intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4

Chia sẻ: Tomjerry004 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:22

60
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học được hoàn thành với mục tiêu nhằm rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý; Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát, mạch lạc; Rèn kĩ năng viết văn giàu hình ảnh, cảm xúc; Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó, biết trân trọng những gì xung quanh các em; Có tiền đề tốt để học viết văn miêu tả lớp 5.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4

  1. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Một số biện pháp rèn kỹ năng  làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4”
  2. Lệ Thủy, tháng 5 năm 2021 CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Một số biện pháp rèn kỹ năng  làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4”                          Họ và tên: Nguyễn Thị Hà Thu                          Chức vụ: Giáo viên chuyên biệt                           Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Sơn Thủy
  3. Lệ Thủy, tháng 5 năm 2021 I.  PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài        Trường Tiểu học là nơi đầu tiên trẻ  em được học tập tiếng Việt, chữ  viết với   phương pháp nhà trường, phương pháp học tập tiếng mẹ đẻ một cách khoa học nhất.  Học sinh tiểu học chỉ  có thể  học tập các môn học khác khi có kiến thức tiếng Việt.  Bởi đối với người Việt, tiếng Việt  là phương tiện giao tiếp, là công cụ trao đổi thông  tin và chiếm lĩnh tri thức. Môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học có nhiệm vụ  hoàn thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ  được thể hiện trong 4 dạng hoạt động, tương ứng với 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết.  Từ đó các em có thể học tập và giao tiếp trong môi trường học tập lứa tuổi, giúp học  sinh có cơ sở để tiếp thu kiến thức lớp trên. Trong môn Tiếng Việt có nhiều phân môn (Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Tập làm   văn, Luyện từ và câu, Kể chuyện), mỗi phân môn chứa đựng một bộ phận kiến thức  nhất định, chúng bổ trợ cho nhau để người học học tốt tiếng Việt. Trong đó Tập làm   văn là phân môn mang tính chất tổng hợp, sáng tạo, thực hành, thể hiện đậm nét dấu  ấn cá nhân. Tập làm văn, viết văn, hành văn là cái đích cuối cùng cao nhất của việc   học Tiếng Việt ở tiểu học. Đối với học sinh tiểu học, biết nói đúng, viết đúng, diễn   đạt mạch lạc đã là khó; để  nói, viết hay, có cảm xúc, giàu hình  ảnh lại khó hơn  nhiều. Cái khó ấy chính là cái đích mà phân môn Tập làm văn đòi hỏi người học cần   dần đạt tới. Từ đó, các em được mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm  hồn, cảm xúc thẩm mỹ và hình thành nhân cách.  Chương trình Tập làm văn ở tiểu học chủ yếu là dạy văn miêu tả. Ngay từ lớp 2,  lớp 3, các em đã được làm quen với văn miêu tả khi được tập quan sát, trả lời câu hỏi.   Lên lớp 4, các em hiểu thế nào là văn miêu tả, biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý, viết  đoạn văn  và liên kết đoạn văn thành một bài văn miêu tả  đồ  vật, cây cối hoặc con   vật ­ những đối tượng gần gũi và thân thiết của các em.
  4. Để hoàn thành bài văn miêu tả đối với học sinh lớp 4 thường rất khó khăn. Do đặc   điểm tâm lý, khả  năng tập trung chú ý quan sát của học sinh tiểu học chưa tinh tế,   năng lực sử  dụng ngôn ngữ  chưa phát triển tốt, dẫn đến khi viết văn miêu tả, học  sinh còn thiếu vốn hiểu biết về đối tượng miêu tả, ... hoặc không biết cách diễn đạt  điều muốn tả.  Đối với giáo viên đây cũng là loại bài khó dạy. Giáo viên còn thiếu linh hoạt trong  vận dụng phương pháp và chưa sáng tạo trong việc tổ  chức các  hoạt động học tập   của học sinh. Vì vậy, không phải giờ  dạy văn miêu tả  nào cũng đạt hiệu quả  mong   muốn  và không phải giáo viên nào cũng dạy tốt kiểu bài văn miêu tả. Việc tìm tòi   phương pháp để  hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý, lập dàn ý, tưởng tượng, ... còn  nhiều hạn chế.  Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy lớp 4,   tôi  đã  mạnh dạn chọn đề  tài:       “Một số  biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả  cho học sinh lớp 4”   để  nghiên cứu với hy vọng góp phần nâng cao trình độ  chuyên môn của bản thân và  góp phần nâng cao chất lượng dạy ­ học văn miêu tả ở lớp 4. 2. Điểm mới của đề tài Thông qua đề tài nghiên cứu này, nhằm giúp giáo viên: ­ Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý. ­ Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát, mạch  lạc. ­ Rèn kĩ năng viết văn giàu hình ảnh, cảm xúc. ­ Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó, biết trân trọng những gì xung quanh các em. ­ Có tiền đề tốt để học viết văn miêu tả lớp 5. ­ Nhìn nhận lại sâu sắc hơn việc dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4 để vận dụng  phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt. ­ Tự  tìm tòi, nâng cao tay nghề, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy Tập làm văn  nói chung và trong dạy học sinh viết văn miêu tả nói riêng. ­ Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học. 3. Phạm vi và đối tượng áp dụng 3.1. Phạm vi áp dụng ­ Các dạng văn miêu tả lớp 4: Miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối, miêu tả con vật. ­ Thực trạng dạy ­ học viết văn miêu tả của học sinh lớp 4 trường tôi công tác năm   học 2020 – 2021. 3.2. Đối tượng áp dụng
  5. ­    Thể loại văn miêu tả lớp 4. ­    Học sinh lớp 4B tại đơn vị tôi đang giảng dạy. ­    Thời gian nghiên cứu: Tháng 10 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Thực trạng dạy học văn miêu tả lớp 4. 1.1.  Thuận lợi ­  Nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo thực hiện công tác chuyên môn có hiệu quả, góp  phần nâng cao tay nghề cho GV. ­  Giáo viên đều được trang bị  đầy đủ  SGK, sách giáo viên, sách tham khảo, các   phương tiện dạy học như máy chiếu để dạy giáo án điện tử.  ­ Đội ngũ giáo viên có năng lực, yêu nghề đã áp dụng các phương pháp dạy học phát  huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh một cách linh hoạt và hiệu quả. ­ Từ  lớp 2, 3 học sinh được tập quan sát và trả lời câu hỏi để làm quen với văn miêu tả,  đã biết cách luyện tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tự chiếm lĩnh tri thức. ­ Đối tượng miêu tả khá gần gũi với đời sống hằng ngày của học sinh như: đồ dùng học  tập, cây bàng, con gà, ... ­ Đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học có tâm hồn trong sáng, thơ  ngây, giàu cảm xúc và  sức sáng tạo. Thế giới của các em là thế giới cổ tích. Những đồ vật, con vật, cây cối là   những người bạn thân thiết, gần gũi, các em có thể tâm sự, chia sẻ tình cảm của mình.  Đặc điểm tâm lí này rất thuận lợi cho việc khơi gợi ở các  em những cảm xúc miêu tả  bất ngờ, thú vị,...    1.2.  Khó khăn ­ Giáo viên chưa khơi gợi được sự  ham học, yêu thích miêu tả  đồ  vật, con vật, cây  cối,... xung quanh, chưa tạo được động cơ học văn miêu tả ở các em. ­ Học sinh chưa hiểu rõ đặc điểm cơ  bản của văn miêu tả, chưa phân biệt được sự  khác biệt giữa văn bản miêu tả với các kiểu bài văn khác. ­ Khả năng quan sát và lựa chọn hình ảnh để quan sát và miêu tả chưa tinh tế. ­ Vốn từ miêu tả còn nghèo nàn. Chưa có thói quen tích lũy các từ ngữ gợi tả. ­ Kĩ năng lựa chọn từ  ngữ, dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn, kĩ năng diễn đạt,... còn  hạn chế. Các em chưa biết cách sắp xếp ý khi viết bài, bố  cục thiếu rõ ràng, chưa  khoa học. ­ Chưa có thói quen sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa khi làm văn. ­ Khả năng giao cảm với đối tượng miêu tả còn hạn chế; cảm xúc, tình cảm không tự  nhiên, có sự gượng ép. ­ Trong tiết trả bài, học sinh chưa được sửa lỗi và tự sửa lỗi kĩ càng, đầy đủ; các em   cảm thấy nặng nề, thất vọng về bài viết của mình.
  6. ­ Các em chưa thực sự cảm thấy yêu thích môn học.  Như  chúng ta đã biết, sản phẩm của phân môn Tập làm văn là các văn  bản  ở  dạng nói, dạng viết theo các dạng lời nói, kiểu bài văn do chương trình quy định. Sản   phẩm của việc học văn miêu tả thường ở dạng viết. Năng lực viết chứng tỏ trình độ  văn hóa, văn minh của một người. Đối với học sinh năng lực viết chứng tỏ  tư  duy   logic, tư duy hình tượng đã phát triển ở một mức độ nhất định.  Lên lớp 4, các em mới bắt đầu học cách lập dàn ý, dựng đoạn và viết thành  đoạn văn hoàn chỉnh. Hơn nữa, khả năng ngôn ngữ của các em còn hạn chế. Mỗi bài  văn miêu tả hay lại đòi hỏi khả năng tưởng tượng và sử dụng ngôn ngữ diễn đạt thật   sinh động. Thực tế cho thấy, đa số học sinh lớp 4 viết văn miêu tả chưa hay hoặc xếp  ý còn lộn xộn, lủng củng, hình ảnh trong bài văn chưa gợi tả, ít liên tưởng hoặc chỉ là  sao chép các bài văn mẫu. Vậy nguyên nhân tại đâu? Đó cũng là điều trăn trở  của tôi   cũng như của các giáo viên trong khối. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy, tôi luôn tìm tòi, tham khảo tài liệu, trao  đổi với đồng nghiệp giàu kinh nghiệm để  nắm bắt những phương pháp tối ưu nhất  phục vụ quá trình giảng dạy. Mỗi bài văn miêu tả  là sự  kết tinh của những nhận xét tinh tế, là sự  đúc kết   việc tiếp thu và vận dụng những kiến thức đã học. Đọc một số bài văn của học sinh,   ta có thể thấy ngay được kết quả của việc dạy và học. Điều tra chất lượng viết văn miêu tả của học sinh của lớp 4B cuối học kì I năm  học này có số liệu cụ thể như sau: Lớp Số lượng HS HTT HT CHT 4B 14 2  (14,2%) 9 (63,9 %) 3 (21,3%)          Thông qua số  liệu này ta có thể  nhận thấy tỉ lệ  học sinh Chưa hoàn thành kỹ  năng Tập làm văn còn rất cao (21,3%). Bên cạnh đó, tỉ lệ học sinh Hoàn thành tốt lại  chiếm tỉ lện rất thấp (14,2%). 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4 2. 1. Giải pháp 1: Tạo động cơ học văn miêu tả cho học sinh Công việc đầu tiên của dạy học Tập làm văn là tạo được động cơ, nhu cầu nói  năng, kích thích học sinh tham gia vào cuộc giao tiếp (nói, viết) Sản phẩm của phân môn Tập làm văn là các bài văn nói hoặc viết theo các kiểu  bài do chương trình quy định. Để  sản sinh các bài văn này, học sinh phải có thêm  nhiều kĩ năng khác ngoài các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt, kĩ năng dùng từ 
  7. đặt câu. Đó là các kĩ năng phân tích đề, tìm ý và lựa chọn ý, kĩ năng lập dàn ý, viết   đoạn và liên kết đoạn. Nhiệm vụ  của phân môn Tập làm văn bậc tiểu học là mở  rộng vốn sống, rèn  luyện tư  duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân  cách cho học   sinh. Trong đó học văn miêu tả sẽ góp phần phát triển tư duy hình tượng cho các em  nhờ các biện pháp so sánh, nhân hóa ,... khi miêu tả. Nhưng làm thế nào để thực hiện  được nhiệm vụ trên mà không biến các em thành những “ thợ ” viết văn? Vậy ta cần   kích thích các em yêu văn và có nhu cầu viết văn.     Trước hết, hãy tạo tình huống khiến các em háo hức khám phá điều thú vị trong   đối tượng miêu tả.         Ví dụ: Giáo viên cho các em quan sát bức tranh cây hoa phượng đang ra hoa đỏ  rực và hỏi: Quan sát tranh, em thấy cây hoa có đặc điểm gì mà nhà văn Xuân Diệu đã   ví “ như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.”? Học sinh sẽ phân tích tìm ra đặc điểm tương đồng của bộ phận nào đó của cây hoa  với muôn ngàn con bướm đậu khít nhau. Qua đây cũng rèn cho các em óc quan sát tinh  tế, sự liên tưởng và tư duy phân tích, kích thích các em suy luận. Dạy học sinh viết văn miêu tả  phải gắn liền với việc hình thành những kĩ năng  sống khác. Như dạy các em giữ gìn đồ  vật, tổ  chức cho học sinh trồng, chăm sóc và  bảo vệ cây... Học sinh được trau dồi vốn sống, biết suy nghĩ, có những cảm xúc, tình   cảm. Từ  đó, mới dạy các em cách thể  hiện suy nghĩ, tình cảm bằng ngôn ngữ  nói,  viết.       Khi ra đề Tập làm văn, giáo viên nên chú ý đề bài cần yêu cầu viết về những gì   gần gũi, thân thiết với học sinh, tạo ra được động cơ  nói năng, kích thích các em  muốn nói, viết về  nội dung mà đề  bài đã yêu cầu. Trong tiết Kiểm tra viết (sách  Tiếng Việt 4 tập 2 – trang 92) có 4 đề bài gợi ý, giáo viên cần dựa vào đó ra đề nhằm  gợi cảm xúc cho các em trước khi viết bài.  Ví dụ:  + Đề 1: Hãy tả một cây ở trường gắn với nhiều kỉ niệm cuả em.             + Đề 2: Hãy tả một cây do chính tay em vun trồng.             + Đề 3: Em thích loài hoa nào nhất? Hãy tả loại hoa đó. 2. 2. Giải pháp 2: Giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm của văn miêu tả.   Từ  điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ  biên định nghĩa: Miêu tả  là dùng ngôn   ngữ  hoặc một phương tiện nghệ  thuật nào đó làm cho người khác có thể  hình dung   dược cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm của con người. Nhà văn Phạm Hổ viết: “ Miêu tả là khi đọc những gì chúng ta viết, người đọc   như  thấy cái đó hiện ra trước mắt mình: một con người, con vật, một dòng sông, ...  người đọc còn có thể nghe được cả  tiếng nói, tiếng kêu, tiếng nước chảy, thậm chí 
  8. còn có thể ngửi thấy mùi sữa, mùi hương hoa hay mùi rêu, mùi ẩm mốc, ...nhưng đó  mới chỉ là miêu tả  bên ngoài, còn sự  miêu tả  bên trong nữa là miêu tả  tâm trạng vui,   buồn, yêu, ghét của con người, con vật và cả cây cỏ”  (Viết văn miêu tả và văn kể chuyện)   Như vậy, miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh và có cảm xúc làm  cho người nghe người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về người, vật, cảnh vật,  sự việc như nó vốn có trong đời sống. Một bài văn miêu tả hay không những phải thể  hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả  mà còn thể  hiện được trí tưởng   tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết với đối tượng được miêu tả. Bởi vì trong  thực tế không ai tả mà để  tả, mà thường tả  để  gửi gắm suy nghĩ, cảm xúc, sự  đánh  giá, những tình cảm yêu ghét cụ thể của mình. Các bài văn miêu tả ở tiểu học chỉ yêu   cầu tả  những đối tượng mà học sinh yêu mến, thích thú. Vì vậy, qua bài làm của   mình, các em phải gửi gắm tình yêu thương với những gì mình miêu tả. Đối tượng của văn miêu tả trong chương trình lớp 4 gồm có: Miêu tả  đồ   vật,   cây cối, con vật. ­ Tả đồ vật:           Đối tượng của văn miêu tả đồ vật ở lớp 4 là những vật học sinh thường thấy   trong đời sống hàng ngày gần gũi với các em, vì vậy cũng dễ  trở  thành gần gũi với  các em. Đó có thể là cái trống, cái bút, quyển vở, cặp sách, cái đồng hồ  báo thức, …  Chúng là những đồ vật vô tri, vô giác nhưng gần gũi và có ích đối với học sinh. Mỗi đồ  vật đều có hình dáng, màu sắc, kích thước, chất liệu cụ thể. Học sinh  miêu tả những đặc điểm này trong bài văn của mình. Với những đồ  vật có nhiều bộ  phận, các em cần tập trung tả những bộ phận quan trọng nhất. Đó chính là những nét   tiêu biểu để phân biệt đồ vật này với đồ vật khác. Đồ vật lại thường gắn liền với cuộc sống con người nên khi  miêu tả phải nói  tới công dụng, lợi ích của đồ  vật cũng như  tình cảm của con người đối với nó. Có   như vậy, đồ vật mới hiện lên một cách sinh động và có hồn.  ­ Tả cây cối:  Đối tượng của văn miêu tả cây cối là những cây trồng xung quanh học sinh. Đó   có thể  là một cây hoa, cây ăn quả  hay cây cho bóng mát,…­ những cây có ích và gần  gũi với các em. Mỗi loại cây có một hình dáng, đặc điểm, lợi ích nhất định. Vì vậy,  khi miêu tả  chúng, học sinh phải làm nổi bật những đặc điểm  này. Tả  cây ăn quả  cần tập trung miêu tả  hình dáng của cây, mùi vị  của quả;   tả  cây lấy hoa cần tả  hương sắc của hoa; tả cây cho bóng mát phải làm rõ dáng cây, tán lá, …
  9. Cây cối luôn sống trong thiên nhiên. Khi miêu tả, cần gắn chúng với miêu tả sơ  lược xung quanh như mặt trời, đám mây, chim chóc, ao hồ và cả con người. Ta cũng   cần chú ý tới lợi ích của chúng và tình cảm yêu mến gắn bó của người tả với cây. ­ Tả con vật:  Đối tượng của văn miêu tả  con vật là những con vật quen thuộc gần gũi với  học sinh. Đó là những con gà mái, gà trống, cún con, chú mèo,… Mỗi con vật đều có   đặc điểm về hình dáng, đặc tính giống nòi riêng. Khi miêu tả, ta miêu tả cái chung, và  cả  những nét tiêu biểu như  màu sắc, vóc dáng, tính nết. Những con vật miêu tả  là  những con vật gần gũi thân thiết và có nhiều lợi ích nên bài văn phải thể hiện được  sự chăm sóc, tình cảm yêu mến của học sinh đối với chúng.  Ở Tiểu học, phân môn Tập làm văn có nhiệm vụ rèn kĩ năng nói theo nghi thức  lời nói, nói, viết các ngôn bản thông thường, viết một số  văn bản nghệ  thuật như  miêu tả. Viết văn miêu tả, học sinh phải có kĩ năng đặc thù quan sát, diễn đạt một   cách có hình ảnh. Tập làm văn cũng góp phần rèn luyện tư duy hình tượng, từ óc quan  sát đến trí tưởng tượng, từ khả năng tái hiện các chi tiết đã quan sát được. Khả  năng  tư duy logic của học sinh cũng được phát triển trong quá trình phân tích đề, lập dàn ý   viết đoạn …. Trong quá trình sản sinh văn bản cũng giúp học sinh có kĩ năng phân   tích, tổng hợp, phân loại, lựa chọn. Thông qua viết văn miêu tả  học sinh có sự  hiểu  biết và tình cảm yêu mến, gắn bó với đồ  vật, cây cỏ, thiên nhiên với con người và   vạn vật xung quanh: từ  một quyển sách, đến một cây hoa, một chú gà trống… Từ  đây, tâm hồn, nhân cách của các em sẽ được hình thành và phát triển . Để  dạy tốt các bài Tập làm văn miêu tả   ở  Tiểu học, giáo viên cần vận dụng  các tri thức về miêu tả,… hiểu biết về thể loại văn học; cần hiểu rõ tính đặc thù của  kĩ năng viết văn miêu tả. Để  “vẽ  được bằng lời” phải dạy tìm ý trong văn miêu tả  bằng cách dạy quan sát và ghi chép các nhận xét. Giáo viên cần hướng dẫn cho học   sinh biết cách vận dụng các giác quan để  quan sát, biết cách lựa chọn vị  trí và thời  gian quan sát, biết cách liên tưởng và tưởng tượng khi nhận xét sự  vật và phải biết   diễn đạt điều quan sát được một cách gợi tả, gợi cảm, tức là có hình  ảnh và cảm   xúc… Bài văn miêu tả được xây dựng trên cơ sở những hình ảnh, những ấn tượng về  đối tượng mà người viết thu lượm, cảm nhận được thông qua các giác quan trực tiếp   của mình. Bài văn miêu tả thể loại mang tính chất nghệ thuật cao, mang tính sáng tạo,  tính cá thể  của người viết. Ngôn ngữ  trong văn miêu tả  là thứ  ngôn ngữ  nghệ  thuật   giàu sức gợi tả, gợi cảm và là ngôn ngữ của những biện pháp tu từ. Tả là mô phỏng,  tô vẽ lại, là so sánh ví von, nhân hoá bằng hình ảnh … chứ không phải là kể lể .
  10. Văn miêu tả mang tính chất  thông báo thẩm mĩ. Dù miêu tả đối tượng nào, dù  có bám sát thực tế  đến đâu thì văn miêu tả  cũng không bao giờ  sao chép, chụp  ảnh  máy móc những sự vật hiện tượng mà là kết quả của sự nhận xét, tưởng tượng, đánh   giá hết sức phong phú. Đó là sự miêu tả thể hiện được cái mới, cái riêng biệt của đối  tượng thông qua cảm nhận của mỗi người . Chẳng hạn, Trần Đăng Khoa nhìn trăng bằng con mắt tinh tế,  bằng tình  yêu   của tâm hồn trẻ thơ, hồn nhiên, trong sáng: Trăng hồng như quả chín Lửng lơ lên trước nhà … … Trăng tròn như mắt cá  Chẳng bao giờ chớp mi… … Trăng bay như quả bóng  Bạn  nào đá lên trời …  Nhà văn Thép Mới lại lấy cảm hứng của của anh chiến sĩ đang mơ về tương lai   của đất nước khi ngắm trăng trong đêm Trung thu độc lập đầu tiên:  Trăng sáng mùa  thu văng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, … Cùng là vầng trăng, hay một sự vật những mỗi người cảm nhận theo cách riêng  của mình, mà những người khác không phát hiện được hoặc chưa phát hiện được. Với mỗi học sinh, mỗi bài Tập làm văn là một một sản phẩm của từng cá nhân  các em trước một đề  tài. Sản phẩm này ít nhiều in dấu  ấn riêng của từng em trong  cách suy nghĩ, cách tả, cách diễn đạt, … Giáo viên cần có thái độ tôn trọng sự độc lập   suy nghĩ, sáng tạo nếu nó không biểu lộ những lệch lạc.  Văn miêu tả  không hạn chế  sự  tưởng tượng, không ngăn cản sự  sáng tạo của  người viết, nhưng không có nghĩa là cho phép người viết “bịa” một cách tuỳ ý. Để tả  hay, tả  đúng thì phải tả  chân thật. Giáo viên cần uốn nắn để  học sinh tránh thái độ  giả tạo, sáo rỗng …   2. 3. Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh cách quan sát đối tượng miêu tả, cách  lựa chọn hình ảnh, nội dung miêu tả. * Khi quan sát đối tượng miêu tả cần chú ý : ­ Quan sát tổng thể đối tượng; chú ý cả trạng thái động và tĩnh; quan sát bằng tất cả  giác quan thính giác, thị giác, xúc giác,... ­ Lựa chọn điểm đặc trưng, đặc biệt, tiêu biểu của đối tượng để quan sát thật kĩ ­ Quan sát và so sánh điểm giống và khác nhau với các đối tượng khác có  ở  xung  quanh bằng sự liên tưởng hay quan sát trước đó. ­ Quan sát hình ảnh, hoạt động và những tác động của đối tượng đến các sự vật xung   quanh.
  11. ­ Ghi chép cẩn thận, đầy đủ khi quan sát. * Khi lựa chọn hình ảnh miêu tả và nội dung miêu tả cần:  ­ Căn cứ vào hình ảnh đã lựa chọn khi quan sát ­ Căn cứ vào nội dung đã ghi chép  ­ Chọn lọc những hình ảnh, chi tiết, hoạt động đặc sắc, đặc trưng riêng, đẹp và khác  biệt của đối tượng để miêu tả chi tiết. ­ Lựa chọn hình  ảnh, hoạt động khác của đối tượng để  tả  khái quát, bổ  trợ  tạo nên  hình ảnh tổng thể về đối tượng; có thể lồng ghép các hình ảnh, sự  việc gắn bó mật   thiết với đối tượng. * Khi sắp xếp ý, đoạn cần phải: ­ Căn cứ  vào nội dung đã lựa chọn để  sắp xếp từng ý( theo một thứ  tự  nào đó: từ  ngoài vào trong, từ trước ra sau, từ xa đến gần, từ trên xuống dưới,...) ­ Sắp xếp các ý theo đoạn với thứ tự đã lựa chọn cho phù hợp. Để viết được bài văn,  học sinh cần tập viết đoạn. Trong chương trình TLV, bài tập viết đoạn chiếm số  lượng nhiều. Đoạn văn được phân loại theo chức năng: đoạn mở  bài, đoạn thân bài,  đoạn kết bài. Cách phân loại này chi phối cách xây dựng các kiểu bài viết đoạn mở  bài, viết đoạn thân bài và đoạn kết bài. Mỗi đoạn văn theo chức năng này lại được  phân loại nhỏ  hơn: mở  bài trực tiếp, mở  bài gián tiếp, kết bài mở  rộng, kết bài tự  nhiên( không mở rộng).         Ví dụ  khi dạy học sinh viết đoạn miêu tả  đặc điểm bên ngoài chiếc cặp, giáo  viên cần hướng dẫn học sinh: + Đề bài yêu cầu viết đoạn văn có nội dung gì? ( Tả đặc điểm, hình dáng bên   ngoài chiếc cặp) + Hãy quan sát và ghi nhớ các đặc điểm bên ngoài của chiếc cặp     . Cặp còn mới hay đã cũ ?    . Cặp hình gì? Kích thước thế nào?    . Cặp màu gì? Làm bằng vải hay da?    . Quai cặp như thế nào?     . Mặt cặp, nắp cặp được trang trí thế nào?    . Khóa cặp nằm ở đâu, đóng mở cặp có âm thanh gì?...)   + Viết đoạn văn miêu tả chiếc cặp đó. Chú ý viết đoạn văn có bố cục 3 phần:  . Câu mở đoạn: giới thiệu khái quát đặc điểm của chiếc cặp. . Các câu thân đoạn: tả các chi tiết của chiếc cặp. . Câu kết đoạn: nêu tác dụng của chiếc cặp hoặc cảm nhận của em về chiếc   cặp đó. 
  12. 2. 4. Giải pháp 4: Giúp học sinh tích luỹ vốn từ miêu tả và làm giàu tưởng tượng   của các em trong làm văn miêu tả.  Muốn lựa chọn từ ngữ để  đặt câu, viết thành những câu văn có hình ảnh, học  sinh phải có vốn từ  phong phú. Do vậy, giáo viên cần giúp học sinh tích luỹ  vốn từ  miêu tả và làm giàu tưởng tượng của các em trong làm văn miêu tả: * Tích luỹ vốn từ: ­ Vốn từ  được tích luỹ  từ  nhiều nguồn: giao tiếp hàng ngày; đọc sách, báo;  xem, nghe truyền hình truyền thanh; trao đổi với bạn bè; cô giáo cung cấp;.. ­ Ghi chép khi được nhận các từ  ngữ dùng để  miêu tả  theo các chủ  đề, cụ  thể  như: + Các từ thường dùng trong miêu tả cây cối: xanh mướt, mơn mởn; khẳng khiu;   xum xuê; rực rỡ; đo đỏ; + Các từ thường dùng trong miêu tả đồ vật: tròn xoe, nhỏ nhắn,... + Các từ thường dùng trong miêu tả con vật: tinh nhanh, rón rén, oai vệ,... ­ Các từ  miêu tả  đó thường là những từ  láy, gợi lên hình  ảnh, âm thanh,. . để  miêu tả cho sinh động. * Giúp học sinh làm giàu thêm trí tưởng tượng: Tưởng tượng trong miêu tả  rất quan trọng. Có tưởng tượng mới có hình  ảnh  hoàn chỉnh về đối tượng miêu tả. Tưởng tượng như một sự hình dung về  đối tượng  mà ta nhắm mắt lại thì đối tượng sẽ  hiện ra rõ nét hơn, cụ  thể  hơn, gần gũi hơn.   Tưởng tượng giúp ta thấy được nét đặc sắc của đối tượng, thấy được những điểm  tương đồng với đối tượng khác, thấy được mối quan hệ  của đối tượng với sự  vật   hiện tượng xung quanh, với những kỉ niệm hay kí ức mang dấu ấn sâu sắc trong lòng   người viết. Từ  tưởng tượng, học sinh sẽ  cảm nhận được đối tượng miêu tả  bằng   tình cảm, tình yêu của chính mình, thấy được tầm quan trọng của đối tượng được tả  đối với chính mình và cả với những người xung quanh. Miêu tả gắn với tưởng tượng   là một cách bộc lộ cảm xúc, tình cảm và khả  năng cảm thụ  cái  đẹp của người viết   văn miêu tả. Tưởng tượng làm cho đối tượng miêu tả  hoàn thiện hơn, sống động và   gần gũi hơn.  Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tưởng tượng theo cách như sau: ­ Không trực tiếp quan sát, tập trung tất cả các giác quan vào đối tượng. ­ Nhắm mắt, hình dung về đối tượng: hình ảnh, hoạt động của đối tượng, những ảnh  hưởng, tác động của đối tượng đến sự vật xung quanh. ­ So sánh đối tượng được miêu tả với các đối tượng khác tương đồng. ­ Phân tích, đánh giá cái hay, cái đẹp có ở đối tượng. ­ Nhân hoá hay tự nhiên hoá một vài hình ảnh đặc sắc ở đối tượng.
  13. ­ Dự đoán trựớc khả năng và những điều tốt đẹp mà đối tượng có thể vươn tới. ­ Liên tưởng với những điều mình đã biết; đã nghe, đọc, cảm nhận được về  đối  tượng từ trước tới nay. ­ Ghi chép lại những gì mình đã tưởng tượng để  lựa chọn, chắt lọc đưa vào bài viết   của mình. 2. 5. Giải pháp 5: Hướng dẫn xây dựng đoạn văn mở  bài, thân bài, kết bài và   xây dựng bố cục bài văn. Bài tập luyện viết văn miêu tả là những bài tập viết thành đoạn, bài. Khi học sinh thực hiện viết bài văn miêu tả  cần có thời gian suy nghĩ tìm cách  diễn đạt( dùng từ, đặt câu, sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá,...). Vì vậy,  yêu cầu đặt ra là lời văn cần rõ ý, miêu tả  sinh động, bộc lộ  được cảm xúc, bố  cục  bài văn chặt chẽ, hợp lí trong từng đoạn, trong toàn bài để tạo ra một “chỉnh thể”. Các bài tập được xây dựng trên cơ sở quy trình sản sinh ngôn bản và chứa đựng  trong nó nhiều bài tập hình thành những kĩ năng bộ  phận (xác định yêu cầu nói, viết   và tìm ý, sắp xếp ý thành bài đến viết đoạn văn, liên kết đoạn văn thành bài,...) Kĩ  năng viết của học sinh được rèn luyện chủ  yếu qua các bài tập viết đoạn văn trước   khi viết một bài văn hoàn chỉnh. Do đó, trong quá trình thực hiện các bài tập rèn luyện   kĩ năng viết, giáo viên cần giúp học sinh thực hiện tốt những yêu cầu trong các nhóm  bài tập sau: * Nhóm bài tập tiền sản sinh ngôn bản: gồm các bài tập phân tích đề  bài, xác  định nội dung viết, tìm ý, sắp xếp ý để  chuẩn bị  thực hiện yêu câu viết (miêu tả).   Việc phân tích tìm hiểu đề  giúp học sinh xác định được yêu cầu, nội dung, giới hạn  của đề  bài. Với mỗi đề  bài cụ  thể, khi phân tích tìm hiểu đề, các em phải trả  lời   được câu hỏi: Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết cho ai? Thái độ  cần được bộc lộ   trong bài viết như  thế  nào? Tình cảm của người viết phải thể  hiện được qua cách  miêu tả. * Nhóm bài tập sản sinh ngôn bản gồm bài tập viết đoạn và bài tập viết bài văn: + Bài tập viết đoạn văn: rèn cho học sinh kĩ năng tạo lập được đoạn văn đảm   bảo sự  liên kết chặt chẽ  về  ý. Các đoạn văn được luyện viết là đoạn mở  bài (trực   tiếp, gián tiếp), đoạn kết bài (mở  rộng, không mở  rộng). Các đoạn phải có sự  liền  mạch về ý (không rời rạc, lộn xộn), các ý trong đoạn được diễn tả theo một trình tự  nhất định nhằm minh hoạ, cụ thể hoá ý chính (có mở đầu, triển khai và kết thúc). *Hướng dẫn học sinh viết các đoạn văn: ­ Đoạn văn mở bài: Học sinh được học hai cách mở bài: mở bài trực tiếp và mở  bài gián tiếp. Giáo viên nên để học sinh lựa chọn cách mở  bài mà mình cho là hợp lí  nhất và phù hợp với khả năng của từng em. Mở bài gián tiếp có thể xuất phát từ một  
  14. vấn đề  khác rồi mới dẫn vào vấn đề  mình cần nói tới, có thể  bắt đầu bằng một sự  kiện, hoàn cảnh xuất hiện vật định miêu tả; hoặc bắt đầu bằng những câu thơ, ca  dao.. . có liên quan đến yêu cầu của đề bài. ­ Thân bài: Có thể gồm một số đoạn văn, là toàn bộ nội dung miêu tả được viết  theo từng phần, từng ý đã được sắp xếp khi quan sát, chuẩn bị viết bài. Trong đó, thể  hiện được hình  ảnh về  đối tượng miêu tả  với ngôn từ  và các biện pháp nghệ  thuật   mà người viết vận dụng để miêu tả.            ­ Đoạn văn kết bài: Kết bài tuy chỉ là một phần nhỏ trong một bài văn nhưng lại  rất quan trọng bởi đoạn kết bài thể hiện được nhiều nhất tình cảm của người viết với   đối tượng miêu tả. Thực tế  cho thấy học sinh thường hay liệt kê cảm xúc của mình   làm phần kết bài khô cứng, gò bó, thiếu chân thực. Các em thường làm kết bài không  mở rộng, điều đó khiến bài văn chưa có sự hấp dẫn. Do đó, giáo viên cần hướng dẫn,  gợi ý để  học sinh biết cách và viết được phần kết bài mở  rộng bằng cảm xúc của  mình một cách tự  nhiên. Giáo viên có thể  dùng câu hỏi gợi mở  để  khơi gợi cảm xúc  của học sinh trong quá khứ, hiện tại, tương laị; hoặc trong hoàn cảnh nào đó đối với   đối tượng được tả.  VD: Tả cái trống trường: Ngày mới vào lớp 1, khi nghe tiếng trống trường, em   có cảm giác gì? Bây giờ học lớp 4 rồi, ngày nào cũng nghe tiếng trống, em càng thấy   như thế nào?... Hoặc Tả cây ăn quả: Hình ảnh cây sai trĩu quả gợi cho em cảm nghĩ gì? Mỗi khi   ăn quả em nhớ đến điều gì?  + Bài tập viết bài văn: thường được thực hiện trong cả  một tiết học. Chúng  luyện cho học sinh triển khai nhiệm vụ  giao tiếp thành một bài. Bài văn phải có bố  cục chặt chẽ, có lời văn phù hợp với yêu cầu nội dung và thể loại, các đoạn văn trong  bài phải liên kết với nhau thành một bài văn hoàn chỉnh, được bố cục chặt chẽ theo ba  phần: Mở  bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả, thể  hiện tình cảm, quan hệ  của người   miêu tả với đối tượng miêu tả. Thân bài: Dùng lời văn để tả, tái hiện, sao chụp chân dung của đối tượng miêu  tả   ở  những góc nhìn nhất định. Có thể  sử  dụng các biện pháp nghệ  thuật để  lột tả  hình ảnh một cách sinh động. Kết luận:  Nêu những nhận thức, suy nghĩ, tình cảm, thái độ  trực tiếp của  người miêu tả và của mọi người nói chung đối với đối tượng miêu tả. Nhóm bài tập viết đoạn, bài là những bài tập khó nhất, đòi hỏi sự  sáng tạo  nhất, yêu cầu học sinh phải vận dụng một cách tổng hợp sự  hiểu biết, cảm xúc về  cuộc sống, về  các đối tượng được tả  và các kĩ năng ngôn ngữ  đã được hình thành 
  15. trước đó để  tạo lập được đoạn, bài. Đây là một quá trình chuyển từ  ý đến lời. Giáo  viên phải luyện cho học sinh diễn đạt đúng những gì muốn tả. Ý có thể được diễn tả  thành những lời khác nhau. Học sinh phải biết lựa chọn cách diễn đạt có hiệu quả  nhất. Để  rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả  cho học sinh, giáo viên phải giúp học   sinh xác định được mục đích của bài viết, chủ  đề  của bài viết và duy trì chủ  đề  này  trong suốt bài viết để bài văn không lan man. Thật khó khi phân định đúng, sai ở một bài văn. Mà ta đánh giá bài văn đó có hay   không, có đặc sắc không? Vì thế, bài văn phải bộc lộ tình cảm chân thành, hồn nhiên   của các em  ở  từng câu, từng đoạn của bài, và cô đọng lại  ở  phần kết bài. Do vậy,   giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh cách tưởng tượng, bộc lộ cảm xúc trong bài văn   một cách thường xuyên, liên tục; từ tiết đầu tiên của mỗi loại bài đến những tiết xây   dựng đoạn văn, tiết viết bài và cả trong tiết trả bài. 2. 6. Giải pháp 6: Luyện tập cách sử dụng các biện pháp tu từ, biện pháp nghệ  thuật trong viết văn. Để  bồi dưỡng kĩ năng diễn đạt, học sinh sẽ  thực hành một số  bài tập luyện  viết như: với các từ cho sẵn, viết thành câu, luyện dùng từ bằng cách sửa lỗi dùng từ;  từ  ý đã cho viết thành câu gợi tả, gợi cảm, viết có sử  dụng biện pháp tu từ  theo yêu  cầu, làm các bài tập mở rộng thành phần câu... để cách diễn đạt được sinh động, gợi  tả, gợi cảm hơn. Giáo viên cần tiến hành theo mức độ  tăng dần, bước đầu chỉ  yêu  cầu học sinh đặt câu đúng, sau yêu cầu cao hơn là phải đặt câu có sử dụng biện pháp  so sánh, nhân hoá, có dùng những từ láy, từ ngữ gợi tả hình ảnh, âm thanh hay những  từ biểu lộ tình cảm. VD: Một học sinh tả chiếc bàn học: Mỗi lúc học bài mệt em thường áp mặt lên mặt bàn để cảm nhận hương thơm   dìu dịu của một người bạn thân đã cần mẫn, miệt mài cùng em giải những bài toán   khó. Miêu tả như vậy vừa sinh động, tinh tế vừa rất tình cảm và sẽ cuốn hút người   đọc, người nghe. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật  khi miêu tả và cũng không phải tự các em có sẵn tâm hồn văn chương như vậy. Học  sinh có thể phát hiện tốt chi tiết có sử  dụng biện pháp nghệ  thuật gì nhưng khi viết  văn lại khó vận dụng được. Giáo viên cần có biện pháp nào giúp các em? Tôi đã giúp  các em bằng cách như sau: VD: Mỗi hoa chỉ  là một phần tử  của cả  xã hội thẳm tươi; người ta quên đoá   hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm  
  16. thắm đậu khít nhau. ­ Cho học sinh phát hiện biện pháp nghệ thuật trong câu trên. ­ Nêu tác dụng của việc so sánh như vậy. ­ Giải thích vì sao có thể so sánh hoa phượng với muôn ngàn con bướm thắm  ( mà không phải một con). ­ Tập vận dụng so sánh tương tự: so sánh hoa phượng với hình ảnh khác theo  cảm nhận của các em, hoặc so sánh loài hoa hay cây khác với hình ảnh nào đó. Chú ý   giúp học sinh nhận ra những cách so sánh thú vị, giàu sức gợi tả  và những so sánh  không có giá trị. ­ Yêu cầu các em ghi chép vào sổ  tay những câu văn, thơ có sử  dụng hiệu quả  biện pháp nghệ thuật đó. 2. 7. Giải pháp 7:  Thực hiện nghiêm túc tiết trả bài tập làm văn. Kĩ năng TLV trước hết được chia thành kĩ năng nói, kĩ năng viết.  Ở  lớp đầu  cấp, khẩu ngữ của các em phát triển hơn còn kĩ năng viết mới được hình thành nên bị  ảnh hưởng của khẩu ngữ, các em nói thế nào, viết thế ấy, mắc các lỗi được tính vào  lỗi vi phạm phong cách. Về sau, kĩ năng viết sẽ phát triển và sẽ  ảnh hưởng tích cực  trở  lại với khẩu ngữ. Lên lớp 4,5 kĩ năng viết ngày càng phát triển. TLV có vai trò  hàng đầu trong việc phát triển kĩ năng này. Đặc biệt, khi học viết văn miêu tả, học  sinh lớp 4 bước đầu được học diễn đạt lưu loát, giàu hình ảnh. Mặt khác, sự liên kết nội dung là liên kết bên trong khó nhận thấy, nhiều người  thường chú ý đến hình thức ngôn từ mà không coi trọng đến lôgic của các ý trong bài.   Trong khi chữa văn cho học sinh, nhiều giáo viên thường chú ý chữa lỗi chính tả,  chữa lời mà không chữa ý. Người giáo viên cần hiểu rõ mục tiêu của tiết trả  bài để  thực hiện một cách   nghiêm túc, kĩ lưỡng, tránh làm “lấy lệ”, không thể qua loa, đại khái. Muốn làm được  như vậy, giáo viên phải tiến hành như thế nào? * Chuẩn bị: ­ Chấm bài thật kĩ, thấy rõ  ưu, nhược điểm của từng bài viết; chữa lỗi tiêu  biểu cần khắc phục ngay cho các em. ­ Ghi lại các lỗi của học sinh theo từng loại: Lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi đặt  câu, lỗi diễn đ ạ t , . . G h i  lại các từ, câu, đoạn văn hay. ­ Thống kê và phân loại bài theo mức độ: tốt, khá, trung bình, chưa đạt yêu cầu.   Nhận xét chung về ưu, nhược điểm trong bài viết của học sinh. * Trong giờ trả bài: Đây là tiết học thực hiện nhóm bài tập kiểm tra điều chỉnh. Giáo viên yêu cầu   học sinh đọc lại đoạn đã viết, tự kiểm tra đối chiếu với mục đích yêu cầu đặt ra lúc 
  17. đầu để  tự  đánh giá, sửa chữa bài viết của mình. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh  xem xét cả  nội dung và hình thức diễn đạt. Có thể  phải cho học sinh luyện viết lại  đoạn, bài. ­ Tiến hành đúng như quy trình đã hướng dẫn (Linh hoạt về thời gian thực hiện   các bước, hình thức tổ  chức sửa lỗi như  thảo luận nhóm, tuỳ  theo kết quả  bài viết  của học sinh). ­ Lưu ý: Học sinh phải thấy được lỗi trong bài văn của mình và của bạn; sửa  được lỗi đó và ghi nhớ  nó; hiểu rõ và có nhu cầu học hỏi những từ, câu, đoạn văn   hay, giàu hình ảnh và sức gợi tả. Tôi muốn nhấn mạnh rằng: Trước khi cho học sinh   học hỏi những từ, câu, đoạn văn hay cần lưu ý cho các em đọc lên (thành tiếng và đọc   thầm) một cách diễn cảm thì tất cả các em mới cảm nhận được sự thú vị của  cái hay   đó. Tuy nhiên, ta cũng không nên đòi hỏi quá cao  ở  học sinh. Tuỳ  vào đối tượng   học sinh mà đặt ra các em sửa lỗi hay học từ, câu, đoạn hay ở mức độ nào. Giáo viên   cần kiên trì, bền bỉ, không thể nóng vội, kịp thời ghi nhận những tiến bộ của học sinh   dù là nhỏ nhất. Do vậy, khi học sinh biết viết văn miêu tả  và viết được hay là khi các em đã  bước đầu hiểu được đặc điểm của văn miêu tả, biết cách quan sát đối tượng, tích luỹ  được vốn từ miêu tả nhất định, biết xây dựng đoạn văn mở bài, thân bài, kết bài; cách   diễn đạt và xây dựng bố cục bài văn; biết cách tưởng tượng và sử dụng các biện pháp  tu từ, biện pháp nghệ thuật trong viết văn; được sửa lỗi kĩ lưỡng sau mỗi bài viết. Từ  đó, các em viết bài dễ  dàng hơn, thích thú hơn, có cảm xúc hơn, chất lượng bài viết  được nâng cao. 2.8. Giải pháp 8: Thực hiện dạy học theo quan điểm tích hợp và giáo dục bảo vệ môi  trường. Dạy văn miêu tả đòi hỏi sự nhiệt huyết của giáo viên rất cao thì mới thấy được  sự tiến bộ của học sinh, mới khơi gợi được ở các em niềm say mê, thích thú. Các em   không chỉ viết tốt bài theo đề giáo viên yêu cầu mà còn có nhu cầu miêu tả những đối   tượng yêu thích khác. Không chỉ trong tiết TLV mới dạy học sinh học viết văn, ta còn  hướng dẫn các em trong các tiết học khác của môn Tiếng Việt như dạy các em cảm   thụ trong giờ Tập đọc, dạy dùng từ, đặt câu trong tiết LTVC, kích thích nhu cầu miêu  tả  một đồ  vật nào đó trong khi tiếp xúc trò chuyện, hay các giờ  ngoại khoá. Trong  một lần hướng dẫn các em xếp hàng vào lớp, bất chợt tôi nhìn thấy cây bằng lăng   giữa sân trường ở bông hoa đầu tiên. Tôi hỏi các em: ­ Sân trường hôm nay có điều gì vừa mới, vừa lạ và rất đẹp? Các em quan sát  nhanh và đều nhận thấy điều tôi muốn hỏi.
  18. ­ Bông hoa ấy đẹp như thế nào và cho em cảm xúc gì? Các em rất hào hứng nói  lên suy nghĩ của mình. Tôi giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh bằng cách hỏi các em như sau: ­ Bông hoa đẹp thế kia, em có nên ngắt để tặng một người em yêu quý không?   Vì sao? Như  vậy, trong một thời điểm ngắn, tôi đã đạt được nhiều mục đích: Các em  xếp hàng nhanh mà không căng thẳng; kích thích các em phát triển khả năng quan sát,  nhận xét tinh tế, khả năng dùng ngôn ngữ  để  diễn đạt.. .Trong khoảng thời gian sau   đó, tôi tin rằng nhiều em còn suy nghĩ và vận dụng vốn từ  của mình để  tả  về  bông  hoa đó theo cảm nhận riêng. Bên cạnh đó, cần dạy học tích hợp với các môn học khác làm giàu vốn sống,   vốn hiểu biết của các em. VD: Thông qua học về chủ đề “  Thực vật và động vật” của  môn Khoa học, học sinh có thêm hiểu biết về  đặc điểm một số  loài thực vật, động  vật, hiểu được cách chăm sóc và ích lợi của chúng. Vì vậy, khi làm bài văn miêu  tả( cây cối, con vật), các em sẽ tả cặn kẽ, sinh động và thể hiện tình cảm của mình   một cách chân thật hơn. 2.9. Giải pháp 9: Khen ngợi, động viên  học sinh kịp thời. Để  kích thích học sinh học tập nói chung, học văn miêu tả  giáo viên  hãy dành  cho các em những lời khen thích đáng. Các em sẽ  phấn khởi, tự  tin hơn và phát huy  được khả năng tiềm tàng của bản thân, từ đó loại bỏ được những lo âu, tự ti cố hữu. Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng tương đối thành công khi dạy   văn miêu tả cho học sinh lớp 4B do tôi chủ nhiệm. Kết quả đạt được: Qua một quá trình lao động, tìm tòi sáng tạo để thực hiện từng giờ môn Tập làm   văn môt cách bài bản, có kế hoạch. Tôi nhận  được một số kết quả như sau. a. Mặt mạnh:  Tôi nhận thấy ngoài nhiệm vụ chính là biết làm một bài văn, học sinh được chủ  động, tự do thể hiện cái “tôi” của mình một cách rõ ràng bộc bạch cái riêng của  mình  một cách trọn vẹn. Dạy Tập làm văn là dạy các em tập suy nghĩ riêng, tập sáng tạo,   tập thể hiện trung thực con người mình qua từng bài học cụ thể. Qua đánh giá tôi thấy tất cả các em làm bài đạt yêu cầu, số lượng học sinh làm  tốt bài văn miêu tả tăng đáng kể . b. Mặt hạn chế: Thời gian làm bài không dài( khoảng 30­ 25 phút), nên các em khi viết bài luôn  mang tâm trạng vội vàng, sợ hết giờ. Vì vậy, các em chưa có sự chọn lựa, trau chuốt   từ ngữ, câu văn,... nên phần nào hạn chế hiệu quả của bài viết.
  19. Kết quả  kiểm tả  chất lượng viết văn miêu tả  của học sinh của lớp 4B cuối  năm học này có số liệu cụ thể như sau: Lớp Số lượng HS HTT HT CHT 4B 14 6  (42,6%) 8 (57,4 %) 0 (0%)           Căn cứ vào kết quả trên, so với điểm cuối học kì 1 đến cuối học kì 2 thì kĩ năng   Tập làm văn của học sinh đã tiến bộ hẳn. Số lượng học sinh hoàn thành và hoàn thành  tốt khá cao, không còn học sinh chưa hoàn thành kiến thức kỹ năng môn học.  Kết quả trên cho thấy “Một số  biện pháp rèn kỹ năng làm văn miêu tả  cho   học sinh lơp 4” mà tôi đã triển khai đã đạt được hiệu quả  tốt và mang tính khả  thi  cao. Thông qua dạy học, tôi nhận ra rằng  dạy ­ học Tập làm văn cần nắm vững  những cơ sở lí luận và phương pháp luận của nó khi đó giáo viên mới hiểu được ý đồ  lựa chọn nội dung cụ thể  ở các bài, của tác giả Sách giáo khoa cũng như quy trình và  phương pháp học từng bài trong Sách giáo khoa, Chuẩn kiến thức kĩ năng ,.....Từ  đó   tổ chức, hướng dẫn và điều khiển tốt mọi hoạt động của mình, của học sinh, tạo ra   chất lượng và hiệu quả giáo dục cao.        Muốn làm được như vậy giáo viên phải được trang bị những tri thức về phương   pháp dạy học tích cực và tạo được điều kiện để các em hoàn thành những kĩ năng cần  thiết của phương pháp dạy học này. Tuỳ  từng bài mà giáo viên lựa chọn áp dụng   những biện pháp phù hợp để làm thế nào cho giờ học Tập làm văn có hứng thú và đạt   kết quả cao nhất. III. PHẦN KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa của đề tài Dạy học sinh viết văn miêu tả có một ý nghĩa to lớn vì nó có cả nhiệm vụ giáo   dưỡng, giáo dục và phát triển.
  20. Phân môn Tập làm văn là một phân môn thực hành và giàu sức sáng tạo cá nhân.   Có nhiều cách viết bài văn miêu tả  và cũng có nhiều biện pháp để  dạy văn miêu tả.  Trên cơ  sở  kinh nghiệm giảng dạy, mỗi giáo viên đều có những cách thức dạy học  riêng nhằm thực hiện tốt nội dung chương trình đã quy định. Tuy nhiên, để  thành công khi dạy văn miêu tả, mỗi giáo viên đều phải thực   hiện tốt các yêu cầu sau: ­ Nắm chắc mục tiêu môn học, bài học. ­ Luôn tìm tòi, trau dồi kiến thức và trình độ hiểu biết của bản thân. ­ Linh hoạt trong phương  pháp giảng dạy. ­ Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. ­ Luôn thực hiện quan điểm tích hợp trong dạy học. ­ Phối hợp với các hoạt động ngoài giờ để tích lũy vốn hiểu biết và bồi dưỡng   tâm hồn giàu cảm xúc cho các em. ­ Luôn kiểm tra, đánh giá mức độ và kịp thời ghi nhận sự tiến bộ của học sinh. ­ Chuyển sự  đánh giá kết quả học tập của giáo viên thành kĩ năng tự  đánh giá   của học sinh. 2. Kiến nghị ­ Đề xuất. Trong quá trình thực hiện và đưa vào thực tế trong phạm vi đề  tài ở tiết Tập làm văn miêu tả lớp 4. Bản thân tôi   đã rút ra nhiều kinh nghiệm và khẳng định đây là hình thức dạy học làm chuyển hoá quá trình học tập của học sinh. Như  vậy cần phải thực hiện một số giải pháp sau: ­ Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tìm ý: quan sát bằng nhiều giác quan: mắt, mũi, tay, tai… qua đó học sinh phát   hiện, khám phá đầy đủ các đặc điểm của sự vật, làm cho chúng hiện ra đầy đủ, rõ ràng tránh được những bài văn miêu   tả chung chung mờ nhạt. ­ Khi hướng dẫn học sinh quan sát cần gợi mở, dẫn dắt theo một trình tự  hợp lý, để  học sinh tự mình quan sát, tự mình  cảm nhận tính chất muôn hình muôn vẻ  của sự  vật. Đây là điều kiện chủ  yếu làm nền tảng giúp cho bài viết trở  nên   chân thật, tự nhiên và đây cũng là cơ sở cho sự phát huy trí tưởng tượng và năng lực sáng tạo của học sinh (sáng tạo trong  cách nhìn, cách nghĩ, cách diễn đạt nội dung…). Đặc biệt, giáo viên phải sử dụng tranh. ảnh trong văn miêu tả cụ thể, từng vùng, từng miền khác nhau mà giáo viên lựa   chọn tranh ảnh cho phù hợp để cho các em quan sát tốt hơn. ­ Tích luỹ và lựa chọn vốn từ ngữ khi miêu tả  cũng là biện pháp không kém phần quan trọng giúp cho học sinh nhớ lại   một từ ngữ, một hình ảnh, biết lựa chọn từ ngữ hay, thích hợp, phong phú vào bài văn để thêm phần hấp dẫn. Bài văn miêu tả  hay thì không thể  thiếu cảm xúc của người viết, có thể  hiện được cảm xúc   trong bài văn thì mới thu hút người đọc, người nghe. Song, để quá trình đó diễn ra tốt, đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững yêu cầu cơ bản và biết vận dụng linh   hoạt sáng tạo trong từng tiết học với từng đối tượng được tả. Bởi vậy, dạy tập làm văn giáo viên không chỉ dựa vào sách  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2