Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn kĩ năng và nâng cao chất lượng giải toán có lời văn dạng Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó cho học sinh lớp 5A1, 5A2, 5A3 Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường
lượt xem 3
download
Mục đích của sáng kiến này là giúp học sinh biết nhận diện dạng toán, nâng cao năng lực tư duy, phân tích, tổng hợp, rèn luyện phương pháp suy luận, khơi gợi và tập duyệt kĩ năng quan sát, tìm tòi, phỏng đoán để nắm vững cách giải toán dạng Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn kĩ năng và nâng cao chất lượng giải toán có lời văn dạng Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó cho học sinh lớp 5A1, 5A2, 5A3 Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường
- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Tam Đường, ngày 22 tháng 2 năm 2019 ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Kính gửi: Thường trực Hội đồng công nhận sáng kiến cấp cơ sở Chúng tôi ghi tên dưới đây: G Số Ngày Nơi công Chức Tỷ lệ (%) danh Trình đóng góp hi thứ Họ và tên tháng năm tác độ vào việc ch tự sinh ( hoặc chuyên tạo ra ú nơi cư môn sáng kiến trú) Hoàng Trường Giáo 1 Văn Công 24/8/1979 Tiểu học viên Đại 40% 2 Nguyễn 01/6/1983 Th ị tr ấn học 30% Duy Đức Tam Đường 3 Văn Thị 04/2/1979 Huệ 30% Là đồng tác giả đề nghị công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kĩ năng và nâng cao chất lượng giải toán có lời văn dạng Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó cho học sinh lớp 5A1, 5A2, 5A3 Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường.” Cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến: UBND huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn Tiểu học Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 17/ 09/2018 Mô tả bản chất của sáng kiến: + Tính mới: * Giải pháp trước khi áp dụng sáng kiến Giải pháp 1: Giúp học sinh nhận diện dạng toán. Giáo viên sử dụng một số biện pháp đơn giản như thuyết trình, giảng giải bằng lí thuyết cho học sinh trên lớp, sẽ cung cấp được kiến thức cơ bản 1
- cho học sinh, giúp các em nắm được kiến thức về mặt lý thuyết. Giải pháp 2: Học sinh giải toán theo các bước cơ bản. Sau khi học sinh nhận diện được dạng toán, giáo viên cho học sinh xác định các bước giải bải toán và trình bày bài toán. Giải pháp 3: Thử lại bài toán Sau khi giải xong bài toán, giáo viên yêu cầu học sinh thử lại bài toán để kiểm tra kết quả. Học sinh tự tìm cách thử lại bài toán và đối chiếu để tự kiểm tra kết quả bài làm của mình. Giải pháp 4: Giáo viên chữa bài cho học sinh Sau khi học sinh giải xong bài toán giáo viên thường cho học sinh nhận xét và chữa bài để thống nhất cách giải. * Giải pháp sau khi áp dụng sáng kiến Giải pháp 1: Rèn kĩ năng nhận diện dạng toán, xác định các bước giải, kĩ năng trình bày bài giải. Giáo viên cho học sinh đọc kỹ đề bài để xác định dạng toán từ đó tìm ra các bước giải và trình bày hoàn thiện bài giải. Giải pháp 2: Học sinh giải thành thạo theo các bước cơ bản, giải các bài toán nâng cao. Khi học sinh nắm được cách giải theo các bước cơ bản, giáo viên cho học sinh thực hành nhiều lần sau đó vận dụng để giải các dạng bài nâng cao. Giải pháp 3: Rèn kĩ năng thử lại bài toán Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thử lại bài toán, gắn kết quả tìm được nếu khớp với các dữ liệu bài toán đã cho thì kết quả bài toán là đúng. Giải pháp 4: Nâng cao kĩ năng nhận xét và chữa bài Giúp học sinh biết nhận xét cụ thể về bài làm của bạn, hướng dẫn cho bạn sửa sai. + Hiệu quả: 2
- Giáo viên có kinh nghiệm trong việc rèn kĩ năng giải toán cho học sinh. Năng lực trình độ chuyên môn của giáo viên vững vàng hơn. Học sinh tự tin, mạnh dạn hơn khi giải các bài toán. Chất lượng nâng lên rõ rệt: Tỉ lệ học sinh quên các bước giải bài toán giảm. Quên các Tổng Thời gian Lớ bước giải Giải tốc độ Giải bài toán số học khảo sát p dạng toán còn chậm nâng cao sinh cơ bản Tổng Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ Tỷ lệ số số HS % số HS % % HS 5A1 32 4 12,5 18 56,25 10 31,25 Trước khi thực hiện 5A2 32 12 37,5 16 50 4 12,5 sáng kiến 5A3 32 10 31,25 18 56,25 4 12,5 Sau khi thực 5A1 32 0 0 8 25 24 75 hiện sáng 5A2 32 2 6,25 5 15,6 9 28,1 kiến 5A3 32 2 6,25 4 12,5 8 25 + Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến Sáng kiến có thể tham khảo và vận dụng để hướng dẫn giải toán cho học sinh khối 4, 5 trong toàn truờng và các trường khác trong huyện có cùng đối tượng học sinh. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Cơ sở vật chất của lớp học, đồ dùng dạy học của giáo viên và học sinh môn Toán: SGK, bảng phụ, tranh ảnh. Đánh giá lợi ích có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến tác giả Giáo viên sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc rèn kĩ năng giải toán. Học sinh mạnh dạn, tự tin, chủ động khi giải toán. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, đã áp dụng sáng kiến: Qua áp dụng các giải pháp giúp học sinh nắm chắc các bước giải của 3
- dạng toán, chất lượng so với đầu năm được nâng lên rõ rệt, tỉ lệ quên các bước giải của dạng toán còn 4% giảm 23%; tỉ lệ giải toán nâng cao tăng 24% so với khảo sát, học sinh tham gia giao lưu Toán cấp trường đạt 13/18 học sinh, góp phần nâng cao chất lượng của lớp và chất lượng chung của nhà trường. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Người đăng ký Hoàng Văn Công Nguyễn Duy Đức Văn Thị Huệ BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1. Đồng tác giả Trình Số Chức vụ, đơn vị Họ và tên độ văn Nhiệm vụ được phân công TT công tác hóa 1 Hoàng Văn Giáo viên chủ nhiệm lớp 5A1 Công 12/ 12 Trường Tiểu học Thị trấn – Tam Giáo viên Đường – Lai Châu 2 Nguyễn Trường Tiểu học Giáo viên chủ nhiệm lớp 5A2 Duy Đức Thị trấn – Tam Trường Tiểu học Thị trấn – Tam Đường – Lai Đường – Lai Châu 3 Văn Thị Châu Giáo viên chủ nhiệm lớp 5A3 Huệ Trường Tiểu học Thị trấn – Tam Đường – Lai Châu 2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kĩ năng và nâng cao chất lượng giải toán có lời văn dạng “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” cho học sinh lớp 5A1 5A2 5A3 Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường.” 3. Tính mới * Giải pháp trước khi áp dụng sáng kiến Giải pháp 1: Giúp học sinh nhận diện dạng toán. 4
- Giáo viên sử dụng một số biện pháp đơn giản như thuyết trình, giảng giải bằng lí thuyết cho học sinh trên lớp sẽ cung cấp được kiến thức cơ bản cho học sinh, giúp các em nắm được kiến thức về mặt lý thuyết. Giải pháp 2: Học sinh giải toán theo các bước cơ bản. Sau khi học sinh nhận diện được dạng toán, giáo viên cho học sinh xác định các bước giải bải toán và trình bày bài toán. Giải pháp 3: Thử lại bài toán Sau khi giải xong bài toán, giáo viên yêu cầu học sinh thử lại bài toán để kiểm tra kết quả. Giải pháp 4: Giáo viên chữa bài cho học sinh Sau khi học sinh giải xong bài toán giáo viên thường cho học sinh nhận xét và chữa bài để thống nhất cách giải bài toán và yêu cầu học sinh tìm thêm các cách giải khác (nếu có). * Giải pháp sau khi áp dụng sáng kiến Giải pháp 1: Rèn kĩ năng nhận diện dạng toán, xác định các bước giải, kĩ năng trình bày bài giải. Giáo viên cho học sinh đọc kỹ đề bài để xác định dạng toán từ đó tìm ra các bước giải và trình bày hoàn thiện bài giải. Giải pháp 2: Học sinh giải thành thạo theo các bước cơ bản, giải các bài toán nâng cao. Khi học sinh nắm được cách giải theo các bước cơ bản, giáo viên cho học sinh thực hành nhiều lần sau đó vận dụng để giải các dạng bài nâng cao. Giải pháp 3: Rèn kĩ năng thử lại bài toán Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thử lại bài toán, gắn kết quả tìm được nếu khớp với các dữ liệu bài toán đã cho thì kết quả bài toán là đúng. Giải pháp 4: Nâng cao kĩ năng nhận xét và chữa bài Giúp học sinh biết nhận xét cụ thể về bài làm của bạn, hướng dẫn cho bạn sửa sai. Học sinh biết trình bày bài đẹp, khoa học. 5
- 4. Hiệu quả sáng kiến mang lại Qua thời gian áp dụng sáng kiến, học sinh đã nắm chắc được cách giải các bài toán cơ bản, biết xác định hiệu và tỉ số và giải được các bài toán nâng cao, không chỉ tạo điều kiện để nâng cao chất lượng của lớp, của trường mà còn góp phần rèn luyện ý chí, khắc phục khó khăn, tính cẩn thận của các em. Quên các Tổng Thời gian Lớ bước giải Giải tốc độ Giải bài toán số học khảo sát p dạng toán còn chậm nâng cao sinh cơ bản Tổng Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ Tỷ lệ số số HS % số HS % % HS 5A1 32 4 12,5 18 56,25 10 31,25 Trước khi thực hiện 5A2 32 12 37,5 16 50 4 12,5 sáng kiến 5A3 32 10 31,25 18 56,25 4 12,5 Sau khi thực 5A1 32 0 0 8 25 24 75 hiện sáng 5A2 32 2 6,25 5 15,6 9 28,1 kiến 5A3 32 2 6,25 4 12,5 8 25 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến Sáng kiến kinh nghiệm của tôi có thể tham khảo và vận dụng để hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh khối 4, 5 trong toàn truờng và các trường khác trong huyện có cùng đối tượng học sinh. Đồng tác giả Hoàng Văn Công Nguyễn Duy Đức Văn Thị Huệ 6
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TAM ĐƯỜNG TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN TAM ĐƯỜNG THUYẾT MINH SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN DẠNG “TÌM HAI SỐ KHI BIẾT HIỆU VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ” CHO HỌC SINH LỚP 5A1 5A2 – 5A3 TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN TAM ĐƯỜNG Đồng tác giả: Hoàng Văn Công, Nguyễn Duy Đức, Văn Thị Huệ Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường 7
- I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến Một số biện pháp rèn kĩ năng và nâng cao chất lượng giải toán có lời văn dạng “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” cho học sinh lớp 5A1, 5A2, 5A3 Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường”. 2. Tác giả 2.1. Họ và tên: Hoàng Văn Công I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến:“Một số biện pháp rèn kĩ năng và nâng cao chất lượng giải toán có lời văn dạng Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó cho học sinh lớp 5A1, 5A2, 5A3 trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường.” 2. Tác giả 2.1. Họ và tên: Hoàng Văn Công Năm sinh: 24/08/1979 Nơi thường trú: Bản Nậm Tường Thị trấn Tam Đường Lai Châu 8
- Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Tiểu học Thị trấn Tỷ lệ đóng góp sáng kiến là 40% Điện thoại: 0832645888 2.2. Họ và tên: Nguyễn Duy Đức Năm sinh: 01/06/1983 Nơi thường trú: Bản Máy Đường TT Tam Đường Tam Đường Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường Tỷ lệ đóng góp sáng kiến là 30% Điện thoại: 0979127686 2.3. Họ và tên: Văn Thị Huệ Năm sinh: 14/02/1979 Nơi thường trú: Thị trấn Tam Đường Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường Tỷ lệ đóng góp sáng kiến là 30% Điện thoại: 0363449083 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ 17 tháng 9 năm 2018 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị: Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường Địa chỉ: Thị trấn Tam Đường Huyện Tam Đường Tỉnh Lai Châu II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 9
- 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến 1.1 . Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến Cùng với những môn học khác, môn Toán ở tiểu học giữ một vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách, phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh. Nó trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết nhằm phục vụ đời sống và phát triển của xã hội. Môn Toán ở Tiểu học là cơ sở ban đầu có tính quyết định cho việc học toán sau này của học sinh. Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, giải quyết vấn đề, góp phần phát triển trí thông minh. Những thao tác tư duy có thể rèn luyện cho HS qua môn Toán bao gồm phân tích tổng hợp, so sánh, tưởng tượng, cụ thể hoá, đặc biệt hóa. Các phẩm chất trí tuệ có thể rèn luyện cho HS bao gồm: tính độc lập, tính linh hoạt, tính nhuần nhuyễn, tính sáng tạo. Dạng toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” là một trong bốn dạng toán có lời văn cơ bản của chương trình lớp 4. Đến lớp 5 thì dạng toán này được ôn tập, củng cố lại và vận dụng cho các bài toán có nội dung hình học, tính tuổi. Vì vậy, nếu học sinh không nắm chắc được cách giải dạng toán cơ bản sẽ khó vận dụng để giải các bài toán có nội dung hình học và nâng cao. Là giáo viên chúng tôi luôn quan tâm về chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng môn Toán nói riêng, trong đó có mạch kiến thức về giải toán có lời văn. Qua những năm dạy học lớp 5 chúng tôi thấy một số học sinh quên cách giải dạng toán cơ bản về “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”, giải những bài toán ở mức độ nâng cao các em còn chậm, chưa xác định được các dữ kiện của bài toán điều đó ảnh hưởng đến chất lượng của môn Toán. 1.2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến Mục đích của sáng kiến này là giúp học sinh biết nhận diện dạng toán, 10
- nâng cao năng lực tư duy, phân tích, tổng hợp, rèn luyện phương pháp suy luận, khơi gợi và tập duyệt kĩ năng quan sát, tìm tòi, phỏng đoán để nắm vững cách giải toán dạng Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. Giúp học sinh luyện tập củng cố kiến thức và thao tác thực hành những kiến thức đã học như: Rèn luyện kĩ năng tính toán và vận dụng kiến thức vào thực tiễn khi làm bài, góp phần nâng cao chất lượng môn Toán của học sinh lớp 5A1 – 5A2 – 5A3 và chất lượng giáo dục chung của nhà trường. 2. Phạm vi triển khai thực hiện Phạm vi: 96 học sinh lớp 5A1, 5A2, 5A3 Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường. 3. Mô tả sáng kiến 3.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 3.1.1. Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới Lớp 5A1, 5A2, 5A3 có 96 học sinh vơi 4 nhóm dân tộc: Kinh, Thái, Giáy và Dao. Trình độ nhận thức không đồng đều; vốn từ, ngôn ngữ còn hạn chế, khả năng tư duy phân tích còn chậm, chưa có kĩ năng xác định dạng toán, cách giải bài toán có lời văn . Chỉ có một số em có vốn từ, vốn ngôn ngữ phong phú hơn; kĩ năng tư duy phân tích nhanh hơn; mức độ nhận thức tốt hơn về mặt kiến thức cơ bản với yêu cầu chuẩn kiến thức mà các em đã thực hiện được. Tuy nhiên, do nội dung dạng toán có lời văn “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” được học từ lớp 4 nên nhiều em học sinh còn quên các bước giải, chưa nhận diện dạng toán cơ bản, đặc biệt khi gặp những bài toán nâng cao (dạng dấu hiệu, dấu tỉ số, cho tỉ số ở dạng phân số….) thì các em còn gặp lúng túng trong việc xác định hiệu và tỉ số, kĩ năng trình bày bài giải chưa khoa học. Với những năm trước các giải pháp, phương pháp rèn cho học sinh giải toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó cũng đã được thực hiện nhưng chỉ giảng dạy theo sách hướng dẫn, giải bài toán theo các bước hướng 11
- dẫn. * Giải pháp 1: Giúp học sinh nhận diện dạng toán Với giải pháp này giáo viên giúp học sinh nhận diện được dạng toán thông qua bài toán. * Gi ải pháp 2: Giúp học sinh v ận d ụng cách giải của d ạng toán để giải bài toán. Học sinh giải bài toán thông qua các bước. Giáo viên khi thực hiện giải pháp này chỉ nghĩ phải dạy đúng phương pháp, đúng yêu cầu của sách hướng dẫn, chưa mạnh dạn đưa những bài toán nâng cao vào bài giảng. * Giải pháp 3: Thử lại bài toán Sau khi giải xong bài toán, giáo viên yêu cầu học sinh thử lại bài toán để kiểm tra kết quả. Học sinh tự tìm cách thử lại bài toán và đối chiếu để tự kiểm tra kết quả bài làm của mình. * Giải pháp 4: Nhận xét đánh giá bài làm của học sinh Giáo viên chữa bài cho học sinh, chưa tổ chức cho học sinh mạnh dạn nhận xét kết quả bài làm của bạn. 3.1.2. Ưu điểm của giải pháp cũ Giúp học sinh nhận diện dạng toán Giáo viên sử dụng một số biện pháp đơn giản như thuyết trình, giảng giải bằng lí thuyết cho học sinh trên lớp sẽ cung cấp được kiến thức cơ bản cho học sinh, giúp các em nắm được kiến thức về mặt lý thuyết. Học sinh giải bài toán theo các bước. Học sinh kiểm tra được kết quả của bài toán. Giáo viên chữa bài tập cho học sinh theo các bước sẵn có. 3.1.3 Nhược điểm của giải pháp cũ * Giải pháp 1: Giúp học sinh nhận diện dạng toán 12
- Giáo viên sử dụng một số biện pháp đơn giản như thuyết trình, giảng giải bằng lí thuyết cho học sinh trên lớp sẽ cung cấp được kiến thức cơ bản cho học sinh, giúp các em nắm được kiến thức về mặt lý thuyết . Nhưng với phương pháp này khiến học trò tiếp thu thụ động, nặng nề. * Giải pháp 2: Giúp học sinh vận dụng cách giải của dạng toán để giải bài toán. Kĩ năng giải bài toán nâng cao của học sinh còn hạn chế, học sinh chưa chủ động sưu tầm những bài toán nâng cao. Giải pháp 3: Thử lại bài toán Sau khi giải xong bài toán, giáo viên yêu cầu học sinh thử lại bài toán để kiểm tra kết quả. Giáo viên chưa tổ chức cho học sinh kiểm tra thường xuyên, gắn với từng dữ liệu của bài toán. * Giải pháp 4: Nhận xét đánh giá bài làm của học sinh Giáo viên chữa bài cho học sinh, việc nhận xét đúng, sai làm học sinh bị động tiếp thu kiến thức, các em chưa có sự trao đổi để tìm ra những lỗi mà các em mắc. Theo thống kê khảo sát chất lượng giải toán đầu năm của học sinh lớp 5A1, 5A2, 5A3 kết quả như sau: Tổng số Quên các bước Giải tốc độ Giải bài toán Lớp học sinh giải dạng toán còn chậm nâng cao cơ bản Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ 5A1 32 HS % HS % HS % 4 12,5 18 56,25 10 31,25 5A2 32 12 37,5 16 50 4 12,5 5A3 32 10 31,25 18 56,25 4 12,5 13
- Qua kết quả khảo sát trên, chúng tôi thấy học sinh quên cách giải dạng toán cơ bản còn 37,5%, tốc độ giải chậm là 54% , tỉ lệ học sinh biết giải bài toán nâng cao còn ít. Chúng tôi rất băn khoăn và trăn trở: Làm thế nào để giúp các em thực hiện được mục tiêu đã đề ra? Đây là lí do chúng tôi chọn và áp dụng sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kĩ năng và nâng cao chất lượng giải toán có lời văn dạng Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó cho học sinh lớp 5A1, 5A2, 5A3 trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường.” 3.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 3.2.1. Tính mới, sự khác biệt giữa giải pháp mới so với giải pháp cũ * Tính mới Giúp giáo viên củng cố, hệ thống các dạng toán từ đơn giản đến phức tạp, từ đó hướng dẫn học sinh giải theo từng dạng toán. Rèn cho học sinh có kĩ năng giải các dạng toán từ cơ bản đến phức tạp và trình bày bài giải một cách khoa học. Nâng cao cho học sinh kĩ năng tự nhận xét cụ thể về bài làm của bạn, biết sửa sai cho bạn. Nâng cao chất lượng giải toán có lời văn dạng: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. * Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ Giải pháp cũ Giải pháp mới Giải pháp 1: Giúp học sinh nhận Giải pháp 1: Rèn kĩ năng nhận diện dạng toán. diện dạng toán, xác định các bước giải, kĩ Giáo viên sử dụng một số biện pháp năng trình bày bài giải. đơn giản như thuyết trình, giảng giải Giáo viên cho học sinh đọc kỹ đề bài bằng lí thuyết cho học sinh trên lớp để xác định dạng toán từ đó tìm ra sẽ cung cấp được kiến thức cơ bản các bước giải và trình bày hoàn cho học sinh, giúp các em nắm được thiện bài giải. 14
- kiến thức về mặt lý thuyết. Giải pháp 2: Học sinh giải thành Giải pháp 2: Học sinh giải toán theo thạo theo các bước cơ bản, giải các các bước cơ bản. bài toán nâng cao. Sau khi học sinh nhận diện được Khi học sinh nắm được cách giải dạng toán, giáo viên cho học sinh xác theo các bước cơ bản, giáo viên cho định các bước giải bải toán và trình học sinh thực hành nhiều lần sau đó bày bài toán. vận dụng để giải các dạng bài nâng Giải pháp 3: Thử lại bài toán cao. Sau khi giải xong bài toán, giáo viên Giải pháp 3: Rèn kĩ năng thử lại yêu cầu học sinh thử lại bài toán để bài toán kiểm tra kết quả. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với học Học sinh tự tìm cách thử lại bài toán sinh sau khi làm bất kỳ bài toán nào, và đối chiếu để tự kiểm tra kết quả đặc biệt là toán có lời văn vì nó liên bài làm của mình. quan đến việc học sinh xác định dạng toán và các bước giải.Giáo viên yêu cầu học sinh gắn kết quả tìm được nếu khớp với các dữ liệu bài toán đã cho thì kết quả bài toán là đúng, sau đó báo cáo cách làm và kết quả cho giáo viên. Giải pháp 4: Giáo viên chữa bài cho Giải pháp 4: Nâng cao kĩ năng học sinh nhận xét và chữa bài Sau khi học sinh giải xong bài toán Giúp học sinh biết nhận xét cụ giáo viên thường cho học sinh nhận thể về bài làm của bạn, hướng dẫn xét và chữa bài để thống nhất cách cho bạn sửa sai. Học sinh biết trình giải bài toán và yêu cầu học sinh tìm bày bài đẹp. thêm các cách giải khác (nếu có). 15
- Qua một số năm công tác, chúng tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm từ những việc làm cụ thể của bản thân mình bằng các biện pháp hướng dẫn cho sinh giải toán có lời văn dạng “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” như sau: 3.2.2 Các giải pháp mới áp dụng Giải pháp 1: Rèn kĩ năng nhận diện dạng toán, xác định các bước giải, kĩ năng trình bày bài giải. * Nội dung: Giúp cho học sinh nhận diện dạng toán, xác định cách giải, trình bày bài giải. * Các bước tiến hành: Bước 1: Học sinh tìm hiểu nội dung bài toán, xác định yêu cầu của đề bài. + Chỉ ra những yếu tố đã biết. + Xác định được các yếu tố cần tìm. + Từ điều kiện của bài toán xác định dạng toán, đâu là số bé, đâu là số lớn. Bước 2: Học sinh nêu lại cách giải. + Vẽ sơ đồ bài toán (dựa vào tỉ số). + Tìm hiệu số phần bằng nhau. + Tìm giá trị của một phần. + Tìm số lớn. + Tìm số bé. Bước 3: Trình bày bài giải. Bước 4: Tổ chức cho học sinh nhận xét kết quả và cách trình bày bài giải. + Có xác định được hiệu hay tỉ số không, có vẽ được sơ đồ không. + Dựạ vào điều kiện bài toán kiểm tra kết quả có đúng không. + Trình bày bài giải có khoa học không. 16
- Bài toán áp dụng Đây là dạng toán cơ bản nhất các em chỉ cần dựa vào các bước giải của dạng toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”. 1 Ví dụ: An có nhiều hơn Bình 15 viên bi. Biết số bi của Bình bằng số 4 bi của An? Bài giải Bước 1: Theo đề bài ta có sơ đồ: ? viên bi 15 viên bi Bình An ? viên bi Bước 2: Hiệu số phần bàng nhau là:: 4 1 = 3 (phần) Bước 3: Giá trị 1 phần chính là số bi của Binh: 15 : 3 = 5 (viên bi) Bước 4: Số bi của An là: 5 × 4 = 20 (viên bi) Đáp số: Bình: 5 viên An: 20 viên Giải pháp 2: Giới thiệu và hướng dẫn giải các bài toán nâng cao * Nội dung: Giúp cho học sinh biết vận dụng cách giải các bài toán cơ bản để giải các bài toán nâng cao. * Các bước tiến hành: Bước 1: Học sinh tìm hiểu nội dung bài toán, xác định yêu cầu của đề bài. + Từ điều kiện của bài toán xác định dạng toán, đâu là số bé, đâu là số lớn. + Chỉ ra đâu là hiệu, hiệu đã biết chưa; để tìm hiệu ta làm như thế nào? + Chỉ ra đâu là tỉ số, tỉ số đã biết chưa; để tìm tỉ số ta làm như thế nào? 17
- Bước 2: Học sinh nêu cách giải. + Xác định cách tìm hiệu hoặc tỉ số của hai số + Dựa vào cách giải của dạng toán cơ bản để giải bài toán. Bước 3: Trình bày bài giải. Bước 4: Nhận xét đánh giá kết quả và cách trình bày bài giải. Bài toán áp dụng: Dạng 1: Cho biết tỉ số nhưng dấu hiệu 4 Ví dụ: Một đàn trâu, bò có số trâu bằng số bò. Nếu bán 15 con bò và 7 9 con trâu thì số bò hơn số trâu là 24 con. Hỏi đàn trâu, bò có tất cả bao nhiêu con? Dạng này học sinh rất lúng túng do không xác định được hiệu hoặc 4 nhầm hiệu hai số là 24 ứng với tỉ số là . Khi đó, giáo viên cần giải thích cho 7 học sinh biết bài toán cho hiệu và tỉ số ở hai thời điểm khác nhau. Với hiệu về sau là 24 thì chưa biết tỉ số. Vậy trước hết ta phải xác định hiệu tại thời 4 điểm có tỉ số là , tức là tìm hiệu giữa bò và trâu trước khi bán, sau đó đưa 7 về dạng cơ bản và cuối cùng mới xác định đúng hiệu cần tìm tại thời điểm ban đầu. Bài giải Bước 1: Theo đề bài, trước khi bán số bò hơn số trâu là: 24 + ( 15 – 6 ) = 33 (con) Theo bài ra ta có sơ đồ: ? con 33 con Trâu: Bò: 18
- ? con Bước 2: Hiệu số phần bàng nhau là:: 7 4 = 3 (phần) Bước 3: Số trâu có là:: 33 : 3 × 4 = 44 (con) Bước 4: Số bò có là: 44 + 33 = 77 (con) Đáp số: Trâu 33 con Bò 77 con Tóm lại: Cách giải dạng bài cho biết tỉ số nhưng dấu hiệu: Vì bài toán cho hiệu của hai số và tỉ số của hai số ở hai thời điểm khác nhau do đó phải đưa hiệu và tỉ về cùng một thời điểm với tỉ số, từ đó đưa về dạng cơ bản và giải bình thường theo các bước đã học. Dạng 2: Cho biết hiệu nhưng dấu tỉ số Đối với dạng này, tỉ số cho dưới dạng ẩn, học sinh rất khó khăn vì không xác định được tỉ số, do vậy giáo viên cần hướng dẫn các em cách tìm tỉ số của hai số, từ đó đưa về dạng cơ bản. Ví dụ: Hiệu của hai số là 312, biết rằng nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là 4. Tìm hai số đó.. Hướng dẫn cho học sinh cách tìm tỉ số: Theo đề bài nếu lấy số lớn chia 1 cho số bé thì được thương là 4. Như vậy số bé bằng số lớn hay tỉ số giữa 4 1 số bé và số lớn là . 4 Bài giải Bước 1: Theo đề bài ta có sơ đồ: 312 Số bé: ? Số lớn ? Bước 2: Tổng số phần bằng nhau: 4 1 = 3 (phần) Bước 3: Giá trị 1 phần chính là số bé: 312 : 3 = 104 19
- Bước 4: Số lớn là: 104 × 4 = 416 Đáp số: Số bé: 104 Số lớn: 416 Dạng 3: Ẩn cả hiệu và tỉ số Ví dụ: Một cửa hàng có số gạo tẻ gấp 3 lần số gạo nếp, cửa hàng đã bán 12kg gạo tẻ và 7 kg gạo nếp thì phần còn lại của số gạo tẻ hơn số gạo nếp là 51 kg. Hỏi trước khi bán, cửa hàng có bao nhiêu kg gạo mỗi loại ? Dạng bài này là khó nhất với học sinh bởi các em phải xác định cả hiệu và tỉ số. Phân tích: Ở ví dụ này cả hiệu và tỉ đều cho dưới dạng ẩn thì ta phải lập luận để tìm được các yếu tố đó, sau đó áp dụng các bước giải cụ thể dạng cơ bản. + Tìm hiệu: dựa vào dữ kiện “cửa hàng đã bán 12kg gạo tẻ và 7 kg gạo nếp”. Vậy số gạo tẻ bán nhiều hơn số gạo nếp là 12 – 7 = 5 kg. Nên trước khi bán số gạo tẻ hơn số gạo nếp là: 51 + 5 = 56 (kg). + Tìm tỉ số: Vì số gạo tẻ gấp 3 lần số gạo nếp, nên số gạo tẻ là 3 phần bằng nhau và số gạo nếp là một phần như thế. Bài giải Theo đề bài ta có sơ đồ: ? kg 56 kg Gạo nếp: Gạo tẻ: ? kg Hiệu số phần bằng nhau: 3 1 = 2 (phần) Số gạo nếp là: 56 : 2 × 1 = 28 (kg) Số gạo tẻ là: 28 + 56 = 84 (kg) Đáp số: Gạo nếp 28 kg 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2238 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 216 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 65 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn