Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 trong trường Tiểu học
lượt xem 19
download
Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm là tìm ra phương pháp giải bài toán, chưa biết cách tổng hợp để trình bày bài giải,câu từ diễn đạt trong bài làm còn vụng về, thiếu lô gic,dẫn đến chất lượng chưa cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 trong trường Tiểu học
- MẪU 1.1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến huyện Vĩnh Tường Tên tôi là : Phan Thị Nhung Chức vụ : Giáo viên Đơn vị : Trường Tiểu học Chấn Hưng Điện thoại : 0973.807.593 Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng Sáng kiến huyện Vĩnh Tường xem xét và công nhận sáng kiến cấp cơ sở cho tôi đối với sáng kiến/các sáng kiến đã được Hội đồng Sáng kiến cơ sở công nhận sau đây: Tên sáng kiến: “ Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 trong trường Tiểu học ” (Có Báo cáo Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến kèm theo) Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn. Xác nhận của Thủ trưởng đơn Chấn Hưng, ngày ... tháng... năm ….. vị Người nộp đơn (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, ghi rõ họ tên) Phan Thị Nhung
- BÁO CÁO KẾT QUẢ 2
- NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN “ Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 trong trường Tiểu học ” 1 . Lời giới thiệu Trong hệ thống giáo dục phổ thông, môn Toán có vị trí đặc biệt quan trọng. Nó giúp ta rèn phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập, phương pháp suy luận, giải quyết vấn đề và rèn trí thông minh, sáng tạo, trau dồi tính cần cù, nhẫn lại, tinh thần vượt khó.Trong khoa học kĩ thuật, Toán học giữ vị trí nổi bật hàng đầu. Nó có tác dụng đối với nhiều ngành khoa học kĩ thuật trong sản xuất và chiến đấu. Nó là chiếc chìa khóa vạn năng giúp các em khám phá ra tri thức của nhân loại.Việc rèn luyện kiến thức Toán học nói chung đặc biệt là kĩ năng giải toán nói riêng còn là môi trường quan trọng bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất tốt như:rèn tính cẩn thận, ý trí tự vượt khó, làm việc có kế hoạch, từng bước hình thành và rèn luyện thói quen, khả năng suy nghĩ độc lập, linh hoạt, khắc phục cách suy nghĩ máy móc, rập khuôn, kích thích sự ham thích tìm tòi, sáng tạo. Qua theo dõi tình trạng thực tế hiện nay trong các trường tiểu học cho thấy học sinh thực sự lúng túng khi giải bài toán có lời văn. Một số em gặp khó khăn khi tìm ra phương pháp giải bài toán, chưa biết cách tổng hợp để trình bày bài giải,câu từ diễn đạt trong bài làm còn vụng về, thiếu lô gic,dẫn đến chất lượng chưa cao. Chính vì những lí do trên mà tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 trong trường Tiểu học ” 2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 trong trường Tiểu học ”. 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Phan Thị Nhung Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Chấn Hưng Số điện thoại: 0973807593 3
- E_mail: phannhung9190@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Họ và tên: Phan Thị Nhung Chức vụ: Giáo viên Địa chỉ: Trường Tiểu học Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 trong trường Tiểu học ”. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử Từ tháng 9 năm 2019 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Giới thiệu chung về phương pháp dạy học ( PPDH ) Toán 3 PPDH Toán 3 là dạy học thông qua việc tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập cho học sinh một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn cho học sinh dưới sự trợ giúp đúng mức của SGK Toán 3 và song song với đó là sự kết hợp với các đồ dùng dạy và học, để mỗi học sinh có thể tự phát hiện và chiếm lĩnh nội dung học tập để thực hành và vận dụng các nội dung đó theo khả năng của bản thân mỗi em. Ngoài các PPDH đã sử dụng khi dạy học Toán ở lớp 1 và lớp 2, đến lớp 3 còn phải sử dụng các PPDH giúp học sinh tập nêu các nhận xét hoặc các quy tắc ở dạng khái quát nhất định. Đây là cơ hội phát triển năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa trong học toán ở cuối giai đoạn các lớp 1, 2, 3; đồng thời tiếp tục phát triển khả năng diễn đạt của học sinh theo mục tiêu của môn Toán ở tiểu học. 7.2. Vai trò của giải toán có lời văn lớp 3 4
- Việc giải toán có lời văn ở tiểu học là một nội dung vô cùng quan trọng trong mạch kiến thức môn toán. Trong quá trình giải Toán học sinh phải tư duy một cách chủ động, tích cực, linh hoạt. Vậ dụng thích hợp các kiến thức và khả năng đã có vào các tình huống khác nhau, phải biết phát hiện những dữ kiện chưa được nêu ra một cách tường minh trong chừng mực nào đó phải biết suy nghĩ năng động, sáng tạo vì vậy giải toán còn là một trong những biểu hiện " năng động " trong hoạt động trí tuệ của học sinh. Toán lớp 3 bổ sung và hoàn thiện về kiến thức, kĩ năng của toán lớp 1, 2 và chuẩn bị cho học toán ở các lớp 4, 5. Mặc dù ở lớp Ba các em đã biết cách giải và trình bày thành thạo một bài toán có lời văn, tuy nhiên các bài toán có liên quan đến phân số, gấp, giảm một số lần…bây giờ các em mới được học, các em còn khá lạ lẫm với cách giải các bài toán này. Vì vậy các em gặp không ít khó khăn khi trình bày lời giải, và cần có sự hưỡng dẫn chỉ bảo từ phía thầy cô. 7.3. Nội dung chương trình toán có lời văn ở lớp 3: Hệ thống kiến thức toán có lời văn lớp 3 được sắp xếp xen kẽ với các mạch kiến thức cơ bản khác của môn Toán lớp 3. Giải toán có lời văn không chỉ củng cố các kiến thức toán học đã lĩnh hội mà còn giúp học sinh biết cách vận dụng các kiến thức về toán vào các tình huống thực tiễn đa dạng, phong phú và những vấn đề thường gặp trong cuộc sống. * Mục tiêu của bài giải toán có lời văn ở lớp 3: Học sinh biết giải và trình bày bài giải bài toán có đến hai bước tính. Biết giải và trình bày bài giải một số dạng toán như: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số, bài toán liên quan đến rút về đơn vị …. 7.4. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: 7.4.1. Thực trạng của việc dạy và học giải toán có lời văn trong trường tiểu học hiện nay A. Khái quát về nhà trường. 5
- Năm học 2019 – 2020 nhà trường có 994 học sinh gồm 28 lớp. Trong đó khối lớp Ba có 5 lớp. Cơ sở vật chất nhà trường đã được đầu tư đầy đủ và khá khang trang với đầy đủ các phòng học. Đặc biệt là khung cảnh sư phạm ở đây thật tốt, đảm bảo là ngôi trường “ Xanh, sạch, đẹp” với những bồn hoa cây cảnh quanh năm xanh mát, thắm tươi… Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng đạt chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ lại nhiệt tình có lòng yêu nghề, mến trẻ, tận tụy trong công việc. Đặc biệt BGH luôn có sự chỉ đạo sát sao kịp và đúng đắn trong mọi hoạt động của nhà trường. Học sinh chủ yếu là con em nông thôn trong xã có đạo đức tốt cần cù trong học tập, phụ huynh luôn quan tâm đến việc học tập của học sinh. Hơn năm qua nhà trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đạt nhiều thành tích cao góp phần vào thành tích chung của huyện nhà. B. Thực trạng dạy và học toán trong trường hiện nay. a. Thuận lợi * Nhà trường: Công tác chỉ đạo chuyên môn của BGH luôn sát sao, nhà trường luôn coi trọng việc dạy đúng và đủ các môn học là cần thiết trong việc phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Bởi vậy, đã kịp thời như tổ chức các chuyên đề cấp tổ, cấp trường về các môn học nói chung và Toán nói riêng để giáo viên trao đổi học tập kinh nghiệm cũng như phương pháp của đồng nghiệp. Trong rất nhiều các hoạt động của nhà trường, Ban giám hiệu luôn lấy việc đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ trọng tâm. Trong công tác dạy học, nhà trường luôn lấy học sinh làm trung tâm, luôn khích lệ giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Trong đó môn toán là môn được cả giáo viên và học sinh trong trường ưu ái đầu tư thời gian và trí tuệ nhiều nhất. * Giáo viên 6
- Đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, vững vàng về chuyên môn lại được trang bị đầy đủ tài liệu, đồ dùng dạy học giúp giáo viên có thể tìm kiếm nhiều thông tin bổ ích hỗ trợ cho các bài giảng của mình sinh động hơn, hấp dẫn hơn. Giáo viên trong trường luôn nhận thức được vai trò của việc trong việc giáo dục toàn diện học sinh đặc biệt là giúp các em có kiến thức toán học vững vàng để làm nền tảng cho bậc học sau. Bởi vậy giờ dạy Toán luôn là mối quan tâm của giáo viên trong trường. * Học sinh: Học sinh trong trường chủ yếu là con em nông thôn, ngoan , chăm chỉ nên các em có rất nhiều cố gắng trong học tập. Bên cạnh đó, các em cũng rất hiếu động, thích được tìm tòi, khám phá; có khả năng trực quan nhạy bén. Xét về mặt tâm lí học sinh Tiểu học luôn muốn được khẳng định mình trước bạn bè, thầy cô, thích được khen do vậy đa phần các em chăm học, ham tìm tòi khám phá kiến thức. Giải bài toán có lời văn các em đã được làm quen ở các lớp 1, 2 vì thế các em đã có tiền đề cho việc học giải toán có lời văn ở lớp 3. Trong chương trình lớp 3, toán có lời văn chủ yếu là các bài vận dụng các kiến thức vào việc giải bài toán có nhiều ứng dụng trong thực tế. Các em mới làm quen một số dạng mới: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số, gấp một số lên nhiều lần, bài toán liên quan đến rút về đơn vị… Các dạng bài mới này hầu hết sau tiết lý thuyết giáo viên có thể rút ra được các bước giải giúp học sinh nắm vững và vận dụng thành thạo vào dạng toán đó. b. Khó khăn * Nhà trường Do điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn, kinh phí hạn hẹp nên việc mua sắm đồ dùng phục vụ dạy học còn hạn chế. * Giáo viên: Đồ dùng dạy học còn chưa đầy đủ và phong phú . Đặc biệt trang thiết bị phục vụ môn Toán còn ít. 7
- Mặc dù nhận thức đúng vị trí vai trò của môn Toán, giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhưng vẫn phải bám sát theo sách hướng dẫn vì sợ bị. Các hình thức dạy học còn chưa tổ chức phong phú, đa dạng. Chính vì vậy học sinh không hứng thú trong các giờ học toán và đặc biệt không trau dồi được cho mình những kĩ năng giải toán . Bảng thống kê một số phương pháp dạy học mà giáo viên thường sử dụng khi dạy học sinh giải toán có lời văn 8
- Phương Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ pháp Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số Tỉ lệ ( %) ( %) lượng ( %) Thuyết 5/5 GV 100 0 0 0 0 trình Vấn đáp 5/5 GV 100 0 0 0 0 Thảo luận 3/5 GV 40 2/5 GV 60 nhóm 9
- Nêu vấn 0 0 4/5 GV 80 1 GV 20 đề * Học sinh Cũng bởi học sinh là con em nông thôn nên việc đầu tư về thời gian, điều kiện học tập cũng như người hướng dẫn tại nhà còn hạn chế. Do tâm lí chủ quan thường coi toán là dễ nên một số em chưa dành nhiều thời gian để học. Trong khi đó, lên lớp 3 các em được học nhiều dạng toán có lời văn mới, đặc biệt các em phải chuyển từ bài toán đơn ( giải bằng một phép tính) sang bài toán hợp ( giải bằng nhiều phép tính). Do các em còn mê phim truyện, trò chơi điện tử,… dẫn đến việc các em lười học, sao nhãng học hành, ít học bài, ít đọc sách. Kết luận chung: Nhìn chung, dạy và học toán nói chung và dạy giải toán có lời văn nói riêng của trường tôi mặc dù được quan tâm nhiều song vẫn chưa phát huy được hết ý nghĩa thực chất của nó đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chưa được đồng bộ, thống nhất, chưa có chiều sâu. 7.5. Một số biện pháp nâng cao kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 BIỆN PHÁP 1: NGHIÊN CỨU CHƯƠNG TRÌNH 1.1.Tìm hiểu các dạng bài. Trong chương trình lớp 3, toán có lời văn ngoài các bài tập vận dụng sau các kiến thức khác thì được biên soạn thành các tiết học, cụ thể từng loại tiết học như sau * Tiết dạy học bài mới: 10
- Trong tiết dạy này, phần bài học thường không nêu các kiến thức có sẵn mà thường chỉ nêu các tình huống có vấn đề (bằng hình ảnh hoặc câu gợi mở vấn đề) để học sinh dựa vào đó mà thực hiện các hoạt động mà các em tự phát hiện, sau đó giải quyết vấn đề và tự xây dựng kiến thức mới (theo hướng dẫn của giáo viên). Phần thực hành thường là 2 đến 3 bài tập vận dụng kiến thức mới vừa học. Các bài tập ở tiết dạy học bài mới thường là các bài tập luyện tập trực tiếp, đơn giản giúp học sinh nắm được bài học mới bước đầu có kĩ năng vận dụng kiến thức mới học. Khi dạy thực hành trước tiên giáo viên cần cho học sinh đọc kĩ bài toán, hướng dẫn tóm tắt bài toán, lập kế hoạch giải bài toán rồi mới yêu cầu học sinh giải bài toán đó. * Tiết luyện tập : Mục đích của tiết luyện tập là giúp học sinh vận dụng, củng cố, nâng cao kiến thức đã được hình thành ở tiết lý thuyết. Mỗi tiết thường gồm từ 3 4 bài tập sắp xếp theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp. Dựa vào mục tiêu kiến thức kỹ năng cần đạt của bài, giáo viên hướng dẫn học sinh các bài tập thật tỷ mỉ giống như phần thực hành của tiết lý thuyết hình thành kiến thức tránh tình trạng chạy theo số lượng bài tập. 1.2. Thống kê các dạng toán có lời văn trong chương trình Trong chương trình lớp 3, toán có lời văn được đan xen tương ứng với các kiến thức khác của năm học để các em có thể vận dụng kiến thức đó vào giải toán. Cụ thể toán có lời văn được phân thành hai loại bài. 11
- Bài toán có lời văn Các bài toán đơn Các bài toán hợp (giải bằng một phép tính) (giải bằng nhiều phép tính) 1.Giải bằng phép cộng 1. Bài toán giải bằng 2 phép tính với các mối quan hệ trực tiếp và đơn giản 2.Giải bằng phép trừ 2. Bài toán giải bằng 2 phép tính chia, nhân liên quan đến rút về đơn vị 3.Giải bằng phép nhân 3. Bài toán giải bằng 2 phép chia liên quan đến rút về đơn vị. 12
- 4.Giải bằng phép chia * Các bài toán đơn: a. Giải bằng phép cộng ( 2 kiểu bài ) + Bài toán tìm tổng hai số Ví dụ : Thùng dầu thứ nhất đựng được 125 lít nước, thùng hai đựng được 135 lít nước. Hỏi cả hai thùng đựng được bao nhiêu lít nước? + Bài toán nhiều hơn một số đơn vị . Ví dụ : Em có 13 cái nhãn vở. Anh có nhiều hơn em 9 cái nhãn vở. Hỏi anh có bao nhiêu cái nhãn vở? b. Giải bằng phép trừ ( 4 kiểu bài ) + Bài toán bớt một số đơn vị ở một số Ví dụ : Một cửa hàng có 428 mét vải, đã bán được 163 mét vải. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu mét vải ? + Bài toán tìm số hạng chưa biết Ví dụ : Một đội đồng diễn gồm 165 người, trong đó có 63 nữ. Hỏi đội đồng diễn đó có bao nhiêu nam? + Bài toán ít hơn một số đơn vị Ví dụ : Khối lớp 2 có 113 học sinh, khối lớp 5 có ít hơn khối lớp 2 là 48 học sinh. Hỏi khối lớp 5 có bao nhiêu học sinh? + Bài toán so sánh hai số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị Ví dụ : Lớp 3B có 19 bạn nam và 11 bạn nữ. Hỏi số bạn nam nhiều hơn số bạn nữ là bao nhiêu bạn? c. Giải bài toán bằng phép nhân ( 2 kiểu bài ) + Bài toán tìm tích Ví dụ : Trong phòng ăn có 8 cái bàn, cứ mỗi bàn xếp 6 cái cốc. Hỏi phòng ăn có tất cả bao nhiêu cái cốc? + Bài toán gấp một số lên nhiều lần 13
- Ví dụ : An gấp được 7 ngôi sao, Minh gấp được nhiều gấp 3 lần An.Hỏi Minh gấp được bao nhiêu ngôi sao? d. Giải bài toán bằng phép chia ( 7 kiểu bài ) + Chia thành các phần bằng nhau Ví dụ : Có 24 cái kẹo xếp vào 4 cái hộp. Hỏi mỗi hộp có bao nhiêu cái kẹo? + Chia thành các nhóm ( Ngược lại với bài toán chia thành các phần bằng nhau ) Ví dụ : Một sợi dây đồng dài 24 cm được cắt thành các đoạn bằng nhau mỗi đoạn 6 cm. Hỏi cắt được mấy đoạn như thế? + Bài toán tìm một trong các phần bằng nhau của một số 1 Ví dụ : Một cửa hàng có 40 mét vải và đã bán được số vải đó. Hỏi 5 cửa hàng đã bán được bao nhiêu mét vải? + Bài toán giảm đi một số lần Ví dụ : Một công việc nếu làm bằng tay hết 30 giờ, còn làm bằng máy thì thời gian giảm đi 6 lần. Hỏi công việc đó làm bằng máy hết bao nhiêu giờ? + Bài toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé Ví dụ : Ngăn trên có 28 quyển sách, ngăn dưới có 7 quyên sách. Hỏi ngăn trên có số sách gấp mấy lần ngăn dưới? + Bài toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn ( Giải tương tự như kiểu toán trên ) 1 Thêm phần kết luận vậy số sách ở ngăn dưới bằng số sách ở ngăn 4 trên. + Bài toán chia có dư Ví dụ : Có 25 mét vải may mỗi bộ quần áo hết 4 mét. Hỏi 25 mét may được bao nhiêu bộ như thế và thừa mấy mét vải? 14
- * Các bài toán hợp a. Một số bài toán về mối quan hệ trực tiếp và đơn giản giữa các đại lượng được giải bằng hai phép tính (Bài toán giải bằng hai phép tính) Ví dụ 1: Vườn nhà Lan có 16 cây cam, số cây quýt nhiều hơn cam là 9 cây. Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu cây? 1 Ví dụ 2 : Một cửa hàng có 60 kg gạo. Buổi chiều đã bán được số gạo 5 đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kg gạo? b. Bài toán liên quan đến rút về đơn vị ( 2 kiểu bài ) + Bài toán giải bằng hai phép chia, nhân liên quan đến rút về đơn vị Ví dụ : Có 24 cái bánh xếp đều trong 4 hộp. Hỏi 3 hộp như thế có bao nhiêu cái bánh? + Bài toán giải bằng hai phép chia liên quan đến rút về đơn vị Ví dụ : Có 40 kg gạo đựng đều trong 5 túi. Hỏi 24 kg gạo đựng đều trong mấy túi như thế? BIỆN PHÁP 2: TÌM HIỂU CÁC SAI LẦM THƯỜNG GẶP VÀ ĐỀ RA CÁCH KHẮC PHỤC SAI LẦM 1. Một số sai lầm thường gặp của học sinh khi giải toán có lời văn 1.1. Các bài toán đơn . * Sai lầm trong giải bài toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. Ví dụ: Một con lợn cân năng 42 kg, một con dê cân nặng 6 kg. Hỏi con dêcân nặng bằng một phần mấy con lợn? Lời giải sai: Con dê nặng bằng một phần con lợn là : 42 : 6 = 7 (kg) 1 Đáp số : 7 15
- * Sai lầm trong bài toán chia có dư. Ví dụ : Một lớp học có 33 học sinh, phòng học của lớp đó chỉ có loại bàn 2 chỗ ngồi. Hỏi cần ít nhất bao nhiêu bàn học như thế? Lời giải sai: Cần ít nhất số bàn học là: 32 : 2 = 16 ( dư 1) Đáp số 16 bàn dư 1 học sinh * Sai lầm khi giải bài toán liên quan đến đại lượng ( tiền Việt Nam) Ví dụ : Giá tiền một bì thư là 200 đồng, giá tiền một tem thư là 800 đồng. Hỏi giá tiền một bì thư và một tem thư là bao nhiêu? Lời giải sai: Một bì thư và một tem thư có giá tiền là : 800 + 200 = 1000 (tiền) Đáp số : 1000 tiền * Sai lầm khi giải bài toán nhiều hơn một số đơn vị Ví dụ: Khối lớp 3 có 68 học sinh và ít hơn số học sinh của khối lớp bốn là 21 bạn. Hỏi khối lớp bốn có bao nhiêu học sinh ? Lời giải sai: Khối lớp bốn có số học sinh là: 6821=47(học sinh) Đáp số :47 học sinh Tiểu kết: Khi giải bài toán đơn học sinh mắc sai lầm chủ yếu là do các em chưa xác định được cái đã cho,cái cần tìm của bài toán,chưa xác định được loại toán,dạng toán dẫn đến chưa có lời giải ,phép tính thích hợp 1.2.Các bài toán hợp 16
- * Sai lầm khi giải bài toán bằng hai phép tính với các mối quan hệ trực tiếp và đơn giản: Ví dụ 1: Anh có 15 viên bi, em ít hơn anh 7 viên bi. Hỏi cả hai anh em có bao nhiêu viên bi ? Lời giải sai: Cả hai anh em có số viên bi là: 15+7=22 (viên bi) Đáp số : 22 viên bi 1 Ví dụ 2: Một thùng đựng 24 lít nước mắm, lấy ra số nước mắm 3 đó.Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu lít nước mắm ? Lời giải sai: Trong thùng còn lại số lít nước mắm là: 24 : 3 = 8 (lít) Đáp số : 8 lít Tiểu kết : Như vậy với bài toán giải bằng hai phép tính thì hầu hết học sinh mắc phải sai lầm là giải bằng một phép tính và nguyên nhân chủ yếu là học sinh chưa đọc kỹ đề bài, chưa biết phân tích bài toán. * Sai lầm về giải toán liên quan đến rút về đơn vị ( Kiểu bài giải bằng hai phép tính chia ) Ví dụ : Một người đi xe trong 12 phút đi được 3 km. Hỏi nếu cứ đi xe như vậy trong 28 phút thì đi được mấy km ? Lời giải sai: Một phút đi được số km là: 12 : 3 = 4 (km) Trong 28 phút đi được số km là : 17
- 28 : 4 = 7 (km) Đáp số : 7 km 2. Cách khắc phục: Từ những sai lầm của học sinh tôi đã tìm hiểu nguyên nhân, từ đó tìm ra một số cách khắc phục, nâng cao chất lượng cho học sinh khi học dạng toán giải toán có lời văn cụ thể như sau: 2.1.Các bài toán đơn . *Trong giải bài toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. Ví dụ: Một con lợn cân nặng 42 kg, một con dê cân nặng 6 kg. Hỏi con dê cân nặng bằng một phần mấy con lợn? Lời giải sai: Con dê nặng bằng một phần con lợn là : 42 : 6 = 7 1 Đáp số : 7 Phân tích sai lầm : Tuy đáp số không sai nhưng học sinh đã sai ở lời giải . Mắc phải sai lầm này là do giáo viên chưa khắc sâu kiến thức, cách giải, các bước giải bài toán.Học sinh chưa đọc kỹ đề bài, máy móc áp dụng cách giải toán có lời văn mà lớp 1, lớp 2 đã được học dùng câu hỏi để viết thành câu trả lời sau khi bỏ từ hỏi. Cách khắc phục: Khi gặp bài giải sai này của học sinh tôi hướng dẫn lại như sau: +Yêu cầu học sinh đọc kĩ lại đề bài, xác định cái đã cho, cái cần tìm của bài toán HS nêu: Cho biết: Con lợn nặng 42 kg Con dê nặng 6 kg Hỏi :Con dê nặng bằng một phần mấy con lợn ? 18
- +Yêu cầu học sinh nêu tên gọi của dạng toán này ? HS nêu: Bài toán thuộc dạng so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn +Yêu cầu học sinh xác định số lớn, số bé HS: Số lớn: 42 Số bé: 6 +Hỏi: Muốn giải bài toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn ta làm thế nào? HS: Bước 1:Ta so sánh số lớn gấp mấy lần số bé(Thực hiện phép chia: Số lớn:Số bé) Bước 2:Kết luận số bé bằng một phần mấy số lớn. Sau khi hướng dẫn học sinh của tôi đã có lời giải đúng: Con lợn cân nặng gấp con dê một số lần là: 42 : 6 = 7 ( lần ) 1 Vậy con dê nặng bằng con lợn. 7 1 Đáp số : 7 * Trong bài toán nhiều hơn một số đơn vị Ví dụ: Khối lớp 3 có 68 học sinh và ít hơn số học sinh của khối lớp bốn là 21 bạn. Hỏi khối lớp bốn có bao nhiêu học sinh ? Lời giải sai: Khối lớp bốn có số học sinh là: 6821= 47(học sinh) Đáp số :47 học sinh Phân tích sai: 19
- Bài toán cho biết khối lớp 3 có số học sinh ít hơn khối lớp 4vậy ngược lại tức là lớp 4 có số học sinh nhiều hơn lớp 3, nếu học sinh làm như vậy thì nghĩa là lớp 3 có nhiều hơn lớp 4.Mắc phải sai lầm này là do học sinh chủ quan không đọc kĩ bài toán cứ thấy ít hơn là làm tính trừ. Cách khắc phục: Tôi yêu cầu học sinh đọc thật kĩ lại bài toán, xác định cái đã cho, cái cần tìm của bài toán. (Học sinh xác định: Khối lớp 3 có 68 học sinh, ít hơn số học sinh của khối lớp bốn là 21 bạn. Hỏi: Khối lớp bốn có bao nhiêu học sinh ? ) Giáo viên hỏi : Lớp 3 ít hơn lớp 4 vậy khối lớp 4 như thế nào so khối lớp 3? Học sinh : Khối 4nhiều hơn khối 3 Yêu cầu học sinh xác định dạng toán (Đến đây học sinh sẽ xác định được đây là bài toán về nhiều hơn một số đơn vị) Giáo viên hỏi : Để giải bài toán về nhiều hơn ta thực hiện tính gì ? Học sinh : Ta thực hiện tính cộng Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài. Kết quả học sinh đã làm đúng Lời giải đúng Khối lớp bốn có số học sinh là: 68+21=89(học sinh) Đáp số :89 học sinh 2.2. Các bài toán hợp. *Khi giải bài toán bằng hai phép tính với các mối quan hệ trực tiếp và đơn giản Ví dụ 1: Anh có 15 viên bi, em ít hơn anh 7 viên bi. Hỏi cả hai anh em có bao nhiêu viên bi ? Lời giải sai: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2235 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 433 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 215 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 63 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn