Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 - Trường Tiểu học Gia Hưng - Năm học 2020-2021
lượt xem 4
download
Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 - Trường Tiểu học Gia Hưng - Năm học 2020-2021" nhằm - giúp các em không chỉ học giỏi về kiến thức mà rèn kĩ năng sống còn tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an toàn, tích cực, vui vẻ để trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng sống, giá trị sống để các em tự tin hơn trong cuộc sống.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 - Trường Tiểu học Gia Hưng - Năm học 2020-2021
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do- Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng xét sáng kiến Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình. Chúng tôi là: Tỷ lệ (%) Ngày Trình độ Chức đóng góp vào TT Họ và tên tháng năm Nơi công tác chuyên vụ việc tạo ra sinh môn sáng kiến 1 Phạm Thị Làn 06/4/1979 TH Gia Hưng GV ĐHSP 40% 2 Đinh Thị Thủy 13/8/1994 TH Gia Hưng GV ĐHSP 30% 3 Phạm Thị Hương 14/10/1993 TH Gia Hưng GV ĐHSP 30% Là nhóm tác giả đề nghị công nhận sáng kiến cấp cơ sở năm học 2020-2021. I. TÊN SÁNG KIẾN VÀ LĨNH VỰC ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN: 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 - Trường Tiểu học Gia Hưng - Năm học 2020 - 2021”. 2. Lĩnh vực áp dụng và vấn đề mà sáng kiến giải quyết: 2.1. Lĩnh vực áp dụng: Sáng kiến áp dụng trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 1. 2.2. Vấn đề mà sáng kiến giải quyết: a) Thực trạng khó khăn cần giải quyết: Trong những năm gần đây, đa số phụ huynh chỉ quan tâm đến kết quả học tập của con em mà chưa chú ý đến rèn các thói quen, kỹ năng tự phục vụ hàng ngày. Cụ thể: - Đa số các bậc phụ huynh đều tìm thầy dạy kiến thức cho con vào hầu hết các ngày nghỉ trong tuần mà không dành thời gian cho con vui chơi giải trí, giao lưu chuyện trò cùng gia đình, bè bạn hay để các em tham gia làm một số công việc vừa sức cùng gia đình. - Việc tham gia lao động vệ sinh trường lớp của các em được các bậc phụ huynh thuê người dọn. - Việc vệ sinh cá nhân, tự chuẩn bị sách vở, đồ đùng học tập trước khi các em đến lớp cũng nhiều bố mẹ giúp đỡ,... Chính vì thế một số kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng tự học, tự phục vụ, hoạt động vui chơi giải trí của học sinh còn nhiều hạn chế. b) Vấn đề mà sáng kiến giải quyết được: - Giúp các em không chỉ học giỏi về kiến thức mà rèn kĩ năng sống còn tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an toàn, tích cực, vui vẻ để trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng sống, giá trị sống để các em tự tin hơn trong cuộc sống.
- 2 - Giúp cho học sinh thích ứng được với môi trường xã hội, tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống như vấn đề sức khoẻ, môi trường, tệ nạn xã hội,...để các em có thể tự tin, chủ động không bị quá phụ thuộc vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình, tự đem lại lợi ích chính đáng, điều kiện thuận lợi cho bản thân mình rèn luyện, học tập phấn đấu vươn lên. - Học sinh mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến cá nhân, đánh giá mình, đánh giá bạn, biết tư vấn giúp bạn và cùng hợp tác. II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN 1. Giải pháp cũ thường làm. 1.1 Nội dung giải pháp cũ: Qua thực tế giảng dạy, bản thân giáo viên thường áp dụng giải pháp nhằm rèn kỹ năng sống cho học sinh như: - Hướng dẫn học sinh thực hiện các nội quy của lớp, của trường thông qua giờ chủ nhiệm lớp. - Tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi tập thể lành mạnh, tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động văn nghệ thể thao. - Giáo viên phối kết hợp với gia đình học sinh để liên hệ với phụ huynh trao đổi thông tin của học sinh về tình hình và kết quả học tập của các em. - Giáo viên rèn kỹ năng sống cho các em thông qua các môn học nhưng chủ yếu qua môn Đạo đức. 1.2. Ưu, nhược điểm và những tồn tại của giải pháp cũ cần được khắc phục 1.2.1. Ưu điểm: - Đa số các em ngoan, lễ phép với thầy cô giáo, chấp hành tốt nội quy trường lớp đề ra. Lắng nghe, tiếp thu và thực hiện khá tốt những nội dung tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện của giáo viên chủ nhiệm, thực hiện được các nội quy, quy định của lớp, của nhà trường. - Các em tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các hoạt động từ thiện nhân đạo theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Đa số các em biết giữ gìn đồ dùng sạch sẽ, sắp xếp ngăn nắp gọn gàng. - Một số em học sinh mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. 1.2.2. Nhược điểm: - Một số học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, tính tự giác chưa cao, chưa tích cực trong hoạt động tập thể. - Học sinh chỉ có học kiến thức, khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự ti nhiều, thường nóng nảy... - Kỹ năng giao tiếp một số em còn hạn chế, còn nói tục, chửi bậy. - Một số em chưa biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ và cũng chưa mạnh dạn xin lỗi khi mắc lỗi. - Kỹ năng tự phục vụ, tự quản hạn chế; ý thức tự học, tự rèn không cao, nhiều em dựa vào cha mẹ hoàn toàn nên khi cô dặn ôn bài ở nhà các em hầu như không học. Khi được hỏi các em trả lời “Bố, mẹ em không dạy”. - Phụ huynh chỉ quan tâm đến kết quả học tập của con em mà chưa chú ý đến rèn các thói quen, kỹ năng tự phục vụ hàng ngày.
- 3 - Sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn, các tổ chức đoàn thể, Hội cha mẹ học sinh trong trường chưa thường xuyên, chưa đạt hiệu quả cao. Đối với học sinh lớp Một vừa rời trường mầm non, bắt đầu làm quen với môi trường Tiểu học, mọi sinh hoạt nề nếp đều xa lạ và chưa có kỉ luật nhất định, chưa có những kỹ năng cần thiết để thích nghi với môi trường và cuộc sống hàng ngày. Với vai trò là những giáo viên chủ nhiệm và giảng dạy lớp 1, chúng tôi luôn đặt ra câu hỏi: “Làm thế nào để các em có những kỹ năng sống tốt để hình thành nhân cách cho các em, đồng thời để giúp các em học tập tốt hơn?”. Cuối cùng, chúng tôi đã tìm ra một hướng đi, một giải pháp vận dụng vào thực tế học sinh lớp 1 của trường và đã thu được kết quả khả quan. Chúng tôi mạnh dạn áp dụng “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 - Trường Tiểu học Gia Hưng - Năm học 2020 – 2021”. 2. Một số giải pháp mới cải tiến 2.1. Nội dung giải pháp mới: Giải pháp 1: Giáo viên cần xác định những kĩ năng sống cơ bản cần dạy trẻ ở lứa tuổi tiểu học, đặc biệt là các em học sinh lớp 1: Đối với tâm sinh lý trẻ em bậc Tiểu học thì có nhiều kĩ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hoá đặc biệt là trẻ em độ tuổi lớp Một. Thực tế kết quả của nhiều nghiên cứu đều cho thấy các kĩ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào thời gian đầu của năm học chính là những kĩ năng sống như: kỹ năng tự phục vụ bản thân, tính mạnh dạn tự tin, tự lập, tự kiểm soát, khả năng thấu hiểu, sự hợp tác và giao tiếp. Việc xác định được các kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp. Giải pháp 2: Rèn kỹ năng sống hiệu quả cho học sinh qua việc dạy học các môn học. * Rèn kĩ năng sống cho học sinh qua môn Tiếng Việt: Trong các tiết học của môn Tiếng Việt, có nhiều tiết học học sinh được quan sát tranh và kể lại câu chuyện theo tranh, giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận để các em nắm chắc nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. Qua đó, các em nói được nhận xét riêng của các em về mỗi nhân vật, chi tiết trong câu chuyện, những bài học mình rút ra được cho bản thân và cho mọi người. Ví dụ: Trong câu chuyện “Đôi tai xấu xí” giáo viên đặt câu hỏi để học sinh nhận biết được hành vi của mỗi nhân vật trong câu chuyện, các em còn được thể hiện giọng kể của mình, thái độ khi kể chuyện, cách đánh giá, nhận xét các nhân vật trong câu chuyện, cách thể hiện vai diễn trong câu chuyện. Các em biết nhờ đâu mà Thỏ và các bạn có thể tìm được đường về nhà, từ đó các em rút ra được bài học cho bản thân. Qua câu chuyện, giáo viên đã giáo dục và nhắc nhở các em không được tự ý đi chơi xa và cần phải biết tôn trọng sự khác biệt của các con vật. Cũng như con người, mỗi người đều có những ưu nhược điểm khác nhau; các em không nên chê bai hay dè bỉu người khác. Qua môn Tiếng Việt, giáo viên còn rèn cho các em kỹ năng nói và đáp lại được lời chào hỏi, xin phép, cảm ơn, xin lỗi, phù hợp với đối tượng người nghe.
- 4 Nhờ đó các em có thói quen và thái độ chú ý nghe người khác nói (nhìn vào người nói, có tư thế nghe phù hợp). Biết đưa tay xin phát biểu, chờ đến lượt được phát biểu, biết trao đổi trong nhóm để chia sẻ những ý nghĩ và thông tin đơn giản. * Rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học qua môn Tự nhiên xã hội: Ở môn Tự nhiên & xã hội, khi học các bài thuộc chủ đề: “Con người và sức khỏe” giáo viên đã nhắc nhở các em thói quen giữ vệ sinh thân thể, cách ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí, tổ chức và hướng dẫn các em tìm hiểu về các bộ phận cũng như các giác quan của cơ thể để các em nắm được. Qua đó, giáo viên đã giúp các em biết yêu quý cơ thể mình, hiểu được vai trò của các giác quan trên cơ thể, cũng như có ý thức bảo vệ bản thân. Khi dạy bài “An toàn khi sử dụng đồ dùng trong nhà”, giáo viên cho các em thảo luận nhóm để đưa ra cách xử lí tình huống trong bài, sau đó tổ chức cho các em chia sẻ ý kiến của mình. Các em còn lại quan sát và có nhận xét đối với những tình huống mà các bạn mình vừa xử lí để rút ra kĩ năng cần thiết khi có những trường hợp xấu xảy ra. Qua đó, giáo viên nhắc nhở và hướng dẫn các em cách sử dụng an toàn các đồ vật trong nhà. Qua từng tiết dạy, giáo viên hướng dẫn học sinh kĩ năng làm việc theo nhóm: biết cách phân công công việc, lắng nghe ý kiến người khác, tranh luận, biết chấp nhận đúng sai, thống nhất ý kiến, thực hiện đúng ý kiến đã thống nhất… Đây là kĩ năng hết sức cần thiết khi các em trưởng thành, làm việc trong tập thể. Ngoài ra để các em có kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông và các tai nạn thương tích khác, khi dạy bài: “An toàn trên đường”, giáo viên đã tổ chức cho các em quan sát, thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý của cô. Ví dụ: Em hãy kể những tình huống trong tranh? Điều gì có thể xảy ra trong mỗi tình huống? Hậu quả của mỗi tình huống? Thông qua quan sát tranh và thảo luận nhóm, giáo viên đã giúp các em nhận biết được một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra trên đường đi học và cách phòng tránh. * Rèn kĩ năng sống cho học sinh qua môn Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm: Khi dạy học tiết Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm, giáo viên tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động học tập phong phú đa dạng như: kể chuyện theo tranh, quan sát tranh ảnh, phân tích, xử lý tình huống; chơi trò chơi, đóng tiểu phẩm, múa, hát, đọc thơ, vẽ tranh... Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học như: học theo nhóm, theo dự án; giải quyết vấn đề, đóng vai, trò chơi, động não, ....Thông qua việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đó, HS đã được tạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm, nhiều kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi lớp 1. Giải pháp 3: Rèn kỹ năng sống cho học sinh mọi lúc, mọi nơi và thường xuyên trong từng tiết học, trong giờ chủ nhiệm. Trong từng tiết học tôi luôn chú ý rèn cho học sinh các kỹ năng: + Rèn kĩ năng sắp xếp đồ dùng gọn gàng ngăn nắp: Để rèn cho các em cách sắp xếp, sử dụng sách vở, đồ dùng học tập ở nhà, ở trường một cách ngăn nắp, khoa học, giáo viên quy định cách sắp xếp đồ dùng
- 5 sách vở ngay ngắn trong ngăn bàn theo phân môn của buổi đó để khi đến tiết học, học sinh ít mất thời gian khi lấy đồ dùng, không quay qua, quay lại hay quay lên quay xuống. Vị trí chỗ treo cặp, vị trí để mũ, giáo viên hướng dẫn một cách tỉ mỉ và được lặp lại nhiều lần. Một vài ngày đầu giáo viên phân công các tổ trưởng theo dõi kiểm tra, cuối mỗi giờ học giáo viên nhận xét tuyên dương những em đã thực hiện tốt trước lớp, giáo viên giúp đỡ động viên những em còn lúng túng và sắp xếp đồ chưa thật gọn gàng. Lâu dần hành vi trở thành thói quen, giáo viên không bao giờ còn phải nhắc các em về ý thức gọn gàng, ngăn nắp nữa. + Rèn kĩ năng chào hỏi: Trong mỗi buổi học, giáo viên thường xuyên quan tâm nhắc nhở học sinh kỹ năng chào hỏi sao cho lễ phép. Lựa chọn câu chào cho phù hợp với từng độ tuổi. Ví dụ: Đối với người trên tuổi các em cần thêm chữ ạ vào cuối câu thể hiện sự kính trọng như: Em chào cô ạ! Đối với bạn bè các em dùng từ xưng danh là tớ, mình. + Rèn kĩ năng nói lời cảm ơn và xin lỗi: Giáo viên thường nhắc nhở các em: Khi em được người khác quan tâm, giúp đỡ hoặc cho quà các em phải nói cảm ơn. Khi nói lời cảm ơn ai em phải nhìn vào người đó. Với người lớn em khoanh tay, cúi đầu và xưng hô lễ phép; với bạn em có thể nắm tay bạn, như vậy thì người được cảm ơn sẽ cảm thấy rất vui. Khi em mắc lỗi cần tự giác nhận lỗi, mạnh dạn nói lời xin lỗi, không nên đổ lỗi cho người. Khi nói lời xin lỗi ai em phải nhìn vào người đó, nói tròn câu. Với người lớn em khoanh tay và xưng hô lễ phép; với bạn em có thể nắm tay bạn. Có như vậy thì người đó mới sẵn sàng tha lỗi cho em. Giáo viên luôn nhắc nhở các em để là một học sinh ngoan ứng xử lịch sự thì em phải biết chào hỏi khi gặp người lớn, biết xin lỗi khi có lỗi và biết cảm ơn khi nhận quà. + Kỹ năng tự bảo vệ bản thân: Thông qua một số bài học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tiết hoạt động trải nghiệm cuối tuần, tiết học kỹ năng sống, giáo viên hướng dẫn học sinh cách bảo vệ bản thân, cách ứng phó với các tình huống sảy ra như: tai nạn đuối nước, nạn bắt cóc trẻ, nạn xâm hại tình dục; hướng dẫn các em đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông,… ( HD cách xử lý với một số tình huống để bảo vệ bản thân trong phụ lục đính kèm) + Rèn kỹ năng cho học sinh thông qua việc rèn các nền nếp hàng ngày: VD: Rèn nền nếp đi học đúng giờ: giáo viên động viên nhắc học sinh phải có thói quen dậy đúng giờ theo đồng hồ báo thức mà phụ huynh đã đặt sẵn, có thói quen chuẩn bị, kiểm tra sách vở đồ dùng học tập theo thời khóa biểu vào buổi tối sau khi ôn bài xong. Hằng ngày, chúng tôi rèn cho học sinh có thói quen xếp hàng ra vào lớp thẳng hàng, ngay ngắn, không xô đẩy nhau trong hàng qua đó rèn cho học sinh ý thức tự giác, tính kỷ luật, hợp tác cùng bạn. Tổ chức các hoạt động lao động vừa sức với học sinh: nhặt lá, giấy rác vệ sinh sân trường, lớp học; chăm sóc cây bồn hoa, cây cảnh trên sân trường để rèn
- 6 cho các em một số kỹ năng như: cầm chổi quét, hót rác, nhổ cỏ, tưới cây,…; thông qua đó HS biết sử dụng có hiệu quả đồ dùng lao động, có ý thức thói quen giữ vệ sinh chung. (Ví dụ minh họa trong phụ lục đính kèm) Giải pháp 4: Giáo viên kết hợp với phụ huynh và giáo viên bộ môn và các tổ chức đoàn thể trong trường để cùng rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho học sinh. * Đối với phụ huynh học sinh: Giáo viên thường xuyên trao đổi trực tiếp với phụ huynh, động viên phụ huynh tạo điều kiện tốt nhất cho các em vui chơi. Cha mẹ luôn khuyến khích các em nói lên quan điểm của mình, nói chuyện với các thành viên trong lớp, trong gia đình về cảm giác và về những lựa chọn của mình, cố gắng không chỉ trích các quyết định của các em. Việc này sẽ hình thành kĩ năng tự kiểm soát bản thân, rèn luyện tính tự tin cho các em khi tham gia các hoạt động và các buổi thảo luận tại trường sau này. Giáo viên nắm được sở thích của học sinh, cùng phụ huynh giúp học sinh thực hiện các ý thích để phát triển năng lực. * Đối với giáo viên bộ môn: Ngay từ khi xây dựng các nền nếp học tập, giáo viên chủ nhiệm trao đổi lại với giáo viên dạy Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, ... những quy định của lớp để cùng thống nhất các nội dung, hình thức các nề nếp để giáo viên bộ môn cũng thường xuyên thực hiện cho học sinh các nề nếp như: giúp học sinh nhận biết sách, vở của môn học mình đang học, rèn tư thế ngồi, cách cầm bút, cách phát biểu, cách sử dụng bảng con, … Giải pháp 5: Phối hợp với Giáo viên Tổng phụ trách tổ chức hiệu quả các hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: Giáo viên thường xuyên phối hợp với Tổng phụ trách Đội tổ chức các hoạt động tập thể như tập thể dục giữa giờ, múa hát tập thể, giao lưu kỹ năng sống, giao lưu văn nghệ, trò chơi dân gian như Kéo co, nhảy Lò cò, Cướp cờ và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh lớp 1. Phối hợp với Tổng phụ trách tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm đầu tuần, các tiết dạy trong tuần theo chủ điểm để học sinh được trải nghiệm. (Ví dụ minh họa trong phụ lục đính kèm) Giải pháp 6: Dạy tốt nội dung chương trình giáo dục kỹ năng sống theo tài liệu hướng dẫn của công ty CED. Để dạy học có hiệu quả, giáo viên nghiên cứu kỹ tài liệu trước khi dạy, chú ý tải phần mềm để cung cấp kiến thức cho học sinh, ngoài ra tôi sưu tầm những hình ảnh động, clip có nội dung giáo dục phù hợp với từng bài dạy để thu hút sự chú ý học tập của học sinh và cũng là một cách cung cấp kiến thức có hiệu quả đối với các em. Phối hợp với Công ty CED tổ chức Chương trình giao lưu giá trị sống “Trao yêu thương, nhận hạnh phúc”, thông qua hoạt động trải nghiệm học sinh biết yêu thương, sẻ chia với những hoàn cảnh còn khó khăn, tích cực tham gia hoạt động từ thiện, nhân đạo. (Ví dụ minh họa trong phụ lục đính kèm)
- 7 2.2. Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp: - Việc rèn kỹ năng sống cho học sinh không phải chỉ thông qua một môn học, thông qua giờ chủ nhiệm mà phải thông qua hầu hết các môn học. Rèn kỹ năng sống cho học sinh không phải trong một tuần hay một kỳ học mà đó là việc làm thường xuyên của mỗi giáo viên trong từng tiết dạy. - Thông qua việc rèn kỹ năng sống học sinh đã có được các phẩm chất chủ yếu là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm và phát triển năng lực cốt lõi như: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán….đáp ứng được yêu cầu của chương trình GDPT 2018. - Việc rèn kỹ năng sống cho học sinh không chỉ qua lời nói mà qua hoạt động thực hành, trải nghiệm đã rèn cho các em thói quen, hành vi cần thiết đối với học sinh lớp 1. - Phụ huynh đã trở thành người đồng hành với giáo viên trong việc rèn và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, phụ huynh không còn tư tưởng “ trăm sự nhờ thầy” khi đưa con đến trường. - Trong giảng dạy, giáo viên đã linh hoạt sử dụng hình ảnh động và clip thực tế phù hợp với nội dung bài dạy để thu hút học sinh vào các hoạt động học tập. Qua đó, khắc sâu kiến thức, hình thành hành vi, thói quen tốt cho học sinh. - Việc rèn kỹ năng sống đã tạo cho các em tinh thần đoàn kết, gắn bó, sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, biết thương yêu bạn bè trong cùng một mái trường. Qua đó nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh và đó cũng chính là mục tiêu giảng dạy của mỗi giáo viên III. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC: 1. Hiệu quả kinh tế: Vận dụng sáng kiến này giáo viên có thể tự mình tìm tòi, sáng tạo ra các biện pháp đơn giản giúp học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập trong lớp cũng như hoạt động ngoài giờ lên lớp. Do vậy sáng kiến này mang lại những lợi ích kinh tế sau: - Tiết kiệm được kinh phí để mua tài liệu giảng dạy và học tập. - Tiết kiệm được thời gian ổn định các nề nếp, thói quen cho học sinh; đồng thời giúp cho các em không chỉ hoàn thành tốt về kiến thức mà còn được “ tôi luyện” những kỹ năng sống, qua đó các em có được một môi trường lành mạnh, an toàn, tích cực, vui vẻ mà chẳng tốn kém thời gian là bao nhiêu. Mặt khác, tạo cho các em hứng thú, đam mê, yêu thích khi đi học. Các em đã tích cực hơn trong công việc chia sẻ, giúp đỡ bạn, tham gia hoạt động quyên góp giúp đỡ bạn nghèo. Tất cả các em đều rất tự tin trong các hoạt động do nhà trường và các đoàn thể tổ chức. Nhờ đó, chất lượng học tập của học sinh lớp Một được nâng lên rõ rệt. 2. Hiệu quả xã hội: Sau khi áp dụng sáng kiến trong quá trình giảng dạy, chúng tôi thấy: - Không khí giờ học sôi nổi hẳn lên, học sinh hào hứng, say mê học tập và rèn luyện.
- 8 - Năng lực phẩm chất của các em được hình thành và phát triển tốt, các em ngày càng chăm ngoan. + Hình thành ở học sinh tính ngăn nắp, cẩn thận, tính khoa học, nhanh nhẹn, khẩn trương để các em chủ động trong việc tiếp thu kiến thức mới, đảm bảo thời gian học. + Học sinh phát triển được các kĩ năng sống, kinh nghiệm cá nhân và khả năng giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác nhóm, năng lực tự học và tự đánh giá dựa trên những năng lực, trí thông minh sở trường của cá nhân mỗi học sinh. Giáo dục các em sự đoàn kết, yêu thương, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. - Trong quá trình tham gia các hoạt động ngoài giờ học sinh mạnh dạn, tự tin, chủ động bày tỏ ý kiến, tích cực tham gia chia sẻ trước lớp. - Học sinh có nhiều thói quen, hành vi tốt, các em yêu thích việc học. Nhờ đó, chất lượng học tập của lớp được nâng lên, nhiều em tích cực tham gia các sân chơi trí tuệ như: Trạng nguyên Tiếng Việt, Trạng nguyên Toàn tài, thi Violympic Toán – Tiếng Việt. - Việc phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh trong việc giáo dục học sinh ngày càng rõ nét. IV. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 1. Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến * Đối với nhà trường: Coi trọng công tác giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường, luôn gắn dạy chữ với dạy người, phối hợp tốt với Hội cha mẹ học sinh của trường, lớp để tạo sự đồng thuận trong giáo dục học sinh. * Với giáo viên: Cần hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình, luôn quan tâm tìm hiểu đặc điểm tâm lý, điều kiện hoàn cảnh của từng học sinh, từ đó áp dụng các phương pháp giáo dục kĩ năng sống phù hợp với điều kiện lứa tuổi; lời nói với các em học sinh lớp 1 cần ngắn gọn, nhẹ nhàng và dễ hiểu. - Bản thân mỗi giáo viên phải kiên trì, chịu khó học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn. Giáo viên cần phải yêu nghề, tâm huyết với học sinh, phải luôn không ngừng sáng tạo, kiên trì uốn nắn, sửa chữa lỗi cho học sinh, biết chờ đợi sự tiến bộ của học sinh, không nôn nóng trong việc rèn thói quen nền nếp cho học sinh. * Đối với học sinh: Học sinh cần có sự quan tâm của gia đình, luôn biết lắng nghe, hợp tác, có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện tốt các nội quy của lớp, trường. * Đối với phụ huynh: Quan tâm, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để cho con em học tập tốt, quan tâm rèn các thói quen tốt cho con em mình. 2. Khả năng áp dụng Qua việc nghiên cứu và áp dụng “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 1, chúng tôi thấy: một số kỹ năng sống cơ bản của học sinh lớp 1 đã đạt được một số tiến bộ, các em đã mạnh dạn, tự tin hơn. Sáng kiến có tính khả thi do những biện pháp mà chúng tôi đưa ra hoàn toàn phù hợp với thực tế, năng lực, trình độ, tâm lí và nét đặc thù của học sinh lớp đầu cấp Tiểu học, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người
- 9 học. Vì vậy, sáng kiến có thể áp dụng vào thực tiễn rèn kĩ năng sống cho tất cả mọi khối lớp trong trường Tiểu học Gia Hưng và có thể nhân rộng trong các trường Tiểu học trong huyện. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Gia Hưng, ngày 06 tháng 5 năm 2021 XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO Người viết đơn TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA HƯNG Đinh Thị Thủy Phạm Thị Làn Phạm Thị Hương Xác nhận của Phòng Giáo dục & Đào tạo Gia Viễn
- 10
- 11 Phụ lục (Các ví dụ minh họa cho các giải pháp) 1. Các ví dụ minh họa cho giải pháp 3: 1.1. Phụ lục Minh họa cho: Kỹ năng bảo vệ bản thân - giải pháp 3) HD cách xử lý với một số tình huống để bảo vệ bản thân : * Hướng dẫn các em cách phòng tránh nạn bắt cóc trẻ em, bằng cách: - Nhắc nhở các em không nói chuyện với người lạ, không nghe lời người lạ. - Nếu bị người lạ cố tình nắm tay lôi kéo thì phải kêu to: “Tôi không quen người này” để người khác biết và giúp đỡ. - Nếu người lạ cố tình đuổi theo bằng xe ô tô, xe máy thì các em cần chạy ngược chiều với xe và kêu to để người lớn giúp đỡ. *Hướng dẫn cách phòng tránh tai nạn đuối nước: - Không chơi, đùa ngịch quanh ao hồ, sông, kênh rạch, giếng nước. - Đi tắm, đi bơi phải có người lớn đi cùng. - Mỗi em cần học bơi để biết bơi để phòng tai nạn. - Khi đi thuyền bè cần mặc áo phao để đảm bảo an toàn. * Hướng dẫn cách phòng xâm hai tình dục: - Không để người khác (trừ bố mẹ) ôm, hôn và sờ, đụng vào các bộ phận nhạy cảm. - Không ngồi vào lòng người khác giới, Không đi với người lạ đến chỗ vắng, tối..... - GV đưa ra Quy tắc 5 ngón tay nhắc nhở HS cùng thực hiện tốt theo quy tắc để bảo vệ mình.
- 12 1.2. Ví dụ minh họa cho việc rèn kỹ năng cho học sinh kết hợp với rèn học sinh thực hiện các nề nếp hàng ngày. Tư thế ngồi học và giơ tay phát biểu của học sinh
- 13 Hình ảnh các em cầm sách bằng hai tay để đưa cho cô giáo. Hình ảnh học sinh có thói quen giữ vệ sinh trường lớp Hình ảnh học sinh có thói quen giữ vệ sinh trường lớp
- 14 Hình ảnh HS xếp hàng trước giờ vào lớp Học sinh xếp hàng chuẩn bị ra về. Hình ảnh HS nhổ cỏ chăm sóc vườn hoa 2. Ví dụ minh họa cho giải pháp 5:
- 15 Hình ảnh HS lớp 1 tham gia hoạt động NGLL cùng HS toàn trường Hình ảnh HS lớp 1 tham gia chơi trò chơi dân gian 3. Ví dụ sau minh họa cho giải pháp 6:
- 16 Các em học sinh tham gia phong trào ủng hộ Miền Trung bị lũ lụt và ủng hộ “Quỹ áo ấm tặng bạn”. Hình ảnh các em học sinh lớp 1 cùng với các anh, chị lớp trên tham gia “Giao lưu kỹ năng sống, giá trị sống” của công ty CED.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2235 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 432 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 215 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 121 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 100 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 131 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 187 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 62 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn