intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp Ba

Chia sẻ: Bananalachuoi | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:31

45
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm là để trao đổi với các đồng chí đồng nghiệp, nhằm mục đích góp phần nâng cao chất lượng học tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp Ba nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp Ba

  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN “ Một số  biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp   Ba ” 1. Lời giới thiệu Chúng ta biết rằng, tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời  sống con người. Với con người, tiếng Việt là công cụ để giao tiếp và tư duy.   Đối với học sinh tiểu học thì tiếng Việt càng có vai trò quan trọng hơn, vì đó   là tiếng phổ thông dùng trong giao tiếp chính thức hàng ngày của các em. Bên  cạnh đó, tiếng Việt còn có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ  cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ  này được thể  hiện  ở  bốn dạng   hoạt động tương ứng với bốn kỹ năng “nghe, nói, đọc, viết”. Dạng hoạt động  ngôn ngữ  này là quá trình chuyển từ  hình thức chữ  viết sang lời nói có âm  thanh và hình thức chữ  viết thành các đơn vị  không có âm thanh. Đây là một  việc làm quan trọng để tạo cho các em có khả năng sử dụng tiếng Việt thành   thạo trong học tập và giao tiếp. Từ đó, giúp các em nói ­ viết đúng, chính xác,  phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp, đồng thời góp phần mở mang tri thức,  rèn luyện tình yêu tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.  Để  trau dồi cảm thụ văn học cho học sinh lớp Ba thông qua việc học   tốt phân môn Tập đọc là tốt nhất. Vì học tốt phân môn Tập đọc giúp cho học  sinh có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ, tạo nên một   hình thức giao tiếp có biểu cảm sinh động. Học tốt phân môn Tập đọc còn  giúp các em cảm nhận được nhiều nét đẹp của thơ  văn, phong phú thêm về  tâm hồn và làm cho lời nói rõ ràng, cụ  thể, diễn đạt được mọi sắc thái biểu   cảm, bộc lộ tâm tư tình cảm một cách tế nhị. Như vậy, học tốt phân môn Tập  đọc sẽ làm cho các nhân vật, sự vật trong bài học trở nên sinh động, hấp dẫn,  gần gũi với con người hơn. Học sinh đọc tốt phân môn Tập đọc sẽ  giúp các  em hiểu biết rộng hơn, sâu hơn, suy nghĩ một cách lôgic hơn, các em dễ dàng  tiếp thu được cái hay, cái đẹp của Tiếng Việt, hướng tới các em lòng yêu cái  thiện, góp phần hình thành nhân cách học sinh. Thực tế trong giảng dạy những năm qua, bản thân nhận thấy khả năng  thể  hiện giọng đọc của học sinh còn  ở  mức đơn giản, một số  em đọc còn   chậm, nên trong giao tiếp còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế, trong khi dạy   1
  2. phân môn Tập đọc cho học sinh lớp Ba, bản thân đã tìm tòi nghiên cứu kĩ sách  giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, dự giờ đồng nghiệp, tìm hình thức   tổ chức giảng dạy phù hợp để tạo hứng thú cho các em học tốt phân môn Tập  đọc, yêu thích học môn Tập đọc ­ môn học đem đến biết bao vẻ  đẹp, niềm  vui. Đồng thời học tốt phân môn Tập đọc còn góp phần giúp các em tích cực   trong việc học tập các môn học khác và làm nền tảng để học tốt môn Tiếng  Việt ở các lớp trên. Chính vì vậy, năm nay tôi chọn đề tài  Một số biện pháp   hướng dẫn học sinh học tốt phân môn tập đọc lớp Ba để trao đổi với các  đồng chí đồng nghiệp, nhằm mục đích góp phần nâng cao chất lượng học tốt  phân môn Tập đọc cho học sinh lớp Ba nói riêng và môn Tiếng Việt nói  chung.  2. Tên sáng kiến:  “Một số  biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp   Ba”. 3. Tác giả sáng kiến: ­ Họ và tên: Đỗ Thị Thanh Hà ­ Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Chấn Hưng ­ Số điện thoại: 0374138870   E_mail: dothanhha2626@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: ­ Họ và tên: Đỗ Thị Thanh Hà ­ Chức vụ: Giáo viên ­ Địa chỉ: Trường Tiểu học Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh   Phúc 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:  “Một số  biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp   Ba”. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử Từ tháng 8 năm 2019 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 2
  3. 7.1 Thực trạng vấn đề nghiên cứu 7.1.1. Vai trò của phân môn Tập đọc. ­ Tập đọc là phân môn đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh  kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở cấp tiểu học,  cấp học đầu tiên trong trường phổ thông.  ­ Đọc giúp học sinh chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp  và học tập, đây là một công cụ giúp học sinh học tốt các môn học; 7.1.2. Nội dung chương trình phân môn Tập đọc lớp Ba:   Chương trinh Tâp đoc l ̀ ̣ ̣ ơp 3 đ ́ ược găn v ́ ới 15 chu điêm: Măng non; Mai âm; ̉ ̉ ́ ́   Tơi tŕ ương; Công đông; Quê h ̀ ̣ ̀ ương; Băc trung nam; Anh em môt nha; Thanh ́ ̣ ̀ ̀   ̣ ̀ ̉ ̣ ̉ ́ ́ ̣ ̣ ̣ ̃ ̣ ̉ thi va nông thôn; bao vê Tô quôc; Sang tao; Nghê thuât; Lê hôi; Thê thao; Ngôi   nha chung; Bâu tr ̀ ̀ ơi va măt đât. Hoc trong 35 tuân, hai tuân hoc môt chu điêm ̀ ̀ ̣ ́ ̣ ̀ ̀ ̣ ̣ ̉ ̉   ̀ ̣ ̣ ̉ ̉ ̣ (4 bai tâp đoc), riêng chu điêm “Ngôi nha chung ” hoc trong 3 tuân (6 bai tâp ̀ ̀ ̀ ̣   ̣ đoc). ̉ ̀ ̣ * Chuân cân đat: ̣ ̀ ̣ ̉ ̉ ơi hợp li va b + Đoc ranh mach, trôi chay, biêt ngăt nghi h ́ ́ ́ ̀ ươc đâu đoc phân biêt ́ ̀ ̣ ̣  lơi ng ̀ ươi dân chuyên v ̀ ̃ ̣ ơi ĺ ơi nhân vât, ̀ ̣  diễn cảm văn bản, thuộc lòng được  một số bài văn, bài thơ trong chương trình học. ̉ ̣ ̀ ̣ + Hiêu nôi dung bai đoc. * Các kĩ năng sống cần giáo dục học sinh qua các bài Tập đọc lớp 3: + Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ  năng thể  hiện sự  cảm thông, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thể  hiện sự  tự  tin, kĩ   năng kiển soát cảm xúc, kĩ năng ứng phó với căng thẳng, kĩ năng tìm kiếm sự  hỗ trợ, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng hợp tác,  kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tư  duy sáng tạo, kĩ năng giải quyết vấn đề,  kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng tìm kiếm và   xử lí thông tin… 7.2. Thực trạng của việc dạy và học phân môn Tập đọc trong trường  tiểu học hiện nay 7.2.1. Khái quát về nhà trường. 3
  4. Năm học 2019 – 2020 nhà trường có 995  học sinh gồm 28 lớp. Trong đó  khối lớp 3 có 5 lớp. Cơ sở vật chất nhà trường đã được đầu tư đầy đủ và  khá  khang trang với đầy đủ  các phòng học.  Đặc biệt là khung cảnh sư  phạm  ở  đây thật tốt, đảm bảo là ngôi trường “ Xanh, sạch, đẹp” với những bồn hoa   cây cảnh quanh năm  xanh mát, … Đội ngũ giáo viên đủ  về  số  lượng đạt chuẩn và trên chuẩn về  chuyên   môn nghiệp vụ  lại nhiệt tình có lòng yêu nghề, mến trẻ, tận tụy trong công  việc. Đặc biệt Ban giám hiệu luôn có sự chỉ đạo sát sao, kịp thời và đúng đắn  trong mọi hoạt động của nhà trường. Học sinh chủ  yếu là con em nông thôn trong xã có đạo đức tốt cần cù   trong học tập, đa số phụ huynh luôn quan tâm đến việc học tập của học sinh. Hơn   năm qua nhà trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ  và đạt  nhiều thành tích cao góp phần vào thành tích chung của huyện nhà. 7.2.2. Thực trạng dạy và học phân môn Tập đọc trong trường hiện nay. A. Thuận lợi * Nhà trường: Công tác chỉ đạo chuyên môn của BGH luôn sát sao, nhà trường luôn coi   trọng việc dạy đúng và đủ các môn học là cần thiết trong việc phát triển toàn  diện nhân cách học sinh. Bởi vậy, đã kịp thời như tổ chức các chuyên đề cấp   tổ, cấp trường về các môn học nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng để  giáo viên trao đổi học tập kinh nghiệm cũng như  phương pháp của  đồng  nghiệp. Trong mọi hoạt động của nhà trường Ban giám hiệu luôn coi việc đổi  mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ trọng tâm. Coi trọng việc dạy cho học  sinh có phương pháp học tập đúng, rèn kĩ năng thực hành  ứng dụng trong   cuộc sống. Trong hoạt động dạy học, nhà trường luôn lấy học sinh làm trung tâm, áp  dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.   Trong đó phân môn Tập đọc là một trong những phân môn được giáo viên và  học sinh trong trường đầu tư thời gian và trí tuệ nhiều nhất. Nhà trường tổ  chức tốt cho các lớp họp cha mẹ  học sinh ngay từ đầu   năm học để thống nhất một số nội dung trong quá trình học tập và chấn chỉnh   4
  5. nề nếp học tập của các em, vì thế  rất thuận lợi cho giáo viên trong quá trình  giảng dạy nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tốt phân môn Tập đọc  của học sinh.   * Giáo viên Đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, vững vàng về  chuyên môn lại  được trang bị đầy đủ tài liệu, đồ dùng dạy học giúp giáo viên có thể tìm kiếm   nhiều thông tin bổ ích hỗ trợ cho các bài giảng của mình sinh động hơn, hấp   dẫn hơn. Giáo viên trong trường luôn nhận thức được vai trò của việc trong việc   giáo dục toàn diện học sinh đặc biệt là giúp các em có kiến thức Tiếng việt   vững vàng để  làm nền tảng cho bậc học sau. Bởi vậy giờ  dạy môn Tiếng   Việt đặc biệt là phân môn Tập đọc luôn là mối quan tâm của giáo viên trong  trường. * Học sinh: Các  em  học sinh trong trường chủ  yếu là con em nông thôn  đều rất  ngoan, chăm chỉ, thực hiện tốt theo Năm điều Bác Hồ  dạy, có ý thức học tập   chăm chỉ, sách vở, đồ  dùng học tập tương đối đầy đủ. Bên cạnh đó, các em  cũng rất hiếu động, thích được tìm tòi, khám phá; có khả năng trực quan nhạy   bén.Một số em mạnh dạn, tự tin thể hiện giọng đọc sáng tạo, hồn nhiên của  mình trong các giờ Tập đọc khá tốt.  Xét về  mặt tâm lí học sinh Tiểu học luôn muốn được khẳng định mình  trước bạn bè, thầy cô, thích được khen do vậy đa phần các em chăm học, ham   tìm tòi khám phá kiến thức. B. Khó khăn *  Nhà trường Do điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn, kinh  phí hạn hẹp nên việc mua sắm đồ  dùng phục vụ dạy học còn hạn chế. Đặc  biệt trang thiết bị phục vụ phân môn Tập đọc còn ít. *  Giáo viên: 5
  6. Thực tế vẫn còn một số giáo viên chưa chú ý đến việc hướng dẫn học  sinh học tốt môn Tập đọc, nên phần nào đã  ảnh hưởng đến việc nâng cao   chất lượng học tốt phân môn tập đọc cho học sinh.  Mặc dù nhận thức đúng vị trí vai trò của phân môn Tập đọc, giáo viên đã  có nhiều cố  gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhưng đôi khi   cũng ngại không dám thoát li các gợi ý của sách hướng dẫn vì sợ sai. Các hình  thức dạy học còn đơn điệu, khô cứng. Chính vì vậy học sinh không hứng thú  trong các giờ  học phân môn Tập đọc và đặc biệt không trau dồi được cho  mình những kĩ năng đọc . Từ  đó dễ  tạo cho các em có thói quen  ỷ  lại, thụ  động, dễ quên và trì trệ trong tư duy. Bảng thống kê một số phương pháp dạy học mà giáo viên thường sử   dụng khi dạy học sinh học phân môn tập đọc Phương  Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ pháp Số lượng Tỉ lệ  Số lượng Tỉ lệ  Số  Tỉ lệ  ( %) ( %) lượng ( %) Trực quan 4/5 GV 100 1/5 GV 20 0 0 Thực hành  4/5 GV 80 1/5 GV 20 0 0 giao tiếp Trò chơi 1/5 GV 20 2/5 GV 40 2/5 GV 40 Cùng  3/5 GV 40 2/5 GV 60 0 0 tham gia Cụ thể  1/5 GV 20 2/5 GV 40 2/5 GV 40 hóa sản  phẩm của  HS *  Học sinh ­ Khi tham gia vào các hoạt động học tập của phân môn Tập đọc một   số em còn rụt rè chưa dám bộc lộ hết khả năng của mình.   ­ Một số  em do chất giọng vùng miền nên trong giao tiếp hàng ngày  vẫn còn gặp nhiều khó khăn về cách dùng từ, cách diễn đạt lời nói.   6
  7.   ­ Do  ảnh hưởng của thời kì hội nhập, của phim truyện nước ngoài,  của mạng Internet, của trò chơi điện tử,… đã tác động không nhỏ đến những  học sinh thiếu động cơ, thái độ  học tập dẫn đến việc các em sao nhãng học   hành, ít đọc sách, ít học bài. ­ Hoàn cảnh gia đình của một số  em còn gặp nhiều khó khăn về  kinh   tế, cha mẹ  thường xuyên đi làm xa nhà nên thiếu sự  quan tâm đến việc học   tập của con em mình. Chính vì thế một số cha mẹ học sinh ít gặp gỡ, liên lạc   với giáo viên giảng dạy nên rất khó khăn cho giáo viên trong việc phối kết   hợp giữa các môi trường giáo dục như: Gia đình ­ Nhà trường ­ Xã hội. Kết luận chung: Nhìn chung, dạy và học phân môn Tập đọc của trường   tôi có nhiều thuận lợi và thành công song vẫn chưa phát huy được hết ý nghĩa   thực chất của nó đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chưa   được đồng bộ, thống nhất, chưa có chiều sâu. 7.3. Một số phương pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp  Ba. Trong sự nghiệp giáo dục hiện nay, theo tinh thần đổi mới phương pháp   dạy học là nhằm thay đổi cách thức, phương pháp học tập của học sinh :  chuyển từ  học tập thụ  động sang học tập tích cực, chủ  động, sáng tạo, chú  trọng bồi dưỡng phương pháp tự  học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức   vào thực tiễn. Để đổi mới phương pháp học tập của học sinh tất nhiên phải  đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên. Cốt lõi là làm sao để người giáo  viên luôn giữ  vai trò tổ  chức chỉ đạo, học sinh tích cực chủ  động lĩnh hội tri   thức, tạo cho học sinh sự tham gia hứng thú và trách nhiệm. Người giáo viên  đảm nhận vai  trò xây dựng kế  hoạch, hướng dẫn hoạt  động và hợp tác.  Người học được người dạy theo sát, giúp đỡ trong quá trình học nên tích cực,  tự giác và thể hiện sự năng động trong hoạt động học tập, kết quả cuối cùng  là học sinh đã tiếp thu được những nguồn tri thức mới bằng sự khám phá của   bản thân với sự định hướng , giúp đỡ  của giáo viên. Tự mình khám phá ra tri   thức học sinh sẽ  cảm nhận được sự  hứng thú say mê và yêu mến môn học   hơn ngàn lần những gì học sinh tiếpnhận một cách thụ  động từ  giáo viên.  Xuất phát từ  nghiên cứu  lí luận dạy và học lịch sử và căn cứ vào thực trạng   của trường, tôi đã tiến hành một số phương pháp dạy học sau: * Phương pháp đàm thoại:    7
  8. Phương pháp này phù hợp với tâm lý trẻ   ở  lứa tuổi tiểu học, các em  thích được hoạt động và hoạt động bằng lời nói, giáo viên đưa ra một hệ  thống câu hỏi tìm hiểu bài, học sinh tự  trả  lời và nêu ra được nội dung bài,  muốn đọc diễn cảm được văn bản thì trước hết phải cảm thụ được bài văn,   phải tái hiện được các nhân vật có hình tượng đẹp, hoặc nhân vật là những  vai phản diện chính trong bài. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn các em bằng  câu hỏi dễ hiểu, dễ nhớ, dễ trả lời. * Phương pháp trực quan: Phương pháp này phù hợp với tư duy và tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu  học nên giáo viên có thể  dùng nhiều hình thức trực quan như: bằng lời nói,   dáng điệu, nét mặt, các động tác làm mẫu, vật thật, tranh ảnh, ...  Trong các hình thức trực quan đó thì trực quan bằng giọng điệu của  giáo viên là hình thức trực quan sinh động nhất và có hiệu quả cao nhất. Tùy  vào mỗi bài thơ, bài văn viết  ở  thể  loại khác nhau, nên có giọng đọc khác   nhau, có bài giọng nghiêm trang, trầm lắng, có bài giọng đọc tình cảm, âu  yếm, có bài đọc với giọng phấn khởi, náo nức,... Chính vì thế  giáo viên cần   thể  hiện giọng đọc đúng theo từng thể  loại, tránh thể  hiện giọng đọc đều  đều làm cho học sinh không phân biệt được giọng đọc của từng nhân vật.  Ngoài ra trực quan bằng dáng điệu, nét mặt của giáo viên cũng giúp  học sinh dễ hiểu và dễ nhớ bài. * Phương pháp luyện đọc thực hành: Phương pháp này được áp dụng nhiều trong giờ  tập đọc. Dưới sự  hướng dẫn của giáo viên, học sinh được rèn luyện kỹ  năng đọc như: đọc cá  nhân, đọc nhóm, đọc đồng thanh, đọc theo cách phân vai, ... để  phát hiện từ  quan trọng, hình  ảnh tiêu biểu và hiểu nội dung, nắm được ý chính của bài,   thuộc bài ngay tại lớp. * Phương pháp trò chơi: Đây là một phương pháp mới giúp cho học sinh có hứng thú khi đọc  bài. Cuối mỗi tiết tập đọc giáo viên tổ chức cho học sinh đọc dưới hình thức   chơi trò chơi bằng cách: thi đọc phân vai theo từng nhân vật; thi đọc diễn cảm   một câu văn, đoạn văn hoặc một khổ  thơ  phù hợp với từng đối tượng học  sinh để làm cho giờ học mang lại hiệu quả cao nhất. 8
  9. Như vậy để học sinh học tốt phân môn tập đọc thì người giáo viên phải  kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp mới, làm cho giờ học sinh động,  hấp dẫn người học. Bên cạnh đó, trong giờ  học giáo viên phải luôn biết lấy   học sinh làm trung tâm còn mình chỉ là người hướng dẫn, tổ chức tiết học sao  cho phù hợp với đối tượng học sinh, làm sao giúp học sinh tự tìm ra cách đọc  tốt nhất, phù hợp nhất với nội dung của từng bài. 7.4. Các bước tiến hành hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập  đọc lớp Ba   ước 1.  Luy    B   ện đọc đúng:  Để  học sinh đọc đúng văn bản, trước hết bản thân khi đọc mẫu phải  đọc đúng, chuẩn từng câu, thể  hiện được ngữ  điệu đọc, tốc độ  đọc, cách   biểu cảm trên gương mặt nhằm thu hút học sinh chú ý vào nội dung bài. Như vậy, đọc đúng từng câu nối tiếp là khi đọc các em không đọc thừa   tiếng, không đọc sót tiếng mà phải đọc đúng phương pháp, thể hiện đúng hệ  thống ngôn ngữ  chuẩn. Nói cách khác, đọc đúng là không đọc theo cách phát   âm địa phương mà phải đọc đúng về âm, vần, thanh và đọc chính xác các âm  vị  tiếng Việt. Khi các em đọc nối tiếp từng câu, tôi theo dõi để  sửa lỗi phát  âm cho các em, kết hợp luyện đọc đúng một số  từ  ngữ  mà các em phát âm  chưa chính xác. Với hình thức này sẽ có nhiều em được tham gia vào quá trình  đọc, qua đó bộc lộ  năng lực đọc của từng em. Từ  đó, giúp tôi có biện pháp  giúp đỡ, động viên kịp thời và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp, tránh  áp đặt nhàm chán. Ví dụ dạy bài Người mẹ (Tiếng Việt 3 tập 1, trang 29), khi học sinh đọc  câu nối tiếp có một số từ như  khẩn khoản (đoạn 1),  lã chã (đoạn 3), ngạc  nhiên (đoạn 4) các em còn đọc là , khẫn khoãn, lả  chả, ngạt nhiên, ... Đây  là cách phát âm sai do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương, lúc này bản thân   đã đọc mẫu chuẩn cho học sinh đọc theo. Nếu học sinh vẫn đọc chưa đúng  các từ đó thì tôi giúp em hiểu nghĩa từng từ  (khẩn khoản có nghĩa là cố  nói  để  người khác đồng ý với yêu cầu của mình; lã chã là (mồ  hôi, nước mắt)  chảy nhiều và kéo dài, ...) để giúp các em đọc đúng. Nếu sau khi giải nghĩa từ  mà học sinh vẫn đọc chưa đúng thì tôi lại hướng dẫn học sinh đánh vần từng   từ (khờ ân khân hỏi khẩn, khờ oan khoan hỏi khoản, ...) để học sinh phân biệt   và khắc sâu cách đọc, dẫn đến dễ dàng đọc đúng.  9
  10. Vậy, được đọc và nghe bạn đọc từng câu bằng trực giác còn giúp các   em nhận thức được đơn vị nhỏ nhất của lời nói là câu và câu diễn đạt trọn ý. Ngoài các tiết học, trong giờ  giải lao bản thân còn thường xuyên trò  chuyện với những em hay phát âm sai do ngôn ngữ  địa phương để  vừa giúp   em luyện phát âm đúng những từ em hay phát âm sai và dần dần giúp em phát  âm thành thạo tiếng Việt phổ thông.   Bước 2.  Luy   ện đọc  đo   ạn trước lớp, đọc đoạn trong nhóm    Khi học sinh đọc đoạn nối tiếp trong bài, tôi theo dõi để  gợi ý hướng  dẫn cách ngắt nghỉ, cách đọc đúng ngữ  điệu, đúng nhịp thơ, cách phân biệt  giọng đọc của người dẫn chuyện với lời nhân vật (nếu có), qua đó giúp học  sinh hiểu nghĩa một số  từ  ngữ  trong bài học và từ  ngữ  chưa quen thuộc với  học sinh địa phương (nếu có).  Ví dụ  dạy bài Người liên lạc nhỏ (Tiếng Việt 3 tập 1, trang 112), khi  học sinh đọc đoạn nối tiếp bản thân đã hướng dẫn học sinh dựa vào nghĩa và   quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để thể hiện giọng đọc và cách ngắt, nghỉ  hơi cho đúng.  Nào,/ bác cháu ta lên đường! //  (giọng đọc thân mật, vui vẻ của ông ké) Bé con/ đi đâu sớm thế? //  (giọng đọc dữ tợn, hống hách của bọn lính) Mắt giặc tráo trưng/ mà hóa thong manh. // (giọng đọc giễu cợt bọn   lính) Ngoài cách hướng dẫn trên, bản thân còn thường xuyên nhắc nhở  học  sinh khi đọc không được tách một từ ra làm hai. Ví dụ dạy bài Hai bàn tay em (Tiếng Việt 3 tập 1, trang 7), khi học sinh   đọc tôi hướng dẫn học sinh đọc không ngắt hơi và tách danh từ  đi sau   Hai  bàn/tay em mà phải đọc hết câu thơ mới được ngắt hơi Hai bàn tay em /  Bước 3.  Luy   ện đọc    rõ ràng, lưu loát, trôi chảy văn bản   Để học sinh học tốt phân môn Tập đọc, đòi hỏi các em trước hết phải   đọc đúng, đọc rõ ràng, lưu loát, trôi chảy văn bản. Vì khi đọc đúng, rõ ràng,  lưu loát, trôi chảy văn bản thì các em đã phát âm được chính xác các từ  ngữ  trong văn bản, biết ngắt hơi, nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa các cụm từ, từ  đó giúp người nghe hiểu đúng nghĩa các từ ngữ trong văn bản.  10
  11. Ví dụ  dạy bài  Người mẹ  (Tiếng Việt 3 tập 1, trang 29), khi đọc thi   đoạn 4 theo nhóm bản thân hướng dẫn học sinh đọc với 3 giọng đọc khác  nhau để thu hút người nghe chú ý vào bài học. Thấy bà, /Thần Chết ngạc nhiên, /hỏi:// (giọng đọc chậm, rõ ràng từng  chữ) ­ Làm sao/ngươi có thể tìm đến tận nơi đây ?// (giọng Thần Chết ngạc  nhiên) Bà mẹ trả lời://  (giọng đọc chậm, rõ ràng từng chữ) ­ Vì tôi là mẹ. // (giọng điềm đạm, khiêm tốn) Hãy trả  con cho tôi! //   (giọng dứt khoát) Như  vậy, ngoài hình thức luyện đọc trên, bản thân còn dựa vào cách   đọc riêng của từng bài để linh hoạt tổ chức các hoạt động đọc theo nhóm cho   học sinh một cách phong phú, đa dạng như: đọc theo nhóm đôi, nhóm ba,  nhóm bốn; ...thi đọc theo nhóm, đọc đồng thanh một đoạn văn, một khổ  thơ  hoặc đọc cả  bài. Khi đọc cần nhắc học sinh không đọc quá to mà đọc với   giọng vừa phải để không làm ảnh hưởng nhiều đến nhóm khác. Bên cạnh đó,  các em cũng cần chú ý lắng nghe, theo dõi vào sách giáo khoa để nhận xét bạn   đọc.  Quan trọng hơn là khi các em đã đọc đúng, đọc rõ ràng, lưu loát, trôi   chảy văn bản thì  ở phần luyện đọc lại bản thân sẽ  gọi những em đọc đúng,  đọc rõ ràng, đọc lưu loát, trôi chảy văn bản đọc trước, sau đó yêu cầu các em   giúp đỡ các bạn đọc chậm, đọc chưa rõ ràng tiến đến đọc đúng, đọc rõ ràng,   đọc trôi chảy văn bản.    ước 4 .   Luyện đọc    thầm, đọc hiểu          B Đọc thầm, đọc hiểu là kỹ năng đọc được chuyển từ ngoài vào trong, từ  đọc to đến đọc nhỏ, đọc mấp máy môi đến đọc bằng mắt không mấp máy   môi. Khi tổ chức đọc thầm, đọc hiểu muốn các em đọc thầm, đọc hiểu tốt thì   giáo viên phải là người đọc mẫu chuẩn, hay, diễn cảm để  lôi cuốn học sinh   tích cực tham gia vào các hoạt động học tập. Vì vậy, đối với bất kì bài học  nào, bản thân cũng đọc trước nhiều lần để nắm vững nội dung bài để  giảng  bài hay, lôi cuốn học sinh. Chính vì thế, khi học sinh đọc thầm, đọc hiểu tôi  đã kiểm soát quá trình đọc của học sinh bằng cách xác định từng đoạn cho   học sinh đọc. Khi học sinh đọc, tôi theo dõi và yêu cầu vài học sinh chỉ  vào  11
  12. sách giáo khoa xem em đọc tới chữ  nào để  phát hiện những em không đọc  thầm mà ngồi chơi.  Ví dụ  dạy bài  Người con của Tây Nguyên  (Tiếng Việt 3 tập 1, trang  103), tôi yêu cầu học sinh nhìn vào sách giáo khoa đọc thầm đoạn 3 của bài và  dùng bút chì gạch dưới những từ  chỉ  sự  vật mà Đại hội tặng cho dân làng  Kông Hoa: “Một cái ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm rẫy, một bộ  quần áo bằng  lụa của Bok Hồ, một cây cờ có thêu chữ, một huân chương cho cả làng, một   huân chương cho Núp”. Khi tôi kiểm tra nếu học sinh đã gạch đúng những từ  chỉ sự vật mà Đại hội tặng cho dân làng Kông Hoa thì có nghĩa là học sinh đã  đọc thầm tốt đoạn văn và nắm được nội dung đoạn đọc; còn nếu học sinh  chưa gạch đúng những từ chỉ sự vật mà Đại hội tặng cho dân làng Kông Hoa  thì có nghĩa là học sinh đọc thầm chưa tốt đoạn văn và như  vậy học sinh sẽ  không nắm được nội dung đoạn đọc. Lúc này tôi yêu cầu học sinh đọc thầm  lại đoạn 3 để  gạch đúng những từ  chỉ  sự  vật mà Đại hội tặng cho dân làng  Kông Hoa.  Bên cạnh việc học sinh biết đọc thầm tốt để hiểu văn bản thì bản thân  còn kết hợp sử  dụng đồ  dùng dạy học phong phú, đa dạng nhằm giúp học  sinh vừa nắm vững nội dung bài, vừa khắc sâu kiến thức và làm cho giờ học   trở  nên sinh động, thu hút học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động của  môn học. Ví dụ dạy bài Nắng phương Nam (Tiếng Việt 3 tập 1, trang 94), tôi yêu  cầu học sinh đọc thầm đoạn một, nếu thấy học sinh đọc quá nhanh thì tôi  đưa ra câu hỏi ở đoạn một để  hỏi học sinh “Uyên và các bạn đi đâu, vào dịp   nào?”. Nếu học sinh trả  lời được có nghĩa là học sinh đã đọc thầm tốt đoạn  văn đó, còn học sinh chưa trả lời được có nghĩa là học sinh đọc thầm chưa tốt   đoạn văn đó. Khi đó tôi cần yêu cầu học sinh đọc thầm lại đoạn 1 và quan sát   tranh để trả lời câu hỏi cho đúng. 12
  13. Với biện pháp như  trên, bắt buộc học sinh phải chú ý đọc thầm đoạn   văn cho tốt để  trả  lời đúng các câu hỏi về  nội dung bài. Từ  đó giúp các em  tích cực, tự giác hơn trong học tập. Đối với học sinh đọc chậm, tôi luôn quan   tâm, động viên, khuyến khích em kịp thời và thường dành những câu hỏi dễ,  câu hỏi gợi mở để em có cơ hội trả lời giao lưu cùng các bạn, từ đó giúp các  em ngày càng học tốt phân môn Tập đọc hơn.  Bước 5.  Luy   ện    đọc diễn cảm  Đọc diễn cảm tức là biết làm chủ ngữ điệu để bộc lộ cảm xúc đối với  bài đọc. Đọc diễn cảm không những học sinh đã đạt được yêu cầu đọc đúng,   đọc rõ ràng, lưu loát, trôi chảy văn bản mà còn thể hiện được giọng đọc về  cao độ, trường độ và kèm theo cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, ánh mắt để góp phần  diễn tả nội dung bài. Qua thực tế giảng dạy, bản thân thường hướng dẫn học sinh lớp 3 đọc  diễn cảm lồng vào tất cả  các hoạt động của giờ  học, nhưng  ở  bước luyện   đọc lại thì học sinh được thể  hiện giọng đọc diễn cảm nhiều hơn. Để  học  sinh luyện đọc diễn cảm tốt thì tôi dựa vào khả năng đọc của học sinh trong   lớp; nhắc nhở học sinh đọc bài trước ở  nhà và tự  đọc theo ngữ  điệu sao cho   phù hợp với nội dung bài để  khi đến lớp nghe cô đọc, bạn đọc cùng với sự  hướng dẫn của giáo viên là các em nắm ngay được cách đọc diễn cảm đối  với từng thể loại, khi đọc diễn cảm không đọc quá nhanh hay đọc quá chậm.  Các hình thức luyện đọc diễn cảm tôi tổ chức như: đọc theo nhóm, đọc theo  13
  14. vai, đọc theo cặp, ...Thi đọc diễn cảm câu thơ, câu văn, khổ thơ, đoạn văn mà   mình yêu thích dựa vào tranh ảnh minh họa hoặc dựa vào cách biểu cảm của   học sinh thông qua cách thể  hiện điệu bộ, cử  chỉ  phù hợp với nội dung câu  văn, câu thơ, đoạn văn, khổ thơ trong bài học để học sinh thi đọc và nêu được  lí do vì sao lại thích câu văn, câu thơ, đoạn văn, khổ  thơ  đó. Đọc diễn cảm  còn giúp học sinh khắc sâu kiến thức, nắm chắc nội dung bài.  Khi luyện đọc  diễn cảm không yêu cầu học sinh đọc diễn cảm cả  bài mà chỉ  yêu cầu học  sinh đọc diễn cảm một câu văn hoặc một đoạn văn, một câu thơ  hoặc một   khổ  thơ,… Vì vậy, bản thân đã tiến hành các bước hướng dẫn học sinh đọc  diễn cảm với từng thể loại như: Thể loại văn kể chuyện: Thể loại văn này thường có nhiều nhân vật,  mỗi nhân vật mang một tính cách khác nhau, nên khi luyện đọc thường đọc  diễn cảm với nhiều giọng đọc khác nhau như:  ­ Nhân vật là hiện thân của cái ác đọc với giọng hăm doạ, dữ dằn, hách   dịch, vu vạ, thiếu thật thà, ...  ­ Nhân vật là hiện thân của cái thiện đọc với giọng nhẹ nhàng, rõ ràng,  lễ phép, thản nhiên. ­ Giọng buồn đọc thong thả, chậm rãi, xúc động.  ­ Giọng của các anh hùng dân tộc đọc dứt khoát, rành mạch, hào hùng ­ Người dẫn chuyện đọc với giọng chậm rãi, rõ ràng, khách quan, ... ­ Giọng đọc của người tri thức khoan thai, nhẹ nhàng, khiêm tốn và thể  hiện thái độ tôn trọng, lễ phép  ­ Những người nông dân nghèo khổ  đọc với giọng thật thà, phân trần,   ngạc nhiên nhưng cương quyết.  Ví dụ  khi dạy bài Mồ  Côi xử  kiện (Tiếng Việt 3 tập 1, trang 139) khi   đọc mẫu toàn bài xong, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài với các giọng  đọc như: Người dẫn chuyện đọc với giọng rõ ràng, khách quan. Giọng chủ  quán vu vạ, thiếu thật thà. Giọng bác nông dân phân trần, thật thà (khi kể lại  sự việc), ngạc nhiên, giãy nảy lên (khi nghe lời phán của Mồ Côi đòi bác phải  trả tiền cho chủ quán). Giọng Mồ Côi nhẹ nhàng, thản nhiên (khi hỏi han chủ  quán và bác nông dân); nghiêm nghị  khi yêu cầu bác nông dân phải xóc bạc,  chủ quán phải chú ý nghe), riêng lời phán cuối cùng rất oai, giấu một nụ cười   hóm hỉnh. Sau khi hướng dẫn học sinh phân biệt giọng đọc của các nhân vật,  14
  15. đến phần luyện đọc lại tôi yêu cầu học sinh thi đọc diễn cảm một câu văn  hoặc một đoạn văn theo cặp trước, sau đó tôi gắn tranh yêu cầu học sinh quan  sát kĩ hình  ảnh các nhân vật trong tranh như chủ quán, bác nông, Mồ  Côi để  tham gia vào trò chơi “Thi đọc diễn cảm câu văn, đoạn văn mà mình yêu   thích” và nêu lí do vì sao lại thích.  Một   hôm,   /có   người   chủ   quán   /đưa   một   bác   nông   dân   đến   công  đường .// Chủ quán thưa: Bác này vào quán của tôi/hít hết mùi thơm lợn quay,/gà luộc,/vịt rán  mà  không trả  tiền.//Nhờ  ngài xét cho.// (giọng chủ  quán vu vạ, thiếu thật  thà) 15
  16. ­ Bác hãy đưa tiền đây,/ tôi phân xử  cho!// (giọng Mồ  Côi nhẹ  nhàng,  thản nhiên ) Nghe nói,/ bác nông dân giãy nảy:// ­   Tôi   có  đụng  chạm  gì   đến  thức   ăn  trong   quán  đâu/   mà   phải  trả  tiền?// (giọng bác nông dân ngạc nhiên, giãy nảy lên ) ­ Nhưng tôi chỉ có hai đồng.// 16
  17. ­ Bác hãy xóc lên cho đủ  mười lần.// Còn ông chủ  quán,/ ông hãy chịu  khó mà nghe.// (giọng Mồ Côi thản nhiên, nghiêm nghị  khi yêu cầu bác nông   dân phải xóc bạc, chủ quán phải chú ý nghe). Mồ Côi phán: ­ Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền.// Một bên/ “hít mùi  thịt”,/ một bên/ “nghe tiếng bạc”.// thế  là công bằng.// (giọng Mồ  Côi oai  phong, giấu một nụ cười hóm hỉnh) Nói xong,/ Mồ côi trả hai đồng bạc cho bác nông dân/ rồi tuyên bố kết  thúc phiên xử.// (giọng người dẫn chuyện khách quan, vui vẻ) Sau khi học sinh tham gia thi đọc xong, tôi hỏi học sinh “Em thích nhất  câu nói của nhân vật nào trong bài? Vì sao?” rồi yêu cầu lớp nhận xét cách thể  hiện giọng đọc diễn cảm của từng bạn về  các nhân vật. Sau đó gọi một   nhóm học sinh khác thi đọc diễn cảm và yêu cầu học sinh phối hợp giọng đọc   với cử  chỉ, ánh mắt, nét mặt, điệu bộ  để  phù hợp nội dung từng tranh của   đoạn đọc. Cuối cùng tôi chốt thêm một số  cách đọc và tuyên dương những   học sinh có giọng đọc hay, khuyến khích những học sinh này giúp đỡ bạn đọc   chậm để bạn đọc đúng, đọc rõ ràng, lưu loát, trôi chảy văn bản và từng bước  thể hiện được giọng đọc diễn cảm ở một số câu văn ngắn và dễ đọc. Từ  cách luyện đọc diễn cảm trên, đã giúp học sinh vận dụng vào tiết   Kể  chuyện rất tốt. Khi kể  chuyện, các em đã không cần nhìn tranh mà tái   hiện được nội dung câu chuyện một cách sinh động, hấp dẫn và thu hút các  17
  18. bạn tích cực tham gia vào các hoạt động của giờ  kể  chuyện. Ngoài ra  ở  thể  loại văn kể chuyện, bản thân còn tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm theo   vai, theo đoạn, theo nhóm để  khuyến khích nhiều học sinh mạnh dạn, tự  tin  thể hiện giọng đọc diễn cảm và góp phần học tốt các môn học khác.  Thể loại văn tả phong cảnh:  Ở thể loại văn này, tôi hướng dẫn học sinh đọc với giọng rõ ràng, rành   mạch, nhấn giọng ở những từ chỉ đặc điểm của phong cảnh được tả.  Ví dụ dạy bài Nhà rông ở Tây Nguyên (Tiếng Việt 3 tập 1, trang 127).  Sau khi đọc mẫu, tôi gắn tranh cho học sinh quan sát kĩ về nhà rông  và hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm toàn bài, thể  hiện giọng đọc rõ ràng,  làm toát lên được đặc điểm của nhà rông và những nét sinh hoạt cộng đồng  của họ. 18
  19. Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền chắc/ như lim,/ gụ,/  sến,/ táu.// Nó phải cao để  đàn voi đi qua không đụng sàn/ và khi múa rông  chiêng trên sàn,/ ngọn giáo không vướng mái.// (đọc giọng tả rõ ràng, chậm  rãi, nhấn giọng ở các từ tả đặc điểm của nhà rông). Thể loại văn miêu tả:  Ở thể loại văn miêu tả  để  học sinh thể hiện tốt giọng đọc, tôi hướng  dẫn học sinh tùy vào từng bài để  thể  hiện giọng đọc nhẹ  nhàng, chậm rãi,  giàu cảm xúc và chú ý nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm. Ví dụ  bài Cửa Tùng (Tiếng Việt 3 tập 1, trang 109), toàn bài này, khi  hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm tôi cũng gắn tranh giới thiệu cho học sinh   nắm được vẻ  đẹp diệu kì của nước biển Cửa Tùng được thể  hiện qua một   số từ gợi tả, gợi cảm để học sinh nắm vững và vận dụng đọc bài tốt hơn.  “Diệu kì thay,/ trong một ngày,/ Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển.//  Bình minh/ mặt trời như  chiếc thau  đồng  đỏ   ối/ chiếu xuống mặt biển,/  nước biển nhuộm màu hồng nhạt.// Trưa,/ nước biển xanh lơ/ và khi chiều  tà thì đổi sang màu  xanh lục.//” (giọng đọc nhẹ  nhàng, tràn đầy cảm xúc  ngưỡng mộ  vẻ  đẹp kì diệu của Cửa Tùng, nhấn giọng  ở  các từ  gợi tả, gợi   cảm). Thể loại thơ ca:  Thể loại thơ ca là tùy thuộc vào từng bài ở từng thể loại để hướng dẫn  học sinh đọc với giọng vui tươi, hồn nhiên hay dịu dàng, tình cảm hoặc nhẹ  nhàng, tha thiết. Nhịp thơ khi đọc tuỳ thuộc vào từng thể thơ.Như bài Chú ở  19
  20. bên Bác Hồ (Tiếng Việt 3 tập 2, trang 16) đây là bài thơ thuộc thể thơ tự do,  ở bài này 2 khổ thơ đầu cần hướng dẫn học sinh đọc với giọng ngây thơ, hồn  nhiên thể  hiện được sự  băn khoăn, thắc mắc rất đáng yêu của bé Nga, khổ  thơ  cuối hướng dẫn học sinh đọc với nhịp chậm, trầm lắng thể hiện sự xúc   động nghẹn ngào của ba mẹ Nga khi nhớ đến người chú đã hy sinh.  Chú ở đâu,/ở đâu?// Trường Sơn dài dằng dặc?// Trường Sa đảo nổi,/chìm? // Hay Kon Tum,/Đăk Lăk?//   Bước 6.  Luy   ện    đọc học thuộc lòng:  Ở  những bài dạy có yêu cầu luyện đọc thuộc lòng, tôi chú ý kết hợp   luyện đọc thành tiếng bằng cách tổ chức đọc cá nhân riêng lẻ, hoặc nối tiếp   đọc đồng thanh theo nhóm, tổ, cả  lớp, thi đọc thuộc lòng từng khổ  thơ  hoặc  cả bài thơ, đọc phối hợp với nhiều học sinh. Khi lắng nghe học sinh đọc tôi đã kịp thời động viên, khích lệ từng em,  gợi ý, khuyến khích trao đổi cách đọc với học sinh để các em thấy được chỗ  nào mình đọc diễn cảm rồi, chỗ  nào mình đọc chưa diễn cảm để  giúp học  sinh biết rút kinh nghiệm, tự  tin và đọc tốt hơn. Bên cạnh luyện đọc thành  tiếng tôi còn giúp học sinh luyện đọc theo tranh minh họa hoặc luyện đọc  theo một số  từ  ngữ  trên bảng. Cách đọc này, vừa giúp học sinh thuộc bài   nhanh lại vừa giúp học sinh khắc sâu kiến thức và ghi nhớ  nội dung bài. Khi  đọc cá nhân hoặc đọc đồng thanh tôi nhắc nhở  học sinh phải đọc với giọng  nhịp nhàng, vừa phải, gây hứng thú cho người nghe. Ngoài ra, giáo viên cần chuẩn bị  đầy đủ  đồ  dùng, tranh  ảnh, vật thực   cho giờ  học và bảng phụ  ghi câu văn, đoạn văn khó cần luyện đọc cho học  sinh. Ví dụ với bài Hai bàn tay em (SGK Tiếng Việt 3, tập I, trang 7) tôi đã  tổ  chức cho học sinh luyện đọc thuộc lòng bài thơ  với hình thức trò chơi  “Nhìn tranh thi đọc thuộc lòng khổ thơ mình thích” theo cặp, rồi từng cặp thi  đọc trước lớp và nêu nội dung bài, nêu nội dung khổ thơ nhóm mình đọc. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2