intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng câu lạc bộ Cầu lông cho học sinh khối 4, 5 ở trường tiểu học Hồng Thái

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

28
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng câu lạc bộ Cầu lông cho học sinh khối 4, 5 ở trường tiểu học Hồng Thái" nhằm đưa ra được những giải pháp trong các tình huống dạy học để giúp cho giáo viên khơi gợi năng khiếu của học sinh, hình thành những kĩ năng, kĩ xảo mới; Đề xuất một số biện pháp nhằm tạo hứng thú với học sinh khi học môn Cầu lông. Bước đầu hình thành tình yêu, đam mê của các em với môn Cầu lông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng câu lạc bộ Cầu lông cho học sinh khối 4, 5 ở trường tiểu học Hồng Thái

  1. 1 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VIỆT YÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG THÁI BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG CLB CẦU LÔNG CHO HỌC SINH KHỐI 4,5 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG THÁI Họ và tên: Nguyễn Thắng Dương Đơn vị: Trường TH Hồng Thái ,huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Việt Yên, tháng 10 năm 2022
  2. 2 MỤC LỤC Nội dung Trang Phần I. MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn biện pháp……………………………………………… 2 2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………… 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………… 3 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. ………………………………….. 3 5. Phương pháp nghiên cứu. ………………………………………… 4 Phần II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 1. Cơ sở lý luận. ………………………………………………………. 4 2. Cơ sở thực tiễn……………………………………………………… 4 3. Các biện pháp.……………………………………………………… 6 Phần III. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG 19 1. Hiệu quả của những biện pháp đã thực hiện ................................19 2. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện pháp …………………………………………... 19 Phần IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 20 1. Kết luận 2. Kiến nghị 2.1 Đối với giáo viên …………………………………………... 20 2.2 Đối với nhà trường và các cấp quản lý……………………... 20
  3. 3 Phần I MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn biện pháp Giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu trong đó giáo dục thể chất (GDTC) cũng được coi là một môn học quan trọng ở cấp tiểu học. Mục tiêu của giáo dục tiểu học hiện này là: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”. GDTC ở tiểu học nhằm giúp học sinh có sự tăng tiến về sức khỏe, thể lực, đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi, giới tính. Biết được một số kiến thức, kĩ năng để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực. Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật nếp sống lành mạnh, thói quen tự giác tập luyện TDTT và giữ gìn vệ sinh. Biết vận dụng ở mức độ nhất định những điều đã học vào nếp sinh hoạt ở trong nhà trường và ngoài nhà trường. Trong trường tiểu học Cầu lông được coi là một trong những môn thể thao phổ biến được nhiều học sinh yêu thích tự tổ chức chơi trong các giờ ra chơi. Ở địa phương xã Hồng Thái vẫn còn một số đơn vị vẫn duy trì được các CLB Cầu lông ở khu dân cư như xóm Đức Liễn, xóm Nguộn. Cầu lông là một môn thể thao cần sự phối hợp nhịp nhàng đồng bộ của cơ thể. Cầu lông có sự pha trộn hài hoà giữa sức mạnh và sự khéo léo, sự phối hợp hài hòa tư duy, chiến thuật thi đấu, khả năng đọc tình huống trận đấu để đem lại kết quả tốt nhất cho đội của mình. Thành lập câu lạc bộ CLB Cầu lông giúp các em rèn luyện cho bản thân sự khéo léo sức bền và tư duy nhạy bén… Tập luyện Cầu lông còn rèn luyện cho học sinh được sự bình tĩnh, phán đoán vấn đề trong thời gian ngắn nhất có thể tính bằng giây. Cầu lông còn mang đến cho người tập cách nhìn nhận vấn đề, từ đường cầu mà đối phương đáp trả phải đưa ra được phương án xử lý phù hợp nhất trong thời gian ngắn nhất. Có thể nói chơi cầu lông vừa luyện tập sức khoẻ vừa rèn luyện tư duy sáng tạo. Vậy làm thế nào để chất lượng CLB Cầu lông của nhà trường đạt hiệu quả bền vững, đó là điều mà tôi luôn quan tâm khi được giao nhiệm vụ phụ trách CLB Cầu lông, đây là suy nghĩ tôi luôn trăn trở tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng CLB
  4. 4 Cầu lông tôi đã chọn: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng CLB Cầu lông cho HS khối 4, 5 ở trường tiểu học Hồng Thái” 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu các biện pháp nhằm mục đích nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng CLB Cầu lông cho học sinh khối 4,5 trường Tiểu Học Hồng Thái. Thầy dạy tốt, trò hứng thú tích cực học tập đạt hiệu quả với môn học, chọn được nhân tố cho CLB của nhà thường tham gia HKĐP các cấp đạt kết quả cao. Học sinh tự nguyện, tự giác tham gia câu lạc bộ và luôn cố gắng để có thành tích cao trong tập luyện và thi, giao lưu với thành tích cao nhất. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. Để đạt được mục đích nêu trên, các biện pháp xác định nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. - Tìm hiểu thực trạng về chất lượng hoạt động CLB cầu lông, trường Tiểu học Hồng Thái năm học 2021 - 2022. - Đưa ra được những giải pháp trong các tình huống dạy học để giúp cho giáo viên khơi gợi năng khiếu của học sinh, hình thành những kĩ năng, kĩ xảo mới. - Đề xuất một số biện pháp nhằm tạo hứng thú với học sinh khi học môn Cầu lông. Bước đầu hình thành tình yêu, đam mê của các em với môn Cầu lông. 4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng CLB Cầu lông cho học sinh khối 4,5 ở trường tiểu học Hồng Thái. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Sáng kiến chỉ tập trung nghiên cứu biện pháp phát triển nâng cao chất lượng dạy môn cầu lông với học sinh lớp 4,5 Trường Tiểu học Hồng Thái - Việt Yên - Bắc Giang. Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 8 năm 2022. 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu, xử lý đề tài tôi đã sử dụng phương pháp sau: - Tìm hiểu tài liệu. - Tìm hiểu thực trạng HS trong CLB và HS toàn trường
  5. 5 - Thực nghiệm. - Tham gia giao lưu giữa các CLB trong địa bàn, tham gia các giải do ngành tổ chức. - Phân tích, tổng hợp số liệu và lựa chọn viết biện pháp nghiên cứu. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận Căn cứ theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. Căn cứ công văn số: 762/QĐ-SGDDT Bắc giang Quyết định ban hành Điều lệ giải thể thao học sinh phổ thông năm học 2021-2022. Căn cứ công văn số: 114/QĐ- PGDĐT huyện Việt Yên Quyết định ban hành Điều lệ giải thể thao học sinh tiểu học trung học cở sở năm học 2021-2022. Căn cứ kế hoạch thực hiện năm học Trường tiểu học Hồng Thái năm học 2021- 2022. 2. Cơ sở thực tiễn Hiện nay Cầu lông là môn thể thao được đưa vào thi đấu tại các kỳ Đại hội thể thao, Hội khỏe phù đổng cấp Huyện, cấp Tỉnh, toàn quốc… Môn Cầu lông là môn thi đấu chính thức của HKPĐ các cấp. Vì vậy việc nâng cao chất lượng môn Cầu lông ở trường Tiểu học là hết sức cần thiết nhằm trang bị cho học sinh một số kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật, thể lực, chiến thuật thi đấu, tâm lý khi thi đấu. Được phân công giảng dạy GDTC, phụ trách các CLB thể dục thể thao (TDTT) của trường trong đó có CLB Cầu lông khối 4,5 trong những năm, qua thời gian tìm hiểu nghiên cứu, hướng dẫn tập luyện cùng các em trong CLB tôi đã nhận ra một số điểm yêu, một số sai lầm, và thiếu sót của các em trong CLB. Dẫn đến chất lượng tham gia các giải giành cho môn cầu lông kết quả của các em chưa được theo kì vọng. Khả năng đọc tình huống phán đoán đường cầu của các em chưa được tốt dẫn đến khi gặp các tình huống cầu vừa và khó các em thường không làm chủ được tình huống cầu nên không giành được thế chủ động. Làm mất quyền chủ động hoặc có chăng tình huống trả cầu qua lưới trả lại đối phương nhưng những đường cầu thường
  6. 6 không gây nguy hiểm mà còn tạo cơ hội cho đối thủ cố cơ hội tấn công lại mình để giành điểm. Khi thực hiện quả giao cầu các em chưa tận dụng được lợi thế mà chỉ mới biết phát qua lại nhiều khi còn mắc lỗi không qua lưới hoặc ra ngoài, hoặc tạo cơ hội cho đối thủ tấn công lại. Trong khi vào thi đấu thực tế các em còn nhút nhát tâm lý thi đấu chưa ổn định, khi bị dẫn trước thường tâm lý thi đấu bị giảm dẫn đến mất thế chủ động mất thế trận và bị thua cuộc. Tư duy chiến thuật, phối hợp với đồng đội còn hạn chế dẫn đến đối phương dễ đọc được tình huống. Làm cho hiệu quả thi đấu không được như mong muốn. Nhiều em có tố chất nhưng gia đình chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của GDTC trong phát triển toàn diện của HS trong đó có môn Cầu lông. Nên còn coi nhẹ không đầu tư động viên các em tham gia khiến các em cũng có tư tưởng coi nhẹ không tập trung nên khi tham gia CLB Cầu lông các em không tự ý thức được tầm quan trọng và tập luyện thiếu sự nhiệt huyết. Xuất phát từ thực tế giảng dạy bộ môn GDTC và phụ trách CLB Cầu lông, bản thân tôi đã nghiên cứu, thử nghiệm một số biện pháp phương pháp phát huy tối đa tính tích cực của học sinh. Nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Cầu lông, giúp các em có hứng thú, thay đổi suy nghĩ của các em rằng GDTC chỉ là môn phụ. Xây dựng tình yêu với môn học trong mỗi các em để có thể nâng cao chất lượng môn Cầu lông hơn. Thực trạng công tác bồi dưỡng và chất lượng CLB Cầu lông tại trường Tiểu học Hồng Thái Năm học 2021-2022 nhà trường có 32 lớp trong đó khối 1: 6 lớp; khối 2: 7 lớp; khối 3: 6 lớp; khối 4: 7 lớp; khối 5: 6 lớp. Câu lạc bộ cầu lông có: 20 HS trong đó có 12 HS khối lớp 4, 5 và 8 HS khối lớp 1, 2, 3. Thành tích đạt được năm học 2020-2021: CLB Cầu lông tham gia HKPĐ huyện đạt 2 giải ba.
  7. 7 Căn tứ tình hình thực tế của các em học sinh khối 4,5 đã tham gia tập luyện môn cầu lông. Và kết quả thực tế khi HKPĐ môn Cầu lông năm 2020-2021 kết quả chưa ổn định về chất lượng và số lượng so với những năm trước. Hạn chế - Chưa có nhà đa năng nên khi tập luyện chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, thường phải đi nhờ các nhà văn hóa của các thôn nên mất nhiều thời gian của học sinh. - Chưa có nhiều học sinh đam mê với môn thể thao này. - Một số học sinh thích môn cầu lông nhưng các em còn thực hiện các động tác chưa chính xác còn mắc các lỗi cơ bản như lỗi giao cầu, đỡ cầu… lỗi di chuyển.Tư duy chiến thuật tâm lý thi đấu còn thiếu. - Đa số phụ huynh còn chưa thật sự quan tâm vẫn chú trọng đến các môn toán văn mà quên mất các con phải được phát triển 1 cách toàn diện. 3. Các biện pháp. Biện pháp 1: Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền đến toàn bộ CMHS và HS toàn trường. Hình thành động cơ mục đích của môn học cho các em. Tham mưu với Ban giám hiệu về việc tuyên truyền đến các bậc phụ huynh và học sinh toàn trường về lợi ích tác dụng của việc tham gia tập luyện và chơi các môn thể thao đặc biệt là môn Cầu lông. CLB Cầu lông được xây dựng trên nguyên tắc tự nguyện. Muốn nâng cao hiệu quả của CLB, trước tiên phải chứng minh được lợi ích của hoạt động TDTT đối với bản thân học sinh, với nhà trường. Công tác tuyên truyền thông qua các tấm gương điển hình tiên tiến, các thành tích của CLB Cầu lông và cá nhân để tạo niềm tin với CMHS, HS. Tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính năng động và sáng tạo trong tập luyện và thi đấu. Tôi thường xuyên phối hợp với GVCN bằng cách gửi các hình ảnh quá trình tập luyên, thành tích của các CLB đã đạt được qua nhóm zalo của CLB và trao đổi thường xuyên với phụ huynh học sinh..
  8. 8 Từ đó, hình thành hứng thú và nhu cầu tập luyện cầu lông của học sinh trong CLB, đặc biệt các bậc CMHS sẽ yên tâm, dành thời gian, đầu tư, tạo điều kiện, động viên để cho con em mình tham gia CLB Cầu lông. Biện pháp 2: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học Việc tìm hiểu kĩ về tâm sinh lý của học sinh rất quan trọng trong hoạt động của bộ môn thể dục để đạt được hiệu quả cao nhất, giảm mức tối đa những ảnh hưởng xấu những chấn thương có thể đến với học sinh. Chúng ta cần chú ý đến các việc sau trong quá trình giảng dạy: Tâm lý ở lứa tuổi lớp 4-5 tình cảm, cảm xúc của các em chưa có tính ổn định. Buồn vui, giận dỗi thay đổi nhanh chóng những yếu tố này nếu được vận dụng phát triển tích cực trong tập luyện luôn tạo được hưng phấp trong quá trình tập luyện sẽ đạt được kết quả cao. Hệ xương còn nhiều mô sụn, hệ xương đang phát triển (thời kì cốt hóa) nên dễ bị cong vẹo, gẫy dập.. vì vậy giáo viên tổ chức các hoạt động với lượng vận động phù hợp tránh các động tác khó so với lứa tuối. Từ những đặc điểm tâm sinh lý tôi xây dựng các bài tập từ dễ đến khó, theo từng bài, theo từng giai đoạn. Trong các buổi tập tôi luôn theo sát uốn nắn các em từ những động tác nhỏ, sau mỗi buổi tập tôi thường tập trung học sinh rút kinh nghiệm khuyến khích động viện kịp thời để các em dù chỉ là 1 tiến bộ nhỏ để các em cố gắng hơn trong các buổi tập sau. Qua việc thực hiện tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của học sinh ,hiểu được các em. Với biện pháp tỉ mỉ thận trọng nhưng không kéo dài thời gian mà vẫn có sự phối hợp với các động tác khác học sinh của tôi luôn có sự an toàn, hào hứng phấn khởi tập trung trong tập luyện. Biện pháp 3: Học sinh cần nắm được một số kỹ thuật, chiến thuật, luật cơ bản về môn Cầu lông. Giải quyết các vấn đề còn tồn tại của học sinh còn vướng mắc. Tăng cường các biện pháp gây hứng thú cho học sinh khi tập luyện, động viên khuyến khích kịp thời các em. Giúp các em nắm được thực hiện được các kĩ thuật cơ bản đến nâng cao. Giải quyết vấn đề giao cầu trong thi đấu.
  9. 9 Tất cả các tình huống đánh cầu đều bắt đầu bằng quả giao cầu. Mục đích của giao cầu không chỉ đơn giản là đánh được cầu vào ô, vào khu vực giao cầu của đối phương mà điều quan trọng là phải giao cầu như thế nào để thực hiện được ý đồ chiến thuật. Dựa vào yếu lĩnh động tác có thể chia nhóm kỹ thuật giao cầu bao gồm: Kỹ thuật giao cầu thuận tay (bằng mặt phải của vợt); kỹ thuật giao cầu trái tay (bằng mặt trái của vợt). Dựa vào đường bay vòng cung của cầu khi đánh đi có thể chia thành: Giao cầu cao sâu, giao cầu lao xa, giao cầu cao nhanh, giao cầu thấp gần lưới... Kỹ thuật giao cầu thuận tay: Mục đích và ý nghĩa: Kỹ thuật giao cầu thuận tay thường được sử dụng nhiều trong thi đấu đơn với những đường cầu dài cuối sân. Tư thế chuẩn bị: Vị trí giao cầu đứng ở gần đường trung tâm, cách vạch 1.98m khoảng 1m. Chân trái đứng trước, chân phải đứng sau, hai chân cách nhau một bàn chân, mũi bàn chân trước thẳng với hướng giao cầu, bàn chân sau xoay ngang 900 so với hướng giao cầu. Trọng tâm cơ thể dồn vào chân sau, vai trái hướng chếch về hướng giao cầu. Tay trái cầm cầu đặt ngang trước ngực. Tay phải cầm vợt ở phía sau hơi cao hơn vai. Kỹ thuật giao cầu thuận tay (tư thế chuẩn bị) đối ảnh Yếu lĩnh động tác: Khi giao cầu, đồng thời với tay trái thả cầu, thì tay phải nhanh chóng đưa vợt từ trên xuống dưới, từ sau ra trước thành một đường liên tục. Lúc này trọng tâm cơ thể chuyển từ chân sau lên chân trước. Điểm tiếp xúc giữa cầu và vợt ở chếch trước bên phải cách thân người khoảng 60-70cm, nhưng không cao quá 1m15. Góc độ mặt vợt khi tiếp xúc với cầu được mở tùy theo ý đồ chiến thuật giao cầu.
  10. 10 Các giai đoạn cơ bản của kỹ thuật giao cầu thuận tay Kết thúc động tác: Khi cầu đã giao đi, nhanh chóng dừng cổ tay và trở về tư thế cơ bản, chuẩn bị đánh trả quả cầu đối phương đánh sang. Kỹ thuật giao cầu trái tay Mục đích và ý nghĩa: Giao cầu bằng mặt trái của vợt (giao cầu trái tay). Kỹ thuật này thường được áp dụng trong thi đấu đôi và đơn nam, với đa số là những đường cầu thấp gần nhằm khống chế sự tấn công của đối phương. Bên cạnh đó việc chuyển đổi trạng thái linh hoạt giữa các đường cầu khi đánh ra cũng là một ưu điểm để vận động viên thường xuyên sử dụng kỹ thuật này trong thi đấu đôi và đơn nam hiện nay. Tư thế chuẩn bị: Vị trí giao cầu đứng trong khu giao cầu, cách đường giao cầu gần khoảng 10-15cm, gần đường trung tâm, chân thuận đứng trước, chân trái đứng sau. Hai chân cách nhau khoảng một bàn chân, trọng tâm cao, dồn vào chân trước, thân người xoay thẳng với hướng giao cầu. Tay trái cầm cầu ở phần cánh, tay phải cầm vợt đặt hơi chúc xuống ở phía trước, mặt vợt ở bên trái phía sau quả cầu. Cẳng tay và cánh tay tạo thành một góc 900 khuỷu tay nâng cao đưa ra trước. Yếu lĩnh động tác: Đồng thời tay trái thả cầu, tay thuận đưa vợt từ trái qua phải ra trước thành một đường liên tục. Điểm tiếp xúc giữa vợt với cầu ở phía trước thân người khoảng 40cm đến dưới 1m15. Khi tiếp xúc cầu cần dùng lực cổ tay, đồng thời mở góc độ mặt vợt tùy theo ý đồ chiến thuật giao cầu để điều khiển cầu đi đúng hướng.
  11. 11 Các giai đoạn cơ bản của kỹ thuật giao cầu trái tay Kết thúc động tác: Giao cầu xong cần nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị để đỡ những quả cầu đối phương đánh trả. Tuy giao cầu là kĩ thuật cơ bản trong cầu lông các em dễ nắm được nhưng cũng do chủ quan mà dẫn đến thực hiện sai. Vì vậy trong những buổi đầu tiên tôi thường theo sát hướng dẫn các em 1 cách tỉ mỉ nhất để các em hình thành động tác chính xác và nhanh nhất. Để tăng hứng thú cho học sinh tôi thường cho các em thi phát cầu vào các điểm cố định giúp các em nhanh hình thành động tác và tạo hào hứng trong tập luyện. Giải quyết vấn đề đánh cầu trái cao tay của học sinh. Kỹ thuật đánh cầu trái cao tay cũng là một kỹ thuật tấn công được sử dụng khi đánh trả những quả cầu đối phương đánh sang cao ở phía bên trái. Tương tư như kỹ thuật đánh cầu phải cao tay, kỹ thuật đánh cầu trái cao tay cũng có những đường cầu rất đa dạng. Đánh cầu cao tay bên trái bằng mặt trái của vợt (ve cầu) đây là kĩ thuật khó, cần sự tập luyện lâu dài, đánh cầu cao tay bên trái bằng mặt phải ( kĩ thuật đánh cầu chéo đầu) tôi thường tập cho học sinh kĩ thuật này. Minh họa kỹ thuật đánh cầu trái cao tay
  12. 12 Tư thế chuẩn bị: Tư thế đứng chuẩn bị cơ bản với trọng tâm cao. Yếu lĩnh động tác: Khi thấy cầu đối phương đánh sang bên trái có tầm cao thì lấy chân trái làm trụ, chân phải bước lên trước sang trái một bước. Thân trên cũng đồng thời xoay nửa vòng 1800, lưng hướng về hướng đánh cầu. Đồng thời tay phải cầm vợt đưa từ trước sang trái lên cao, đầu vợt chúc xuống, khuỷu tay cao hơn vai. Góc tạo thành giữa cẳng tay và cánh tay là 900. Khi hai chân đã cố định thì nhanh chóng lăng vợt từ sau ra trước lên cao. Cánh tay gần như duỗi thẳng, thân người cũng xoay nhanh từ trái sang phải để phối hợp lực đánh cầu. Điểm tiếp xúc cầu ở trên cao chếch bên trái, cách đầu ở bên phải khoảng 1m. Ra sức cuối cùng là lực gập và duỗi cổ tay. . Kỹ thuật đánh cầu trái tay trên cao (ve cầu). Kết thúc động tác: Sau khi tiếp xúc cầu cần có động tác dừng của cánh tay đồng thời thân người lại xoay nhanh ra trước sang phải để trở về tư thế chuẩn bị cơ bản để đánh quả tiếp theo. Cách tập Tập di chuyển không cầu từ vị trí đường kẻ giữa sân yêu cầu học sinh di chuyển sang bên trái tay xuống cuối sân thực hiện động tác. Thực hiện tập với cầu một người phục vụ thực hiện phông cầu cao sâu trái tay để người tập thực hiện di chuyển và thực hiện động tác . Khi học sinh đã dần hình thành động tác để tăng độ khó tạo hứng thú cho học sinh tôi kẻ thêm 1 đường cách đường biên dọc 70-100cm để học sinh đánh vào khoảng bên trong vạch mới kẻ và đường biên dọc. Bài tập này tôi thấy đạt hiệu quả tương đối tốt. Kỹ thuật đập cầu
  13. 13 Mục đích và ý nghĩa: Kỹ thuật đập cầu là một trong những kỹ thuật tấn công quan trọng nhất. Sử dụng kỹ thuật này có thể ghi điểm trực tiếp hoặc tạo được cơ hội tốt để dứt điểm ở tình huống cầu tiếp theo. ■X Đập cắm . S Đập ghim ' ____ J Đập nhanh Đập ngang Mô phỏng đường bay của cầu trong kỹ thuật đập cầu Tư thế chuẩn bị: Tư thế chân trái ở trước, chân phải ở sau, trọng tâm cao dồn vào chân trước, lưng hơi cong, mắt dõi theo cầu, tay phải cầm vợt ở phía trước mặt, đầu vợt cao ngang trán. Góc giữa căng tay và cánh tay khoảng 900. Yếu lĩnh động tác: Khi thấy đối phương đánh cầu sang cao trên đầu thì thân trên nhanh chóng xoay sang phải, trọng tâm chuyển từ chân trước ra sau. Tay phải cầm vợt đưa từ trước lên cao, ra sau, đầu vợt chúc xuống. Lúc này vai trái hơi cao hướng về hướng đánh cầu, vai phải hạ thấp ở phía sau. Sau đó nhanh chóng đạp mạnh mũi chân phải, duỗi thẳng khớp gối, xoay hông, lật vai. Tay phải đưa vợt từ dưới lên trên ra trước. Khi tiếp xúc cầu là lúc cơ thể vươn cao hết mức. Điểm tiếp xúc giữa cầu và vợt chếch trước trán một tầm tay với cộng vợt (cách trán khoảng 80 - 90cm), chú ý xoay gập cổ tay trong thời điểm tiếp xúc cầu nhằm tăng lực đánh cầu và để đường cầu đi cắm hơn. Trong quá trình thực hiện động tác, trọng tâm lại chuyển từ chân sau ra chân trước, đồng thời gập nhanh thân người để phối hợp lực đập cầu. Hình 4. Các giai đoạn cơ bản của kỹ thuật đập cầu
  14. 14 Kết thúc động tác: Sau khi tiếp xúc cầu, vợt theo đà đưa từ trên xuống dưới, sang trái, thân người có xu hướng lao về trước thì nhanh chóng bước chân phải lên một bước nhỏ để giữ thăng bằng. Sau đó lại trở về tư thế chuẩn bị cơ bản để đánh quả cầu tiếp theo. Cách thực hiện Thực hiện tại chỗ thực hiện động tác đập cầu. Thực hiện có người phục vụ phông cầu giữa sân thực hiện động tác đập cầu có cầu theo hướng dọc biên và chéo sân. Kỹ thuật bỏ nhỏ: Mục đích và ý nghĩa: Kỹ thuật bỏ nhỏ trong câu lông cũng được coi là kỹ thuật tấn công đa dạng với đường cầu rơi sát lưới đối phương. Đây là kỹ thuật có sự vận dụng tổng hợp của các kỹ thuật khác nhau như: kỹ thuật phòng thủ phải trái, kỹ thuật chặn cầu. Các giai đoạn cơ bản của kỹ thuật bỏ nhỏ thuận tay Hình 6. Các giai đoạn cơ bản của kỹ thuật bỏ nhỏ trái tay Tư thế chuẩn bị: Tư thế chuẩn bị cơ bản, thường sử dụng tư thế hai chân song song trọng tâm cao, vợt để trước ngực và mắt quan sát đường câu đối phương đánh sang.
  15. 15 Yếu lĩnh động tác: Khi thấy đối phương đánh đường cầu bay sang cao và sát lưới, người học nhanh chóng bước chân thuận lên trước, đồng thời vợt đưa ra trước đón cầu. Khi hai chân đã cố định, vợt được đưa từ sau ra trước tiếp xúc cầu ở sát mép trên của lưới, sử dụng lực của toàn thân (chuyển trọng tâm), chủ yếu lực cổ tay để đưa cầu qua lưới Kết thúc động tác: Nhanh chóng dừng vợt và về tư thế chuẩn bị cơ bản để đánh các quả cầu tiếp theo. Chú ý điểm then chốt ở kỹ thuật này là sử dụng độ nghiêng của mặt vợt để tác động một lực hoãn xung vào đế cầu (tăng ma sát giữa đế cầu và mặt vợt) nhằm tạo ra lực xoáy để cầu bay lộn và thấp rơi gần lưới của đối phương. Tôi thường áp dụng bài tập sau: Người phục vụ đứng ở vị trí ngoài sân (bên phải, bên trái) hoặc ở giữa lưới ném cầu liên tục từng quả một qua sát lưới vào vị trí góc lưới theo nhịp độ cho người tập có thể từ giữa sân di chuyển lên góc lưới đánh cầu gần lưới ở góc phải hoặc góc trái sau đó di chuyển lùi về vị trí ban đầu. Cứ thực hiện liên tục như vậy khoảng 30 quả bên phải, 30 quả bên trái, khi thực hiện xong lượt rồi đổi học sinh khác thực hiện. Kỹ thuật chém cầu Mục đích ý nghĩa: Kỹ thuật chém cầu hai góc lưới là một trong những kỹ thuật tấn công quan trọng của môn cầu lông bởi độ ổn định, chính xác nhằm đánh trả các đường cầu cao sâu của đối phương. Kỹ thuật này có thể phối hợp với các kỹ thuật đánh cầu trên đầu và các kỹ thuật khác với mục đích buộc đối phương phải di chuyển liên tục khắp sân, thực hiện chiến thuật tiêu hao thể lực đối phương hoặc giành điểm trực tiếp. Thực hiện động tác chém cầu
  16. 16 Ghi chú: Chém cầu chậm: Có tốc độ cầu đánh ra chậm, độ vòng cung cao và khu vực cầu đánh đến (rơi) thường là trong khu vực từ lưới đến vạch 1.98m. Chém cầu nhanh: Có tốc độ cầu đánh ra nhanh hơn, tuy nhiên độ vòng cung thấp và khu vực cầu đánh đến thường là sau vạch 1.98m đến vị trí giữa sân. Khu vực cầu rơi của chém cầu nhanh. Khu vực cầu rơi của chém cầu chậm. Tư thế chuẩn bị: Tư thế đứng cơ bản và thường được sử dụng tư thế chân không thuận trước, chân thuận phía sau trọng tâm cao. Yếu lĩnh động tác: Các giai đoạn đánh cầu tương tự như các động tác đánh cầu trên cao, người học phán đoán di chuyển đến điểm cầu rơi sau đó nhanh chóng đưa vợt từ trước lên cao và ra sau, thực hiện kỹ thuật này chủ yếu bằng mặt phải của vợt. Sử dụng lực của toàn thân chủ yếu lực của cánh tay và cổ tay mặt vợt mở theo ý đồ người đánh cầu. Chú ý tùy thuộc vào vị trí tiếp xúc giữa cầu và vợt để thay đổi độ nghiêng của mặt vợt, cũng như chuyển động tiếp theo của vợt để biến hóa đường cầu chém chậm và chém nhanh. Kết thúc động tác: Vợt theo quán tính đưa ra trước và nhanh chóng thu về tư thế chuẩn bị để đón và đánh quả cầu tiếp theo. Cách thực hiện
  17. 17 Cũng thực hiện theo 2 bước bước 1 thực hiện không cầu bước 2 có người phục vụ có cầu. Giải quyết vấn đề tư duy chiến thuật. Chiến thuật thi đấu đơn. Trong thi đấu đơn, chiến thuật thể hiện tính tích cực, sáng tạo của từng cá nhân. Có nhiều loại chiến thuật phát cầu được áp dụng trong thi đấu đơn, trong đó chiến thuật phát cầu thấp – gần và phát cầu cao – sâu là chiến thuật gây không ít khó khăn cho đối phương khi đỡ phát cầu. Tôi thường cho các em xem các trận cầu hay trên mạng sau đó cùng phân tích đừng đường với các em chỉ ra các điểm hay là điểm chưa hay của đường cầu này để các em tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Tôi thường quay lại các trận thi đấu của các em hoặc các trận giao lưu. Sau đó cả đội sẽ cùng xem lại và chỉ ra các cách xử lý hiệu quả nhất với tình huống đó. Sau này khi vào thực tế các em sẽ có nhiều cách sử lý linh hoạt không chỉ bó buộc trong các bài tập của thầy giao. Chiến thuật thi đấu đôi, phân chia khu vực kiểm soát trên sân: Phần lớn các chiến thuật trong thi đấu đơn đều có thể áp dụng trong thi đấu đôi. Ngoài ra, khi đánh đôi cần đặc biệt lưu ý đến việc phối hợp di chuyển và phối hợp tổ chức tấn công thường xuyên. Giải quyết vấn đề tâm lý thi đấu Tăng cường cho học sinh trong CLB cầu lông giao lưu, học hỏi lẫn nhau, qua đó đánh giá được trình độ của học sinh khi tham gia thi đấu, rèn luyện tâm lý thi đấu cho các em, kích thích các em hăng say tập luyện để đạt thành tích tốt hơn. Tôi đã xây dựng kế hoạch giao lưu cụ thể, phù hợp với thời khóa biểu chính khóa của nhà trường, phối hợp với các CLB cầu lông của các thôn trên đia bàn VD CLB Cầu lông thôn Hùng Lãm, Thôn Như Thiết, CLB trẻ Quang châu để tổ chức cho các em được tham gia giao lưu. Tôi tham mưu với nhà trường chọn môn Cầu lông là môn trọng điểm tham gia thi đấu ở tất cả các nội dung. Động viên, khuyến khích học sinh kịp thời
  18. 18 Ngay từ đầu năm học, tôi đã xây dựng kế hoạch dự trù kinh phí khen thưởng đột xuất, định kỳ trình Hiệu trưởng phê duyệt, chuẩn bị kinh phí phù hợp. Qua việc khen thưởng đã tạo đà cho học sinh tích cực tham gia CLB, giúp tạo động lực giúp các em cố gắng trrong tập luyện cũng như thi đấu. Ban giám hiệu động viên các em trong CLB Cầu lông Phần III KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG 1. Kết quả Sau khi áp dụng các biện pháp trên trong thời gian vừa qua, tôi nhận thấy ở các em học sinh đã có những chuyển biến rất tích cực phong trào tham gia chơi môn cầu lông ở trường tiểu học Hồng Thái tăng lên đáng kể. Không chỉ các em trong CLB cầu lông của nhà trường tham gia tập luyện và chơi môn cầu lông. Mà các em từ lớp 1 đến lớp 5 các đã tự tổ chức tham gia chơi môn cầu lông ở các giờ ra chơi và tại gia đình số lượng ngày 1 tăng. - Chất lượng CLB Cầu lông được cải thiện rõ rệt thông qua giải chính thức dô phòng tổ chức đạt 1 giải nhất 1 giải nhì 1 giải 3. Các cuộc thi giao lưu không chính thức các giải phong trào cũng đạt thành tích cao như em Thân Đức Vinh lớp 5E, em Thân Văn Phong lớp 4G. - Các em đã hình thành được các kĩ năng cơ bản thực hiện được các động tác chính xác. - Các em có tố chất đã hình thành các kĩ năng, kĩ xảo tương đối cứng so với các bạn trong cùng lữa tuổi. - Các em nâng cao được tâm lý thi đấu, vận dụng được kĩ thuật, chiến đấu vào từng trận đấu cụ thể phối hợp được nhiều yếu tố để giành chiến thắng. 2. Khả năng áp dụng
  19. 19 Biện pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng CLB Cầu lông cho HS khối 4, 5 được áp dụng ở trường tiểu học Hồng Thái và có khả năng áp dụng ở các trường tiểu học trong huyện, trong tỉnh có điều kiện tương tự. Trên đây là một số kinh nghiệm về công tác giảng dạy môn Cầu lông cho học sinh lớp 4,5 mà bản thân tôi đã thực hiện và rút ra được sau những năm làm công tác giảng dạy, tuy nhiên không tránh khỏi một số hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân tình của các cấp lãnh đạo và các anh chị đồng nghiệp. Phần IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận 1.1.Kết luận Qua nghiên cứu thực hành các biện pháp nâng cao chất lượng CLB cầu lông cho lứa tuổi lớp 4,5 tôi nhận thấy. Để nâng cao chất lượng CLB cầu lông cần: Giáo viên trau dồi, bồi dưỡng cho bản thân đầy đủ nội dung kiến thức, kĩ năng cần truyền đạt cho các em. Biết kích thích hứng thú hăng say tập luyện để phát huy hết năng lực của mỗi học sinh. Trong từng buổi tập luyện giáo viên cần có khả năng huấn luyện tốt, luôn tạo không khí sôi nổi hào hứng thân mật với thầy trò trong các buổi tập. Giáo viên cần có sự nghiên cứu đầu tư về thời gian để thiết kế bài giảng chất lượng, phù hợp đối với CLB và từng học sinh của mình. Giáo viên uốn nắn từ những động tác kĩ thuật cơ bản nhất. Đánh giá nhận xét và tuyên dương kịp thời để khích lệ tập luyện đối với các em. 1.2.Ý nghĩa của biện pháp Giải pháp này không những có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giúp học sinh trong CLB hình thành các kĩ thuật cơ bản để thành kĩ năng trong tập luyện. Từ đó giúp học sình có tình yêu với môn Cầu lông, hăng say trong tập luyện để đạt được những thành tích cao trong thi đấu. 1.3. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện pháp
  20. 20 - Lựa chọn được học sinh có niềm đam mê, có tố chất với môn cầu lông. - Công tác bồi dưỡng phải diễn ra thường xuyên. - Phải tập cho học sinh những kĩ thuật từ cơ bản hướng dẫn các em ngay từ buổi đầu để các em có thói quen đã vào tập luyện phải nghiêm túc nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn tập luyện. - Bản thân giáo viên luôn tìm cách truyền cho các em ngọn lửa say mê từ bản thân sang học sinh để có kết quả tốt nhất. Để nâng cao được chất lượng bồi dưỡng CLB Cầu lông: 2.Kiến nghị Về phía giáo viên Phối hợp với GVCN, GVBM lựa chọn học sinh tạo điều kiện để các em tham gia tập luyện nhưng vẫn đảm bảo kiến thức các môn theo quy định Làm tốt công tác vận động tuyên truyền với PHHS để có sự đồng thuận khi xây dựng kế hoạch tập luyên và có sự hỗ trợ của PHHS. Về phía nhà trường và các cấp quản lý Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên thể dục tham gia các lớp học tập bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao nghiệp vụ giảng dạy, phục vụ tốt cho công tác giảng dạy chăm lo sức khỏe chất lượng cho học sinh. Rất mong muốn nhà trường có nhà đa năng để các em có điều kiện tập luyện tốt nhất, hạn chế việc phải đi lại mượn đi điểm tập luyện ở nơi khác. Nhà trường ban giám đã quan tâm đến thầy trò thì nay cũng quan tâm hơn nữa về cả cơ sở vật chất trang thiết bị tập luyện. Liên hệ với các trường có thế mạnh trong huyện, tỉnh các CLB phong trào... để các em có nhiều cơ hội được giao lưu cọ sát rèn luyện tinh thần thi đấu học hỏi thêm kinh nghiệm kĩ thuật sau mỗi lần được giao lưu thực tế. Động viên kịp thời thầy và trò khi tham gia thi đấu. Phòng giáo dục quan tâm hơn nữa giúp các giáo viên GDTC có cơ hội tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình độ. Liên hệ các trung tâm, sở TDTT có các buổi tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm từ đó rút ra cho bản thân kĩ năng nghiệp vụ sư phạm phục vụ cho những năm công tác sau này. TÀI LIỆU THAM KHẢO
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2