Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong dạy học toán ở lớp 3
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong dạy học toán ở lớp 3" nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong dạy học toán ở lớp 3
- PHÒNG GDĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TRƯỜNG TH TRƯNG VƯƠNG BÁO CÁO Biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy của giáo viên “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong dạy học toán ở lớp 3”. Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Dương Dạy lớp: 3A4. Trường tiểu học Trưng Vương, Thị xã Buôn Hồ, Tỉnh Đắk Lắk. I. Đặt vấn đề: Ở cấp tiểu học môn toán có vai trò đặc biệt quan trọng cùng với các môn học khác, nó góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển năng lực toán học của người học, đồng thời nó còn góp phần vào việc thực thiện mục tiêu giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ em. Ở trường tiểu học, việc dạy học toán cho học sinh tạo năng lực cho các em sử dụng toán trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày. Thông qua việc học toán ở nhà trường đã rèn cho các em năng lực tư duy, phát triển trí thông minh, kĩ năng tính toán. Chính vì thế, môn toán luôn được chú trọng và được dành một thời lượng lớn trong chương trình giáo dục phổ thông. Theo yêu cầu của Bộ giáo dục và đào tạo về việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở cấp tiểu học, ngoài việc tổ chức các hoạt động dạy học để học sinh nắm được kiến thức chuẩn thì tùy vào năng lực của học sinh, giáo viên cần phải phát triển, khai thác, mở rộng thêm kiến thức một cách phù hợp để đáp ứng nhu cầu học tập của các em. Hơn nữa, cấp tiểu học là bậc học quan trọng nó đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách ở học sinh, trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên xã hội, phát triển năng lực nhận thức.... Bên cạnh đó, dịch bệnh covid – 19 lại có chiều hướng phức tạp, học sinh và nhà trường từ năm học 2020 – 2021 đã dần chuyển sang học trực tuyến. Đặc biệt là từ năm học 2021 – 2022 hình thức học tập của các em cũng được thay đổi linh hoạt thích ứng an toàn với dịch bệnh. Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học nói chung và học toán nói riêng là rất cần thiết. Trong khi đó học sinh tiểu học vốn rất hiếu động, khả năng tập trung chú ý chưa cao, Các em chỉ tập trung đến những vấn đề mới, lạ, hấp dẫn, mức độ tiếp thu kiến thức của các em lại không đồng đều, vì vậy làm thế nào để thu hút tất cả các em học sinh chú ý, tập trung trong giờ học và tích cực hoạt động để lĩnh hội kiến thức kể cả trong học trực tuyến cũng như học trực tiếp. Tất cả những băn
- 2 khoăn đó tôi đã mạnh dạn đưa ra và sử dụng “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong dạy học toán ở lớp 3” II. Thực trạng: 1. Đối với giáo viên: Chúng ta đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhưng vẫn còn giáo viên lúng túng trong, chủ yếu là bài giảng thuyết trình, hoặc chỉ sử dụng một số phương pháp đơn điệu chua có linh hoạt để thu hút học sinh, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo ở học sinh. Giáo viên chỉ đi theo một hướng thẳng mà chưa có sự giao việc cụ thể cho từng học sinh. Không ít giáo viên chưa chú trọng đến trí tò mò, lòng ham hiểu biết của lứa tuổi tiểu học qua giờ học toán. Đối với hình thức dạy học trực tuyến giáo viên mới tiếp cận còn lúng túng và chưa khai thác hết kĩ năng về công nghệ thông tin để phục vụ cho việc dạy học. 2. Đối với học sinh: Ở cấp tiểu học các em hầu hết đều ngại khó, chủ yếu nghe giảng, ghi nhớ và làm theo mẫu. Chính vì vậy mà kiến thức các em còn mang tính hời hợt, không nhớ lâu và thiếu tính linh hoạt, sáng tạo và khả năng phân tích của các em còn hạn chế Cùng với đó, trong năm học 2021-2022 việc các em nghỉ học phòng chống dịch covid 19 và hình thức học tập có sự thay đổi đã ảnh hưởng tới việc tiếp thu kiến thức và chất lượng học tập môn toán nói riêng và kết quả giáo dục nói chung. 3. Vai trò của biện pháp: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong dạy học toán ở lớp 3” Với vai trò mong muốn phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Cốt lõi của vấn đề là hướng tới học tập chủ động, chống lại thói quen thụ động, đem lại niềm say mê và yêu thích môn toán cho học sinh. III. Nội dung và cách thức thực hiện, biện pháp. 1. Các biện pháp cụ thể. Biện pháp 1: Phân hóa đối tượng, khơi dậy lòng say mê và thích toán học ở học sinh Biện pháp 2: Thiết kế bài dạy theo hướng phân hóa đối tượng để phát huy năng lực và phẩm chất của học sinh. Biện pháp 3: Vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học theo hướng đổi mới để phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh.
- 3 2. Quy trình thực hiện. Biện pháp 1: Phân hóa đối tượng, khơi dậy lòng say mê và thích toán học ở học sinh. Ngay từ đầu năm tôi đã thực hiên phân hóa đối tượng học sinh dựa trên kết quả của năm học trước. Gồm có 3 nhóm : Nhóm học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhóm học sinh hoàn thành nhiệm vụ và nhóm chưa hoàn thành nhiệm vụ. Thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh để nắm bắt, theo dõi tình hình học sinh. Trong quá trình giảng dạy tôi thực hiện linh hoạt, phối hợp nhịp nhàng giữa các hình thức và phương pháp dạy học để khơi dậy niềm say mê, hứng thú của học sinh. Tổ chức các hoạt động trong từng bài để giúp các em tự mình tìm tòi, khám phá, chủ động phát hiện kiến thức mới, rèn thêm kĩ năng mới dựa trên những kĩ năng mà em đã có. Luôn thay đổi không khí giờ học toán để tạo ra sự thoải mái, giảm bớt căng thẳng cho học sinh. Nhờ thế, các em tập trung sự chú ý, tiếp thu bài tốt hơn. Ví dụ như chơi trò chơi toán học (đố vui, trò chơi trên phần mềm dạy học trực tuyến...), hoạt động này sẽ kích thích trí tò mò của học sinh, bồi dưỡng tính hài hước cho học sinh tạo không khí vui tươi, dí dỏm và tạo sự thân thiết, nhẹ nhàng giữa học sinh và giáo viên. Biện pháp 2: Thiết kế bài dạy theo hướng phân hóa đối tượng để phát huy năng lực và phẩm chất của học sinh. Trong quá trình chuẩn bị kế hoạch bài dạy tôi thường chuẩn bị bài dựa vào năng lực thực tế, khả năng tiếp thu của học sinh mình phụ trách. Kế hoạch bài dạy được thiết kế theo nhiều phương án nhánh, giáo viên linh hoạt điều chỉnh theo diễn biến của tiết học với sự tham gia của học sinh. Dù ở bài nào thì việc lựa chọn câu hỏi, bài tập có vai trò quan trọng nhất vì lựa chọn câu hỏi, bài tập đưa ra phải phù hợp với đối tượng học sinh, để các đối tượng đều được phát huy khả năng tích cực của mình mà không bị nhàm chán, không bị thừa thời gian cho học sinh hoàn thành tốt. Đối với kế hoạch bài dạy trực tuyến (online) tôi sử dụng ba pha để tổ chức. Việc giao bài về nhà và giao bài cho học sinh tìm hiểu trước góp phần quan trọng trong việc dạy học phát huy năng lực phẩm chất của học sinh. Ở Pha trước giờ học tôi thường giao nhiệm vụ tìm hiểu bài học qua trang Olm.vn, Zalo, hoặc với những bài có video mẫu
- 4 thì sẽ gửi link cho học sinh xem trước. Trong quá trình dạy học thì sẽ tổ chức phân hóa học sinh theo câu hỏi và hình thức chia sẻ, ví dụ như: Ở bài tập tính giá trị biểu thức, bài tập 2/80 : đúng ghi Đ, sai ghi S, đối với học sinh hoàn thành nhiệm vụ ta chỉ yêu cầu học sinh nhận định đúng hoặc sai, còn với học sinh hoàn thành tốt thì ngoài việc xác định đúng hay sai thì yêu cầu học sinh giải thích thêm vì sao. Hoặc khi giải các bài toán có lời văn hay bài toán về tính chu vi, diện tích, đối với học sinh chưa hoàn thành giáo viên cần đưa ra câu hỏi gợi mở (phương pháp vấn đáp) để giúp học sinh tìm ra cách làm, nhưng đối với học sinh hoàn thành tốt thì để cho học sinh tự phát hiện ra dạng toán, tự trao đổi với nhau đẻ tìm ra cách giải ( phương pháp nêu vấn đề hoặc trò hỏi trò trả lời).. Biện pháp 3: Vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học theo hướng đổi mới để phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh. Vấn đề đổi mới phương pháp là vấn đề đang được quan tâm nhiều nhất trong giai đoạn hiện nay. Việc vận dụng phương pháp phải phù hợp với mục tiêu, đối tượng, điều kiện dạy học, không nên lí tưởng hóa, tuyệt đối hóa tác dụng với phương pháp nào đó mà phải phối hợp sử dụng các phương pháp hợp lí. Mỗi đối tượng thì sử dụng một phương pháp khác nhau.... Tùy vào hình thức dạy học trực tiếp hay trực tuyến để chúng ta có hình thức và phương pháp dạy học khác nhau. Trong quá trình tham gia vấn đáp hay giải quyết vấn đề, giáo viên phải là người định hướng và dẫn dắt học sinh đi đúng hướng. Khi học sinh nêu câu hỏi sẽ rất đa dạng và lẫn lộn có câu phù hợp có câu chưa phù hợp, giáo viên là trọng tài lựa chọn và giữ lại những câu hỏi phù hợp với yêu cầu bài học và thời gian cho phép. Trong trường hợp câu hỏi cần giải quyết thì cho các em trả lời ngay, câu hỏi có ý nhưng chưa phù hợp trọng tâm thì cho các em trả lời sau hoặc thảo luận ngoài giờ. Một lớp có nhiều học sinh nên sẽ có khả năng nhận thức khác nhau. Giáo viên phải tạo tình huống phù hợp..... Phương pháp trò chơi cũng là một lợi thế không thể thiếu trong các phương pháp dạy học. Đây là phương pháp tạo ra sự hứng thú, thoái mái, hợp tác và thân thiện giữa giáo viện và học sinh. Để góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học khi tổ chức và thiết kế trò chơi phải đảm bảo các nguyên tắc: Thiết kế trò chơi phải đảm bảo nội dung bài học - Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục; giúp học sinh củng cố, khắc sâu nội dung bài học - Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lí học sinh; phải phong phú, đa dạng; phải được chuẩn bị chu đáo và gây được hứng thú với học sinh.
- 5 Đối với dạy học trực tiếp: có thể sử dụng một số trò chơi như “Xếp hàng theo thứ tự”: Giáo viên chia thành các đội chơi nhỏ, Mỗi học sinh là một con số, khi hô “ tập hợp….” thì mỗi học sinh sẽ xếp hàng theo hiệu lệnh giáo viên hô sao cho đúng trật tự mỗi số học sinh được gán lên mình. Trò chơi này giúp cho học sinh củng cố cách so sánh các số và sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại (trong phạm vi các số đã học). “Gà mẹ, gà con” hay “kết bạn”; Giúp học sinh củng cố kĩ năng đối với những bài thực hiện phép tính, luyện cho học sinh tác phong nhanh nhẹn, tinh mắt. (….) Đối với dạy học trực tuyến (online) : Giáo viên có thể tổ chức trò chơi qua bài giảng powerpoint như: Hái khế, ngôi sao may mắn, hộp quà bí mật…. hay qua các phần mềm trò chơi như Quizizz, Padlet.. IV. Kết quả đạt được. Qua thực hiện các biện pháp nêu trên trong năm học 2021-2022 vừa qua tôi nhận thấy học sinh lớp thích thú hơn trong phân môn toán. Hơn nữa các em có ý thức tự giác trong học tập và rèn luyện nhờ đó mà kết quả giáo dục nâng cao cụ thể: Tổng Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 số học Các kì kiểm tra SL % SL % SL % SL % sinh Khảo sát đầu năm 8 22,1 10 28,5 12 34,2 5 14,2 Khảo sát giữa kì 1 11 31,4 10 28,6 11 31,4 3 8,6 Khảo sát cuối kì 1 35 14 40 12 34,2 9 25,8 0 0 Khảo sát giữa kì 2 16 45,8 14 40 5 14,2 0 0 Như vậy nhìn vào kết quả trên ta thấy chất lượng được nâng lên. Số học sinh hoàn thành tốt nội dung học tập môn toán lên đáng kể, không có học sinh chưa hoàn thành.
- 6 Trong lớp học sinh tích cực chủ động trao đổi nhiệm vụ học tập cũng như mạnh dạn nhận xét bài của bạn rõ ràng, theo hướng khích lệ, động viên. V. Kết luận, kiến nghị. Như vậy qua nghiên cứu và áp dụng các biện pháp đã nêu ở trên cho thấy nội dung nghiên cứu và áp dụng Một số biện pháp nâng cao kết quả trong dạy học toán ở lớp 3 của tôi có tính khả thi cao. Có thể khẳng định khơi dậy lòng say mê và thích học môn toán, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ hoạc toán bằng những biện pháp trên là hướng đi đúng đắn. Để đạt kết quả cao trong dạy học môn toán rất cần sự tìm tòi sáng tạo của mỗi người giáo viên: linh hoạt trong phương pháp giảng dạy, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh. Tạo được động cơ ham thích môn học của học sinh giảm tỉ lệ chưa hoàn thành môn học. Với thời gian nghiên cứu và thực hiện chưa dài nên hiệu quả chưa đạt như mong muốn. Bản thân tôi sẽ tiếp tục áp dụng và so sánh kết quả khi kết thúc năm học 2021-2022. Chắc chắn rằng kết quả giáo dục của lớp 3A4 do tôi phụ trách sẽ khả quan hơn rất nhiều. VI. Những đề xuất: Đối với phòng giáo dục: Cần thường xuyên mở các chuyên đề toán có chất lượng cao hoặc giao lưu cùng các thầy cô có khả năng dạy tốt môn toán để học tập và chia sẻ kinh nghiệm ở đồng nghiệp. Đối với nhà trường: Tổ chuyên môn, nhà trường cần quan tâm, tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học. Thường xuyên tổ chức các chuyện đề dạy học phù hợp cới tình hình thực tế và phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bên cạnh đó nhà trường cần tiếp tục đầu tư về cơ sỏ vật chất tạo điều kiện để đáp ứng nhu cầu học hiện nay. Đối với phụ huynh: phối hợp chặt chẽ với giáo viên và quan tâm tạo mọi điều kiện như thời gian, sách vở để giúp các em học tốt ở nhà. Đắk Lắk, ngày 4 tháng 4 năm 2022 Xác nhận của Hiệu Trưởng Người viết Nguyễn Thị Thùy Dương
- 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2235 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 432 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 215 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 121 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 100 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 131 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 187 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 62 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn