Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng Anh ở lớp 3
lượt xem 8
download
Mục đích của đề tài là tìm ra một số biện pháp hữu hiệu góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng Anh ở lớp 3, hình thành cho các em niềm yêu thích đối với môn học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh ở cấp tiểu học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng Anh ở lớp 3
- Một số biện pháp góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng Anh ở lớp 3 Họ và tên: Đinh Thị Diệu Thùy Chức vụ: Giáo viên Tiếng Anh Đơn vị: Trường TH Vượng Lộc Can Lôc̣ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tiếng Anh đóng một vai trò hết sức cần thiết và quan trọng trong thời kì phát triển và hội nhập quốc tế. Nhận thức được điều đó, trong nhiều năm gần đây, tiếng Anh đã được đưa vào giảng dạy ở cấp tiểu học. Nội dung chương trình học trang bị cho các em vốn từ vựng, ngữ pháp và những mẫu câu tối thiểu, cơ bản, đơn giản nhất xoay quanh những chủ điểm rất gần gũi, quen thuộc và được các em yêu thích. Mục tiêu chung của việc dạy và học tiếng Anh ở tiểu học là nhằm giúp học sinh có một công cụ giao tiếp mới, bước đầu có khả năng giao tiếp đơn giản bằng tiếng Anh một cách tự tin, có kiến thức cơ bản và tối thiểu về ngôn ngữ tiếng Anh để các em có thể sử dụng tiếng Anh trong học tập cũng như có những hiểu biết ban đầu về đất nước, con người và nền văn hóa của các nước nói tiếng Anh, chuẩn bị hành trang cho các em trở thành những công dân toàn cầu tương lai trong thời kì hội nhập. Đối với học sinh tiểu học nói chung, học sinh ở lớp 3 nói riêng, tiếng Anh mặc dù không còn quá xa lạ song vẫn luôn là một môn học đầy mới mẻ và hấp dẫn. Tuy nhiên, do đặc điểm tâm lí lứa tuổi: học sinh tiểu học thường tò mò, hiếu động, dễ bắt chước, thích tìm hiểu cái mới nhưng cũng chóng chán và mau quên. Không những thế, học sinh ở bậc tiểu học, đặc biệt là ở vùng nông thôn nơi đời sống gặp nhiều khó khăn, các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ học ngoại ngữ còn thiếu thốn, chất lượng học tập bộ môn không đồng bộ. Các em còn quá nhỏ để tự ý thức được tầm quan trọng của việc học bộ môn này. Trong khi đó, tiếng Anh đang là môn học tự chọn, thế nên bản thân học sinh 1
- Một số biện pháp góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng Anh ở lớp 3 chưa nhận được nhiều sự động viên khích lệ học tiếng Anh từ gia đình. Các bậc phụ huynh chủ yếu chỉ mới tập trung đầu tư cho các con học nâng cao các môn Toán, tiếng Việt......Vì thế có rất ít phụ huynh nơi tôi dạy học quan tâm nhắc nhở các em về việc rèn luyện tiếng Anh ở nhà. Thêm vào đó, với học sinh lớp 3, đây là năm đầu tiên các em làm quen với một ngoại ngữ, trong khi vẫn có một số lượng không nhỏ các em còn chưa học tốt tiếng mẹ đẻ của mình, thế nên bên cạnh những háo hức với những điều mới mẻ mà tiếng Anh mang lại thì khi gặp phải những mẫu câu dài, những từ khó phát âm các em thường cảm thấy e ngại và nhanh chán nản. Do vậy, thật không dễ để khiến các em thực sự tập trung chú ý học tập trong suốt những giờ học tiếng Anh, đặc biệt là những em học sinh học yếu. Thiếu hứng thú với bộ môn chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng học tiếng Anh ở lớp 3 còn rất thấp. Các nhà tâm lí học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Khi được làm việc phù hợp với hứng thú, dù phải khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoái mái và đạt được hiệu quả cao. Trong hoạt động học tập các bộ môn nói chung, môn tiếng Anh nói riêng, hứng thú đóng một vai trò hết sức quan trọng. Thực tế cho thấy hứng thú đối với môn học của học sinh tỉ lệ thuận với kết quả học tập của các em. Như vậy, điều đó chứng tỏ muốn học sinh học tốt môn tiếng Anh thì phải làm sao cho học sinh yêu thích môn học đó. Chính niềm yêu thích sẽ giúp các em học tập một cách thoải mái, không gượng ép và không ngại khó. Khi đã yêu thích các em sẽ tiếp nhận kiến thức một cách tích cực và chủ động. Theo quan điểm của tôi, hình thành niềm yêu thích cho các em đối với những tiết học tiếng Anh ngay từ lớp 3 là một việc vô cùng cần thiết. Qua những lần đi tập huấn, qua tìm hiểu sách báo, tài liệu và cũng từ thực tế dạy học tôi thấy có rất nhiều phương pháp hiệu quả để giúp giáo viên tạo 2
- Một số biện pháp góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng Anh ở lớp 3 hứng thú học tập môn tiếng Anh cho các em. Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ xin giới thiệu "Một số biện pháp góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng Anh ở lớp 3". 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là tìm ra một số biện pháp hữu hiệu góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng Anh ở lớp 3, hình thành cho các em niềm yêu thích đối với môn học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh ở cấp tiểu học . 3. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng Anh. 4. Phạm vi nghiên cứu Học sinh lớp 3 trường tiểu học nơi tôi đang công tác trong năm học 2012 2013. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nội dung của đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản như sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp quan sát, điều tra Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp đúc rút kinh nghiệm 3
- Một số biện pháp góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng Anh ở lớp 3 PHẦN NỘI DUNG 1. Biện pháp thực hiện Từ thực tế dạy học cũng như qua tham gia các khóa học bồi dưỡng giáo viên về phương pháp giảng dạy tiếng Anh ở bậc tiểu học kết hợp nghiên cứu tài liệu về đặc điểm tâm lí học sinh lứa tuổi tiểu học, tôi nhận thấy để tạo được hứng thú cho các em đối với giờ học tiếng Anh giáo viên cần phải tạo cho các em một môi trường học tập vui vẻ, "học mà chơi, chơi mà học", không áp lực và cũng không được nhàm chán, tẻ nhạt. Với đối tượng là học sinh tiểu học, các em rất yêu thích sự nhẹ nhàng, thoải mái và vui nhộn. Nếu giáo viên tỏ ra quá nghiêm nghị các em sẽ cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi, đặc biệt là những học sinh nhút nhát. Vì vậy, chúng ta cần phải nắm rõ đặc thù của môn học, nghiên cứu nội dung từng bài học một cách chu đáo để lựa chọn hoạt động phù hợp, có sức hấp dẫn giúp lôi cuốn các em hào hứng tham gia một cách tự nhiên. 4
- Một số biện pháp góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng Anh ở lớp 3 Dựa trên tâm lí thích vui chơi, ưa hoạt động, thích nhẹ nhàng, thoải mái tôi đã tìm tòi và lựa chọn ra một số hình thức phù hợp giúp giáo viên tạo hứng thú học tập tiếng Anh cho học sinh lớp 3 một cách hiệu quả hơn. Sau đây tôi xin đưa ra một số hình thức gây hứng thú hữu hiệu mà tôi đã sử dụng: 1.1. Kết hợp trò chơi trong sách giáo khoa với sáng tạo thêm những trò chơi mới. Như chúng ta đã biết, trò chơi là một hoạt động không thể thiếu được của các em học sinh, đặc biệt là học sinh ở lứa tuổi tiểu học. Việc lồng ghép các trò chơi ngôn ngữ vào trong từng tiết học tiếng Anh để tạo nên bầu không khí "học mà chơi, chơi mà học" là một phương pháp hữu hiệu vừa giúp các em củng cố kiến thức vừa làm tăng động cơ học tập cho học sinh. Các em tham gia vào hoạt động học tập và tiếp nhận kiến thức một cách tự nhiên, đầy hứng khởi mà không mang áp lực. Đặc biệt ở lứa tuổi tiểu học việc chiến thắng trong các trò chơi rất quan trọng nên các em tham gia rất háo hức và nhiệt tình. Trong giáo trình Tiếng Anh 3 (Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam), các tác giả đã thiết kế sẵn các trò chơi tương ứng với nội dung của từng đơn vị bài học. Tuy nhiên để cho mỗi tiết học sinh động và phong phú hơn, giáo viên nên sáng tạo thêm một số trò chơi mới phù hợp với đặc điểm của học sinh mình dạy. Dưới đây là một số trò chơi mà tôi đã nghiên cứu và sử dụng có hiệu quả: 1.1.1. Game: One or more Trò chơi này có thể sử dụng trong phần Further practice (Reinforcement) (Unit 8 Lesson 3 Tiếng Anh 3). Mục đích: Giúp học sinh luyện tập nhận biết, phân biệt danh từ số ít và số nhiều. 5
- Một số biện pháp góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng Anh ở lớp 3 Cách chơi: Giáo viên chuẩn bị sẵn một số thẻ từ ghi sẵn danh từ số ít và danh từ số nhiều: book, books, pen, pens, pencil, pencils, ruler, rulers, rubber, rubbers, bag, bags. Giáo viên rút một thẻ từ bất kì và phát âm từ được viết trên đó. Học sinh lắng nghe và nhận ra xem đó là danh từ số ít hay số nhiều. Nếu đó là một danh từ số ít cả lớp sẽ hô to: "One". Nếu đó là danh từ số nhiều các em sẽ hô: "More". Khi các em đã hô đúng, giáo viên sẽ giơ thẻ từ ra cho các em xác nhận và gọi học sinh đọc to từ đó. Giáo viên làm tương tự với các từ còn lại. Nếu đối với lớp học sinh có học lực khá, giáo viên có thể chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử ra một bạn làm đội trưởng. Giáo viên chuẩn bị thẻ từ (một mặt ghi sẵn từ còn mặt kia ghi số thứ tự của thẻ). Các đội lần lượt chọn số thẻ và nghe giáo viên phát âm từ trên thẻ đã chọn. Nếu đó là một danh từ số ít cả đội sẽ hô to: "One". Nếu đó là danh từ số nhiều các em sẽ hô: "More". Đội nào xác nhận đúng mỗi từ được một điểm. Kết thúc trò chơi đội nào xác nhận đúng nhiều từ là đội chiến thắng. 1.1.2. Game: Exchanging roles Mục đích: Giúp học sinh luyện (thành thạo) câu hỏi và cách trả lời / mẫu câu đối đáp trong tiết học ngữ liệu mới. Ví dụ: Mẫu câu: How are you? I'm fine, thank you. (Unit 3 Lesson 1(1, 2) Page 18 Tiếng Anh 3) Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 2 đội. Giáo viên chỉ vào một học sinh ở đội 1 và hỏi: "How are you?". Học sinh đó đáp lại "I'm fine, thank you." Ngược lại, nếu giáo viên nói" I'm fine, thank you." Học sinh được chỉ sẽ phải nói: "How are you?". Học sinh không đáp lại được sẽ đứng qua một bên. Giáo viên làm tương tự với học sinh ở đội 2. Kết thúc trò chơi, đội nào có số lượng thành viên bị đứng qua một bên ít hơn là đội thắng. Trò chơi này cũng có thể dùng để luyện tập mẫu câu hỏi và trả lời trong tiết ôn tập. Khi đó giáo viên cần phải giới thiệu lại các mẫu câu cần ôn tập 6
- Một số biện pháp góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng Anh ở lớp 3 trong tiết học. Giáo viên viết sẵn các mẫu câu hỏi và trả lời lên một tờ giấy khổ rộng và gọi học sinh đọc hết tất cả các câu. Sau đó giáo viên mới tiến hành trò chơi với các bước tương tự như trên. Ví dụ: Lesson: Review 2 Tiếng Anh 3 What school is it? Park Primary School. Is this a classroom? Yes, it is. What's this ? It's a book. What are these? They're books. What do you do at break time? I chat with my friends. Việc sử dụng nhiều mẫu câu đã học trong chương trình sẽ làm cho học sinh tránh được sự nhàm chán và tập cho các em khả năng phản xạ nhanh với tình huống giao tiếp. 1.1.3. Game: Secret box/ bag. Phạm vi sử dụng: Luyện tập từ vựng, mẫu câu đã được học ở tiết giới thiệu ngữ liệu mới. Ví dụ: Unit 8 Lesson one Tiếng Anh 3 (Page 54) Mục đích: Luyện tập các từ chỉ đồ dùng học tập và mẫu câu: "What's this? – It's (a book). Cách chơi: Giáo viên chuẩn bị sẵn một cái hộp( hoặc một cái túi) màu đen. Bên trong hộp giáo viên để sẵn một số đồ dùng học tập ( pen, pencil, book, rubber, pencil sharpener, ruler) và đảm bảo học sinh không được nhìn thấy các đồ vật đó. Giáo viên gọi một học sinh lên, yêu cầu nhắm mắt lại và bỏ tay vào trong hộp lấy ra một đồ dùng học tập (ví dụ: a pen). Cả lớp sẽ đồng thanh hỏi: "What's this?". Học sinh đó sẽ trả lời về tên của đồ vật bằng mẫu câu: "It's (a pen)". Nếu học sinh trả lời đúng, cả lớp sẽ vỗ tay tán thưởng và học sinh đó được quyền chỉ định một bạn tiếp theo. Nếu học sinh không trả lời được sẽ đứng qua một bên. Giáo viên cho học sinh thực hiện tương tự với những đồ vật 7
- Một số biện pháp góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng Anh ở lớp 3 còn lại. Kết thúc trò chơi những bạn không trả lời được sẽ phải hát tặng cả lớp một bài hát trong chương trình đã học. 1.1.4. Game: Spelling game. Mục đích: Giúp học sinh luyện tập cách đánh vần đồng thời ghi nhớ bảng chữ cái. Ví dụ: Unit 2: My name is ...... Lesson 3 Period 2 Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử ra một bạn đội trưởng. Giáo viên giao cho mỗi bạn đội trưởng giữ một chiếc chuông nhỏ (hoặc một vật gì đó có thể tạo ra âm thanh). Giáo viên đánh vần tên bất kì của học sinh trong lớp hoặc các nhân vật trong chương trình học của các em (Ví dụ: LIND A). Học sinh nghe đánh vần và rung chuông để dành quyền gọi tên nhân vật mà giáo viên vừa đánh vần (Ví dụ: Linda). Đội nào rung chuông trước và trả lời đúng mỗi lần được 2 điểm. Nếu đội đó trả lời không đúng thì đội còn lại có quyền được trả lời nhưng chỉ ghi được 1 điểm. Kết thúc trò chơi đội nào dành được nhiều điểm hơn là đội chiến thắng. Trò chơi này có thể sử dụng không chỉ để giúp học sinh luyện tập cách đánh vần tên mà cũng có thể áp dụng vào việc giúp học sinh luyện tập ghi nhớ cách viết mỗi từ mà các em đã học. 1.2. Sử dụng hoạt động chân tay và ngôn ngữ cử chỉ. Đặc tính của học sinh lứa tuổi tiểu học nói chung, học sinh lớp 3 nói riêng thường rất hiếu động. Vì vậy các em rất khó để ngồi yên, nghiêm túc trong suốt giờ học, đặc biệt là những em học sinh vốn hay nghịch ngợm và học yếu. Nếu nội dung bài học không hấp dẫn, không phù hợp với khả năng của những học sinh này các em thường hay nghịch phá, trêu chọc các bạn bên cạnh hoặc là làm việc riêng. Bên cạnh đó, trong lớp thường có một số học sinh nhút nhát, không mạnh dạn thể hiện mình trước đám đông khi giáo viên cho các em đó thực hành 8
- Một số biện pháp góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng Anh ở lớp 3 cá nhân. Thế nên việc cho các em sử dụng hoạt động chân tay và các hình thức ngôn ngữ cơ thể khác sẽ là một phương pháp hiệu quả giúp các em thay đổi không khí học tập, cảm thấy thoải mái và đỡ nhàm chán hơn. Đây là một hoạt động có tính lôi cuốn số đông học sinh cùng chú ý và tham gia. Luyện tập những hoạt động này thường xuyên cũng khiến cho học sinh tạo thói quen tự nhiên trong giao tiếp, bạo dạn khi đứng trước đám đông, nâng cao khả năng diễn xuất bằng hành động. Cũng chính từ điều này những học sinh rụt rè sẽ trở nên tự tin hơn trước bạn bè. Giờ học tiếng Anh nhờ đó mà trở nên vui vẻ, thoải mái và sinh động hơn. Hoạt động này có thể dùng để luyện tập từ vựng, hoặc minh họa cho các bài chant, bài hát trong chương trình học. Giáo viên phải nghiên cứu nội dung, tìm đúng động tác có ý nghĩa minh họa và dễ bắt chước để các em làm theo. 1.2.1. Động tác minh họa kết hợp với bài hát: Ví dụ 1: Bài hát "What is your name?" (Let's sing Lesson 1 Unit 4 Tiếng Anh 3 ). Hello! Hello! What's your name? My name's Linda. That's my name. Sau khi tập cho các em thuộc lời bài hát giáo viên cho các em đứng dậy và tập thêm một số động tác minh họa: B1: Học sinh vừa hát" Hello! Hello!" vừa vẫy tay như đang chào bạn. B2: Xòe tay phải ra, làm động tác như đang chỉ bàn tay vào người nào đó trước mặt và hát "What's your name?" B3: Dùng tay trái chỉ vào người mình và hát "My name's Linda." 9
- Một số biện pháp góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng Anh ở lớp 3 B4: Dùng hai tay đồng thời vừa xòe ra rồi chỉ vào người mình và hát "That's my name". Ví dụ 2: Bài hát: My friends (Let's sing Lesson 2 Unit 4 Tiếng Anh 3) This is Linda. This is Linda. (She's my friend.)2 (Come and sing a song now.)2 (La, la, la.)2 Sau khi tập cho các em thuộc lời bài hát giáo viên cho các em đứng dậy và tập thêm một số động tác minh họa: B1: Học sinh vừa hát" This is Linda. This is Linda." vừa xòe tay phải ra như đang chỉ vào người nào đó trước mặt để giới thiệu về họ. B2: Dùng bàn tay trái chỉ vào người mình và hát "She's my friend. She's my friend." B3: Vẫy tay phải như đang muốn nhủ người nào đó đến bên mình kết hợp động tác tay trái nắm lại đưa lên gần miệng làm động tác như đang hát " Come and sing a song now. Come and sing a song now." B4: Vừa vỗ tay 3 nhịp vừa hát "La, la, la. /La, la, la." 1.2.2. Động tác minh họa kết hợp bài chant: Sau khi học sinh đọc thành thạo bài chant, giáo viên có thể cho các em đứng dậy và hướng dẫn các em vừa đọc từng câu vừa làm động tác minh họa. Ví dụ 1: Part 1: Listen and repeat Lesson 2 Unit 6 Tiếng Anh 3 Look. Look. A big book. Look. Look. A small book. Big, small. 10
- Một số biện pháp góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng Anh ở lớp 3 Big, small. Big and small together. Câu 1: Look. Look. (Học sinh làm động tác như trong hình 1) (Hình 1) Câu 2: A big book. (Học sinh giang rộng hai tay minh họa cho hình ảnh một quyển sách lớn.) Câu 3: Làm động tác như hình 1. (Hình 2) Câu 4: A small book. (Động tác này minh họa cho hình ảnh một quyển sách nhỏ.) Câu 5, 6: Học sinh kết hợp cả hai động tác (Hình 3) như ở hình 2 và hình 3. 11
- Một số biện pháp góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng Anh ở lớp 3 Câu 7: Big and small together. Học sinh làm kết hợp cả hai động tác như ở hình 2 và hình 3 nhưng với tốc độ nhanh hơn đồng thời lắc lư người theo nhịp. Ví dụ 2: Part 1: Listen and repeat Lesson 2 Unit 15: At home (Tiếng Anh 3) Robot! Robot! Skipping around. Robot! Robot! Skating along the ground. Robot! Robot! Jumping up high. Robot! Robot! Touching the sky. Giáo viên hướng dẫn học sinh bắt chước động tác của người máy. Học sinh vừa đọc từng câu vừa minh họa từng hành động của người máy như trong bài. Cụ thể: Skipping around: Học sinh đưa hai tay thẳng ra phía trước và thực hiện động tác nhảy cóc vòng quanh. Skating along the ground: Học sinh đứng bằng chân phải, chân trái đưa ra phía sau như đang trượt băng. Jumping up high: Học sinh làm động tác nhảy bật lên thật cao. Touching the sky: Học sinh giơ cao bàn tay như đang với lên, chạm nhẹ vào bầu trời. 1.2.3. Động tác minh họa kết hợp với từ vựng: Ví dụ 1: Unit 14: Our room Lesson one Trong bài này các em học về các giới từ: on, in, above, under, behind. Sau khi giới thiệu về các giới từ này để giúp các em nhanh nhớ và có thể luyện tập ở nhà đồng thời để không khí học tập trở nên vui vẻ, sôi nổi giáo viên có thể cho các em làm một số động tác minh họa cho từ mới, rất đơn giản chỉ cần sử dụng hai bàn tay. Các em đưa hai tay ra phía trước ngực, bàn tay trái nắm nhẹ. 12
- Một số biện pháp góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng Anh ở lớp 3 On: Đặt bàn tay phải ngay trên bàn tay trái. In: Cho một ngón tay phải vào trong bàn tay trái đang nắm. Above: Đưa bàn tay phải lên phía trên của tay trái (và giữa hai bàn tay phải có khoảng cách) Under: Đặt bàn tay phải dưới bàn tay trái. Behind: Đưa bàn tay phải ra phía sau bàn tay trái. Ví dụ 2: Unit 15 At home Lesson one Trong bài này các em học về các từ chỉ hoạt động: skip, read, cook, sing, skate, jump, run. Đối với học sinh lớp 3 trong một tiết học có đến bảy từ mới để học thuộc là tương đối nhiều và không dễ thuộc. Thế nên để giúp các em nhớ nhanh hơn, giáo viên có thể cho các em vừa đọc từ vừa làm các động tác minh họa: Skip: Học sinh làm động tác như đang nhảy dây. Read: Học sinh xòe hai bàn tay minh họa cho hình ảnh quyển sách đang mở ra để đọc. Cook: Học sinh cúi người hơi khom về phía trước, tay phải làm động tác khuấy khuấy như đang nấu ăn. Sing: Học sinh nắm bàn tay phải và đưa lên gần miệng, người nhún nhảy để làm động tác như đang hát. Skate: Học sinh đứng bằng chân phải, chân trái đưa ra phía sau như đang trượt băng. Jump: Học sinh đứng tại chỗ và nhảy bật lên cao. Run: Học sinh làm động tác chạy tại chỗ. 1. 3. Đổi mới phương pháp quản lý lớp học. Để tạo không khí thoải mái và một môi trường học tập đúng theo đặc trưng của bộ môn tiếng Anh là học ngôn ngữ sử dụng vào giao tiếp, giáo viên 13
- Một số biện pháp góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng Anh ở lớp 3 nên thay đổi phương pháp quản lý học sinh. Thay vì quản lý học sinh bằng thước hoặc nói lớn tiếng, nặng lời khi lớp học ồn thì giáo viên cần phải thiết lập cho các em hệ thống các thói quen. Điều đó có nghĩa là ngay từ tiết học đầu tiên, giáo viên sẽ đưa ra một số quy định bắt buộc học sinh thực hiện trong giờ học tiếng Anh. Giáo viên sẽ đưa ra một số nguyên tắc cơ bản như: 1. Raising your hand when you have a question or want to show your idea. 2. Being quiet and pay attention when teacher is saying. 3. Being on time. 4. Completing homework on time. 5. Keeping things tidy. 6. Notalking when teacher is teaching 7. No writing down when teacher is teaching pronunciation of new words. 8. No interfering. Những quy định đó có thể được viết trên "poster". Giáo viên nên để "poster" có ghi các qui tắc ở trên tường của lớp học nơi các em học sinh dễ nhìn thấy. Do đối tượng là học sinh tiểu học, các em thường nhanh nhớ nhưng cũng chóng quên nên giáo viên phải giải thích rõ ràng để học sinh hiểu những điều mà người dạy mong chờ ở các em. Giáo viên cũng có thể sử dụng hình ảnh minh họa cho nội dung của từng quy tắc để khi nhìn vào các em có thể nhớ nhanh hơn. Bên cạnh đó, muốn các quy tắc đưa ra phát huy được tác dụng của nó, giáo viên phải thực hành nó một cách thường xuyên chứ không được để nó chỉ là những con chữ trên mặt giấy. Đặc biệt, giáo viên phải bắt buộc học sinh thực hiện các quy tắc đã đưa ra một cách nghiêm túc. Ví dụ, khi giáo viên đang giảng bài, có học sinh vẫn nói chuyện, hãy buộc học sinh đó đi ra khỏi chỗ, đứng vào góc cuối lớp để các học sinh khác biết được hình phạt của việc vi phạm quy 14
- Một số biện pháp góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng Anh ở lớp 3 tắc. Tuy nhiên, song hành với việc làm này, giáo viên cũng phải kịp thời động viên, khích lệ, khen ngợi khi các em thực hiện tốt các quy tắc lớp học. Giáo viên cũng có thể sử dụng những đồ vật có thể tạo ra âm thanh để tập trung sự chú ý của học sinh. Các đồ vật đó có thể là chuông gió (wind chime), quả chuông (bell), trống nhỏ (small drum), cái còi (whistle )....Phương pháp này có thể được dùng trong trường hợp bắt đầu hoặc kết thúc một hoạt động học tập. Giáo viên sẽ hình thành cho các em thói quen nghe âm thanh để hiểu hiệu lệnh. Ví dụ, giáo viên sử dụng hình thức rung quả chuông nhỏ là dấu hiệu để bắt đầu và kết thúc một trò chơi. Giáo viên có thể quy ước với học sinh: "short ring means start, long ring means stop and listen to the teacher". Ngoài ra, giáo viên có thể sử dụng âm thanh rất đơn giản và sẵn có để các em tập trung chú ý vào giáo viên – đó chính là "clap hands". Giáo viên vỗ tay một tiếng và nói "Let's start" khi bắt đầu một hoạt động (ví dụ: speaking practice), vỗ tay ba tiếng khi kết thúc và nói "Let's stop and listen to me". Giáo viên thường xuyên sử dụng lời nói kết hợp âm thanh. Sau một thời gian nhất định, giáo viên không cần phải dùng lời mà bản thân học sinh sẽ hiểu được yêu cầu khi nghe tiếng vỗ tay của người dạy: "clap once means start the activity and clap three times means stop and listen to the teacher". Bên cạnh đó giáo viên hãy nên tập sử dụng ngôn ngữ cơ thể hệ thống cử chỉ để tập trung sự chú ý của học sinh. Với phương pháp này, giáo viên cũng phải hình thành cho các em thói quen nhìn cử chỉ hiểu yêu cầu của giáo viên. Ví dụ: Khi học sinh đang ồn ào, giáo viên có thể đứng yên, giơ cao cánh tay phải để gây sự chú ý của học sinh, đặt ngón trỏ của tay trái lên môi". Yêu cầu tất cả các em đều làm theo hành động của giáo viên cho đến khi tất cả các em đều trật tự và im lặng để lắng nghe yêu cầu tiếp theo của giáo viên. Ngoài ra, giáo viên có thể sử dụng những bài hát ngắn (short songs) hoặc những bài chants để ổn định trật tự lớp học vào đầu hoặc cuối giờ. Bên cạnh đó, 15
- Một số biện pháp góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng Anh ở lớp 3 việc sử dụng "short songs" hoặc"chants" xen giữa các hoạt động của bài học sẽ giúp làm thay đổi không khí học tập, giúp các em cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn khi tiếp tục tham gia vào những hoạt động học tập tiếp theo. Biết cách sáng tạo và sử dụng một cách phù hợp các hình thức mới trong quản lý lớp học sẽ giúp giáo viên không phải dùng quá nhiều sức lực, không phải hét to để yêu cầu học sinh nghe theo mệnh lệnh của mình đồng thời tạo cho giờ học tiếng Anh đúng với đặc trưng của giờ học ngôn ngữ giao tiếp. 2. Kết quả đạt được sau khi áp dụng các biện pháp Từ khi sử dụng các phương pháp gây hứng thú trong giờ học tiếng Anh phù hợp điều mà tôi nhận thấy ngay ở học sinh đó là sự thay đổi trong thái độ học tập của các em. Các em học tập nghiêm túc hơn và tập trung chú ý hơn trong các giờ dạy tiếng Anh của tôi. Các em tỏ ra háo hức chờ đợi đến giờ học tiếng Anh. Tôi đã nhận thấy điều đó ngay trong nụ cười và ánh mắt các em nhìn tôi ngay khi tôi bước vào lớp. Nhiều học sinh trước đây hay nói chuyện riêng và làm việc riêng trong giờ học tiếng Anh, số lượng đó nay đã giảm hẳn, thậm chí có những em trong số đó còn thể hiện yêu thích môn tiếng Anh dù các em chỉ mới đạt ở mức học trung bình hoặc đầu khá. Đó là niềm hạnh phúc của một người giáo viên trẻ như tôi. Đặc biệt là từ thái độ học tập đó mà các em học tiếng Anh có nhiều tiến bộ rõ rệt. Kết quả học tập tiếng Anh của các em được nâng lên hơn trước rất nhiều. Sau đây là bảng so sánh mức độ yêu thích môn tiếng Anh và kết quả học tập học sinh khối 3 giữa học kì 1 và học kì 2 năm học 2012 2013. Bảng 1: Mức độ yêu thích và kết quả học tập cuối kì 1 năm học 2012 2013 của học sinh khối 3 nơi tôi công tác (chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm) Số Mức độ yêu thích môn tiếng Anh Học lực môn tiếng Anh Rất thích Thích B. thường Ghét/ sợ Giỏi Khá TB Yếu 16
- Một số biện pháp góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng Anh ở lớp 3 S S S S % % SL % SL % % SL % SL % % học L L L L sinh đượ c 15, 17, 2 45, 1 21, 8, 23, 54, 13, 46 7 8 4 11 25 6 2 3 1 7 0 8 7 9 3 1 Qua bảng khảo sát trên cho ta thấy, khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tỉ lệ học sinh sợ và ghét môn tiếng Anh còn cao. Kết quả học tập của học sinh ở khối lớp 3 tỉ lệ đạt loại khá, giỏi chưa cao, trong khi đó tỉ lệ học sinh yếu không hề thấp. Bảng 2: Mức độ yêu thích và kết quả học tập cuối kì 2 năm học 2012 2013 của học sinh khối 3 nơi tôi công tác (áp dụng sáng kiến kinh nghiệm) Số Mức độ yêu thích môn tiếng Anh Học lực môn tiếng Anh Rất thích Thích B. thường Ghét/ sợ Giỏi Khá TB Yếu học sinh S S được SL % SL % SL % % SL % SL % SL % % L L điều tra 52, 28, 15, 4, 23, 45, 26, 4, 46 24 13 7 2 11 21 12 2 2 3 2 3 9 7 1 3 17
- Một số biện pháp góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng Anh ở lớp 3 Qua một thời gian áp dụng kết hợp các hình thức gây hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng Anh, cuối năm học 2012 2013, kết quả học tập của học sinh ở khối 3 có chuyển biến một cách rõ rệt: tỉ lệ học sinh đạt khá giỏi được nâng cao, tỉ lệ học sinh yếu được giảm xuống đáng kể. Đặc biệt, số học sinh yêu thích môn tiếng Anh đã tăng lên rất nhiều, trong khi đó bộ phận học sinh ghét và sợ môn học này đã giảm hẳn. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Có thể thấy việc gây hứng thú, tạo niềm vui trong giờ học nhằm lôi cuốn sự chú ý và hình thành nên niềm yêu thích là một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh. Vì vậy, đã là giáo viên tiếng Anh tiểu học chúng ta phải luôn luôn tìm tòi, đổi mới trong phương pháp giảng dạy tìm ra những hình thức phù hợp nhất nhằm tạo cho các em một môi trường học tập tiếng Anh vừa nghiêm túc nhưng cũng thoái mải, nhẹ nhàng để giờ học tiếng Anh đi đúng mục tiêu đã đề ra. Muốn tạo hứng thú học tập cho học sinh 18
- Một số biện pháp góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng Anh ở lớp 3 tiểu học nói chung, học sinh lớp 3 nói riêng có hiệu quả giáo viên cần biết vận dụng một cách sáng tạo các giải pháp cơ bản sau: 1. Kết hợp trò chơi trong sách giáo khoa với sáng tạo thêm những trò chơi mới. Việc lồng ghép các trò chơi ngôn ngữ vào trong từng tiết học tiếng Anh để tạo nên bầu không khí "học mà chơi, chơi mà học" là một phương pháp hữu hiệu vừa giúp các em củng cố kiến thức vừa làm tăng động cơ học tập cho học sinh. 2. Sử dụng hoạt động chân tay và ngôn ngữ cử chỉ. Việc cho các em sử dụng hoạt động chân tay và các hình thức ngôn ngữ cơ thể khác sẽ là một phương pháp hiệu quả giúp các em thay đổi không khí học tập, cảm thấy thoải mái và đỡ nhàm chán hơn. Đây là một hoạt động có tính lôi cuốn số đông học sinh cùng chú ý và tham gia. Giờ học tiếng Anh nhờ đó mà trở nên vui vẻ, thoải mái và sinh động hơn. 3. Đổi mới phương pháp quản lý lớp học. Biết cách sáng tạo và sử dụng một cách phù hợp các hình thức mới trong quản lý lớp học sẽ giúp giáo viên thu hút được sự tập trung chú ý của học sinh đồng thời tạo nên bầu không khí học tập vui vẻ đúng với đặc trưng của giờ học tiếng Anh là giờ học ngôn ngữ giao tiếp. Việc lựa chọn, kết hợp vận dụng các phương thức gây hứng thú, lôi cuốn học sinh tham gia vào nội dung các hoạt động học tập đóng một vai trò không nhỏ trong công tác nâng cao chất lượng, kết quả học tập môn tiếng Anh. 2. Kiến nghị Tiếng Anh tiểu học mặc dù mới chỉ là một môn học đang ở vị trí tự chọn, còn gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt: từ thiếu sách giáo khoa, thiết bị, đồ dùng dạy học đến sự nhận thức chưa cao của học sinh và phụ huynh về vai trò của môn học......Thêm vào đó, vì phần lớn các giáo viên được giao nhiệm vụ dạy 19
- Một số biện pháp góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học tiếng Anh ở lớp 3 học các học sinh tiểu học lại được đào tạo để dạy cho học sinh trung học cơ sở nên dẫn tới kinh nghiệm để giảng dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học của giáo viên còn ít. Giáo viên không hiểu được tâm lí học sinh hay đặc thù về lứa tuổi để điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp khiến học sinh không cảm thấy hứng thú với môn học tiếng Anh ....Vì vậy, để chất lượng dạy học được nâng cao, đạt được mục tiêu đề ra, tôi có một số đề xuất như sau: 2.1. Đối với Sở, Phòng giáo dục Đào tạo: Về phía Sở Giáo dục Đào tạo: Cần thống nhất giáo trình tiếng Anh tiểu học để giáo viên tiếng Anh có sự ổn định về chương trình dạy và học cũng như chuyên tâm nghiên cứu bài dạy. Về phía Phòng Giáo dục Đào tạo: Cần tổ chức thêm sinh hoạt chuyên môn riêng cho giáo viên tiếng Anh tiểu học, tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm để chất lượng dạy học ngày một tốt hơn. 2.2. Đối với nhà trường: Về phía nhà trường: Cần quan tâm hơn nữa đến điều kiện dạy và học của giáo viên và học sinh, xây dựng phòng chức năng riêng (có sẵn đèn chiếu, máy chiếu ), bổ sung đồ dùng hỗ trợ dạy học để các giờ học tiếng Anh sinh động và có sức hấp dẫn hơn. 2.3. Đối với giáo viên giảng dạy tiếng Anh: Mỗi giáo viên luôn cố gắng học hỏi, tìm tòi cải tiến phương pháp giảng dạy cho phù hợp với nội dung bài dạy và tâm lí của học sinh, làm tốt vai trò của người hướng dẫn và điều hành, tạo được không khí thoải mái trong mỗi tiết học, phát huy tối đa khả năng tư duy tích cực của học sinh, cố gắng để số học sinh tham gia hoạt động học tập ở mức cao nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn! 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2235 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 215 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 64 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn