intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh lớp 1

Chia sẻ: Tomjerry004 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:20

28
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đưa ra các giải pháp để họ có thể tham khảo và vận dụng vào thực tiễn giảng dạy của mình nhằm nâng cao hiệu quả trong công việc “luyện nét chữ, rèn nết người” cho học sinh, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh lớp 1

  1. 1. PHẦNMỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn sáng kiến Chữ  viết là một trong những phát minh vĩ đại của loài người, là công  cụ đắc lực trong việc ghi lại và truyền bá kho tàng tri thức văn hóa của nhân   loại. Chữ  viết ngoài việc dùng làm phương tiện giao lưu, học tập, nghiên  cứu... nó còn thể  hiện óc sáng tạo, tính thẩm mĩ của con người. Ngày nay  mặc dù có nhiều phương tiện in ấn hiện đại song chữ  viết vẫn có vai trò vô  cùng quan trọng nhất là đối với công tác giáo dục “ Nét chữ ­ Nết người”. Vấn đề  chữ  viết được người xưa rất coi trọng. Cố  thủ  tướng Phạm   Văn Đồng đã nói "Chữ  viết cũng là biểu hiện của nết người. Dạy cho học   sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính  cẩn thận, tính kỷ  luật, lòng tự  trọng đối với mình cũng như  đối với thầy cô   và bạn đọc bài vở của mình". Vì vậy việc viết đúng và đẹp sẽ góp phần quan   trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính  kiên trì, cẩn thận và óc thẩm mỹ... Viết là một trong bốn kĩ năng “nghe, nói, đọc, viết”của môn Tiếng Việt  có tầm quan trọng đặc biệt  ở  tiểu học, nhất là đối với lớp 1. Việc đọc giúp  học sinh đọc thông, hiểu văn bản còn tập viết giúp các em viết thạo và củng   cố thêm việc đọc. Viết đúng mẫu, rõ ràng và nhanh, học sinh sẽ có điều kiện  ghi chép bài học của tất cả các môn học khác tốt hơn. Qua các năm dạy học lớp 1 cũng như  qua quan sát thực tế   ở  các lớp  trong trường tôi nhận thấy: các lớp đạt chỉ  tiêu "vở  sạch chữ  đẹp" còn chưa  cao; một bộ  phận không nhỏ  các em viết không đúng độ  cao, thiếu nét, thừa   nét, khoảng cách giữa các chữ chưa đều,...  Vậy làm sao để  các em có thể  cải thiện dần chữ  viết, viết đúng, viết  đẹp hơn nhất là học sinh lớp 1, lớp mà được xem là nền tảng, là cái móng của  ngôi nhà Tiểu học. Chính vì những lý do trên, tôi  quyết định chọn đề  tài  “   1
  2. Một số biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh lớp 1 ”  để nghiên  cứu và thực hiện. 1.2. Điểm mới của sáng kiến Đã có rất nhiều đề  tài của giáo viên trong việc ren luyên ch ̀ ̣ ữ viêt cho ́   học sinh lớp 1. Các đề  tài đều đưa ra các biện pháp giúp học sinh viêt đung, ́ ́   ́ ̣ viêt đep. Tuy nhiên, cá nhân tôi có những suy nghĩ và cách thức tiến hành cụ  thể, tỉ  mĩ, chi tiết và sâu sát hơn đối với học sinh lớp 1­ lứa tuổi chú trọng  hình thành các kĩ năng. Để  thực hiện tốt việc học nói chung và kĩ năng viết  nói riêng, cần đảm bảo chú trọng các điều kiện dạy học cần thiết về cơ  sở  vật chất như  phòng học, ánh sáng, bàn ghế, bảng giáo viên và đồ  dùng học   tập của học sinh (bảng con, phấn, chì, bút mực) phù hợp và tốt nhất có thể.   Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhưng tôi thấy chưa được chú  trọng nghiên cứu trong các đề  tài trước đây. Với việc nghiên cứu đề  tài này   ́ ̣ ́ ̣ ̉ ̀ ̣ tôi luôn xac đinh muôn viêt đep thi đâu tiên phai ren cho hoc sinh co nê nêp va ́ ̀ ̀ ́ ̀ ́ ̀  ̣ ki thuât viêt đung. Ngay t ̃ ́ ́ ừ đâu phai h ̀ ̉ ương dân ki cho hoc sinh các kĩ năng c ́ ̃ ̃ ̣ ơ  bản  như cach câm but, cách đ ́ ̀ ́ ặt vở, tư thê ngôi viêt. Giáo viên ph ́ ̀ ́ ải giúp học  sinh có được những hiểu biết về  đường kẻ, dòng kẻ, độ  cao, điểm đặt bút,   dừng bút. Muốn viết đúng, viết đẹp, học sinh phải nắm được các nét cơ bản,   viết chính xác vì chữ  viết đều được ghép lại bằng các nét cơ  bản đó. Khi   luyện viết cho học sinh, khác với các cách thông thường, đến bài nào dạy chữ  đó, tôi thường chia nhóm có nét tương đồng để  luyện như  nhóm chữ  viết  thường, nhóm chữ số, chữ hoa. Trong mỗi nhóm tôi lại chia ra các nhóm nhỏ.   Thời lượng các tiết học hạn chế, nên tôi thường tranh thủ  giúp học sinh   luyện thêm vào các tiết ôn luyện hay truy bài 15 phút đầu giờ. Ngoài ra, kĩ  thuật viết liền mạch, cách viết đúng khoảng cách và cách ghi dấu thanh cũng  được tôi chú trọng trong tất cả  các tiết học Tiếng Việt. Một yếu tố  quan   trọng nữa mà tôi ít thấy được đề  cập  ở các đề  tài khác, đó chính là chữ  viết  mẫu của giáo viên. Trên thực tế, có nhiều giáo viên chữ viết mẫu chưa đẹp,   2
