intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp góp phần rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học

Chia sẻ: Tomjerry004 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

36
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài là nghiên cứu và giới thiệu những biện pháp tích cực trong việc dạy chữ viết Tiếng Việt , góp phần giúp học sinh lớp 2 viết đúng và đẹp. Thông qua các biện pháp này tôi có thể nâng cao kiến thức của bản thân và ý thức được việc nghiên cứu, tìm tòi phương pháp giảng dạy là một nhu cầu cũng như nhiệm vụ của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp góp phần rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học

  1.                                                                                                                                                                                       MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN RÈN CHỮ VIẾT  CHO HỌC SINH TIỂU HỌC                                                                           I. PHẦN MỞ  Đ     ẦU  1.1. Lí do chọn sáng kiến   Như  chúng ta đã biết, một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ  là được đến  trường, được học đọc, học viết. Biết đọc, biết viết thì cả một thế giới mới rộng lớn  mênh mông sẽ  mở ra trước mắt các em. Tiểu học là bậc học nền tảng, dạy Tiếng   Việt và tập viết  là chúng ta đã trao cho các em chìa khóa để mở ra những cánh cửa  bước vào tương lai, là công cụ để các em vận dụng suốt đời.  Dạy chữ chính là dạy người.Cố  thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng  là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp  là góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với  mình cũng như đối với thầy cô và bạn mình”. Học chữ  chính là công việc đầu tiên khi các em đến trường. Tập viết là một phân  môn có tầm phần quan trọng đặc biệt ở tiểu học , nhất là đối với các em lớp 1. Học   vần , tập đọc giúp cho học sinh đọc thông viết thạo. Viết đúng, đẹp, nhanh, rõ ràng  học sinh có điều kiện ghi chép bài học của tất cả các môn  học tốt hơn. Chữ viết và  dạy viết được cả xã hội quan tâm. Nhiều thế hệ thầy cô giáo đã trăn trở, góp công,  góp sức để  cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như  phương pháp dạy học chữ  viết.  Tuy vậy, nhiều học sinh vẫn viết sai, viết xấu, viết chậm, điều đó ảnh hưởng không  nhỏ tới các môn học khác. Ngoài ra Tập Viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn   luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như: Tính cẩn thận bền bỉ, tinh  thần kỉ  luật và óc thẩm mỹ  bởi người xưa nói: “Nét chữ, nết người”. Nhận thức  được tầm quan trọng đó, với ý thức và lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp của giáo  viên, bản thân tôi luôn suy nghĩ và trăn trở . Trong giảng dạy, tôi đã không ngừng tích  lũy kinh nghiệm về chữ viết để sớm giúp các em viết chữ đẹp, luôn tìm ra phương  pháp dạy học thích hợp viết chữ  đẹp. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi đã  mạnh dạn chọn đề  tài  “Một số  biện pháp góp phần rèn chữ  viết cho học sinh   Tiểu học” Để nâng cao chất lượng vở  sạch chữ đẹp . Trong đề tài này , tôi không  đề  cập nhiều đến toàn bộ năm học mà chỉ  giới hạn trọng tâm  ở  học kì 1  để  nhằm  giúp học sinh viết chữ  đẹp, kịp thời  đáp  ứng dạy theo chuẩn kiến thức kĩ  năng .  Đồng thời giúp học sinh có vốn kĩ năng ban đầu thuận lợi cho việc phát huy viết chữ  đẹp sau này. 1.2.  Mục đích, nhiệm vụ của sáng kiến: Mục đích của đề tài là nghiên cứu và giới thiệu những biện pháp tích cực trong việc                                                                    ­1­                                                                           
  2.                                                                                                                                                                                    dạy chữ viết Tiếng Việt , góp phần giúp học sinh lớp 2 viết đúng và đẹp. Thông qua  các biện pháp này tôi có thể  nâng cao kiến thức của bản thân và ý thức được việc  nghiên cứu , tìm tòi phương pháp giảng dạy là một nhu cầu cũng như nhiệm vụ của  mình.  Nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu lí luận , tìm ra những cơ sở lí luận, vai trò vị trí,  nhiệm vụ và phương pháp dạy học, hệ thống hóa những vấn đề lí luận có liên quan  đến đề tài. Ngoài ra còn khảo sát quá trình dạy học tập viết  ở trường. Tham khảo 1  số phương pháp của các bạn đồng nghiệp , của các nhà nghiên cứu trên cơ sở tìm ra  những cái hay, cái đúng và những cái còn hạn chế , từ đó biết cải tiến , áp dụng vào  trường lớp của mình và đề xuất những biện pháp tích cực, khắc phục hạn chế của   việc dạy chữ viết  rèn chữ viết cho học sinh lớp 2, giải quyết những khó khăn trong  giảng dạy cũng như  trong công tác chủ nhiệm của mình. Rèn chữ  cho học sinh làm  cho học sinh có tính cẩn thận , óc thẩm mỹ, kiên trì và chịu khó. Qua đó , giáo dục  các em ý thức tự trọng và tôn trọng người khác. 1.3. Phạm vi áp dụng của sáng kiến    Đối tượng nghiên cứu của đề  tài là những biện pháp góp phần rèn chữ  viết  cho học sinh ở trường tiểu học hiện nay nói chung và học sinh lớp 2A  tôi đang  chủ nhiệm nói riêng. 1.4.  Phương pháp nghiên cứu: ­ Để việc nghiên cứu đạt kết quả rốt, tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu ,  trong đó chủ yếu là các phương pháp sau:  Phương pháp nghiên cứu lí luận .  Phương pháp  điều tra,  khảo sát , thu thập số  liệu.  Phương pháp quan sát.  Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.                           II. PHẦN NỘI DUNG 2.1. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ­NGUYÊN NHÂN THỰC TRẠNG 2.1.1. Thực trạng tình hình chữ viết học sinh lớp 2.  Là một giáo viên giảng dạy nhiều năm cho thấy.Thực tế chữ viết của học sinh lớp   2a hiện nay,không đồng đều, một số em viết chữ tương đối đẹp, còn lại các em viết  chữ  chưa đẹp, viết cẩu thả, chưa biết cách trình bày vở, khoảng cách chưa đều ,  chưa đúng ,chưa ý thức được cái đẹp điều đó sẽ   ảnh hưởng đến kết quả  học tập  của các em.                                                                   ­2­                                                                           
  3.                                                                                                                                                                                    Tư thế ngồi , cách cầm bút sai đa số các em ngồi cúi mặt với vở , người cong vẹo ,  vai thấp , vai cao  rất nhiều em cầm bút bằng 4 ngón , có em cầm bút bằng 5 ngón  có em cầm bút ngả về phía trước, cán bút vuông góc với mặt vở.                    BẢNG THỐNG KÊ TỔNG HỢP CHỮ VIẾT CỦA HỌC SINH   Năm học   Sĩ số học sinh Viết   Viết   chưa   Nhóm chữ viết  chưa đẹp  (Đầu kì 1) đẹp (đa số ) đẹp                  Nhóm khuyết trên      10 em 2016­2017            24         2 0       4 Nhóm nét cong   9 em Các lỗi khác   5em Sau khi quan sát , theo dõi xếp loại học sinh nắm bắt được tình hình đó tôi đã nghiên  cứu và tìm ra được  nguyên nhân dẫn đến học sinh chữ xấu chiếm đa số.     Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy đa số  học sinh có thái độ  học tập nghiêm  túc, có ý thức nghe giảng bài.   2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến chữ viết chưa đẹp của học sinh. * Về phía giáo viên: Việc học sinh viết đúng và đẹp hay không phụ  thuộc rất nhiều vào người giáo viên  trực tiếp dạy học. Người giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến  quá trình viết chữ đẹp  hay xấu của học sinh. Qua thực tế ta thấy có rất nhiều nguyên nhân từ phía giáo viên   dẫn đến việc học sinh viết chữ chưa đẹp. ­Chữ viết chưa đáp ứng yêu cầu trực quan trong việc giảng dạy, chỉ thấy 1 số ít giáo  viên viết chân phương đẹp mắt. ­  Ít chú trọng việc rèn chữ viết cho học sinh, chỉ lưu ý trong giờ tập viết , học vần   tiết 1, chưa hướng dẫn kĩ càng trong tiết 2. ­ Chưa có biện pháp rèn chữ  viết cụ  thể. Chưa giúp học sinh nắm các nét cơ  bản,  cấu tạo con chữ, dòng kẻ, kĩ thuật viết….trong các tiết luyện viết mà chỉ  cần nhấn   mạnh về độ cac con chữ. ­ Hướng dẫn rèn chữ viết chưa theo đối tượng học sinh. Chưa dạy theo chuẩn kiến  thức và kĩ năng . ­ Về đồ dùng dạy học:  Bảng viết của giáo viên không có dòng ô li rõ ràng , giáo viên  còn viết nhắm chừng trên bảng. * Về phía học sinh: ­ Nguyên nhân chủ yếu do học sinh chưa nắm được các nét cơ bản cấu tạo chữ ghi  âm , vần, tiếng, dấu thanh chưa nắm vững quy trình viết chữ  cái, quy trình nối các  nét trong chữ cái trong chữ ghi tiếng  nên chữ viết mới sai độ cao ­ Một số em  chưa  biết cách cầm bút và ngồi học đúng tư thế.                                                                  ­3­                                                                           
  4.                                                                                                                                                                                    ­Đa số học sinh không có thói quen rèn chữ viết, không có ý thức trong việc rèn chữ  viết, thậm chí không cần quan tâm đến chữ viết đẹp hay xấu. ­ Vẫn còn 1 số học sinh chưa nghiêm túc nghe giảng lúc đầu, các em chưa cẩn thận  khi viết, các em muốn viết nhanh để hoàn thành bài viết nhằm nghi “ thành tích”với  giáo viên và các bạn. Một số học sinh đồ dung học tập còn thiếu , một số học sinh   mắc bệnh về mắt. ­ Ngoài ra còn có một số học sinh chưa ý thức được việc giữ gìn sức khỏe, đồ dùng  học tập , bên cạnh còn có 1 số em hay ra mồ hôi tay.  3. HƯỚNG GIẢI QUYẾT VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP  3.1. Phương hướng chung:  Việc đề ra những biện pháp mới của các nhân dựa trên quan điểm kế thừa , phát huy  cải tiến những biện pháp đã có và đề xuất thêm những biện pháp mới , những biện  pháp này khắc phục những hạn chế của giáo viên và học sinh , phối hợp trong việc   viết chữ chưa đẹp đồng thời với việc nâng cao ý thức của giáo viên và học sinh, phối  hợp việc giáo dục ở cả nhà trường và gia đình.  3.2. Những biện pháp cụ thể:  * Biện pháp 1:Việc đầu tiên mà giáo viên cần phải làm khi tiếp cận với học sinh để  dạy viết chữ đẹp là khảo sát trình độ chữ viết của học sinh. Đây là một vấn đề quan  trọng bởi vì trong thực tế  chúng ta muốn tiếp cận đối tượng của mình một cách  thuận lợi thì trước hết phải hiểu được đối tượng mà mình muốn tiếp cận. Qua khảo  sát này giáo viên phân loại được đối tượng để rèn luyện vì nếu các em đã biết viết  mà viết sai thì rất khó sửa chữa. * Biện pháp2:  Muốn nâng cao chất lượng chữ  viết cho học sinh, người giáo viên  cần nắm vững các yêu cầu cơ bản của dạy tập viết ở lớp 2. + Kiến thức:  Giúp học sinh có được những hiểu biết về  đường kẻ, dòng kẻ, độ  cao, cỡ  chữ, hình dáng, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ  cái, khoảng cách giữa các  chữ, chữ ghi tiếng, cách viết các chữ viết thường, dấu thanh và chữ số. + Kỹ năng: Viết đúng quy trình ­ nét, viết chữ  cái và liên kết các chữ  cái tạo thành  chữ  ghi tiếng theo yêu cầu liền mạch. Viết thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ. Ngoài   ra học sinh còn được rèn luyện các kỹ năng như: tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để  vở… bài kiểm tra cuối năm là bài tập chép một đoạn trong bài tập đọc (không mắc  quá 5 lỗi chính tả) + Muốn đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo viên cần hiểu rõ ý đồ của vở tập viết.  Cấu trúc mỗi bài gồm phần tập viết chữ cái và từ ứng dụng. Ở vở tập viết lớp 2 thì cứ sau bài học vần có một bài tập viết thêm để học sinh rèn  luyện cách viết các chữ vừa học.                                                                  ­4­                                                                           
  5.                                                                                                                                                                                    ­ Các ký hiệu trong vở tập viết phải được học sinh nắm chắc, như: đường kẻ ngang,  quy định độ cao chữ cái, dấu chấm là điểm đặt bút đầu tiên của chữ, ký hiệu luyện  viết ở nhà.  Ngay từ đầu năm học giáo viên cần quy định mẫu vở (5 ô li),mẫu bảng 6 dòng kẻ,  loại bút chì (2B). Tổ  chức phân công cho học sinh ngồi theo đôi bạn cùng tiến,em  viết chữ đẹp, cẩn thận ngồi cạnh em viết chữ chưa đẹp , cẩu thả. Các em này có  thể  quan tâm  giúp đỡ  nhau để  cùng nhau tiến bộ  hoặc có  ảnh  hưởng theo chiều  hướng tích cực trong học tập. * Biện pháp 3:Thường xuyên kiểm tra đánh giá sửa chữa kịp thời.Việc đánh giá có  hệ thống và thường xuyên giúp giáo viên điều chỉnh chữ viết của học sinh , làm cho   các em thấy mình đã lĩnh hội những điều vừa học đến mức độ nào , các nét nào, con  chữ  nào viết đẹp và chưa đẹp để  phát huy và khắc phục. Giáo viên cần phải luôn  quan tâm đến đối tượng viết xấu , viết chưa đẹp, tìm hiểu nguyên nhân  ở các  đối  tượng này để có biện pháp giúp đỡ kịp thời giúp các em tiến bộ. Giáo viên tuyệt đối  không nóng vội khi rèn chữ  viết, cần luyện viết  ở  mức độ  vừa phải, không nên  luyện viết quá nhiều trong thời gian buổi học vì như thế sẽ làm các em mỏi tay, chữ  viết sẽ xấu đi.  Trong quá trình dạy tập viết cần có những trò chơi  thư giãn giúp các em thoải mái,  cần “đi tận chỗ, chỉ  tận tay” để  kịp thời động viên, khích lệ  các em và phát hiện,  điều chỉnh kịp thời những lối sai sót. Trong giờ dạy Tiếng Việt giáo viên cần luôn luôn sử dụng bộ mẫu chữ cái trong bộ  chữ  Tiếng việt làm đồ  dùng trực quan cho học sinh quan sát. Phần viết bảng của   giáo viên phải luôn luôn chuẩn mực: cách đặt dấu thanh , khoảng cách các tiếng  trong từ , viết liền nét, cách trình bày bảng giáo viên luôn cần phải chú trọng về tính  cẩn thận, thẩm mỹ vì điều đó ảnh hưởng rất lớn đến học sinh. * Biện pháp 4:Ngay từ  đầu năm học phải rèn cho các em ngồi học đúng tư  thế,  thoải mái, tránh gò bó . Hướng dẫn kĩ càng và cho học sinh nắm chắc cầm bút, kĩ  thuật rê bút (Là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược laị  với nét chữ  vừa viết.  Trong trường hợp này cần viết nhẹ tay, nếu viết nặng tay nét chữ sẽ viết nhòe ra ),  lia bút ( Kĩ thuật lia bút là thao tác đứ bút trên không , được dùng khi viết một chữ cái  hay viết nối các chữ  cái với nhau để đảm bảo tốc độ  trong quá trình viết , nét bút  vẫn thể hiện liên tục nhưng không chạm vào giấy hoặc bảng) Hướng dẫn học sinh  nắm chắc quy ước , kí hiệu của giáo viên trong việc xác định  tọa độ  dòng kẻ ô li để  khi dạy học giáo viên  sẽ dễ dạy và học sinh dễ tiếp thu . Với bản thân tôi quy định  như  sau; Với vở  5 ô li  mỗi đơn vị  ô li lớn có 6 dòng kẻ, vở tập viết có 5 dòng kẻ.   Dòng kẻ  dưới cùng là dòng kẻ  thứ  nhất, các dòng kẻ  khác là 2,3,4,5,6 theo thứ  tự  tiếp theo. Tương tự cũng quy định với đường kẻ dọc như vậy, đường kẻ thứ nhất là  đường kẻ đậm , các đường kẻ dọc tương tự được tính như vậy. Ở giữa 2 dòng kể                                                                   ­5­                                                                           
  6.                                                                                                                                                                                    ( đường kẻ) là 1 ô li được tính  theo chiều cao ( chiều rộng) và đơn vị gọi là ô li nhỏ.  Cách xác định tọa độ phải dựa vào đường kẻ dọc , dòng kẻ ngang, các ô li làm định  hướng. Đây là trong những điều kiện   để  dạy chữ  viết thành một quá trình  được  thực hiện lần lượt bởi các thao tác mà hành vi ngòi bút đi qua. Qua quy ước này giáo  viên phân tích cách viết viết các con chữ, hướng dẫn các em xác định điểm đặt  bút( điểm bắt đầu), xác định điểm kết thúc, độ cao, rộng của các con chữ Ví   dụ:  Hướng   dẫn   viết   nét   khuyết   trên   được   hướng   dẫn   như   sau:   Điểm   đặt  bút( điểm bắt đầu) từ dòng kẻ ngang thứ hai, trước đường kẻ dọc thứ nhất  nửa ô li  nhỏ, đưa bút lên dòng kẻ ngang thứ ba( ngay tại vị trí dòng kẻ  ngang thứ  ba cát với  đường kẻ  dọc thứ  nhất ) đi qua rộng 1 ô li lên đến dòng kẻ  ngang thứ  ba cắt với  đường kẻ dọc thứ nhất và kéo xuống theo đường kẻ dọc thứ nhất đến điểm kết thúc  là dòng kẻ ngang  thứ 6. Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh: Nét khuyết trên cao mấy ô li và rộng mấy ô?( cao  5 ô và rộng 1 ô) Lưu ý: Cần lưu ý ở đây là tất cả  các con chữ  có nét móc hoặc nét  xiên chiều rộng của nó không tính vào nhằm để học sinh xác định được chiều rộng ô  li một cách dễ dàng.  * Biện pháp 5:Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét và mỗi quan hệ  về  cách viết các  chữ, sau khi học xong các âm(chữ cái) giáo viên  cần phải phân nhóm chung để luyện  tập cho học sinh   Nhóm1: Nhóm chữ cái có nét cơ  bản là nét cong: c, o, ô,  ơ, e, ê, x. Trọng tâm rèn  luyện là nét cong . Đây là nhóm chữ  khó viết đẹp vì rất dễ  méo, khó tròn , trên to  dưới nhỏ.Trong nhóm chữ  này cần xác định tọa độ  dựa vào đường kẻ, điểm giữa  của lưng nét cong phải đặt cân bằng chính giữa đường kẻ( tức là điểm gặp dòng kẻ  ngang thứ  hai và cần cho học sinh nắm chắc chiều rộng của các nét cong là 5 ô li   ( tức là 1 ô li rưỡi)  Nhóm 2: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp  với nét móc: a, ă, d, đ, g Trong nhóm này  giáo viên cần lưu ý kế  thừa luyện tập từ  nhóm 1và luyện tập nét  móc ngược ( Ở nét móc ngược này giáo viên có thể tách thành nét sổ thẳng và nét hất  nếu có học sinh viết chưa thẳng ở nét móc) Nhóm 3: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i, t, u, ư, p, m, n Trong nhóm này cần lưu ý nét móc nhọn phía trước 1,5 ô li. Nhóm 4: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết (hoặc nét cong phối hợp với   nét móc): l, h, k, b, y, g. Với nhóm chưa cái  này nét khuyết trên đều có chiều rộng 1  ô li và lưu ý điểm gặp nhau ngay tại vị trí dòng kẻ  ngang thứ  ba cắt với đường kẻ  dọc . Nhóm 5: Nhóm chữ cái có nét móc phối hợp với nét thắt:r,v,s . Đây là nhóm chữ khó  viết đẹp nhất , đặc biệt là chữ s và r. Giáo viên cần lưu ý 2 con chữ này có độ cao là  2 ô li rưỡi và sau nét thắt con chữ r là nét xuôi hơi ngang đưa ra còn sau nét thắt cong                                                                   ­6­                                                                           
  7.                                                                                                                                                                                    chữ s là nét xuôi xuống đưa vào. Trong dạy học bản thân tôi thấy về  độ  cao các con chữ  các em rất dễ  nắm bắt  nhưng về chiều rộng các em viết chưa đẹp vì thế khi dạy cần về chiều rộng với các  em. *Biện pháp 6: Áp dụng các phương pháp giảngdạy: Trong quá trình dạy học bản thân tôi đã áp dụng những phương pháp dạy học sau: Phương pháp trực quan: Giáo viên khắc sâu biểu tượng về  chữ  cho các em bằng nhiều con đường: kết hợp  mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Điều này giúp các em chủ  động phân tích hình  dáng, kích thước và cấu tạo theo mẫu chữ, tìm sự giống nhau và khác nhau của chữ  cái đã học trước đó trong cùng một nhóm bằng thao tác so sánh tương đồng. Chữ viết mẫu là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết. Đây là điều kiện đầu  tiên để các em viết đúng. Có các hình thức chữ mẫu: chữ mẫu in sẵn, chữ phóng to  trên bảng hoặc trên máy chiếu hắt, chữ mẫu trong vở tập viết, hộp chữ mẫu… Tiêu  chuẩn cơ bản của chữ mẫu là phải đúng mẫu quy định, rõ ràng và đẹp. Chữ mẫu có tác dụng: ­ Chữ mẫu phóng to trên bảng hoặc trên máy chiếu sẽ giúp học sinh dễ quan sát, từ  đó tạo điều kiện để các em phân tích hình dáng và các nét chữ cơ  bản, cấu tạo chữ  cái cần viết trong bài học. ­ Chữ  mẫu của giáo viên viết trên bảng sẽ  giúp học sinh nắm được thứ  tự  các nét  chữ của từng chữ cái, cách nối các chữ cái trong 1 chữ nhằm đảm bảo yêu cầu viết  liền mạch, viết nhanh. ­ Chữ  của giáo viên khi chữa bài, chấm bài cũng được quan sát như  một loại chữ  mẫu, vì thế giáo viên cần ý thức viết chữ đẹp, đúng mẫu, rõ ràng. Ngoài ra, để  việc dạy chữ không đơn điệu, giáo viên cần coi trọng việc xử  lý quan  hệ giữa âm và chữ, tức là giữa đọc và viết. Do đó trong tiến trình dạy tập viết, nhất  là những âm mà địa phương hay lẫn, giáo viên cần đọc mẫu. Việc viết đúng củng cố  việc đọc đúng và đọc đúng đóng góp vai trò quan trọng để đảm bảo viết đúng. Phương pháp đàm thoại gợi mở: Phương pháp này được sử  dụng chủ  yếu  ở  giai đoạn đầu của tiết học. Giáo viên  dẫn dắt học sinh tiếp xúc với các chữ cái sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi, từ việc   hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, độ cao, kích thước chữ cái đến việc so sánh nét giống nhau và nét khác biệt giữa các chữ  cái đã học với chữ cái đã  phân tích. Ví dụ: Khi dạy chữ a, giáo viên có thể đặt câu hỏi: chữ A gồm có bao nhiêu nét? là  những nét nào? chữ A cao mấy ô? độ rộng của chữ là bao nhiêu?…                                                                  ­7­                                                                           
  8.                                                                                                                                                                                    Với những câu hỏi khó, giáo viên cần định hướng cách trả lời cho các em. Vai trò của  giáo viên ở  đây là người tổ  chức hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo chữ  cái  chuẩn bị cho giai đoạn luyện tập viết ở phần sau.  Phương pháp luyện tập: Giáo viên cần chú ý đến các giai đoạn của quá trình tập viết chữ. Việc hướng dẫn  học sinh luyện tập phải tiến hành từ thấp đến cao để học sinh dễ tiếp thu. Lúc đầu  là việc viết đúng hình dáng, cấu tạo kích thước các cỡ chữ, sau đó là viết đúng dòng  và đúng tốc độ quy định. Việc rèn luyện kỹ năng viết chữ phải được tiến hành đồng  bộ ở lớp cũng như ở nhà, ở phân môn tập viết cũng như ở các phân môn của bộ môn  Tiếng Việt và các môn học khác. Khi học sinh luyện tập chữ  viết, giáo viên cần luôn luôn uốn nắn cách ngồi viết.   Cần lưu ý các hình thức luyện tập cơ bản sau: *Tập viết chữ vào bảng con của học sinh Hình thức tập viết trên bảng có tác dụng kiểm tra sự  tiếp thu cách viết và bức đầu  đánh giá kỹ năng viết chữ của học sinh. Hình thức này cũng để kiểm tra bài cũ hoặc  sau bước giải thích cách viết chữ, bước luyện tập viết chữ   ở lớp. Từ đó, giáo viên  phát hiện những chỗ sai của học sinh để uốn nắn (sai về kích cỡ, hình dáng, thứ tự  các nét viết). * Luyện viết trong vở:    Luyện viết trong vở tập viết:  Muốn cho học sinh sử dụng có hiệu quả vở tập viết,  giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ nội dung và yêu cầu về kĩ năng viết của từng bài (chữ  mẫu, các dấu chỉ khoảng cách giữa các chữ, dấu chỉ vị trí đặt bút, thứ tự viết nét…)  giúp các em viết đủ, viết đúng số dòng đầu tiên ở mỗi phần bài viết.   Luyện viết trong vở   ở ô li: Giáo viên cần viết mẫu cho toàn bộ  học sinh trong vở  cho đến khi học hết phần âm ( chữ cái). Sau  khi chuyển sang phần học vần , tiếng,   từ giáo viên có thể chọn 1 số em viết chưa đẹp để viết mẫu( nếu lớp quá đông) Rèn nếp viết chữ rõ ràng sạch đẹp: Sự nghiêm khắc của giáo viên về chất lượng ở tất cả các môn học là cần thiết. Có  như thế, việc luyện tập viết chữ mới được củng cố đồng bộ và thường xuyên. Việc  làm này yêu cầu người giáo viên ngoài những hiểu biết về chuyên môn còn cần có sự  kiên trì, cẩn thận và lòng yêu nghề ­ mến trẻ. Cần chọn vở  luyện viết  ở nhà đúng mẫu, rõ ràng( Một số  vở  dung luyện viết đẹp  như: Em tập viết đúng – viết đẹp của Lê Ngọc Diệp chủ biên, vở ô li mẫu chữ của   nhà xuất bản đại học sư  phạm do tác giả Trần Minh Hương biên soạn hoặc luyện  viết chữ đẹp của tác giả Trần Mạnh Hưởng) *Biện pháp 7:  Đổi mới phương pháp dạy học:                                                                  ­8­                                                                           
  9.                                                                                                                                                                                    Muốn cải tiến quy trình dạy tập viết, điều không thể  thiếu được là phải đổi mới  phương pháp dạy học, tiết tập viết càng cần phải tạo điều kiện để  học sinh chủ  động tiếp nhận kiến thức (tự  quan sát, nhận xét, ghi nhớ), tự  giác luyện tập và rút   kinh nghiệm qua thực hành luyện viết dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Có thể thực  hiện những yêu cầu trên theo quy trình tiết tập viết như sau: A. Bài cũ:  Kiểm tra (hoặc nhận xét bài cũ dùng ở tiết tập viết) ­ Kiểm tra học sinh viết bảng con (1 ­ 2 em viết bảng lớp) chữ cái và từ  ứng dụng  ngắn gọn ở bài trước. Giáo viên hướng dẫn chữa bài trên bảng (dùng phấn màu sửa   chữ  viết sai hoặc chưa đúng mẫu), sau đó gợi ý để học sinh tự sửa chữ đã viết trên  bảng con và giơ bảng cho giáo viên kiểm tra, uốn nắn thêm (chú ý động viên kịp thời  những học sinh viết đẹp tiến bộ.  B.  Bài mới: 1­ Giới thiệu bài: ­ Nêu nội dung và yêu cầu tiết dạy. 2­ Hướng dẫn học sinh viết chữ: ­ Giáo viên đưa chữ mẫu cho học sinh quan sát. ­ Giáo viên gợi ý cho học sinh nhận biết, so sánh: Chữ gì? Gồm mấy nét? Nét nào đã  học, giống chữ nào đã học, phần nào khác?… (Có thể cho học sinh chỉ vào chữ mẫu  trên bảng) ­ Giáo viên hướng dẫn quy trình viết chữ: + Sử dụng chữ mẫu để học sinh quan sát. + Viết mẫu trên khung chữ thật thong thả cho học sinh theo dõi (ghi nhớ  thứ  tự  các   nét). + Viết mẫu trên dòng kẻ ở bảng lớp (hoặc trên bảng con) để học sinh nắm vững quy  trình viết chữ caí. Giáo viên viết mẫu sau đó dùng que chỉ lại để mô tả quy trình. ­ Học sinh tập viết trên bảng con, giơ bảng để giáo viên kiểm tra uốn nắn, nhận xét  kết quả (chú ý về hình dáng, quy trình). 3­ Hướng dẫn học sinh viết ứng dụng: ­ Giáo viên giới thiệu nội dung viết  ứng dụng và viết nội dung từ  ứng dụng; sau đó  gợi ý học sinh hiểu ý nghĩa từ ứng dụng sẽ viết. ­ Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét về  cách viết  ứng dụng (chú ý  đến các điểm quan trọng: độ  cao các chữ  cái, quy trình viết liền mạch ­ nối chữ,   khoảng cách giữa các chữ cái, đặt dấu ghi thanh…). ­ Giáo viên viết mẫu minh họa cách nối chữ (do giáo viên xác định trọng tâm  ở  bài  dạy), học sinh theo dõi. ­ Học sinh tập viết theo trọng tâm nối chữ  do giáo viên chọn (chữ  ghi tiếng ­ từ  có  thao tác nối). Giáo viên theo dõi, kiểm tra, uốn nắn và nhận xét. 4­ Học sinh thực hành luyện viết trong giờ tập viết:                                                                  ­9­                                                                           
  10.                                                                                                                                                                                    ­ Giáo viên nêu yêu cầu và nội dung luyện viết trong vở  (viết chữ  gì? viết mấy  dòng? cần lưu ý về điểm đặt bút ra sao? viết từ  ứng dụng mấy dòng? cần lưu ý về  cách nối chữ và đặt dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ ra sao?…) ­ Học sinh luyện viết trong vở. Giáo viên theo dõi uốn nắn về cả cách viết và tư thế  ngồi viết (chú ý giúp đỡ học sinh yếu kém).   5­ Chấm bài tập viết của học sinh: ­ Giáo viên chấm bài cho học sinh đã viết xong ở lớp (số còn lại thu về nhà chấm). ­ Nhận xét kết quả chấm bài, khen ngợi những bài đạt kết quả tốt. Nếu bài học dài,  giáo viên có thể  chọn dạy một nội dung tiêu biểu và học sinh luyện tập theo nội  dung tương ứng. C. Củng cố dặn dò:  ­ Nhắc lại nét trọng tâm vừa học  ­ Viết vở rèn chữ viết ( mẫu in sẵn) Qua thời gian áp dụng sáng kiến  “Một số  biện pháp góp phần rèn chữ  viết cho   học sinh Tiểu học”  vào thực tế giảng dạy, tôi thiết nghĩ để giúp học sinh có được  chữ viết đẹp,đòi hỏi yêu cầu cao đối với người giáo viên , phải có phương pháp rèn  luyện chữ  phù hợp với điều kiện thực tiễn, trình độ  , khả năng tâm lí lữa tuổi học  sinh tiểu học , phát huy được tính tích cực, tự giác, tự rèn của học sinh  và đặc biệt là  chú ý chí kiên trì “ Tay chỉ nở hoa khi ta luyện tập hằng ngày ” Ngoài giờ học chính  thức giáo viên phải tích cực phụ đạo , làm tốt công tác chủ nhiệm hướng dẫn các em  rèn luyện chữ ở nhà, thường xuyên họp phụ huynh học sinh để trao đổi tình hình học  tập cũng như về chữ viết từng em.                                4. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên, kết quả giữ vở và rèn viết chữ đẹp  của tập thể lớp 2A đã đạt được những kết quả cao như sau:  ­ Học sinh rất chăm và có ý thức trong việc rèn chữ  viết và trình bày vở  sạch đẹp,  chữ viết của các em có tiến bộ hơn hẳn so với đầu năm học.  ­ Đa số các em nắm được cấu tạo chữ, mẫu chữ và kĩ thuật viết chữ.  ­ Học sinh viết chữ thành thạo, đẹp, chữ viết đúng quy định, chữ đứng nét đều. ­ Học sinh còn biết tự mình thể hiện bài viết sang tạo như bài viết chữ nghiêng, có  nét thanh, nét đậm. ­ 100% học sinh giữ vở sạch sẽ.                                       Kết quả Giáo viên rèn chữ cụ thể như sau:                                       KẾT QUẢ XẾP LOẠI THÁNG 9 TSHS             Loại A        Loại B         Loại C 24     SL Tỉ lệ %     SL Tỉ lệ %   SL Tỉ lệ %                                                                  ­10­                                                                          
  11.                                                                                                                                                                                          5 20.8%     10 41.7%     9 37.5%                                         KẾT QUẢ XẾP LOẠI THÁNG 10 TSHS             Loại A        Loại B         Loại C 24     SL Tỉ lệ %     SL Tỉ lệ %   SL Tỉ lệ %       10 41.7%     9 37.5%     5 20, 8%                                       KẾT QUẢ XẾP LOẠI THÁNG 11 TSHS             Loại A        Loại B         Loại C 24     SL Tỉ lệ %     SL Tỉ lệ %   SL Tỉ lệ %       15 62,5%     6 25%     3 12,5%                                       KẾT QUẢ XẾP LOẠI THÁNG 12 TSHS             Loại A        Loại B         Loại C 24     SL Tỉ lệ %     SL Tỉ lệ %   SL Tỉ lệ %       19 79,2%     3 12,5%     2 8,3%                                       KẾT QUẢ XẾP LOẠI CUỐI NĂM TSHS             Loại A        Loại B         Loại C 24     SL Tỉ lệ %     SL Tỉ lệ %   SL Tỉ lệ %       22 91.7%     2 8.3% Ngoài ra , qua các kì thi  viết chữ đẹp cấp khối, cấp trường  đạt kết quả khá cao như  em Hoàng Phan Khánh Chi, Trần Ngọc Minh Anh, Võ Thị  Thanh Vân, Mai Đức Phúc,   Ngô Thị Bảo Châu…..Lớp có nhiều học sinh viết đẹp nhất tổ; *Đặc biệt: Hội thi : “Nét chữ­ Nết người” cấp Tỉnh năm học 2016­2017.                                                                  ­11­                                                                          
  12.                                                                                                                                                                                    Lớp  có 02 em đạt giải Nhì, 01 em đạt giải KK.  *Toàn trường có:  03 em đạt giải Nhất                             04 em đạt giải Nhì                             01 em đạt giải KK Không những các em chỉ hoạt động tốt trong phong trào rèn chữ  viết, bên cạnh đó  các em đã thực hiện tốt được nề  nếp, đẩy mạnh được chất lượng học tập của  mình. 5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua quá trình tích lũy , nghiên cứu, áp dụng  1 số giải pháp và biện pháp về “Một số   biện pháp góp phần rèn chữ  viết cho học sinh Tiểu học ”  đã nêu trên , tôi nhận  thấy rằng  việc rèn luyện viết chữ đẹp đóng một vai trò quan trọng trong việc học  tập của học sinh , rèn luyện chữ viết đẹp là một nhiệm vụ không thể thiếu với lớp   học đầu cấp. Cùng với tập đọc, luyện viết chữ giúp học sinh chiếm lĩnh phần chữ  viết  của Tiếng việt . Rèn chữ viết học sinh được rèn luyện một số phẩm chất như  tính kiên trì, cẩn thận, khả  năng thẩm mỹ….Viết chữ  đẹp là nguyện vọng là lòng  mong muốn của mỗi giáo viên, của mỗi phụ huynh học sinh . Vậy có thể thấy rằng   chữ đẹp là một nét văn hóa truyền thống, thể hiện sự tài hoa của người cầm bút, là  món ăn tinh thần không kém phần quan trọng trong cuộc sống của con người xưa và  nay. III. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của sáng kiến: Nhà trường Tiểu học là cái nôi đầu tiên giáo dục trẻ em khi các em bước vào tuổi đi   học. Chính vì lẽ  đó, chúng ta cần phải coi trọng việc  rèn luyện viết chữ đẹp đóng                                                                   ­12­                                                                          
  13.                                                                                                                                                                                    một vai trò quan trọng trong việc học tập của học sinh , rèn luyện chữ  viết đẹp là  một nhiệm vụ  không thể  thiếu với lớp học đầu cấp. Cùng với tập đọc, luyện viết  chữ giúp học sinh chiếm lĩnh phần chữ viết  của Tiếng việt . Rèn chữ viết học sinh  được   rèn   luyện   một   số   phẩm   chất   như   tính   kiên   trì,   cẩn   thận,   khả  năng   thẩm  mỹ….Viết chữ đẹp là nguyện vọng là lòng mong muốn của mỗi giáo viên, của mỗi  phụ huynh học sinh . Vậy có thể thấy rằng chữ đẹp là một nét văn hóa truyền thống,  thể  hiện sự  tài hoa của người cầm bút, là món ăn tinh thần không kém phần quan  trọng trong cuộc sống của con người xưa và nay. Qua triển khai sáng kiến ở cơ sở bước đầu đã thu được những kết quả sau: ­ Đã đưa ra được một số biện pháp và ví dụ minh hoạ để rèn viết chữ đẹp cho  học sinh tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt và đổi  mới nội dung, phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ  động, linh  hoạt và sáng tạo của học sinh. ­ Việc áp dụng các biện pháp nêu trên cho thấy bước đầu các biện pháp này đã  đem lại hiệu quả và có tính khả thi 3.2. Đề xuất Nên chăng cần tổ  chức các chuyên đề  sinh hoạt chuyên môn  về  rèn  kĩ năng  viết chữ đẹp để trao đổi, rút kinh nghiệm (trong tổ, trong trường hoặc liên trường) Những kết quả đạt được của sáng kiến mới chỉ là bước đầu. Tác giả đề tài hi   vọng sẽ tiếp tục nghiên cứu để khắc phục những hạn chế và mở rộng phạm vi ứng   dụng của sáng kiến. Rất mong được sự trao đổi, góp ý của chuyên môn, đồng nghiệp  và bạn bè để giúp tôi hoàn thiện sáng kiến này.                                                      Xin chân thành cảm ơn !                                                                  ­13­                                                                          
  14.                                                                                                                                                                                                                              TÀI LIỆU THAM KHẢO. ­ Những điểm đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học Tiểu học. ­ Phương pháp dạy học, chữ viết Tiếng Việt – Giáo trình sư phạm ­ Rèn luyện kĩ năng viết chữ đẹp – Giáo trình sư phạm. ­ Mẫu chữ viết theo chương trình giảng dạy ( Chữ viết thường) ­ Vở tập viết  T1+T2 ( Nhà xuất bản giáo dục) ­ Bồi dường thường xuyên chu kì III ( 2003 – 2007) tập II.                                                                    ­14­                                                                          
  15.                                                                                                                                                                                    MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………Trang 01  I.1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………..Trang 01  I.2. Mục tiêu nhiệm vụ  của đề  tài…………………………………….............  Trang  02   I.3.  Đối  tượng nghiên  cứu……………………………………………………. .Trang  02   I.4.  Phạm  vi   đề   tài………………………………………………………………Trang  02   I.5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………............     Trang  02 II.   PHẦN   NỘI   DUNG…………………………………………………………   Trang  02 II.1.   Cơ   sở   lí   luận………………………………………………………………..Trang  02 II.2.   Thực   trạng………………………………………………………………….Trang  03 1.1. Khảo sát  hoạt  động dạy và học tập viết của giáo viên và hs  ở  trường……  Trang 03 1.2. Nguyên nhân dẫn đến chữ viết chưa đẹp cho học sinh……………………..Trang  03 2.1. Thuận lợi…………………………………………………………………       Trang  04 2.2. Khó khăn………………………………………………………………… ...Trang 05 I.3. Hướng giải pháp và biện pháp khắc phục…………………………………..Trang  05 3.1.   Phương   hướng   chung……………………………………………………….Trang  05 3.2   Những biện pháp cụ  thể………………………………………………… …Trang  05 I.4. Kết quả  đạt được…………………………………………………………….Trang  11 III   Phần kết luận, kiến nghị…………………………………………………….Trang   13 III.1.   Kết   luận…………………………………………………………………   .     Trang  13                                                                  ­15­                                                                          
  16.                                                                                                                                                                                    III.2. Kiến nghị  đề  xuất……………………………………………………….    Trang  13                                                                  ­16­                                                                          
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2