Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tăng cường năng lực nghe - nói cho học sinh lớp 1 thông qua môn Tiếng Việt
lượt xem 6
download
Mục đích của biện pháp là đi sâu vào nghiên cứu vấn đề cốt lõi dạy năng lực “nghe –nói” theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1 thông qua môn Tiếng Việt. Tìm ra được một số biện pháp vận dụng trong quá trình dạy kĩ năng nghe nói. Qua đó phát triển khả năng tư duy sáng tạo, chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động. Giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp. Góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình sách giáo khoa hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tăng cường năng lực nghe - nói cho học sinh lớp 1 thông qua môn Tiếng Việt
- 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn biện pháp Năm học 2020 2021 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Theo quan điểm xây dựng chương trình sách giáo khoa mới là hướng đến hình thành và phát triển 5 phẩm chất và 10 năng lực cho học sinh. Trong 10 năng lực gồm có 3 năng lực chung và 7 năng lực đặc thù. Một trong 7 năng lực đặc thù cần hình thành đó là năng lực ngôn ngữ. Năng lực ngôn ngữ được hình thành và phát triển ở tất cả các môn học song trong đó môn Tiếng Việt là một môn học đóng vai trò quan trọng bậc nhất. Môn Tiếng Việt hình thành cho học sinh 4 kĩ năng nghe nói đọc viết. Trong đó kĩ năng nghe nói là năng lực đầu tiên, cần thiết phải hình thành cho học sinh. Đặc biệt đối với học sinh lớp 1, đó là lứa tuổi nhỏ “ như tờ giấy trắng” lại càng cần phải được quan tâm. Thông qua hoạt động nghe nói các em sẽ phát huy được vốn ngôn ngữ mẹ đẻ, nghe đúng và hiểu đúng thông tin cần tiếp nhận, nói đúng cấu trúc ngữ pháp, mở rộng thêm vốn từ, làm cơ sở cho việc tiếp thu tri thức sau này. Bản thân tôi là giáo viên dạy lớp 1, tôi luôn trăn trở làm cách nào để hình thành và phát triển kĩ năng nghe – nói một cách tốt nhất. Bên cạnh đó trong cấu trúc của Bộ sách Cùng học để phát triển năng lực mỗi bài học, học sinh phải thực hiện 4 hoạt động: nghe nói đọc viết. Điều này cho thấy việc hình thành và phát triển năng lực nghe nói rất được chú trọng. Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra: “ Một số biện pháp tăng cường năng lực nghe nói cho học sinh lớp 1 thông qua môn Tiếng Việt”. 1.2. Mục đích của biện pháp Đi sâu vào nghiên cứu vấn đề cốt lõi dạy năng lực “nghe –nói” theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 1 thông qua môn Tiếng Việt. Tìm ra được một số biện pháp vận dụng trong quá trình dạy kĩ năng nghe nói. Qua đó phát triển khả năng tư duy sáng tạo, chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động. Giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp. Góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình sách giáo khoa hiện nay.
- 2. PHẦN NỘI DUNG: 2.1. Thực trạng của vấn đề mà sáng kiến cần giải quyết: 2.1.1. Thuận lợi: 2.1.1.1.Về nhà trường: Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao từ phía Lãnh đạo nhà trường, sự phối hợp chặt chẽ của giáo viên bộ môn trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh lớp 1. Cơ sở vật chất được trang bị khá đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu giảng dạy chương trình mới hiện nay như màn hình ti vi, tài liệu tham khảo.... 2.1.1.2. Về giáo viên: Bản thân có bề dày kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm và dạy học lớp một. Nắm bắt kịp thời các văn bản, chỉ thị về đổi mới chương trình GDPT 2018. Tham gia tập huấn chương trình sách giáo khoa lớp 1 một cách nghiêm túc và hiệu quả. Không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. 2.1.1.3. Về học sinh: Phần lớn các em đều chăm ngoan và luôn có ý thức tốt trong học tập và các hoạt động. Đa số học sinh đã được làm quen với bảng chữ cái ở Mầm non. Nhiều em có kĩ năng nghe – nói khá tốt, mạnh dạn trao đổi ý kiến với thầy cô và bạn bè. 2.1.1.4. Về phụ huynh: Phụ huynh quan tâm, luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho việc học tập của con em mình, hợp tác tốt với giáo viên. Đa số phụ huynh đồng thuận cao với định hướng và quan điểm đổi mới của nền giáo dục, coi trọng việc phát triển năng lực nghe – nói cho học sinh. 2.1.2. Khó khăn 2.1.2.1. Về nhà trường
- Cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu dạy học chưa đồng bộ theo yêu cầu đổi mới. 2.1.2.2. Về phía giáo viên Một số giáo viên còn xem nhẹ hoạt động nghe nói của học sinh , chỉ chú trọng đến kĩ năng đọc, viết nên trong giờ học tiếng Việt thời lượng dành cho hoạt động nghe nói của học sinh quá ít nên dẫn đến năng lực giao tiếp còn hạn chế. 2.1.2.3. Về phía học sinh: Số lượng học sinh đông nên việc giành thời gian luyện nghe nói cho các em trong tiết học chưa được nhiều lượt. Học sinh lớp 1 do đặc điểm tâm sinh lí nên chưa chú ý lắng nghe một cách tích cực khi giáo viên nêu yêu cầu dẫn đến trả lời câu hỏi không đúng mục đích hoặc chưa hết ý. 2.1.2.4.Về phía gia đình: Đa số phụ huynh học sinh là công nhân cạo mủ cao su, điều kiện kinh tế thu nhập còn thấp nên việc đầu tư cho con em học tập chưa thật đảm bảo. Một số gia đình chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc hình thành năng lực giao tiếp, năng lực ngôn ngữ. Chưa thấy được tác dụng của việc nói năng lưu loát, gãy gọn trong học tập và cuộc sống sau này của học sinh . Sau 4 tuần học tôi đã tiến hành khảo sát kĩ năng nghe nói của học sinh và kết quả như sau: Số học sinh Số học Số học sinh Số học sinh nghe nói sinh nghe nghe nói nhút nhát, ít Năm học TS mạch lạc, diễn nói đủ ý chưa đủ ý phát biểu đạt tốt SL % SL % SL % SL % Tháng 01/ 10/ 2020 32 5 15.6 7 21.9 14 33.7 6 18.8 Xuất phát từ những thực trạng tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực nghe nói cho học sinh cụ thể là: 2.2.Các biện pháp nhằm nâng cao năng lực nghe – nói cho học sinh lớp 1 thông qua môn Tiếng Việt 2.2.1.Biện pháp 1: Nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý và khả năng nghe – nói của từng học sinh
- Ngay từ đầu năm học, giáo viên cần tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí và năng lực ngôn ngữ của từng em, em nào có khả năng giao tiếp tốt, em nào còn rụt rè ít nói. Đối với những học sinh giao tiếp tốt, trong quá trình dạy học giáo viên đặt thêm các câu hỏi mở rộng để giúp các em phát triển năng lực giao tiếp. Đối với những học sinh thiếu tự tin, rụt rè, ít nói giáo viên chia nhỏ câu hỏi và tăng cường lượt hỏi, động viên kịp thời, ghi nhận những ý kiến dù nhỏ của các em; với những trường hợp các em nói quá nhỏ giáo viên cần sắp xếp chỗ ngồi hợp lí (cho các em ngồi bàn ở khoảng giữa lớp) và phân tích để các em hiểu rõ những hạn chế của việc trình bày rụt rè và âm lượng nhỏ sẽ dẫn tới việc người khác có thể không nghe rõ. Từ đó yêu cầu các em nói lại, ở mỗi lần nói lại thì yêu cầu các em nói to hơn, dần dần các em sẽ quen với âm lượng nói thế nào là đủ nghe. 2.2.2.Biện pháp 2: Phân bố thời gian hợp lí trong tiết dạy. Giáo viên cần xác định rõ hoạt động nghe nói là hai trong bốn hoạt động (nghe, nói, đọc, viết) quan trọng của môn Tiếng Việt vì vậy cần được quan tâm đúng mức. Trong giờ dạy Tiếng Việt lớp Một, giáo viên nên phân chia thời lượng rõ ràng phù hợp với từng hoạt động của bài để đảm bảo nội dung kiến thức được truyền đạt đúng, đủ và vừa sức đối với học sinh. Ví dụ: Khi dạy các bài ở sách Tiếng Việt 1 bộ sách Cùng học và phát triển năng lực thì giáo viên không được cắt xén thời gian hay lướt qua phần nghe nói mà phải dành thời gian cho các em hoạt động nhằm đảm bảo mục tiêu của phần này. 2.2.3. Biện pháp 3: Coi trọng phương pháp làm mẫu, sử dụng tranh ảnh, clip, vật thật. Lớp 1 là học sinh đầu cấp Tiểu học, tư duy của các em chủ yếu là trực quan, cụ thể do vậy giáo viên cần cho học sinh luyện theo mẫu, quan sát hình ảnh ( tranh, video, vật thật) để học sinh nghe lời kể mẫu, quan sát tranh và ghi nhớ từng sự việc của câu chuyện. Giáo viên cũng có thể tham gia với học sinh cùng đóng vai, cùng hỏi đáp, một câu chuyện nào đó để học sinh dễ dàng hình dung và làm theo. Trong các tiết học, giáo viên cần đầu tư sưu tầm thêm vật thật, tranh ảnh, video,... để minh họa cho bài dạy tạo hứng thú cho học sinh giúp các em tiếp thu bài một cách hiệu quả. Ví dụ: Trong bài 1D: d d sau khi cho học sinh quan sát tranh, giáo viên nêu yêu cầu của phần nghe nói trước khi học sinh thực hiện đóng vai theo nhóm thì giáo viên có thể gọi một em lên đóng vai người mua hàng còn mình đóng vai người bán hàng cho cả lớp quan sát và theo dõi. Thực hiện theo Thông tư 27/2020 của Bộ GD&ĐT về đánh giá thường xuyên, trong mỗi tiết học, mỗi hoạt động tôi tăng cường nhận xét học sinh bằng lời. Trong quá trình nhận xét giáo viên phải thực sự gương mẫu trong lời nói, nói đủ ý, diễn đạt gãy gọn . Phải hết sức cởi mở, thân thiện với các e,
- động viên, khích lệ để các em cố gắng. Như vậy thì hoạt động nghe nói của các em mới diễn ra một cách tự nhiên. Điều đó góp phần quan trọng để phát triển năng lực nghe nói cho học sinh . 2.2.4. Biện pháp 4: Thiết kế hệ thống câu hỏi theo cấu trúc từ dễ đến khó phù hợp với năng lực học tập của từng đối tượng học sinh trong lớp. Khi tổ chức đàm thoại ở lớp, giáo viên cần nêu yêu cầu, câu lệnh một cách rõ ràng cho mọi đối tượng đều nghe và hiểu được vấn đề mà giáo viên đặt ra. Giáo viên cần đặt câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh, không chỉ tập trung vào những học sinh hoàn thành tốt mà phải tạo điều kiện cho mọi đối tượng học sinh đều được tương tác với cô giáo và bạn. Đối với học sinh hoàn thành tốt, giáo viên cần đặt thêm các câu hỏi mở rộng, nâng cao để giúp các em phát triển năng lực tư duy. Đối với học sinh hoàn thành hoặc chưa hoàn thành, giáo viên cần dẫn dắt hệ thống câu hỏi, đơn giản, dễ hiểu để giúp các em giải quyết nhiệm vụ học tập. Từ đó giúp các em hứng thú học tập, tăng cường năng lực nghe – nói của bản thân. Ví dụ: Khi dạy hoạt động nghe nói ở bài 1C: ô ơ giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi dành cho mọi đối tượng trong lớp như sau: + Tranh vẽ gì ? (Tranh vẽ thầy cô giáo, học sinh, lá cờ) Dành cho học sinh trung bình yếu. + Mọi người trong tranh đang đứng trong tư thế như thế nào? (tư thế nghiêm)Dành cho học sinh trung bình yếu. + Mọi người trong tranh đang làm gì ? (đang tham gia lễ chào cờ) Dành cho học sinh khá + Hai bạn học sinh đang làm gì? (đang kéo cờ) Dành cho học sinh giỏi. Nếu các em trả lời đúng nhưng chưa thành câu, giáo viên chú ý uốn nắn sửa chữa ngay và cho học sinh nói lại để các em nhớ. Ví dụ: Khi giáo viên hỏi: + Bức tranh vẽ gì ? Học sinh trả lời: thầy cô giáo, học sinh Lúc này giáo viên yêu cầu học sinh nói lại cho thành câu như sau: + Bức tranh vẽ thầy cô giáo và các bạn học sinh). 2.2.5. Biện pháp 5: Nâng cao năng lực nghe nói cho học sinh thông qua hoạt động nhóm, đóng vai, trò chơi học tập, tạo cơ hội cho học sinh trao đổi, nhận xét, góp ý lẫn nhau. Khi tiến hành lập kế hoạch dạy học cho hoạt động nghe nói giáo viên phải xác định được hoạt động nói và hoạt động nghe luôn gắn với nhau như hai mặt của một tờ giấy. Do đó học sinh học nói đồng thời với học nghe trong mối quan hệ tương tác, mỗi em vừa là người nói đồng thời vừa là người
- nghe nên cần tăng cường tổ chức cho học sinh học theo nhóm, đóng vai, tổ chức, trò chơi. Việc học theo nhóm giúp các em tương tác lẫn nhau, trao đổi, đánh giá nhận xét lẫn nhau, hỗ trợ cùng nhau phát triển từ đó mở rộng vốn ngôn ngữ, nâng cao kĩ năng nghe – nói. Qua hoạt động đóng vai, học sinh sẽ phát triển tư duy sáng tạo, linh hoạt xử lý tình huống, diễn đạt bằng ngôn ngữ nói. Trò chơi học tập giúp các em hào hứng thi đua học tập lẫn nhau, tạo cơ hội cho các em phát triển năng lực nghe nói của mình một cách tự nhiên. Ví dụ: Khi dạy bài 14C: Ôn tập. Giáo viên tổ chức cho học sinh trò chơi: Nói nhanh tiếng chứa có vần kết thúc bằng ng hoặc ngh. Hoặc tổ chức các trò chơi khác phù hợp với nội dung của bài. 2.2.6. Biện pháp 6: Nêu gương và khen thưởng Tâm lí của học sinh Tiểu học rất thích được khen, thích được động viên nên giáo viên cần thường xuyên khen ngợi, khích lệ và nêu gương những em có kĩ năng nghe nói tốt để các bạn trong lớp noi theo. Bên cạnh giáo viên gần gũi luôn động viên, tạo cơ hội cho những em nói chưa lưu loát, dẫn dắt, mạnh dạn tự tin bày tỏ ý kiến trước lớp. Giáo viên có thể tặng một cây bút, một lá cờ hay một ngôi sao cho mỗi học sinh có những ý kiến đặc sắc, lời nhận xét hay. Thông qua biện pháp nêu gương, khen thưởng tạo cho các em động lực hứng thú trong học tập và phát triển năng lực nghe nói hiệu quả hơn. 2.2.7. Biện pháp 7: Phối hợp tốt với phụ huynh và các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tăng cường năng lực nghe nói cho học sinh. Giáo viên thường xuyên gặp gỡ, trao đổi thông tin kịp thời với phụ huynh thông qua nhiều kênh như trực tiếp, qua điện thoại từ đó tác động tích cực để gia đình nhận thức một cách đúng đắn về tầm quan trọng của việc hình thành và phát triển kĩ năng nghe nói. Bên cạnh việc giáo dục, động viên các em thì phụ huynh phải thực sự gương mẫu trong lời ăn tiếng nói hằng ngày với trẻ con, trong việc lắng nghe người khác nói và lắng nghe tâm sự của con, nói năng có chừng mực, lịch sự, nhã nhặn với mọi người xung quanh để các em học tập, noi theo. Phối hợp tốt vơi Liên đội và Thư viện để tổ chức các sân chơi cho các em như: Trại đọc, Thi kể chuyện….. Gia đình, nhà trường và xã hội là cầu nối giúp các em phát triển năng lực nghe nói, hoàn thành nhiệm vụ học tập tốt hơn. 3. Kết quả, hiệu quả mang lại: Bằng tâm huyết của mình tôi đã thực hiện tốt các biện pháp đã đề ra, qua thời gian thực hiện kết quả đạt được rất khả quan. Giờ đây trong hoạt động nghe nói phần lớn các em đã tự giác giơ tay để phát biểu, nói đủ nghe, diễn đạt vấn đề khá gãy gọn, những em trước đây còn hạn chế về năng lực
- nghe nói nay đã nói được thành câu đơn giản và giải thích sự việc theo ý hiểu của mình chứ không rụt rè, nhút nhát như trước. Đó là điều làm cho tôi cảm thấy rất vui vì việc sử dụng các biện pháp trên đã đáp ứng được mục tiêu của môn Tiếng Việt, tạo điều kiện cho các em học tốt các môn học khác và ở bậc học cao hơn. Sau đây là bảng so sánh đánh giá chất lượng vềnăng lực nghe nói của học sinh trước và sau khi áp dụng sáng kiến: Số học sinh Số học sinh Số học sinh Số học sinh nghe nói mạch nghe nói nghe nói nhút nhát, ít Năm học TS lạc, diễn đạt đủ ý chưa đủ ý phát biểu tốt SL % SL % SL % SL % 01/10/ 2020 32 5 15.6 7 21.9 14 33.7 6 18.8 (Trước khi áp dụng) 30/01/ 2020 32 10 31,2 15 46.9 4 12.5 3 9,4 (Sau khi áp dụng) 3. PHẦN KẾT LUẬN: 3.1.Ý nghĩa của biện pháp: "Nâng cao năng lực nghe – nói thông qua môn Tiếng Việt cho học sinh lớp Một " là một nội dung hết sức mới mẻ đối với bộ sách giáo khoa mới này. Nó có tác dụng tốt trong việc hình thành năng lực giao tiếp cho học sinh, góp phần hoàn thiện bản thân các em. Một tiền đề vô cùng quan trọng để các em học tập các môn học khác, các lớp học trên cũng như giao tiếp hằng ngày. Đồng thời cũng góp phần vào thực hiện thành công việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018. 3.2. Kiến nghị, đề xuất: * Đối với nhà trường: Tăng cường dự giờ thăm lớp, bồi dưỡng thêm về đổi mới phương pháp dạy học lớp Một. * Đối với Phòng Giáo dục: Tổ chức nhiều hơn các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học lớp Một (Nhất là chuyên đề môn Tiếng Việt) để GV giữa các trường được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện trong thời gian qua. Mặc dù bước đầu đã có những kết quả khá khả quan song bởi đây là năm đầu tiên thực hiện đổi mới chương trình nên việc dạy và học phần nào còn bỡ
- ngỡ và chắc chắn những biện pháp mà tôi đã áp dụng cũng không tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý Ban giám khảo và các đồng chí đồng nghiệp để các biện pháp trên được hoàn thiện hơn, được chia sẻ và áp dụng rộng rãi nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng đúng như quan điểm và định hướng đổi mới mà chương trình GDPT 2018 đã đề ra. Tôi xin chân thành cảm ơn !
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2237 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 216 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 65 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn