Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao thành tích trong huấn luyện Bơi nội dung 50m ngữa cho học sinh nữ lứa tuổi 10-11 cấp Tiểu học
lượt xem 4
download
Đề tài đề xuất được một số biện pháp, hệ thống các bài tập nhằm nâng cao thành tích bơi ngữa trong huấn luyện học sinh để tham gia thi đấu hội khỏe Phù Đổng. Hướng dẫn cho một số giáo viên chưa có kinh nghiệm trong việc huấn luyện nội dung bơi 50m ngữa cho học sinh nữ lứa tuổi 10- 11 cấp Tiểu học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao thành tích trong huấn luyện Bơi nội dung 50m ngữa cho học sinh nữ lứa tuổi 10-11 cấp Tiểu học
- “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH TRONG HUẤN LUYỆN BƠI NỘI DUNG 50M NGỮA CHO HỌC SINH NỮ LỨA TUỔI 1011 CẤP TIỂU HỌC ” 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Thể dục thể thao xuất hiện cùng với sự xuất hiện và phát triển của loài người, nó mang tính lịch sử cụ thể. Trong xã hội không có giai cấp, thể dục thể thao được thực hiện công bằng với mọi người. Trong xã hội có giai cấp, thể dục thể thao mang tính giai cấp rõ rệt, nó phục vụ cho lợi ích của giai cấp cầm quyền. Còn trong xã hội chủ nghĩa, để xây dựng một xã hội vững mạnh thì thể dục thể thao là một nhân tố vô cùng quan trọng, không thể thiếu được trong đời sống văn hoá xã hội của loài người. Thể dục, thể thao được sử dụng vào việc giáo dục con người phát triển toàn diện: “Con người thường phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Luyện tập thể dục, bồi dưỡng sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”. Giáo dục thể chất cho trẻ em hôm nay là một nhiệm vụ hết sức quan trọng mà cả xã hội đều quan tâm bởi vì “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai” để ngày mai thế giới có những nhân tài tốt, xã hội có những công dân tốt thì ngay từ ngày hôm nay chúng ta phải đào tạo thế hệ trẻ có kiến thức, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khoẻ tốt. Nhiệm vụ giáo dục học sinh luôn luôn được quan tâm nhưng quan trọng hơn vẫn là nhà trường, đặc biệt là trường Tiểu học. Bởi vì nhà trường nói chung và trường Tiểu học nói riêng là nơi kết tinh, ươm mầm những nhân tài cho xó hội mai sau. Hiện nay, trong công cuộc xây dựng đất nước, Đảng và nhà nước ta xem giáo dục là “Quốc sách hàng đầu”. Ngành giáo dục được chú trọng, được các cấp, các ngành quan tâm. Chính vì thế học sinh ngày càng được giáo dục một cách toàn diện. Khi lớn lên các em là một công dân vừa có trí tuệ vừa có sức khỏe tốt. Trong giáo dục toàn diện cho học sinh một phần không thể thiếu được là giáo dục về thể chất. Giáo dục thể chất cho trẻ em hôm nay là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà cả xã hội quan tâm. Vì nó tác động tới sức khỏe học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng vận động cơ bản làm cơ sở cho học sinh để rèn luyện thân thể đạo đức tác phong con người mới. 1
- Mặt khác, thể dục thể thao còn là một hệ thống giáo dục thể chất nhằm rèn luyện phát triển con người một cách toàn diện về mọi mặt: “Đức Trí Thể Mỹ”. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe toàn dân. Chính vì vậy. Ngay khi mới thành lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hồ Chủ Tịch đã kêu gọi toàn dân tập thể dục. Trong bài “ Sức khỏe và thể dục” (đăng trên báo cứu quốc, số 199, ngày 27 tháng 3 năm 1964) , Người viết: “Giữ gìn dân chủ xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần phải có sức khỏe mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt. Mỗi người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe. Vậy nên, luyện tập thể dục bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước…” Ở Việt Nam, môn bơi lội là một môn thể thao rất được quan tâm. Đây là môn thể thao phong phú và đa dạng, không những có tác dụng tăng cường sức khỏe cho người tập mà còn là cơ sở để phát triển các tố chất thể lực như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo… Để phát triển được thành tích thể thao nói chung và bơi lội nói riêng thì ta phải có phương pháp huấn luyện đối với từng nội dung cụ thể. Trong giáo dục thể chất có nhiều môn thể dục, thể thao khác nhau. Bơi lội là một trong những môn thể thao được các em học sinh yêu thích. Những năm gần đây môn bơi lội được phát triển rộng rãi trong cả nước nói chung và trong các các trường học nói riêng. Tình trạng tai nạn đuối nước ở Việt Nam: Việt Nam có hơn 90 triệu dân, đặc điểm địa hình nằm sát biển, có nhiều sông ngòi, ao hồ, kênh rạch; Vì vậy tai nạn sông nước thường xảy ra; Hàng năm, những tổn hại về người do tai nạn và đặc biệt là tai nạn đuối nước là rất lớn, chiếm một tỷ lệ lớn trong các nạn nhân là học sinh các cấp. Trung bình, mỗi năm nước ta có khoảng 2.800 trẻ bị chết đuối. Tình trạng tai nạn đuối nước ở Quảng Bình: Trung bình mỗi năm tỉnh ta có 20 trẻ em tử vong do đuối nước (chiếm tỷ lệ gần 50% trong số trẻ em tử vong vì tai nạn thương tích), trong đó các ca đuối nước tại nhà chiếm khoảng 12,5%, đuối nước ngoài gia đình chiếm khoảng 87,5%. Năm 2010 có 24 trẻ em bị đuối nước, năm 2011 có 18 trẻ bị đuối nước, năm 2012 cũng có 18 trường hợp bị đuối nước. Số trẻ em bị tử vong do đuối nước thường tăng cao vào dịp hè và trong mùa mưa lũ. Theo số liệu thống kê của Sở Lao động Thương binh xã hội tỉnh, từ năm 2014 đến 6 tháng đầu năm 2019, số trẻ em bị đuối nước tăng lên đột biến. Năm 2015, ở Quảng Bình có 17 em nhỏ tử vong do đuối nước, năm 2016 có 29 em, năm 2017 là 22 em, năm 2018 là 17 em thì mới 6 tháng đầu năm 2019 đã có gần 30 em. 2
- Được sự quan tâm của ngành giáo dục hiện nay nhiều trường đã xây dựng bể bơi, nhà trường đã phối kết hợp với phụ huynh dạy bơi cho học sinh để giáo dục kỹ năng bơi an toàn và phòng tránh đuối nước cho học sinh. Bơi lội là môn thể thao dưới nước đã và đang phát triển rộng rãi ở nước ta và có nhiều tác dụng đối với rèn luyện sức khỏe, thể lực, kĩ năng vận động, cũng như giáo dục ý chí, đạo đức. Bơi lội là một trong những môn thể thao mà học sinh phổ thông có thể vươn tới đạt được những thành tích cao trong thi đấu ở các lứa tuổi. Mục đích của dạy bơi trong trường học nhằm phòng tránh tại nạn đuối nước cho học sinh, tạo sự chuyển biến về công tác giáo dục thể chất trong trường học, thu hút đông đảo học sinh tham gia luyện tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể, góp phần giáo dục toàn diện. Cũng thông qua phổ cập dạy bơi sẽ tuyển chọn, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về bơi lội, bổ sung lực lượng vận động viên tham gia dự thi giải điền kinh, bơi lội, hội khỏe Phù Đổng của các cấp qua hàng năm. Trong những năm qua, việc phổ cập dạy bơi và tập luyện bơi lội trong nhà trường đã được quan tâm, tỉ lệ học sinh biết bơi dần dần được nâng lên đáng kể. Việc lựa chọn và huấn luyện đội tuyển tham gia dự thi bước đầu được chú ý. Song việc huấn luyện đội tuyển tham gia dự thi còn nhiều bất cập về kinh nghiệm của đội ngũ huấn luyện viên, cơ sở vật chất phục vụ tập luyện, tâm lí thi đấu cũng như kỹ thuật bơi của học sinh chưa tốt dẫn đến thành tích bơi của học sinh còn chưa cao. Xuất phát từ tình hình thực tế và yêu cầu về bồi dưỡng học sinh năng khiếu, huấn luyện đội tuyển tham dự thi các cấp nhằm nâng cao thành tích trong thi đấu. Với vai trò là giáo viên, huấn luyện viên đội tuyển, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài sáng kiến: “Một số biện pháp nhằm nâng cao thành tích trong huấn luyện Bơi nội dung 50m ngữa cho học sinh nữ lứa tuổi 10 11 cấp Tiểu học”. 1. 2. Điểm mới của đề tài: Đề tài đề xuất được một số biện pháp, hệ thống các bài tập nhằm nâng cao thành tích bơi ngữa trong huấn luyện học sinh để tham gia thi đấu hội khỏe Phù Đổng. Mặc dù đề tài này đã có nhiều người nghiên cứu, song đề tài của tôi có sự khác biệt với mọi người đó là: Hướng dẫn cho một số giáo viên chưa có kinh nghiệm trong việc huấn luyện nội dung bơi 50m ngữa cho học sinh nữ lứa tuổi 10 11 cấp Tiểu học. 3
- Hướng dẫn cho học sinh biết được một số kỹ năng vận động, kỹ thuật cơ bản trong quá trình tập luyện cũng như học tập . 1.3. Phạm vi của đề tài: Đề tài áp dụng đối với công tác huấn luyện bơi nội dung 50m ngữa cho học sinh nữ lứa tuổi 10 11 trong trường Tiểu học. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng việc tập luyện đội tuyển bơi lội tham gia thi đấu. a. Thuận lợi: Trong những năm gần đây môn bơi lội đã được các cấp các ngành quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất như xây dựng bể bơi tại các điểm trung tâm văn hóa, tại các trường Tiểu học để phát triển dạy học bơi cho học sinh. Giáo viện dạy thể dục được đào tạo cơ bản, có trình độ Đại học. Nhiều giáo viên được đào tạo chuyên sâu môn bơi lội. Các lớp tập huấn kỹ năng bơi lội, cứu hộ, giám sát hoạt động bể bơi cũng được ngành giáo dục quan tâm tổ chức hằng năm giúp đội ngũ giáo viên thể dục có thêm kiến thức về bơi lội. Đội ngũ giáo viên thể dục có ý thức cao trong việc tự trang bị thêm cho mình một kỹ năng dạy học về môn bơi lội nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao nên chất lượng về bơi lội trong bậc Tiểu học ngày được nâng cao về chất lượng và phát triển về số lượng. Việc phòng chống đuối nước được các cấp các ngành quan tâm, phụ huynh chăm lo hơn trong việc phối hợp dạy học bơi cho học sinh nên số lượng và chất lượng nội dung bơi lội trên địa bàn có nhiều chuyển biến tốt. 4
- b. Khó khăn: Một số giáo viên, học sinh nhận thức chưa đúng đắn về vai trò, tác dụng của môn bơi lội nên còn xem nhẹ môn học này. Hiện nay, chương trình dạy học thực hành môn bơi lội không phải là môn học chính khoá, việc học bơi lội phải được sự đồng tình về chủ trương và của phụ huynh và các trường không có đủ điều kiện vật chất để giảng dạy vì thế mà phong trào tập luyện chưa thường xuyên. Tỉ lệ học sinh biết bơi còn hạn chế. Giáo viên chuyên sâu bơi lội còn quá ít, chưa thật nhiệt tình, tâm huyết với việc dạy học bơi cho các em. Cơ sở vật chất chưa đáp ứng với những yêu cầu đặt ra cho việc dạy học bơi cho học sinh trong nhà trường. Chất lượng bơi ngữa cơ bản chỉ tập trung cho những học sinh tham gia thi đấu, chưa được quan tâm ở mức đại trà nên khi học sinh tham gia luyện tập thi đấu chất lượng xuất phát điểm còn thấp đặc biệt về kỹ thuật. c. Số liệu thống kê: Thành tích của vận động viên khi chưa huấn luyện: TT Thời Số vận động Thành tích gian viên tham gia 1ph 45giây 1ph 05 giây 55giây60 1ph05 giây 60 giây giây SL % SL % SL % 4/2019 10 9 50 1 10 0 0 Chất lượng vận động viên tham gia huấn luyện ít, chất lượng thấp, kỹ thuật về bơi ngữa còn nhiều hạn chế. Kỹ thuật bơi ngữa của vận động viên trước khi thi đấu còn nhiều hạn chế như: Đầu gượng quá cao hay lắc lư (không giữ yên). Kỹ thuật đập chân: + Khi thực hiện vẫy chân cổ chân quá cứng dẫn đến người lắc lư vẫy chân không đi. 5
- + Khi thực hiện động tác đập chân, chân co gối quá nhiều đầu gối nhô lên khỏi mặt nước. + Khi thực hiện vẫy chân thân người bị chùn co gối quá nhiều nên phần hông với phần mông bị chìm dẫn đến dể sặc nước. + Chưa duỗi được cổ chân để thực hiện kỹ thuật vẫy nước. Kỹ thuật quạt tay: + Chưa khép được các ngón tay, chưa thực hiện được giai đoạn ôm nước, tì nước, ảnh hưởng đến kỹ thuật thở của vận động viên. + Quạt tay quá rộng làm ảnh hưởng đến chu kì quạt tay. + Khi quạt tay, tay quá thẳng, tay cắm sâu ở dưới nước làm cho cơ thể chìm sâu ở dưới nước chuyển động không linh hoạt. + Khi thực hiện động tác tay trên không tay bị cong dẫn đến chuyển động bị chậm. Từ tình hình trên, bản thân tôi trăn trở, suy nghĩ và mạnh dạn vận dụng những biện pháp huấn luyện ngay từ khi được phòng GD&ĐT chỉ đạo nhằm mục đích nâng cao chất lượng đội tuyển nữ nội dung bơi ngữa cự ly 50m trong hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh đạt kết quả tốt hơn. 2.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao thành tích trong huấn luyện bơi nội dung 50m Bơi ngữa cho học sinh nữ lứa tuổi 10 11 cấp Tiểu học. 2.2.1. Thực hiện tốt khâu tuyển chọn vận động viên tham gia huấn luyện: Tuyển chọn vận động viên là khâu rất quan trọng, nó đáp ứng khá cao chất lượng huấn luyện. Tuyển chọn vận động viên bơi lội nói chung cũng như bơi ngữa nói riêng thông qua hai hình thức. + Tuyển chọn đội tuyển thông qua các câu lạc bộ. + Tuyển chọn đội tuyển thông qua thi đấu cấp huyện. Để có được đội tuyển bơi đạt kết quả tốt trong quá trình lựa chọn cần chú ý các điều kiện sau: + Học sinh có thành tích cao, có sự tiến bộ trong tập luyện. + Có tố chất phù hợp với môn bơi lội. + Có sãi chân, sãi tay (trường khoát), sãi bàn chân, sãi bàn tay dài, sãi tay phải dài hơn chiều cao cơ thể. + Độ nổi của cơ thể trong nước cao. + Học sinh có các tố chất vận động: Nhanh, mạnh, bền, dẽo, khéo léo. 6
- Một vấn đề cần chú ý trong tuyển chọn là nên ưu tiên các điều kiện về thể hình hơn là thành tích đạt được khi tuyển chọn, bởi vì nó là điều kiện cơ bản để nâng cao thành tích trong quá trình tập luyện. 2.2.2. Lập kế hoạch huấn luyện: Lập kế hoạch tập luyện là biện pháp quan trọng nhất để đảm bảo cho quá trình tập luyện được tiến triển liên tục, hợp lí, tạo điều kiện cho vận động viên đạt thành tích cao nhất trong các độ tuổi thích hợp. Xây dựng kế hoạch cần tập trung vào phát triển thể lực, huấn luyện kỹ thuật, giáo dục phẩm chất ý chí đạo đức. Trong quá trình huấn luyện vận động viên tham gia các hội thi bơi lội tôi chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Tập thể lực và động tác tay, chân cơ bản trên cạn, dưới nước. Giai đoạn 2: Huấn luyện kỹ thuật dưới nước và hoàn thiện kỹ thuật. Giai đoạn 3: Huấn luyện nâng cao thành tích và tập kỹthuật xuất phát, về đích. Thời gian kiểm tra sau mỗi giai đoạn: Giai đoạn 1: Kiểm tra thành tích đập chân ngữa của vận động viên (có đồng hồ bấm giây). Giai đoạn 2: Kiểm tra thành tích quạt tay ngữa chân kẹp phao của vận động viên (có đồng hồ bấm dây). Giai đoạn 3: Kiểm tra thành tích phối hợp kỹ thuật tay, chân của vận động viên (như thi đấu chính thức). 2.2.3. Huấn luyện viên cần chuẩn bị các điều kiện cho việc huấn luyện vận động viên đảm bảo yêu cầu. Huấn luyện bơi lội cần các điều kiện khác nhau, mỗi điều kiện là một yếu tố cấu thành sự thành công trong việc huấn luyện. Thành tích huấn luyện cũng phụ thuộc rất lớn đến chất lượng của các điều kiện khác nhau đó. Các điều kiện bao gồm: Diện tích của bể bơi: Bể bơi có nhiều kích thước khác nhau, các vận động viên tham gia huấn luyện cơ bản đã biết bơi với một thành tích nhất định. Do vậy cần chọn bể có độ dài 25m trở lên. Các dụng cụ tập luyện như dây cao su, dây nhảy, đồng hồ bấm giây, còi phải đầy đủ, đảm bảo chất lượng sử dụng tốt. Đây là những dụng cụ sử dụng cho việc rèn luyện thể lực. Để có chất lượng bơi tốt cần xuất phát từ việc rèn luyện 7
- thể lực tốt, đảm bảo độ dẻo dai, sức mạnh của vận động viên trong kết hợp chân tay trong khi vận động bơi dưới nước. Hướng dẫn cho vận động viên làm quen với các lệnh xuất phát bằng nhiều thiết bị khác nhau: dùng còi, loa, dùng lời hô… Lệnh xuất phát phải đầy đủ hai phần dự lệnh và động lệnh “Vận động viên vào chỗ, chuẩn bị tín hiệu xuất phát”. Cần hướng dẫn các vận động viên biết cách vừa quan sát, lắng nghe lệnh xuất phát vừa chuẩn bị tốt tâm thể cho việc xuất phát thuận lợi, nhanh. Trang phục vận động viên phải đầy đủ, đúng kích cỡ, đúng quy định: Áo bơi đối với nữ, quần bơi đối với nam, mũ bơi, kính bơi. Trang phục cũng là một yếu tố giúp cho vận động viên cử động thuận lợi góp phần đạt thành cao. Phối hợp với y tế nhà trường để hỗ trợ khi cần thiết. 2.2.4. Huấn luyện viên hướng dẫn vận động viên nắm tốt kỹ thuật bơi ngữa. "Bơi ngữa" là một kiểu bơi mà khi bơi cơ thể nằm ngữa và gần như hoàn toàn trong nước, thân người thẳng, luân phiên hai bên kết hợp hơi thở, dùng chân đập nước và tay quạt nước đẩy đi. Đây là một trong 4 kỹ thuật bơi thể thao, bơi ngữa ngoài thi đấu ra nó còn là một kiểu bơi thả lỏng tích cực. Khi biết bơi, người tập có thể đứng trong nước (nổi người một chỗ khi ngừng bơi) Quá trình tập luyện được chia làm nhiều giai đoạn: + Giai đoạn 1: Kỹ thuật tư thế thân người. Tư thế thân người: Khi bơi ngữa thân người duỗi thẳng tự nhiên (thẳng dọc) và nằm ngữa trong nước để tạo tư thế lướt nước tốt. Đầu, vai cao hơn bụng, đùi. Trục dọc cơ thể tạo với mặt nước một góc từ 450. Thân người nằm ngữa ngang trên mặt nước tư thế bơi có vai trò quan trọng nhằm giảm thiểu diện tích khi bơi ra trước, đồng thời giữ cho cơ thể cân bằng và nhịp nhàng với động tác tay chân, giúp cho các động tác chân phát huy hiệu quả tối ưu. Mặt khác, tư thế thân người có góc bơi hợp lý sẽ tạo ra lực thăng bằng giúp cơ thể nổi cao trên mặt nước, từ đó vừa giảm thiểu lực cản vừa tạo thuận lợi cho động tác để di chuyển, trong bơi ngữa người ta rất coi trọng tạo tư thế thân người đúng cho người học ngay từ những buổi học đầu. 8
- Hình ảnh tư thế thân người bơi ngữa + Giai đoạn 2: Kỹ thuật thở trong bơi ngữa. Khi bơi ngữa, mặt vận động viên luôn ở trên mặt nước nên việc thở khi bơi cũng đơn giản hơn các kiểu bơi khác. Thông thường một chu kỳ bơi thở ra một lần và hít vào một lần. Tuy việc thở ở trên mặt nước không nhất thiết phải vào thời điểm nào, song thở có tính nhịp nhàng khi phối hợp với các động tác tay, chân sẽ là điều kiện duy trì nhịp thở cần thiết tối ưu cho vận động viên. Kinh nghiệm huấn luyện cho thấy thở hít vào khi tay này thực hiện pha chuẩn bị (rút tay khỏi nước và vung tay trên không về trước), thở ra khi tay kia thực hiện pha chuẩn bị. Nhịp điệu thở tốt là phải phù hợp, hài hòa với đặc điểm sinh lý. Đó là độ sâu của thở và sự phối hợp nhịp nhàng trong các hoạt động phối hợp của động tác tay và chân. + Giai đoạn 3: Tập chân ngữa trên cạn. Bơi ngữa tốt khi đập 6 đập chân. Cách thực hiện: Nhanh mạnh sâu hơn chân sãi mũi chân xoay vào trong đầu gối không nhô lên khỏi mặt nước. Trong suốt động tác, chân phải duy trì bên trong trục cơ thể. Ngồi trên ghế dài, hai tay chống phía sau, tập đập chân ngữa, hai chân luân phiên đưa xuống và hất mạnh từ dưới. Ngón chân phải duỗi thẳng hướng vào bên trong và đá lên mặt nước. Chân chuyển động và xuất phát từ hông, phần đầu gối và bàn chân không được đá ra khỏi mặt nước Động tác đá chân lên: Chân bắt đầu hướng lên và hai ngón chân cái hướng vào trong, sau khi kết thúc động tác thì hướng lên và thả ra ngoài. Động tác đập chân xuống: Động tác sẽ bắt đầu từ hông, chân để thẳng, thả lỏng thoái mái và nhịp nhàng, không nên dùng lực đập mạnh quá. 9
- Hình ảnh kỹ thuật đập chân ngữa + Giai đoạn 4: Tập tay ngữa trên cạn: Động tác tay nó bao gồm hai pha là pha hiệu lực và pha tay đư a về phía trước. Đứng thẳng hoặc nằm trên ghế dài, hai tay luân phiên tập quạt tay ngữa trên cạn. Đối với pha hiệu lực: Khi bắt đầu vào nước. Bàn tay của bạn chạm vào nước từ ngón út đầu tiên, lòng bàn tay thì hướng xuống và hơi chếch ra ngoài, cánh tay thì duỗi thẳng hoàn toàn và hướng chếch trên mặt nước theo hướng 11h và 1h, cổ tay gập về hướng ngón út. Hình ảnh tay bắt đầu vào nước. Khi tay tì nước: Ngón út sẽ xuống nước trước và xuống độ sâu cạnh mặt nước từ 1530cm thì ngón tay hơi căng ra, cổ tay hơi gập, vai xoay sang một bên, động tác tì nước theo tay xuống dưới nước, lòng bàn tay sẽ hướng ra ngoài, cánh tay giữ thẳng. 10
- Hình ảnh kỹ thuật tay tỳ nước bơi ngữa. Động tác tay khi kéo nước: Bàn tay sẽ di chuyển xuống dưới nước sâu hơn và hướng ra ngoài . Vai ở bên tay quạt sẽ chìm sâu xuống nữa , khuỷu tay gập 90 độ và cánh tay quạt hạ thấy hơn bàn tay, đầu ngón tay sẽ chìm xuống 23cm và bàn tay quạt hình chữ S nằm ngang kéo dài, vai xoay về bên quạt nước để tăng thêm thế đòn bẩy Hình ảnh kỹ thuật tay kéo nước nước bơi ngữa. Động tác tay khi đẩy nước: Khuỷu tay và bàn tay di chuyển về phía cơ thể, đẩy nước theo hướng từ khung xương sườn xuống đến đùi, và theo đường hình cung hướng xuống, cổ tay phải cao hơn và duỗi thẳng,cánh tay và lòng bàn tay sẽ hướng sâu xuống dưới khi kết thúc đẩy nước. Hình ảnh kết thúc động tác tay đẩy nước. Đối với pha tay về phía trước: Động tác này là vung tay trên không. Khi chuẩn bị tay rời khỏi nước thì ngón tay cái sẽ nhấc lên khỏi mặt nước trước tiên, sau đó cánh tay thẳng và di chuyển thẳng đứng lên gần cơ thể phía trên, cổ tay thả lỏng thoải mái. Sau khi rời tay khỏi mặt nước, tay sẽ vung lên không trung. 11
- Hình ảnh động tác tay vung trên không. + Giai đoạn 5: Tập chân và tay ngữa phối hợp thở trên cạn. Kỹ thuật phối hợp sử dụng: sáu lần đập chân, hai lần quạt tay và 1 lần thở “ một lần thở ra, một lần hít vào”. Đứng thẳng hoặc nằm trên ghế dài, hai tay liên tục quạt nước xuống, bơi ngữa ăn khớp nhịp nhàng với đôi chân đá hất lên và đập xuống (như đang bơi ngữa) đồng thời thở, hít khí trời (khi tay thuận đẩy nước thì thở ra, khi tay thuận di chuyển trên không thì hít vào) + Giai đoạn 6: Tập nổi người (ngữa) dưới nước. Mực nước thấp ngang đầu gối, ngồi xuống đáy bể, hai tay chống ra sau lưng, hít hơi sâu vào và nín thở. Từ từ chống hai tay nâng cho người nổi lên nằm ngang mặt nước. Từ từ đưa hai tay lên song song với thân người, hai chân duổi thẳng và nổi lên mặt nước. Mực nước ngang bụng, móc chân vào thành bể, nằm dài trên mặt nước. Khi muốn đứng lên, hai tay quạt nước ra sau, đồng thời co chân lại và đặt chân xuống đáy bể đứng lên (dễ dàng ) Giai đoạn tập nổi ngữa người trên mặt nước + Giai đoạn 7: Tập lướt nước ngữa dưới nước. Mực nước ngang bụng, quay mặt vào thành bể hai tay nắm thành bể, co hai chân đặt cao trên thành bể, đầu ngữa về phía sau, tập trung sức và tư tưởng. 12
- Buông hai tay, ngã người ra sau, hai chân đạp mạnh vào thành bể. Thân người giữ thật thẳng lướt nước nhẹ nhàng (mực nước ngang tai). Hình ảnh tập lướt nước ngữa dưới nước. + Giai đoạn 8: Tập chân ngữa dưới nước. Nằm ngữa, hai tay nắm thành bể thực hiện động tác đập chân ngữa. Nằm ngữa, hai tay nắm phao bơi để trên đầu thực hiện đập chân ngữa. Nằm ngữa, hai tay duỗi thẳng thực hiện động tác đập chân. Hình ảnh tập chân ngữa dưới nước + Giai đoạn 9: Tập tay ngữa dưới nước. Đứng dưới bể, mực nước ngang bể, tập động tác bơi tay ngữa (có thể tập từng tay cho quen rồi sau đó tập hai tay). Nằm ngữa, chân móc vào thành bể, hai tay quạt nước (tay ngữa) Từng cặp hai người (nếu có nhiều người tập), luân phiên người này giữ chân cho người kia tập bơi tay ng ữa (hai chân không được nâng cao). Người hướng dẫn có thể hơi đỡ bên dưới (ngang người) cho người tập lúc ban đầu. 13
- Hình ảnh tập tay ngữa dưới nước + Giai đoạn 10: Tập phối hợp toàn bộ dưới nước (chân tay ngữa phối hợp). Mực nước ngang bụng hay ngực, nằm ngữa đạp mạnh thành bể, lướt nước và kiên trì tập nhiều lần theo chiều ngang bể, tay chân ngữa phối hợp thở như đã tập trên cạn, cho đến khi thuần thục. Nếu chưa thuần thục thì phải xem xét sai chỗ nào, rút kinh nghiệm sửa chữa và cần tập lại trên cạn cho thật nhuần nhuyễn. Để giữ thăng bằng, động tác tay và chân ngữa được luân phiên thực hiện chéo. Tay trái vào nước thì chân phải hất lên, tay phải vung trên không thì chân trái đưa xuống sâu (để chuẩn bị đá hất lên). Và ngược lại, chân phải đưa xuống nước thì tay trái vung trên không và cứ thê tiếp nối các “chu kỳ động tác” đến khi bơi được xa. Hình ảnh phối hợp các động tác với nhau trong kỹ thuật bơi ngữa * Những điều cần ghi nhớ trong luyện tập kỹ thuật bơi ngữa cho vận động viên. Các ngón tay phải khép kín lại, lòng bàn tay cong như hình cái thìa. Dùng lòng bàn tay ấn mạnh khi vào nước để lướt tới. Không nên gập cổ tay lại, cổ tay phải thẳng theo chiều của cánh tay ngoài. 14
- Hai cánh tay phải dịu dàng, mềm dẻo, thoải mái luân phiên quạt ngang (nghiêng) hai bên như hai mái chèo (không nên quạt thẳng đứng xuống). Phải giữ hai vai không đảo và không chìm sâu xuống mặt nước khi đang bơi (Mực nước ngang tai). Đầu phải nhô lên khỏi mặt nước và hơi cúi xuống cằm, gần chạm ngực để có thể nhìn được 2 bàn chân khi bơi. Khi hạ chân xuống phải giữ gối hơi thẳng, nhưng nhẹ nhàng uyển chuyển, khi chuẩn bị đá hất lên thì gối hơi gấp lại, nhưng cũng phải uyển chuyển mềm dẻo, dịu dàng. Tránh động tác co duỗi 2 chân như đang đạp xích lô, xe đạp hay đạp chân ếch (kiểu ngữa ếch: tay ngữa, chân ếch). Cố gắng tập bơi với toàn bộ cơ thể một cách gọn gàng để lướt trên mặt nước, cố gắng giữ cho hông và chân hơi chìm hơn so với vai. Đây là cách để đảm bảo chắc chắn rằng, đầu của bạn luôn ở tư thế thoải mái trong nước. Cũng giống như việc bạn nằm ngửa trên giường và gối đầu lên một. 2.2.5. Lựa chọn và ứng dụng các bài tập bổ trợ trên cạn nhằm nâng cao kết quả học kỹ thuật bơi ngữa. Trong quá trình tập luyện tôi đã xây dựng hệ thống bài tập dạy bổ trợ trên cạn nâng cao kết quả bơi ngữa cho vận động viên, Cụ thể: TT Hệ thống bài tập 1 Bài tập 1: Đứng thẳng thân hoặc nằm ngữa trên ghế dài tập quạt tay ngửa. Bài tập 2: Ngồi chống tay ra sau tập động tác bẻ chân, ngồi ở tư thế chân 2 trườn sấp. Bài tập 3: Ngồi ở thành bể tay chống ra sau hoặc nằm ngữa trên bục đập 3 chân ngữa. Bài tập 4: Nằm trên ghế dài kéo dây cao su thực hiện kỹ thuật động tác tay 4 ngữa tỳ nước. Bài tập 5: Nằm trên ghế dài kéo dây cao su thực hiện kỹ thuật động tác tay 5 ngữa kéo nước. Bài tập 6: Nằm trên ghế dài kéo dây cao su thực hiện kỹ thuật động tác 6 tay ngữa đẩy nước. Bài tập 7: Nằm trên ghế dài kéo dây cao su thực hiện liên hoàn kỹ thuật 7 động tác tay ngữa tỳ nước, kéo nước, đẩy nước, vung tay trên không và vào nước. Bài tập 8: Nằm ngữa trên bục hoặc ghế tập phối hợp hoàn chỉnh kỹ thuật 8 bơi ngữa. 15
- 2.2.6. Lựa chọn bài tập khi vận động viên xuống nước: Sau khi tập luyện các động tác trên cạn thuần thục, huấn luyện viên cần hướng dẫn vận động viên các bài tập dưới nước nghiêm túc, đúng kỹ thuật. Các bài tập xuống nước rất nhiều tùy theo từng giao đoạn mà chúng ta sử dụng các bài tập sao cho phù hợp với vận động viên. Sau đây tôi xin giới thiệu một số bài tập xuống nước: TT Hệ thống bài tập Bài tập 1: Nằm ngữa thực hiện động tác đạp thành bể bơi thực hiện động 1 tác lướt nước ngữa, thân người giữ thật thẳng lướt nước nhẹ nhàng (mức nước ngang tai). Bài tập 2: Nằm ngữa hai tay nắm thành bể để thực hiện động tác đập chân ngữa. Nằm ngữa hai tay duỗi thẳng đạp thành bể thực hiện động tác đập chân 2 ngữa. Nằm ngữa, hai tay nắm phao bơi để trên đầu đạp thành bể thực hiện động tác đập chân ngữa. Bài tập 3: Đứng thẳng người dưới nước tập động tác bơi tay ngữa (có thể 3 tập từng tay cho quen rồi sau đó tập hai tay). Nằm ngữa chân móc vào thành bể hai tay quạt nước (tay ngữa). Bài tập 4: Kẹp phao đạp thành bể thực hiện động tác bơi tay ngữa kết hợp 4 động tác thở. Bài tập 5: Bơi phối hợp hoàn chỉnh kỹ thuật. 5 2.2.7. Biện pháp 5. Đầu tư rèn luyện thể lực trong quá trình huấn luyện. Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là huấn luyện thể lực toàn diện cho các em học sinh, dạy cho các em những bài tập khác nhau nâng cao mức độ chịu đựng chung của cơ thể, tạo được vốn kỹ năng vận động, tăng tri thức để hình thành những nền tảng ban đầu của tài năng thể thao. + Một số yêu cầu cần thiết trước và sau khi thực hiện các bài tập thể lực: Trước khi tập luyện: Kiểm tra lâm sàng sức khỏe người tập bằng phương pháp trao đổi. Điều này rất quan trọng trong quá trình huấn luyện vì người tập chỉ đạt được các yêu cầu của bài tập tốt khi đảm bảo sức khỏe tốt, ở đây người huấn luyện có thể quan sát sắc mặt, ánh mắt, cử chỉ và giọng nói của học sinh mà ta có thể biết tương đối về tình hình sức khỏe của các em, ta có thể tiến hành thêm một 16
- số bước khác như: Bắt mạch để kiểm tra độ chính xác kết luận của mình…từ đó ra kết luận cuối cùng. Sau khi kiểm tra xong chúng ta tiến hành các bài tập khởi động, đây là phần bắt buộc không thể thiếu ở bất kì bài tập thể lực nào. Cách thực hiện bài khởi động có nhiều cách tùy thuộc vào không gian, thời tiết, các điều kiện khác mà người huấn luyện có thể cho các em đứng thành đội hình vòng tròn, đội hình hàng ngang,…. nhưng cơ bản là phải khởi động tất cả các khớp cần thiết từ dưới lên trên hoặc từ trên xuống dưới, ưu tiên những khớp và nhóm cơ quan trọng như: Khớp vai, khớp hông, khớp gối, cổ chân, cổ tay, nhóm cơ bụng, cơ lưng rộng, nhóm cơ đùi, cơ tam đầu cẳng chân. Sau mỗi buổi tập phải thực hiện nghiêm túc căng cơ và thả lỏng tích cực để người tập nhanh chống hồi phục và tăng cường thêm sức khỏe sẳn sàng tập luyện những bài tập tiếp theo. * Huấn luyện về thể lực: Gồm các bài tập: TT Hệ thống bài tập Bài tập 1: Chạy biến tốc 30m nhanh, 30m chậm. 3 lần. 1 Bài tập 2: Bật cóc 10 – 15m x 03 lần. 2 Bài tập 3: Kéo dây cao su 5 lần x 1 phút. 3 Bài tập 4: Bài tập nhảy dây 5 lần x 1 phút. 4 Bài tập 5: Bài tập nhảy đổi chân: 5tổ x 20 lần. 5 Bài tập 6: Chống đẩy tay sau 5 tổ x 20 cái. 6 Bài tập 7: Đi chân vịt nhanh 5 lần x 15m. 7 Bài tập 8: Chạy bền 300 – 400m. 8 Bài tập 8: Đi xe cút kít nhanh 5 lần x 15m. 9 10 Bài tập 9: Bài tập phát triển cơ lưng, cơ bụng. Tập cơ bụng: 5 tổ x 15 lần. Tập cơ lưng: 5 tổ x 15 lần. 17
- 2.2.8. Tăng cường đầu tư cho việc huấn luyện về chuyên sâu bơi ngữa. Nhiệm vụ của giai đoạn là hoàn thiện về thể lực, kỹ thuật trong bơi để chuẩn bị cho vận động viên thi đấu. Đặc điểm của giai đoạn này là tính chuyên môn hoá được thể hiện rõ hơn. Tỷ trọng huấn luyện chuyên môn về thể lực, kỹ thuật, tâm lý được tăng lên đáng kể. Khối lượng và cường độ của các phương tiện chủ yếu tăng nhiều hơn so với giai đoạn trước. Điều này diễn ra không chỉ do huấn luyện chung mà còn do ưu tiên tăng số lượng các bài tập huấn luyện chuyên môn và thi đấu. Vì vậy, chúng ta cần đặc biệt thận trọng điều hoà mối quan hệ giữa khối lượng và cường độ của lượng vận động trong huấn luyện. Huấn luyện sức bền tốc độ cho vận động viên. Trong giai đoạn này, để huấn luyện sức bền tốc độ nên sử dụng các bài tập dưới nước: TT Hệ thống bài tập Bài tập 1: 4 lần x 15m nhanh. Nghỉ giữa quãng 15 giây. 1 Bài tập 2: 3 lần x 25m nhanh. Nghỉ giữa quãng 20 giây. 2 Bài tập 3 : 2 lần x 50 m nhanh. Nghỉ giữa quãng 45 giây. 3 Huấn luyện sức nhanh tốc độ cho vận động viên. Trong giai đoạn này, để huấn luyện sức nhanh nên sử dụng các bài tập dưới nước: TT Hệ thống bài tập Bài tập 1: 6 lần x 15m nhanh. Nghỉ giữa quãng 1 phút. 1 Bài tập 2: 4 lần x 25m nhanh. Nghỉ giữa quãng 1 phút. 2 Bài tập 3: 2 lần x 50m nhanh. Nghỉ giữa quãng 5 phút. 3 Bài tập 4: Bơi biến tốc 15 m nhanh + 15 m chậm 4 18
- Bài tập 5: Bơi biến tốc 25 m nhanh + 25 m chậm 5 Bài tập kỹ thuật xuất phát trên cạn và dưới nước: Đây là một bài tập rất cần thiết cho mỗi vận động viên bơi lội vì nó không chỉ tạo ra cơ hội dành chiến thắng, mặt khác nó thể hiện trình độ vận động viên. Bài tập xuất phát trên cạn: Hai chân đứng nghiêm, chùn gối, hai tay đưa lên cao thẳng tay, bụng hóp, khi nghe hiệu lệnh còi thì vận động viên bật cao tại chỗ, hai bàn chân duỗi thẳng. Bài tập xuất phát dưới nước: + Bài tâp:1 Tư thế chuẩn bị: Sau khi nghe hiệu lệnh của giáo viên vận động viên vào chỗ, vận động viên nhảy xuống hồ và thở ra.Hai tay bám vào bục xuất phát và chờ lệnh. Khi có hiệu lệnh tay co sát thân người trước mặt bục xuất phát, trọng tâm cơ thể dồn phía trước mép bục, thân người đổ vào trong, các ngón chân ngang bằng trên mép nước bể bơi, thân người gập về phía trước áp sát đùi, khi nghe hiệu lệnh xuất phát đạp mạnh hai chân vào bục xuất phát, lao người ra ngoài + Bài tập 2: Tập xuất phát: Thực hiện xuất phát khi nghe hiệu lệnh của huấn luyện viên sau đó bơi nhanh từ 10 m sau đó lại lặp lại liên tục từ bốn đến sáu lần trong mỗi buổi tập. Với bài tập xuất phát này sẽ giúp các em tự tin và tạo tâm lý thi đấu tốt cho các em. Bài tập kỹ thuật quay vòng và về đích: + Bài tập kỹ thuật quay vòng: Có hai hình thức quay vòng: quay vòng vung tay và quay vòng lộn san tô. Song quay vòng phù hợp với đội tuổi học sinh tiểu học là quay vòng vung tay. + Kỹ thuật quay vòng vung tay trong bơi ngữa: Khi đến gần thành bể vận động viên không được giảm tốc độ, lợi dụng tốc độ vẫy chân lần cuối, tay vươn về phía trước chạm vào thành bể, để tăng tốc độ quay người sau khi tay tiếp xúc vào thành bể do lực quán tính tay co khuỷu để hoãn xung, thân người theo đó mà tiếp cận sát phần bể lúc này dùng sức đạp của hai chân đạp khỏi thành bể để người lướt ra ngoài. + Kỹ thuật về đích: Bơi ngữa cần một tay chạm đích, nhanh chóng vươn cơ thể về phía trước để hướng vào thành bể, duỗi thẳng thân người. 2.2.9.Tạo tâm lí thi đấu tốt hướng tới thành tích cao. Thành tích đạt được trong thi đấu phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó yếu tố tâm lý cũng rất quan trọng. Tạo được tâm lý tốt khi tham gia thi đấu là đã giúp các em có sự tự tin vượt qua rào cản tâm lý trước đông người và áp lực thi đấu, có mục tiêu nhất định để quyết tâm đạt được. Để tạo tâm lý tốt cho các em người huấn luyện viên cần thực hiện các nội dung sau: 19
- Đặt mục tiêu quyết tâm cao cho vận động viên trước khi vào thi đấu. Tổ chức luyện tập kết hợp thời gian nghỉ ngơi hợp lí. Tùy theo lứa tuổi và giới tính để quan tâm, động viên, định hướng để trở thành vận động viên chuyên nghiệp. Giáo dục cho học sinh trung thực khi thi đấu. Động viên khích lệ các em thi đấu hết mình, trước hết là hãy tự vượt qua chính mình, thử sức và cùng vươn lên với các bạn. Tổ chức cho các em thi đấu kiểm tra nhằm rèn luyện ý chí tâm lý và trí tuệ giúp các em làm quen với hình thức thi đấu. Một trong những điều cần chú ý là sau khi hoàn thành quá trình huấn luyện cần cho học sinh tập luyện với lượng vận động phù hợp trước khi thi đấu để cho các em có một trạng thái thi đấu sung sức, hưng phấn nhất. Đây cũng là giai đoạn cực kỳ quan trọng, ngoài việc tổ chức tập luyện để duy trì tốc độ cao, học sinh biết vận dụng liên kết giữa các giai đoạn để đạt thành tích cao nhất. Mặt khác đây là giai đoạn giáo viên luôn tổ chức kiểm tra thi đấu, theo dõi thành tích hàng ngày của từng học sinh. Trong các buổi tập giáo viên kết hợp cho học sinh nghỉ ngơi hợp lý. Sau khi thi đấu kiểm tra giáo viên nhận xét cụ thể, tỉ mỉ kết quả tập luyện của từng học sinh, ghi nhật ký hàng ngày để theo dõi điều chỉnh. Ngoài những yếu tố, những nội dung mà giáo viên truyền thụ cho học sinh, giáo viên cần ra bài tập về nhà để học sinh thường xuyên luyện tập (theo yêu cầu của giáo viên). Kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý (trong điều kiện cho phép). Nhằm mục đích duy trì và đảm bảo thành tích luôn ở thời kỳ cao nhất. * Kết quả về thành tích thi đấu và các mặt khác qua quá trình tập luyện: Thành tích thi đấu của vận động viên bơi sau khi huấn luyện: TT Thời Số vận động Thành tích gian viên tham gia 1ph 45giây 1ph 05 giây 55giây60 1ph 05giây 60 giây giây SL % SL % SL % 5/2020 10 3 30 5 50 2 20 Như vậy thành tích sau khi vận dụng các biện pháp tập luyện trên đã được tăng lên rõ rệt. Ngoài ra khi kiểm tra cho thấy các chỉ số về thể lực và thể hình đều tăng lên. Học sinh có tâm lí thi đấu với quyết tâm cao, kỹ thuật xuất phát tốt, thực hiện đúng kỹ thuật động tác về đích. Thể lực của các em được nâng lên rõ rệt, sức bền, sức nhanh trong thi đấu được tốt hơn. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2235 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 215 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 64 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn