intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp 4

Chia sẻ: Tomjerry004 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:28

23
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học được hoàn thành với một số biện pháp như: Xây dựng tốt kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp; Giáo dục phẩm chất cho học sinh thông qua quá trình dạy học; Giáo dục phẩm chất cho học sinh thông qua công tác phối hợp “gia đình – nhà trường – xã hội”; Giáo dục phẩm chất cho học sinh thông qua các hoạt động Đội trong và ngoài nhà trường;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp 4

  1. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC PHẨM CHẤT   CHO HỌC SINH LỚP 4 1
  2. Quảng Bình, tháng 2 năm 2017 CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC PHẨM  CHẤT  CHO HỌC SINH LỚP 4 Họ và tên: Nguyễn Thùy Nhung Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Mai Thủy 2
  3. Quảng Bình, tháng 2 năm 2017 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Thời đại CNH – HĐH đòi hỏi con người cần có tri thức và kĩ năng thực hành.  Theo định hướng đó thì bậc tiểu học là nền tảng. Mục tiêu giáo dục tiểu học  nhằm giúp cho học sinh hình thành những cơ  sở  ban đầu cho sự  phát triển đúng  đắn và lâu dài về  đạo đức, trí tuệ, thể  chất, thẫm mĩ và các kĩ năng cơ  bản để  tiếp tục học trung học cơ sở. Mỗi môn học  ở  tiểu học đều góp phần hình thành   và phát triển nhân cách cho học sinh và cung cấp cho các em những tri thức cần   thiết. Nền tảng nhân cách, kĩ năng sống, kĩ năng học tập cơ bản của học sinh được   hình thành  ở  tiểu học và được sử  dụng trong suốt cuộc đời của mỗi con người.   Học sinh tiểu học được dạy từ những thói quen nhỏ nhất như cách cầm bút, cách   thưa gửi, đi đứng, ăn mặc cho đến các kĩ năng phục vụ, kĩ năng giao tiếp, các kĩ  năng học tập và khả  năng tự  học, sáng tạo. Giáo dục tiểu học chính là nền tảng   của giáo dục phổ  thông, đặt cơ  sở  vững chắc cho sự hình thành nhân cách và sự  phát triển toàn diện con người. Thành quả  của GDTH có giá trị  lâu dài, có tính  quyết định, vì thế  làm tốt GDTH là đảm bảo sự  phát triển bền vững của đất  nước. 3
  4. Luật giáo dục năm 2005 (sửa đổi bổ sung 2009) đã nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục  là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe,  thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ  nghĩa xã   hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân đáp  ứng với yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Như  vậy, giáo dục giữ  vai trò hết sức quan trọng trong việc đào tạo và bồi   dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.  Từ  xưa ông cha ta đã từng dạy “Tiên học lễ, hậu học văn”. Điều đó muốn   nhấn mạnh rằng trước khi học văn hóa, con người cần phải có đạo đức. Hồ  Chủ  Tịch đã từng nói: “Dạy cũng như  học phải chú trọng cả  tài lẫn đức. Đức là đạo  đức, là cái gốc quan trọng, nếu không có đạo đức thì tài cũng vô dụng”. Bởi vậy có  thể  nói đạo đức đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự  hình thành và phát triển   nhân cách của con người. Xã hội càng phát triển đòi hỏi con người càng phải hoàn   thiện, một con người hoàn thiện về nhân cách là con người không chỉ có tài mà cần   phải có cả đức. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Có tài mà không có đức là   người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Câu nói ấy của   Bác vô cùng thấm thía trong lòng mỗi thầy, cô giáo chúng ta. Đức và tài gắn chặt  nhau, vì có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức thì   vô dụng, thậm chí còn có hại. Giữa đức và tài thì đức là gốc, trong đức có tài và  trong tài có đức, tài càng cao thì đức càng lớn. Con người phải có tài và đức thì mới   làm tròn nhiệm vụ. Tuy nhiên, nhân cách của con người muốn được xây dựng và  phát triển cần bắt đầu ngay từ  khi mới sinh ra và đặc biệt là trong giai đoạn ngồi   trên ghế nhà trường chứ không phải chỉ trong một sớm một chiều. Có thể nói, việc   hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức, tri thức cho thế hệ trẻ là một trong  những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, đây cũng là một trong những nhiệm vụ của  nhà trường nói riêng, của ngành giáo dục nói chung cần phải thực hiện.  Giáo dục phẩm chất cho học sinh Tiểu học là một mặt của hoạt động giáo   dục theo thông tư 22 chính là giáo dục các em biết chăm học, chăm làm; tự tin, trách  4