  3. chưa chuẩn thì không thể làm mẫu để học sinh noi theo cho dù các biện pháp  khác có tiến hành tốt đi chăng nữa. Học sinh lớp 1 chủ  yếu bắt chước, thế  nên chữ  cô giáo đẹp, chuẩn, rõ ràng, trình bày kha học, hợp lí thì các em sẽ  hứng thú noi theo và tiến bộ. Một điểm mới nữa trong việc thực hiện rèn chữ  đẹp cho học sinh lớp 1 là tôi chú trọng hình thức phối hợp với phụ huynh tổ  chức phong trào thi đua viết chữ đẹp trong phạm vi toàn lớp. Đặc biệt, tôi tâm  đắc với việc lập nhóm lớp trên Facebook để  các phụ  huynh trong lớp tương  tác với nhau, đưa bài viết, sản phẩm của con em lên thi đua với các bạn khác,   từ đó khuyến khích các em học hỏi và có tinh thần vươn lên. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1.  Thực trạng 2.1.1. Thuận lợi   Được sự  quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, đó là nguồn động   viên để  giáo viên phấn đấu tìm tòi, học hỏi nâng cao chất lượng trong quá   trình giảng dạy. Cơ sở vật chất được nhà trường trang bị đầy đủ phục vụ cho  việc dạy học như: Bộ  chữ  mẫu dạy Tập viết, những bảng chữ  mẫu với   nhiều kiểu chữ, cỡ  chữ  cho học sinh quan sát. Nhà trường, ngành giáo dục  quan tâm đến chất lượng chữ viết của các em ngay từ lớp 1. Bên cạnh đó, đa  số phụ huynh đều rất quan tâm đến việc học tập của con em mình, đã chuẩn  bị  đầy đủ  sách vở  và đồ  dùng học tập cần thiết cho việc học của học sinh.   Các em có tinh thần học tập, ham học, ham làm và đặc biệt các em được sống   trong môi trường giao tiếp là tiếng Việt. Bản thân tôi có niềm đam mê công  việc, luôn tìm tòi không ngừng học hỏi để  nâng cao trình độ  của bản thân.   Chính vì những thuận lợi đó mà chất lượng học tập nói chung cũng như chất   lượng chữ  viết của học sinh ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, nhân tố  quan trọng nhất quyết định đến chất lượng chữ viết của học sinh, đặc biệt là  học sinh lớp 1 chính là phương pháp rèn chữ của giáo viên.  2.1.2. Khó khăn 3
  4. Trên thực tế,  qua quá trình giảng dạy của bản thân và dự  giờ  đồng  nghiệp, tôi nhận thấy: a. Về phía giáo viên:  ̀ ́ ̀ ́ ̣ Nhin chung cac đông chi luôn nhân thức đung đăn vai tro cua viêc ren ́ ́ ̀ ̉ ̣ ̀  ̣ luyên ch ữ viêt, tich c ́ ́ ực nghiên cưu nôi dung ch ́ ̣ ương trinh, đôi m ̀ ̉ ới phương   ́ ̣ ̣ ́ ực chu đông sang tao cua hoc sinh. Vân dung phap day hoc phat huy tinh tich c ́ ́ ̉ ̣ ́ ̣ ̉ ̣ ̣ ̣   ̣ ́ ương phap vao bai day phu h linh hoat cac ph ́ ̀ ̀ ̣ ̀ ợp vơi đăc tr ́ ưng môn hoc, phu ̣ ̀  hợp vơi t ́ ưng đôi t ̀ ́ ượng hoc sinh cua l ̣ ̉ ơp minh.  ́ ̀       ́ ̣ – Trong tiêt day giao viên đa quan tâm t ́ ̃ ới ĐDDH va s ̀ ử dung bô ch ̣ ̣ ữ mâu co  ̃ ́ ̣ ̉ hiêu qua. ̣ ́ ́ – Môt sô giao viên chưa co biên phap ren ch ́ ̣ ́ ̀ ữ viêt cu thê, ch ́ ̣ ̉ ưa giup hoc sinh  ́ ̣ ́ ược cac net c năm đ ́ ́ ơ ban, dong ke…B ̉ ̀ ̉ ước quan sat, nhân xet mâu ch ́ ̣ ́ ̃ ưa ti mi,  ̉ ̉ ́ ̉ ơi miêng con lung tung nên GV s chi tiêt ( do HS tra l ̀ ̣ ̀ ́ ́ ợ mât th ́ ơi gian). ̀ ́ ̃ ở bang l – Cach viêt mâu  ́ ̉ ớp cua giao viên ch ̉ ́ ưa chinh xac ( khoang cach gi ́ ́ ̉ ́ ữa  cac con ch ́ ữ, net ch ́ ữ chưa đêu, cac net nôi ch ̀ ́ ́ ́ ưa đung, ch ́ ưa theo y muôn) ́ ́ ̣ ̣ – Viêc đông viên, khen ngợi con han chê. ̀ ̣ ́ – Trong quá trình giảng dạy, đa số giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại  và thuyết trình. Số học sinh trong lớp đông, thời gian có hạn nên giáo viên  không có điều kiện kèm cặp tỉ mỉ cho mọi đối tượng học sinh. b. Về phía học sinh: ­ Học sinh lớp 1 phần lớn là 6 tuổi. Ở  độ  tuổi này  cơ  và xương bàn tay của  trẻ đang ở độ phát triển nên cử động của các ngón tay còn vụng về chóng mệt  mỏi. Các em cầm bút chặt, các cơ tay căng nên rất khó di chuyển. Nên dường   như  các em viết bằng toàn thân như  gồng mình, mím môi... chứ  không phải  chỉ viết bằng tay. Có em không biết cầm bút hoặc cầm bút không đúng, chưa  xác định được dòng kẻ, viết không đúng cỡ chữ và mẫu chữ. ­ Sự chú ý và khả năng tập trung của các em còn chưa cao, các thao tác trí tuệ  của các em chưa hoàn chỉnh, tư duy phát triển chưa đều. Do đó trong quá trình  4
  5. dạy tập viết, phân tích chữ mẫu giáo viên phải phân tích ngắn gọn, rõ ràng và  dễ  hiểu. Các em chuyển từ  hoạt động vui chơi sang hoạt động học là chính  nên thời gian đầu các em ít tập trung và sự  chú ý không cao, phải viết nhiều   các em mỏi tay dẫn đến nản trí khi viết và đôi khi còn nghịch bút.  ­ Trẻ tiếp thu hình ảnh của chữ viết qua mặt nhìn. Trong thời gian đầu, các  em khó nhận ra đúng hình dạng của mẫu chữ. Chỉ sau một số lần luyện tập,  nhắc đi nhắc lại tuỳ theo khả năng từng em thì các em mới chép lại đúng  mẫu. Vì vậy trong quá trình dạy tập viết tôi thường quan tâm đến tốc độ viết  và số lượng bài viết vừa sức với các em.  ­ Một số em chưa xác định được điểm đặt bút, điểm dừng bút khi viết chữ;  chưa xác định được khoảng cách viết giữa các con chữ và giữa các chữ. ­ Các nét nối giữa các con chữ  như: ch, tr, nh, ph, ng, ngh, gh, gi chưa được đẹp, dấu thanh viết chưa đúng vị trí... ­ Học sinh  ở  đây chủ  yếu là con nông dân nên một số  em chưa được ba mẹ  dành nhiều thời gian cho việc học. 2.2.  Biện pháp Để  đạt được kết quả  tốt hơn trong quá trình dạy học và làm sao cho   các em hứng thú, yêu thích chữ  viết, tạo cảm giác thoải mái không có sự  gò  bó trong khi viết. Sau đây tôi xin trình bày một số biện pháp rèn kĩ năng viết  chữ đẹp cho học sinh lớp 1: 2.2.1.  Chuẩn bị đủ điều kiện dạy học  Nhân tố khách quan không thể thiếu được khi dạy tập viết cho học sinh là sự  chuẩn bị về phòng học, bàn ghế, bảng lớp cùng với đồ dùng học tập của học  sinh.  a. Cơ sở vật chất  ­ Phòng học phải đúng quy định, có cửa sổ  thoáng mát, đủ  ánh sáng, có hệ  thống quạt và bóng điện phù hợp. Phải đảm bảo việc dạy và học trong những  5
  6. ngày hè các em không bị nóng bức, chảy mồ hôi làm ướt vở; trong những ngày  trời  mưa, mất điện các em có đủ ánh sáng để học tập và viết bài.  ­ Bảng lớp theo tôi là phương tiện thực sự rất cần thiết đối với việc rèn chữ.   Ngoài bộ  chữ  mẫu thì chữ  viết của giáo viên trên bảng là phương tiện trực  quan, là bài mẫu cho học sinh học tập và noi theo. Bảng lớp đúng chuẩn và có  những đường kẻ  ô vuông chuẩn sẽ  giúp cho giáo viên trình bày bài viết trên  bảng lớp được đúng đẹp và dễ  dàng, giúp học sinh dễ  theo dõi nội dung bài  viết và không bị chói mắt.  ­ Trang bị cho học sinh những bộ bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 1,   bàn ghế    phải vừa tầm với học sinh vì ngồi quá cao thì đầu phải cúi gằm   xuống hay ngồi quá thấp thì đầu phải nhìn lên, điều này hoàn toàn không tốt.   Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh ngồi học, ngồi viết một cách thoải mái,  tốt nhất để các em không bị các bệnh của học đường. b. Đồ dùng học tập ­ Bảng con: Cả lớp nên thống nhất một loại bảng con, tôi khuyến khích phụ  huynh mua cho các em loại bảng có kích thước 20 x 25cm, mặt bảng có kẻ ô  vuông rõ ràng, có chia thành các dòng kẻ  nhỏ, chất liệu làm bằng gỗ  ép như  bảng Ánh Dương hoặc Điểm 10 vừa dễ viết mà không bị sướt hay lóa mắt và  dễ lau chùi.  ­ Phấn viết: Khuyến khích các em dùng phấn trắng, mềm, viên phấn nhỏ cầm   vừa tầm tay. Đồng thời hướng dẫn cách trình bày bảng sao cho khi viết không  phải xoá đi nhiều lần để đỡ mất thời gian và tránh được thao tác thừa khi viết  bảng.  ­ Bút viết + Giai đoạn viết bút chì: Chọn bút chì loại mềm để  dễ  viết và dễ  tẩy xóa.   Trong những tuần đầu bút chì của các em nên được gọt cẩn thận, đầu bút  không quá nhọn dễ gãy hoặc dày quá viết nét sẽ bị to. 6
  7. + Giai đoạn viết bút mực: Hướng dẫn phụ  huynh chọn mua các loại bút có  nét nhỏ, ít tắc mực khi viết. 2.2.2.  Rèn các kĩ năng cơ bản  Giáo viên hướng dẫn kĩ từng động tác, từng kĩ năng: ­ Tư thế ngồi viết: Một tư thế ngồi đúng chuẩn không chỉ giúp điều chỉnh về  vóc dáng, hình thành thói quen tập trung hơn mà còn là một yếu tố quan trọng  không thể thiếu trong quá trình rèn chữ viết cho học sinh. Yêu cầu các em  ngồi ngay ngắn, lưng thẳng không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi và nghiêng  sang trái, mắt cách vở khoảng 25 đến 30cm. Tay trái giữ vở, tay phải cầm bút,  chân chụm lại để phía trước cho thoải mái.  ­ Cách để  vở: Vở  để  hoàn toàn trên mặt bàn, để  mở  không gập đôi, hơi  nghiêng lên trên về bên phải khoảng 15 độ. ­ Cầm bút: Cầm bút bằng 3 ngón tay, ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa của bàn  tay phải. Bút tiếp xúc ở 3 đầu ngón tay, tạo với mặt giấy một góc 45 độ, cần  sự phối hợp của cổ tay, cánh tay, khuỷu tay trong quá trình viết.  Đối với những tư thế tay cầm bút không đúng sẽ dẫn đến một số tật sau này   rất khó chữa chẳng hạn như: căng cứng, mỏi cơ gân bàn tay, viết nhanh mỏi,  ra nhiều mồ hôi tay, không thể viết lâu được. Việc giúp học sinh ngồi viết đúng tư  thế  và cầm bút   đúng sẽ  giúp các em  viết đúng viết nhanh và ít mỏi tay.  2.2.3.  Rèn thói quen giữ vở cẩn thận và trình bày vở  ­ Ngay từ đầu phải rèn cho các em thói quen giữ vở cẩn thận, có thể mới đầu   các em còn vụng về thậm chí là làm rách vở do tẩy xóa hoặc vẽ bậy vào vở...  nên giáo viên cần hướng dẫn kĩ và chấp nhận một số  sai sót còn mắc phải.  Sau một thời gian được rèn luyện các em sẽ có thói quen tốt với việc giữ gìn  sách vở. Vở  phải sạch, không bỏ  vở, xé trang, ghi chép bài đầy đủ. Vở  của  học sinh nên chọn cùng một loại giấy trắng, dày dặn... Nhắc nhở  các em  7
  8. không tẩy xóa tùy tiện, không làm quăn mép vở. Viết bài xong phải cất vở  ngay ngắn, gọn gàng. ­ Khi học sinh chuyển viết bút mực, giáo viên thường xuyên nhắc nhở để các  em nhớ và trình bày vở đúng, sạch, đẹp tránh dây mực ra vở.  2.2.4.  Xác định vị trí các đường kẻ, điểm dừng bút, điểm đặt bút ­ Qua thực tế  dạy học cũng như  kinh nghiệm của bản thân, tôi nhận thấy  việc cho học sinh nắm chắc và xác định đúng vị  trí các đường kẻ  là vô cùng  quan trọng.  ­ Nhiều em do không nắm được vị  trí các đường kẻ ngang dẫn đến việc đặt  bút sai vị  trí nên viết chữ sai độ  cao hoặc chưa xác định đúng đường kẻ  dọc   nên độ  rộng chữ viết chưa đúng, nhất là cỡ  chữ  nhỡ  các em hay viết các nét  rộng 1 ô li hoặc 2 ô li...  ­ Đây là bước khởi đầu để tạo điều kiện thuận lợi cho các em viết chữ đúng  mẫu, đẹp và nhanh. Cho nên giáo viên cần hướng dẫn kĩ phần này. ­ Giáo viên kẻ bảng theo ô li trong vở như sau, giới thiệu quy  ước đơn vị chữ  và các đường kẻ một cách chi tiết, chậm rãi cho học sinh nắm thật chắc: ĐKN5 ĐKN4 ĐKN3    ô li ĐKN2 ĐKN1                                 1    2    3    4   5 ĐK dọc + Đường kẻ ngang (ĐKN):1,2,3,4,5 + Đường kẻ dọc: 1,2,3,4,5 + Ô giới hạn giữa hai đường kẻ ngang và hai đường kẻ dọc là 1 ô li hay 1 đơn   vị chữ ­ Điểm đặt bút: Là vị trí bắt đầu khi viết một nét trong một chữ cái. Điểm đặt   bút có thể nằm trên đường kẻ ngang hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.  8
  9. ­ Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của con chữ trong một chữ cái. Điểm dừng   bút có thể nằm trên đường kẻ ngang hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.  Ví dụ: Khi hướng dẫn viết chữ ghi âm /d/ cỡ nhỡ, giáo viên nêu quy trình viết  như sau: Chữ ghi âm / d/ gồm 2 nét: nét cong kín và nét móc ngược.   Nét 1: Đặt bút dưới đường kẻ ngang 3, viết nét cong kín.  Nét 2: Từ điểm dừng bút nét 1, lia bút lên đường kẻ ngang 5 viết tiếp nét móc  ngược, dừng bút ngay đường kẻ ngang 2.  2.2.5.  Dạy các nét cơ bản  ­ Để trong quá trình rèn chữ viết được thuận tiện, tạo điều kiện thuận lợi cho  học sinh viết chữ được đúng và đẹp theo mẫu, giáo viên cần quy định thống   nhất với học sinh cách gọi tên các nét cơ  bản vì các nét này cấu tạo nên hệ  thống các chữ cái.  Ví dụ: Chữ   c  (gồm 1 nét cong trái), chữ   g  (gồm 1 nét cong kín và 1 nét  khuyết dưới), chữ  t( gồm 1 nét xiên, 1 nét móc ngược và 1 nét ngang)... 9
  10. ­ Sau đây là tên gọi các nét cơ bản mà tôi quy định chung cho lớp:    2.2.6. Rèn viết theo từng nhóm chữ a. Luyện viết chữ thường 10
  11. ­ Hệ thống chữ cái Tiếng Việt có cấu tạo từ các nét cơ bản cho nên một số  chữ sẽ có đặc điểm tương tự nhau về nét. ­ Giáo viên có thể dựa vào đặc điểm trên để phân loại chữ viết thành các  nhóm chữ có cấu tạo gần giống nhau. Rèn viết đúng, viết đẹp nhóm này thì  mới chuyển sang rèn nhóm chữ khác, nhằm giúp học sinh rèn thật tỉ mỉ và chi  tiết từng nhóm chữ. Việc viết đúng, đẹp một chữ đại diện trong nhóm thì  viết các chữ còn lại trong nhóm đó đối với các em trở nên dễ dàng hơn. ­ Tôi thường thực hiện việc này vào những giờ tăng tiết buổi chiều để có thể  đảm bảo thời gian và hiệu quả. ­ Tôi thường phân chia các nhóm chữ viết thường như sau :                                 + Nhóm 1: Gồm các chữ: o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, c, e, ê, x • Nhóm này có cấu tạo cơ bản chung là nét cong. • Lỗi hay mắc phải: Ở nhóm này, các em  hay viết sai chữ o như quá rộng (2 ô li)  hoặc quá hẹp (1 ô li), chữ o méo mó; chữ e, ê thì lưng hơi thẳng tạo cảm giác như  đó là chữ l thu nhỏ • Biện pháp khắc phục: Giáo viên cần tập trung rèn cho học sinh viết đúng  chữ o để làm cơ sở viết đúng các chữ khác trong nhóm. + Nhóm 2: Gồm các chữ: l, b, h, k, y, g • Cấu tạo chung của nhóm chữ này là nét khuyết • Lỗi hay mắc phải: Các em thường viết sai điểm giao nhau của nét và chữ  viết còn cong vẹo. • Biện pháp khắc phục: Trước hết, giáo viên cần rèn cho học sinh viết nét  thẳng thật đúng, thật ngay ngắn ở ngay các bài nét chữ cơ bản khi nào thành  thạo thì mới tiến hành viết nét khuyết. Tiếp theo cho học sinh xác định rõ  ràng điểm giao nhau của nét khuyết bằng 1 dấu chấm nhỏ (ngay đường kẻ  ngang 3), rồi rèn cho học sinh thói quen luôn đưa bút từ điểm bắt đầu qua  đúng chấm sau đó mới đưa bút lên để viết tiếp nét khuyết trên; tương tự đối  với nét khuyết dưới giáo viên cũng hướng dẫn cho các em khi viết phải đi qua  11
  12. điểm giao nhau ( ngay đường kẻ ngang 1) thì mới viết đúng nhằm đạt mục  tiêu viết được nhóm chữ số 2 này thật thẳng và thật ngay ngắn mà không bị  cong vẹo. + Nhóm 3: Gồm các chữ là i, u, ư, t, m, n, v, p • Nhóm chữ này có cấu tạo chung là nét móc • Lỗi hay mắc phải: Nét móc thường bị đổ nghiêng, khi hất lên thường bị  choãi chân ra nhất là các chữ có nét móc 2 đầu  m, n, p. • Biện pháp khắc phục: Trọng tâm rèn luyện là các nét móc: nét móc xuôi, nét  móc hai đầu sao cho thật đúng, thật ngay ngắn trước khi ghép các nét tạo  thành chữ. + Nhóm 4: Gồm chữ  ǟ, s • Nhóm chữ này có cấu tạo chung là nét xoắn • Lỗi hay mắc phải: Nét xoắn thường nằm dưới đường kẻ ngang 3 làm cho  chữ viết chưa đúng độ cao. • Biện pháp khắc phục: Lưu ý các em từ  điểm đặt bút đưa nét xiên lên ngay   đường kẻ ngang 3 rồi mới tạo nét xoắn. b. Luyện viết chữ số Các chữ  số  cũng có cấu tạo nét tương đồng với nhau nên để  học sinh viết  đẹp, đúng giáo viên cũng nên chia nhóm để luyện. + Chữ số nhóm 1: là các chữ số bao gồm các nét thẳng như 1, 4, 7 + Chữ số nhóm 2: 2, 3, 5 là các chữ số kết hợp giữa nét thẳng và nét cong  + Chữ số nhóm 3: là các chữ số gồm các nét cong như 0, 6, 8, 9 c. Luyện viết chữ hoa Để  viết đẹp chữ  cái viết hoa, ngoài việc chúng ta cần nắm được quy trình  viết từng chữ  cái thì chúng ta có thể  chia bảng chữ  cái viết hoa thành các   nhóm chữ có nét đồng dạng để luyện viết, chẳng hạn như sau: + Nhóm 1: A, Ă, Â, N, M 12
  13. + Nhóm 2: P, R, B, D, Đ + Nhóm 3: C, G, S, L, E, Ê, T + Nhóm 4: I, K, V, H + Nhóm 5: O, Ô, Ơ, Q  + Nhóm 6: U, Ư, Y, X 2.2.7.  Rèn một số kĩ thuật viết chữ  a. Kĩ thuật viết liền mạch ­ Đây là một trong những kĩ thuật viết cực kì quan trọng không thể thiếu trong  việc rèn viết chữ đẹp cho học sinh.  ­ Trong một chữ  các con chữ  được nối liền với nhau theo một trật tự  nhất   định gọi là nối liền mạch. ­ Khi nối các con chữ với nhau sẽ gặp các trường hợp sau: + Nối thuận lợi: Điểm dừng bút của con chữ  trước trùng với điểm đặt bút   của con chữ sau. Khi viết ta viết liền mạch các con chữ với nhau. Ví dụ: it, ui, ni, an...Trong chữ  it điểm dừng bút của con chữ i trùng với  điểm đặt bút của con chữ t. + Nối không thuận lợi: Điểm dừng bút của con chữ  trước không trùng với   điểm đặt bút của con chữ sau. Do đó khi viết cần tạo ra nét nối để  đảm bảo   sự liền mạch. Ví dụ: * Nối từ  nét cong sang nét móc, nét xiên: Ψ, Ϊ, Σ, Ρ,...Hướng dẫn các em từ  điểm dừng bút con chữ o lia bút sang bên phải tạo nét xoắn, kéo dài nét xoắn  nối vào nét móc của chữ n, m... hoặc nét xiên của chữ i, t... * Nối từ  nét cong sang nét cong: Ξ, Ο,...Tương tự  như  nối o với n, ta tạo   thêm nét xoắn của chữ o, kéo dài nét xoắn sang phải rồi lia bút đến điểm đặt  bút của chữ a, c... để viết tiếp. b. Viết đúng khoảng cách 13
  14. Qua các giờ tập viết giáo viên giúp học sinh nhận thấy rằng:  Khoảng cách giữa hai chữ là một thân con chữ o. Ví dụ: Khi hướng dẫn viết từ: rầm rập ( bài Vần: /âm/, /âp/, Tiếng Việt Công   nghệ Giáo dục) GV nêu câu hỏi:  + Khoảng cách giữa chữ rầm và rập là bao nhiêu?  Thông thường thì nếu điểm dừng bút của chữ (cỡ chữ nhỡ) đứng trước đúng  đường kẻ  dọc thì điểm đặt bút chữ  sau sẽ   ở  giữa ô bên và ngược lại ví dụ  như: rầm rập, màu nâu,... ngoại trừ một số trường hợp chữ sau bắt đầu là con   chữ có nét cong như: da dẻ, chả cá,... Điểm dừng bút chữ 1: giữa ô Điểm dừng bút chữ 1: ngay đường kẻ ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ ǟầm ǟập ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ Điểm đặt bút chữ 2: ngay đường kẻ màu nâu Điểm đặt bút chữ 2: giữa ô c. Cách ghi dấu thanh ­ Hướng dẫn cách ghi dấu thanh: Khi viết dấu các chữ có dấu thanh quy trình  viết liền mạch bằng cách lia bút theo chiều từ  trái qua phải, từ  trên xuống  dưới, đánh dấu nguyên âm trước, đánh dấu thanh sau. ­ Các dấu huyền, sắc, hỏi, ngã đặt phía trên con chữ, dấu nặng đặt phía dưới   con chữ.  Viết vừa phải các dấu thanh không viết dài quá, to quá hoặc nhỏ  quá. Ví dụ: Bài Vần: /uê/ Khi hướng dẫn viết từ: trí tuệ, giáo viên nêu câu hỏi:  Nhận xét vị trí thanh nặng (.) và thanh sắc ( ) trong các chữ trí tuệ? (thanh sắc  viết trên con chữ i, thanh nặng viết dưới con chữ ê).  2.2.8. Giáo viên viết mẫu  Người giáo viên phải coi trọng việc trình bày trên bảng là trang viết  mẫu. Vì chữ viết của giáo viên là những “khuôn vàng thước ngọc” cho các em  học sinh noi theo. 14
  15. ­ Việc viết mẫu của giáo viên luôn được xem là phương tiện trực quan quan  trọng để dạy học sinh viết đúng, đẹp, cũng như giúp học sinh nắm bắt được  quy trình viết từng nét của từng chữ cái.  ­ Giáo viên phải viết chậm, đúng theo quy tắc viết chữ, nhằm tạo điều kiện  để học sinh nhìn thấy tay của giáo viên viết từng nét chữ. Đồng thời vừa  giảng giải, vừa phân tích cho học sinh như: phải đưa bút như thế nào cho  chuẩn xác, thứ tự các nét viết ra sao…  ­ Bên cạnh đó, việc trình bày bảng cũng là một yếu tố mà giáo viên cần quan  tâm vì đó là con đường ngắn nhất, là tấm gương giúp học sinh noi theo những  gì giáo viên hướng dẫn. Tóm lại, mỗi giáo viên vì học sinh của mình mà phấn  đấu khổ công rèn luyện viết đúng, viết đẹp, viết rõ ràng và ngay ngắn đồng  thời đó chính là tiêu chí mà mọi giáo viên đều phải đặt ra và thực hiện bằng  được trong từng giờ học, trong từng cách trình bày bảng sao cho khoa học và  thật đẹp mắt. 2.2.9. Hướng dẫn học sinh luyện viết ­ Luyện viết trên bảng con, bảng lớp + Giáo viên cho một, hai em luyện viết trên bảng lớp, còn cả lớp thì viết bảng  con chữ cái và cụm từ mà giáo viên yêu cầu hoặc giáo viên cũng có thể chọn  cho học sinh viết những chữ khó viết mà học sinh hay viết sai. + Giáo viên chữa lỗi sai bằng cách viết lại chữ đúng ngay bên cạnh chữ viết  của học sinh, tránh viết đè lên chữ viết sai của học sinh, vì như thế học sinh  sẽ rất khó nhận ra chỗ sai của mình để chữa lại cho đúng. ­ Luyện viết bài vào vở + Giáo viên cần đặt ra yêu cầu học sinh viết những chữ gì? Câu gì? Cỡ chữ  như thế nào? Viết mấy dòng? + Trước khi cho học sinh viết bài, giáo viên cũng nên hướng dẫn lại tư thế  ngồi viết, cách cầm bút đúng. Đồng thời, nhắc nhở học sinh trước khi viết:  15
  16. đặt bút ngay điểm bắt đầu viết, viết chữ đúng nét, đúng độ cao của các nét,  các chữ, khoảng cách giữa các chữ, các cụm từ. + Học sinh thực hành viết bài vào vở. Giáo viên tiến hành theo dõi, uốn nắn  cho một số em có chữ viết còn xấu. Mặt khác, đối với các em còn chậm giáo  viên cũng có thể cầm tay hướng dẫn cho học sinh viết 1 đến 2 chữ đầu tiên  để các em quen dần. Cũng như các tiết học khác, giáo viên nên linh động sử dụng nhiều phương  pháp dạy học hơn nữa như sử dụng hình ảnh trực quan, phương pháp trò  chơi...và nhận xét, tuyên dương, sửa sai cho học sinh để khuyến khích động  viên học sinh kịp thời. 2.2.10. Giáo viên phối hợp với phụ huynh và tổ chức phong trào thi đua ­ Học sinh tiểu học có một đặc điểm là nhanh nhớ nhưng cũng chóng quên, vì   vậy việc rèn luyện viết chữ đúng, đẹp cần được làm thường xuyên, liên tục   nên luyện thêm tại nhà cũng là một phương án hợp lí. Chính vì vậy, giáo viên  cần trao đổi với phụ huynh về cách thức thực hiện sao cho đúng cách nhất để  giúp các em ngày càng hoàn thiện chữ  viết hơn. Tôi đã tạo một nhóm trò  chuyện trên Facebook dành cho tất cả  phụ  huynh học sinh trong lớp cùng  tham gia, trao đổi thông tin và tương tác học tập giữa các em. Em nào viết  đẹp, giữ vở sạch, tôi đưa hình ảnh lên để phụ huynh xem, từ đó khuyến khích   các phụ huynh và học sinh khác có sự  cố  gắng thi đua giữ  vở  sạch, viết chữ  đẹp. ­ Ngoài ra, giáo viên cũng có thể bồi dưỡng lòng say mê và quyết tâm rèn chữ  viết cho học sinh thông qua những phong trào thi đua theo tuần  và kết hợp   với động viên tuyên dương khen thưởng những học sinh có tiến độ  về  chữ  viết, học sinh viết đẹp giữ vở sạch... 2.3. Kết quả mà sáng kiến kinh nghiệm mang lại ­ “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh lớp 1 ” là đề tài mà  tôi đã ấp ủ bấy lâu nay mới thực hiện được. Mặc dù năm nay mới thực hiện  16
  17. đề tài, song các năm vừa qua tôi đã mạnh dạn áp dụng thử và đã mang lại kết  quả ngoài mong đợi của bản thân. Tôi sẽ chia sẻ, vận dụng các biện pháp này  trong luyện viết chữ  cho các em học sinh vào năm học này và các năm tiếp   theo. ­ Sau khi thực hiện các biện pháp trên chất lượng chữ viết trong lớp tôi được  nâng lên đáng kể. Học sinh có chữ  viết còn chưa đúng mẫu và năng lực tiếp   thu còn hạn chế  có thể  vận dụng một vài biện pháp để  hoàn thiện chữ  viết  hơn, viết chữ  ngay ngắn, đúng hơn còn học sinh có năng lực tốt có thể  vận  dụng tốt để  viết chữ  chuẩn, đều, đẹp và thậm chí một số  em có thể  viết   được nét thanh nét đậm. ­ Học sinh đã có được ý thức, niềm say mê và yêu thích chữ viết hơn. ­ Tôi cũng đã vận dụng các biện pháp nêu trên khi luyện viết chữ đẹp cho học  sinh lớp mình để tham gia giao lưu viết chữ đẹp trong Ngày hội học sinh Tiểu  học cấp trường trong những năm vừa qua đã đạt nhiều giải cao. Cụ thể: Năm  học 2016 – 2017, em Lê Trần Phương Anh đạt giải nhất Khối 1 cấp trường.   Năm học 2018 ­ 2019 vừa qua, lớp tôi chủ nhiệm có em Hồ Triệu Vy đạt giải   nhất Khối  1 cấp trường và em Mai Phương Vy  đạt giải nhì Khối 1 cấp   trường. 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1.  Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến 3.1.1. Ý nghĩa của sáng kiến Như vậy, dạy rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh lớp 1 là một việc   làm quan trọng và là yêu cầu cấp thiết trong giảng dạy nói chung và dạy học   môn Tiếng Việt nói riêng. Việc rèn chữ  đẹp cho học sinh lớp 1 là góp phần  quan trọng trong việc dạy học môn Tiếng Việt 1 – CGD và các môn học  khác.. Đề tài  “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh lớp 1”  đã chỉ  ra được thực trạng về  việc rèn chữ  đẹp cho học sinh lớp 1 và đưa ra   các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chữ  viết, góp phần nâng cao chất  17
  18. lượng dạy học môn Tiếng Việt . Đề tài này giúp cho người đọc nói chung và  những người trực tiếp giảng dạy lớp 1 hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và cần  thiết của việc rèn chữ  cho học sinh. Qua đây, tôi đã đưa ra các giải pháp để  họ  có thể  tham khảo và vận dụng vào thực tiễn giảng dạy của mình nhằm  nâng cao hiệu quả  trong công việc “luyện nét chữ, rèn nết người” cho học   sinh, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. 3.1.2. Phạm vi áp dụng của sáng kiến Sáng kiến này được áp dụng trong việc rèn kĩ năng viết chữ  đẹp cho  học sinh lớp 1B ­ Trường Tiểu học Văn Thủy của bản thân tôi   và có thể  được nhân rộng ở các lớp trong trường. 3.2 . Kiến nghị, đề xuất   Việc rèn chữ viết cho học sinh là một việc làm hết sức quan trọng ,  để nâng cao hơn nữa chất lượng rèn chữ cho học sinh lớp 1 tôi có một số  kiến nghị sau: a. Đối với giáo viên: ­ Phải viết chữ mẫu đúng quy trình, đúng quy định của ngành. ­  Giáo viên nên hướng dẫn học sinh và thực hiện mẫu theo phương pháp trực  quan để các em có hướng quan sát, theo dõi và viết lại để  hoàn thành các bài  tập viết. Nhất thiết chữ mẫu phải được viết trên dòng kẻ  li và được viết rõ  ràng trên bảng lớn để học sinh quan sát. ­ Cần phải rèn đọc chuẩn, rèn chữ viết của mình, thường xuyên tự học hỏi,  rèn luyện mình để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. ­ Tích cực học hỏi đồng nghiệp cũng như đọc các tài liệu nhằm phục vụ cho  việc rèn chữ.. ­ Điều quan trọng hơn nữa là người giáo viên phải kiên trì, vượt khó, tìm tòi,  sáng tạo và có bản lĩnh, có tinh thần trách nhiệm cao, say mê với công việc,  tận tụy với học sinh. 18
  19. ­ Trong quá trình dạy học giáo viên phải biết phát huy tính tích cực chủ động   sáng tạo của học sinh. Đồng thời giáo viên cần phải có các phương pháp,  biện pháp dạy học linh hoạt sáng tạo theo hướng tích cực hóa hoạt động của   học sinh, đa dạng hóa cách thức truyền đạt trong mỗi tiết dạy. Có các hình  thức khuyến khích , động viên kịp thời sự  tiến bộ  của học sinh để  học sinh   phấn khởi học tập. ­ Tạo mối liên hệ  giữa gia đình và giáo vên thường xuyên để  cùng có biện  pháp giáo dục học sinh.   Hiện nay, trên thế giới nói chung và đất nước Việt Nam nói riêng đang  tích cực đẩy lùi dịch Covid 19. Tất cả  mọi người dân Việt Nam đang thực   hiện lời kêu gọi của Chính phủ  và Nhà nước là cách li toàn xã hội.Theo đó,  dưới sự  chỉ  đạo hướng dẫn của các cấp lãnh đạo ngành Giáo dục cũng như  sự hướng dẫn, chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, tôi cùng tất cả các giáo  viên đang tìm mọi biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ các em học tập tại nhà trong thời   gian nghỉ dịch để các em có thể củng cố kiến thức như: in bài luyện viết cho  học sinh; lập nhóm trò chuyện trên Facebook để trao đổi thông tin và cùng học  tập, liên lạc với phụ  huynh qua facebook, zalo, điện thoại để  nhắc nhở  các   em học bài,viết bài và sửa lỗi kịp thời cho các em.. b. Đối với học sinh ­ Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. Biết lắng nghe nhận xét của cô,  của bạn để tự sửa chữa, khắc phục nhược điểm của mình. Mạnh dạn góp ý,  sửa sai giúp đỡ bạn trong học tập cũng như trong rèn chữ. c. Đối với nhà trường và các cấp quản lí ­ Bàn ghế phải phù hợp với học sinh theo từng lứa tuổi. ­ Phòng học đủ ánh sáng cho học sinh viết bài trong những ngày mùa đông rét,  trời tối. ­ Cần tổ chức các cuộc thi trong các buổi ngoại khóa dưới những hình thức  khác nhau để rèn cho học sinh các kĩ năng: nghe­ đọc­ nói­ viết.. 19
  20. ­ Vấn đề viết đúng, viết đẹp Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo tới các  trường nhưng để giáo viên và học sinh thực hiện tốt, theo tôi Phòng Giáo dục  nên có biện pháp cụ thể về rèn chữ như cho tập huấn các giáo viên cốt cán ở  các trường. d. Đối với phụ huynh học sinh ­ Kết hợp với nhà trường cụ thể là giáo viên chủ nhiệm để rèn kĩ năng viết  cũng như các kĩ năng khác cho con em mình. ­ Bản thân phụ huynh cũng cần phải tự rèn cách đọc, cách nói chuẩn, cách  viết chuẩn. Trên đây là phần trình bày những kinh nghiệm trong quá trình sử  dụng  các biện pháp áp dụng trong luyện viết chữ  đẹp cho học sinh lớp 1. Phần   trình bày chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự giúp  đỡ và góp ý từ phía lãnh đạo và cấp trên để việc rèn chữ viết cho học sinh đạt  hiệu quả cao hơn.  Tôi xin chân thành cảm ơn!                                                               20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1