intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học

Chia sẻ: Tomjerry004 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

37
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học được hoàn thành với mục tiêu nhằm đưa ra giải pháp còn chung chung và phạm vi quá rộng (nhiều vấn đề). Trong thực tế giáo dục đạo đức cho học sinh rất đa dạng và phong phú nhưng giáo dục đạo đức cho học sinh như thế nào để đạt hiệu quả đích thực góp phần nâng cao phẩm chất cho các em ít được đề cập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học

  1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC A.PHẦN MỞ ĐẦU      I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:      Đạo đức là một nhiệm vụ quan trọng của nhân cách, là cái “gốc”của mỗi   con người. Giáo dục đạo đức là một nhiệm vụ  quan trọng trong mỗi nhà  trường. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dặn: “Dạy cũng như học phải chú ý cả tài  lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc rất quan trọng”. Đối với   bậc Tiểu học việc giáo dục đạo đức cho học sinh càng có một ý nghĩa chiến   lược quan trọng. Cùng với gia đình, xã hội, nhà trường có trách nhiệm phải  chăm lo giáo dục cho học sinh như lời Bác Hồ  đã dạy. Trong tình hình hiện  nay, khi mà sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học kỹ thuật, một   mặt đã làm tăng năng suất lao động, mang lại cho con người cuộc sống vật   chất, tinh thần, văn minh, hiện đại hơn, nhưng cũng làm cho con người trở  nên ích kỷ, ít quan tâm lẫn nhau, khi mà hoà bình, hữu nghị, hợp tác giữa các   dân tộc, các quốc gia trên thế giới đang trở  thành xu thế chung của thời đại;  ở nước ta nền kinh tế thị trường phát triển mạnh, một mặt đã kích thích sản  xuất làm tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân nhưng đồng thời   cũng làm giảm các giá trị đạo đức, tạo cơ hội cho các tệ nạn xã hội phát sinh   và phát triển....thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh càng trở  nên vô cùng  quan trọng. “Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người”.   Lời Bác Hồ  vẫn còn vang vọng mãi. Là người vinh dự  mang trên mình   sự  nghiệp vẻ  vang ­ sự  nghiệp “Trồng người”, chúng tôi thấy vấn đề  giáo dục  đạo đức cho học sinh tiểu học càng là vấn đề  quan trọng, cần thiết hơn bao   giờ hết. Những học sinh Tiểu học hôm nay nếu được giáo dục và rèn luyện các  phẩm chất đạo đức tốt, sẽ  là nhân tố  tích cực xây dựng đất nước bước vào   thế kỉ XXI đầy triển vọng. 1
  2. Tuy nhiên vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh  ở trường Tiểu học  ở  những   năm   trước   đây   còn   nhiều   hạn   chế.   Do   nhiều   nguyên   nhân,   ở   nhà  trường chỉ có giáo dục văn hóa được coi trọng, được kiểm tra đánh giá. Một   phần do giáo viên chưa nhận thức đúng mức về tầm quan trọng của giáo dục   đạo đức, trong giảng dạy chưa chú ý đến hiệu quả  và tác dụng giáo dục,  chưa khai thác nội dung giáo dục thông qua bài học. Ngoài ra mặt trái của nền kinh tế thị trường đã làm ảnh hưởng xấu đến   lĩnh vực đạo đức, lối sống, bản sắc dân tộc.......Tình trạng học sinh nói tục  chử bậy, cãi lại thầy cô giáo, đánh bạn, bỏ học...... không phải là ít trong các   trường Tiểu học. Kết quả  đó hoàn toàn mâu thuẩn với mục tiêu giáo dục   Tiểu học. Vậy chúng ta phải làm gì ? làm như  thế  nào để  giáo dục đạo đức cho   các em có hiệu quả ? Đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức  cho học sinh Tiểu học”. Hy vọng sẽ góp phần tháo gỡ những vướng mắc ở  trên, đồng thời để  nâng cao chất lượng đạo đức trong nhà trường Tiểu học   hiện nay.       II. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI:          Nói đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường tiểu học đã  được nhiều đề  tài nói đến. Phần lớn các đề  tài đưa ra giải pháp còn chung   chung và phạm vi quá rộng ( nhiều vấn đề). Trong thực tế giáo dục đạo đức   cho học sinh rất đa dạng và phong phú nhưng giáo dục đạo đức cho học sinh   như thế nào để đạt hiệu quả đích thực góp phần nâng cao phẩm chất cho các   em ít được đề cập.       Điểm mới của đề tài này là tìm ra phương pháp tốt nhất để giáo dục học   sinh nhằm nâng cao chất lượng đạo đức trong nhà trường Tiểu học hiện nay.      III. PHẠM VI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI: Trong phạm vi cho phép của đề  tài. Chúng tôi chỉ  tìm hiểu thực trạng   vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường Tiểu học tôi đang dạy và đi  2
  3. sâu nghiên cứu một số  biện pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đạo  đức cho học sinh ở trường Tiểu học trong giai đoạn hiện nay. B. PHẦN NỘI DUNG           I. Thực trạng của việc  giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tôi:   Hoạt động giáo dục trong nhà trường luôn được quan tâm chú trọng  đúng mức và được đánh giá cao cả về mọi mặt. Đầu năm nhà trường chỉ đạo  và triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục ­ dạy học, đổi mới PPDH và  giáo dục, công tác hoạt động giáo dục ngoài giờ  lên lớp .....được tổ  chức và   dần dần đi vào quỹ  đạo hoạt động một cách có nề  nếp, mang lại hiệu quả  cao. Với vị thế là một trường chuẩn Quốc gia, song song với các hoạt động   nâng cao chất lượng văn hoá là công tác giáo dục đạo đức cho cho sinh để đáp  ứng mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học luôn được giữ  vững   và phát huy. Cùng với yêu cầu ngày càng cao về  đổi mới giáo dục ­ đào tạo   với mục tiêu của giáo dục tiểu học để  trong những năm tới trường vẫn giữ  vững danh hiệu và phát huy tác dụng của trường chuẩn Quốc gia, hơn nữa để  tiến đến đạt chuẩn Quốc gia gia đoạn 2  thì nhà trường còn nhiều khó khăn   nhất là vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay. Vấn đề đặt ra cho người giáo viên là làm sao để giáo dục đạo đức nhân  văn trong nhà trường đạt kết quả cao đáp ứng với mục tiêu giáo dục. Trong những năm qua nhà trường đã chú ý quan tâm đến vấn đề  giáo  dục đạo đức cho học sinh. Hầu hết các em  đều có nhận thức đúng đắn, có  3
  4. thói quen hành vi đạo đức tốt, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ  của người học   sinh trong nhà trường. các em đã biết lễ  phép vâng lời thầy cô giáo, vâng lời  người lớn, có thái độ tôn trọng và giúp đỡ yêu thương bạn bè, anh chị. Trung   thực thẳng thắn và thật thà trong học tập, lao động...... *Hạn chế:        Tuy nhiên hiện tượng học sinh nói tục chưởi bậy, đánh nhau, gian lận,  thiếu lễ phép, nói những câu thiếu văn hóa không phải là ít.       Nguyên nhân do từ nhiều phía. Một mặt do một số phụ huynh thiếu quan  tâm chăm lo đến việc giáo dục con em, một số  khác thì cưng chiều thái quá  chưa gương mẫu, kỷ  cương nề  nếp gia đình hạn chế  nên đã tác động xấu  đến con cái. Bên cạnh đó một số  giáo viên chưa nhận thức đúng đắn và đầy  đủ về việc giáo dục đạo đức cho các em, chỉ nghĩ đơn giản là làm nhiệm vụ  giảng dạy văn hóa là chính mà thôi. Học sinh chỉ  cần làm tròn bổ  phận học   tập nghĩa là đã có đạo đức tốt. Họ chưa quan tâm và có những biện pháp giáo  dục đạo đức cho học sinh. Ngoài ra, các hoạt động giáo dục   ngoài giờ  lên  lớp, sự  phối kết hợp giữa các tổ   chức đoàn thể, các lực lượng giáo dục để  giáo dục đạo đức cho các em ít được quan tâm đến, chưa lôi cuốn thu hút các   em tham gia vào hoạt động. Mặt khác, các hiện tượng tiêu cực về  đạo đức  ngoài xã hội xuất hiện tuỳ tiện có tính nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu đến  các em (như  nói tục, chửi bậy, đánh lộn, say rượu .....) đã tác động vào tâm   hồn trẻ, bởi độ  tuổi này “dễ  bắt chước” và “thích bắt chước” vì “sự  hiếu   kỳ”. Trên cơ  sở  những tồn tại nêu trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số  biện  pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức ­ bồi dưỡng nhân văn cho học  sinh trong nhà trường. II. Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học   sinh ở trường TH. 1. Bản thân giáo viên tự nhận thức về giáo dục đạo đức: 4
  5. Việc trang bị cho tất cả mọi người có được nhận thúc đúng đắn và đầy  đủ về công tác giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng cho học sinh   là việc làm đầu tiên rất cần thiết và cấp bách. Trước hết là mỗi một giáo viên rồi mở  rộng ra trong phụ  huynh học   sinh cùng các lực lượng giáo dục khác trên địa bàn.... Mỗi một giáo viên phải nhận thức một cách sâu sắc và đầy đủ  vấn đề  giáo dục đạo đức cho học sinh, vai trò trách nhiệm của mình trong việc giáo  dục các em một cách toàn diện, ý thức được vai trò chủ  đạo của nhà trường   trong hoạt động giáo dục học sinh. Mỗi giáo viên phải thấy được việc truyền thụ  kiến thức văn hoá và  giáo dục đạo đức, thói quen nề nếp cho học sinh là hai mặt chất lượng quan   trọng của nhà trường. Không thể nói đến chất lượng tốt khi nề nếp chưa tốt   và còn có học sinh xếp loại hạnh kiểm cần cố gắng hoặc vi phạm những quy   định về đạo đức và kỷ luật của nhà  trường. Để  làm tốt công tác giáo dục đạo  đức, không thể  chỉ  có một mình   GVCN mà phải có sự  phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục khác ở  trong và ngoài nhà trường như Đội TNTP, Đoàn TNCS, Hội khuyến học, Hội   CMHS, Gia đình học sinh......Phải làm sao cho quá trình này trở thành một thể  thống nhất, liên tục, hướng vào việc phát triển toàn diện nhân cách học sinh.   Phải nhận thức được ý nghĩa sâu sắc của việc kết hợp giáo dục giữa nhà   trường ­ gia đình ­ xã hội như  lời Bác Hồ  đã từng nói “Giáo dục trong nhà  trường chỉ  là một phần, còn cần có sự  giáo dục ngoài xã hội và trong nhà  trường để  giúp cho việc giáo dục trong nhà trường tốt hơn. Giáo dục trong   nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã  hội thì kết quả cũng không hoàn toàn” (Hồ Chí Minh ­ bài nói tại Hội nghị cán  bộ Đảng trong ngành giáo dục ­ 1957). 2. Nâng cao chất lượng dạy học các môn đặc biệt là môn Đạo đức. Chúng ta biết rằng quá trình giáo dục đạo đức  ở  Tiểu học phải hoàn   thành những nhiệm vụ  cơ  bản là tổ  chức giáo dục cho học sinh xây dựng   5
  6. được ý thức đạo đức, bồi dưỡng một tình cảm đạo đức và rèn luyện được  mình có thói quen hành vi đạo đức. Những nhiệm vụ  cơ  bản này được thực   hiện không những bằng con đường hoạt động giáo dục mà còn bằng con  đường dạy học. Thông qua con đường dạy học các môn học (Toán ­ Tiếng việt ­ TNXH   ­ Đạo đức) học sinh chủ  yếu sẽ được bồi dưỡng tri thức, niềm tin đạo đức  làm cơ sở, tiền đề  cho việc rèn luyện những hành vi và những thói quen đạo  đức. Trước hết phải nói rằng đạo đức là môn học có vị trí quan trọng mà các   môn học khác không thể  thay thế  được. Tính đặc thù của môn Đạo đức thể  hiện ở chỗ đây là môn học trực tiếp hình thành tri thức, niềm tin đạo đức cho  các em có hệ thống theo một chương trình khá chặt chẽ. Khi giảng dạy không  cần thông qua các môn học khác làm phương tiện để  hỗ  trợ  mà trực tiếp đi  thẳng vào các chuẩn mực hành vi đạo đức trên cơ  sở  cung cấp những hiểu  biết về các chuẩn mực cơ bản. Môn đạo đức trực tiếp cung cấp cho các em các chuẩn mực đạo đức từ  những mẫu hành vi cụ  thể. Các môn học khác cũng có khả  năng tiềm tàng  nhằm vào việc giáo dục đạo đức thông qua quá trình khai thác nội dung bài   học. Chẳng hạn  ở  môn Tiếng việt qua các câu chuyện kể, các bài văn, bài  thơ..... có nội dung phong phú, sinh động, ca ngợi vẻ  đẹp của đất nước, ca   ngợi văn hoá, các tập quán truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quê hương.  Nếu giáo viên biết cách khai thác sẽ mở rộng được kiến thức về đạo đức, về  truyền thống văn hóa, về kinh nghiệm, lối sống mang tính dân gian, phản ánh  bản sắc đạo đức của dân tộc, quê hương.... Tất cả  sẽ  giáo dục, bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất  nước, lòng tự  hào dân tộc và kể  cả  những chuẩn mực sơ  giản về  giao tiếp   ứng xử, hành vi văn hoá, đạo đức nhân văn. 6
  7. Ở môn Toán thông qua việc dạy học toán làm tính để rèn luyện cho các   em đức tính cẩn thận, chu đáo, trung thực, thật thà, độc lập suy nghĩ qua bài   làm, không nãn lòng khi gặp khó khăn. Với môn học TNXH giáo viên có thể giáo dục cho các em biết yêu quý  và giữ gìn truyền thống dân tộc, truyền thống của địa phương... Với môn học kỹ  thuật giúp cho các em biết yêu quý sản phẩm lao  động, biết yêu và thích lao động, tôn trọng người lao động... Thông qua quá trình tổ  chức dạy học các môn học để  chúng ta thực  hiện nhiệm vụ, yêu cầu của giáo viên khi hướng dẫn học sinh làm bài, học  bài nhờ vận dụng đúng các nguyên tắc và phương pháp giáo dục.. Dạy học sẽ  giúp học sinh đi từ mức độ  dễ đến khó, từ  đơn giản đến phức tạp nâng cao  dần sẽ  tập luyện cho các em quen vượt khó hoàn thành nhiệm vụ  học tập,  bước đầu hình thành các phẩm chất, ý chí, các nét tính cách, lòng yêu chân lý,  yêu văn hóa khoa học. Cũng nhờ  vậy mà tầm mắt tâm hồn các em ngày càng  mở  rộng, càng phong phú góp phần làm cho kiến thức đạo đức, thái độ  về  đạo  đức, về  cuộc sống, vốn sống (tuy còn  đơn giản, hồn nhiên)  và kinh   nghiệm sống của các em phát triển dần. 3. Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL) là hoạt động giáo dục được tổ  chức nhằm bổ  sung, tiếp nối những yêu cầu, nội dung giáo dục trong chính  khóa. Các hoạt động này cũng được ghi nhận trong “Điều lệ  trường Tiểu  học”. Các HĐNGLL phải luôn luôn tạo ra hứng thú, thu hút các em tham gia  hoạt động một cách thoải mái, tự giác, qua đó mở rộng được các mối quan hệ  xã hội, bạn bè hoà nhập việc học tập rèn luyện với thực tế  cuộc sống sinh  động. Đồng thời thông qua HĐNGLL  để  chúng ta giáo dục  đạo đức, bồi   dưỡng nhân văn cho các em. Đây là hoạt động có tác dụng lớn để  giáo dục   đạo đức, truyền thống dân tộc, quê hương, giáo dục tri tức ­ hành vi văn  hóa.... 7
  8. Vậy làm thế  nào để  nâng cao HĐNGLL góp phần nâng cao giáo dục  đạo đức nhân văn cho học sinh trong trường Tiểu học ? Chúng ta có thể  tổ chức với nhiều hình thức khác nhau, các hoạt động  phong phú đa dạng trong đó tổ  chức Đội TNTPHCM làm nồng cốt, gắn với   các chương trình hoạt động của Đội để giáo dục đạo đức nâng cao nhận thức   đạo đức cách mạng cho các em. Gắn với chương trình “Về với cội nguồn” chúng ta đưa các em về với  lịch sử cách mạng của dân tộc, của Đảng, Bác Hồ, của Đoàn, Đội.... Như  vậy thông qua các HĐNGLL bằng nhiều hình thức khác nhau với  nhiều nội dung phong phú đã nâng cao nhận thức cho các em về truyền thống  cách mạng, truyền thống quê hương. Đồng thời thông qua những việc làm cụ  thể gần gũi cuộc sống hàng ngày, những hoạt động trong tập thể đã góp phần   nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng nhân văn cho các em. Chính vì vậy   mà chất lượng đạo đức của các em được nâng lên so với trước và đông đảo  các lực lượng giáo dục tham gia. Xã hội hóa giáo dục trên địa bàn ngày càng   thắt chặt hơn và đi vào chiều sâu. 4. Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động tập thể: Một trong những nguyên tắc ­  giáo dục đạo đức là giáo dục bằng tập  thể, trong tập thể, vì tập thể. Giáo viên phải tổ  chức tốt các hoạt động tập  thể để tạo môi trường giáo dục cho mỗi thành viên. trong hoạt động tập thể  các em bộc lộ các đức tính cụ  thể. Muốn tổ chức các hoạt động tập thể  cho  học sinh giáo viên phải đi sát các em, đóng vai trò vừa là cố vấn, hướng dẫn,  uốn nắn đánh giá hành vi các em một cách chính xác, công bằng vừa là người   bạn tốt của trẻ  với tấm lòng của giáo dục giàu lòng vị  tha, độ  lượng. Giáo  viên phải có kế  hoạch, biện pháp cụ  thể  để  từng tháng dứt điểm rèn luyện  được từng phẩp chất hoặc trọng tâm rèn luyện một vài phẩp chất nào đó  trong kế  hoạch chủ  nhiệm. Khi làm tốt công tác chủ  nhiệm thì giáo viên đã  xây dựng được một tập thể lớp tốt. 5. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương. 8
  9. Thông qua các tổ chức đoàn thể ở địa phương (hội phụ nữ xã, hội nông  dân tập thể, đoàn TNCSHCM xã, hội cựu chiến binh, hội bảo thọ...). Giáo  viên cần có sự phối hợp chặt chẽ tuyên truyền giáo dục đạo đức cho học sinh   như: ­ Thông qua các buổi họp phụ huynh giáo viên nêu ra một số ý kiến và  công tác giáo dục cho học sinh trong và ngoài nhà trường, nêu lên một số giải   pháp đề nghị Hội phụ huynh kết hợp với các ban ngành đoàn thể quan tâm hỗ  trợ, tất cả vì sự nghiệp giáo dục của xã nhà vì tương lai của con em mai sau... ­ Khi tham dự các buổi đại hội hoặc hội nghị các đoàn thể với tư  cách   đại biểu, giáo viên tham gia ý kiến về công