  5. nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn kết, yêu thương. Qua đó góp phần hình thành cho  trẻ những tính cách nhất định và bồi dưỡng cho các em những quy tắc hành vi thể  hiện trong thái độ với bạn bè, gia đình, người khác và đối với Nhà nước, Tổ quốc .  Đạo đức của con người mới xã hội chủ  nghĩa không chỉ  là thành phần quan trọng   về cơ bản của giáo dục mà là mục đích của toàn bộ công tác giáo dục thế  hệ trẻ.   Trong giáo dục không những có kiến thức mà phải có đạo đức. Vì vậy công tác   giáo dục trước tiên phải đặt chăm lo bồi dưỡng đạo đức cho học sinh, coi đó là cái   căn bản, cái gốc cho sự phát triển nhân cách. Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo   đức cho học sinh thì ngoài việc học tập rèn luyện kiến thức  ở  lớp, học sinh còn  phải tu dưỡng và rèn luyện về  đạo đức, kỹ  năng sống, kỹ  năng hòa nhập và  ứng   xử trong cuộc sống. Tuy nhiên, ngày nay cùng với sự  phát triển của quá trình CNH ­ HĐH thì  những tác động và  ảnh hưởng của mặt trái kinh tế  thị  trường càng gia tăng. Kéo   theo đó là những tệ  nạn xã hội, sự  xuống dốc cực kì nghiêm trọng về  mặt nhân   cách của con người. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, hiện tượng học sinh   vô lễ  với thầy cô giáo, con cái không vâng lời ông bà, cha mẹ; thậm chí còn có  những trường hợp sát hại cả  người thân để  có tiền ăn chơi phung phí. Hay tình   trạng học sinh quay  cóp, gian lận trong thi cử; không chấp hành các quy  định  trường, lớp; chưa biết nhận lỗi và sửa lỗi... Đó là những vấn đề  nhức nhối đang  được cả xã hội quan tâm. Vậy nguyên nhân nào khiến những giá trị đạo đức truyền   thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ngày càng bị mai một và đâu là giải pháp ngăn  chặn sự  tha hóa về  mặt nhân cách của con người, đặc biệt là thế  hệ  trẻ? Để  trả  lời và giải đáp được những câu hỏi đó cần có sự chung tay góp sức của toàn xã hội.   Trong đó nhà trường cũng có một phần trách nhiệm vô cùng quan trọng.    Đó là lí do tôi mạnh dạn đưa ra đề  tài:  “Một số  biện pháp nâng cao chất   lượng giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp 4”. 1.2. Phạm vi áp dụng đề tài 5
  6. Đề tài được nghiên cứu thực nghiệm tại lớp 4C áp dụng theo mô hình dạy học  VNEN ở Trường Tiểu học nơi tôi công tác. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng sự  hình thành và phát triển phẩm  chất  của học sinh  trong trường tiểu học a. Thuận lợi Trong suốt khoảng thời gian gần 5 năm giảng dạy tôi may mắn được làm giáo  viên chủ  nhiệm lớp. Đó là cơ  hội và cũng là điều kiện hết sức thuận lợi để  tôi   được theo sát học sinh. Từ đó nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lí cũng như phẩm   chất và nhân cách của các em. Bên cạnh những hành động quậy phá, nghịch ngợm   tôi bắt gặp những tâm hồn ngây thơ, trong sáng. Đôi khi đó chính là lí do để  ta có   thể thông cảm, thấu hiểu và tha thứ  cho những lời nói và hành động bồng bột do   suy nghĩ chưa thấu đáo của con trẻ hơn là sự trách mắng. Bên cạnh đó, do đặc thù   nghề nghiệp, tôi đã quen dần với việc hằng ngày phải quản lí cả  một “đội quân”  trên dưới 30 em. Nhiều lúc phụ  huynh cũng cảm thông chia sẻ  và khen sức chịu  đựng của các cô. Thế nhưng đặc thù nghề nghiệp của mình là như vậy nên đôi khi   chúng tôi ­ những người làm nghề giáo cũng tự an ủi và cảm thấy khâm phục sức   chịu đựng của mình trước sự  nghịch ngợm của “lũ quỷ  học trò”. Và nhiều lúc   chúng ta cũng phải tự đặt cho mình câu hỏi rằng đó liệu đã phải là những việc làm   sai trái, những hành động vô văn hóa hay chưa? Hay đó đơn thuần chỉ  là sự  vô tư  của tuổi học trò? Một thuận lợi nữa cũng phải kể  đến là tôi may mắn được công tác tại một  ngôi trường vốn nổi tiếng về truyền thống hiếu học. Bởi v ậy h ọc sinh n ơi đây đa  số là chăm ngoan, ham học. Phụ huynh cũng rất chăm lo đến việc học của con em   và Ban đại diện cha mẹ học sinh lúc nào cũng quan tâm sâu sát và hỗ trợ  kịp thời.  Chính vì vậy các em có những điều kiện thuận lợi cho sự  phát triển toàn diện về  thể chất, trí tuệ và nhân cách.  Ủy ban nhân dân xã cùng với các cấp học khác trên   6
  7. địa bàn cũng có mối quan hệ  gắn bó chặt chẽ  với nhau nên đã phát hiện và ngăn   chặn kịp thời những hành động sai trái, những tệ  nạn xã hội tránh để  xảy ra hậu   quả và sai lầm đáng tiếc.  Bắt đầu từ  năm hoc 2015 – 2016 trường chúng tôi mở  rộng mô hình VNEN   toàn phần. Cùng với đó là sự  đổi mới về  nội dung và phương pháp giảng dạy.   Trong đó chú trọng nhất là việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học  sinh. Chính vì vậy đây là cơ hội giúp các em tự tin, mạnh dạn, năng động hơn trong  giao tiếp, học tập đồng thời đây cũng chính là cơ  hội để  các em tự  rèn luyện và  chứng tỏ  khả năng của mình. Trong những năm qua đơn vị không có học sinh nào  vi phạm đạo đức, đánh giá mức độ  hình thành và phát triển phẩm chất của học  sinh: 100% đạt. b. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi, là giáo viên chủ  nhiệm, tôi cũng gặp không ít khó  khăn trong khâu rèn luyện phẩm chất và giáo dục học sinh phát triển toàn diện về  cả đức – trí – thể – mĩ. Là một trường đóng trên địa bàn nông thôn nên học sinh nơi   đây đa số là con nhà nông hay buôn bán, đi làm ăn xa nên phụ huynh ít có điều kiện  gần gũi, chăm sóc con cái. Nhiều em sống với ông bà, vì tuổi cao sức yếu nên việc   quan tâm đến con cháu còn nhiều hạn chế. Do đó công tác giáo dục văn hóa, đạo   đức cho học sinh hầu như “khoán trắng” cho nhà trường. Vì vậy, các biểu hiện của  sự thiếu văn hóa vẫn còn xảy ra. Cụ thể:  ­ Nghỉ học không có lí do. ­ Xả giấy rác bừa bãi. ­ Chưa có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, bảo vệ của công. ­ Không chấp hành nội quy lớp học. ­ Chưa biết sắp xếp thời gian học tập; không làm việc theo yêu cầu của giáo  viên. ­ Chưa biết nhận lỗi khi làm sai. Thậm chí còn đổ lỗi cho người khác. 7
  8. ­ Chưa biết tôn trọng lời hứa và giữ đúng lời hứa;  chưa có ý thức sữa chữa sai   lầm, dễ tái phạm. ­ Hiện tượng học sinh vô lễ với thầy cô giáo và người lớn tuổi; cư  xử thô lỗ  với bạn bè; chưa biết nhường nhịn em nhỏ. ­ Vẫn còn hiện tượng học sinh ghen ghét, tị  nạnh với bạn; chưa biết giúp đỡ  nhau cùng tiến bộ. ­ Học sinh về nhà không vâng lời ông bà, bố mẹ; thậm chí cãi ngang, vô lễ. ­ Học sinh nói dối, ăn cắp vặt... ­ Phụ  huynh nhiều khi quá nuông chiều và tin tưởng con em mà đánh giá sai  giáo viên dẫn đến tình trạng học sinh coi thường thầy cô giáo. ­ Một số tệ nạn học đường còn diễn ra: học sinh đánh nhau, chia bè phái, chơi   điện tử, trộm cắp… Ông bà ta đã từng dạy rằng “Dạy con từ thuở còn thơ”. Không bao giờ là quá   muộn để giáo dục học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học. Theo “Những nguyên tắc   trong rèn luyện đạo đức” thì nguyên tắc thứ nhất là “Muốn có đạo đức trước hết   nói phải đi đôi với làm và luôn nêu gương về  đạo đức”. Điều quan trọng nhất là  chúng ta thẳng thắn chỉ ra sai lầm, khuyết điểm, dám nghĩ, dám làm. Qua nhiều năm giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp 4 tôi nhận thấy rằng  mặc dù đã là anh chị của học sinh các lớp 1, 2, 3 nhưng kĩ năng giao tiếp của các  em còn hạn chế. Nhiều em tỏ ra nhút nhát, lúng túng khi trả lời câu hỏi, thậm chí là  nói trống không. Trong cư xử với bạn bè bao giờ cũng có câu cửa miệng là nói tục,  chửi thề… Theo phản ánh của phụ huynh nhiều em về nhà còn cãi lời cha mẹ, nói  dối để không làm bài tập, đi chơi… Cụ thể như sau: Khảo sát các biểu hiện phẩm chất của học sinh đầu năm học (kiểm tra lại  dòng chữ đỏ theo TT30 chưa ) 8
  9. Tự tin,  Chăm học,  Trung thực, Đoàn kết, trách  chăm làm kỉ luật yêu thương Năm học Sĩ số nhiệm Tỉ lệ  Tỉ lệ  Tỉ lệ  Tỉ lệ  SL SL SL SL % % % % Đầu năm học  26 19 73.1 17 65.4 18 69.2 20 76.9 2016 ­ 2017 c. Nguyên nhân * Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân về phía gia đình Phải nói rằng thời gian mà các em sống với gia đình là khoảng thời gian dài  nhất. Chính vì thế môi trường sống của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với sự  hình thành và phát triển phẩm chất cho các em. Những thái độ, hành vi, cách cư xử  trong gia đình sẽ hình thành cho các em nền móng để các em tiếp xúc ngoài xã hội.   Tuy nhiên hiện nay do mặt trái của sự  phát triển của nến kinh tế  thị trường, tình   trạng cha mẹ  mải lo kiếm tiền, không quan tâm đến con cái; cuộc sống gia đình  không hạnh phúc, bạo hành gia đình… đã dẫn đến những hệ  lụy vô cùng nghiêm  trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của con trẻ. Những em thiếu may   mắn sinh ra trong gia đình cha mẹ  bất hoà, cách cư  xử  của cha mẹ thô bạo, rượu  chè bê bết... đã tạo cho các em một ấn tượng không tốt. Nó ít nhiều có ảnh hưởng  đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các em. Điều đó có thể dẫn đến tình  trạng học sinh trở  nên lầm lì ít nói, dễ  nổi nóng cáu gắt, tính tình thô bạo. Thậm   chí có em còn ngại giao tiếp, sống khép kín… Có em còn  ảnh hưởng những thói  quen không tốt đó cũng có những hành vi cử xử không tốt với mọi người.  Một số  cha mẹ học sinh thiếu gương mẫu, ông bà cha mẹ, chửi mắng lẫn nhau, một số gia   đình còn khoán trắng bỏ mặc cho nhà trường và xã hội, thậm chí còn nuông chiều  con cái quá mức, dẫn đến một số  học sinh vô lễ  với người trên, nhiều em không  vâng lời ông bà, bố  mẹ, lười lao động lười học, trộm cắp … Trong giao tiếp nói   9
