intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1E - Trường TH Gia Hòa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:16

36
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1E - Trường TH Gia Hòa" nhằm khắc phục tình trạng phát âm sai trong lớp để nâng cao chất lượng phát âm chuẩn cho học sinh. Từ đó, nâng cao chất lượng giảng dạy. Trang bị cho các em ý thức về chuẩn ngôn ngữ và chuẩn văn hoá đồng thời ở trường Tiểu học có điều kiện rèn cho học sinh phát âm chuẩn, bởi trong chương trình học có nội dung học vần, Tập đọc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1E - Trường TH Gia Hòa

  1. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng xét sáng kiến Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình Tên tôi là: Nguyễn Thị Mai Ngày sinh: 08/03/1991 Chức vụ: Giáo viên Trình độ: Đại học Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Gia Hòa Nhiệm vụ được giao: Chủ nhiệm và giảng dạy lớp 1E Là tác giả đề nghị công nhận sáng kiến: Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1E – Trường TH Gia Hòa. I. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lĩnh vực áp dụng Sáng kiến này áp dụng trong việc sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1E- Trường Tiểu học Gia Hòa. 2. Vấn đề mà sáng kiến giải quyết 2.1. Tình hình chung Năm học 2020 – 2021, lớp 1E – trường TH Gia Hòa, do tôi chủ nhiệm, có: 31 HS. Trong đó: Nam 14 em – Nữ 17 em; 100% các em là đối tượng con em người Kinh, các em đi học đúng độ tuổi và đã qua lớp mẫu giáo 5 tuổi nên đã nhận được mặt chữ cái. Là năm học đầu tiên trường TH Gia Hòa thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới – GDPT 2018 đối với lớp 1. 2.2. Những thuận lợi và khó khăn 2.2.1. Thuận lợi a. Về phía giáo viên Được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo về chuyên môn. Được tham gia bồi dưỡng tập huấn, cung cấp đủ tài liệu, phương tiện để giáo viên nghiên cứu, học hỏi, giảng dạy. Ban giám hiệu Nhà trường và tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức thao giảng, dự giờ hàng tháng; tổ chức những buổi học chuyên đề thảo luận về chuyên môn để rút ra những ý kiến hay, những đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc giảng dạy. Bản thân tôi nhiều năm liền được phân công giảng dạy lớp 1; luôn có ý thức trách nhiệm và có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy; sẵn sàng giúp đỡ chia sẻ với đồng nghiệp về chuyên môn cũng như giúp nhau tháo gỡ những khó khăn trong giảng dạy. 1
  2. Việc áp dụng dạy học theo chương trình mới đối với môn Tiếng việt cũng đã góp phần tích cực trong việc khắc phục, sửa lỗi phát âm cho HS. b. Về phía học sinh Vào lớp Một các em đa số rất ngoan, biết vâng lời cô giáo, thích học tập và thi đua với các bạn, dễ khích lệ động viên khen thưởng .v.v…. 100% học sinh đã qua lớp Mầm non 5 tuổi nên ít nhiều gì các em cũng được làm quen với việc học tập trên lớp. c. Về phía phụ huynh Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình, không khoán trắng cho nhà trường và giáo viên; có sự phối hợp với giáo viên trong việc nhắc nhở, đôn đốc con em mình như: Chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập và tạo điều kiện tốt cho con em mình đến lớp cũng như học tập ở nhà. 2.2.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi vẫn còn gặp một số khó khăn sau: a. Về phía giáo viên Năm học 2020 – 2021 là năm học đầu tiên thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới – GDPT 2018 đối với lớp 1. Bản thân còn nhiều lúng túng khi tiếp cận chương trình và phương pháp dạy học. Phương tiện dạy học của nhà trường còn hạn chế nên chưa phát huy hết hiệu quả của quá trình dạy- học của các em. Chính vì vậy mà phần nào ảnh hưởng đến việc dạy cách phát âm cho học sinh. b. Về phía học sinh Đa phần các em là con nhà lao động nên việc học tập của các em có phần bị hạn chế, nhiều em chưa được trang bị đầy đủ sách vở, đồ dùng... khi đến lớp. Có những học sinh việc học ở nhà lại chưa có sự kèm cặp quan tâm của gia đình. Điều đó làm cho thời gian học và hiệu quả học tập của các em bị hạn chế ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của các em. Phần nữa là do các em chưa nắm được cách phát âm, vị trí phát âm của các bộ phận trong bộ máy phát âm nên dẫn đến phát âm lệch chuẩn. Môi trường ngôn ngữ địa phương hay trong gia đình có người phát âm chưa chuẩn nên cũng phần nào ảnh hưởng đến các em. Tôi trực tiếp công tác giảng dạy trong quá trình giảng dạy cũng như tiếp xúc với các em học sinh ở đây, tôi nhận thấy: Các em còn phát âm sai, nói ngọng rất nhiều, rồi đọc chưa diễn cảm, chưa đúng ngữ điệu đọc chưa lưu loát, trôi chảy. Các em thường mắc những lỗi phát âm như sau: - Về phụ âm: + Đọc sai /tr/ thành /ch/; đọc /s/ thành /x/; đọc /r/ thành /d/ thành /gi/; đọc /p/ thành /b/. (Em: Minh Phương, An, Mạnh, ... ) + Âm /t/; /th/ thành âm /c / (Em Bảo Ngọc) - Về thanh điệu: Đọc thanh ngã (~) thành thanh sắc ( ) Ví dụ: /ngõ nhỏ/ đọc thành / ngó nhỏ/ ( Em: Bảo Ngọc, Minh Châu, Minh Phương,Mạnh, Bùi Nhật , Hoàng Anh... ) 2
  3. + Đọc thanh hỏi thành thanh nặng (.) Ví dụ: /Câu hỏi / đọc thành /câu họi / ( Em Minh Nhật, Minh Phương, Minh Châu, Mạnh ) - Về Vần: Đọc vần /anh/ thành vần /ăn/: ví dụ: /xanh/ đọc thành /xăn/ ( Em Châu, An, Na, Lâm) c. Về phía phụ huynh: Một số phụ huynh trong lớp phải đi làm ăn xa, chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình, chưa tạo điều kiện tốt để kèm cặp con em mình học bài, đọc bài ở nhà. Gia đình là một môi trường văn hoá có sức mạnh to lớn trong việc duy trì truyền thống. Vì vậy, sẽ là một trở ngại không nhỏ đối với việc rèn luyện kĩ năng phát âm của học sinh khi cha mẹ các em phát âm không đúng. d. Số liệu điều tra học sinh trước khi thực hiện các biện pháp sửa lỗi: Về thanh điệu Phát Phát Phát Phát Phát âm âm âm âm âm Phát âm sai đún đún đún sai sai g g g SL % SL % SL % SL % SL % SL % 14 46,4 17 54, 18 58,1 13 41,9 21 67, 10 32,3 8 7 Với thực trạng như vậy, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu để tìm ra biện pháp chữa lỗi phát âm cho học sinh nhằm khắc phục tình trạng phát âm sai trong lớp để nâng cao chất lượng phát âm chuẩn cho học sinh. Từ đó, nâng cao chất lượng giảng dạy. Hơn nữa, tôi nhận thấy người giáo viên tiểu học là người thầy đầu tiên đặt nền móng trang bị cho các em ý thức về chuẩn ngôn ngữ và chuẩn văn hoá đồng thời ở trường Tiểu học có điều kiện rèn cho học sinh phát âm chuẩn, bởi trong chương trình học có nội dung học vần, Tập đọc. II. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN 1. Nội dung sáng kiến 1.1 Giải pháp cũ thường làm a) Nội dung giải pháp cũ Trước đây khi hướng dẫn học sinh phát âm và sửa lỗi phát âm tôi đã sử dụng các giải pháp: - Giáo viên phát âm mẫu: Bằng phát âm mẫu của mình giáo viên đưa ra trước học sinh cách phát âm chuẩn, các âm, từ cần luyện yêu cầu học sinh phát âm theo. Giáo viên phát âm chuẩn xác và phối hợp với kĩ thuật “ hình môi”, đồng thời rèn kĩ năng nghe, nhìn để học sinh nghe tiếng phát âm và quan sát môi- miệng- lưỡi của giáo viên để phát âm đúng và dễ dàng hơn. 3
  4. - Sửa lỗi phát âm thông qua việc viết chính tả: Học sinh quan sát thầy cô, bạn bè phát âm, sau đó tự học sinh phát âm và viết ra thành chữ ghi âm. - Kết hợp với gia đình để điều chỉnh, sửa lỗi phát âm cho học sinh: Tôi đã gặp trực tiếp phụ huynh để trao đổi với gia đình về từng âm mà học sinh phát âm chưa chính xác cho phụ huynh nắm bắt được để có biện pháp rèn thêm cho các em ở nhà. b) Ưu, nhược điểm của giải pháp cũ Trong quá trình thực hiện vào giảng dạy, tôi nhận thấy ưu điểm, nhược điểm của giải pháp đã thực hiện như sau: *Ưu điểm: - Một số em phát âm chuẩn và đọc-viết; nghe- nói đúng yêu cầu của bài học. giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng nghe và quan sát, - Các giải pháp trên từ đó điều chỉnh cách phát âm cho đúng chuẩn theo mẫu. Thông qua bài viết của học sinh, giáo viên cũng đã đánh giá được phần nào viêc điều chỉnh lỗi của học sinh. *Nhược điểm: - Với giải pháp cũ tỉ lệ học sinh phát âm chưa chuẩn còn chiếm tỉ lệ cao. - Học sinh chưa chủ động, chưa kiên trì sửa lỗi. - Khi sử dụng phương pháp làm mẫu không khéo sẽ dẫn đến tình trạng lạm dụng, tiết học sẽ nhàm chán và sẽ không phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Để khắc phục những nhược điểm trên, tôi đã đưa ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề này và đã áp dụng vào thực tế, cụ thể như sau: 1.2. Một số giải pháp mới cải tiến a) Hướng dẫn phát âm và rèn luyện tính kiên trì cho học sinh. Như chúng ta đã biết, đối với học sinh lớp Một, các em bắt chước hoàn toàn theo cách phát âm của giáo viên. Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên rèn luyện cách phát âm chuẩn, đồng thời phải có những hiểu biết, kinh nghiệm và cả kỹ năng hướng dẫn học sinh phát âm; cần dùng lời nói mạch lạc, đơn giản để học sinh dễ hiểu và có thể tự mình phát âm đúng. Đối với những âm - vần - tiếng dễ lẫn, giáo viên cần phải so sánh, phân biệt cụ thể cách phát âm ( môi- răng- lưỡi, đường dẫn hơi, điểm thoát hơi...). Tiếp đó, cần bồi dưỡng cho học sinh có mong muốn, có ý thức đọc đúng chính âm càng sớm càng tốt. Giáo viên tập cho học sinh biết quan sát mặt âm thanh lời nói của người khác và của bản thân mình để điều chỉnh đọc, nói cho tốt. 4
  5. Trong dạy phát âm cho học sinh, khi các em phát âm chưa đúng, phải điều chỉnh nhiều lần mà vẫn chưa đạt yêu cầu, các em sẽ dễ chán nản, không muốn luyện tập, khi ấy giáo viên cần kiên trì hướng dẫn, làm mẫu, yêu cầu học sinh phát âm nhiều lần. Thường xuyên động viên khích lệ học sinh bằng những lời khen, lời tuyên dương... Như vậy, học sinh sẽ nghĩ rằng mình sẽ làm được, sắp làm được... Từ đó, các em sẽ quyết tâm hơn. Trong số học sinh của lớp có một phần nhỏ học sinh do chưa thực sự cố gắng sửa lỗi nên chỉ phát âm một cách nhanh chóng, đại khái cho xong. Với những em học sinh này, tôi đã nghiêm khắc nhắc nhở để các em thấy rằng mình có khả năng học tập tốt, mình cần phải thể hiện hết khả năng. Rèn cho học sinh tính kiên trì là nhiệm vụ quan trọng. Bản thân người giáo viên cũng phải rất kiên trì để hình thành tính cách ấy cho học sinh. Khi có được lòng kiên trì, học sinh sẽ vượt qua những khó khăn không chỉ ở việc khắc phục lỗi phát âm mà còn hình thành ở các em một số đức tính tốt biết vượt qua mọi khó khăn trong học tập, trong cuộc sống sau này để đạt tới cái đích cao nhất. Dưới đây là một vài trường hợp cụ thể mà học sinh thường phát âm sai và tôi đã hướng dẫn cách sửa, cách phát âm qua từng bài học của môn Tiếng Việt 1, bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống. * Đối với sai phụ âm: Khi dạy phần âm- chữ học sinh lớp tôi có nhiều bạn phát âm sai phụ âm, chưa chuẩn Tiếng Việt. Dưới đây là một số trường hợp học sinh thường mắc phải và tôi đã hướng dẫn tỉ mỉ cách phát âm của từng âm và so sánh, phân biệt cụ thể cách phát âm (môi- răng- lưỡi, đường dẫn hơi, điểm thoát hơi...) ngay từ đầu cho các em, đặc biệt là những em phát âm chưa đúng. Cụ thể như sau: + Đọc sai /r/ thành /d/; đọc sai /s/ thành /x/: (VD: Bài 21: R r; S s / Trang 54/ Tập 1/ TV 1: Khi đọc bài này một số học sinh đọc âm, từ chưa đúng: /r/ thành /d/; đọc sai /s/ thành /x/; rổ rá đọc thành dổ dá; cá rô đọc thành cá dô; su su đọc thành xu xu; chữ số đọc thành chữ xố) Âm /r/: Đầu lưỡi cong chạm vào vòm miệng, bật hơi mạnh và dứt khoát không kéo dài, miệng há. Âm /d/: Đầu lưỡi (không cong lưỡi) đưa lên chạm vào lợi ở hàm răng trên đẩy hơi ra, miệng há nhẹ. Âm /s/: cắn nhẹ hai hàm răng vào nhau, tạo một âm "sì" kéo dài; há miệng và phát tiếng (chú ý âm "sì" kéo dài liền với việc phát tiếng, không được đứt quãng) Âm /x/: Hai môi có chiều hướng căng ra như muốn cười và tì sát vào hàm răng , đầu lưỡi tì vào đỉnh đầu răng của hàm dưới; hơi đưa lên khoang miệng, tạo âm "xì" kéo dài; bật hơi và phát tiếng. + Đọc sai /tr/ thành /ch/: (VD: Bài 22: Tr tr/ Trang 56/ Tập 1/ TV 1: Học sinh đọc /tr / thành / ch/; cá trê thành cá chê; tre ngà thành che ngà) 5
  6. Âm /tr/: Cong đầu lưỡi lên chạm vào vòm miệng, mặt lưỡi hơi uốn xuống (còn gọi là phụ âm quặt lưỡi) luồng hơi bật ra tương đối mạnh, miệng há. Âm /ch/: Mặt lưỡi chạm vào vòm miệng, đầu lưỡi chạm nhẹ vào răng dưới, giữ hơi trong khoang miệng. Bật mạnh mặt lưỡi vào vòm miệng và phát tiếng, miệng há nhẹ. + Đọc sai /gi/ thành /d/: (VD: Bài 17: G g; Gi gi/ Trang 46/Tập 1/ TV 1: Học sinh đọc /gi/ thành /d /; giá đỗ thành dá đỗ; cụ già thành cụ dà) Âm /gi/: Đầu lưỡi uốn lên chạm vào phần lợi của hàm răng trên, miệng hơi khép. Âm /d/: Đầu lưỡi đưa lên chạm vào lợi ở hàm răng trên đẩy hơi ra miệng há nhẹ. + Đọc sai / t/, / th/ thành /c/: (VD: con tôm đọc thành con côm; thơm tho thành cơm co (1 trường hợp em Bảo Ngọc) Âm / t/: Đầu lưỡi uốn lên chạm vào phần lợi của hàm răng trên, miệng hơi khép, khi phát âm luồng hơi ra đằng mũi. Âm / th/: Đầu lưỡi uốn lên chạm vào phần lợi của hàm răng trên khi phát âm luồng hơi ra theo miệng. Âm / c/: phần cuối lưỡi cong và chạm vào cuối vòm họng, miệng há to và bật hơi ra. * Đối với các trường hợp học sinh phát âm sai thanh điệu Ngay từ đầu năm học tôi đã phát hiện nhiều học sinh lớp tôi phát âm sai dấu thanh. Đó là lỗi phát âm rất khó sửa và cần có nhiều thời gian tập luyện nên tôi đã hướng dẫn các em sửa ngay từ đầu và áp dụng xuyên suốt quá trình học của các em. Cụ thể như sau: - Thanh hỏi thành thanh nặng: (VD: Bài 6: O, dấu hỏi/ Trang 24/ Tập 1/TV 1: Một số em đọc sai dấu thanh như: bỏ đọc thành bọ; cỏ đọc thành cọ) Khi học bài này một số em phát âm sai tiếng có thanh hỏi thành thanh nặng. Tuy nhiên đên bài 7 các em với được học dấu thanh nặng. Nhưng tôi vẫn hướng dẫn các em cách phát âm và phân biệt cách phát âm của các tiếng có các thanh hỏi, thanh nặng. Và luyện tập nhiều lần đối với các em phát âm chưa chuẩn. Với những tiếng có thanh hỏi : Tôi hướng dẫn học sinh phát âm trầm, hơi luyến giọng, lên cao – kéo dài hơi, có thể kèm theo động tác ngửa cổ, hướng mắt lên trên. Với những tiếng có thanh nặng (.): Tôi hướng dẫn học sinh phát âm nhấn mạnh, trầm giọng xuống không kéo dài hơi, đọc dứt khoát. - Thanh ngã thành thanh sắc: 6
  7. (VD: Bài 9: Ơ, dấu ngã/ Trang 30/ Tập 1/ TV 1: Một số em đọc cỡ thành cớ; dỡ thành dớ; đỡ bé thành đớ bé) Dấu thanh sắc các em đã được học ngay từ bài 3 nên các em đã được thao tác với các tiếng có thanh sắc. Tuy nhiên một số em khi học dấu ngã các em phát âm những tiếng có thanh ngã thành thanh sắc. Tôi vẫn hướng dẫn các em thao tác nhiều lần với tiếng có thanh ngã và thanh sắc để nhận ra sự khác biệt khi phát âm. Với những tiếng có thanh sắc ( ): Tôi hướng dẫn học sinh phát âm nhẹ theo chiều hướng tăng dần giọng lên cao, kéo dài hơi và không bị ngắt quãng. Với những tiếng có thanh ngã (~): Đọc nhấn mạnh, lên cao giọng, hơi kéo dài và luyến giọng, giọng bị đứt quãng. * Đối với các trường hợp sai về vần: Năm nay học theo chương trình mới, đặc biệt là môn Tiếng Việt của bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống. Mỗi bài học vần được chia theo nhóm, gần nhau về âm và chữ viết để học sinh dễ nhận biết các vần thông qua so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các vần để học sinh dễ đọc dễ ghi nhớ. Tuy nhiên lại làm cho một số học sinh dễ phát âm sai vì khi phát âm với các vần giống nhau về âm đứng trước và khác nhau âm đứng sau thì học sinh dễ bị lẫn giữa các âm, vần. Ví dụ cụ thể như sau: VD: Bài 48: at, ăt, ât/ Trang 108/ Tập 1/ TV1. Khi học sinh phát âm 3 vần: at, ăt, ât thì một số học sinh đã phát âm chưa đúng và phát âm thành ac, ăc, âc do 3 vần này đã học từ bài trước đó. Nên một số học sinh đã nhầm lẫn khi phát âm. Tôi đã hướng dẫn học sinh phát âm qua việc phân tích các vần, chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về mặt chữ viết, âm đứng sau để học sinh phân biệt. Ngoài ra tôi còn hướng dẫn học sinh phát âm, phân biệt qua khẩu hình môi, miệng, lưỡi. Phát âm vần at: Môi mở hơi rộng, đưa lưỡi chạm vào lợi trên. Vần ac: mở rộng miệng, phần cuối lưỡi chạm vào cuối của vòm họng, hơi thoát ra gần trong chân lưỡi. Các vần còn lại hướng dẫn tương tự. Một số trường hợp học sinh lớp tôi phát âm sai vần có âm nh đọc thành n. VD: Vần anh đọc thành vần ăn: Tôi đã hướng dẫn các em phát âm vần anh môi mở rộng, đầu lưỡi không chạm vào vòm họng, cuối lưỡi chạm nhẹ vào vòm họng, hơi đi ra trên mặt lưỡi. Vần ăn môi mở rộng đầu lưỡi cong lên và chạm vào lợi trên. 7
  8. Hình ảnh học sinh luyện đọc. b) Khuyến khích học sinh phát hiện và điều chỉnh lẫn nhau Hoạt động dạy- học luôn luôn được thực hiện trong mối quan hệ tương tác giữa giáo viên với học sinh; học sinh với giáo viên và học sinh với học sinh. Một tiết học diễn ra nếu thiếu sự tương tác giữa học sinh với học sinh thì sẽ trở nên đơn điệu, không phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh đồng thời bầu không khí sẽ trở nên thiếu sự nhẹ nhàng, tự nhiên; người giáo viên sẽ không thể hiện được rõ vai trò là người chỉ dẫn để giúp các em tự tìm tòi, lĩnh hội kiến thức. Chính vì thế, trong quá trình rèn luyện phát âm cho học sinh, tôi luôn đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ tương tác giữa học sinh với học sinh; chú trọng rèn cho các em kỹ năng nghe- nhận xét- sửa sai giúp bạn và tự sửa sai cho mình. Các em sử dụng kỹ năng ấy thường xuyên trong các tiết học sẽ trở thành một thói quen, tạo nề nếp học tập tốt. Qua quá trình nghe để nhận xét, sửa sai giúp bạn, học sinh tự điều chỉnh sửa sai được cho mình. Đồng thời còn rèn cho các em tác phong mạnh dạn, tự tin trong góp ý, trao đổi, trình bày ý kiến, góp phần hình thành năng lực tự học và giải quyết vấn đề của học sinh. 8
  9. Hình ảnh học sinh phát hiện và điều chỉnh phát âm cho nhau trong tiết học Tiếng Việt. Thực hiện giải pháp "Khuyến khích học sinh phát hiện và điều chỉnh lẫn nhau" trong rèn phát âm cho học sinh thường xuyên, sẽ tạo được không khí học tập nhẹ nhàng, thân thiện, đảm bảo được mục tiêu đổi mới phương pháp dạy - học. Đó cũng là cở sở để giáo viên nhận xét - đánh giá phẩm chất, năng lực của học sinh trong đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh theo TT 27/2020/TT- BGD&ĐT. c) Lựa chọn nhiều hình thức dạy thực hành cho học sinh sửa lỗi phát âm qua các tiết Tiếng Việt và các tiết luyện tập. Muốn học sinh phát âm đúng thì mỗi giáo viên khi luyện phát âm phải có sự vận dụng mềm dẻo và xây dựng kế hoạch chữa lỗi phát âm cho học sinh trong giờ tập đọc và cả giờ học khác. Tôi đã luyện cho học sinh từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp và có tốc độ tăng dần như: Trước tiên luyện cho các em phát âm đúng các âm, vần sau đó tiến tới luyện tiếng, từ, tiếp đó là luyện câu, đoạn, bài, từ đọc đúng đến đọc hay, đọc diễn cảm. Trong phần luyện tập tôi chia ra nội dung bắt buộc và nội dung lựa chọn. 9
  10. Đối với bài luyện đọc có nội dung bắt buộc, để luyện đọc đúng, chống nói ngọng, tôi lựa chọn những học sinh phát âm chuẩn và sử dụng giải pháp “ Phát hiện và điều chỉnh lẫn nhau” trong các nhóm. VD: Cho các em luyện phân biệt l/n. Lời chào Đi đến nơi nào Lời chào đi trước Lời chào dẫn bước Chẳng sợ lạc nhà Lời chào kết bạn Con đường bớt xa Lời chào là hoa Nở từ lòng tốt. (Bài 2: Lời chào/ Trang 68/ Tập 2/ TV1) Đối với bài luyện đọc này tôi cho học sinh tìm từ có âm l/ n và gạch chân các từ ngữ đó để dễ phân biệt. Sau đó học sinh luyện đọc nhanh các từ, câu có các âm dễ lẫn cần luyện tập trong nhóm, những học sinh phát âm chuẩn sẽ trợ giúp các bạn. Đối với bài luyện đọc có nội dung lựa chọn, được thực hành nhiều trong các tiết luyện tập. Tôi đưa ra một vài bài luyện đọc để học sinh thực hành. Các em luyện nói theo nhóm, tổ dưới sự phân công của giáo viên. Ngoài những bài luyện đọc, tôi đưa thêm một số bài tập lựa chọn các từ ngữ điền vào chỗ chấm để học sinh ghi nhớ chính tả và sau đó tự luyện đọc đúng. Ví dụ: Chọn từ ngữ đúng điền vào chỗ chấm. Miếng (xà/ sà)……..phòng nho nhỏ Em (sát/ xát)……....lên bàn tay Nước máy đây (chong/ trong)…….vắt Em rửa đôi bàn tay Khăn mặt đây thơm (phức/ phứt)……. Em lau khô bàn tay. (Phạm Mai Chi sưu tầm /Trang 29 / Tập 2/Vở bài tập TV1) Ví dụ: Cho các em luyện đọc các dấu thanh, tôi cho các em đọc nhiều lần các từ ngữ có dấu thanh ngã và thanh hỏi. + Ngã rẽ, thoải mái, thảo quả, nhỏ bé. + Những bông cải nở rộ nhuộm vàng cả cánh đồng. Với ví dụ trên tôi đọc mẫu, hướng dẫn tỉ mỉ về cách đọc, phát âm thế nào cho đúng. Sau đó yêu cầu học sinh thực hành và thi đua trong tổ, nhóm. Trong quá trình học sinh thực hành tôi luôn quan sát và hỗ trợ kịp thời. Tôi nhận thấy các em tích cực thực hành, thi đua giữa các tổ và đạt kết quả tốt. 10
  11. Ngoài ra tôi còn lấy các ví dụ về các từ giống nhau nhưng khác nhau về nghĩa. Sau đó tôi giải nghĩa những từ cho các em biết và đưa ra một số từ khác cho các em suy nghĩ và nêu lên ý kiến của mình về cách hiểu từ và giải thích ý nghĩa của từ. Ví dụ: “ châu” và “ Trâu” + Trâu: Con trâu + Châu: Châu Á Hình ảnh học sinh luyện đọc trong tiết luyện tập. Với giải pháp này tôi nhận thấy các em tiến bộ nhiều về kĩ năng đọc và đã khắc phục được nhiều lỗi phát âm, các em có ý thức chủ động và tích cực phát âm chuẩn, hiệu quả giờ học được nâng cao. d) Quan tâm rèn luyện cho học sinh mọi lúc, mọi nơi: Để giúp cho học sinh phát âm đúng chuẩn, tôi không chỉ hướng dẫn sửa sai cho các em trong giờ học, môn học (Tiếng Việt) mà còn luôn theo dõi uốn nắn cho các em trong các tiết học khác, trong giờ chơi, trong hoạt động tập thể... Bởi vì những lúc vui chơi là lúc mà các em sử dụng lời nói một cách tự nhiên nhất. Tôi thường xuyên chú ý – quan sát để phát hiện những lỗi phát âm của học sinh, kịp thời sửa chữa, từ đó tạo cho học sinh thói quen phát âm đúng ở bất cứ nơi nào. 11
  12. Quan tâm rèn luyện cho học sinh mọi lúc, mọi nơi là một trong những giải pháp không kém phần quan trọng trong quá trình sửa lỗi phát âm cho học sinh. Nếu giáo viên chỉ tập trung rèn và sửa lỗi cho học sinh trong các tiết học mà quên đi việc uốn nắn kịp thời cho các em trong các hoạt động vui chơi, thì mọi công sức, nỗ lực cố gắng của giáo viên và học sinh lại trở về với con số "không". Hình ảnh giáo viên sửa phát âm sai cho học sinh trong giờ ra chơi. 1.3. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến Kế thừa và phát triển các giải pháp, tôi đã đưa ra một số giải pháp mới cải tiến. Trong quá trình sửa lỗi pháp âm cho học sinh của tôi, tôi nhận thấy tính mới của các giải pháp cụ thể như sau: - Hướng dẫn triệt để, tỉ mỉ cách phát âm cho học sinh trong mỗi bài học. Đối với những âm - vần - tiếng dễ lẫn, tôi so sánh, phân biệt cụ thể cách phát âm 12
  13. (môi- răng- lưỡi, đường dẫn hơi, điểm thoát hơi...) để học sinh nắm chắc và ghi nhớ được cách phát âm chuẩn từ đó học sinh luyện theo cách phát âm đó. - Rèn cho học sinh tính kiên trì là nhiệm vụ rất quan trọng trong việc sửa lỗi phát âm. Bởi việc khắc phục lỗi phát âm là một việc khó và cần có nhiều thời gian, các em sẽ dễ chán nản, không muốn luyện tập khi phát âm nhiều lần mà chưa đạt yêu cầu. Vậy nên nếu không kiên trì luyện tập thì việc sửa lỗi sẽ không hiệu quả. Vì vậy giáo viên cần kiên trì hướng dẫn, làm mẫu, yêu cầu học sinh phát âm nhiều lần. Thường xuyên động viên khích lệ học sinh bằng những lời khen, lời tuyên dương để kích thích sự hứng thú và sự kiên trì. Khi có được lòng kiên trì, học sinh sẽ vượt qua những khó khăn không chỉ ở việc khắc phục lỗi phát âm mà còn hình thành ở các em một số đức tính tốt biết vượt qua mọi khó khăn trong học tập, trong cuộc sống sau này. - Khuyến khích học sinh phát hiện và điều chỉnh lẫn nhau là giải pháp rất cần thiết. Nó giúp học sinh rèn được các kỹ năng nghe- nhận xét- sửa sai giúp bạn và tự sửa sai cho mình. Các em sử dụng kỹ năng ấy thường xuyên trong các tiết học sẽ trở thành một thói quen, tạo nề nếp học tập tốt. Đồng thời còn rèn cho các em tác phong mạnh dạn, tự tin trong góp ý, trao đổi, trình bày ý kiến, góp phần hình thành năng lực tự học và giải quyết vấn đề của học sinh. - Đa dạng hình thức dạy thực hành cho học sinh sửa lỗi phát âm qua các tiết Tiếng Việt và các tiết luyện tập đem lại hứng thú cho học sinh, giúp các em phát âm từ dễ đến khó nên quá trình luyện tập trở nên nhẹ nhàng hơn. Ngoài ra, học sinh được luyện đọc với nhiều ngữ liệu trong và ngoài bài học, giúp các em khắc phục được lỗi phất âm và phát triển vốn từ. - Không chỉ luyện phát âm chuẩn trong tiết Tiếng Việt hay luyện ở nhà mà cần rèn luyện mọi lúc, mọi nơi. Nếu giáo viên chỉ tập trung rèn và sửa lỗi cho học sinh trong các tiết học mà quên đi việc uốn nắn kịp thời cho các em trong các hoạt động vui chơi, thì mọi công sức, nỗ lực cố gắng của giáo viên và học sinh lại trở về với con số "không". Đồng thời giúp học sinh luôn có ý thức chủ động nói chuẩn Tiếng Việt và ý thức tự rèn luyện mình. 1.4. Hiệu quả Qua một thời gian vận dụng các biện pháp nêu trên với đối tượng học sinh lớp 1E – Trường TH Gia Hòa, tôi nhận thấy, thu được kết quả như sau: - Việc phát âm sai của học sinh đã có những thay đổi tích cực. Các em có ý thức sửa lỗi và biết cách sửa lỗi mỗi khi phát âm sai. - Học sinh biết hợp tác và giúp đỡ nhau khắc phục kịp thời một số lỗi phát âm thường gặp về âm, vần, tiếng và tiếng có thanh ngã thanh hỏi . Đặc biệt, các em đã rất tự tin và mạnh dạn trong học tập. Như vậy, những biện pháp sửa lỗi phát âm mà tôi đã áp dụng cho đối tượng học sinh lớp 1E - Trường Tiểu học Gia Hòa đã thực sự phát huy tác dụng và góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt. Từ việc sửa lỗi để phát âm đúng, các em đã viết đúng chính tả. * Số liệu điều tra học sinh sau khi thực hiện các biện pháp sửa lỗi: 13
  14. Về thanh điệu Phát Phát Phát Phát Phát âm âm âm âm âm Phát âm sai đún đún đún sai sai g g g SL % SL % SL % SL % SL % SL % 29 93,5 2 6,4 28 90,3 3 9,7 28 90, 3 9,7 3 2. Khả năng áp dụng Với giải pháp này giúp học sinh phát âm chuẩn và tự tin trong giao tiếp, học tập đồng thời là biểu hiện của việc góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Sáng kiến này áp dụng để sửa lỗi phát âm cho học sinh trong môn Tiếng Việt, đồng thời có thể áp dụng được với một số môn học khác như Toán, Tự nhiên và Xã hội.... có thể áp dụng hiệu quả trong những điều kiện khác nhau, các đối tượng học sinh khác nhau trong toàn huyện. 3. Kết luận và điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 3.1. Kết luận Qua quá trình giảng dạy và áp dụng một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1E - Trường Tiểu học Gia Hòa, tôi thấy việc sửa lỗi phát âm cho học sinh là một yêu cầu cấp bách và cần thiết. Bởi vì học sinh phát âm đúng sẽ góp phần giúp các em tự tin trong giao tiếp và học tập, đồng thời là biểu hiện của việc góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. - Với những kết quả đạt được trong việc sửa lỗi phát âm cho học sinh lớp 1E - Trường Tiểu học Gia Hòa, tôi nhận thấy: Nếu tất cả giáo viên ở mọi khối lớp trong trường đều quan tâm và vận dụng các biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh, thì không những sẽ dần đẩy lùi được việc phát âm sai theo chính âm mà còn tạo được những hiệu ứng tốt về phong trào nói chuẩn Tiếng Việt. Đồng thời sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt của toàn trường. 3.2. Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Để Sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn chỉnh hơn, và có thể nhân rộng trong toàn trường, tôi xin đưa ra các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến như sau: * Đối với nhà trường: Cần có kế hoạch tổ chức những hoạt động ngoại khóa, những cuộc thi về chủ đề: "Nói và viết đúng chuẩn Tiếng Việt", từ đó tổng hợp kết quả đánh giá và tuyên dương những tập thể lớp, những cá nhân trong trường về "Nói - viết đúng chuẩn Tiếng Việt". Có như vậy hiệu quả của việc rèn phát âm đúng cho học sinh mới cao, và phong trào thi đua của học sinh không chỉ dừng lại ở một lớp mà được phát động trong toàn trường. 14
  15. * Đối với giáo viên: Muốn sửa lỗi phát âm và nâng cao năng lực phát âm của học sinh, trước tiên mỗi giáo viên phải nhận thức rõ vai trò, nhiệm vụ và tầm quan trọng của việc phát âm đúng chuẩn; phải tự hoàn thiện mình để trở thành người mẫu mực, là tấm gương sáng trong cách phát âm, nói năng trước học sinh để các em noi theo. Giáo viên phải thường xuyên trau dồi kinh nghiệm, nhiệt tình, năng động và phải có tâm huyết với nghề nghiệp. Đặc biệt là phải tích luỹ được vốn kiến thức phong phú về Tiếng Việt; thường xuyên nâng cao kỹ năng đọc và phát âm cho bản thân. Trong qua trình sửa lỗi phát âm cho học sinh đòi hỏi sự khéo léo tinh tế của người thầy. Làm thế nào để học sinh thấy việc rèn luyện cách phát âm là điều cần thiết, có lợi cho các em, đồng thời nâng cao trình độ văn hoá cho xã hội. Luyện cách phát âm cho học sinh Tiểu học, người giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm lý của các em, có biện pháp khen, chê kịp thời. Khuyến khích các em ham đọc sách, báo, truyện, những ấn phẩm bổ ích để nâng cao năng lực tự đọc, năng lực tư duy, sự hiểu biết về các mặt trong cuộc sống. Đồng thời qua các hình thức này giáo dục tư tưởng, tình cảm cho các em, giáo viên cần kết hợp chặt chẽ với gia đình, xã hội để dành sự quan tâm đến HS nhiều hơn. Việc rèn phát âm cho học sinh phải ở mọi lúc, mọi nơi và liên tục. Tuy nhiên, việc áp dụng những biện pháp này vào từng lớp cụ thể đòi hỏi phải có sự linh hoạt, kiên nhẫn của cả thầy và trò. Đây là một vấn đề khó thực hiện song vẫn làm được nếu có sự kiên trì, có sự tìm tòi công phu các biện pháp nhằm tháo gỡ. Việc sửa lỗi phát âm cho học sinh có đạt kết quả cao hay không còn phụ thuộc vào khả năng, lòng nhiệt tình của mỗi giáo viên. Tóm lại, thành công trong việc sửa lỗi phát âm cho học sinh phụ thuộc vào cả thầy và trò. * Đối với học sinh: Phải chú ý theo dõi sự hướng dẫn của giáo viên, chăm chỉ tự tin trong học tập, phải hòa đồng cùng bạn bè, điều gì không hiểu mạnh dạn hỏi thầy cô hoặc bạn bè. Đặc biệt phải kiên trì tập luyện. Hằng ngày, dành thời gian hợp lí cho việc luyện đọc. Luôn luôn có ý thức luyện phát âm đúng, đọc chuẩn rõ ràng lưu loát rồi diễn cảm. Chịu khó tìm đọc các loại truyện tranh trong sáng, lành mạnh, báo Măng non, báo Nhi đồng… * Đối với gia đình: Phải thường xuyên quan tâm, chăm sóc các em cả về trí tuệ lẫn thể chất. Hằng ngày, nên bớt chút thời gian kèm cặp các em học tập, trang bị cho các em đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập. Bản thân ông bà, cha mẹ trong gia đình phải luôn chuẩn mực trong lời ăn tiếng nói, trong cách phát âm. Động viên con em kịp thời đúng lúc khi con có sự tiến bộ trong học tập. Từ đó giúp các em thích học hơn và có ý thức phấn đấu hơn nữa. Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng để giúp học sinh lớp 1E - Trường Tiểu học Gia Hòa, sửa sai lỗi phát âm và đã thu được những kết quả khả quan. Vì năng lực có hạn nên sẽ khó tránh khỏi những thiếu xót trong khi trình bày. Rất mong nhận được ý kiến đánh giá của Hội đồng khoa học cấp trên 15
  16. và những góp ý của đồng nghiệp để những kinh nghiệm của tôi được hoàn hảo và có giá trị vận dụng cao hơn. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. XÁC NHẬN Gia Hòa, ngày 29 tháng 5 năm 2021. CỦA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN XÁC NHẬN Nguyễn Thị Mai CỦA PHÒNG GIÁO DỤC 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2