![](images/graphics/blank.gif)
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 trong điều kiện ứng phó với dịch ở trường Tiểu học
lượt xem 4
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 trong điều kiện ứng phó với dịch ở trường Tiểu học" nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở trường tiểu học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 trong điều kiện ứng phó với dịch ở trường Tiểu học
- UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH LIỆT p SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG PHÓ VỚI DỊCH COVID-19 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Lĩnh vực/ Môn: Tự nhiên và xã hội Cấp học: Tiểu học Tên tác giả: Nguyễn Thanh Thúy Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thanh Liệt Chức vụ: Giáo viên cơ bản Tháng 4, năm 2022
- MỤC LỤC PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài ……………………………………………………… 2 2. Mục đích nghiên cứu …………………………………………….…… 3 3. Khách thể và đổi tượng nghiên cứu ……………………....……….….. 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………………..... 3 5. Phạm vi nghiên cứu ………………………………………………..….. 3 PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận …………………………………………………………. 4 2. Cơ sở thực tiễn ………………………………………………………. 5 3. Biện pháp thực hiện …………………………………………………. 7 4. Kết quả đạt được ………………………………………………..…...18 PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận ……………………………………………………………. 20 2. Khuyến nghị ………………………………………………………... 20
- PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lí do chọn đề tài Tự nhiên và Xã hội là một trong những môn học đóng vai trò quan trọng trong chương trình tiểu học. Thông qua môn học, giúp cho học sinh có những hiểu biết cơ bản ban đầu thiết thực về tự nhiên, xã hội, các mối quan hệ của con người xảy ra xung quanh các em; hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng như quan sát, phân tích, so sánh, đối chiếu, đánh giá, tổng hợp... tích hợp cho học sinh những kĩ năng cần thiết của cuộc sống. Ngoài ra, môn Tự nhiên và Xã hội còn hình thành và phát triển ở học sinh lòng yêu thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp và biết bảo vệ chúng; Hình thành cho học sinh lòng ham hiểu biết khoa học, thích tìm tòi, khám phá và sáng tạo. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền giáo dục nước nhà, chương trình giáo dục phổ thông nói chung và chương trình giáo dục bậc Tiểu học nói riêng đã thực hiện đổi mới Sách giáo khoa và chương trình dạy học để nâng cao chất lượng nguồn lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Điều này thể hiện rõ trong quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 28/2014/QH13 ngày 28/11 /2014 của Quốc hội về đổi mới Chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông: “Tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp, góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt tiềm năng của mỗi học sinh”. Năm học 2021 – 2022 là năm học cuối cùng HS học tập theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành năm 2000. Giai đoạn này HS dần được tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đây cũng là một năm học đặc biệt khi học sinh cả nước phải học tập trực tuyến ngay từ đầu năm học để ứng phó với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên khắp cả nước. Vậy làm thế nào để học sinh học tập hiệu quả, phát huy huy được năng lực của bản thân trong tình hình khó khăn như thế này? Đó chính là câu hỏi mà tôi luôn trăn trở khi chuẩn bị bước vào năm học mới. Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học các môn học nói chung và môn Tự nhiên và xã hội nói riêng, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến môn Tự nhiên và xã hội. Chính vì vậy, đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 trong điều kiện ứng phó với dịch Covid – 19 ở trường Tiểu học” được tôi chọn làm đề tài nghiên cứu trong năm học này. 2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở trường tiểu học. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Phương pháp giảng dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 3. - Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy học môn Tự nhiên và xã hội cho học sinh lớp 3. - Nghiên cứu thực trạng dạy Tự nhiên và xã hội cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học tôi đang công tác. - Đề xuất biện pháp và thực nghiệm dạy học Tự nhiên và xã hội cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học tôi đang công tác. 5. Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng khảo sát: Giáo viên và học sinh khối lớp 3 trường Tiểu học tôi đang công tác. - Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 3D trường Tiểu học tôi đang công tác năm học 2021 - 2022. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 - 2021 đến tháng 4 - 2022. PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- I. Cơ sở lí luận 1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Tự nhiên và xã hội Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI đã xác định: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học”. Cùng với đó, trong phần mục tiêu tổng quát các chỉ tiêu quan trọng và nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2016 – 2020, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm “đột biến chiến lược” đó là: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”. Định hướng trên đây đã được pháp chế hóa trong Luật Giáo dục, điều 24.2: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Như vậy, định hướng đổi mới phương pháp giáo dục đã được khẳng định. Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu học là giúp học sinh hướng tới học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. 2. Vai trò của môn Tự nhiên và xã hội ở trường Tiểu học Môn tự nhiên và xã hội là một môn học có tính tích hợp cao. Tính tích hợp ấy được thể hiện ở 3 điểm sau: + Chương trình môn Tự nhiên và xã hội xem xét tự nhiên – con người – xã hội trong một thể thống nhất, có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau. + Các kiến thức trong chương trình môn Tự nhiên và xã hội là kết quả của việc tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học như Sinh học, Vật lí, Hóa học,… + Chương trình môn Tự nhiên và xã hội có cấu trúc phù hợp với nhận thức của học sinh, theo hình thức đồng tâm, phát triển qua các lớp. Cùng là một chủ đề dạy học nhưng ở lớp 1 kiến thức trang bị sơ giản hơn ở lớp 2. Mức độ kiến thức được nâng dần lên ở lớp 3 và các lớp cuối cấp với các môn Khoa – Sử - Địa ở lớp 4, 5. Có thể nói Tự nhiên và xã hội là môn học cung cấp, trang bị cho HS những kiến thức về Tự nhiên và xã hội trong cuộc sống hàng ngày. Các em là chủ thể nhận thức. Vậy nên khi giảng dạy người GV cần tích cực đổi mới phương pháp
- cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS, làm sao để HS phát huy được năng lực của mình, lĩnh hội được kiến thức một cách chủ động nhất. II. Cơ sở thực tiễn 1. Đặc điểm của trường tiểu học tôi đang công tác Trường Tiểu học Thanh Liệt của chúng tôi là một trường thuộc xã ven đô, tốc độ đô thị hoá nhanh. Do xã hội ngày càng phát triển, trong những năm gần đây, dân cư đông đúc, đa dạng hoá nhiều thành phần. Trình độ dân trí của khu vực ngày một nâng cao nên các gia đình rất quan tâm đến việc học tập của con em mình. Trường có bề dày thành tích trong công tác dạy và học cùng đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, giàu kinh nghiệm và hết lòng yêu thương học sinh. Năm học 2021 - 2022, trường tôi có 1569 học sinh và 32 lớp học, trong đó khối 3 có 261 học sinh được xếp vào 5 lớp. Đồng hành với các con là các đồng chí giáo viên giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn vững vàng, yêu nghề, mến trẻ. Lớp 3D do tôi chủ nhiệm năm học này gồm 54 học sinh với 26 HS nam và 28 HS nữ. 2. Thuận lợi, khó khăn a) Thuận lợi - Ban giám hiệu gồm những đồng chí năng nổ, nhiệt huyết với công tác chuyên môn. Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức nhiều buổi tập huấn giới thiệu tổng thể về về chương trình GDPT 2018 và chương trình lớp 3 năm học 2022 – 2023 để GV nắm bắt và tiếp cận với phương pháp giáo dục mới. Bên cạnh đó, nhà trường cũng tổ chức nhiều buổi tập huấn về công nghệ thông tin, cách sử dụng và khai thác triệt để các ứng dụng dạy học trực tuyến như ZOOM, Google meet, …; các ứng dụng giao bài, chấm bài, kiểm tra trực tuyến như Azota, Zalo, SHub Classroom, Google Form, Padlet… và các ứng dụng trò chơi trực tuyến như Qizzizz, Classkick,… - Thư viện nhà trường đặt mua nhiều loại sách tham khảo, tạp chí của ngành như Thế giới trong ta, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Thủ đô,… để giáo viên cập nhật thông tin, tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Đội ngũ giáo viên của trường có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, tích cực tham gia các buổi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn do Phòng giáo dục và nhà trường tổ chức để trau dồi kiến thức, phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. - Phụ huynh HS rất quan tâm đến việc học tập của con, tích cực phối hợp với GV trong các hoạt động giáo dục, đặc biệt là giai đoạn HS học tập trực tuyến.
- - Đa số học sinh của trường đều ngoan ngoãn, nhanh nhẹn, thích tìm tòi, khám phá. Các em được trang bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập cho các môn học. b) Khó khăn - Do dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp, lây lan nhanh trên phạm vi cả nước nên HS phải học tập trực tuyến từ đầu năm học. Trong giai đoạn này, Bộ giáo dục đã có công văn số 3969/BGDĐT-GDTH hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học đối với lớp 3, 4, 5 trong điều kiện ứng phó với dịch Covid 19. Theo đó hầu hết thời lượng các bài học đều bị giảm xuống một nửa nên khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động học tập cho HS. - Trong nhà trường, môn Tự nhiên và xã hội thường bị coi là môn phụ. Nó là môn được đánh giá bằng định tính nên chưa được phụ huynh và HS coi trọng. Hầu hết các giáo viên chỉ chú trọng vào hai môn Toán và Tiếng Việt. Chính vì vậy mà môn Tự nhiên và xã hội thường được dạy một cách đại khái, không đi sâu nghiên cứu, tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học. Điều đó làm mất dần sự hứng thú, say mê học tập của học sinh. - Một số GV còn thiếu kinh nghiệm hoặc ngại tổ chức các hoạt động dạy học tích cực hoặc có tổ chức thì còn lúng túng, mất thời gian. - Do HS phải học tập trực tuyến từ đầu năm học nên GV và HS chỉ được làm quen nhau qua màn hình máy tính, điện thoại. Điều đó khiến GV phải mất nhiều thời gian để nắm bắt được đặc điểm tính cách và tình hình học tập của các em. - Bản thân các em học sinh còn nhỏ, khả năng tập trung còn chưa cao nên việc giãn cách xã hội, HS phải ở nhà nhiều khiến tâm lí các em ít nhiều bị ảnh hưởng, một số em thiếu tập trung trong học tập. - Việc học trực tuyến gây khó khăn cho GV khi tổ chức được các hình thức dạy học tích cực như hoạt động nhóm, đóng vai, xây dựng dự án,…hoặc tổ chức các trò chơi để tạo hứng thú học tập, phát triển năng lực HS. 3. Khảo sát tình hình HS Để nắm bắt được tình hình học tập của HS, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát hứng thú của GV và chất lượng học tập môn Tự nhiên và xã hội của HS bằng hình thức HS thực hiện trả lời các câu hỏi trên ứng dụng Google form. Kết quả thu được như sau: * Về hứng thú học tập: + Số HS thích học môn Tự nhiên và xã hội: 20/54 em (chiếm 37%)
- + Số HS thường xuyên tham gia thảo luận, trao đổi với các bạn trong nhóm khi học môn Tự nhiên và xã hội: 22/54 em (chiếm 40%) + Số HS thích và rất thích tham gia các trò chơi học tập trong giờ học Tự nhiên và Xã hội: 50/54 em (chiếm 91%) * Về chất lượng học tập: + Hoàn thành tốt: 16 học sinh, chiếm 29,6% + Hoàn thành: 38 học sinh, chiếm 70,4%. Với những thực trạng như nêu ở trên, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 theo hướng phát triển năng lực HS trong điều kiện dạy học trực tuyến ứng phó với dịch bệnh Covid-19. III. Biện pháp thực hiện 1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của giáo viên về vai trò của môn Tự nhiên và xã hội ở trường Tiểu học và tổ chức hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn Để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 tôi thấy việc giáo viên ý thức được vai trò của môn học đối với việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh vô cùng quan trọng. Chính vì vậy mà ngay từ đầu năm học, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, với cương vị là tổ trưởng chuyên môn, tôi đã đề ra kế hoạch đó là dạy đủ, nghiêm túc các môn học theo thời khóa biểu, không cắt xén chương trình. Riêng với môn Tự nhiên và xã hội, tôi đã tổ chức cho các thành viên trong khối trao đổi về mục tiêu, nhiệm vụ, tầm quan trọng của môn học để giáo viên nhận thấy không có môn học nào là chính, môn học nào là phụ mà tất cả các môn học đều góp phần hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học bậc Trung học cơ sở, như mục tiêu của Giáo dục Tiểu học đã đề ra. Bên cạnh đó, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi cùng các đồng chí giáo viên trong khối cùng nhau nghiên cứu, trao đổi nội dung bài dạy, xác định rõ ràng các hoạt động đảm bảo kiến thức cho HS theo công văn 3969, tìm ra những phương pháp dạy học tích cực nhất, hình thức tổ chức dạy học phù hợp nhất giúp các em có những giờ học bổ ích, lí thú, giúp các em lĩnh hội tri thức một cách hiệu quả nhất. Ví dụ: Bài Hoạt động thần kinh (trang 28) Theo hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19 của công văn 3969 thì bài 13, 14 Hoạt động thần kinh và bài Hoạt động thần kinh (tiếp theo) được thực hiện trong 1 tiết và không bố trí thời lượng
- để học bài Cơ quan thần kinh (bài 12). Với suy nghĩ, HS muốn hiểu được hoạt động của cơ quan thần kinh thì phải nắm được các bộ phận của cơ quan thần kinh. Để đảm bảo được mục tiêu của bài học, trong buổi sinh hoạt chuyên môn tổ, tôi và các đồng chí GV trong tổ đã trao đổi và thống nhất đưa thêm nội dung tìm hiểu về các bộ phận của cơ quan thần kinh vào bài học. Cả tổ đã thống nhất các hoạt động cơ bản chủ yếu của tiết học như sau: + Hoạt động 1: Tìm hiểu về cơ quan thần kinh + Hoạt động 2: Tìm hiểu về phản xạ + Hoạt động 3: Tìm hiểu về vai trò của não. Bên cạnh đó, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, GV trong tổ chúng tôi cũng thảo luận, thống nhất nội dung phiếu giao việc cho HS chuẩn bị bài trước. Việc làm này vừa nhằm phát huy năng lực và khả năng tự học của HS, vừa hạn chế việc “cháy giáo án” của các tiết học. Ví dụ: Với bài Hoạt động thần kinh, trước buổi học tôi đã gửi trong nhóm lớp một phiếu giao việc để các em chuẩn bị bài: PHIẾU GIAO VIỆC 1) Hãy quan sát các hình trong SGK trang 26, 27 và tìm hiểu: + Cơ quan thần kình gồm những bộ phận nào? + Các bộ phận ấy được bảo vệ như thế nào và có vai trò gì trong các hoạt động của cơ thể? 2) Con đã bao giờ bị giẫm phải một vật nhọn chưa? Khi đó con có phản ứng như thế nào? Vì sao con có phản ứng như vậy? Nhờ nâng cao được nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của môn học và tổ chức nghiêm túc các buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi thấy 100% các đồng chí giáo viên trong khối thực hiện dạy nghiêm túc các tiết Tự nhiên và xã hội lớp 3. Các tiết dạy của giáo viên đổi mới theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh. Học sinh hứng thú với môn học. Nhờ vậy mà tỉ lệ học sinh đạt kết quả hoàn thành tốt môn Tự nhiên và xã hội cuối học kì 1 lớp 3D của tôi đạt 69% và của cả khối 3 có 170 em hoàn thành tốt, đạt 65%. 2. Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin và lựa chọn phần mềm giảng dạy phù hợp Có thể nói ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trực tuyến là một phương pháp thể hiện cao tính sáng tạo về khoa học. Trước kia khi giảng dạy bằng phương pháp truyền thống, người giáo viên phải chuẩn bị rất nhiều đồ dùng trực quan rồi lỉnh khỉnh mang đến lớp, có đồ dùng chỉ dùng được một lần rồi bỏ đi. Vào tiết dạy vừa giảng bài, giáo viên vừa phải ghi nhớ và sắp đặt đồ dùng để treo lên bảng, thời gian tháo gắn đồ dùng cũng chiếm một phần không
- nhỏ trong tiết học, chưa nói đến những tranh cần thiết phải sử dụng nhưng nó quá nhỏ, màu sắc không rõ ràng, phần nào đã làm giảm sự tập trung ở các em. Còn với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học thì khác hẳn. Nó như mở ra một cái nhìn mới cho các em học sinh, được tiếp xúc với phương tiện hiện đại tầm nhìn của các em được mở rộng hơn, bài giảng không còn trở nên khó hiểu với các em nữa vì những hình ảnh minh họa cho lời nói của giáo viên giờ đây sinh động, hiện thực, phong phú. Giáo viên có nhiều thời gian truyền thụ kiến thức cho học sinh, học sinh hiểu bài sâu hơn, vận dụng kiến thức đã học vào thực hành tốt hơn. Kể từ năm học 2019 – 2020, năm học nào HS cũng có một thời gian học trực tuyến đến để ứng phó với dịch Covid 19. Qua tìm hiểu tôi thấy việc dạy học trực tuyến với ứng dụng ZOOM rất phù hợp. ZOOM là một công cụ hội thoại trực tuyến rất dễ sử dụng. Người tham gia chỉ cần là một đường link ZOOM hoặc một ID và mật mã ZOOM để tham gia. Hơn nữa, ứng dụng ZOOM còn có các chức năng như chia phòng theo nhóm, khung trò chuyện, ghi chú,…rất thuận lợi cho việc giảng dạy. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn ứng dụng ZOOM để giảng dạy trực tuyến đối với học sinh lớp tôi. Ban đầu tôi phải mua một tài khoản ZOOM không giới hạn để ứng dụng không bị ngắt sau kết nối 40 phút. Về sau, nhờ sự quan tâm của nhà trường và các cấp quản lí, mỗi GV chúng tôi được cấp một tài khoản ZOOM không giới hạn miễn phí. Bên cạnh đó, để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và tạo hứng thú học tập cho HS tôi tìm hiểu và sử dụng các ứng dụng khác như Azota, Google form, Padlet, Qizzizz, Classkick. Các ứng dụng này được tôi linh hoạt sử dụng trong các tiết dạy, tùy vào nội dung, mục tiêu và các hoạt động được tổ chức trong tiết dạy đó. Cụ thể: - Ứng dụng Azota, Google form tôi sử dụng để giao bài, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. - Ứng dụng Padlet tôi sử dụng để HS trưng bày ảnh các sản phẩm mà HS sưu tầm hoặc chuẩn bị bài. Ví dụ: Khi dạy bài Rễ cây Vì tình hình dịch bệnh, HS hạn chế ra ngoài nhiều nên điều kiện để tìm hiểu về các loại rễ cây bị hạn chế. Vì thế trước khi có tiết học 1 tuần, tôi giao cho HS nhiệm vụ là sưu tầm các loại rễ cây (có thể là rễ cây của các loại rau hoặc rễ của các loại cây nhà mình có), chụp ảnh và gửi ảnh vào link Padlet mà tôi chia sẻ trong nhóm lớp. Đến giờ học, tôi chia sẻ link, HS tự giới thiệu về đặc điểm của rễ cây mà mình sưu tầm được. Việc làm này vừa phát huy được năng lực của HS, tạo cho các em sự tự tin, vừa tạo cho các em hứng thú học tập.
- - Ứng dụng Classkick tôi sử dụng khi cho HS thực hiện các bài tập nối các từ ngữ hoặc câu hỏi với câu trả lời thích hợp để luyện tập, củng cố các kiến thức. Ví dụ: Khi dạy bài Các hoạt động thông tin liên lạc Để giúp HS tìm hiểu về nhiệm vụ của các cơ sở thông tin liên lạc, tôi thiết kế bài tập để học sinh thực hiện nối tên cơ sở thông tin liên lạc với nhiệm vụ thích hợp. Hoạt động này giúp HS vận dụng được vốn hiểu biết của mình, phát huy năng lực của bản thân. Nhờ đó mà các em ghi nhớ kiến thức lâu hơn.
- - Ứng dụng Qizzizz tôi sử dụng để tổ chức trò chơi trực tuyến, giúp HS củng cố kiến thức bài học. Nhờ sử dụng phần mềm giảng dạy phù hợp và linh hoạt các ứng dụng công nghệ thông tin mà những giờ học trực tuyến các môn học nói chung và môn học Tự nhiên và xã hội nói riêng của lớp tôi không bị nhàm chán. HS rất tích cực và hào hứng tham gia các hoạt động học tập. 3. Biện pháp 3: Sử dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giờ học môn Tự nhiên và xã hội Kinh nghiệm qua những năm dạy học tôi thấy, trong một bài học không bao giờ chỉ dùng một phương pháp, một hình thức dạy học mà thành công. Một tiết dạy tốt là kết quả của việc phối hợp sử dụng nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí. Bởi vậy, trong mỗi giờ dạy nói chung và giờ dạy Tự nhiên và xã hội nói riêng, tôi đã thường xuyên phối hợp sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để tạo nên một không khí học tập nhẹ nhàng, vui tươi, sao cho giờ học đạt hiệu quả cao nhất. 3.1. Phối hợp các phương pháp dạy học Các phương pháp tôi sử dụng trong giờ Tự nhiên và xã hội đó là: * Phương pháp quan sát: Đây là phương pháp sử dụng các giác quan để tri giác trực tiếp, có mục đích các sự vật, hiện tượng diễn ra trong tự nhiên và trong cuộc sống. Tùy vào đối tượng quan sát mà tôi hướng dẫn HS nên sử dụng một hay nhiều giác quan để cảm nhận và phán đoán sự vật (mắt nhìn, tay sờ, mũi ngửi,…) Ví dụ: Khi yêu cầu HS quan sát đặc điểm của một loại quả mà em mang đến lớp, sau khi dùng các giác quan để quan sát, HS báo cáo được kết quả như sau: + Bảo An: Quả xoài chín của con có màu vàng, vỏ nhẵn, mùi thơm, vị ngọt. + Bích Ngọc: Quả xoài của con có màu xanh, không có mùi thơm, ăn giòn và ngọt. + Trung Nghĩa: Quả táo của con màu tím đỏ, có vị hơi chua. Sau khi HS trình bày kết quả quan sát, tôi hướng dẫn HS rút ra nhận xét: Cùng là giống xoài nhưng chúng cũng có hình dạng, màu sắc và mùi vị khác nhau. Từ đó HS thấy được sự đa dạng của quả. * Phương pháp trò chơi học tập: Phương pháp này rất quan trọng trong việc tạo hứng thú học tập cho HS, giúp cho giờ học trở nên nhẹ nhàng, thoải mái, giúp HS nhanh nhẹn, tiếp thu tự giác và tích cực hơn. Qua đó HS được củng cố, hệ thống hóa kiến thức.
- Để tổ chức trò chơi vào tiết dạy hiệu quả trước hết tôi lựa chọn và sưu tầm những trò chơi bổ ích đạt được những yêu cầu sau: - Trò chơi có tính vận dụng kiến thức trong bài học. - Phát triển được các phẩm chất năng lực học sinh. - Đảm bảo tính khoa học và thực tiễn khi áp dụng. - Đảm tính thời gian (5-7 phút mỗi trò chơi) Việc xác định yêu cầu của bài tập rất quan trọng, mục tiêu của bài tập là cơ sở để lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp. Một bài tập có thể tạo nên những trò chơi khác nhau. Tôi tiến hành thiết kế trò chơi có hình thức chơi rõ ràng (người chơi, cách chơi, đồ dùng hỗ trợ…), nội dung thực hiện trò chơi phải đảm bảo nội dung bài tập của Sách giáo khoa hoặc bổ sung thêm nội dung tùy vào việc xác định mục tiêu bài tập, của tiết học. Đồng thời thông qua đó rèn những kĩ năng cần thiết cho HS. Ví dụ một số trò chơi phù hợp với học sinh lớp 3 và phù hợp với môn học Tự nhiên xã hội: Trò chơi “Gọi tên ai”, “Vòng quay may mắn”, “Tiếng chuông may mắn”; “Ong non tìm mật”, “ ô cửa bí mật”,... Hình thức lồng ghép thì tôi căn cứ vào nội dung bài học, mục tiêu bài học và khoảng thời gian cho phép để tiến hành một cách bài bản vừa giúp các em thích thú vừa đảm bảo yêu cầu mục tiêu bài học cũng như thời gian tiết học. Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung học tập cụ thể trong chương trình (có thể là kiến thức cần kiểm tra bài cũ, kiến thức bài mới, kiến thức thực hành, luyện tập...). * Một số lưu ý khi tổ chức trò chơi: - Các trò chơi được xây dựng từ các dạng bài tập có chọn lọc của các tiết học trong các mạch kiến thức môn Tự nhiên và Xã hội. Các trò chơi phải gần gũi, gây hứng thú, góp phần hình thành, củng cố hoặc hệ thống kiến thức. - Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng, phát huy trí tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo. - Trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh, tạo không khí vui vẻ, thoải mái. - Trò chơi cần phải gần gũi, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 3, không nên quá cầu kỳ, phức tạp. Ví dụ: Khi dạy bài Hoạt động thần kinh (trang 28) Sau khi kết thúc hoạt động tìm hiểu về phản xạ, để củng cố kiến thức vừa học và chuyển ý giới thiệu hoạt động tiếp theo, tôi tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ba, má, tôi”. + Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi
- + Bước 2: Phổ biến cách chơi: Người điều khiển sẽ hô và thực hiện các động tác: Hô: “Ba” – 2 tay đặt lên đầu “Má” – 2 tay đặt vào má. “Tôi” – 2 tay đặt vào ngực GV sẽ hô nhanh dần và đảo lộn trật tự từ. VD “tôi – má – ba – ba – má – tôi - ...” để người chơi thực hiện. HS nào thực hiện sai sẽ phải hát hoặc múa tặng cả lớp một bài. Kết thúc trò chơi, GV nhận xét: Những bạn làm đúng là những bạn đã biết phối hợp nhịp nhàng giữa tai nghe, mắt nhìn và tay làm và hỏi HS: + Cơ quan nào điều khiển các hoạt động của cơ thể? + Các con có biết bộ phận nào của cơ quan đó quan trọng nhất không? Chúng ta cùng tìm hiểu điều đó qua hoạt động tiếp theo. * Kết thúc tiết học, để củng cố kiến thức cho HS và nắm bắt được kết quả học tập của các em, tôi tổ chức cho HS chơi trò chơi trực tuyến Quizizz:
- * Trò chơi Hộp quà bí mật hay Tiếng chuông may mắn tôi thường tổ chức cho HS chơi khi khởi động tiết học hoặc củng cố bài học. * Kết quả: Nhờ tổ chức hiệu quả các trò chơi học tập mà HS lớp tôi rất hào hứng khi học các tiết môn Tự nhiên và xã hội. Từ đó giúp các em tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng và cảm thấy yêu thích học môn Tự nhiên và xã hội hơn. * Phương pháp thực hành: Với phương pháp này HS được trực tiếp thao tác nhằm giúp HS hiểu rõ và vận dụng lí thuyết vào thực hành, luyện tập, hình thành kĩ năng. Ví dụ: Khi dạy bài Khả năng kì diệu của lá cây. Để giúp HS rút ra được vai trò “thoát hơi nước” của lá cây, tôi giao nhiệm vụ cho HS thực hành, đó là tối hôm trước, HS cho một bó rau vào túi ni lon, buộc chặt miệng túi. Sáng hôm sau quan sát xem ở thành túi có gì. Nhờ việc làm này, HS dễ
- dàng rút ra một trong các vai trò của lá cây là “thoát hơi nước” và ghi nhớ kiến thức lâu hơn. * Phương pháp hỏi đáp: Phương pháp này tôi thường dùng sau khi sử dụng các biện pháp quan sát, trò chơi, thực hành để HS rút ra kiến thức. Ví dụ: Khi dạy bài Họ nội, họ ngoại Hoạt động 1: Nhận biết những người thuộc họ nội, họ ngoại - Bước 1: HS thảo luận nhóm: Quan sát hình 1 trang 40 và trả lời các câu hỏi: + Hương đã cho các bạn xem ảnh của những ai? + Ông bà ngoại của Hương sinh ra những ai trong ảnh? + Quang đã cho các bạn xem ảnh của những ai? + Ông bà nội của Quang sinh ra những ai trong ảnh? - Bước 2: Sau khi HS trình bày kết quả thảo luận, GV hỏi: + Những người thuộc họ nội gồm những ai? + Những người thuộc họ ngoại gồm những ai? - GV kết luận: + Ông bà sinh ra bố và các anh, chị, em ruột của bố cùng với các con của họ là những người thuộc họ nội. + Ông bà sinh ra mẹ và các anh, chị, em ruột của mẹ cùng với các con của họ là những người thuộc họ ngoại. Nhờ việc phối hợp hài hòa, hợp lí các phương pháp dạy học mà hiệu quả của các tiết học trực tuyến môn Tự nhiên và xã hội được nâng lên rõ rệt. HS học tập tự giác và hứng thú hơn. 2.2. Phối hợp các hình thức tổ chức dạy học Trong mỗi giờ lên lớp tôi luôn phối hợp sử dụng nhiều hình thức dạy học để giờ học sinh động, HS không bị nhàm chán và có điều kiện phát huy năng lực của mình. Các hình thức daỵ học tôi thường sử dụng trong giờ Tự nhiên và xã hội đó là: * Dạy theo lớp: Hình thức dạy học này tôi dùng trong phần giới thiệu bài, giới thiệu từng hoạt động và phần kết luận sau mỗi hoạt động hay cả bài. * Dạy học theo nhóm: Hình thức dạy học này tôi sử dụng khi đứng trước một vấn đề mà cá nhân HS khó có thể giải quyết được, cần sự trao đổi, chia sẻ thông tin. Khi chia nhóm, tôi thấy cần lưu ý một số điểm sau: - Hạn chế sử dụng cách chia các nhóm lớn vì như vậy khó đảm bảo cho việc giữ trật tự và HS ít được trao đổi ý kiến. - Lựa chọn nhóm trưởng và hướng dẫn giao nhiệm vụ rõ ràng, cẩn thận. - Có 3 hình thức chia phòng theo nhóm khi dạy trực tuyến, đó là:
- + Chia tự động + Chia thủ công + Chia tự chọn Trong 3 cách này, cách chia nhóm tôi thường lựa chọn là “chia thủ công” vì với cách chia này tôi chủ động chia trong một nhóm bao gồm đủ các đối tượng HS và HS tham gia nhóm cũng nhanh hơn, đỡ mất thời gian. Ví dụ: bài Vệ sinh hô hấp (trang 8) * Hoạt động 1: Ích lợi của việc tập thở buổi sáng - Bước 1: Thảo luận nhóm + Giao việc: Quan sát các hình 1, 2, 3 trang 8, thảo luận và trả lời câu hỏi: (?) Tập thở sâu vào buổi sáng có ích lợi gì? (?) Hàng ngày, chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi, họng? + HS tham gia nhóm và thảo luận. - Bước 2: Làm việc cả lớp + GV gọi đại diện vài nhóm nêu kết quả thảo luận. - GV kết luận: Tập thở vào buổi sáng có lợi cho sức khỏe vì buổi sáng không khí thường trong lành, ít khói bụi. Sau một đêm nằm ngủ, cơ thể cần được vận động để mạch máu được lưu thông. Hít thở không khí trong lành và hô hấp sâu để thải được nhiều khí các-bô-níc ra ngoài và hít được nhiều khí ô xi vào phổi. Hằng ngày, cần lau sạch mũi và súc miệng bằng nước muối để tránh bị nhiễm trùng các bộ phận của cơ quan hô hấp trên. Kết quả: Dạy học theo nhóm là một hình thức dạy học tích cực mà tôi đã áp dụng trong các giờ học Tự nhiên và xã hội. Tôi thấy khi học theo nhóm các em được chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau để tất cả các em đều hoàn thành nhiệm vụ học tập. Tuy nhiên để hình thức dạy học này đạt hiệu quả, khi chia nhóm tôi luôn lưu ý chọn cách chia nhóm thủ công để trong nhóm có cả học sinh giỏi và học sinh yếu, có cả học sinh nam và học sinh nữ và luôn thay đổi các thành viên trong nhóm nhằm tạo ra sự giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Và để phát huy được tính tích cực của các hình thức tổ chức dạy học, khi lên kế hoạch bài dạy, tôi luôn nghiên cứu kĩ hoạt động nào nên tổ chức bằng hình thức gì cho phù hợp để phát huy tối đa hiệu quả của mỗi hình thức. 4. Biện pháp 4: Tích hợp môn Tự nhiên và xã hội với các môn học khác Trong trường Tiểu học, các môn học có tác dụng bổ trợ lẫn nhau, môn nọ là nền tảng để học tốt môn kia. Vì vậy môn Tự nhiên và xã hội là tư liệu phục vụ cho bài học, là thực tế về tự nhiên và xã hội, con người quanh các em. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, GV cần tích hợp kiến thức của các môn học có liên
- quan như Tiếng Việt hay Đạo đức để giúp HS có thêm kiến thức thực tế vận dụng vào bài học. Ví dụ: Chủ điểm “Làng quê và đô thị” của môn Tiếng Việt 3 có mối liên hệ mật thiết với chủ đề “Xã hội” trong môn Tự nhiên và xã hội. Hay chủ điểm “Bầu trời và mặt đất” của môn Tiếng Việt 3 lại có mối liên hệ mật thiết với chủ đề “Tự nhiên” (từ bài 58 đến bài 68) của môn Tự nhiên và xã hội. 5. Biện pháp 5: Tăng cường bồi dưỡng kiến thức của GV và HS. Tự nhiên và xã hội là môn học mang nhiều kiến thức thực tế hết sức phong phú và gần gũi với thiên nhiên, con người. Trong khi đó thiên nhiên có nhiều biến đổi, xã hội không ngừng phát triển. Vì vậy, tăng cường bồi dưỡng kiến thức thực tế cho GV và HS là hết sức quan trọng, đóng góp vào thành công của việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và xã hội. * Đối với giáo viên: Thực tế cuộc sống rất phong phú, đòi hỏi mỗi người cần phải không ngừng học và bồi dưỡng vốn hiểu biết của mình. Hành trang kiến thức của người GV cần được cập nhật và hoàn thiện cùng với sự phát triển của xã hội. Chúng ta không chỉ học ở sách báo, phương tiện thông tin đại chúng mà còn học hỏi ở các đồng nghiệp, mọi người xung quanh. * Đối với học sinh: Cần tạo cho HS thói quen quan sát thế giới xung quanh. Trong điều kiện học tập bình thường, HS có thể quan sát qua những chuyến tham quan thực tế. Còn trong điều kiện học tập trực tuyến, việc quan sát thực tế của các em gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, trong mỗi bài học, GV cần đưa thêm những hình ảnh thực tế ngoài sách giáo khoa để cung cấp thêm vốn hiểu biết cho các em. Ví dụ 1: Bài Rễ cây (trang 82) Khi chuẩn bị cho hoạt động hướng dẫn HS tìm hiểu về các loại rễ cây, tôi đã nhắc HS giúp mẹ nhặt rau và quan sát: + Con đã nhặt giúp mẹ loại rau nào? + Con thấy rễ của các loại rau đó có đặc điểm như thế nào? + Hãy chụp ảnh và mô tả các loại rễ mà em biết gửi vào link Padlet. Từ kết quả quan sát thực tế của HS tôi giúp HS nhận ra 2 loại rễ chính là rễ cọc và rễ chùm và giới thiệu thêm một số loại rễ khác như rễ phụ, rễ củ. Để khích lệ khả năng quan sát của HS, tôi luôn đưa ra lời khen ngợi, động viên những em có ý thức quan sát thực tế. Nhờ vậy mà trong các giờ học môn Tự nhiên và xã hội, HS lớp tôi học rất sôi nổi và mạnh dạn chia sẻ những hiểu biết thực tế của mình. Tóm lại, để phát huy năng lực học tập của HS, nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và xã hội, người giáo viên cần có sự gắn kết, xâu chuỗi nhịp
- nhàng các hoạt động của thầy và trò, định hướng cho HS con đường tự lĩnh hội, tự phát hiện ra kiến thức. Tôi sử dụng tất cả các biện pháp nêu trên nhằm mục đích cuối cùng là giúp HS sau khi học xong mỗi tiết Tự nhiên và xã hội nói riêng và hoàn thành chương trình Tự nhiên và xã hội bậc tiểu học nói chung, các em tích lũy được vốn hiểu biết về tự nhiên và xã hội, về cấu tạo các cơ quan trong cơ thể người, ý thức được trách nhiệm của mình với bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, yêu thiên nhiên, đất nước và bảo vệ môi trường sống. IV. Kết quả đạt được Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã nghiên cứu và thực hiện nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tự nhiên xã hội trong giai đoạn dạy học ứng phó với dịch Covid-19. Qua quá trình thực hiện áp dụng giảng dạy, tôi thấy các em học sinh của lớp tôi đều nắm vững kiến thức, hoàn thành tốt môn học. Các em hào hứng học tâp, tích cực, chủ động, sáng tạo trong các tiết học Tự nhiên và xã hội. Để nắm rõ được sự tiến bộ và sự yêu thích môn học của các em, tôi tiến hành khảo sát đợt 2 và thu được kết quả như sau: * Khảo sát về mức độ hứng thú: + Số HS thích học môn Tự nhiên và xã hội: 47/54 em (chiếm 87%), tăng 50%. + Số HS tích cực tham gia thảo luận, trao đổi với các bạn trong nhóm khi học môn Tự nhiên và xã hội: 45/54 em (đạt 83%), tăng 43% so với đầu năm học. + Số HS thích và rất thích tham gia các trò chơi học tập trong giờ học Tự nhiên và Xã hội: 54/54 em (đạt 100%), tăng 9% so với đầu năm học. * Khảo sát về chất lượng học tập: Kết quả Đầu năm học Giữa kì 2 Hoàn thành tốt 16 học sinh – 29,6% 41 học sinh – 76% Hoàn thành 38 học sinh – 70,4% 13 học sinh – 24% Nhìn vào kết quả khảo sát, rõ ràng nhận thấy số lượng học sinh hứng thú với môn học tăng lên rõ rệt so với trước khi tiến hành thử nghiệm. Đồng thời, số lượng học sinh yêu thích môn học đạt 100% cho thấy việc áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả học tập trong dạy học thực sự đã đem lại kết quả khả quan và tăng cường hứng thú học tập của học sinh. Tôi thực sự vui mừng về kết quả học tập cũng như thái độ học tập của các em. Các em có sự tiến bộ vượt bậc, điều đó khẳng định những biện pháp mà tôi đã thực hiện thực sự hiệu quả. 2. Bài học kinh nghiệm Qua những việc tôi đã làm và kết quả thu được, tôi rút ra một số kinh nghiệm để dạy tốt môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 như sau:
- - Để có giờ học tốt, bài học hay, đạt hiệu quả cao, mỗi giáo viên cần có sự chuẩn bị kĩ bài trước khi lên lớp. Đó là nghiên cứu kĩ bài dạy, lên kế hoạch bài giảng, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp, chuẩn bị đồ dùng phù hợp. Bên cạnh đó, giáo viên cần dự đoán được các tình huống có thể xảy ra trong quá trình dạy học, từ đó có những biện pháp thích hợp để giải quyết các tình huống đó. - Khi lên lớp, giáo viên luôn coi học sinh là trung tâm của quá trình dạy học, còn mình là người tổ chức, hướng dẫn giúp các em tự giác, tích cực trong các hoạt động nhận thức, tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức. - Luôn lắng nghe, tôn trọng mọi ý kiến, suy nghĩ của học sinh. Động viên khuyến khích kịp thời những sự sáng tạo của học sinh dù là nhỏ nhất. Những bài học kinh nghiệm trên đây tuy không phải là những điều mới lạ nhưng để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên cần có sự kiên trì, nhẫn nại, đặc biệt là phải yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với sự nghiệp trồng người.
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p |
445 |
67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p |
224 |
30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p |
174 |
24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p |
202 |
21
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p |
165 |
17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p |
150 |
16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p |
177 |
16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p |
126 |
15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p |
170 |
14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p |
28 |
12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p |
126 |
11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p |
165 |
10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p |
108 |
9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p |
134 |
8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p |
133 |
8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p |
151 |
6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p |
96 |
5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p |
16 |
3
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)