  10. năng thô lỗ, cục cằn.  Bên cạnh đó, một số  cha mẹ  chưa quan tâm đến việc lựa  chọn môi trường, chọn bạn cho con chơi. Do đó, các em dễ bị rủ rê, sa ngã vào các   thói hư tật xấu. Chính những điều đó dần hình thành nên tính cách xấu, những hành  động không có văn hóa trong chính bản thân các em mà các em không hề  hay biết   và không nhận thức được tác hại của nó. Nguyên nhân về phía  nhà trường Trường học chính là ngôi nhà thứ hai, giáo viên chính là người mẹ hiền thứ hai   của các em. Môi trường giáo dục tốt sẽ  giúp các em có điều kiện phát triển toàn  diện về mọi mặt. Nhưng để  đạt được đúng như  điều vừa nêu cũng không phải là   dễ.  Thực tế  cho thấy học sinh hiện nay rất nhạy cảm, rất dễ thích  ứng với các  hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội như: hiện tượng nói tục, các hành vi thiếu văn hoá  vẫn còn. Đặc biệt một số học sinh không biết áp dụng kiến thức đã học vào thực   tế. Chẳng hạn học sinh vừa được học bài “Lễ phép vâng lời thầy cô giáo’’ nhưng   lại chỉ  chào hỏi thầy cô giáo dạy mình hoặc không biết cảm ơn, xin lỗi khi được  người khác giúp hay làm điều gì đó không phải.  Đâu đó còn có những thầy cô giáo  chưa nhiệt tình, chưa thật sự yêu nghề mến trẻ, chưa có tâm huyết với sự nghiệp   giáo. Cũng có một vài thầy cô giáo đôi khi không làm chủ  được hành vi, dễ  nổi  nóng, quát nạt, la mắng, thậm chí xúc phạm nhân cách học sinh. Do cách cư  xử  chưa phù hợp nên đâu đó dễ khiến học sinh bị tổn thương, thậm chí có trường hợp   giáo viên còn trở thành những “gương điển hình” về cách ứng xử cho học sinh noi   theo. Một số giáo viên do quỹ thời gian eo hẹp nên chưa quan tâm đúng mức trong  việc phát hiện những hành vi sai trái và kịp thời uốn nắn cho học sinh. Việc kết   hợp, lồng ghép, liên hệ  trong giảng dạy giữa các phân môn nhằm nâng cao nhận   thức và rèn luyện phẩm chất cho học sinh còn lúng túng và hạn chế.  Bên cạnh đó,  một số trường do điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn,  kinh phí hạn hẹp nên ở trong các giờ  học thì giáo viên ít có điều kiện tổ  chức các  trò chơi học tập, nhà trường không thường xuyên cho các em tham gia các buổi sinh   hoạt ngoại khoá. Việc rèn luyện nề nếp cho học sinh chưa thực sự được quan tâm.   10
  11. Ngoài ra thì một số giáo viên nhận thức chưa đầy đủ nên còn chỉ tập trung vào giáo  dục Toán, Tiếng Việt chứ chưa chú trọng rèn luyện phẩm chất cho các em.  Nguyên nhân về phía môi trường xã hội Ngoài môi trường gia đình và nhà trường, sự hình thành và phát triển nhân cách  học sinh còn phụ  thuộc rất lớn vào môi trường xã hội. Hiện nay do sự  phát triển  kinh tế  ­ xã hội, sự  phát triển của mạng lưới thông tin hiện đại, sự  du nhập của   nhiều loại hình văn hoá khác nhau đã ảnh hưởng không ít đến tầng lớp thanh thiếu   niên. Hiện tượng học sinh nghiện Net, nghiện game... là chuyện thường ngày, có  cả em hết tiền nảy sinh hành vi trộm cắp. Nổi trội hiện nay là tình trạng sử dụng  facebook để làm quen, kết bạn và nảy sinh tình cảm yêu đương quá sớm… Do còn  quá non dại nên các em dễ bị rủ rê, lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, gây nên những hệ  lụy nghiêm trọng về nhân cách và đạo đức lối sống của tuổi học trò. * Nguyên nhân chủ quan về nhận thức của các em Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, lứa tuổi mà nhiều người cho rằng  "Ăn  chưa no, lo chưa đến", suy nghĩ còn non nớt, nhận thức chưa cao chính vì thế  các   em có những hành vi thiếu chuẩn xác là điều không thể tránh khỏi. Thêm vào đó, do suy nghĩ chưa thấu đáo, khi phạm phải sai lầm các em chưa   biết lắng nghe, tiếp thu và sửa chữa để tiến bộ. Chính tư tưởng bảo thủ, cố chấp,  luôn cho rằng người lớn áp đặt mình đã khiến các em khó sửa sai và tiến bộ. 2.2. Một số biện pháp giáo dục phẩm chất cho học sinh tiểu học Theo điểm b, khoản 2, điều 5, TT 22/2016/TT­BGDĐT ban hành ngày 22  tháng 9 năm 2016 quy định: Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất của học   sinh:  ­ Chăm học, chăm làm; ­ Tự tin, trách nhiệm; ­ Trung thực, kỉ luật; ­ Đoàn kết, yêu thương. 11
  12. Thông qua các biểu hiện về  sự  hình thành và phát triển phẩm chất của học   sinh, tôi đưa ra một số biện pháp giáo dục phẩm chất của học sinh như sau:  Biện pháp 1: Xây dựng tốt kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp Điều   33,   chương   IV   Điều   lệ   trường   tiểu   học   ban   hành   kèm   theo   TT   số  41/2010/TT BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ  trưởng Bộ  GD&ĐT quy  định: Giáo viên làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học   và cơ  sở  giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học. Tuy nhiên bên   cạnh đó việc giáo dục nhân cách, phẩm chất cho học sinh cũng không kém phần  quan trọng. Vì thế giáo dục phẩm chất cho học sinh một cách có hiệu quả là trách  nhiệm của giáo viên.  Theo khoản 1 điều 19 TT 22 thì giáo viên chủ  nhiệm chịu  trách nhiệm chính trong việc đánh giá học sinh, chất lượng giáo dục học sinh trong  lớp. Như vậy, người giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc   giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Để  giáo dục học sinh có phẩm chất tốt thì người giáo viên phải gương mẫu   để  làm tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Bên cạnh đó, người giáo viên chủ  nhiệm phải là người hiểu rõ hoàn cảnh, tính cách của từng học sinh. Qua thực tế  kinh nghiệm trong công tác chủ  nhiệm lớp, để  làm được điều đó, bản thân tôi   thường tìm hiểu về học sinh như: Đầu năm tôi tìm hiểu lí lịch, học bạ và tìm hiểu   thêm thông tin thông qua các thầy cô giáo cũ, các bậc phụ huynh, học sinh để nắm   được hoàn cảnh gia đình và học lực của các em. Cách tìm hiểu này theo tôi thì đạt  hiệu quả rất tốt. Ngoài ra tôi còn tìm hiểu học sinh qua từng thói quen, hoạt động  của các em  ở  lớp như: sinh hoạt lớp, giờ ra chơi, những buổi lao động, sinh hoạt   sao, sinh hoạt ngoại khóa... trong cách tìm hiểu này tôi đã giúp đỡ được một số học  sinh. Chẳng hạn như: Em   Nguyễn   Hải   Sơn:   khả   năng   tiếp   thu   nhanh   song   còn   lười   học,   hoang  nghịch, hay trêu chọc các bạn, thậm chí đùa nghịch ngoài giới hạn cho phép, đôi khi  xảy ra ẩu đả, thương tích với các bạn. Bị cô giáo nhắc nhở, em hứa sẽ sửa chữa và   12
  13. không tái phạm nhưng rồi vẫn chứng nào tật đó. Trao đổi với phụ huynh, tôi nhận  được thông tin phản hồi: Bố  mẹ  cháu làm ăn xa, sống  ở  Sài Gòn. Từ  nhỏ  cháu   sống với ông bà. Ông bà già rồi nói cháu không nghe lời cũng chịu. Thôi thì nhờ cô  giáo. Trao đổi với giáo viên chủ  nhiệm năm học trước tôi được biết em Sơn bề  ngoài hiếu động, dễ  nổi nóng song là cậu bé vô tư, hồn nhiên và sống tình cảm.   Đôi lúc cáu gắt với bạn, một lúc hết giận rồi lại thôi. Qua tìm hiểu, tôi được biết em còn sống cùng một người bác và rất nghe lời  của bác. Tuy nhiên, do bận công việc nên bác ít khi để  mắt tới cháu. Tôi liên lạc,  trao đổi cùng bác của em. Lên lớp có cô giáo kèm cặp. Về nhà chịu sự “kiểm soát”   của bác. Bạn bè xung quanh cũng thường xuyên quan sát, phát hiện những hành vi,   lời nói, cử chỉ chưa chuẩn mực và báo với cô giáo. Nhờ làm tốt mối quan hệ phối   kết hợp đó mà những hành vi sai lệch của em Sơn được uốn nắn và sửa chữa kịp  thời. Nhờ  đó em tiến bộ  hơn trong giao tiếp và  ứng xử. Khi Sơn hòa đồng hơn   cùng các bạn trong lớp, em biết quan tâm và giúp đỡ các bạn; biết nhận lỗi và sửa   lỗi. Những việc làm tốt của em được tôi tuyên dương trước lớp và được cả lớp ghi  nhận. Dần dần Sơn trở nên ngoan ngoãn và học ngày càng tiến bộ hơn. Một cách tìm hiểu nữa là phải thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ với Ban   đại diện cha mẹ  học sinh và phụ  huynh, phát hiện thái độ, hành vi, cách  ứng xử  chưa chuẩn mực của học sinh để kịp thời sửa chữa, uốn nắn. Mặt khác, giáo viên   cũng thường xuyên trò chuyện cùng học sinh để phát hiện những em có hoàn cảnh   đặc biệt, kịp thời giúp đỡ và hỗ trợ, động viên các em học tập. Nắm vững tình hình  học sinh, xây dựng kế hoạch chủ nhiệm với hệ thống biện pháp sát thực chính là  điều kiện đầu tiên để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Biện pháp 2: Giáo dục phẩm chất cho học sinh thông qua quá trình dạy  học Trong chương trình tiểu học, môn đạo đức là môn học chính để  giáo dục  phẩm chất cho học sinh. Thông qua môn đạo đức, các em bước đầu có khái niệm  13
  14. về  đạo đức và các chuẩn mực đạo đức. Các em biết phân biệt tốt – xấu, đúng –   sai, lễ  phép – vô lễ… Từ  đó có cái nhìn đúng đắn trong nhận thức và suy nghĩ; ý   thức được việc nên và không nên làm. Đối với môn Đạo đức tôi có thể xem là một   phương tiện quan trọng để  thực hiện nhiệm vụ  giáo dục tư  tưởng, tình cảm, và  những hiểu biết trong cuộc sống cho học sinh một cách trực tiếp, hoàn chỉnh và sâu  sắc. Cần phải trang bị  cho học sinh những tri thức đạo đức, các chuẩn mực về  hành vi đạo đức có trong nội dung của mỗi bài học để trở thành kĩ năng sống, thói   quen hàng ngày của mỗi học sinh. Muốn vậy giáo viên phải đi sâu tìm hiểu đặc   trưng bộ môn vì ở đây đòi hỏi khả năng tự trao dồi của giáo viên rất lớn. Nên cần  dạy nghiêm túc không qua loa, không xem nhẹ  môn này. Đưa ra các phương pháp  dạy học theo hướng tích cực nhằm gây hứng thú cho học sinh như thảo luận nhóm,  đóng vai, phỏng vấn, diễn kịch ... Tuy nhiên với thời lượng quá ít (1 tiết/tuần) nên giáo viên khó mà quan sát,   nắm bắt và sửa sai, uốn nắn những sai lệch cho học sinh. Chính vì vậy, giáo viên  chủ nhiệm cần phối hợp chặt chẽ với các giáo viên bộ môn để lồng ghép nội dung  giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả và tích cực rèn luyện các phẩm chất đạo đức  cho học sinh. Mặt khác, giáo viên chủ  nhiệm cần giữ  mối liên hệ  thường xuyên   với giáo viên bộ  môn trong việc quản lí học sinh.  Cần trình bày kế  hoạch của  mình, tìm biện pháp phối kết hợp để  cùng giáo dục. Đề  nghị  giáo viên bộ  môn  nghiêm khắc với những trường hợp sai phạm để các em quyết tâm sửa chữa. Đặc  biệt, luôn lưu ý với các thầy cô bộ môn giúp đỡ các em có thái độ trung thực trong   học tập, tuyệt đối không để  học sinh vi phạm trong thi cử. Khi làm bài trong các   giờ  kiểm tra phải thực sự nghiêm túc, không quay cóp, không giở  sách, giở  vở  để  phản ánh đúng thực chất của các em nhằm giúp thầy cô đánh giá đúng, chính xác và   có cách uốn nắn  kịp thời cho các em.  Trong quá trình giảng dạy, tôi đặc biệt chú ý đến việc rèn kĩ năng giao tiếp,  ứng xử  cho học sinh: giao tiếp với thầy cô giáo, bạn bè và những người xung  14
  15. quanh. Tôi luôn nhắc nhở các em khi giao tiếp với thầy cô giáo và người lớn tuổi   cần thể hiện thái độ lễ phép bằng các từ: “dạ thưa”, “vâng ạ”... Phải nói có đầu  có đuôi, tránh nói trống không, cộc lốc. Khi học sinh nói, giáo viên cần chú ý lắng   nghe, phát hiện và sửa sai kịp thời.  Ví dụ: Sau khi học xong Bài 34: Tính chất kết hợp của phép nhân. Nhân với   số  có tận cùng là chữ  số  0. (Sách HDH Toán 4 – 1B).  Tôi đặt câu hỏi: Em nào có  thể nhắc lại tính chất kết hợp của phép nhân? Nếu học sinh trả lời:  Khi nhân một   tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số  thứ hai và số   thứ  ba. Tôi liền yêu cầu em đó đứng dậy trả  lời lại câu hỏi cho trọn vẹn câu và  phải có từ  “Dạ  thưa cô”. Cụ  thể  học sinh trả  lời lại:  Dạ  thưa cô! Tính chất kết   hợp của phép nhân là: Khi nhân một tích hai số  với số  thứ  ba, ta có thể  nhân số   thứ nhất với tích của số  thứ  hai và số  thứ  ba.  Sau đó tôi nhắc học sinh cần lưu ý  khi trả lời câu hỏi phải trả lời có đầu có đuôi và phải thể hiện thái độ  lịch sự  khi   trả  lời. Biện pháp này của tôi đã giúp học sinh mạnh dạn, tự  tin trong giao tiếp,  ứng xử. Trong giao tiếp với bạn bè, tôi luôn nhắc nhở  các em phải cư  xử  hòa đồng,  thân thiện. Với các em nhỏ cần có thái độ nhường nhịn, vui vẻ, cởi mở. Cần chấm   dứt tình trạng có những câu nói cửa miệng mất văn hóa. Giáo viên cần bám sát học  sinh, phối hợp tốt với HĐTQ trong việc quản lí, phát hiện những hành vi đạo đức  không tốt để có biện pháp giúp đỡ học sinh.  Ví dụ: Có hôm tôi không có tiết cuối nên về sớm. Đầu giờ  chiều đến lớp tôi   nghe học sinh phản ánh: Dạ  thưa cô! Cuối buổi xếp hàng ra về, bạn Hải nói tục,   còn chửi bạn Tuấn, bị cô giáo Tổng phụ  trách Đội nhắc nhở. Tôi liền gọi em Hải  lên, yêu cầu em xin lỗi bạn Tuấn và phân tích cho em biết nói tục, chửi thề  là vi  phạm quy định của lớp, của trường; làm mất tư cách đạo đức của người học sinh;  khiến bạn bè mất đoàn kết. Như vậy là không hề tốt chút nào. Sau khi nghe cô giáo   phân tích, em Hải trung thực, dũng cảm nhận lỗi trước cả  lớp và hứa với cô giáo  cùng các bạn là từ  nay về sau không tái phạm nữa. Tôi cũng kiên quyết trước học  15
  16. sinh, nếu em Hải còn để  xảy ra tình trạng này thì sẽ  mời phụ  huynh đến để  trao  đổi. Đồng thời, tôi yêu cầu học sinh trong lớp cùng theo dõi, phát hiện những hành  vi vi phạm đạo đức của bạn Hải cũng như  các bạn khác trong giờ  ra chơi, đi học  về,… và báo cáo với cô giáo để  giáo dục các em. Biện pháp này đã giúp em Hải  nhận ra sai lầm và có quyết tâm sửa chữa lỗi lầm, biết chịu trách nhiệm về  các   hành vi mà bản thân gây ra. Sau một thời gian cùng học sinh trong lớp quan sát, tôi   thấy tình trạng nói tục, chửi thề trong học sinh đã thuyên giảm rõ rệt. Như  vậy ngoài công việc chính là giảng dạy, giáo viên chủ  nhiệm cần dành  khoảng thời gian thích hợp đến việc rèn luyện và phát triển nhân cách cho học   sinh, cần bắt  đầu từ  những kĩ năng đơn giản nhất như  giao tiếp,  ứng xử, tác  phong, ăn mặc,… đến việc hình thành nề nếp, thói quen sinh hoạt,…  Xây dựng nề  nếp tự  quản tốt trong học sinh là biến ý thức tự  quản thành thói quen, thành một  nề  nếp tốt có tác dụng tích cực trong việc góp phần phát huy tính tích cực chủ  động sáng tạo của học sinh trong học tập cũng như trong việc trau dồi phẩm chất   đạo đức. Đồng thời đối với các em có biểu hiện xấu về  phẩm chất, giáo viên chủ  nhiệm và lớp cũng kịp thời phát hiện, ngăn chặn và giúp đỡ  bạn sữa chữa lỗi lầm   bằng tất cả tình thương và trách nhiệm của mình. Cứ như vậy, dần dà các em hình  thành thói quen tốt và không chờ đợi, ỷ lại vào người khác mà ý thức được là phải   vươn lên để hoàn thiện nhân cách của mình. Ví dụ: Dạy bài Tập đọc “Thưa chuyện với mẹ”. Sau khi trả  lời các câu hỏi,  giáo viên có thể lồng ghép: Cách xưng hô của Cương và mẹ như thế nào? Qua cách  xưng hô đó cho ta thấy tình cảm của hai mẹ con ra sao? Vậy  ở nhà các em thường   xưng hô với bố mẹ và người lớn như thế nào? Để giữ phép lịch sự trong xưng hô,  trong giao tiếp, đặc biệt với người lớn tuổi các em cần làm gì? Bằng việc liên hệ  thực tế, học sinh sẽ có cái nhìn gần gũi và rèn luyện kĩ năng giao tiếp tốt hơn. 16
  17. Rèn giũa phẩm chất cho học sinh theo những chuẩn mực rất quan tr ọng. Đồng  thời với đó, chúng ta cũng cần lấy những ví dụ điển hình làm gương, làm mẫu cho  học sinh noi theo. Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc  “Đôi giày ba ta màu xanh”, tôi nhấn mạnh cho  học sinh: “Lái” trong câu chuyện là một cậu bé ngoan, vừa hiền lành, chăm chỉ lại   còn rất lễ phép. Khi nhận quà từ người khác, Lái xúc động nhận bằng hai tay. Các   em cần học tập đức tính ngoan hiền, lễ phép ở bạn Lái. Đối với học sinh tiểu học, cô giáo bao giờ  cũng là “thần tượng”. Do đó, mỗi  giáo viên chủ  nhiệm phải thực sự  là tấm gương sáng cho học sinh trong lớp học  tập và noi theo; phải là tấm gương cho các em soi và học tập về mỗi lời nói, cách  cư  xử, thái độ  trong giao tiếp giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh,   giáo viên với cán bộ, công nhân viên nhà trường... Học sinh tiểu học là lứa tuổi hồn  nhiên, hay bắt chước, muốn được tự  khẳng định mình. Chính vì vậy, bất cứ  hành  động, lời nói, cử  chỉ  nào của người lớn cũng có sức  ảnh hưởng mạnh mẽ  đến  nhận thức và sự  hình thành nhân cách cho các em. Là một giáo viên, chúng ta cần   mẫu mực để làm gương cho học sinh. Mẫu mực ngay từ lời ăn tiếng nói, cách cư  xử, giao tiếp đến tác phong giảng dạy, thói quen sinh hoạt.  Tôi đã từng nghe một câu nói: Cuộc sống của một đứa trẻ  cũng như  một tờ   giấy trắng mà mỗi người đi qua đều để lại dấu vết trên đó. Bởi vậy, là giáo viên,  là cha, là mẹ, chúng ta cần trở thành tấm gương sáng cho các con noi theo. Usinxki   đã từng nói: “Sự  gương mẫu của người thầy giáo là tia sáng mặt trời thuận lợi   nhất đối với sự  phát triển tâm hồn non trẻ  mà không có gì thay thế  được”. Nêu   gương cũng là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả  cao trong giáo dục   đạo đức cho học sinh lứa tuổi tiểu học.  Biện pháp 3: Giáo dục phẩm chất cho học sinh thông qua công tác phối  hợp   “gia đình – nhà trường – xã hội” Đây là mối quan hệ mật thiết và không thể thiếu được bởi giáo dục tư tưởng,   chính trị, đạo đức tác phong học sinh không chỉ là công tác của giáo viên chủ nhiệm  17
  18. mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội đối với thế hệ trẻ, mầm non tương lai của   đất nước. Vì vậy, trong quá trình làm công tác của nhiệm của mình, tôi luôn ý thức  được sự  cần thiết và tầm quan trọng trong mối quan hệ  chặt chẽ  giữa giáo viên  chủ  nhiệm với giáo viên bộ  môn và gia đình học sinh với các tổ  chức đoàn thể  trong xã hội là rất cần thiết. Bên cạnh việc giữ vững mối quan hệ với giáo viên bộ  môn thì việc hình thành nhân cách cho các em không thể không có vai trò của phụ  huynh học sinh tham gia. Hằng ngày ngoài thời gian các em đến trường, số  thời  gian còn lại hầu như  các em không có sự  kiểm soát của thầy cô giáo, của nhà  trường mà các em  ở  trong sự  kiểm soát của gia đình và xã hội. Vì vậy giáo dục   phẩm chất cho các em cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của phụ huynh.  Tuy nhiên, trong thực tế tiếp xúc với các bậc phụ huynh, tôi nhận thấy rõ một   điều là: Không phải quý vị  phụ  huynh nào cũng nhiệt tình, tận tâm với công việc  phối hợp này, họ  có đủ  muôn vàn lí do để “xin lỗi “hoặc “phó thác” cho giáo viên  chủ  nhiệm với phương châm: “Trăm sự  nhờ  thầy cô giúp đỡ”. Bên cạnh đó, theo   như tìm hiểu, lớp tôi chủ nhiệm có nhiều học sinh sống với ông bà, bố  mẹ đi làm  ăn xa; hoặc nếu có sống với bố  mẹ  thì bố  mẹ  cũng đi làm việc từ  sáng đến tối.  Thời gian chăm con, quan tâm, kèm cặp việc học của con cái là hoàn toàn không có.  Thêm vào đó, phụ huynh học sinh đa số làm nghề nông. Kiến thức văn hóa còn hạn  chế. Do đó, việc bày vẽ cho con em gặp nhiều khó khăn. Vì vậy mà đa phần học  sinh có sai phạm đều do giáo viên chủ  nhiệm phát hiện rồi tìm cách tháo gở  chứ  không phải do gia đình nhận biết để  nhờ  nhà trường quan tâm giúp đỡ  cùng giáo  dục con em mình. Đây cũng là một khó khăn lớn mà chúng ta phải luôn trăn trở để  tìm giải pháp khắc phục tốt nhất nhằm nâng cao không ngừng chất lương toàn  diện cho các em học sinh. Việc phối kết hợp giữa giáo viên chủ  nhiệm và phụ  huynh học sinh nhằm   mục đích cùng chăm lo giáo dục học sinh chưa ngoan về đạo đức, chưa ngoan về  học tập. Đặc biệt đối với diện học sinh chưa ngoan, mối quan hệ này lại cần thiết  hơn bao giờ hết. 18
  19. Ở lớp 4C do tôi chủ nhiệm, có một số trường hợp nổi trội sau: 1. Em Nguyễn Hải Sơn như đã nói ở trên. 2. Em Bùi Thanh Hải: năng lực tiếp thu chậm, học chậm. Qua quan sát cùng  với phản hồi từ phía học sinh, tôi biết em Hải thường xuyên nói tục, chửi thề gây  mất đoàn kết cùng các bạn.   Tôi đã trao đổi với phụ huynh, đặc biệt chú ý đến lời ăn tiếng nói, cách cư xử  ở  lớp cũng như   ở  nhà và môi trường xung quanh của em, phát hiện và điều chỉnh   những lời nói mất văn hóa, những cử chỉ chưa đúng mực. Đồng thời thực hiện biện  pháp phê bình trước lớp. Bên cạnh đó, quan tâm đến việc học của em. Tôi phân  công em Nguyễn Thị Quỳnh Như – CTHĐTQ kèm cặp, giúp đỡ Hải trong việc học   ở lớp cũng như  ở nhà. Nhờ đó, em có nhiều biểu hiện tiến bộ trong học tập, giao  tiếp, cư xử hòa đồng hơn. 3. Em Phan Thị Thương: hoàn cảnh gia đình khó khăn, thường xuyên đau  ốm  nên hay nghỉ học. Do đó, mặc dù rất chăm học nhưng do nghỉ học nhiểu nên vẫn bị  hỏng kiến thức. Đối với trường hợp của em Thương, do điều kiện sức khỏe nên đi học chư  chuyên cần. Do đó, sau khi em nghỉ   ốm, tôi dành thời gian đầu giờ, cuối buổi, ra   chơi… để phụ đạo kiến thức cho em. Đồng thời, trao đổi với mẹ của em, nên dành  thời gian  ở  nhà cho em học bài. Bên cạnh đó, vào các ngày thứ  bảy, chủ  nhật, tôi   phân công em Trần Nguyễn Khánh Huy ở gần nhà kèm cặp việc học cho bạn. Nhờ  bù đắp kiến thức bị hỏng kịp thời nên em theo kịp bài, năng lực tiếp thu, vận dụng  cũng thành thạo hơn. Với tinh thần đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ bạn gặp hoàn cảnh   khó khăn; các bạn trong lớp thường xuyên quan tâm, hỏi han, động viên tinh thần,   thỉnh thoảng còn luân phiên nhau đưa đón bạn đến trường nên bản thân em Thương  cũng tự nỗ lực cố gắng rất nhiều. Có hôm bị ốm nghỉ học nhưng hôm sau đến lớp   em vẫn hoàn thành tốt các bài tập, tiếp thu và vận dụng được kiến thức. Hay một số  trường hợp khác như  em Bùi Thị  Ngọc Anh, Nguyễn Thị  Thu  Nguyệt… Về nhà không học bài, không làm bài tập. Đến lớp cô giáo kiểm tra, lúc   19
  20. thì bảo em về nhà bận giúp mẹ làm việc nhà, khi khác lại nói em quên vở ở nhà…  Tôi trực tiếp gọi điện thoại, về  nhà trao đổi với phụ  huynh và nhận được phản   hồi. Về  nhà bố  mẹ  nhắc làm bài thì các con bảo cô giáo không giao bài về  nhà,   nhắc học bài thì lại bảo là học xong rồi, bố mẹ làm gì mà cứ bắt học mãi thế. Sau  khi nghe phản ánh từ  cô giáo, phụ  huynh quan tâm đến việc học của con em hơn.  Hằng ngày phụ huynh gọi điện thoại cho tôi, hỏi hôm nay con học những bài gì để  nhắc nhở, kèm cặp các con học. Nhờ giữ liên lạc thường xuyên nên các em không  còn dám nói dối nữa. Các em được bố mẹ, anh chị bảo ban trong học tập nên học   hành cũng tiến bộ lên nhiều.  Bên cạnh đó, trong nhà trường học sinh thường mắc những sai lệch mà chúng  ta cùng với phụ huynh phải lo toan cần giáo dục. Theo tôi các em thường có những   biểu hiện sau: Ý thức tự giác học tập chưa cao. Không học bài, làm bài trước khi đến lớp. Nói chuyện trong giờ học. Thiếu trung thực, vô lễ với mọi người. Gây gỗ đánh nhau, nói tục, nói dối. Gian dối trong học tập (kiểm tra thi cử...) Làm ô nhiễm môi trường, bỏ học đi chơi điện tử... Vì vậy ngay từ  đầu năm học giáo viên chủ  nhiệm phải tìm hiểu kỹ  học sinh   lớp của mình thông qua thầy cô dạy lớp trước, tìm hiểu qua học sinh để  báo phụ  huynh biết ngay buổi họp phụ  huynh đầu tiên tất cả  những sai lệch, những biểu  hiện tiêu cực mà học sinh dễ mắc phải để họ soi vào con em mình mà có giải pháp   kịp thời ngăn chặn, sửa chữa. Học sinh có “vấn đề” về phẩm chất thì trách nhiệm trước tiên theo tôi nghĩ là  của gia đình và giáo viên chủ nhiệm. Không nên đổ lỗi cho nhà trường quản lí lỏng  lẻo về nội qui trường học hoặc thực hiện kỉ luật không nghiêm... Và ngược lại có  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2