm theo dõi chung tình hình của cả lớp để bổ sung uốn nắn kịp thời cho các em…
- 19 Chương III: Kết quả đạt được Sau gần hai năm thực hiện đồ dùng trực quan và sử dụng một số phương pháp trong bài Thường thức mĩ thuật Xem tranh dan gian áp dụng vào khối lớp 4. Tôi nhận thấy học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, giờ học bớt căng thẳng, học sinh hào hứng học tập, các em dễ dàng nhận xét một bức tranh bất kỳ cũng như nhận ra sự sắp xếp của hình ảnh trong tranh. Nhận biết và cảm nhận được màu sắc từ gam màu và đồng cảm với tranh về cách phối hợp màu tạo không gian cũng như tình cảm của người thể hiện tranh… Đặc biệt là khả năng quan sát, biết thể hiện tình cảm của mình vào bài vẽ thông qua việc sử dụng màu sắc, biết cảm nhận sự phối hợp của màu sắc và của không gian xung quanh. - Học sinh có thói quen quan sát, có ý thức sưu tầm, bộc lộ khả năng yêu nghệ thuật - Biết cách sắp xếp không gian riêng theo ý thích. - Mỗi lớp đều xuất hiện những "hạt nhân" thực sự. - Cuộc thi "Hoạ sĩ tí hon" của trường tổ chức thường kỳ học sinh khối 4 tham gia và đạt kết quả cao. Qua các lần kiểm tra khối 4 đạt được kết quả cao hơn nhiều so với đầu năm. * Đầu năm: Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Lớp Số % Số % Số % lượng lượng lượng 4A 10 28.5 20 57.1 5 14.4 4B 7 20 21 60 7 20 4C 6 17.6 20 58.8 8 23.6 4D 5 14.7 23 67.7 6 17.6 4E 7 21.9 20 62.5 5 15.6 4G 7 21.2 21 63.6 5 15.2 4H 9 26.5 18 52.9 7 20.6 4I 11 29.7 20 50.1 6 16.2
- 20 * Cuối kỳ I: Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Lớp Số % Số % Số % lượng lượng lượng 4A 13 37.1 22 62.9 0 0 4B 12 34,3 23 65,7 0 0 4C 11 32.4 23 67.6 0 0 4D 10 29.4 24 70.6 0 0 4E 13 40.6 19 59.4 0 0 4G 12 36.4 21 63.6 0 0 4H 14 41.2 20 58.8 0 0 4I 18 48.6 19 51.4 0 0 * Giữa kỳ II: Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Lớp Số % Số % Số % lượng lượng lượng 4A 17 48.6 18 51.4 0 0 4B 18 51.4 17 48.6 0 0 4C 17 50 17 50 0 0 4D 18 53 16 47 0 0 4E 18 56.3 14 43.7 0 0 4G 16 48,5 17 51,5 0 0 4H 19 55.9 15 44.1 0 0 4I 23 62.2 14 37.8 0 0
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp nâng cao cất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
7 p | 1313 | 365
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán lớp 5
36 p | 88 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học văn miêu tả lớp 5
27 p | 41 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên dạy học phân môn học vần lớp 1 bộ sách Cánh diều đạt hiệu quả
39 p | 39 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 23 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tổ chức hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm trong giờ dạy Đạo đức lớp 3
38 p | 17 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5
30 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tiếp tục chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường Tiểu học (2021)
21 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Địa lí lớp 4
28 p | 10 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng lớp học thân thiện tại lớp 5B trường tiểu học Giao Châu năm học 2021 - 2022
14 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp dạy chuyên đề hình học cho học sinh lớp 5
26 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh yếu vươn lên trong học tập môn Toán ở lớp 2
25 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp lưu giữ sản phẩm của học sinh lớp 1 sau các tiết học
18 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi vận động trong tiết dạy Thể dục cho học sinh lớp 1 ở Tiểu học
59 p | 19 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 phát huy tính tích cực, sáng tạo trong môn Khoa học
25 p | 12 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Đổi mới phương pháp tổ chức lễ kỉ niệm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh cho thiếu nhi trường tiểu học Thanh Liệt (2021)
25 p | 10 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn