Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ đúng cho học sinh trong các tiết Tập đọc ở lớp Một
lượt xem 5
download
Mục đích của sáng kiến này là giúp các em đọc đúng tiếng, đọc liền tiếng trong từ, trong câu, đọc đúng ngữ điệu, biết cách ngắt nghỉ hơn trong văn bản thơ, cũng như văn bản văn xuôi. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ đúng cho học sinh trong các tiết Tập đọc ở lớp Một
- Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................................. 1 PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................................... 1 II. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG ..................... 2 III. SỐ LIỆU KHẢO SÁT TRƯỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP ...................................... 3 PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 4 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................................. 4 IV. THỰC TRẠNG DẠY HỌC ................................................................................................. 5 1. Đối với giáo viên ................................................................................................................... 5 2. Đối với học sinh ..................................................................................................................... 5 V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ........................................................................................................ 5 1.Giải pháp thứ nhất: Chuẩn bị chu đáo cho tiết học. ............................................................. 6 2.Giải pháp thứ hai: Giáo viên cần đọc mẫu diễn cảm ........................................................... 8 3.Giải pháp thứ ba: Hướng dẫn đọc đúng tiếng, từ khó trong bài thơ. ................................. 12 5. Giải pháp thứ năm: Sử dung linh ho ̣ ạt tro ch ̀ ơi hoc tâp: ̣ ̣ .................................................... 20 VI.KẾT QUẢ ............................................................................................................................ 29 PHẦN III KẾT LUẬN ............................................................................................................ 30
- Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Để giao tiếp với nhau trong xã hội chúng ta thường sử dụng ngôn ngữ lời nói. Lời nói và chữ viết là hai phần quan trọng để giao tiếp hiện đại. Tiếng Việt là ngôn ngữ giao tiếp của người Việt làm sao để hướng tới một khung giao tiếp trong sáng dễ hiểu đồng thời tạo sự hấp dẫn đối với người đối thoại. Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. Tiếng Việt là phân môn cơ bản trong chương trình Tiểu học. Qua môn Tiếng Việt, học sinh biết cách ghép vần, biết cách nói đúng ngữ pháp đồng thời biết sử dụng những biện pháp tu từ. Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ vô vùng quan trọng đó là hình thành 4 kỹ năng: Nghe – nói đọc – viết cho học sinh. Tập đọc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc Tiểu học đầu tiên. Kỹ năng đọc có nhiều mức độ: đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Những kỹ n ăng này không phải tự nhiên mà có nên việc dạy học phải có định hướng, có kế hoạch từ lớp 1 đến lớp 5 trong bậc Tiểu học. Đặc biệt đối với học sinh lớp 1 lớp đầu cấp việc dạy đọc cho các em thật vô cùng quan trọng bởi các em có đọc tốt được ở lớp 1 thì khi học các lớp tiếp theo các em mới nắm bắt được những yêu cầu cao hơn của môn Tiếng Việt. Việc dạy đọc ở lớp 1 cũng quan trọng bởi từ chỗ các em còn phải đọc đánh vần từng tiếng đến việc đọc thông thạo được một văn bản là việc tương đối khó với các em. Mục tiêu của giờ dạy Tiếng Việt là phải hướng đến giáo dục học sinh yêu Tiếng Việt bằng cách nêu bật sức mạnh biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong phú của ngữ điệu trong việc biểu đạt nội dung. Thế nhưng hiện nay, ở trường Tiểu học, 1/28
- Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. mặt âm thanh của ngôn ngữ, đặc biệt ngữ điệu chưa được chú ý đúng mức. Đó là một trong những lý do cho học sinh của chúng ta đọc và nói chưa tốt. Đó cũng là ý do khiến cho trong nhiều trường hợp, học sinh không hiểu đúng văn bản được đọc. Thơ là một loại tác phẩm văn học được viết theo thể loại văn vần. Ngay từ nhỏ các em đã được tiếp xúc với những bài thơ, bài ca dao qua các bài hát ru. Do thể loại văn vần nên thơ dễ nghe và dễ nhớ. Mặt khác, các câu thơ, các khổ thơ không chỉ có hình ảnh, mà còn chứa nhạc điệu trong đó. Vì vậy các bài thơ thường được các em đón nhận một cách nhiệt tình. Tuy nhiên, do mới tiếp xúc với việc học chữ, nên việc đọc với các em còn khó khăn những đọc thơ cho đúng vần điệu, đúng nhịp của câu thì cần phải có một có một quá trình rèn luyện nhất định. Trong chương trình Tiếng Việt lớp 1 có rất nhiều bài thơ được đưa vào chương trình. Ngay cuối học kỳ 1 đã có những bài thơ, câu thơ được đưa vào. Sang học kỳ 2, học sinh bắt đầu làm quen với môn Tập đọc. Trong đó có đọc các đoạn văn, các bài thơ ngắn, nhưng nhìn chung chủ yếu là thơ. Hiện nay, việc đọc các văn bản của học sinh còn sai rất nhiều. nhất là đọc thơ các em thường không đọc đúng vần điệu, ngắt nhịp lấy hơi không đúng nên khi nghe một bài thơ sẽ kém thuyết phục. Việc giúp các em đọc đúng nhất là đọc đúng các bài thơ sẽ làm tăng nhận thức Tiếng Việt của các em. Đồng thời khi nghe một bài thơ đọc đúng các em sẽ cảm nhận được phần nào tâm hồn của bài thơ từ đó các em hứng thú hơn nữa trong việc học tập của mình. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giúp các em đọc đúng tiếng, đọc liền tiếng trong từ, trong câu, đọc đúng ngữ điệu, biết cách ngắt nghỉ hơn trong văn bản thơ, cũng như văn bản văn xuôi. Những băn khoăn này chính là lý do tôi chọn đề tài:“Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ đúng cho học sinh trong các tiết Tập đọc ở lớp Một”. II. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG 1.Thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 09 năm 2016 đến tháng 03 năm 2017. 2.Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 1, trường Tiểu học. 3.Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ đúng trong các tiết Tập đọc ở lớp Một. 2/28
- Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. III. SỐ LIỆU KHẢO SÁT TRƯỚC KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP Khi bắt đầu vào học kỳ hai tôi đã tiến hành khảo sát khả năng đọc thơ của học sinh lớp 1 qua các bài thơ có trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt Số lượng Số học sinh Số học sinh Số học sinh học sinh đọc sai âm, vần, đọc đúng đọc lưu loát dấu thanh 63 10 38 15 100% 15,9% 60,3% 23,8% Nhìn vào số liệu trên chúng tôi nhận thấy kỹ năng đọc của các em còn chưa tốt, nhất là đọc thơ. Vào giai đoạn này để đọc được các câu thơ theo đúng là cả một vấn đề rất lớn đối với các em. Vì vậy, việc rèn đọc đúng học sinh trong các tiết Tập đọc ở lớp 1 nói chung và đọc thơ nói riêng là một việc làm rất cần thiết và cấp bách. 3/28
- Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong chương trinh Tiêu hoc môn Tiêng Viêt gi ̀ ̉ ̣ ́ ̣ ữ môt vi tri đăc biêt quan ̣ ̣ ́ ̣ ̣ ̣ trong. Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.” Tập đọc là một phân môn có vị trí hết sức quan trọng trong môn Tiếng Việt nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay. Đọc thông viết thạo là một yêu cầu đặt ra với bất cứ học sinh Tiểu học nào, ngay từ những ngày đầu tiên đến trường các em đã phải học đọc mặc dù ở giai đoạn này việc đọc của các em mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận diện kí hiệu chữ viết và giải mã bằng âm thanh song đây là một giai đoạn rất quan trọng bởi đó là giai đoạn học sinh phải học để đọc và làm nền tảng cho những giai đoạn tiếp theo, giai đoạn đọc để học. Càng về sau yêu cầu đặt ra trong việc đọc càng được nâng cao, từ việc đọc để hiểu được nội dung văn bản đến việc phát triển kĩ năng đọc diễn cảm. Dạy học Tập đọc ở Tiểu học là một việc làm hết sức có ý nghĩa trong việc hình thành và phát triển kĩ năng đọc cho học sinh, nó khẳng định sự cần thiết cho việc hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh. Thông qua phân môn Tâp đoc ma trau dôi ̣ ̣ ̀ ̀ ̣ ́ ̣ ̉ ư duy, mở rông vôn hiêu biêt cua hoc vôn Tiêng Viêt, vôn hoc văn va phat triên t ́ ́ ̀ ́ ̣ ́ ̉ ́ ̉ ̣ ̀ ̣ sinh vê cuôc sông. Bôi d ́ ̀ ưỡng tư tưởng tinh cam trong sang, yêu cai đep, cai ̀ ̉ ́ ́ ̣ ́ ̣ ́ ́ ̣ ứng xử tôt trong cuôc sông, yêu Tiêng Viêt. thiên, co thai đô ́ ̣ ́ ́ ̣ 4/28
- Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. IV. THỰC TRẠNG DẠY HỌC Qua nhiều năm giảng dạy và trao đổi với đồng nghiệp tôi đã có những nhận xét chung về thực trạng dạy học như sau: 1. Đối với giáo viên Nhìn chung giáo viên tiểu học đều rất coi trọng tiết tập đọc. Giáo viên đã nghiên cứu phương pháp dạy Tập đọc để dạy tốt song chưa đi sâu lựa chọn phương pháp cho phù hợp để tiết dạy đạt kết quả cao nhất. Bên cạnh đó một số giáo viên chưa chú ý và coi trọng tính luyện tập, thực hành của học sinh. 2. Đối với học sinh Qua nhiều năm dạy học, tôi nhận thấy ở Tiểu học các em thường coi nhẹ tiết tập đọc vì các em cho rằng tiết Tập đọc là tiết dễ không phải suy nghĩ như môn Toán mà chỉ cần đọc trôi chảy, lưu loát là được. Các em cũng chưa để ý đến việc đọc của mình như thế nào. Một số học sinh phát âm sai do thói quen đã có từ trước hoặc do tiếng địa phương. Khi đọc các em còn hay mắc lỗi ngắt giọng, các em còn ngắt giọng để lấy hơi một cách tuỳ tiện (còn gọi là ngắt giọng sinh lý). Học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp Một nói riêng phần lớn các em chỉ biết bắt chước cô một cách tự nhiên. Khả năng tiếp thu môn học Tiếng Việt của học sinh có nhiều hạn chế so với các môn Toán hay Tự nhiên Xã hội, một số học sinh đọc chưa được rõ ràng, chưa biết ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy, nhiều học sinh phát âm chưa phân biệt rõ phụ âm đầu l/n; tr/ch; s/x. Đặc biệt đa số các em đọc còn ngọng phụ âm l/n, đọc ngọng dấu thanh, đọc ngọng các vần. Về kĩ thuật đọc chưa thể hiện được tình cảm, nội dung mà văn bản đề cập tới. Nhiều học sinh lúng túng thiếu tự tin trong việc thể hiện giọng đọc của mình. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy tốc độ đọc và đọc đúng các dòng thơ, đúng câu thơ của học sinh còn rất hạn chế. Đọc đúng nhịp điệu, đọc hay các bài thơ sao cho phù hợp là điều khó khăn với học sinh lớp Một. V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP Trước tình hình thực tế dạy học để rèn kỹ năng đọc thơ đúng cho học sinh trong các tiết Tập đọc ở lớp Một. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải 5/28
- Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. pháp hướng dẫn học sinh rèn đọc để nâng cao chất lượng tiết học tập đọc đó là : Chuẩn bị chu đáo cho tiết học. Giáo viên cần đọc mẫu diễn cảm. Hướng dẫn học sinh đọc đúng tiếng, từ khó trong bài thơ. Rèn kỹ năng đọc ngắt, nghỉ giọng đúng chỗ cho học sinh. Vận dụng linh hoạt trò chơi học tập. 1.Giải pháp thứ nhất: Chuẩn bị chu đáo cho tiết học. Mỗi tiết Tập đọc muốn đạt hiệu quả cao thì yêu cầu đối với người giáo viên là phải có sự chuẩn bị bài chu đáo, lập kế hoạch dạy học chi tiết, chuẩn bị những đồ dùng cần thiết. Khi dạy bất kì một bài Tập đọc nào, bao giờ tôi cũng dành một khoảng thời gian nhất định để tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của bài mà tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm. Đọc bài một vài lần để tìm hiểu cách đọc, dự đoán trước các tình huống có thể xảy ra để lập kế hoạch dạy học phù hợp. Đối với các bài Tập đọc học thuộc lòng ở lớp 1 thì chủ yếu là thơ, do vậy trước khi dạy tôi luôn tìm hiểu cách ngắt nhịp thơ, cách gieo vần, thể loại thơ,.... để từ đó xây dựng kế hoạch, lựa chọn hình thức tổ chức sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Giáo viên có nghiên cứu kĩ bài trước thì mới cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cái hồn của tác phẩm mà tác giả muốn gửi gắm trong bài và phần giảng bài của giáo viên mới hấp dẫn, thu hút học sinh hứng thú với bài học. Để giúp học sinh đọc tốt một bài Tập đọc, tôi thường hướng dẫn học sinh chuẩn bị một cách chu đáo, cụ thể đó là: Đọc bài trước 12 lần. Tìm xem bài tập đọc có mấy đoạn (khổ thơ), có mấy câu (dòng thơ) Tìm tiếng có vần mới trong bài. Tập trả lời miệng các câu hỏi về tìm hiểu nội dung trong bài. Ví dụ: Khi dạy bài Tặng cháu tôi đã hướng dẫn học sinh chuẩn bị như sau: Tặng cháu 6/28
- Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. Vở này ta tặng cháu yêu ta Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là Mong cháu ra công mà học tập Mai sau cháu giúp nước non nhà. Đọc thành tiếng 12 lần, dùng bút chì ghi số dòng thơ đầu trong bài tập đọc. Tìm tiếng có vần au trong bài. + Tìm một số từ có tiếng chứa vần ao, au. chim chào mào cây cau + Nói câu chứa tiếng có vần ao hoặc au. M: Sao sáng trên bầu trời M: Các bạn học sinh rủ nh au đi học Học sinh tập trả lời miệng các câu hỏi để tìm hiểu nội dung bài. Phần tìm hiểu này giúp học sinh nhớ được nội dung bài. + Bác Hồ tặng vở cho ai? + Bác mong các cháu làm điều gì? 7/28
- Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. Việc chuẩn bị bài kỹ của học sinh như vậy nên ở trên lớp dưới sự gợi mở, dẫn dắt, hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ đọc đúng, tiến tới đọc hay, các em chủ động trong việc nắm bắt nội dung bài đọc, phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong tiết học. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy rằng để dạy thành công một tiết Tập đọc, truyền thụ được kiến thức một cách khoa học, sâu sắc giáo viên cần chuẩn bị kỹ những việc sau: + Soạn bài cụ thể, chi tiết thể hiện rõ hoạt động của thầy, của trò. Xây dựng được các phương pháp dạy học truyền thống kết hợp với các phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại một cách linh hoạt để giờ dạy nhẹ nhàng, đạt hiệu quả. + Nắm chắc yêu cầu rèn đọc ở từng bài. Đọc kĩ bài Tập đọc sắp dạy, trao đổi học tập cách dạy của đồng nghiệp, dự kiến các tình huống học sinh sẽ mắc phải và cách sửa các tình huống đó. + Tìm hiểu kĩ nội dung bài để hiểu được các biện pháp nghệ thuật tác giả đã dùng, từ đó xác định cách đọc đối với từng đoạn, từng bài để thể hiện đúng tình cảm của từng bài. + Nắm vững hệ thống câu hỏi trong bài Tập đọc, đưa ra thêm những câu hỏi dẫn dắt để giúp học sinh phân tích, khai thác nội dung. 2.Giải pháp thứ hai: Giáo viên cần đọc mẫu diễn cảm ̣ ̃ ̉ Đoc mâu cua giao viên vô cùng quan tr ́ ọng vi muôn hoc sinh đoc đung, đ ̀ ́ ̣ ̣ ́ ọc hay giao viên phai gi ́ ̉ ơi thiêu mâu đung. L ́ ̣ ̃ ́ ời đoc mâu cua giao viên nhăm đinh ̣ ̃ ̉ ́ ̀ ̣ hương cho hoc sinh đoc đông th ́ ̣ ̣ ̀ ơi giup hoc sinh nhân th ̀ ́ ̣ ̣ ức đung nôi dung bai ́ ̣ ̀ ̣ ̉ ̣ hoc. Nêu la văn ban nghê thuât con co tac dung kh ́ ̀ ̣ ̀ ́ ́ ̣ ơi gợi hưng thu va s ́ ́ ̀ ự tưởng tượng cua hoc sinh – giup cac em dê đi vao thê gi ̉ ̣ ́ ́ ̃ ̀ ́ ới cua tac gia, tac phâm d ̉ ́ ̉ ́ ̉ ưới ̣ ́ môt anh sang hâp dân h ́ ́ ̃ ơn. Vơi văn ban nghê thuât đoc mâu cua giao viên la ́ ̉ ̣ ̣ ̣ ̃ ̉ ́ ̀ ̣ ̃ ̉ đoc diên cam. Con văn ban thông th ̀ ̉ ương đoc mâu la đoc đung. Yêu câu đoc ̀ ̣ ̃ ̀ ̣ ́ ̀ ̣ ̃ ̉ diên cam ch ưa đăt ra v ̣ ơi hoc sinh l ́ ̣ ơp 1 nh ́ ưng việc đọc diễn cảm bài thơ của Giáo viên là cần thiết. Giao viên biêt khich lê đông viên thì hoc sinh se băt ́ ́ ́ ̣ ̣ ̣ ̃ ́ chươc gi ́ ọng đọc của Giáo viên. Người Giao viên có gi ́ ọng đo tôt dị ́ ễn cảm, chuân m ̉ ực thi không co gi đang ngai nêu nh ̀ ́ ̀ ́ ̣ ́ ư hoc sinh băt ch ̣ ́ ước thây cô. ̀ * Đọc mẫu của GV bao gồm: Đọc toàn bài: thường nhằm giới thiệu, gây xúc cảm, tạo hứng thú và tâm thế học đọc cho học sinh. Đọc câu, đoạn: Nhằm hướng dẫn, gợi ý hoặc “tạo tình huống” để học sinh nhận xét, giải thích nội dung bài đọc. 8/28
- Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. Đọc từ, cụm từ: nhằm sửa phát âm sai và rèn cách đọc đúng cho học sinh Vấn đề đặt ra trước tiên, để đọc mẫu tốt, giáo viên cần tìm hiểu và cảm thụ bài văn, tìm hiểu bối cảnh lịch sử, hoàn cảnh sáng tác, vị trí của tác phẩm, tác giả... tiếp đến là việc tìm hiểu nội dung, hình thức bài đọc: thể loại, bố cục, kết cấu, nghệ thuật. Hiểu được nội dung cảm thụ: cảm thụ sâu sắc, tính lôgic sẽ đọc diễn cảm tốt. Giọng đọc hay sẽ bắt đầu từ cảm xúc của lòng mình, người đọc phải nhập vai lúc đó khả năng truyền cảm người nghe lớn hơn. Để xây dựng một tiết học hiệu quả người Giáo viên cần tổ chức có hiệu quả quy trình dạy một tiết Tập đọc . a. Ổn định tổ chức. b. Khởi động. Để không tạo áp lực cho học sinh thì khi bắt đầu vào tiết học, giáo viên cần linh hoạt, khéo léo và nhẹ nhàng để tạo cho các em có tâm thế, hứng thú với tiết học bằng các trò chơi “ khởi động” với nhiều hình thức như: hát một bài nội dung liên quan đến bài học, chơi trò chơi vận động hoặc ôn lại kiến thức đã học ở bài trước dưới hình thức trò chơi, thi đua.... c. Giới thiệu bài: Đây là bước rất quan trọng để gây sự chú ý, hứng thú cho học sinh đến bài học. Ở phần giới thiệu bài, tôi thường sử dụng các hình thức như : Cho học sinh quan sát tranh ảnh, video có nội dung liên quan đến chủ điểm, liên quan đến bài học để kích thích sự tò mò, thích tìm hiểu của học sinh hoặc dùng lời nói gợi mở, nêu vấn đề hướng học sinh cùng tìm hiểu, cùng giải quyết. Ví dụ 1: Khi dạy bài “ Lũy tre” ( Tuần 32 Sách Tiếng Việt tập 2 – trang 121) Để gây cho học sinh sự hứng thú, tập chung đến bài học, phần giới thiệu bài tôi cho các em xem 1 đoạn video sưu tầm một số cảnh đẹp làng quê Việt Nam. Qua đó, các em bước đầu biết được đất nước Việt Nam ta có rất nhiều cảnh đẹp làng quê thanh bình và giản di, các em có ấn tượng tốt đẹp với những cảnh đẹp đó và muốn tìm hiểu thêm về những cảnh đẹp của đất nước mình. Dựa vào đặc điểm của học sinh Tiểu học rất tò mò, thích khám phá mà giáo viên giới thiệu vào bài rất nhẹ nhàng và tạo cho các em hứng thú với bài học. Ví dụ 2: Khi dạy bài “ Kể cho bé nghe” ( Tuần 31 Sách Tiếng Việt tập 2 – trang 112) Giáo viên có thể giới thiệu bài bằng cách yêu cầu học sinh dựa vào sự quan sát thực tế xung quanh hãy kể công việc của một số người, một số vật xung quanh mà em biết. Sau đó giáo viên giới thiệu vào bài: “Mỗi người, mỗi 9/28
- Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. vật xung quanh chúng ta đều có công việc riêng của mình để góp phần tô đẹp cho cuộc sống….”, bằng cách vào bài trực tiếp nhẹ nhàng như vậy sẽ tạo cho các em óc tò mò, muốn tìm hiểu mỗi người, mỗi vật xung quanh chúng ta làm những công việc gì, công việc đó đem lại lợi ích như thế nào. d. Giáo viên đọc mẫu: Đọc mẫu toàn bài: Nhằm giới thiệu, gây cảm xúc, tạo hứng thú và tâm thế học đọc cho học sinh. Khi đọc mẫu, giáo viên cần đọc đúng giọng điệu của bài, phát âm chuẩn, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng thể loại văn, thơ, truyện kể, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, làm chủ tốc độ, điều chỉnh âm lượng giọng đọc để tạo sự hấp dẫn, cuốn hút học sinh chú ý đễn bài học. Đọc mẫu câu, đoạn: Nhằm hướng dẫn, gợi ý hoặc“ tạo tình huống” để học sinh nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc. Đọc từ, cụm từ: Nhằm sửa phát âm sai và rèn cách đọc đúng cho học sinh. Phần đọc mẫu của giáo viên có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh trong việc rèn kĩ năng đọc. Có những học sinh tư duy tốt, khi nghe giáo viên đọc mẫu là các em có thể đã phát hiện ra cách đọc của bài. Do vậy, với mỗi bài tập đọc, giáo viên cần đọc trước bài, nghiên cứu kĩ bài để có cách đọc bài phù hợp nhất. Chẳng hạn với những đoạn văn, bài văn xuôi, câu chuyện kể thì khi đọc mẫu giáo viên cần chú ý đến cách ngắt, nghỉ hơi sau dấu câu, giữa các cụm từ dài, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm hay phải thay đổi giọng cho phù hợp với từng nhân vật trong bài…. Còn với những bài tập đọc là bài thơ, thì khi đọc mẫu giáo viên cần đặc biệt chú ý đến thể loại thơ, cách ngắt nhịp, cách gieo vần… Ví dụ : Khi dạy bài tập đọc “ Làm anh” ( Tuần 34 Sách Tiếng Việt tập 2 – trang 139) Đây là bài thơ viết theo thể thơ 4 chữ, khi đọc diễn cảm bài thơ này giáo viên cần đọc bài với giọng dịu dàng, âu yếm. Làm anh khó đấy Phải đâu chuyện đùa // Với em gái bé Phải “người lớn”cơ // Khi em bé khóc Anh phải dỗ dành// Nếu em bé ngã Anh nâng dịu dàng // 10/28
- Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. Mẹ cho quà bánh / Chia em phần hơn // Có đồ chơi đẹp / Cũng nhường em luôn // Làm anh thật khó / Nhưng mà thật vui // Ai yêu em bé / Thì làm được thôi // Ví dụ : Bài Cái Bống Cái Bống Cái Bống/là cái/ bống bang Khéo sảy, khéo sàng/ cho mẹ nấu cơm. Mẹ Bống/ đi chợ/ đường trơn Bống ra gánh đỡ/ chạy cơn mưa ròng Đọc toàn bài với giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm. Đọc ngắt nhịp đúng ngữ điệu của bài đồng dao theo nhịp 2/2/2; 4/2. Luyện đọc một số tiếng, từ khó: bống bang, khéo sảy, khéo sàng. Như vậy qua gợi ý bằng câu hỏi, bằng hình ảnh của từ khó, luyện đọc từ khó giúp các em ghi nhớ đúng từ phát âm đúng. + Đối với từ : khéo sảy, khéo sàng. Giáo viên gợi mở bằng hình ảnh sau đó giải nghĩa từ. Học sinh hiểu nghĩa của từ sẽ giúp các em đọc đúng, đọc hay. 11/28
- Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. sảy sàng Tóm lại, việc giáo viên đọc mẫu là rất cần thiết vì muốn học sinh đọc đúng phải giới thiệu cho các em mẫu đúng. Lời đọc mẫu đúng và hay của giáo viên có tác dụng định hướng cách đọc cho hoc sinh, đ ̣ ồng thời giúp các em nhận thức đúng hơn nội dung bài đọc. Nếu bài đọc là một văn bản nghệ thuật thì lời đọc của giáo viên còn có ý nghĩa khơi gợi hứng thú và tưởng tượng của học sinh, làm cho các em dễ đi vào thế giới của tác phẩm và thấy tác phẩm dưới một ánh sáng hấp dẫn hơn. Giáo viên cần hướng dẫn để học sinh đọc sao cho phù hợp với nội dung chính của bài văn, bài thơ. Đọc mẫu của giáo viên chính là cái đích, mẫu hình kĩ năng đọc mà hoc sinh ̣ cần đạt được. Do đó yêu cầu đọc thành tiếng của giáo viên phải đảm bảo chất lượng đọc chuẩn: đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, đọc đủ lớn, nhanh vừa phải và diễn cảm. Giáo viên phải ổn định trật tự, tạo cho hoc sinh tâm th ̣ ế ngồi đọc, hứng thú nghe đọc và yêu cầu học sinh đọc thầm theo. Khi đọc, giáo viên đứng ở vị trí bao quát được cả lớp, không nên đi lại trong khi đọc, cầm sách mở rộng, đọc đủ lớn để em hoc sinh xa nh ̣ ất cũng nghe rõ và thỉnh thoảng mắt phải rời sách nhìn lên học sinh nhưng không làm cho bài đọc bị gián đoạn. 3.Giải pháp thứ ba: Hướng dẫn đọc đúng tiếng, từ khó trong bài thơ. Học sinh lớp 1 chủ yếu mắc lỗi phát âm sai l n, gi r, s x, ch tr ... và ngọng dấu thanh (thanh ngã, thanh sắc); vần (anh/ăn, ach/ăt). Đối với mỗi bài giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát tranh để học sinh tìm được từ đúng phù hợp với nội dung tranh. Sau đó học sinh phát âm tiếng, đánh vần, phân tích tiếng, từ mà học sinh hay mắc lỗi. Ví dụ 1: Bài : Tặng cháu Khi giảng từ: nước non (sông nước và núi non thường dùng để chỉ đất nước, Tổ quốc). 12/28
- Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. nước non Giáo viên nên cho học sinh tìm các cặp tiếng, từ như : lòng tốt nòng súng; nước non lon giã cua...hoặc nói câu có cả tiếng có âm l và n như Bác thợ nề đang ăn một quả lê/ Bé nói năng thật là lễ phép. Ví dụ 2: Bài: Ngôi nhà Luyện đọc tiếng, từ. Giáo viên chú ý luyện phát âm cho học sinh: hàng xoan, xao xuyến nở, lảnh lót, thơm phức. Giáo viên gợi mở bằng câu hỏi, hình ảnh để học sinh tìm được tiếng, từ khó trong bài. hàng xoan hoa xao xuyến nở Ngoài ra, giáo viên còn sưu tầm thêm một số hình ảnh để học sinh tìm từ và luyện đọc. 13/28
- Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. núi non lon ton quạt nan lan can cây chanh bức tranh 14/28
- Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. cặp sách xách túi Thầy giáo dạy học bé nhảy dây Để phát âm các tiếng có thanh ngã giáo viên hướng dẫn các em lấy hơi ra nhẹ hơn những tiếng có thanh ngã, lưỡi hơi cong, ban đầu để lưỡi gần ngạc cứng, môi hơi tròn đọc hơi kéo dài giọng để phát ra tiếng đó. Ngoài việc hướng dẫn cho các em biết cách phát âm giáo viên cần tạo cho học sinh sự tự tin, thường xuyên động viên khuyến khích học sinh, yêu cầu những học sinh khác không được trêu đùa khi các bạn này đọc bài. bà đưa võng ru bé ngủ ngon cô bé trùm khăn đỏ đã nhớ lời mẹ dặn Ngoài việc đọc sai lỗi ở âm đầu, một số học sinh còn đọc sai vần, giáo viên giúp học sinh phân biệt sự khác nhau đó thông qua những ví dụ cụ thể. 15/28
- Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. cái bát vòng bạc quyển sách viên gạch chong chóng cải xoong Để sửa cách phát âm sai cho học sinh phải mất nhiều thời gian đòi hỏi cả giáo viên và học sinh đều phải kiên trì và cố gắng. Không chỉ luyện đọc cho học sinh trong các giờ tập đọc mà phải kết hợp luyện trong tất cả các môn khác. Ví dụ: Khi học môn Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Toán giáo viên thường gọi những học sinh đọc chậm đứng lên đọc yêu cầu của đầu bài 16/28
- Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. nhằm giúp các em mạnh dạn, ghi nhớ mặt chữ qua đó sẽ giúp các em đọc đúng, đọc nhanh trong môn Tập đọc. Ngoài ra ngay cả trong lúc giao tiếp, ngoài ra giáo viên cần tạo cho học sinh sự tự tin vì thực tế những em này rất ngại đọc bài trước lớp. Giáo viên phân công những em học sinh đọc tốt kèm học sinh này giúp các em tập phát âm trong những lúc ra chơi. Giáo viên cần kết hợp với phụ huynh, hướng dẫn phụ huynh giúp con sửa những lỗi phát âm sai. 4.Giải pháp thứ tư: Rèn kỹ năng đọc ngắt, nghỉ giọng đúng cho học sinh. Thơ là tiếng nói của tình cảm, là sự phản ánh con người và thời đại một cách cao đẹp, thơ rất giàu chất trữ tình. Vì vậy khi đọc thơ cần thể hiện được tình cảm của tác giả gửi gắm trong từ, từng dòng thơ, nhịp thơ để truyền cảm xúc đến người nghe. Vì vậy đọc thơ phải đọc đúng dòng thơ, vần thơ, thể thơ để thể hiện sắc thái, tình cảm. Khi dạy bài tập đọc là thơ thì một công việc không thể thiếu được đối với giáo viên và học sinh đó là ngắt nhịp câu thơ. Thực tế cho thấy học sinh mắc lỗi ngắt nh ịp. H ọc sinh tìm được trong bài có những dấu câu thì ngắt nhịp ra sao. Do vậy khi dạy những bài đọc thơ ở giai đoạn đầu tôi thường xuyên sử dụng bài giảng điện tử để giúp học sinh đọc đúng các câu thơ cần chú ý ngắt giọng. Học sinh sẽ được luyện đọc từng câu rồi đọc nối tiếp nhau cho đến hết bài. Giáo viên có thể cho các em dùng ký hiệu đánh dấu vào sách để khi đọc không bị quên. Đến giai đoạn sau (khoảng từ giữa học kỳ II trở đi) tôi đã để học sinh nhìn vào sách và nêu cách ngắt giọng của mình ở từng câu thơ (vì những bài thơ của lớp 1 thường là ngắn nên công việc này cũng không chiếm quá nhiều thời gian trong tiết dạy). Nếu học sinh nói đúng giáo viên công nhận ngay và cho các em đánh dấu luôn vào sách. Nếu học sinh nói sai giáo viên sửa lại cho học sinh. Đối với các bài thơ giáo viên cũng phải hướng dẫn cho học sinh bắt nhịp đúng thì mới thể hiện được tình cảm của tác giả. Như chúng ta biết những bài thơ trong chương trình lớp 1 đa số là các bài thơ có ý nghĩa giáo dục tình cảm đạo đức, yêu quê hương đất nước, yêu gia đình, bè bạn. Nếu các em đọc đúng các em sẽ cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài thơ. Khi ngắt nhịp thơ ta dựa vào cấu trúc ngữ pháp cấu tạo câu, cấu tạo cụm từ. Thơ lục bát thường ngắt nhịp 2/4 ; 2/6 ; 4/4... Ví dụ: Bài : Cái Bống Cái Bống/ là cái/ bống bang // 17/28
- Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. Khéo sảy,/ khéo sàng/ cho mẹ nấu cơm// Mẹ Bống/ đi chợ/ đường trơn // Bống ra gánh đỡ/ chạy cơn mưa ròng // Khi đọc học sinh thường ngắt mỗi dòng thơ một lần là do thói quen nhưng tôi đã sửa lại và hướng dẫn cho các em cách đọc vắt dòng: cuối dòng 1 đọc vắt luôn sang dòng 2, cuối dùng 3 đọc vắt luôn sang dòng 4. Cứ như thế cho đến hết bài. Ví dụ: Bài “Kể cho bé nghe” Hay nói ầm ĩ / Là con vịt bầu// Hay hỏi đâu đâu/ Là con chó vện // Hay chăng dây điện / Là con nhện con // Ăn no quay tròn / Là cối xay lúa // Có những bài thơ mà phải đọc hết một khổ thơ mới ngắt nghỉ, hay nghỉ ở mỗi dòng thơ . Ví dụ : Bài : Mời vào Cốc, cốc, cốc ! / Ai gọi đó ? / Tôi là Thỏ / Nếu là Thỏ / Cho xem tai // Bên cạnh việc rèn đọc đúng trong các giờ tập đọc ở trên lớp thì trong các tiết tăng cường Tiếng Việt tôi cũng thường đưa ra những câu thơ hoặc bài thơ ngắn để giúp học sinh luyện đọc và ngắt giọng đúng. Đó là những bài thơ, bài ca dao trong chương trình sách giáo khoa hoặc một số bài thơ ngắn gọn dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi các em. Ví dụ : Hoa sen Trong đầm/ gì đẹp/ bằng sen Lá xanh, bông trắng/ lại chen nhị vàng. Nhị vàng/ bông trắng /lá xanh 18/28
- Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc thơ đúng cho học sinh trong các tiết tập đọc ở lớp Một. Gần bùn mà chẳng/ hôi tanh mùi bùn. Qua bài thơ giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của hoa sen. Hương sen thơm ngan ngát, thanh khiết. Một loài hoa gần bùn mà không lẫn mùi bùn. Bên cạnh luyện đọc việc đọc việc cảm nhận nội dung bài thơ là cách tốt nhất giúp các em đọc đúng, đọc hay. Bài thơ đi học là bài thơ nói về một bạn nhỏ lần đầu tiên đến trường, mẹ dắt tay từng bước và hôm này một mình em tới lớp. Em đã tự lập. Đất trời quê hương đang đón chào em. Thầy giáo, cô giáo, các bạn đang đón chào em. Đi học Hôm qua/ em tới trường Mẹ dắt tay/ từng bước Hôm nay/ mẹ lên nương Một mình em/ tới lớp. Trường của em /be bé Nằm lặng/ giữa rừng cây Cô giáo em/ tre trẻ Dạy em hát /rất hay. Hương rừng thơm/ đồi vắng Nước suối trong/ thầm thì Cọ xòe ô /che nắng Râm mát đường/ em đi. 19/28
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2238 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 216 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 65 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn