intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:33

21
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là xác định được thực trạng về chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, chất lượng của các em học sinh dân tộc thiểu số của nhà trường. Đưa ra được một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho các em học sinh dân tộc thiểu số trong nhà trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM                                                  GV: Thái Thị Luận MỤC LỤC  I.PHẦN MỞ ĐẦU                                                                                                                      ..................................................................................................................      2 3.2.4. Tạo cơ hội cho học sinh chia sẻ trách nhiệm, giúp đỡ nhau trong học tập,   rèn luyện ở lớp, ở nhà                                                                                                 .............................................................................................       20  3.2.5. Tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là phong tục tập quán.                    ................       23  3.2.6. Rèn luyện các thói quen và hành vi văn minh                                                     .................................................       27  3.5.7. Phối hợp kịp thời với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.   .  29 .      III.PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ                                                                                   ...............................................................................       31  1.Kết luận                                                                                                                             .........................................................................................................................       31  2.Kiến nghị                                                                                                                           .......................................................................................................................       32 BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT DTTS Dân tộc thiểu số HSDTTS Học sinh dân tộc thiểu số TCTV Tăng cường tiếng việt GDTH Giáo dục tiểu học HS Học sinh GV Giáo viên  1
  2. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM                                                  GV: Thái Thị Luận I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Một trong những điều kiện có ý nghĩa quyết định vị  thế  cùng sự  bình đẳng giữa   các quốc gia, dân tộc trong cùng khu vực hay trên thế giới là chất lượng nguồn nhân lực.  Việc tập trung đầu tư  phát triển nguồn nhân lực có trình độ  khoa học ­ kỹ  thuật và kỹ  năng làm việc cao, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế ­ xã hội của đất nước trong   xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới như hiện nay là một đòi hỏi khách   quan. Để đáp ứng yêu cầu khách quan ấy, giáo dục ­ đào tạo là công cụ quan trọng bậc   nhất, có ý nghĩa quyết định trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Vai trò  quan trọng của giáo dục ­ đào tạo thể hiện ở chỗ nó phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo nguồn   nhân lực không chỉ trên bình diện xã hội rộng lớn, mà còn có khả năng tiếp cận đến từng   cá nhân, từ đó, giáo dục và đào tạo đóng vai trò tạo nguồn trực tiếp về mặt chủ thể cho   các quá trình phát triển kinh tế ­ xã hội và đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế ­ xã   hội của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Trong thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, cơ hội học tập   và nâng cao trình độ  của đồng bào các dân tộc thiểu số  ngày càng nhiều hơn. Đến nay,   các tỉnh miền núi đã hoàn thành phổ  cập giáo dục tiểu học và chống tái mù chữ. Tuy   nhiên chất lượng giáo dục của học sinh dân tộc thiểu số nhìn chung còn thấp so với mặt  bằng của cả nước. Ở  địa bàn huyện KrôngAna nói chung và trường Tiểu học Lê Hồng Phong nói  riêng tỷ  lệ số  học sinh dân tộc thiểu số khá cao, đặc biệt tại Phân hiệu Buôn Đrai. Bản  thân tôi là một giáo viên đã nhiều năm gắn bó với nghề, với trường nên tôi nhận thức  được rất rõ chất lượng giáo dục cũng như các điểm hạn chế của các em học sinh dân tộc   thiểu số. Để củng cố và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng giáo   dục cho các em học sinh dân tộc, tôi chọn nghiên cứu và xây dựng đề  tài “ Một số  biện    2
  3. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM                                                  GV: Thái Thị Luận pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc tại trường Tiểu học Lê Hồng   Phong”.  2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài ­ Xác định được thực trạng về  chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên, cơ  sở  vật chất, chất lượng của các em học sinh dân tộc thiểu số của nhà trường. ­ Đưa ra được một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho các em học sinh   dân tộc thiểu số trong nhà trường. 3. Đối tượng nghiên cứu ­ Nghiên cứu một số phương pháp truyền thống, phương pháp mới mà giáo viên nhà  trường đã thực hiện trong quá trình giảng dạy những năm học vừa qua đối với học   sinh trường Tiểu học Lê Hồng Phong, một số hoạt động ngoài giờ  lên lớp có liên  quan đến việc nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh DTTS. ­ Học sinh DTTS  ở  trường Tiểu học Lê Hồng Phong, chất lượng và hiệu quả  đào  tạo của nhà trường trong những năm gần đây, những thuận lợi – khó khăn và điều   kiện dạy học của nhà trường. ­ Chất lượng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Lê Hồng Phong. ­ Thực trạng về cơ sở vật chất của nhà trường, đặc điểm kinh tế và xã hội của khu  vực. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu một số phương pháp dạy và học, những thành tựu trong việc đổi mới   phương pháp dạy học đối với học sinh dân tộc thiểu số   ở  tất cả  các khối từ  lớp 1 đến   lớp 5 đặc biệt là kết quả của việc nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số của các   giáo viên đứng lớp và các giáo viên bộ môn ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong. 5. Phương pháp nghiên cứu ­ Tổng hợp số  liệu về  thực trạng chất lượng học sinh dân tộc thiểu số   ở  trường  Tiểu học Lê Hồng Phong, tổng hợp các số  liệu về  đội ngũ giáo viên, cơ  sở  vật  chất.  3
  4. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM                                                  GV: Thái Thị Luận ­ Phân tích, so sánh chất lượng, hiệu quả đào tạo trước khi thực hiện biện pháp và   sau khi áp dụng các biện pháp mới. ­ Tham khảo ý kiến của giáo viên và học sinh về  những thuận lợi, khó khăn, hiệu   quả  đạt được và những hạn chế khi thực hiện những giải pháp để  nâng cao chất  lượng giáo dục học sinh DTTS. II.PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1. Cơ sở thực tiễn Nâng cao chất lượng học sinh DTTS là một yêu cầu trọng tâm trong đường lối phát  triển giáo dục của nước ta hiện nay. Chính phủ  và Nhà nước đã và đang đưa ra nhiều   đường lối, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các em học sinh dân tộc  thiểu số  được học tập, được nâng cao chất lượng giáo dục. Giáo dục tiểu học đối với  các em học sinh dân tộc thiểu số là một nền tảng vô cùng quan trọng để các em tiếp cận   tốt hơn với kho tàng tri thức của nhân loại. Giai đoạn tiểu học sẽ là bước để các em tiếp   thu ngôn ngữ Tiếng Việt, các kiến thức cơ bản và là một bước để các em thay đổi tư duy  vốn có về mục đích và ý nghĩa của việc học tập.  1.2. Cơ sở lý luận khoa học Giáo   dục   là   hoạt   động   hướng   tới   con   người,   bằng   những   biện   pháp   hướng tới   truyền   thụ:   Tri   thức   và   khái   niệm,   kỹ   năng   và   lối   sống,   tư   tưởng   và   đạo đức. Từ đó hình thành năng lực, phẩm chất, nhân cách, phù hợp với mục đích, mục tiêu,   hoạt động lao động, sản xuất và lối sống xã hội. Chất   lượng   giáo   dục   là   sự   đáp   ứng   mục   tiêu   đề   ra   của   giáo   dục:   Là   nhằm đào   tạo   con   người   Việt   Nam   phát   triển   toàn   diện,   có   đạo   đức,   tri   thức,   sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã   hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp  ứng   yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2. Thực trạng 2.1. Thuận lợi và khó khăn a.  Thuận lợi:    4
  5. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM                                                  GV: Thái Thị Luận ­ Đảng và nhà nước luôn quan tâm coi trọng công tác dân tộc và giáo dục dân tộc có  đường lối chính sách rõ ràng, pháp luật rõ ràng, các văn bản dưới luật chi tiết cụ  thể.  ­ Các cấp quản lí ngành Giáo dục luôn quan tâm chỉ  đạo sát sao, đặc biệt là chất  lượng giáo dục HSDTTS. ­ Công tác xã hội hóa giáo dục  ở  thôn buôn được nâng cao, các tổ  chức đoàn thể  tham gia nhiệt tình. ­ Đội ngũ giáo viên nhiệt tình đa số  có năng lực và tâm huyết đối với chất lượng   giáo dục nói chung và chất lượng HSDTTS nói riêng. ­ Bản thân sống gần gũi với người dân Ê đê, có hiểu biết về  ngôn ngữ, phong tục   tập quán, lối sống, thông thạo địa bàn.  ­ Về  cộng đồng dân cư  đồng bào DTTS và HSDTTS. Ngày nay, hoạt động kinh tế  xã hội, phong tục tập quán, một số  nếp sống trong cộng đồng dân cư  đã thay đổi   theo hướng tiến bộ  làm cho cha mẹ  học sinh và HSDTTS xóa bản tính tự  nhiên,   dựa vào thiên nhiên mà họ  đã có nhu cầu phải học, trước hết là học để  biết “cái  chữ”.  ­ Về  cơ   sở  vật  chất,  thiết  bị,   đồ  dùng  dạy học   môn  Tiếng  Việt và   TCTV cho  HSDTTS ngày càng được trường và các cấp quan tâm đầu tư. Đặc biệt là ở 2 điểm  trường buôn Eana và Buôn Drai. b.  Khó khăn:  ­ Có sự bất đồng về  ngôn ngữ  giữa giáo viên với học sinh; giữa giáo viên với phụ  huynh.  ­ Nhận thức và nhu cầu học tập của một bộ phận không nhỏ đồng bào dân tộc thiểu  số cò thấp, tỉ lệ chuyên cần của HSDTTS vẫn chưa cao. ­ Phong tục tập quán, đặc điểm tâm lí, văn hóa dân tộc cũng tác động,  ảnh hưởng  đến chất lượng học tập của các em. ­ Đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc Ê­đê ở hai buôn Eana và buôn Drai còn gặp  nhiều khó khăn cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng học tập của các em. 2.2. Thành công và hạn chế  5
  6. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM                                                  GV: Thái Thị Luận a.  Thành công:   ­ HSDTTS được huy động đến trường cao. Trường Tiểu học Lê Hồng Phong nói   riêng và xã Eana nói chung được cấp trên công nhận đạt Phổ cập GDTH đúng độ  tuổi. ­ HSDTTS có cơ hội học tập và hòa nhập nhiều hơn. ­ Cộng đồng người đồng bào dân tộc đã có thay đổi nhận thức về  việc học và nhu   cầu được học. ­ Chất lượng giáo dục môn Tiếng Việt cho HSDT ngày càng được nâng cao, hầu hết   các em đều đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học, đa số các em có vốn tiếng Việt   đủ để làm phương tiện tìm hiểu kiến thức các môn học khác.  ­ Khi nghiên cứu đề  tài này bản thân tôi nhận được nhiều sự  giúp đỡ  hợp tác của  đồng nghiệp, HSDTTS và ban tự quản. b.  Hạn chế:   Tuy với sự nỗ  lực của thầy và trò, các em đều đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng môn  học theo quy định nhưng vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục: ­ Học sinh hạn chế về hưởng nền giáo dục gia đình và cộng đồng nơi cư  trú, có ít   cơ hội được giao tiếp tiếng Việt ở cộng đồng . ­ Phụ huynh chưa tích cực giúp con em mình giao tiếp và sử dụng tiếng Việt.  ­ Chất lượng sử dụng tiếng Việt của các em HS DTTS chưa cao. ­ Tiếng Việt thuộc ngữ hệ Việt – Mường có nhiều đặc điểm khác hẳn so với tiếng   Êđê thuộc ngữ hệ Môn – Khơ Me về cấu trúc, cú pháp, … nên các em HSDT tiếp  thu tiếng Việt rất khó.  2.3. Mặt mạnh và mặt yếu     a.   Mặt mạnh:   ­ Bản thân đã nhiều năm phụ trách lớp có tỷ lệ HSDTTS cao, giao tiếp trực tiếp với  HSDTTS và phụ  huynh nên nắm bắt được nhiều thông tin phản hồi từ  phía gia   đình học sinh.  6
  7. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM                                                  GV: Thái Thị Luận ­ Công tác xã hội hóa giáo dục được Cấp ủy và Ban tự quản thôn buôn, các tổ chức  Đoàn Thanh niên, hội Phụ nữ quan tâm, ủng hộ.  ­ Đội ngũ giáo viên được tập huấn đầy đủ  về  TCTV và có tinh thần tích cực học   tập, bồi dưỡng thường xuyên; có tình thương yêu đối với học sinh, luôn nhiệt tình,  trách nhiệm  trong công tác giáo dục HSDT và TCTV cho HSDT. ­ Bản thân sống gần gũi với cộng đồng người Ê­đê, tìm hiểu, học tập được ngôn  ngữ, phong tục tập quán, đời sống của người dân Ê­đê nên thuận tiện nhiều trong  việc giáo dục học sinh dân tộc Ê­đê. ­ Công tác thông tin tuyên truyền về giáo dục cũng được thực hiện thường xuyên. ­ Trường có giáo viên chuyên dạy tiếng Ê­đê. b.  Mặt yếu:  ­ Các hoạt động ngoài giờ lên lớp để  tạo sự gần gũi giữa giáo viên và các học sinh   dân tộc thiểu số chưa đạt hiệu quả cao. ­ Chất lượng học tập của các học sinh dân tộc thiểu số chưa đạt được kết quả  tốt  nhất 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động     Các nguyên nhân, các yếu tố tác động dẫn đến những thành công là: ­ Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước luôn đề  cao coi trọng công tác giáo   dục dân tộc. ­ Được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của các cấp quản lí giáo dục. ­ Đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tích cực đổi mới phương   pháp dạy học và trăn trở với chất lượng HSDT. ­ Một số  tập tục lạc hậu trong cộng đồng dân tộc bị  bãi bỏ, điều kiện tự  nhiên  không còn ưu đãi cho cuộc sống tự nhiên mà yêu cầu sản xuất, phát triển kinh tế,   7
  8. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM                                                  GV: Thái Thị Luận giao lưu văn hóa,.. cần phải biết thông tin, khoa học kĩ thuật cũng là yếu tố  tác  động khiến đồng bào DTTS thay đổi nhận thức và có nhu cầu cần phải học. Nguyên nhân, các yếu tố  tác động làm cho chất lượng học tập tiếng Việt của   HSDT còn hạn chế là:  ­ Nội dung chương trình học chưa thực sự phù hợp, người dạy thì hạn chế về ngôn  ngữ, văn hóa, tâm lí,… của học sinh nên khó có biện pháp TCTV. ­ Người học cũng học bằng ngôn ngữ thứ hai nên gặp nhiều rào cản. 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng và đề tài đã đặt ra. 2.5.1. Khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa. Giáo dục ngôn ngữ   ở  các tỉnh miền núi luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm,  dạy học tiếng Việt cho học sinh Tiểu học người dân tộc ở  các tỉnh Tây Nguyên luôn là   nhiệm vụ  hàng đầu của những người đang giảng dạy tại nơi đây. Đó là việc dạy học  tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ  thứ  hai cho học sinh dân tộc thiểu số đang cư trú tại  dải đất này, các dân tộc như Jrai, Bahnar... Mục đích của việc giáo dục ngôn ngữ  này là   nhằm cung cấp cho các em một công cụ giao tiếp, một phương tiện tư duy, nhanh chóng  hòa nhập cộng đồng, cùng sống dưới mái nhà chung Việt Nam, cùng chung tiếng nói,  cùng sử  dụng một ngôn ngữ, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc trong sự  nghiệp cách   mạng mới. Thế  nhưng xét về  mặt chất lượng, hiệu quả  giáo dục ngôn ngữ  hiện nay  ở  các tỉnh Tây Nguyên, như Gia Lai, KonTum, ĐăkLăk vẫn còn thấp. Khác với học sinh người kinh, trước khi đến trường, đa số  học sinh người dân tộc thiểu số chưa biết sử dụng tiếng Việt. Thực tế cũng có số ít các em được trải qua sự  chăm sóc của vườn trẻ, nhưng vốn kiến thức ban đầu về tiếng Việt, như những mẫu hội   thoại đơn giản mang tính bắt đầu, những kỹ năng cơ bản như nghe, nói mà trường Mầm   Non đã trang bị cho các em, vì những lý do khách quan khác nhau đã không còn theo các em  bước vào lớp1. Bởi trong sinh hoạt gia đình, cộng đồng, người dân ở  đây, cũng như  các   em chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ nên khi bước ra thế giới bên ngoài, vào môi trường giáo dục   phổ  thông, tiếng Việt lúc bấy giờ  là ngôn ngữ  thứ  hai của các em. Việc giao tiếp thông   thường với thầy cô giáo đã khó khăn, và cũng có khi là không thể, việc nghe giảng những   kiến thức về các môn học khác nhau bằng tiếng Việt lại càng khó khăn hơn đối với các   em. Đến trường, đến lớp là các em bước đến một môi trường sinh hoạt hoàn toàn xa lạ,    8
  9. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM                                                  GV: Thái Thị Luận tâm lý rụt rè, e sợ luôn thường trực trong các em, làm giảm tốc độ bước chân các em đến   trường. Mặc dù một số ít học sinh đã trải qua các lớp ở  bậc Mầm non nhưng đối với các  em, trường Tiểu học vẫn là một môi trường hoàn toàn mới, tiếng Việt là một ngôn ngữ  hoàn toàn xa lạ. Sự  tồn tại của tình trạng này trong đời sống các em là do điều kiện sử  dụng ngôn ngữ  trong đời sống sinh hoạt cộng đồng, là do tâm lý sử  dụng ngôn ngữ  mẹ  đẻ  rất tự  nhiên, bản năng. Những buổi sinh hoạt cộng đồng, những lần hội họp, người   địa phương chỉ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ. Họ ngại sử dụng tiếng Việt, có lẽ vì vốn kiến  thức về tiếng Việt  ở họ  quá ít ỏi, cũng có lẽ  vì bản năng ngôn ngữ  mẹ  đẻ  thường trực  trong họ. Chính vì thế, mỗi lần các cán bộ  xã, huyện về  chủ trì một cuộc họp nào đó ở  buôn, làng, họ phát biểu bằng tiếng Việt rất khó khăn. Thói quen này trong sử dụng ngôn   ngữ  sẽ   ảnh hưởng vào trong đời sống gia đình của mỗi cá nhân, học sinh vẫn sử  dụng   tiếng mẹ đẻ  khi rời trường, rời lớp. Dần dà các em không thể  sử dụng tiếng Việt, quên  ngay những kiến thức về tiếng Việt đã học trên lớp, từ đó, đã khiến cho các em thụ động,   thiếu linh hoạt khi ở môi trường giao tiếp lớn hơn, vượt khỏi môi trường cộng đồng dân  cư nhỏ hẹp. 2.5.2. Hạn chế về điều kiện kinh tế và nhận thức của đồng bào dân tộc. Tiếp xúc, quan sát học sinh dân tộc thiểu số, tôi nhận thấy rằng, các em học sinh ở  đây đã biết ý thức về  nguồn gốc của mình. Cái nghèo luôn nhắc nhở  con người sống   trong cảnh khốn cùng cần hiểu sâu sắc về nguồn gốc, về điều kiện, hoàn cảnh sống của   bản thân. Nghèo đã giúp con người ta vươn lên nhưng nghèo cũng làm cho con người luôn   mặc cảm, tự ti, bằng lòng với cuộc sống hiện tại. Mặc cảm số phận đã khiến con người   không thể thoát khỏi những thiếu thốn vật chất, không thể vươn xa hơn không gian sống   hiện tại. Những học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số nơi đây không có sự hồn nhiên   của tuổi trẻ, không chỉ  có "ngày hai buổi đến trường", các em còn phải miệt mài trên   nương rẫy trỉa lúa, trồng ngô,...lo cho cuộc sống vật chất. Nghe những đồng nghiệp tâm   sự, rằng "chúng tôi phải vào tận buôn lùng sục các em, đưa các em đến trường."; cũng có  nhiều giáo viên chia sẻ, "Tôi phải dùng tiền lương của mình để mua quà ăn, đồ dùng học   tập cho các em, rồi mới  đưa các em trở  lại trường. Nhưng có lúc cũng không thành   công!",... Theo tôi, cái gốc rễ  của vấn đề  là  ở  chỗ, cái nghèo truyền kiếp đã quy định  trách nhiệm của các em đối với gia đình. Cái ăn từng bữa còn chưa có, chưa đủ  thì học  chữ để làm gì, suy nghĩ của các em và gia đình của các em là vậy! Họ không hiểu rằng,    9
  10. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM                                                  GV: Thái Thị Luận chính cái chữ sẽ giúp con người thoát khỏi cuộc sống nghèo khó hiện tại, giúp con người  hoạch định tương lai. Cho nên vào thời điểm mùa màng, số lượng học sinh trên lớp học   rất ít. Một số  học sinh có ý thức học tập, đến mùa màng, cũng xin phép giáo viên chủ  nhiệm, nhà trường nghỉ phép vài hôm, nhưng rồi các em cũng quên trở lại trường khi mùa  hái   cà   phê   kết   thúc.   Giáo   viên   lại   phải   nhọc   công   tìm   đến   tận   nhà,   vận động các em đến trường. Con người là chủ thể nhận thức. Nhận biết về bản thân, về mọi vật xung quanh là   sự sống bản năng của con người. Người dân tộc thiểu số luôn ý thức về  nguồn gốc, về  điều kiện sống, hoàn cảnh sống của mình. Chính điều này đã khiến cho học sinh Tiểu   học dân tộc thiểu số tiếp nhận những kiến thức về tiếng Việt khó khăn, tạo rào cản ngăn   cách hoạt động sống của các em với môi trường xã hội rộng lớn, làm cho các em khó tiếp  xúc, hòa nhập cộng đồng. Nhìn ra được cái hạn chế, điều tốt đẹp của bản thân là con   người đã phát triển ở một mức nào đó về nhận thức. Nghĩa là con người đã biết đặt mình  trong nhiều mối quan hệ trong xã hội. Ý thức là nguồn động viên cho sự  vươn lên thoát   khỏi hoàn cảnh thực tại nhưng cũng có ý thức tạo cho con người tính mặc cảm, tự ty thân   thế, số  phận, làm thui chột hao mòn năng lực, tri thức bản thân. Học sinh Tiểu học dân  tộc thiểu số  đến trường trong tâm thế  "hèn mọn" đó. Các em cũng đã biết nhìn ngắm   những trang phục của các bạn học sinh người Kinh, nhìn lại trang phục của mình. Nhiều  em học sinh đến trường bằng những đôi dép cũ kỹ, hoặc trong trang phục không lành lặn,   hay với những đồng phục bắt buộc nhàu nát mà các em không chỉ  dành cho đến trường,   hay cùng với những cuốn tập bị bỏ quên ngay sau khi rời lớp. Tâm tư  ấy cũng phần nào   làm cho tinh thần học tiếng Việt của các em học sinh Tiểu học người dân tộc thiểu số bị  suy giảm. Như  đã phân tích  ở  trên, chính điều kiện sống như  thế  đã không tạo cho các em một môi trường học tập, một góc học tập cá nhân, lại càng không thể xây dựng trong các   em ý thức học tập, rèn luyện. Vốn kiến thức về  tiếng Việt  ở  các em hạn chế, ít  ỏi là   điều hiển nhiên. Chính vì thế, các em rất ngại phải giao tiếp bằng tiếng Việt, lo sợ phải   phát biểu xây dựng bài trong giờ học, lo ngại phải giao tiếp với giáo viên ngoài giờ  học,  đặc biệt là các em rất khó tiếp thu bài ở những môn học khác. Điều này đồng nghĩa với  việc kiềm hãm sự phát triển tư  duy  ở  các em, khó tạo ra một môi trường giáo dục thân   thiện! Học sinh đã bắt đầu lo lắng cho mỗi giờ đến lớp, "sợ" phải đến trường. Học tập  lúc này là công việc quá khó khăn đối với các em. Đối với người dân tộc Ê­đê, không gian   10
  11. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM                                                  GV: Thái Thị Luận sống của họ  rất đặc trưng, không có ranh giới giữa không gian sinh hoạt gia đình và  đương nhiên sẽ  không có không gian sống cá nhân. Đây chính là đặc trưng văn hóa của   người dân tộc Tây Nguyên. Không gian sống đặc thù này của người Tây Nguyên khắc sâu  trong các em về truyền thống văn hóa, về cội nguồn. Chúng ta nhận biết không gian sống  đặc biệt  ấy qua kiến trúc nhà  ở  của họ, một không gian chung cho tất cả  những người   trong gia đình. Chính vì vậy, việc tạo một không gian học tập cho học sinh là điều không   thể. Hoạt động sống này đã không tạo điều kiện học tập cho các em, mà còn làm cho  chất lượng học tập của các em ngày càng giảm sút. Đối với các em, tự  học là chủ  yếu,   bởi vì anh chị, cha mẹ, người thân trong gia đình hoặc không có khả  năng hướng dẫn,   hoặc không có ý thức trách nhiệm đôn đốc nhắc nhở quản lý, hay do hoàn cảnh sống khó  khăn mà gia đình đã không chú trọng tới việc học của con, em mình. Điều này cho thấy đa  số các em không được nằm trên một cái nền học vấn nhất định nào đó của gia đình. Việc   học tập của các em phải nhờ  đến sự  tận tâm của giáo viên, nhờ  vào kế  hoạch giáo dục   của nhà trường. Cho nên ý thức học tập là đặc tính rất cần được chúng ta xây dựng cho  các em. 2.5.3. Khó khăn của đội ngũ giáo viên Đa số giáo viên người Kinh giảng dạy  đều không biết ngôn ngữ Dân tộc, nếu biết   thì cũng chỉ  dừng  ở  mức độ  rất ít nên họ  không thể  so sánh, đối chiếu, liên hệ  khi gặp   những  huống cần thiết trong dạy học tiếng Việt cho đối tượng học sinh đặc biệt này.   Mặt   khác,   về phong tục tập quán, họ lại càng không có điều kiện tìm hiểu, cho nên họ khó có thể tiếp   cận với phụ huynh, gia đình các em, khó có thể  tiếp xúc gần gũi, rút ngắn khoảng cách,  xóa ranh giới không cần thiết giữa thầy và trò, để dạy tiếng Việt hiệu quả. 3. Giải pháp, biện pháp 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Các giải pháp và biện pháp được đưa ra dưới đây nhằm hướng đến các mục tiêu   cơ bản sau:  ­ Tạo được sự gần gũi giữa giáo viên và các em học sinh dân tộc thiểu số. ­ Xây dựng môi trường tốt nhất về vật chất và tinh thần để các em học sinh dân tộc   thiểu số có điều kiện học tập tốt hơn.  11
  12. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM                                                  GV: Thái Thị Luận ­ Tạo điều để  các em học sinh dân tộc thiểu số  có cơ  hội học tập, nâng cao kiến  thức ngoài thời gian học ở lớp. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 3.2.1. Tìm hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các em học sinh dân tộc  ́ ́ ́ ̉ ̣ ́ ́ ́ ưng biên phap giao Giao viên noi chung, giao viên chu nhiêm noi riêng muôn co nh ̃ ̣ ́ ́  ̣ ̀ ợp vơi hoc sinh va  duc phu h ́ ̣ ́ ̣ ̉ ̀ ́ ̀ ̀ ̀  co hiêu qua thi rât cân tim hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện  vọng của học sinh về lớp học. Viêc tim hi ̣ ̀ ểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của học sinh  về lớp học không nhưng giup giao viên hiêu ro h ̃ ́ ́ ̉ ̃ ơn vê t ̀ ừng hoc sinh trong l ̣ ơp ma con biêt ́ ̀ ̀ ́  được nhưng mong muôn cua cac em vê tâp thê l ̃ ́ ̉ ́ ̀ ̣ ̉ ớp hoc cua minh cung nh ̣ ̉ ̀ ̃ ư hiêu ro m ̉ ̃ ức độ   ̉ ̣ ́ ới lơp hoc, đôi v hai long cua hoc sinh đôi v ̀ ̀ ́ ̣ ́ ới từng môn hoc. T ̣ ừ đo giao viên co thê đ ́ ́ ́ ̉ ưa ra  nhưng đê nghi,  s ̃ ̀ ̣ ự giup đ ́ ỡ đôi v ́ ới môi ca nhân môt cach phu h ̃ ́ ̣ ́ ̀ ợp nhât . ́ ̉ ̀ ̉ Đê tim hiêu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của học sinh về lớp học co thê co nhiêu ́ ̉ ́ ̀  cach khac nhau nh ́ ́ ư trao đôi, tro chuyên, lây y kiên ca nhân qua phiêu thăm do… Đ ̉ ̀ ̣ ́ ́ ́ ́ ́ ̀ ể  thực   hiện hoạt động này, giáo viên cần chuẩn bị  trước các câu hỏi về  thông tin muốn hỏi.   ̉ ́ ̣ ̀ ̣ ̉ Ngay ca khi co môt vai hoc sinh nao đo không săn sang chia se tâm t ̀ ́ ̃ ̀ ư, tinh cam thi giao ̀ ̉ ̀ ́  ̣ ́ ̣ ́ ̉ ̉ ơi. Co thê tim hiêu vê nh viên cung không nên ep buôc cac hoc sinh đo phai tra l ̃ ́ ̀ ́ ̉ ̀ ̉ ̀ ững hoc̣   ̀ ́ ̣ ̀ ơp, cung đia ban. Cân kiên tri trong môt sô tr sinh nay qua cac ban cung l ́ ̀ ̣ ̀ ̀ ̀ ̣ ́ ường hợp cu thê. ̣ ̉ 3.2.2. Tạo môi trường tâm lý an toàn, thoải mái và tôn trọng Môi trường tâm lý thoải mái trong học tập và hoạt động sẽ tạo điều kiện cho HS   tham gia hiệu quả hơn vào bài học và các hoạt động của lớp học nói chung. Nó còn góp   phần kiến tạo nên một bầu không khí tâm lý, tinh thần hài hòa, cân bằng trong lớp học,  giúp HS được làm quen với một “xã hội thu nhỏ” lành mạnh, có văn hóa, có sự tôn trọng  và chia sẻ  của mọi thành viên. Điều này không chỉ  giúp ích cho quá trình học tập trong   nhà trường, mà còn mang lại lợi ích thiết thực về sau khi các em gia nhập cuộc sống của   những người trưởng thành, thực sự tham gia vào môi trường xã hội rộng lớn. GV cũng thu nhận được nhiều lợi ích nếu cùng HS tạo ra được một môi trường  tâm lí thuận lợi cho việc học tập, như: dễ dàng hơn trong quản lý hành vi và hoạt động  của HS, huy động được HS tham gia tốt hơn vào quá trình học tập, HS đạt được kết quả  học tập tích cực hơn, xây dựng được tập thể lớp đoàn kết, giúp đỡ,  giúp GV quản lý lớp   hiệu quả hơn,…  12
  13. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM                                                  GV: Thái Thị Luận Về phía nhà trường nói chung, một môi trường học tập thoải mái, tin cậy, và hứng   thú mà các lớp học kiến tạo được sẽ  mang lại cho nhà trường một bầu không khí sư  phạm lành mạnh, tạo điều kiện lý tưởng nhất cho mọi hoạt động của HS, GV, cán bộ  nhà trường cũng như sự tham gia của phụ huynh HS. Đây chính là một trong những điều  kiện cốt lõi để thực hiện chủ trương “trường học thân thiện, HS tích cực”, làm cho mỗi   một ngày tới trường của cả HS và GV đều là một ngày hứng thú, hiệu quả.  Một số  cách thức tạo môi trường tâm lý an toàn, thoải mái, tin tưởng, tôn trọng  trong lớp học:  ­ Nỗ  lực xây dựng, duy trì lòng tin của HS với GV và với tập thể  lớp ngay từ  những ngày đầu tiếp cận lớp học: Lòng tin là một trong những cơ sở quan trọng cho bất   kỳ  hoạt động tập thể, hoạt động nhóm nào giữa các cá nhân. Một số  GV, do vị  trí và   quyền lực nhất định của mình, có thể làm cho HS cảm thấy sợ và nể, nhưng không được   các em tin tưởng, yêu quí, và ngược lại, có những GV hết sức bình thường nhưng luôn  được các em tìm đến chia sẻ mọi điều khó khăn, khúc mắc. Vì vậy, có thể nói tạo dựng   được lòng tin của HS đối với mình tức là GV đã xây dựng được nền tảng quan trọng nhất   của công việc quản lý lớp học và kiến tạo bầu không khí tâm lý, tinh thần thoải mái, tin  cậy trong tập thể lớp. Thiếu sự tin tưởng  ở GV, HS sẽ chỉ thực hiện các yêu cầu, nhiệm  vụ  GV đề  ra vì trách nhiệm hoặc sự phục tùng mà thiếu vắng yếu tố  nhiệt huyết, tình  yêu và sự tận tụy đối với công việc được giao. Một điều lưu ý đối với GV là mặc dù tạo dựng lòng tin  ở  HS là không dễ  dàng,  song nếu để  lòng tin đó một lần bị  phá vỡ  hay sứt mẻ  thì sẽ  vô cùng khó khăn để  khôi  phục lại, thậm chí là bất khả thi (Trong dân gian có câu: một lần bất tín, vạn lần bất tin).   Do vậy, duy trì sự  tin tưởng của HS và bầu không khí tin cậy, chia sẻ  trong mọi thành  viên lớp học là một nhiệm vụ quan trọng mà GV phải cùng cả  lớp thường xuyên nỗ  lực   để thực hiện trong suốt quá trình học tập, làm việc cùng nhau. ­ Tăng cường mối quan hệ  thầy­trò và tạo sự  gắn kết, hiểu biết, tin tưởng giữa   HS trong lớp thông qua nhiều hình thức hoạt động sáng tạo và đa dạng: Mối quan hệ  thầy­trò là một trong những nhân tố  quan trọng nhất tạo nên bầu không khí tâm lý của  lớp học và có  ảnh hưởng lớn đến hiệu quả  của quản lý lớp hcoj. Ngoài hoạt động học   tập hàng ngày, trong điều kiện và hoàn cảnh cho phép, GV có thể cùng HS và một số GV  khác tổ  chức các hoạt động nhóm nhỏ, trò chơi tương tác, câu lạc bộ, hoạt động ngoại  khóa và giáo dục ngoài giờ lên lớp theo các chủ đề do HS đề xuất hoặc có sự tham gia và    13
  14. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM                                                  GV: Thái Thị Luận gợi ý của nhà trường/phụ  huynh HS,… Qua những hoạt động đa dạng như  vậy, GV tạo  điều kiện tốt nhất cho HS dần dần học cách tự  quản, tự  tổ  chức hoạt động của mình;   biết liên kết và giao lưu với lớp và khối lớp khác, trường khác để cùng tổ chức hoạt động  chung.  Một số  dạng hoạt động khác cũng có thể  giúp gắn kết HS và tạo điều kiện cho   GV hiểu thêm về HS của mình, như: thăm gia đình HS, thường xuyên trao đổi với ban cán  sự lớp để có hướng giúp đỡ các HS gặp khó khăn đột xuất hoặc thuộc diện phải trợ giúp  thường xuyên; xây dựng các cặp đôi và nhóm “bạn giúp bạn” về hoạt động học tập hoặc   trợ giúp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày; tổ chức các buổi sinh hoạt lớp trong đó HS  được “nói về mình”, thể hiện cá tính, những năng lực, sở trường bản thân hoặc chỉ đơn  giản là tranh luận, đóng góp ý kiến cá nhân về  một chủ đề  nào đó đang được bàn luận   trong lớp/trường/xã hội, v.v. ­ Bản thân GV luôn cư xử một cách tôn trọng, hiểu biết, chan hòa và thân thiện với   HS. Sự gương mẫu của người giáo dục luôn luôn và vẫn sẽ là một trong những phương   pháp sư  phạm quan trọng nhất của khoa học dạy học và giáo dục – môn khoa học đặc   biệt của con người và vì con người. Nếu bản thân GV không cảm thấy thoải mái, hứng   thú mỗi khi bước vào lớp học, không hành xử gương mẫu như chính những gì mình mong  muốn HS phải thể  hiện, thì khó có thể  tin rằng GV đó sẽ  tạo ra được một môi trường   học tập hứng khởi và bầu không khí tâm lý thuận lợi cho sự  phát triển nhân cách và sự  tiến bộ  của HS. Sự gương mẫu đòi hỏi GV không chỉ  cần có chuyên môn, có hiểu biết   về khoa sư phạm và nghiệp vụ sư phạm, mà còn phải có sự  nhất quán, đúng mực trong   lời nói và hành động, sự ý thức rõ ràng về tác động, ảnh hưởng của việc làm và ngôn ngữ  của mình tới mỗi HS.  ­ Cá nhân hóa quá trình dạy học và GD, đặc biệt lưu tâm đến những điểm đặc  trưng về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh… của HSDTTS.  Việc cá nhân hóa hoạt động dạy  học và GD phải dựa trên cơ sở hiểu biết về phong cách học tập của những HS khác nhau   cũng như hoàn cảnh, điều kiện sống của từng em. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh kết  quả  học tập và khả  năng lĩnh hội kiến thức của HS phụ  thuộc một phần đáng kể  vào  phong cách học tập cá nhân, như có em học tốt nhất với hình ảnh, biểu tượng, có em lại   thể  hiện  ưu thế  với ngôn ngữ, cách diễn đạt, v.v. Nếu nắm bắt được những đặc điểm  này của từng nhóm HS trong lớp, GV có thể tạo điều kiện tốt nhất cho mỗi em phát triển    14
  15. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM                                                  GV: Thái Thị Luận khả năng, thế mạnh của mình trong học tập cũng như hoạt động tập thể, giúp các em tự  tin và ngày càng tiến bộ hơn.  Bên   cạnh   đó,   những   hiểu   biết   của   GV   về   đặc   điểm   văn   hóa,   tinh   thần,   tín  ngưỡng… của các DTTS trong địa phương cũng sẽ  là một thế  mạnh giúp GV tiếp cận   HS của mình tốt hơn, quản lý lớp học hiệu quả hơn, tạo được sự tin cậy và chia sẻ  đối   với nhóm HSDTTS trong lớp. Việc tìm hiểu này đương nhiên sẽ  tốn thời gian và công   sức của GV, song hiệu quả mang lại đối với lớp và với bản thân công tác quản lý lớp học  của người GV thì không thể phủ nhận. ­ Bài trí, sắp xếp không gian và bối cảnh lớp học theo phong cách  thân thiện với  người học, tích cực, sáng tạo. Không chỉ đơn thuần là nơi diễn ra các hoạt động học tập   hàng ngày, không gian lớp học tác động không nhỏ tới tâm lý, tinh thần, động cơ và hứng  thú học tập của HS. Bàn ghế trong lớp nên bố trí theo các nhóm với khoảng từ 4­6 người   để HS dễ dàng thực hiện các hoạt động học theo nhóm nhỏ. Bố trí những góc trưng bày   nho nhỏ   ở  cuối lớp như góc thư  viện, góc trò chơi, góc cây xanh, huy động HS tự  cung  cấp sản phẩm của mình để trang trí, bày biện cho các góc này, hoặc GV tìm cách liên hệ  với các đơn vị  trong trường như  Đoàn thanh niên, thư  viện trường… để  yêu cầu hỗ  trợ  về nguồn tài liệu. GV nên hỏi ý kiến của chính HS trong việc bài trí lớp học và tôn trọng  nguyện vọng, sáng kiến, ý tưởng riêng của các em trong sự hài hòa với điều kiện và qui   định của nhà trường. Một không gian lớp học sinh động, hấp dẫn sẽ làm cho HS yêu quí  lớp của mình hơn và cảm thấy vui thích, phấn khởi mỗi khi đến trường. ­ Kết hợp việc dạy học hàng ngày với các hoạt động “khởi động”, “thư giãn” nhỏ  hoặc trò chơi đơn giản để  tạo hứng thú học tập và tăng cường tinh thần đồng đội, tính   hợp tác cũng như rèn luyện nhiều kỹ năng khác nhau cho HS. Một số thầy cô giáo chúng   ta thường chỉ  coi trọng chất lượng giờ  giảng dạy trên lớp mà không chú ý nhiều đến  những dạng hoạt động “xây   dựng tinh thần nhóm” hoặc mang tính “khởi động”, “thư  giãn”, giúp HS tạo cảm giác thỏai mái, hứng thú trước, trong, hoặc giữa các tiết học. Đó  có thể là những trò chơi nho nhỏ, một vài động tác thể  dục vui đơn giản, đôi ba câu đố  vui/đố  mẹo… được GV hoặc chính HS đưa ra và chỉ  cần 5­7 phút để  thực hiện. Thời  gian đầu, nếu HS chưa quen, GV chủ động chuẩn bị trước một số hoạt động để tổ  chức   cho HS. Sau đó, căn cứ vào năng lực của HS trong lớp, GV có thể cử ra một nhóm nhỏ HS   (bao gồm thành viên đại diện của từng tổ trong lớp) chuyên phụ trách các hoạt động khởi   15
  16. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM                                                  GV: Thái Thị Luận động như vậy của lớp, và các thành viên của nhóm lần lượt thay nhau tổ chức hoạt động   cho lớp. Những dạng hoạt động này không chỉ  giúp HS ‘tái tạo’ lại năng lượng cho việc   học tập, mà còn có thể làm cho các em thêm gắn bó, đoàn kết, nâng cao tinh thần tập thể  và kỹ năng hợp tác nhóm thông qua sự tương tác cá nhân để giải quyết nhiệm vụ mà các  hoạt động đặt ra. Những hoạt động như vậy nếu được tổ chức thường xuyên chắc chắn  sẽ  giúp khích lệ  tinh thần chung của tập thể  lớp, góp phần tích cực vào việc kiến tạo   một bầu không khí tâm lý thoải mái, an toàn, thân thiện cho lớp học.   3.2.3. Quan tâm đến những khó khăn của học sinh Nếu xem nhà trường giống như một ‘xã hội’ thu nhỏ, thì mỗi một tập thể lớp học   có thể được xem như  một ‘tập con’, một cộng đồng thành viên của xã hội lớn đó, và vì   vậy mỗi lớp học cũng hàm chứa những vấn đề, những khó khăn, thách thức mà bất kỳ  một cộng đồng nào có thể gặp phải trong quá trình tương tác giữa các cá nhân. Một trong  những vấn đề  đó là việc GV tìm cách quan tâm phát hiện và giúp HS giải quyết những   khó khăn, trở  ngại các em gặp phải trong suốt quá trình học tập của mình. Sự  quan tâm  sâu sắc đối với HS được đánh giá như  một trong bốn yếu tố  cốt lõi khắc họa nên chân  dung một người giáo viên hiệu quả  . Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh   lớp học có sự  đa dạng về  văn hóa, bao gồm toàn bộ  hoặc một số  HS người DTTS với   những điểm đặc thù về hoàn cảnh sống, thói quen, và khả năng nhận thức Trong mỗi lớp   học, HS có thể  gặp phải một hoặc nhiều loại khó khăn nhất định, như: hoàn cảnh gia   đình khó khăn về  kinh tế  hoặc thiếu sự quan tâm về  tinh thần của cha mẹ; các vấn đề  liên quan đến sức khỏe hoặc tình trạng thể  chất nói chung (như  khuyết tật, nói ngọng,  nói lắp, chứng khó đọc, tự kỷ…); khó khăn về khả năng học tập và nhận thức, khả năng  giao tiếp với người khác; khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì; mâu thuẫn hoặc xung đột với  cha mẹ, bạn bè; gia đình quá chăm chút, nuông chiều làm cho trẻ  thiếu những kỹ  năng  sống cần thiết; gia đình tan vỡ, ly tán, … Với riêng đối tượng HS người DTTS, một số khó khăn đặc thù có thể bao gồm: trở  ngại trong sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, sự tự ti, mặc cảm tâm lý trong giao tiếp với bạn  bè thuộc cộng đồng đa số, ảnh hưởng của một số phong tục, tập quán và thói quen nhất   định của cộng đồng DTTS   16
  17. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM                                                  GV: Thái Thị Luận Việc GV phát hiện ra những trở ngại, khó khăn của HS trong lớp và hỗ trợ các em   vượt qua chúng sẽ tạo cho HS có cảm giác được bảo vệ, chăm sóc và quan tâm, giúp các   em có thêm nghị lực vượt khó. Bên cạnh đó, khi được GV chú ý đến những vấn đề  khó  khăn của mình, bản thân HS có thêm động lực để  cố  gắng hơn trong học tập và rèn   luyện. Đồng thời, GV cũng được HS thêm yêu mến, tin cậy để  có thể  sẵn lòng chia sẻ  nhiều hơn những khó khăn, khúc mắc của mình trong cuộc sống hoặc học tập.  Quan tâm đến khó khăn của HS còn góp phần giúp GV xây dựng và duy trì được   một tập thể lớp đoàn kết, tương trợ, nơi HS cảm thấy mình là một phần có ý nghĩa của  cộng đồng lớp học và tích cực tham gia các hoạt động chung. Từ  đó, từng bước hình  thành, củng cố tinh thần trách nhiệm và ý thức tập thể cho HS. Điều này càng có ý nghĩa   đối với nhóm thiểu số HS dân tộc thường hay mặc cảm, tự ti và ngại giao tiếp trong một  tập thể có đông HS người Kinh hơn.  Một số cách thức thực hiện việc quan tâm đến những khó khăn của học sinh ­ Lập hồ sơ chi tiết của từng HS và thường xuyên cập nhật, bổ sung. Hồ sơ HS ở  đây không chỉ thuần túy là một bản ‘trích ngang’ những thông tin về  hoàn cảnh cá nhân,  gia đình của HS như quan niệm truyền thống, mà còn bao gồm cả các sản phẩm trong quá  trình học tập và hoạt động của HS như  bài tập/bài thi các môn học, các bản thu hoạch,   tranh vẽ sáng tác, bài thơ dự thi, bài báo tường, các nhận xét của những GV khác về HS,  bằng chứng về việc khen thưởng/kỷ luật, v.v. Túi hồ sơ hoàn thiện của một HS chính là  “cửa sổ để quan sát tư duy và quá trình học tập của HS”, mà GV thông qua đó có thể nhìn  rõ hơn bức tranh sinh động, chân thực về các HS của mình bao gồm cả những thuận lợi,   khó khăn mà em đó gặp phải trong học tập và cuộc sống. Việc xây dựng, quản lý và cập nhật hồ  sơ  HS có thể  hiệu quả  hơn nếu GV huy   động được sự tham gia của hội đồng tự  quản lớp trong công việc này, vì hơn ai hết, HS   hiểu rõ hoàn cảnh và một số  khó khăn, trở  ngại trong cuộc sống của bạn bè mình. Hội   đồng tự quản lớp hoặc một số HS có trách nhiệm trong lớp học có thể  cung cấp những   nguồn thông tin xác thực, cập nhật nhất về hoàn cảnh, điều kiện, những thay đổi trong  cuộc sống của các thành viên trong lớp, giúp GV hiểu rõ hơn về tập thể HS của mình và   những khó khăn mà các em phải đối mặt.   17
  18. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM                                                  GV: Thái Thị Luận Dựa trên thông tin có được về từng HS, GV có thể đánh dấu những hồ sơ, trường   hợp đặc biệt cần sự  quan tâm riêng để  có sự  hỗ  trợ  sau này trong quá trình giảng dạy,   tiếp cận em HS đó, hoặc tìm cách huy động sự  trợ  giúp từ  bên ngoài, từ  chính gia đình   HS. Những công việc liên quan đến việc xây dựng, quản lý hồ  sơ của từng HS như vậy   thường tiêu tốn khá nhiều thời gian, nỗ lực của GV, song lại là một công cụ hữu hiệu và   không thể  thiếu để  giúp GV quản lý tốt tập thể  lớp mình và quan tâm đến những khó  khăn của các em một cách cụ thể, thiết thực.  ­ Thiết lập và thường xuyên duy trì, cập nhật kênh thông tin liên lạc giữa GV và  gia đình HS. Đây là nhiệm vụ  hầu như  đương nhiên đối với GV, đặc biệt là GV chủ  nhiệm, song không phải tất cả mọi GV đều ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn  của việc làm này. Mặt khác, do GV thường quá bận rộn với khối lượng công việc của   mình nên lơ  là hoặc coi nhẹ việc duy trì thông tin với gia đình mọi HS trong lớp. Thông  thường, GV hay quan tâm đến một số  trường hợp cần sự lưu ý nhiều hơn như  HS học  quá yếu, HS quá quậy phá, HS khuyết tật hay một số em khó khăn đặc biệt về kinh tế…   Song trên thực tế, khi đã giao phó những đứa con yêu quí của mình cho nhà trường, hầu   hết mọi gia đình đều kỳ vọng sẽ nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của GV đối với con cái   mình để các em ngày càng tiến bộ trong học vấn cũng như phát triển tính cách cá nhân. Vì   vậy, trong điều kiện và khả năng của mình, GV nên chú ý để làm sao có thể thiết lập và  duy trì một kênh thông tin thường xuyên, liên tục cập nhật tới gia đình của từng HS về  những thay đổi, sự tiến bộ hay thụt lùi của các em về các mặt khác nhau mà GV quan sát,   đánh giá hoặc cảm nhận được. Với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ ngày nay, không  chỉ   ở  thành phố  lớn mà một số  vùng sâu, vùng xa cũng đã có thể  liên lạc bằng internet   hoặc tin nhắn điện thoại di động – GV cần tận dụng những tiến bộ này trong việc duy trì   liên lạc với gia đình HS, bên cạnh những cách truyền thống như sổ liên lạc, thư  gửi qua   HS,… Công việc này chắc chắn lấy của GV khá nhiều thời gian, công sức, song lại tạo  được hiệu quả to lớn trong việc phối hợp giữa gia đình HS và GV, nhà trường nói chung.  Mặt khác, thông qua mối quan hệ chặt chẽ với gia đình HS, GV cũng có thể phát hiện và   góp phần cùng gia đình giải quyết những khó khăn, trở ngại của HS trong lớp, tạo được   sự tin cậy lớn hơn đối với cả HS lẫn gia đình các em. ­ Thiết lập và duy trì mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa GV với HS, từ đó biết   và hiểu rõ hơn những khó khăn đặc thù của từng HS. Một số GV thường e ngại rằng việc  duy trì mối quan hệ  thân thiện, gần gũi giữa GV­HS có thể  phần nào làm cho HS quên    18
  19. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM                                                  GV: Thái Thị Luận mất khoảng cách cần thiết giữa thầy và trò theo truyền thống lễ nghi phương Đông, hoặc  khiến HS cảm thấy “nhờn” với thầy cô, từ  đó khó khăn hơn trong giáo dục các em. Tuy  nhiên, nếu GV có bản lĩnh, thực sự  hiểu tâm sinh lý tuổi HS và có sự  nhạy cảm nghề  nghiệp cần thiết để cân bằng được mối quan hệ với HS thì nỗi lo ngại đó sẽ không thành  hiện thực.  ­ Tăng cường sự tham gia và ý thức trách nhiệm của hội đồng tự  quản và tập thể  HS để HS có ý thức tự quan tâm đến thành viên lớp mình và tìm cách hỗ trợ nhau. Trong   một số trường hợp nhất định, HS tự giúp nhau sẽ hiệu quả và thiết thực nhất. Giao trách nhiệm cụ thể cho Ban cán sự lớp trong việc tìm hiểu hoàn cảnh một số  HS đặc biệt trong lớp để có hướng giúp đỡ hiệu quả. Tuy nhiên việc tìm hiểu cần tế nhị,   tránh gây tổn thương, mặc cảm đến em HS đang gặp khó khăn. Bên cạnh đó, GV cũng  không thể  phó mặc hoàn toàn việc này cho Ban cán sự  lớp, mà cần thường xuyên theo  dõi, đôn đốc và giám sát công việc của các em để  có những chỉ  dẫn hoặc can thiệp kịp   thời.  ­ Chú trọng xây dựng và duy trì bầu không khí tập thể  lớp học đoàn kết thân ái,   luôn tương trợ giúp đỡ nhau. Muốn vậy, trước hết bản thân GV phải làm gương tốt cho   HS bằng cách luôn cư xử đúng mực với người khác, tận tình giúp đỡ người gặp khó khăn  bất kể  đó là đồng nghiệp, HS, hay những hoàn cảnh không may khác xung quanh mình.   HS rất có ấn tượng với cách cư xử, lối sống hàng ngày của GV, do vậy một gương GV   nhân ái, luôn biết quan tâm giúp đỡ  những người xung quanh sẽ là bài học ‘sống’ giá trị  nhất để tác động tới các em. Mặt khác, GV có thể phối hợp với Đoàn thanh niên và Ban   cán sự  lớp để  phát động những phong trào, hoạt động tương thân tương ái trong lớp,  trường hoặc có phạm vi rộng hơn nhà trường như: thu gom và trao đổi đồ  dùng học tập,   quần áo cũ; tiết kiệm tiền ‘bỏ   ống’ cho các bạn khó khăn; tổ  chức thăm hỏi, tặng quà  định kì những gia đình có hoàn cảnh éo le, bất hạnh; tham gia hoặc khởi xướng các hoạt   động phục vụ  lợi ích cộng đồng như  trồng cây, giúp đỡ  người già, người neo đơn, giúp   nạn nhân chất độc da cam, lao động công ích trong các công trình công cộng,… Thông qua các hoạt động thiện nguyện trợ  giúp những người khó khăn trong lớp,  trường của mình cũng như  ngoài xã hội như  vậy, HS sẽ  phát triển được những nét tính   cách nhân ái, bao dung, biết quan tâm giúp đỡ  người khác. Đồng thời, việc cùng nhau tổ  chức hoạt động tập thể còn giúp các em tăng cường tinh thần đồng đội, hợp tác hiệu quả  ­ những yếu tố quan trọng giúp xây dựng một tập thể lớp thân ái, đoàn kết.  19
  20. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM                                                  GV: Thái Thị Luận ­ Trang bị  cho HS, và Hội đồng tự  quản lớp những kỹ  năng sống quan trọng để  biết cách giao tiếp,  ứng xử phù hợp và quan tâm đến người khác, như  các kỹ  năng giao   tiếp, tự nhận thức, hợp tác, thương lượng, làm việc nhóm, ra quyết định, giải quyết vấn   đề, lãnh đạo nhóm... Để làm được điều đó, trước hết GV cũng phải có hiểu biết, tự trang   bị cho mình những kiến thức, kỹ năng này, hoặc phải tham gia vào những khóa tập huấn   chuyên sâu về  kỹ  năng sống, sau đó biết cách tổ  chức các hoạt động cụ  thể  để  huấn  luyện lại cho HS. ­ Tổ chức những hoạt động nhóm nhỏ theo các chủ đề mà HS quan tâm (hoặc theo  sở trường của từng HS) để giúp HS gắn bó hơn với nhau và với tập thể lớp. Ví dụ: nhóm   Thể  thao, nhóm Văn thơ, nhóm Hội họa, nhóm Anh ngữ, nhóm Tin học, nhóm Kỹ  năng   sống, nhóm Điện  ảnh, v.v. Trong mỗi nhóm, GV lựa chọn một hoặc một số HS có khả  năng nhất về lĩnh vực đó làm người hướng dẫn hoặc tổ chức chính, giúp nhóm đề  xuất  các hoạt động chung và chia sẻ  với cả  lớp. Thông qua những hoạt động nhóm nhỏ  như  vậy, bản thân HS có điều kiện hiểu rõ hơn về tính cách, hoàn cảnh, những thuận lợi, khó  khăn của nhau, và GV cũng sẽ nắm được nhiều thông tin hơn về HS của mình. ­ Tích cực tìm kiếm những cách thức tác động, phối hợp với các lực lượng trong và   ngoài nhà trường để góp phần giải quyết những khó khăn của HS. Đôi khi những vấn đề,   khó khăn mà HS gặp phải trong học tập, đời sống vượt quá khả  năng giải quyết, xử  lý   của GV, ví dụ HS có những cú sốc nặng nề về tinh thần, tình cảm phải cần tới sự hỗ trợ  và tư vấn chuyên môn của chuyên gia tâm lý, HS có khả năng học tập tốt nhưng gia đình   gặp khó khăn về kinh tế có thể sẽ phải bỏ học giữa chừng nếu không được trợ giúp chi  phí học tập, v.v. Với những trường hợp như vậy, GV không chỉ cần phát hiện được khó  khăn của HS mà còn giữ  vai trò quan trọng trong việc làm cầu nối để  tác động, liên kết  với các lực lượng, cá nhân trong và ngoài nhà trường có thể cung cấp sự trợ giúp tới HS. 3.2.4. Tạo cơ hội cho học sinh chia sẻ trách nhiệm, giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện   ở lớp, ở nhà ̣ ơ hôi giup cac em hoc sinh bi Tao c ̣ ́ ́ ̣ ết được các biểu hiện về tinh thần trách nhiệm   đối với bản thân, gia đình, và trường lớp, biêt th ́ ực hiện công việc với tinh thần trách  nhiệm va quý m ̀ ến, trân trọng những bạn có tinh thần trách nhiệm la môt viêc lam co y ̀ ̣ ̣ ̀ ́ ́  ̃ ơn lao. Cha ông ta co câu “Hoc th nghia l ́ ́ ̣ ầy không tay hoc ban”, thông qua nh ̀ ̣ ̣ ưng viêc lam ̃ ̣ ̀    20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2