tác giáo dục học sinh, một số tình  hình chung về  giáo dục đạo đức học sinh, đề  nghị  hội nghị  quan tâm vì vấn  đề giáo dục trẻ em là vấn đề của toàn xã hội, trong đó mỗi thành viên có vai   trò không nhỏ trong công tác giáo dục các em. ­ Tham mưu cùng hội phụ nữ, hội NDTT xã về  một số  gương tốt của  phụ huynh học sinh trong việc nuôi dạy giáo dục con em tốt để các đoàn thể  nêu điển hình biểu dương khen thưởng kịp thời qua các phong trào “Nuôi con  khoẻ dạy con ngoan”, “Giỏi việc nước đảm việc nhà”... ­ Kết hợp với địa phương tổ  chức các đợt phát thanh tuyên truyền cổ  động phong trào như: Ngày toàn dân đưa trẻ  đến trường, tháng vệ  sinh môi  trường, an toàn thực phẩm, tháng hành động vì trẻ  em, tháng an toàn giao  thông....Gương người tốt việc tốt trong địa phương và nhà trường... ­ Kết hợp với Đội TNTP Hồ Chí Minh mời các cựu chiến binh có nhiều   thành tích để nói chuyện với các học sinh nhân ngày 22/12, kỷ niệm ngày sinh  Bác Hồ, kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ. ­ Tất cả các hoạt động trên nhằm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa  nhà trường với các tổ chức đoàn thể ở địa phương và cùng phối hợp chặt chẽ  để làm tốt việc giáo dục học sinh cũng như  việc thực hiện các phong trào ở  địa phương có hiệu quả  cao. Đặc biệt quan trọng là mối liên kết phối hợp   giữa tổ chức đội và Đoàn TN trên địa bàn dân cư. Bởi việc chăm sóc giáo dục   9
  10. đạo đức TN và nhi đồng là một trong những nhiệm vụ cơ bản trọng tâm của  tổ  chức đoàn trong địa phương. Đoàn viên phải gương mẫu có lối sống văn   minh lành mạnh, hành vi  ứng xử văn hoá không gây ảnh hướng xấu đến các  em. 6. Kết hợp giáo dục tay ba nhà trường ­ gia đình ­ xã hội. Chúng ta biết rằng trong việc tổ chức kết hợp các lực lượng giáo dục,   gia đình có vai trò và tác dụng vô cùng quan trọng, là trọng tâm của các hoạt   động kết hợp. Tác dụng giáo dục con trẻ trong gia đình, trách nhiệm của các   bậc cha mẹ trong việc giáo dục con em đã được xác định nhiều trong các văn   bản pháp luật  ở  nước ta như  Hiến pháp (1992), Luật Hôn nhân và gia đình  (1986), Luật Bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em (1991), Luật Phổ cập giáo  dục Tiểu học (1991). Khác với giáo dục nhà trường, chỗ mạnh nhất giáo dục  gia đình là tình cảm ruột thịt, thương yêu sâu sắc thắm thiết giữa cha mẹ và  con cái tạo nên sức mạnh cảm hóa to lớn, gia đình bao giờ cũng là trường học   đầu tiên của con trẻ. Khi tổ  chức phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình trong công  tác giáo dục đạo đức cho học sinh thì mỗi một giáo viên phải chủ động đề ra  kế  hoạch, nội dung và biện pháp thực hiện, trong đó cần hướng vào những  nội dung có ý nghĩa quan trọng như: Định hướng động viên cha mẹ  học sinh  tích cực phối hợp với nhà trường, cùng tham gia giáo dục học sinh, thống  nhất về mục tiêu, nội dung, cách thức tác động giáo dục... Việc tiến hành phối hợp với phụ  huynh học sinh có thể  bằng nhiều  biện pháp khác nhau như: Tổ chức họp phụ huynh theo định kỳ; Phối hợp với   gia đình thông qua ban đại diện cha mẹ  học sinh của lớp, dùng sổ  liên lạc  giữa nhà trường và gia đình. Thăm và trao đổi trực tiếp tại gia đình học sinh,   liên hệ  qua thư  từ, điện thoại. Gặp gỡ  trao đổi trực tiếp với nhau; Tổ  chức   “Câu lạc bộ gia đình” tổ chức cho cha mẹ học sinh báo cáo điển hình. Thu hút  cha mẹ học sinh tham gia vào các hoạt động nhà trường như: hoạt động ngoại   khoá, các hoạt động theo hứng thú của học sinh tham gia như  tham gia cắm   10
  11. trại, du lịch hoặc bồi dưỡng các nhóm nghệ  thuật khéo như  tay hay làm, thể  thao, văn nghệ... của nhà trường. C. PHẦN KẾT LUẬN I. Ý NGHĨA PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA ĐỀ TÀI:                                    * Kết quả đạt được: Qua thực tế, khi thực hiện các giải pháp nêu trên, trong 3 năm qua  Trường Tiểu học tôi đang dạy đã đạt được những kết quả  vượt bậc về đạo  đức.  Cụ thể : Năm học: 2016­ 2017  Về năng lực: TSHS: 358 em Tốt Đạt Cần cố gắng SL % SL % SL % Tự phục vụ, tự  309 86,3 49 13,7 0 0 quản Hợp tác 309 86,3 49 13,7 0 0 Tự học, GQVĐ 309 86,3 49 13,7 0 0 Về phẩm chất: TSHS: 358 em Tốt Đạt Cần cố gắng SL % SL % SL %  Chăm học, chăm làm 309 86,3 49 13,7 0 0 Tự tin, trách nhiệm 309 86,3 49 13,7 0 0 Trung thực, kỉ luật 309 86,3 49 13,7 0 0 Đoàn kết, yêu thương 309 86,3 49 13,7 0 0 Năm học: 2017 ­ 2018  Về năng lực: TSHS: 370 em Tốt Đạt Cần cố gắng SL % SL % SL % 11
  12. Tự phục vụ, tự  324 87,6 45 12,1 1 0,3 quản Hợp tác 324 87,6 45 12,1 1 0,3 Tự học, GQVĐ 324 87,6 45 12,1 1 0,3 Về phẩm chất: TSHS: 370 em Tốt Đạt Cần cố gắng SL % SL % SL %  Chăm học, chăm làm 332 89,7 38 10,3 0 0 Tự tin, trách nhiệm 332 89,7 38 10,3 0 0 Trung thực, kỉ luật 332 89,7 38 10,3 0 0 Đoàn kết, yêu thương 332 89,7 38 10,3 0 0 Năm học: 2018 – 2019( Học kì 1)  Về năng lực: TSHS: 401 em Tốt Đạt Cần cố gắng SL % SL % SL % Tự phục vụ, tự  289 72,1 111 27,7 1 0,2 quản Hợp tác 289 72,1 111 27,7 1 0,2 Tự học, GQVĐ 289 72,1 111 27,7 1 0,2 Về phẩm chất: TSHS: 401 em Tốt Đạt Cần cố gắng SL % SL % SL %  Chăm học, chăm làm 289 72,1 111 27,7 1 0,2 Tự tin, trách nhiệm 289 72,1 111 27,7 1 0,2 Trung thực, kỉ luật 289 72,1 111 27,7 1 0,2 Đoàn kết, yêu thương 289 72,1 111 27,7 1 0,2      ­ Về mức độ hình thành và phát triển năng lực; phẩm chất đạt 100%. Đại   đa số  học sinh có thói quen nề  nếp tốt. Các em biết mạnh dạn, tự  tin trong   giao tiếp,chào hỏi lễ  phép nhã nhặn với khách, biết xin lỗi cảm  ơn, giữ  gìn  vệ sinh cá nhân, trường lớp và nơi cộng đồng sinh sống, biết giữ gìn bảo vệ  của công, chăm học, có ý thức tham gia lao động... Nhiều em có việc làm tốt.   Nhặt được của rơi đem trả lại người mất, biết giúp đỡ  cụ già em nhỏ, chăm   12
  13. sóc một số  gia đình liệt sỹ  và thương binh, chăm sóc bà mẹ  Việt Nam anh  hùng, nhiều đôi bạn cùng tiến ­ giúp nhau có hiệu quả. Các em biết tự  tổ  chức đời sống cá nhân gọn gàng, ngăn nắp, đỡ  đần cha mẹ  những việc nhà,   biết chăm sóc ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình... ­ Giáo viên hăng hái nhiệt tình hơn trong các hoạt động giáo dục. Đặc  biệt là phong trào đổi mới PPDH đã góp phần tích cực vào việc giáo dục đạo   đức cho học sinh. ­ Chất lượng các giờ dạy học nhất là môn đạo đức được giáo viên chú trọng  cả  về hình thức, phương pháp và nội dung bồi dưỡng tình cảm đạo đức cho   học sinh tạo đà cho sự  hình thành phát triển nhân cách con người toàn diện   vững chắc. ­ Phong trào xã hội hóa giáo dục được phát triển mạnh mẽ cả về chiều   sâu lẫn bề  rộng. Các tổ  chức đoàn thể  trong và ngoài nhà trường cùng thắt  chặt mối quan hệ, hỗ  trợ  lẫn nhau, cùng xây dựng tốt các phong trào góp  phần xây dựng địa phương ngày một đi lên. ­ Tham gia tích cực các phong trào do Phòng giáo dục, Huyện đoàn, Hội   đồng Đội, địa phương đạt kết quả cao. ­ Tạo được môi trường sư phạm Xanh ­ sạch­ đẹp ­ văn minh góp phần  vào thành quả giáo dục của nhà trường. II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Từ  những kết quả  nghiên cứu trên đây tôi rút ra một vài kết luận sau   đây: 1. Bản thân mỗi một giáo viên cần nhận thức đầy đủ  và đúng đắn về  công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Phải coi đây là hoạt động trọng tâm  cùng với dạy học trong nhà trường Tiểu học. Trong đó việc đổi mới phương   pháp giáo dục góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo   dục toàn diện, đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội và đáp  ứng yêu cầu đổi mới của đất nước. 13
  14. 2. Việc nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh  ở  trường Tiểu học  hiện nay là một vấn đề rất cấp thiết và tất yếu. Để làm tốt công tác giáo dục   đạo đức cho học sinh không thể chỉ các giáo viên làm được mà cần có sự phối  hợp chặt chẽ  giữa nhà trường và các tổ  chức đoàn thể  trong và ngoài nhà   trường. Đây là việc làm quan trọng có tính chiến lược và trở thành nguyên tắc  cơ bản của nền giáo dục XHCN. 3. Mỗi một GV thực sự là tấm gương cho học sinh noi theo. Đồng thời  nhiệt tình kiên trì, chịu khó trong việc giáo dục đạo đức cho  học sinh, chỉ đạo  và dạy tốt các môn học. Đặc biệt là môn Đạo đức theo PPDH tích cực. Làm   tốt công tác chủ  nhiệm lớp và tăng cường giáo dục học sinh trong các hoạt  động tập thể. 4. Giáo viên chủ  nhiệm cần làm tốt công tác XHHGD để  phụ  huynh  học sinh, chính quyền địa phương, nhân dân và các tổ  chức đoàn thể  biết rõ  trách nhiệm của mình đối với sự  nghiệp giáo dục của xã nhà để  từ  đó góp  phần tham gia vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ngày càng hiệu quả  hơn, chất lượng hơn. 5. Giáo viên đóng vai trò chủ  đạo trong công tác giáo dục học sinh. Vì  vậy mỗi một giáo viên cần chủ động đề ra kế hoạch, nội dung và biện pháp  thực hiện quá trình liên kết giáo dục, phát huy  ưu thế  của nhà trường, động  viên GV tạo ra nhiều hình thức biện pháp hoạt động, tạo được một môi   trường giáo dục khép kín, tạo bầu không khí đạo đức xung quanh trẻ để hình  thành phát triển tư tưởng, tình cảm, hành vi và thói quen đạo đức cho các em. III.  KẾT LUẬN: Giáo dục đạo đức bồi dưỡng nhân văn là một mặt quan trọng của quá  trình giáo dục học sinh. Dù được tổ chức với những hình thức, nội dung như  thế nào thì cũng phải hướng đến mục tiêu giáo dục trong nhà trường tiểu học   là nhằm bồi dưỡng đào tạo những chủ  nhân tương lai của đất nước đầy đủ  các phẩm chất, nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. 14
  15.       Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức  cho học sinh mà Trường tôi đã áp dụng trong các năm học vừa rồi đạt kết quả  bước đầu khả quan. Rất mong sự góp ý của các cấp quản lý giáo dục  ®Ó t«i hoµn chØnh h¬n về ®Ò tµi cña m×nh.                                            Tôi xin chân thành cảm ơn! 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2