Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp sửa lỗi phát âm L/N qua tiết tập đọc cho học sinh lớp 2
lượt xem 5
download
Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp sửa lỗi phát âm L/N qua tiết tập đọc cho học sinh lớp 2" nhằm giúp học sinh nắm, biết được cách phát âm đúng, chuẩn Tiếng Việt, hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong quá trình đọc. Từ đó các em có thói quen đọc đúng văn bản, nhưng trên thực tế hiện tượng phát âm sai phụ âm L/N vẫn còn tồn tại khi các em học môn tập đọc cũng như trong giao tiếp hằng ngày.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp sửa lỗi phát âm L/N qua tiết tập đọc cho học sinh lớp 2
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG TIỂU HỌC NGŨ HIỆP ------ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM L/N QUA MÔN TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2. Lĩnh vực/ Môn: Tiếng Việt. Cấp học: Tiểu học. Tên Tác giả: Nguyễn Thùy Trang. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ngũ Hiệp. Chức vụ: Giáo viên cơ bản.
- 2 Năm học: 2022-2023 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tôi còn nhớ có một nhà văn đã từng nhắc nhở chúng ta : “ Ngôi trường Tiểu học, người thầy giáo Tiểu học là những hình ảnh thân thiết sẽ theo suốt cuộc đời mỗi con người như một thứ hành trang tinh thần có sức dìu đỡ, động viên để vượt khó khăn và sống cho xứng đang. Trình độ văn hóa của chúng ta có thể bộc lộ rõ và phổ biến ở các ngôi trường Tiểu học, hãy chăm lo tỉ mỉ và chu đáo hơn nữa cho con người ngay từ tuổi thơ. Hãy bắt đầu từ trường Tiểu học. Ta muốn khắc sâu trong tâm trí những người dân Việt Nam về sự giàu có, về rừng vàng, biển bạc của đất nước.” Có lẽ khởi nguồn của lời nhắc nhở này chính bởi bậc Tiểu học là bậc học đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách học sinh. Đây là bậc học cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên, xã hội, trang bị những phương pháp và kĩ năng ban đầu về hoạt động nhận thức thực tiễn. Bên cạnh đó nó còn bồi dưỡng, phát huy tình cảm đạo đức và nhân cách tốt đẹp của con người trong tương lai.Các môn học ở Tiểu học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau. Đặc biệt môn Tiếng Việt có vị trí quan trọng vào bậc nhất trong tất cả các môn học ở Tiểu học. Ngay từ ngày đầu đến trường, các em đã được làm quen với bộ môn này. Đó là chiếc chìa khóa mở cánh cửa tri thức, đưa các em đến với kho tàng văn hóa của nhân loại. Tập đọc là một phân môn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học. Dạy tốt tập đọc không những rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc mà còn phát triển cho các em vốn từ ngữ phong phú tạo điều kiện để các em học tốt các phân môn khác. Thông qua môn tập đọc rèn cho các em kĩ năng đọc như: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc chính xác, rõ ràng, diễn cảm để học sinh có những hiểu biết về kiến thức văn học, ngôn ngữ và ngược lại. Đọc giúp
- 3 các em lĩnh hội được ngôn ngữ, dùng trong giao tiếp và hoạt động học tập. Nó là điều kiện để cho học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cho cả đời. Tập đọc còn trau dồi cho học sinh kiến thức Tiếng Việt, kiến thức văn học, kiến thức đời sống giáo dục tình cảm, thẩm mĩ. Tập đọc là môn khởi đầu, đồng thời cũng là công cụ học tập không chỉ trong nhà trường mà còn trong cuộc sống nói chung. Trước hết môn tập đọc giúp cho học sinh rèn kĩ năng đọc đúng, ngắt giọng, nhấn giọng , đọc diễn cảm một bài văn, khổ thơ làm tiền đề cho việc tìm hiểu bài. Các quá trình đó có liên quan mật thiết với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Qua việc đọc, học sinh chiếm lĩnh được tri thức văn hóa của dân tộc, tiếp thu nền văn minh của loài người thông qua sách vở, biết đánh giá cuộc sống xã hội, tư duy. Qua hoạt động học, tình cảm thẩm mĩ của các em được nâng cao nên tầm hiểu biết để nhìn ra thế giới xung quanh và quá trình nhận thức của các em có chiều sâu hơn. Đọc đúng, đọc hay cũng là kĩ năng của ngôn ngữ văn học. Qua đó có tác dụng bồi dưỡng tình cảm, đạo đức cao đẹp cho người học sinh. Đồng thời phát huy óc sáng tạo và khả năng tư duy như quá trình phân tích tổng hợp cho các em. Tập đọc có nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Dạy đọc có một ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học. Nó đã trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với người đi học. Đọc là một khả năng không thể thiếu được của con người trong thời đại văn minh. Hiện nay trong nhà trường Tiểu Học có rất nhiều học sinh mặc dù đã học đến lớp năm nhưng vẫn còn đọc, viết ngọng phụ âm N/L. Vì vậy rèn kĩ năng phát âm chuẩn N/L là vô cùng quan trọng trong mỗi nhà trường. Rèn kĩ năng đọc đúng, chuẩn nhằm trang bị cho các em biết cách giao tiếp...Với ý nghĩa trên rèn kĩ năng đọc không những có quan hệ mật thiết với chất lượng các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong kĩ năng hàng đầu của việc học Tiếng việt. Với thực tế GV, HS và nhân dân địa phương còn nhiều người nghe, nói, đọc, viết chưa chính xác với ngữ âm, trước hết là nói, đọc chưa chuẩn hai phụ âm đầu Tiếng Việt N và L chẳng hạn: - Hôm lay nớp mình vắng lăm em.
- 4 - Mẹ em nàm lông nghiệp. - Núa lếp lăm nay bị sâu cắn nhiều lắm. Chính vì vấn đề quan trọng đó mà năm học 2022-2023 này tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu và mạnh dạn viết kinh nghiệm về“ Một số biện pháp sửa lỗi phát âm L/N qua tiết tập đọc cho HS lớp 2”. Để áp dụng thành công các biện pháp rèn đọc cho HS lớp 2, tôi đã nghiên cứu thực trạng dạy và học Tập đọc lớp 2 ở trường Tiểu học Ngũ Hiệp và đề xuất các giải pháp với các giáo viên trong tổ, khối nhằm nâng cao chất lượng dạy Tập đọc lớp 2. Để cập nhật thông tin, tôi tìm tòi, đọc tài liệu liên quan, nghiên cứu SGK, chương trình, nội dung môn Tiếng Việt và môn Tập đọc, đối chiếu, so sánh với thực tế giảng dạy ở trường Tiểu học Ngũ Hiệp. Sau khi nghiên cứu tôi đã áp dụng phương pháp mới, dạy thử nghiệm ở lớp và đánh giá kết quả dạy học theo phương pháp mới trong năm học 2022-2023. 2.Mục đích nghiên cứu: Tập đọc là một môn quan trọng trong chương trình Tiểu học. Qua việc học tập đọc các em nắm, biết được cách phát âm đúng, chuẩn Tiếng Việt, hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong quá trình đọc. Từ đó các em có thói quen đọc đúng văn bản, nhưng trên thực tế hiện tượng phát âm sai phụ âm L/N vẫn còn tồn tại khi các em học môn tập đọc cũng như trong giao tiếp hằng ngày. Vì vậy, tôi tìm hiểu và mạnh dạn viết kinh nghiệm về“ Một số biện pháp sửa lỗi phát âm L/N qua tiết tập đọc cho HS lớp 2”. 3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 2, đặc biệt là học sinh lớp 2I trường Tiểu học Ngũ Hiệp 4. Phạm vi nghiên cứu: Áp dụng cho học sinh lớp 2 để hướng dẫn học sinh vận dụng phương pháp giải toán có nội dung hình học. 5. Phương pháp nghiên cứu: a. Phương nghiên cứu lý luận:
- 5 Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề sửa lỗi phát âm trong dạy học môn tập đọc ở lớp 2 để có căn cứ cho việc thực hiện . b. Phương phap khảo sát: Khảo sát học sinh để đánh giá thực tế, qua đó xây dựng kế hoạch nghiên cứu phù hợp, chính xác đối tượng. PHẦN II. NỘI DUNG 1.Cơ sở lí luận của vấn đề sửa lỗi phát âm qua phân môn tập đọc cho học sinh lớp 1.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài : Đất nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong thời đại bùng nổ thông tin, xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa trong kinh tế, vấn đề hội nhập và phát triển để gìn giữ, phát huy bản sắc dân tộc đòi hỏi phải có sự đổi mới trong giáo dục- đào tạo.Vì vậy, dạy tiếng mẹ đẻ một cách cẩn thận, khoa học là cực kì quan trọng để giúp HS học tập, chiếm lĩnh tri thức, có kĩ năng giao tiếp hàng ngày. Muốn vậy, việc dạy Tiếng Việt cần chú trọng rèn cả bốn kĩ năng nghe – nói - đọc - viết, phải hướng tới sự giao tiếp và sử dụng phương pháp giao tiếp. Việc rèn các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt được dạy ở tất cả các môn học. Phân môn Tập đọc có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn kĩ năng phát âm chuẩn để qua đó, các em hiểu được cái hay, cái hồn của văn bản; giúp các em đọc hay. Phân môn Tập đọc là một cơ hội rất tốt để bồi dưỡng học sinh về ngôn ngữ nói giúp các em biết nói đúng, rõ ràng, lịch sự, thể hiện sự văn minh trong giao tiếp. Kĩ năng đọc là vô cùng quan trọng giúp cho con người tự học, sử dụng được các nguồn thông tin. Muốn dạy đọc hiệu quả mỗi GV phải hiểu bản chất của quá trình đọc. Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng hình thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó ( đọc thành tiếng ), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành đơn vị nghĩa không có âm thanh ( đọc thầm )
- 6 Như vậy, ta thấy rằng nhiệm vụ sửa lỗi phát âm là rèn kĩ năng đọc đúng, đọc rõ ràng, rành mạch, đọc thông thạo, lưu loát rồi đọc hiểu và đọc hay ( tức là đọc diễn cảm ). 1.2. Mục tiêu, ý nghĩa, vai trò của vấn đề rèn đọc cho HS: Quá trình dạy học gồm 2 mặt có quan hệ hữu cơ với nhau: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Người giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy với hai chức năng truyền đạt và chỉ đạo tổ chức. Người học sinh là đối tượng (khách thể) của hoạt động dạy nhưng lại là chủ thể của hoạt động học tập với hai chức năng tiếp thu và tự chỉ đạo, tự tổ chức. Hoạt động học tập của học sinh chỉ có thể đạt hiệu quả nếu học sinh tiến hành các hoạt động học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác với một động cơ nhận thức sâu sắc. Bằng hoạt động học tập, mỗi học sinh tự hình thành và phát triển nhân cách của mình mà không ai có thể làm thay được. A.Komexi đã viết: "Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách. Hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn. " Phân môn Tập đọc có vị thế đáng kể, Tập đọc là nhóm bài học khởi đầu giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, chiếm lĩnh công cụ ( năng lực đọc, nghe, nói, viết ) từ đó mở rộng cánh cửa cho HS nắm lấy kho tàng tri thức loài người. Rèn đọc có ý nghĩa cực kì quan trọng với HS tiểu học, đó là yêu cầu cơ bản, đầu tiên với mỗi người. Vì suốt thời gian học tập từ nhỏ đến lớn HS sử dụng hoạt động đọc nhiều nhất. Các em đọc bài học, đọc bài ghi, đọc SGK, đọc bài tập, sách báo... Đọc để chiếm lĩnh ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập, đọc là công cụ để học tập tốt và tạo ra hứng thú, động cơ học tập. Chính vì vậy, bản thân tôi luôn nghiên cứu các phương pháp để rèn đọc cho HS một cách hệ thống và hiệu quả. 1.3. Những yêu cầu cần đạt của vấn đề rèn đọc cho HS lớp 2: Trong chương trình Tiếng Việt lớp 2 thì môn Tập đọc chiếm thời lượng nhiều nhất 4 tiết / tuần. Mục tiêu môn Tập đọc lớp 2 là : Phát triển kĩ năng đọc và nghe nói cho HS.
- 7 + Đọc thành tiếng ( phát âm đúng, ngắt nghỉ hợp lí, cường độ hợp lí, tốc độ vừa phải, tốc độ đọc 50 tiếng / phút). + Đọc thầm và hiểu nội dung. + Nghe và nắm được cách đọc đúng; nghe – hiểu các câu hỏi của GV; nghe – hiểu nhận xét ý kiến ... + Nói : Rèn kĩ năng biết trao đổi với các bạn, biết trả lời các câu hỏi của bài đọc. Trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng hiểu biết của HS về cuộc sống. Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng, tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống, hứng thú đọc sách, yêu thích Tiếng Việt. Như vậy ta thấy Tập đọc là một phân môn thực hành để rèn kĩ năng đọc cho HS. Bản thân tôi luôn nghiên cứu để nắm vững vị trí, vai trò, mục tiêu của môn Tập đọc để tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy đọc hiệu quả cho HS. 2. Thực trạng của việc sửa lỗi phát âm L/Ncho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Ngũ Hiệp: Chương trình thay sách giáo khoa mới đã được 2 năm , bản thân tôi luôn áp dụng đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả ở các môn học, đặc biệt là việc đổi mới phương pháp dạy học Tập đọc. Thuận lợi: Ban giám hiệu trường Tiểu học Ngũ Hiệp đã tổ chức nhiều chuyên đề Tập đọc để bồi dưỡng giáo viên. Bản thân tôi đã học hỏi được rất nhiều về phương pháp giảng dạy từ đồng nghiệp. Hơn nữa, điều kiện kinh tế phát triển, phụ huynh cũng quan tâm hơn rất nhiều đến việc học của con em mình. Đa phần phụ huynh đều dành thời gian kèm con học tập, đầu tư sách vở, liên hệ chặt chẽ với giáo viên,… để con em mình có điều kiện học tập tốt nhất. Khó khăn: Thực tế, khi giảng dạy ở khối 2, tôi nhận thấy : Khả năng tiếp thu môn học Tiếng Việt của các em cũng nhiều hạn chế so với các môn Toán hay Tự nhiên xã hội. Ở phân môn Tập đọc lớp 2, đa phần các em đó đọc được, song một
- 8 số em đọc cũng chưa được rõ ràng, nhiều em phát âm chưa phân biệt rõ phụ âm đầu l/n; tr/ch; s/x; ngọng thanh hỏi, thanh ngã. Đặc biệt, do ảnh hưởng của phương ngữ địa phương phát âm không chuẩn âm đầu L/Nnên HS thường đọc, nói sai và không phân biệt được cách phát âm chuẩn. Một số trường hợp học sinh ở trên lớp đã có ý thức rèn đọc đúng, phát âm chuẩn; tuy nhiên khi về nhà, bị ảnh hưởng từ việc phát âm sai của các thành viên trong gia đình nên việc sửa lỗi phát âm chưa đồng bộ và chưa đạt hiệu quả cao. Để lựa chọn phương pháp, hình thức rèn đọc phù hợp với từng đối tượng HS thì việc khảo sát chất lượng đọc của HS là vô cùng quan trọng. Qua đó GV nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu của các em để có biện pháp giúp đỡ kịp thời, phù hợp ở mỗi tiết học. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học, tôi đã kiểm tra kĩ năng đọc của HS để nắm bắt nguyên nhân các em đọc chưa tốt và phân loại thành các nhóm, thể hiện ở bảng sau: Bảng khảo sát: Đề bài : Đọc đúng đoạn thơ sau, đoạn văn sau : a. Bài “ Lũy tre” ( TV lớp 2, tập 2 , trang 34) có đoạn thơ: Mỗi sớm mai thức dậy Lũy tre xanh rì rào Ngọn tre cong gọng vó Kéo mặt trời lên cao. b. Nắng thu vàng óng như tấm áo choàng rực rỡ khoác lên khu rừng. Sơn Ca cao hứng hát vang : Líu lo, líu lo….Tiếng hát của Sơn Ca mới tuyệt vời làm sao. Cả khu rừng đều im lặng lắng nghe. Hình như trong tiếng hát của Sơn Ca có cả tiếng suối reo róc rách, có nắng vàng long lanh, có hoa thơm đầu cành. Kết quả : Tổng số HS Lỗi khi đọc Kết luận L-N N-L Chủ yếu lẫn L -N 38 8 0
- 9 Chúng ta có thể thấy ngay rằng việc đọc sai sẽ dẫn đến nhiều tác hại như làm sai lệch nội dung của văn bản, viết sai, hiểu sai ý định biểu đạt của văn bản trong khi yêu cầu cơ bản của tiết Tập đọc là rèn kĩ năng đọc. Thông thường, học sinh mắc lỗi phát âm đều chưa tích cực rèn đọc vì tâm lý sợ rằng khi đọc sai sẽ bị thầy cô và các bạn chê cười. Điều này làm hạn chế việc đọc của các em, mất đi sự hứng thú với môn học này. Chính vì vậy khi dạy Tập đọc chúng ta phải chú ý quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh trong lớp mình và khi dạy học chúng ta phải phụ thuộc vào trình độ của học sinh, phải hướng dẫn cho các em đọc đúng, phát âm chuẩn. Nếu học sinh đọc chưa tốt, đọc còn ngọng, sai và ấp úng thì giáo viên phải dừng lại ở bước 1 là luyện đọc đúng. Nếu học sinh đọc đúng, đọc tốt rồi thì giáo viên dành cho luyện đọc nâng cao. Động viên các em và giao nhiệm vụ cho cả lớp cùng giúp bạn bằng cách không trêu ghẹo, đùa mà tạo cơ hội cho bạn sửa chữa. Từ những bất cập và hạn chế của HS, tôi đã học tập, tích lũy kinh nghiệm quý báu của đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu, nâng cao nghiệp vụ, áp dụng phương pháp nâng cao kĩ năng rèn đọc cho HS. Từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy. Hơn nữa, tôi nhận thấy người giáo viên tiểu học là người thầy đầu tiên đặt nền móng trang bị cho cac em ý thức về chuẩn ngôn ngữ và chuẩn văn hoá của lời nói, đồng thời ở trường Tiểu học có điều kiện rèn cho học sinh phát âm chuẩn qua các tiết học. 3. Các biện pháp sửa lỗi phát âm cho học sinh: Sau khi phân loại chất lượng đọc, tôi thành lập các đôi bạn cùng tiến, các nhóm học tập giúp đỡ nhau rèn đọc trong giờ truy bài, tiết hướng dẫn học để em đọc tốt kèm các em đọc yếu. Ngay trong các tiết tập đọc, tôi chia thành các nhóm rèn đọc có đối tượng HS đọc tốt và đọc yếu, sửa đọc giúp nhau rất hiệu quả. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi gặp gỡ, trao đổi riêng với từng phụ huynh có HS đọc yếu cụ thể về chất lượng đọc để phụ huynh kết hợp chặt chẽ với GV kèm cặp, rèn đọc cho HS hiệu quả. 3. 1. Biện pháp thứ nhất : Chuẩn bị bài chu đáo của GV và HS
- 10 a. Chuẩn bị của GV: Muốn cho học sinh phát âm đúng, trước tiên cô giáo phải là người phát âm chuẩn xác và có ý thức rèn luyện, thường xuyên tham khảo các tài liệu, giáo trình “ngôn ngữ Tiếng Việt”, chú trọng tới lời nói khi giao tiếp với học sinh, với mọi người, ở mọi lúc mọi nơi. Giáo viên phải gần gũi, nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, quan tâm chú trọng tới lời nói của học sinh trong các hoạt động cũng như khi giao tiếp với bạn, với cô và với mọi người để rèn luyện uốn nắn học sinh kịp thời. Giáo viên linh hoạt, sáng tạo và biết tận dụng mọi cơ hội tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất để sửa ngọng cho học sinh, giúp học sinh dễ nhớ. Đồng thời biết kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, tuyên truyền vận động phụ huynh tham gia rèn luyện cách phát âm cho học sinh có kết quả tốt. Ngoài ra, muốn dạy học đạt hiệu quả thì sự chuẩn bị bài của GV có vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì có nắm vững được nội dung, mục tiêu mỗi bài Tập đọc và sự hiểu biết sâu sắc về “ vốn tập đọc” của HS thì GV mới tổ chức quá trình dạy học thành công. Muốn thành công, GV cần chuẩn bị những nội dung sau : * Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa. Việc nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa sẽ giúp GV nắm được nội dung, mục tiêu môn học, hiểu rõ được kĩ năng rèn đọc cho HS và thấy được mối liên quan giữa các bài Tập đọc để lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp, thu hút HS tích cực học tập. Với mỗi bài Tập đọc, tôi thường đọc rất nhiều lần bài đọc để hiểu rõ nội dung, mục tiêu văn bản, tìm ra cách đọc phù hợp với từng câu, từng đoạn, cả bài, lỗi sai mà HS hay mắc phải để tìm phương pháp hướng dẫn HS luyện đọc. Ví dụ : Bài “Những con sao biển” ( Tiếng Việt 2, tập 2, trang 61) Tôi xác định những lỗi sai mà đối tượng học sinh lớp tôi thường gặp đó là: + Ngọng âm đầu L/Nnhư : liên tục, tiến lại, nước, liệu, …. Với những HS đọc sai âm đầu, tôi sẽ cho HS luyện đọc từng từ, sau đó thực hành đọc dần vào câu, vào đoạn và sau đó vào cả bài.
- 11 Nếu trong giờ, HS đọc chưa tốt, tôi sẽ dành thời gian cùng HS luyện đọc trong giờ hướng dẫn học, giờ ra chơi, …Đồng thời, tôi cũng phân công đội ngũ cán bộ lớp, đôi bạn cùng tiến cùng giúp đỡ nhau trong học tập. * Tìm hiểu trình độ đọc của HS : Để tiến hành dạy Tập đọc tốt tôi tìm hiểu kĩ trình độ đọc của HS, nắm vững điểm mạnh của các em về kĩ năng đọc thành tiếng và đọc hiểu để phát huy và tìm ra hạn chế về phát âm sai để luyện đọc trong tiết học. Sự hiểu biết này giúp tôi tổ chức dạy phân hóa, tạo điều kiện phát triển năng lực đọc cho từng HS. * Xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết : Sau khi xác định được nội dung, mục tiêu mỗi bài Tập đọc, tôi xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết, thể hiện rõ hoạt động của thầy và trò, dự kiến các tình huống sai, thời gian hợp lí từng hoạt động, lựa chọn đồ dùng, phương tiện, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp, hiệu quả với HS. b. Chuẩn bị của HS. Muốn tiết học thành công thì việc chuẩn bị bài của HS là một nhân tố quan trọng. Vì vậy tôi đã hướng dẫn các em chuẩn bị chu đáo. Mỗi bài tập đọc, tôi dặn dò, yêu cầu HS đọc trước nhiều lần, tập sửa những lỗi phát âm mình thường mắc trước ở nhà. Ví dụ : Bài “ Bạn của Nai Nhỏ” ( TV2 , tập 1 , trang 22) Tôi dặn dò HS đọc thành tiếng trước bài từ ba đến năm lần cho bố mẹ nghe, tập ngắt nghỉ đúng dấu câu. Dùng bút chì gạch chân dưới những từ các em thấy khó đọc và luyện đọc nhiều lần : Nai Nhỏ, nói, nước uống, lão Hổ, Dê Non, lo lắng, nào, nữa. Qua phần chuẩn bị bài chu đáo như vậy, đến giờ tập đọc các em sẽ yêu thích, hứng thú với bài đọc, GV dành thời gian sửa lỗi cho các em đọc yếu và rèn đọc diễn cảm cho các em đọc tốt, các em khắc sâu nội dung bài đọc. 3. 2. Biện pháp thứ hai : Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp và hình thức sửa lỗi phát âm cho HS. Muốn tổ chức dạy học hiệu quả thì mỗi giáo viên cần nắm vững nội dung, chương trình, phương pháp dạy học đặc trưng từng môn học. Trong quá trình
- 12 dạy học Tiếng Việt giáo viên sử dụng kết hợp nhiều phương pháp: Làm mẫu, thực hành giao tiếp, hỏi đáp, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, thực hành, trò chơi…Dù sử dụng phương pháp nào, nguyên tắc quan trọng nhất là phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh nhằm tạo điều kiện cho các em tự chiếm lĩnh tri thức mới, kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Ở mỗi bài học, giáo viên cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học, thực hiện tốt quy trình dạy học, đảm bảo đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học. Đó là nghệ thuật sư phạm mang tính quyết định nhằm nâng cao chất lượng dạy học. 3.2.1. Sửa đọc lỗi phát âm L/N: Đây là lỗi phát âm thường gặp nhất. Do ảnh hưởng của lối phát âm địa phương, không phân biệt L/Nnên khi đọc cũng như khi giao tiếp, HS thường nhầm lẫn và phát âm sai những từ có âm đầu là L/ N. Muốn sửa đọc lỗi phát âm l/ n, trước hết giáo viên phải nắm chắc được nghĩa của các từ có phụ âm hay đọc ngọng như L/ Nđể định hình được lời nói và chữ viết. Giáo viên cần xem lại phương thức phát âm phụ âm đầu L/ Nvà tự mỗi giáo viên phải luyện bằng thời gian dài và phải kiên trì. 3. 2. 1. 1. Nắm lại phương thức phát âm và vị trí phát âm của phụ âm đầu l/ n : 3. 2. 1. 1. 1.Bộ máy phát âm: Bộ máy phát âm của người gồm 13 bộ phận đó là Khoang yết hầu, khoang miệng, khoang mũi, môi, răng, lợi, ngạc cứng, ngạc mềm, lưỡi con, đầu lưỡi, mặt lưỡi trước, mặt lưỡi sau, nắp họng. Khi phát âm không khí từ phổi đi ra thanh hầu làm dây thanh rung động và tạo ra những sóng có tần số khác nhau; những sóng âm với tần số này sẽ được cộng hưởng ở các khoang phát âm (Khoang miệng, khoang mũi, khoang yết hầu). Sự khác biệt giữa các khoang phát âm ở mỗi người tạo nên những âm sắc khác nhau mà ta thường gọi là những giọng nói khác nhau. Theo đặc điểm sinh học, các âm được phân thành nguyên âm và phụ âm. Sự khác biệt giữa nguyên âm và phụ âm được nhận diện chủ yếu qua cách phát âm. Nếu một âm khi phát âm luồng không khí từ phổi đi qua các khoang phát
- 13 âm mà không bị cản ở bất cứ một vị trí nào thì âm đó là nguyên âm. Nếu một âm khi phát âm luồng không khí từ phổi đi qua các khoang phát âm mà bị cản ở một vị trí nào đó thì âm đó là phụ âm. 3. 2. 1. 1. 2. Cách phát âm và vị trí phát âm của N và L: - Khi phát âm âm L: Lưỡi cong lên chạm lợi, lúc này miệng hơi mở. Cuốn nhanh đầu lưỡi lên, luồng hơi từ họng đi qua hai mép lưỡi tạo thành âm L. - Khi phát âm âm N: Để đầu lưỡi sát chân răng hàm trên. Lúc này miệng hơi mở. Bật nhanh đầu lưỡi xuống, hàm dưới hơi trễ luồng hơi từ họng đi qua hai lỗ mũi tạo thành âm N. Ví dụ : Khi dạy bài “Mẹ” ( Tiếng Việt 2, tập 2, trang 116 ) - HS lớp tôi thường phát âm sai các tiếng có âm đầu do ảnh hưởng phát âm địa phương nên các em không phân biệt được L / N. - Khi phát hiện lỗi sai : “ lời ru, lặng” thành “ nời ru, nặng” tôi gọi các em đọc giỏi phát âm mẫu rồi yêu cầu các em đọc sai phát âm lại. - Cũng có em phát âm lại 3- 4 lần vẫn chưa được, tôi hướng dẫn các như sau: + Khi phát âm mẫu tôi sẽ phát âm thật rõ ràng, yêu cầu học sinh phải quan sát cô khi cô phát âm để học sinh nhận biết miệng cô khi phát âm, đồng thời tôi nêu rõ cách phát âm để học sinh biết: L: Khi phát âm lưỡi cong, đầu lưỡi hơi chạm vào lợi trên và bật lưỡi ra. N: Khi phát âm để đầu lưỡi sát chân răng hàm trên. Lúc này miệng hơi mở. Bật nhanh đầu lưỡi xuống, hàm dưới hơi trễ. 3. 2. 1. 2. Luyện phát âm đúng các phụ âm đầu L/N: Mục đích luyện phát âm là để cho bộ máy phát âm hoạt động thuần thục, nhất là luyện đầu lưỡi thẳng khi phát âm N (nờ) và cong khi phát âm L (lờ) cho quen, mềm mại, linh hoạt. Cách luyện: Hai âm vị trên được phát âm nhiều lần, lúc đầu phát âm với tốc độ chậm, sau nhanh dần. Lúc đầu phát âm từng âm vị, sau phát âm đổi chỗ xen kẽ l, n; n, l tốc độ chậm rồi nhanh, mục đích làm tăng thêm sự linh hoạt của đầu lưỡi. Tiếp theo là luyện phát âm tiếng, từ (Có chứa L/ N) ( Cách tiến hành tương tự) Trong các tiết học, tôi tiến hành việc luyện phát âm đúng cho HS như sau:
- 14 + Giáo viên phát âm thật chuẩn, chậm ( có thể 2- 3 lần) quay về phía học sinh. + Hướng dẫn học sinh cách phát âm, vị trí các bộ phận của cơ quan, mô tả bằng cách: Nêu rõ cách đặt lưỡi, vị trí của răng với lưỡi, độ mở của miệng khi bắt đầu hoặc kết thúc. + Trước mỗi lỗi sai cụ thể của học sinh, giáo viên phải phân tích lỗi để tìm nguyên nhân mắc lỗi và tiến hành sửa lỗi cho học sinh. + Có thể tiến hành sửa lỗi như sau: . Cho học sinh phát âm nhiều lần theo sự hướng dẫn của giáo viên. . Cho học sinh luyện từng em nhiều hơn, sau đó luyện theo cặp đôi. . Trong quá trình phát âm các em sẽ tự điều chỉnh theo mẫu. Luyện phát âm cơ bản trong lúc đọc tiếng, từ có âm vừa học. Ví dụ : Khi dạy bài “Đất nước chúng mình” ( Tiếng Việt 2, tập 2 , trang 110 ) có các từ sau : Đất nước, lá cờ, làm…. Trước hết, tôi phát âm thật chuẩn các từ trên. Khi phát âm mẫu, tôi cũng lưu ý chọn vị trí đứng phù hợp để học sinh cả lớp có thể quan sát. Sau đó, tôi gọi một số HS phát âm sai lên trước lớp phát âm lại. Có thể chia nhóm ( trong nhóm có HS đọc giỏi kèm cặp, giúp đỡ bạn ) để HS luyện đọc trong nhóm. Sau khi HS đã phát âm chuẩn các tiếng, từ, tôi cho HS đọc lại cả câu có chứa tiếng, từ vừa sửa như : Việt Nam là đất nước tươi đẹp của chúng mình. Trong giờ học, tôi cũng rất chú trọng việc khuyến khích học sinh phát hiện và điều chỉnh lẫn nhau. Bởi lẽ, hoạt động dạy – học luôn luôn được thực hiện trong mối quan hệ tương tác : giáo viên với học sinh, học sinh với giáo viên, học sinh với học sinh. Một tiết học diễn ra nếu thiếu sự tương tác giữa học sinh với học sinh thì tiết học sẽ trở nên đơn điệu, không phát huy được tích cực, chủ động của học sinh, đồng thời bầu không khí lớp học sẽ thiếu sự nhẹ nhàng, tự nhiên; người giáo viên cũng không thể hiện rõ được vai trò là người chỉ dẫn để giúp các em tự tìm tòi, lĩnh hội kiến thức. Như vậy sẽ không thực hiện được mục tiêu đổi mới phương pháp dạy – học hiện nay. Trong quá trình rèn kĩ năng phát âm cho học sinh, tôi luôn đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ tương tác giữa học sinh với học sinh. Tôi đã chú trọng việc
- 15 rèn cho các em có kĩ năng nghe – nhận xét – sửa sai giúp bạn và tự sửa sai cho mình. Các em sử dụng các kĩ năng ấy thường xuyên trong các tiết học trở thành một thói quen, tạo nề nếp học tập tốt. Qua quá trình nghe để nhận xét, sửa sai giúp bạn, sẽ giúp học sinh tự điều chỉnh, sửa sai cho mình. Đồng thời còn rèn luyện cho các em tác phong mạnh dạn, tự tin trong góp ý, trao đổi, trình bày ý kiến, góp phần hình thành nhân cách. Thực hiện thường xuyên như thế sẽ tạo được bầu không khí học tập nhẹ nhàng, thân thiện, đảm bảo được mục tiêu của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. 3. 2. 1. 3. Luyện đọc các câu, đoạn văn thơ có các từ ngữ có phụ âm đầu L/N ở các tiết tập đọc. Không chỉ dừng lại ở việc phát âm đúng các tiếng từ, HS còn cần phải rèn luyện phát âm chuẩn các câu trong bài có lẫn phụ âm đầu L/N. - Cách đọc và cách luyện: + Chọn câu văn, thơ, đoạn văn có nghĩa hấp dẫn, hay, vui vẻ, hài hước. + Đọc nhiều lần, thuộc lòng để nhẩm đọc bất cứ lúc nào. + Chọn câu dễ (ít từ có chứa phụ âm đầu N, L) đọc trước, câu khó (Câu có nhiều từ phụ âm đầu là L, N) đọc sau. + Đọc câu tốt rồi chuyển sang đọc đoạn văn, đoạn thơ, đọc toàn bài. + Giáo viên và học sinh có ý thức rèn luyện đọc đúng ở tất cả các bộ môn dạy và học trong chương trình. Giáo viên luôn có ý thức đọc đúng và chú ý rèn sửa lỗi phát âm khi các em mắc. Ví dụ : Khi dạy bài “ Vè chim” ( Tiếng Việt 2, tập 2, trang 39 ) Đây là một bài vè vui nhộn, phù hợp với lứa tuổi học sinh. Các câu thơ hay, vui vẻ, hài hước; nhiều câu thơ có lẫn các phụ âm đầu N/L như : Hay chạy lon xon Là gà mới nở… Hay nói linh tinh Là con liếu điếu…
- 16 Tôi cho HS đọc đi đọc lại nhiều lần, phát âm chuẩn các từ có phụ âm đầu l/ n rồi sau đó yêu cầu HS luyện đọc cả câu thơ, khổ thơ. Làm như vậy nhiều lần, HS sẽ có phản xạ phân biệt các phụ âm dễ lần, có ý thức phát âm chuẩn. Ngoài ra, tôi còn sưu tầm trên mạng Internet, các chuyên san, tài liệu về việc hướng dẫn phát âm chuẩn cho HS,… các câu văn ngắn có nhiều phụ âm L/N để giúp HS phân biệt, tự luyện tập trong giờ ra chơi, giờ hướng dẫn học. Tôi nhận thấy HS rất hứng thú, việc rèn luyện phát âm chuẩn không còn là một việc làm bắt buộc nữa mà trở nên rất nhẹ nhàng, tự nhiên. Vì vậy, việc rèn luyện có hiệu quả hơn. Ví dụ: 1. Phụ nữ Việt Nam thường lên núi lấy lá non về làm nón. 2. Năm nay lũ lớn liên tiếp về làm năng suất lúa nếp của bà con nông dân thấp lắm. 3. Lúc nào lên núi lấy nứa về làm nón nên lưu ý nước lũ. 4. Nếu nói lầm lẫn lần này thì lại nói lại. Nếu lầm lẫn lần nữa thì lại nói lại. Nói cho đến lúc luôn luôn lưu loát hết lầm lẫn mới thôi. 5. Lúa nếp là lúa nếp làng Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng. 6. Con lươn nó lườn trong lọ. 7. Cơm còn lưng lửng nồi. 8. Lê Lương Nam rất nỗ lực rèn luyện. 9. Nồi niêu nhà nó luôn vứt lung tung. 10. Cái Lan nổi trần lôi đình, nói năng nóng nảy. 3. 2. 1. 4. Luyện phát âm l, n qua các câu chuyện có chứa nhiều từ ngữ chứa phụ âm đầu L/N. Mục đích luyện phát âm trong hoạt động nói, một hoạt động đòi hỏi nhớ âm-nghĩa đã cao hơn nhớ tự động và phát âm chuẩn tự động, không có văn tự kích thích. Cách kể câu chuyện: + Chọn câu chuyện ngắn kể trước, câu chuyện dài kể sau.
- 17 + Lúc đầu kể chậm, vừa kể vừa nhớ cách phát âm, sau kể nhanh dần. + Kể chuyện một mình và kể cho người khác nghe để kiểm tra phát âm. + Kể nhiều lần. + Kể trên lớp cho nhau nghe và chỉnh sửa. * Ví dụ 1: Câu chuyện “Hạt giống nhỏ” ( Tiếng Việt 2, tập 2, trang 156) Trong câu chuyện có đoạn: Có hạt giống nhỏ nằm ngủ yên trong lòng đất ấm trên một quả đồi cao. Vào một buổi sáng, từ hạt giống nhỏ nhú lên một cái chồi non tươi rói và xinh xắn. Nhờ cô mây tưới nước mát và ông mặt trời chiếu nắng ấm, chồi non vươn mình lớn dần thành cây non. Chẳng bao lâu, cây non đã thành cây to, cao và khoẻ mạnh. Trong đoạn có nhiều từ ngữ có phụ âm đầu L/N mà HS hay nhầm lẫn. Bằng việc sửa lỗi phát âm trong giờ Tập đọc và giờ Kể chuyện, HS đọc câu chuyện, kể lại đoạn truyện nhiều lần. Ban đầu, tôi cho HS kể lại với tốc độ chậm, sau nhanh dần, tôi nhận thấy HS đã có nhiều tiến bộ. 3. 2. 1. 5. Kết hợp với GV âm nhạc luyện phát âm l, n qua các bài hát có từ ngữ chứa phụ âm đầu L/N. Âm nhạc luôn là một hoạt động lôi cuốn và rất được yêu thích. Hoạt động âm nhạc bao gồm hoạt động biểu diễn văn nghệ theo chủ đề dưới các hình thức sinh hoạt văn nghệ, giáo viên khuyến khích học sinh thể hiện bài hát có sự tham gia cùng giáo viên hoặc giáo viên hát cho học sinh nghe. Cho nên phần luyện phát âm này có rất nhiều điều kiện để thầy và trò cùng luyện mà không nhàm chán. Người giáo viên không chỉ dạy học sinh hát đúng nhạc rõ lời mà phải chú ý dạy trẻ hát chuẩn các từ. Đôi lúc giáo viên cho trẻ hát không có nhạc đệm để sửa cao độ, trường độ của bài hát, đồng thời sửa lỗi phát âm cho trẻ, đặc biệt với những bài hát có nhiều câu, từ có phụ âm đầu L/N. Ví dụ: Bài “Thật lá hay” có câu: “li lí li, lí lì li…” Bài “Mùa xuân đến rồi” có câu: “Sáng hôm nay trời đã nắng lên rồi”. Bài “Vườn trường mùa thu” câu: “là la la, lá la la…”.
- 18 Trong giờ học Âm nhạc, tôi nhờ cô giáo dạy ghi lời đúng của bài hát trên bảng lớp. Sau đó cho học sinh đọc lời ca và giáo viên tiến hành luyện để sửa lỗi phát âm của học sinh. Các cách luyện: + Hát một mình và hát cho người khác nghe để kiểm tra phát âm. + Hát nhiều lần. + Hát trong giờ dạy âm nhạc. Ví dụ : Bài hát “ Múa vui”, “ Nu na nu nống”, “ Thật là hay”.... Tôi cho HS hát các bài hát này vào đầu giờ, giờ truy bài để HS ghi nhớ, luyện phát âm chuẩn. Đây vừa là hình thức luyện tập cũng vừa là trò chơi, giúp các em hứng thú, ghi nhớ nhanh. Đặc biệt hoạt động âm nhạc có thể được tổ chức ở mọi lúc mọi nơi như kết hợp với thể dục buổi sáng, khi đi dạo chơi …Đây là một trong những điều kiện thuận lợi nhất giúp cho việc luyện phát âm L/N. 3. 2. 1.6. Luyện phát âm l, n trong giao tiếp hàng ngày : Luyện phát âm trong giao tiếp hàng ngày là mục đích cuối cùng luyện phát âm có phụ âm đầu l, n đi vào hoạt động giao tiếp mang tính tự động. Để giúp học sinh phát âm chuẩn, tôi không chỉ hướng dẫn, sửa sai cho các em trong giờ học mà luôn theo dõi, uốn nắn cho các em cả trong các tiết học khác, trong giờ chơi, trong hoạt động tập thể… Bởi vì những lúc vui chơi là lúc các em sử dụng lời nói một cách tự nhiên nhất. Tôi luôn chú ý quan sát để phát hiện những lỗi phát âm của các em và kịp thời sửa chữa, đồng thời tạo cho học sinh thới quen phát âm chuẩn dù ở bất cứ nơi nào. Càng gần gũi với học sinh thì việc luyện phát âm cho học sinh càng thuận lợi hơn, trong hoạt động ngoài trời khi quan sát những sự vật hiện tượng xung quanh, học sinh có những cảm nhận rất tự nhiên về đặc điểm, màu sắc của sự vật hiện tượng (cái lá này màu nâu, hoặc nụ hoa này chưa nở…) học sinh nói những nhận xét và cảm nhận của mình. Thông qua sự bộc lộ ngôn ngữ này giáo viên cần sửa ngay cho học sinh nếu học sinh nói chưa đúng. Hoặc khi giao tiếp giữa học sinh với nhau, khi học sinh gọi tên bạn hay nói chuyện với bạn thì giáo viên
- 19 chú ý lắng nghe, nếu sai giáo viên yêu cầu nhắc lại câu học sinh vừa nói và chậm rãi nói lại từng từ, khuyến khích học sinh nói theo. * Cách luyện : + Nói, hỏi người giao tiếp với mình bằng những câu, từ ngữ có phụ âm đâu L/N. + Trả lời bằng những câu có từ ngữ có phụ âm đầu l, n. Ví dụ : a. - Lan ơi, Lan đã làm bài tập này chưa ? b.- Linh không nên viết lung tung ra vở như thế. c. - Viết nắn nót là một nét đẹp của người học sinh…. Như một vài học sinh ở lớp tôi, trong các giờ học, các em rất có ý thức sửa lỗi phát âm. Tuy nhiên trong khi giao tiếp vẫn còn nhầm lẫn. Vì vậy, việc sửa lỗi phát âm chưa triệt để. Tôi huy động đội ngũ cán bộ lớp và tận dụng thời gian trong lớp, lắng nghe cách học sinh nói chuyện với nhau, để nhắc nhở HS phát âm lại cho đúng. 3. 3. Biện pháp thứ ba : Tổ chức các hình thức thi phát âm đúng : Để kiểm tra lại xem các em có phát âm chuẩn các phụ âm L - N hay không, Tôi đã tiến hành kiểm tra bằng các hình thức khác nhau: Đưa ra hình thức thi đua giữa các tổ, vào các thời điểm khác nhau( 20/11; 22/12; 8/3; …), với các yêu cầu ngày càng cao hơn. Ví dụ : Thời gian đầu, tôi cho học sinh đọc nhuần nhuyễn các từ và các câu đơn giản; đến khi sang phần Tập đọc, tôi lại cho các em đọc đoạn thơ, đoạn văn…Với cách làm này, các em càng hăng hái và say sưa học tập hơn, em nọ học tập em kia để làm sao cho mình phát âm được như bạn. Sau khi tổ chức thi đua giữa các tổ xong, tôi đã dùng hình thức cho điểm ngay để động viên kịp thời những em học tốt và đặc biệt những em có tiến bộ.Sau đó, tôi ghi thêm một bông hoa điểm 10 vào bảng thi đua giữa các tổ được treo ở trên tường…. Trong các giờ học, tôi luôn tổ chức các cuộc thi “ Phát âm chuẩn” cho HS. Cuối tuần, tôi tổng kết, động viên, khen ngợi những bạn có nhiều cố gắng.
- 20 Điều này khiến HS vô cùng hứng thú, tạo tinh thần học tập tích cực khiến giờ học trở nên nhẹ nhàng mà hiệu quả. Các giờ hướng dẫn học, tôi lồng ghép cho HS làm những bài tập trắc nghiệm điền các phụ âm L/ N, các từ, câu có chứa phụ âm L/Ntừ dễ đến khó hoặc tự tìm ra những ví dụ khác để làm phong phú nội dung luyện tập phát âm L/ N. Ví dụ : Bài tập 1: Điền L/ N: ...o ...ê ...o ...ắng ...ưu ...uyến ...ô ...ức ..ão ...ùng ...óng ...ảy ...ăn ...óc ...ong ...anh ...ành ...ặn ...anh ...ợi ...oè ...oẹt ....ơm ...ớp. Bài tập 2: Điền L/Nvào chỗ trống trong các câu sau: Hoa thảo quả ...ảy dưới gốc cây kín đáo và ...ặng ...ẽ. Dưới tầng đáy rừng, những chùm thảo quả đỏ chon chót, bóng bẩy như chứa ...ửa, chứa ...ắng. Ngoài ra, trong các giờ ra chơi, hoạt động tập thể tôi cho HS thi hát các bài hát, đọc các bài thơ, bài đồng dao có nhiều phụ âm đầu L/Nđể HS thi đọc đúng. Tôi cũng chuẩn bị một số phần thưởng nhỏ để khích lệ các em. 3. 4. Biện pháp thứ tư : Phối hợp với gia đình trong việc sửa lỗi phát âm cho HS Gia đình có vai trò hết sức quan trọng, bởi lẽ “ Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” Đến trường, trong quá trình giao tiếp với thầy cô và các bạn, HS đã hình thành ý thức phát âm đúng. Khi về nhà, nếu HS sống trong môi trường mà cả gia đình và những người xung quanh không có ý thức phát âm đúng thì HS lại phát âm sai một cách vô thức. Chính vì vậy, vai trò của gia đình trong việc sửa lỗi phát âm cho HS là hết sức quan trọng. - Ngay trong buổi họp phụ huynh đầu năm học, tôi đã tuyên truyên để PHHS thấy được hậu quả của việc phát âm sai và Cùng bàn bạc và thảo luận với phụ huynh nêu ra cách đọc một số chữ khó, đặc biệt là chữ L - N để phụ huynh nắm bắt được, từ đó tạo điều kiện rèn luyện phát âm cho các em khi ở nhà. Với một số em cá biệt về phát âm, tôi gặp trực tiếp phụ huynh trao đổi và động viên
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp nâng cao cất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
7 p | 1313 | 365
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán lớp 5
36 p | 88 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học văn miêu tả lớp 5
27 p | 42 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 24 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên dạy học phân môn học vần lớp 1 bộ sách Cánh diều đạt hiệu quả
39 p | 40 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tổ chức hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm trong giờ dạy Đạo đức lớp 3
38 p | 17 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5
30 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tiếp tục chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường Tiểu học (2021)
21 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Địa lí lớp 4
28 p | 10 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng lớp học thân thiện tại lớp 5B trường tiểu học Giao Châu năm học 2021 - 2022
14 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp dạy chuyên đề hình học cho học sinh lớp 5
26 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh yếu vươn lên trong học tập môn Toán ở lớp 2
25 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp lưu giữ sản phẩm của học sinh lớp 1 sau các tiết học
18 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi vận động trong tiết dạy Thể dục cho học sinh lớp 1 ở Tiểu học
59 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 phát huy tính tích cực, sáng tạo trong môn Khoa học
25 p | 12 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Đổi mới phương pháp tổ chức lễ kỉ niệm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh cho thiếu nhi trường tiểu học Thanh Liệt (2021)
25 p | 10 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn