Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp hiệu quả khi dạy về phép nhân cho học sinh lớp 2
lượt xem 6
download
Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp hiệu quả khi dạy về phép nhân cho học sinh lớp 2" với mục đích tìm hiểu, đưa ra những biện pháp dạy học và vận dụng những kinh nghiệm về dạy học các bảng nhân ở lớp 2, nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 2 trong nhà trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp hiệu quả khi dạy về phép nhân cho học sinh lớp 2
- ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH QUỲNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP HIỆU QUẢ KHI DẠY VỀ PHÉP NHÂN CHO HỌC SINH LỚP 2 Lĩnh vực : Toán Cấp học : Tiểu học Tên tác giả: Trần Thị Mai Hương Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Vĩnh Quỳnh Chức vụ: Giáo viên NĂM HỌC 2021 - 2022
- MỤC LỤC Nội dung Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài 01 2. Mục đích nghiên cứu 02 3. Đối tượng nghiên cứu 02 4. Phương pháp nghiên cứu 02 5. Phạm vi và thời gian nghiên cứu 02 6. Phương pháp nghiên cứu 02
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận 03 2. Cơ sở thực tiễn 03 2.1. Thực trạng vấn đề 03 2.1.1. Thuận lợi 03 2.1.2. Khó khăn 03 2.2. Nguyên nhân tồn tại 04 3. Các biện pháp thực hiện 05 3.1. Biện pháp 1:Giúp học sinh hình thành khái niệm phép nhân 05 3.1.1. Giai đoạn chuẩn bị 05 3.1.2. Hình thành khái niệm phép nhân 06 3.1.3. Củng cố khái niệm mới hình thành 07 3.1.4. Giúp học sinh nắm vững tên gọi thành phần phép nhân 08 3.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh lập bảng nhân 09 3.2.1. Cách lập bảng 09 3.2.2. Hướng dẫn học sinh nắm đặc điểm quy luật của bảng nhân 10 3.3. Biện pháp 3: Chủ động vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình 11 thức giúp học sinh ghi nhớ bảng nhân trong dạy học trực tuyến 3.3.1. Tổ chức cho học sinh ghi nhớ bảng nhân 11 3.3.2. Tổ chức cho học sinh thực hành làm bài tập và chơi trò chơi 13 3.3.3. Sử dụng Excel thiết kế bảng nhân cho học sinh ôn luyện, củng 14 cố, ghi nhớ. 4. Kết quả 15 17 KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ 17 1. Kết luận 17 2. Khuyến nghị
- ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Cùng với các môn học khác ở Tiểu học, môn Toán có một vị trí hết sức quan trọng. Các kiến thức, kĩ năng của môn toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, chúng cần thiết cho người lao động, cần thiết cho các môn học khác. Nó góp phần to lớn vào sự phát triển tư duy, trí tuệ của con người. Đồng thời góp phần hình thành các phẩm chất cần thiết, quan trọng cho người lao động. Thực tế tôi thấy rằng ở môn Toán, những yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng có liên quan đến số tự nhiên; cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên; số thập phân; các đại lượng cơ bản; các yếu tố hình học đều là những kiến thức và kĩ năng rất cơ bản, cần thiết trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong học tập của học sinh.Đối với môn Toán ở lớp 2 mục tiêu dạy học được cụ thể hoá thành những yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng ở các nội dung: Số và phép tính; đại lượng và đo đại lượng; các yếu tố hình học; giải toán có lời văn (một số yếu tố đại số được tích hợp ở nội dung số học). Chương trình Toán lớp 2 là một bộ phận của chương trình Toán Tiểu học và là sự tiếp tục của chương trình Toán lớp 1. Như chúng ta đã biết theo chương trình chuẩn kiến thức và kĩ năng của Bộ Giáo dục hiện nay thì việc dạy học các kiến thức và kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học nói chung, ở lớp 2 nói riêng, đặc biệt là phần dạy học các bảng nhân, bảng chia đó là sự kế thừa có nhiều ý tưởng mới: Học sinh tự tìm tòi, phát hiện và tự chiếm lĩnh kiến thức mới trong từng bài học, tăng thực hành vận dụng, sử dụng nội dung gần gũi với thực tế cuộc sống đời thường của học sinh. Sự lựa chọn nội dung và phương pháp hiện đại thiết thực của giáo viên trong dạy học sẽ góp phần giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí, hình thành phương pháp tự học, tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề và tự chiếm lĩnh kiến thức mới dựa trên sự dẫn dắt của người thầy. Vấn đề đặt ra là làm sao ngay từ đầu học sinh nắm vững được phép nhân hình thành như thế nào? Nguyên tắc lập bảng nhân? Để từ đó học sinh có thể vận dụng phép nhân trong bảng một cách thành thạo để tính kết quả phép nhân theo nhiều dạng, giải toán liên quan đến phép nhân. Hơn thế nữa học sinh cần phải nắm chắc bản chất phép nhân. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng môn
- Toán lớp 2 và là tiền đề hình thành kỹ năng, kỹ xảo tính nhân cho học sinh khi học các lớp tiếp theo.
- 7 Xuất phát từ những trăn trở trên cùng với nhận thức phải nỗ lực để thích ứng chương trình sách giáo khoa mới theo định hướng đổi mới. Bản thân tôi luôn suy nghĩ và đã đưa ra “Một số biện pháp hiệu quả khi dạy về phép nhân cho học sinh lớp 2.” 2. Mục đích nghiên cứu. Từ việc nghiên cứu lý luận và thực trạng của việc hình thành phép nhân, bản thân tôi luôn suy nghĩ và quyết định tìm hiểu, đưa ra những biện pháp dạy học và vận dụng những kinh nghiệm về dạy học các bảng nhân ở lớp 2, nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 2 trong nhà trường. 3. Đối tượng nghiên cứu. Biện pháp dạy về phép nhân cho học sinh lớp 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Cơ sở việc hình thành phép nhân cho học sinh Tiểu học. Thực trạng hình thành và nắm vững bản chất phép nhân của học sinh lớp 2. Những biện pháp giúp học sinh hình thành phép nhân và nắm vững bản chất của phép nhân. 5. Phạm vi và thời gian nghiên cứu Phạm vi: Quá trình dạy học năm học 2021 2022 Thời gian: Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022 4. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu lí luận Phương pháp quan sát điều tra Phương pháp thực nghiệm Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- 8 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Môn Toán cấp Tiểu học là một bộ phận trong chương trình môn Toán phổ thông. Môn Toán cấp tiểu học có một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh Tiểu học. Học Toán góp phần hình thành và giáo dục các em nhiều mặt như rèn luyện phương pháp luận, phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo, tính cần cù chịu khó trong mỗi con người. Môn Toán cấp Tiểu học nhằm trang bị cho các em những kiến thức sơ giản ban đầu về kiến thức toán học, là nền tảng trong hệ thống kiến thức toán học đa dạng và phong phú. Môn Toán lớp 2 là một bộ phận của môn Toán cấp Tiểu học. Môn Toán ở lớp 2 nhằm giúp học sinh bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép cộng và phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, phép nhân, phép chia và bảng nhân chia 2; 5 tên gọi các thành phần và mối quan hệ của phép tính,… Tính nhân là một trong những kỹ năng tính toán cơ bản và quan trọng trong các kỹ năng thực hành tính toán không chỉ ở bậc tiểu học mà ở các lớp, các cấp cao hơn. Nó cũng là công cụ tính toán theo các em trong suốt cuộc đời. “Vạn sự khởi đầu nan” ở lớp Hai các em bắt đầu học về nội dung phép nhân, tuy là “ban đầu” nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học phép nhân sau này, cũng như khả năng vận dụng phép nhân để thực hành tính toán của học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng vấn đề 2.1.1. Thuận lợi: - Nhà trường trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, đồ dùng, tranh ảnh, tài liệu dạy học cho giáo viên. - Đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, luôn quan tâm, chú ý rèn luyện khả năng, năng lực cho học sinh. - Đa số học sinh ngoan, có ý thức học tập tốt. - Phụ huynh học sinh trang bị cho con đầy đủ các đồ dùng dạy học, thiết bị như máy tính, ti vi trong dạy học trực tuyến. 2.1.2. Khó khăn - Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, học sinh lớp 2 còn thụ động, ghi nhớ máy móc nên có thói quen học thuộc mà không hình thành và hiểu bản chất của phép nhân dẫn đến không vận dụng được để giải các bài toán trên thực tế.
- 9 Năm học 2020 – 2021, tôi được phân công giảng dạy lớp 2A8 trường Tiểu học Vĩnh Quỳnh. Thực tế trong quá trình dạy học tôi thấy rằng khi hình thành phép nhân thì học sinh còn rất lúng túng, chưa hiểu rõ ý nghĩa của phép nhân. Chỉ gần 30% học sinh nắm được cách hình thành phép nhân, từ đó dẫn đến khi lập các bảng nhân cũng chỉ gần 30% học sinh có khả năng lập được các công thức trong bảng nhân. Số học sinh còn lại các em chỉ “học thật thuộc” bảng nhân và vận dụng “máy móc” để tính kết quả phép tính mà chưa nắm rõ bản chất của phép nhân cũng như ý nghĩa quan trọng khi sử dụng phép nhân, nguyên tắc lập bảng nhân, quy luật hình thành ở các bảng nhân. Qua việc khảo sát hình thành và vận dụng phép nhân của lớp 2A8, tôi thu được kết quả như sau: Kết quả thực hiện Lớp Sĩ số Tiêu chí đánh giá
- 10 HS HS HS chưa thực hiện được thực thực hiện hiện đúng đúng – nhanh chưa nhanh Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % lượng % lượng %
- 11 2A8 44 1. Hình thành 13 29.5% 17 38.6% 14 31.8% phép nhân 2. Lập 13 29.5% 19 43.2% 12 27.3 bảng nhân
- 12 3. Vận dụng làm các dạng bài tập 13 29.5% 17 38.6% 14 31.8 liên quan đến phép nhân 2.2. Nguyên nhân tồn tại 2.2.1. Về phía giáo viên Trong quá trình giảng dạy, một sốgiáo viên hình thành bảng nhân rất nhanh và chưa đưa ra cơ sở để hình thành bảng nhân cho học sinh hiểu. Khi học sinh làm sai các bài tập liên quan đến phép nhân, có lúc giáo viên chỉ chữa bài tập đó mà không giảng lại bản chất phép nhân cho học sinh. 2.2.2. Về phía học sinh Trong các giờ học toán, học sinh còn chưa chú ý lắng nghe giáo viên hướng dẫn. Do tâm lý lứa tuổi, học sinh còn nhỏ nên ý thức tìm hiểu bản chất phép nhân chưa cao. Đa số phụ huynh khi thấy con làm sai bài thường yêu cầu con học lại bảng nhân một cách máy móc. 3. Các biện pháp thực hiện 3.1. Biện pháp 1: Giúp học sinh hình thành khái niệm phép nhân Theo cấu trúc chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018, học sinh lớp Hai được tìm hiểu mối liên hệ giữa phép cộng và phép nhân, nắm vững tên gọi thành phần phép nhân sau đó mới chuyển sang thành lập các bảng nhân 2. Muốn học sinh học tốt về phép nhân cũng như vận dụng phép nhân thực hành tính toán, trước hết yêu cầu các em phải nắm vững kỹ năng tính cộng, đặc
- 13 biệt là cộng nhiều số hạng bằng nhau. Vì đó là cơ sở hình thành phép nhân. Trong toán học phép nhân được giới thiệu qua cách cộng các số hạng bằng nhau. 3.1.1 Giai đoạn chuẩn bị: Học sinh phải nắm được cách tính tổng của nhiều số đặc biệt là tính tổng các số hạng bằng nhau để từ đó khi hình thành phép nhân học sinh thực hiện chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân. Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 có sự sửa đổi so với chương trình Giáo dục phổ thông 2000, học sinh lớp hai không còn học bài “Tổng của nhiều số” trong một tiết riêng mà chỉ đưa một bài tập nhỏ trong chủ đề ôn tập cuối học kỳ 1. Vì vậy, khi dạy tiết ôn tập này,giáo viên cần giúp học sinh phân tích và nắm thật chắc dạng bài tập cộng các số hạng bằng nhau, chú ý kỹ thuật tính tổng của nhiều số. Vì đây là cơ sở cho học sinh hình thành phép nhân. * Ví dụ 1:Tiết học luyện tập của chủ đề 7 trang 128 SGK Toán Kết nối tri thức với cuộc sống có bài tính tổng các số hạng bằng nhau. Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện tính tổng: 24 + 24 + 24 = 72 Sau đó giáo viên giúp học sinh phân tích để nhận biết: Câu hỏi 1: Tổng “24 + 24 + 24” có mấy số hạng? (3 số hạng) Câu hỏi 2: Em có nhận xét gì về các số hạng ? (các số hạng đều bằng nhau, mỗi số hạng đều là 24). Nhận xét về tổng trên có các số hạng bằng nhau là cơ sở cho việc hình thành phép nhân sau này. *Ví dụ 2:Bài tập bổ sung phần Củng cố cuối tiết học Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ, điền số và tính kết quả: 5kg + … kg + … kg + … kg = …. kg Học sinh quan sát hình vẽ, điền và tính nhanh kết quả: 5kg + 5 kg + 5 kg + 5 kg = 20 kg - Giáo viên khai thác: + Câu hỏi 1: Tổng “5kg + 5kg + 5kg + 5kg “ có mấy số hạng? (có 4 số hạng). + Câu hỏi 2: Em hãy nhận xét về các số hạng của tổng trên? (các số hạng đều bằng nhau, mỗi số hạng là 5). + Câu hỏi 3: Tên đơn vị được tính ở tổng trên là gì? (ki – lô gam).
- 14 Về bài tập giáo viên có thể thay đổi hình thức khác nhau nhưng về nội dung vẫn cho học sinh luyện tập hoặc nâng cao hơn kỹ thuật tính tổng của nhiều số hạng, chú ý hơn cách tính tổng của nhiều số hạng bằng nhau. Đây sẽ là tiền đề giúp học sinh hình thành khái niệm phép nhân cũng như sau khi học xong phép nhân các em sẽ vận dụng tính được độ dài đường gấp khúc, vận dụng giải các bài toán về tính độ dài đường gấp khúc (các số đo độ dài trong đường gấp khúc bằng nhau). 3.1.2. Hình thành khái niệm phép nhân: * Cách hình thành: “ Chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân” + Giới thiệu hình ảnh trực quan. + Chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân. + Tính kết quả của phép nhân bằng cách tính tổng. * Ví dụ: Giáo viên dùng một bài toán cụ thể giới thiệu phép tính mới dựa trên phép cộng như sau: Bài toán: “Mai bày mỗi đĩa 2 quả cam. Hỏi 3 đĩa như vậy có tất cả mấy quả cam? Song song với việc sử dụng trực quan trên Powerpointgiáo viên cũng sẽ cho học sinh thao tác lấy que tính theo bài toán để học sinh dễ hình dung. Giáo viênchiếu lần lượt các đĩa cam theo hình và giúp học sinh nhận biết: + Muốn biết 3 đĩa có tất cả bao nhiêu quả cam em thực hiện phép tính gì? (Thực hiện phép cộng: 2 + 2 + 2) + Em có nhận xét gì về tổng này? (Các số hạng đều bằng nhau). + Có mấy số hạng? (3 số hạng). * Như vậy 2 được lấy 3 lần. * Yêu cầu học sinh nhẩm kết quả tổng: 2 + 2 + 2 = 6. * Với phép cộng các số hạng bằng nhau như vậy ta có thể chuyển nhanh thành phép nhân như sau: * Viết: 2 + 2 + 2 =2 x 3 = 6. * Đọc:Hai nhân ba bằng sáu. Dấu “x” gọi là dấu nhân.
- 15 Giáo viên cho học sinh nhận xét để nhận biết rằng: “Phép cộng các số hạng bằng nhau có thể chuyển thành phép nhân. Hay phép nhân được hình thành trên phép cộng các số hạng bằng nhau”. Giáo viên giúp cho học sinh nắm rõ khi viết 2 x 3 có nghĩa là 2 được lấy 3 lần. * 2 là số hạng của tổng. * 3 là số các số hạng của tổng. (Tức là 2 giá trị của một số hạng, còn 3 chỉ là số lần được lấy). 3.1.3 .Củng cố khái niệm mới hình thành: Giáo viên sẽ giúp học sinh luyện tập chắc chắn khái niệm phép nhân mới hình thành qua các dạng bài tập: a. Chuyển phép cộng các số hạng bằng nhau thành phép nhân tương ứng. * Ví dụ: 3 + 3 + 3 + 3 = 3 x 4 = 12 (3 lấy 4 lần được 12) và 4 + 4 + 4 = 4 x 3 = 12 (4 lấy 3 lần được 12) Qua đây học sinh nắm vững hơn về ý nghĩa và cách viết của phép nhân. Ở dạng bài tập chuyển tổng các ví dụ với số hạng lớn hoặc có nhiều số hạng, điều này khiến học sinh mất nhiều thời gian tính toán mà không nắm được ý nghĩa của phép nhân. Trong quá trình luyện tập tôi sẽ giúp học sinh nắm chắc rằng: “Chỉ có các số hạng bằng nhau mới có thể chuyển phép cộng thành phép nhân”. b. Chuyển phép nhân thành phép cộng các số hạng bằng nhau. Sau khi học sinh đã hiểu ý nghĩa của phép nhân,giáo viên sẽ cho học sinh luyện tập dạng bài tập thay thế phép nhân bằng phép cộng. Hay nói cách khác học sinh có thể tìm kết quả của phép nhân qua việc chuyển và tính tổng các số hạng bằng nhau. * Ví dụ: Muốn tính 2 x 5 ta phải tính tổng: 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 vậy 2 x 5 = 10 Qua đó học sinh không những nắm vững cách hình thành phép nhân bằng cách chuyển tổng các số hạng bằng nhau (ý nghĩa của phép nhân) mà từ phép nhân học sinh còn suy ra tính được tổng. Điều này giúp học sinh nắm vững mối quan hệ giữa phép nhân và phép cộng (cộng các số hạng bằng nhau). Chuẩn bị xây dựng bảng nhân sau này. 3.1.4. Giúp học sinh nắm vững tên gọi thành phần, kết quả phép nhân: Sau khi đã hình thành được phép nhân, giáo viên giúp học sinh nắm chắc tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân:
- 16 3 x 5 = 15 Trong phép nhân: 3 x 5 = 15 (3 và 5 gọi là thừa số, 15 gọi là tích) giáo viên cho học sinh nắm rõ thừa số thứ nhất (3), thừa số thứ hai (5). Điều này sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm được quy luật khi xây dựng bảng nhân. Đồng thời, giáo viên cần hướng dẫn học sinh 3 x 5 cũng gọi là một tích. Ở phần này giáo viênsẽ cho học sinh tự tìm phép nhân, rồi tự xác định và nêu tên gọi thành phần, kết quả của phép nhân. Nâng cao hơn giáo viên cho học sinh xác định không theo thứ tự để học sinh nắm và xác định chắc chắn tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân mà không còn lẫn lộn nữa. * Ví dụ: 3 x 4 = 12 Trong phép nhân 3 x 4 = 12: + Nêu thừa số thứ hai? (thừa số thứ hai là 4) + Nêu tích? (Tích là 12) hoặc 3 x 4 cũng gọi là một tích. + Nêu thừa số thứ nhất? (thừa số thứ nhất là 3) Học sinh sẽ được luyện tập, củng cố qua các dạng bài tập: * Dạng1: Viết tổng sau dưới dạng tích: 6 + 6 + 6 + 6 = ? Học sinh chuyển tổng thành tích rồi tính tích bằng cách tính tổng tương ứng. (6 được lấy 4 lần nên viết 6 x 4 sau dấu “=”) Tính tích 6 x 4 ta lấy 6 + 6 + 6 + 6 = 24 Vậy 6 x 4 = 24 Ta viết: 6 + 6 + 6 + 6 = 6 x 4 6 x 4 = 24 * Dạng 2: Viết tích dưới dạng tổng các số hạng bằng nhau Ví dụ:5 x 2 = ? Hướng dẫn học sinh chuyển tích thành tổng các số hạng bằng nhau rồi tính tích đó. Việc tính tổng lúc này phải trở thành kỹ năng. Học sinh phải hiểu rõ 5 x 2 tức là 5 được lấy 2 lần nên chuyển thành phép cộng sẽ là 5 + 5. Viết: 5 x 2 = 5 + 5 = 10 Học sinh sẽ được đọc lại phép nhân và nêu tên gọi thành phần của phép nhân. * Dạng 3: Cho các thừa số, viết phép nhân.
- 17 Ví dụ: Cho các thừa số là 3 và 4. Viết phép nhân. Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định rõ các thừa số là 3 và 4, tích là 12. Sau đó viết thành phép nhân: 3 x 4 = 12 Khi tính tích giáo viên sẽ cho học sinh nhẩm các tổng tương ứng. * Dạng 4: Viết một số thành tổng các số hạng bằng nhau rồi chuyển thành phép nhân tương ứng. Ví dụ: Em hãy viết 8 thành tổng của các số hạng bằng nhau rồi chuyển thành tích tương ứng. Giáo viên cần phân tích cho học sinh 2 bước làm + Bước 1: Viết số thành tổng các số hạng bằng nhau (Tách số đã cho thành phép cộng các số hạng bằng nhau) + Bước 2: Chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành tích tương ứng Sau khi phân tích, giáo viên cho học sinh làm bài. 8 = 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 = 1 x 8 8 = 2 + 2 + 2 + 2 = 2 x 4 8 = 4 + 4 = 4 x 2 Giáo viên mở rộng cho học sinh Tất cả các số đều viết được dưới dạng tổng các số hạng là 1. Các số chẵn được phân tích thành tổng các số hạng là số chẵn. Các số lẻ được phân tích thành tổng các số hạng là số lẻ. Qua từng dạng bài tập, trong quá trình nhận xét, chữa bài giáo viên sẽ cho học sinh đọc lại phép nhân và nêu tên gọi từng thành phần của phép nhân. Học sinh nắm vững tên gọi thành phần, kết quả của phép nhân thì khi bước sang lập bảng nhân cũng như tìm một thừa số của phép nhân học sinh sẽ không bị lúng túng mà dễ dàng xác lập được phép tính và tính kết quả. 3.2.Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh lập bảng nhân. 3.2.1.Cách lập bảng: Bảng nhân được lập dựa vào khái niệm phép nhân là phép cộng các số hạng bằng nhau. Quy trình lập bảng: + Giới thiệu đồ dùng trực quan. + Hình thành phép nhân (trên cơ sở cộng các số hạng bằng nhau). + Tính tích (bằng cách tính tổng tương ứng). + Thành lập bảng nhân.
- 18 * Ví dụ: Hướng dẫn học sinh thành lập bảng nhân 2. 1. Trước hết giáo viên đưa ra một ví dụ nhằm nhắc lại: “Phép nhân được hình thành dựa trên phép cộng các số hạng bằng nhau”. Ví dụ từ thực tế ở lớp: Một bàn có 2 bạn ngồi, hai bàn có 4 bạn ngồi, 3 bàn có 6 bạn ngồi, vậy 5 bàn có mấy bạn ngồi ? (10 bạn vì 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10) Yêu cầu học sinh chuyển thành phép nhân: 2 x 5 = 10. Như vậy ta đã tìm được kết quả của phép nhân nhờ phép cộng các số hạng bằng nhau. Nhưng mỗi lần cứ phải cộng như thế thật không tiện. Do đó ta xây dựng bảng nhân. Khi lập xong bảng nhân các em sẽ vận dụng bảng nhân nói nhanh kết quả một phép tính nhân (nhân trong bảng) mà không cần tính kết quả qua việc tính tổng các số hạng bằng nhau. 2. Sau đó giáo viên bắt đầu hướng dẫn học sinh xây dựng bảng từ 2 x 1 đến 2 x 10. Trên cơ sở học sinh đã nắm ở mục (1) trên, giáo viên hướng dẫn học sinh nắm mỗi phép tính nhân trong bảng đều được xây dựng trên cơ sở phép cộng các số hạng bằng nhau tương ứng. Như vậy học sinh sẽ nắm chắc được nguyên tắc lập bảng. * Ví dụ: Giáo viên đưa 1 tấm bìa có 2 chấm tròn và nói 2 chấm tròn được lấy 1 lần, ta viết 2 x 1 = 2 Tiếp theo, giáo viên lấy 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có hai chấm tròn và nói 2 chấm tròn được lấy 2 lần, ta viết 2 x 2, sau đó giáo viên yêu cầu học sinh chuyển sang phép cộng các số hạng bằng nhau và tính tổng sẽ được 2 + 2 = 4. Vậy 2 x 2 = 4 Những trường hợp sau giáo viên cho học sinh tự hình thành, sau đó báo kết quả để hoàn thành bảng nhân. Riêng trường hợp 2 x 1 thì được coi 2 được lấy 1 lần. 3.2.2.Hướng dẫn học sinh nắm đặc điểm quy luật của bảng nhân. Với bảng nhân 2,giáo viên giúp học sinh xác định. Các thừa số thứ nhất: Là số không đổi đều bằng 2 (Vì nó là bảng nhân 2, nếu là các bảng nhân khác thì thừa số thứ nhất này sẽ thay đổi.) Các thừa số thứ hai: Là dãy số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 10 * Giáo viên cho học sinh so sánh và nhận xét các tích trong bảng nhân 2. Các tích: Là dãy số tự nhiên đếm thêm 2. * Giáo viên kết luận: Như vậy trong bảng nhân 2: Với thừa số thứ nhất là không đổi, khi thừa số thứ 2 tăng thêm 2 đơn vị thì tích tăng thêm 2 đơn vị. Đây sẽ là cơ sở để giúp học sinh khôi phục lại kết quả củabất kỳ phép nhân nào trong bảng nếu học sinh quên.
- 19 * Ví dụ: Nếu học sinh quên kết quả của phép tính nhân: 2 x 4 = ?có hai cách giúp học sinh khôi phục kết quả. + Cách 1: Yêu cầu học sinh tính tích dưới dạng tổng (Cách ban đầu xây dựng) 2 x 4 = 2 + 2 + 2+ 2 = 8. Như vậy 2 x 4 = 8 + Cách 2: Lấy tích liền trước (2 x 3 = 6) cộng thêm 2 ta được 6 + 2 = 8 8 chính là kết quả của: 2 x 4 Hoặc lấy tích liền sau ( 2 x 5 = 10) trừ cho 2 ta được 10 2 = 8. 8 chính là kết quả phép tính nhân : 2 x 4 Tương tự như thế ở các bảng nhân 5 (chương trình lớp 2) và các bảng nhân khác trong chương trình lớp 3, học sinh cũng cần nắm chắc nguyên tắc lập bảng cũng như quy luật của bảng nhân đó. 3.3.Biện pháp 3: Chủ động vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức ghi nhớ bảng nhân trong dạy học trực tuyến. 3.3.1.Tổ chức cho học sinh ghi nhớ bảng nhân: Có nhiều hình thức giúp học sinh ghi nhớ bảng nhân: Tổ chức cho học sinh đọc nhiều lần, đọc to, đọc thầm, đọc theo thứ tự, không theo thứ tự. Ngoài ra giúp học sinh không những thuộc mà nắm chắc bảng nhân giáo viên sẽ áp dụng cho học sinh đếm thêm.. Theo chương trình Giáo dục phổ thông hiện hành, học sinh lớp 2 chỉ học bảng nhân 2 và bảng nhân 5, điều đó giúp học sinh nắm vững bản chất phép nhân và ghi nhớ dễ dàng hơn, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi. Việc đếm thêm 2
- 20 (hoặc5) từ 2; 5đến 20; 50 giúp học sinh học thuộc bảng nhân và giúp học sinh tìm lại kết quả trong các bảng nhân (nếu học sinh quên). Giáo viên giúp học sinh nắm: Thừa số thứ nhất luôn là: 2 hoặc5. Thừa số thứ hai lần lượt là:1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10. Tích chính là các số khi đếm thêm từ 2 đến 20 (bảng nhân 2)hoặc 5 đến 50(bảng nhân 5) Yêu cầu học sinh đếm thêmthành thạo nó gần tương đương với việc học thuộc bảng nhân. Năm học 2021 – 2022, do đặc thù của việc dạy học trực tuyến không thể kiểm soát việc các con mở sách bên cạnh để đọc theo, tôi đã tổ chức các trò chơi nhỏ trong giờ học để học sinh ghi nhớ như “Nhắm mắt – Nghĩ suy”, “Truyền điện”… để học sinh rèn luyện khả năng ghi nhớ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 218 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 169 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 188 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 175 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 24 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 102 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 147 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 95 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn