Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tạo hứng thú học tập trong phân môn Tập làm văn lớp 4
lượt xem 7
download
Sáng kiến đưa ra những giải pháp tối ưu như: Làm cho học sinh biết được mục tiêu, lợi ích của bài học; Tạo ra hệ thống bài tập viết câu sinh động, giàu cảm xúc; Cung cấp kiến thức để giúp các em thấy được vẻ đẹp và khả năng kì diệu của Tiếng Việt; Vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tạo hứng thú học tập trong phân môn Tập làm văn lớp 4
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM TRỰC TRƯỜNG TIỂU HỌC NAM LONG BÁO CÁO SÁNG KIẾN (DỰ THI CẤP TỈNH ) MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 4 Tác giả: BÙI THỊ THU THỦY Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường Tiểu học Nam Long Xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định Nam Thanh, tháng 5 năm 2019 1
- MỤC LỤC I. Mô tả hoàn cảnh tạo ra sáng kiến 4 II. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 5 III. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 9 1. Vai trò của hứng thú học tập 9 2. Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh 10 khi học Tập làm văn Biện pháp 1: Làm cho học sinh biết được mục tiêu, lợi ích của bài 10 học Biện pháp 2: Tạo ra hệ thống bài tập viết câu sinh động, giàu 12 cảm xúc Biện pháp 3: Cung cấp kiến thức để giúp các em thấy được vẻ 15 đẹp và khả năng kì diệu của Tiếng việt Biện pháp 4: Đổi mới cách ra đề Tập làm văn 18 Biện pháp 5: Vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức 20 tổ chức dạy học 1. Phương pháp quan sát 20 2. Phương pháp trò chơi học tập 22 3. Vận dụng một số hình thức dạy học tích cực 24 3.1. Tổ chức dạy học theo nhóm 24 3.2. Tổ chức dạy học ngoài không gian lớp học 26 3.3. Tổ chức dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm 30 Biện pháp 6: Tích hợp các nội dung học tập từ các môn học khác 31 IV. Hiệu quả do sáng kiến đem lại 32 1. Hiệu quả về mặt kinh tế 32 2. Hiệu quả về mặt xã hội 32 V. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền 35 2
- THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp tạo hứng thú học tập trong phân môn Tập làm văn lớp 4 ” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Đề tài nghiên cứu về “Một số biện pháp tạo hứng thú học tập trong phân môn Tập làm văn lớp 4 ” nhằm mang lại hiệu quả cao trong dạy học Tập làm văn lớp 4 3. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 5 năm 2019 4. Tác giả: Họ và tên: Bùi Thị Thu Thủy Năm sinh: 26/3/1996 Nơi thường trú: Nam Thanh - Nam Trực - Nam Định Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Tiểu học Nam Long Địa chỉ liên hệ: Trường Tiểu học Nam Long Xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Điện thoại: 0333581113 Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Tên đơn vị: Trường Tiểu học Nam Long Địa chỉ: Xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định 3
- Điện thoại: 0872582555 I. Mô tả hoàn cảnh tạo ra sáng kiến Trong chương trình Tiểu học, Tiếng việt là một trong những bộ môn giữ vai trò đặc biệt quan trọng, cung cấp cho học sinh kiến thức phổ thông về ngôn ngữ - phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Đồng thời ngôn ngữ cũng chính là phương tiện hữu hiệu nhất giúp học sinh học tập, khám phá, tích lũy kiến thức, hình thành các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống. Có thể nói, Tiếng việt là công cụ số một, là chìa khóa mở đường cho học sinh học tập các môn học khác. Bên cạnh đó, môn Tiếng việt trong bậc Tiểu học còn giúp cho học sinh bước đầu hiểu được giá trị đặc sắc của nghệ thuật, biết thưởng thức cái hay, cái đẹp và hình thành, phát triển cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp. Trong học tập Tiếng việt thì phân môn Tập làm văn là phân môn nối tiếp một cách tự nhiên các bài học, mang tính chất thực hành toàn diện, tổng hợp và sáng tạo nhằm giúp học sinh vận dụng vốn từ đã tích lũy được để viết văn. Vậy muốn học tốt phân môn Tập làm văn, trước hết mỗi học sinh cần phải say mê, hứng thú với môn học. Thật vậy, hứng thú làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức, phát triển sự sáng tạo nhờ đó mà kiến thức tiếp thu được vừa mang tính tự nhiên lại được khắc sâu. Do vậy mỗi giáo viên phải không ngừng học hỏi, suy nghĩ để tìm ra các phương thức, những con đường thuận lợi để đạt được mục đích đó. Nhưng làm thế nào để tạo được hứng thú học tập cho học sinh, đối với giáo viên Tiểu học điều đó khá khó khăn vì học sinh tiểu học có nhiều đặc điểm về tâm sinh lí cũng như nhận thức của các em rất khác nhau. Đặc biệt đối với học sinh lớp 4, hứng thú của các em mang tính bền vững hơn thì bồi dưỡng hứng thú học tập nói chung và hứng thú trong học Tập làm văn nói riêng là điều vô cùng quan trọng. 4
- Qua thực tế trực tiếp giảng dạy và dự giờ thăm lớp của bạn bè đồng nghiệp bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm khi dạy học Tập làm văn cho học sinh lớp 4 nên tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện pháp tạo hứng thú học tập trong phân môn Tập làm văn lớp 4” II. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Theo yêu cầu của chương trình, để giúp các em thực hành rèn luyện kĩ năng nói, viết nhằm phục vụ tích cực cho việc học tập, giao tiếp, ứng xử thì nội dung các bài học Tập làm văn ở lớp 4 sẽ hướng dẫn các em viết bài văn kể chuyện, bài văn miêu tả hay giới thiệu địa phương hoặc điền vào giấy tờ in sẵn. Trong phân môn Tập làm văn thì viết văn là yêu cầu cốt lõi. Nhờ viết bài mà học sinh hiểu sâu sắc hơn bản chất của các tri thức được học từ phân môn Tập làm văn đồng thời học sinh sẽ vận dụng vốn từ ngữ được học từ phân môn Luyện từ và câu, vận dụng vốn sống thực tế, vốn kiến thức từ các môn học khác của mình để viết bài. Bài văn đó chính là sản phẩm phản ánh rõ nét nhất kiến thức học sinh nắm được và các kĩ năng khi sử dụng Tiếng việt của học sinh. Mục đích của việc dạy Tập làm văn ở lớp 4 là giúp học sinh có thói quen quan sát, biết phát hiện những điều mới mẻ, thú vị về thế giới xung quanh; biết truyền những rung cảm của mình vào đối tượng miêu tả; biết sử dụng những từ ngữ có giá trị biểu cảm, những câu văn sáng rõ về nội dung, chân thực về tình cảm. Một bài văn hay là một bài văn mà khi đọc, người đọc thấy hiện ra trước mắt mình: con người, cảnh vật, đồ vật,…cụ thể, sống động như nó vẫn tồn tại trong thực tế cuộc sống. Như vậy, có thể xem văn miêu tả là một bức tranh về sự vật bằng ngôn từ. Và để làm tốt một bài văn miêu tả, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học. Kiến thức của các môn học này cộng với vốn sống thực tế sẽ giúp học sinh trình bày suy nghĩ của mình một cách mạch lạc và sống động. Qua đó, bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất nước, vốn sống, vốn ngôn ngữ và khả năng giao tiếp. 5
- Trên thực tế, việc dạy và học phân môn Tập làm văn ở tiểu học hiện nay còn rất nhiều vấn đề bất cập. Đây quả là một phân môn khó, đòi hỏi học sinh phải tổng hợp được kiến thức, phải thể hiện sự rung cảm cá nhân, phải biết thể hiện Tiếng việt một cách trong sáng. Về phía Giáo viên - Khi dạy học phân môn Tập làm văn, giáo viên thường chỉ hướng dẫn học sinh một cách chung chung và để học sinh tự mày mò, các hoạt động học chưa được tổ chức linh hoạt, tạo được sự hấp dẫn với học sinh. - Trong kiểm tra, đánh giá học sinh nhiều giáo viên còn quá khắt khe hay thường nhắc đi nhắc lại sai lầm của học sinh làm cho các em trở nên rụt rè, thiếu tự tin và mất đi hứng thú, thậm chí là ngại học môn Tiếng việt. Về phía học sinh - Khả năng diễn đạt thành lời của học sinh chưa tốt, vốn từ còn hạn chế và đặc biệt các em không được tiếp xúc nhiều với các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. - Tính thụ động của học sinh còn cao, ở lớp 3 học sinh mới được thực hành viết đoạn văn nhưng đến lớp 4 học sinh sẽ phải viết bài văn là chủ yếu. Chính vì thế, nhiều em còn ngại viết. - Nhiều học sinh bị ảnh hưởng của thiết bị công nghệ đến thói quen đọc của mình. Việc đọc sách của các em hiện nay cũng đang bị xem nhẹ. Phần lớn học sinh tiểu học ít quan tâm đến việc đọc và có đọc thường là truyện tranh, thậm chí có những truyện tranh không mang tính giáo dục. Việc giao tiếp với bố mẹ, với những người thân trong gia đình và cộng đồng cũng rất hạn chế. Cho nên vốn liếng về cuộc sống, về Tiếng việt của các em tiểu còn ít. Chính điều này đã tác động không nhỏ đến hứng thú học văn của học sinh. - Khi viết bài văn học sinh thường mắc những lỗi cơ bản như sau: 1. Bài văn có lối mở bài và kết bài khuân mẫu Ví dụ: Với đề bài “ Em hãy tả lại cây bàng trên sân trường.” 6
- Học sinh thường mở bài và kết bài như sau: Mở bài: “Trên sân trường có rất nhiều loài cây nhưng em thích nhất là cây bàng.” Kết bài: “Em rất thích cây bàng này. Em hứa sẽ chăm sóc nó thật cẩn thận.” Và nếu đề bài có thay đổi đối tượng miêu tả như cây ăn quả, hay một loài hoa thì cây cam, cây bưởi hay cây hoa hồng hoặc hoa cúc,… sẽ trở thành loài cây, loài hoa các em yêu thích nhất. Cách mở bài, kết bài này không chỉ được áp dụng với bài văn miêu tả cây cối mà còn áp dụng cả với bài văn miêu tả đồ vật, con vật. Điều này cho thấy một lối mòn, một hình thức khuân mẫu trong cách viết văn của học sinh. Cách mở bài, kết bài này có thể áp dụng đại trà và dễ dàng cho học sinh tuy nhiên tính sáng tạo của học sinh là chưa có. 2. Bài văn của học sinh còn mang tính chất liệt kê Khi viết văn học sinh có thói quen quan sát sự vật và viết lại theo cách liệt kê, kể lại các bộ phận, hay các sự việc chưa thể hiện rõ nét nổi bật riêng của vật, chưa thể hiện được xúc cảm của mình. Ví dụ: Khi tả lại quyển sách của mình học sinh viết: “ Quyển sách của em hình chữ nhật. Chiều dài 30cm, chiều rộng 18cm. Bên ngoài có bìa màu vàng. Dày 180 trang.” Hay khi tả cây bàng học sinh viết: “ Cây bàng cao đến tầng hai. Thân cây to, nhiều cành. Tán lá xum xuê. Lá cây màu xanh.” Các câu văn trên rõ nghĩa, diễn đạt đúng ý. Nhưng nếu học sinh viết cả một bài văn miêu tả với hình thức liệt kê các bộ phận của vật thì bài văn sẽ khô khan, không hề có yếu tố miêu tả, không có cảm xúc của người viết. Như vậy, người đọc cảm thấy bài văn có gì đó không ổn và cũng không cảm nhận hết được nét riêng biệt, nét đẹp nổi bật của vật. 3. Lỗi đặt câu, cách dùng từ, diễn đạt câu học sinh 7
- Trước khi có một bài văn hay thì trước hết bài văn đó phải trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt câu hay lỗi hình ảnh nhưng trên thực tế thì không phải học sinh nào cũng có thể diễn đạt hết ý của mình thành lời. 4. Lỗi ngữ pháp Câu không có đủ thành phần: - Những bông hoa trong vườn. - Trên cánh đồng làng, chạy dọc theo con sông. - Khi mùa xuân đến. Câu thừa thành phần lặp lại thành phần không cần thiết: - Nhà em nuôi rất nhiều con vật nhưng em vẫn thích chú mèo nhà em. - Quyển sách Tiếng việt đối với em là một người bạn thân thiết của em. Câu không phân định thành phần: - Em phải giữ gìn chiếc bút thật cẩn thận đặt vào trong hộp. - Em thấy rất có ích đọc câu chuyện này. - Kỉ niệm về chú gấu bông bố đã tặng sinh nhật. 5. Lỗi về nghĩa Câu sai về nghĩa: - Con mèo nhà em to bằng chai coca gần 1 tạ. Câu không có sự tương hợp về nghĩa: - Chú chó có bốn chân cao, chắc khỏe nhưng nó chạy rất nhanh - Từ nhà em đến trường không xa nhưng đó là một con đường xa đầy thơ mộng. 6. Lỗi dùng từ: - Mặt mẹ ướt đẫm mồ hôi. - Chú Tư có một vầng trán rộng, lồi lên. 8
- - Đầu của nó giống chiếc yên xe đạp. Hai tai của nó như hai chiếc lá. Đôi mắt của nó màu đen. Râu của nó dài. - Chú mèo nhà em bắt chuột rất giỏi. Nó bắt chuột để nhà em không còn con chuột nào. 7. Lỗi hình ảnh: - Chú chó hàm răng trắng muốt và có những chiếc răng nanh sắc nhọn giống với một chiếc răng của em” Từ thực trạng trên thì việc đưa ra “Một số biện pháp tạo hứng thú học tập trong phân môn Tập làm văn lớp 4” là một việc làm vô cùng cần thiết giúp các em hứng thú hơn trong học tập môn Tiếng việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. III. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 1. Vai trò của hứng thú học tập Để thực hiện được vấn đề trên thì ngoài nhiệm vụ cung cấp và hình thành tri thức Tiếng việt thì cần phải tạo được hứng thú, niềm vui cho các em khi học Tiếng việt nói chung và Tập làm văn nói riêng. Học sinh chỉ có thể viết bài văn, sáng tạo hay sử dụng những hình ảnh đặc sắc, thú vị làm người đọc cảm thấy chân thực, sống động khi học sinh thật sự cảm thấy thích thú. Chính vì thế, việc tạo hứng thú cho học sinh khi viết văn là hết sức quan trọng Hứng thú là một thuộc tính tâm lí - nhân cách của con người. Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, không có việc gì người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. M.Gorki từng nói: Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc. Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo.Trong khi đó, việc khảo sát thực tế dạy học ở trường tiểu học đã cho thấy nhiều học sinh không có hứng thú trong học tập. Điều này được xem như là một biểu hiện cũng là nguyên nhân cơ bản làm cho bài viết của học sinh rất khô khan và không có cảm xúc. 9
- Khổng Tử từng nói: “Biết mà học, không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui mà học.” Niềm vui và sự ham thích sẽ là một động lực lớn giúp học sinh có lòng say mê văn học, có hứng thú với Tiếng việt, các em yêu thích thơ ca, ham mê đọc sách, thích nghe kể chuyện và sẽ vượt qua khó khăn để vươn lên trong học tập. Xuất phát từ những cơ sở đó, thầy cô giáo phải có những nỗ lực để phát huy hết khả năng của mình. Trong mỗi giờ lên lớp, các hoạt động dạy – học phải được tổ chức linh hoạt tạo sự hấp dẫn, thích thú với học sinh để các em yêu thích, say mê môn học. Phân môn Tập làm văn giúp các em mở rộng thêm vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ và hình thành nhân cách cho học sinh. Vậy nên việc bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh khi học Tập làm văn là một điều hết sức quan trọng góp phần nâng cao năng lực của học sinh. 2. Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh khi học Tập làm văn Biện pháp 1: Làm cho học sinh biết được mục tiêu, lợi ích của bài học Hứng thú học tập trước hết được tạo ra bằng cách làm cho học sinh ý thức được lợi ích của việc học để tạo động cơ học tập. Mục tiêu này có thể được trình bày một cách tường minh ngay trong tài liệu học tập (như cách trình bày của tài liệu hướng dẫn học của dự án Mô hình trường học mới Việt Nam) hoặc có thể trình bày thông qua các tình huống dạy học cụ thể. Với mỗi bài học cụ thể, giáo viên cần giúp cho học sinh nhận ra tính lợi ích của một nội dung nào đó. Chẳng hạn, sự cần thiết của dấu phẩy sẽ được làm rõ khi chỉ ra sự khác nhau về nghĩa của hai câu: Đêm hôm, qua cầu gãy và Đêm hôm qua, cầu gãy. Tính lợi ích của một nội dung dạy học cũng được thể hiện rõ khi chúng ta đặt ra sự đối lập giữa “có nó” và “không có nó”, ví dụ: Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta không có chữ viết? Chuyện gì sẽ xảy ra 10
- khi chúng ta không có những từ đồng nghĩa, không có câu ghép, không có các dấu câu?... Khi dạy bài Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả, giáo viên có thể đi sâu vào phân tích lợi ích, tác dụng của cách mở bài gián tiếp so với cách mở bài trực tiếp. Ví dụ : Với đề bài: “Em hãy tả con vật mà em yêu thích nhất.” Giáo viên đưa ra hai mở bài theo cách trực tiếp và gián tiếp để học sinh so sánh và đánh giá: Mở bài trực tiếp: “ Nhà em nuôi rất nhiều con vật nhưng em thích nhất là chú gà trống.” Mở bài gián tiếp: “ Phương đông vừa ửng hồng, không gian vẫn còn mở ảo bởi màn sương đêm. Bỗng một tiếng gáy oai phong vang động xé tan không khí tĩnh lặng của buổi sớm mai: Ò…ó…o…o…làm cho mọi vật bừng tỉnh giấc. Đó chính là tiếng gáy của chú gà trống nhà em – một người bạn đặc biệt đã gắn bó với em nửa năm nay. Rõ ràng, cả hai cách mở bài đều giới thiệu chú gà trống. Tuy nhiên, với cách mở bài thứ hai chú gà trống được giới thiệu ấn tượng hơn, tình cảm đối với vật nuôi cũng được bộc lộ một cách gần gũi, thân thiết hơn. Vì thế, đoạn văn trở nên hay hơn, và chắc chắn tạo được ấn tượng cho người đọc. Qua ví dụ này, học sinh sẽ thấy rõ được tác dụng, lợi ích của việc mở bài gián tiếp trong bài văn, từ đó có ý thức lựa chọn cách viết sao cho ấn tượng. Như vậy, làm cho học sinh ý thức được lợi ích của việc học để tạo động cơ học tập là một việc cần thiết giúp nâng cao hứng thú học tập cho các em. 11
- Biện pháp 2: Tạo ra hệ thống bài tập viết câu sinh động, giàu cảm xúc Trong văn miêu tả, thường xuất hiện các lớp từ có giá trị hình tượng, có giá trị biểu cảm như từ láy, các tính từ. Chúng là thế mạnh đặc trưng của Tiếng Việt và là phương tiện miêu tả hiệu quả. Từ láy luôn có giá trị gợi tả. Khi dạy học sinh viết văn miêu tả, giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng có hiệu quả các từ tượng thanh như: tiếng gió vi vu, lao xao, xào xạc,…; tiếng mưa lộp bộp, tí tách, long bong, …; tiếng nước chảy róc rách, ào ào, tí tách,…và thế giới âm thanh xung quanh các em tiếng gà gáy, tiếng chim hót, tiếng lợn ủn ỉn, tiếng bát đũa va vào nhau, tiếng người cười nói,… Đồng thời, giáo viên cần hướng dẫn học sinh vận dụng tốt các từ ngữ có giá trị tượng hình như: đỏ chon chót, đỏ mọng, sâu hun hút, xanh ngăn ngắt, sâu thăm thẳm, rộng mênh mông,…Các tính từ chỉ màu sắc như: vàng óng, vàng hoe, vàng xuộm, vàng lịm, vàng ối,…; xanh um, xanh thẳm, xanh trong, xanh lét,…; đỏ ối, đỏ chon chót, đỏ hoe,… tím ngắt, tím biếc, tím hoa cà,… Các tính từ chỉ mùi vị: thơm ngát, thơm nức, thơm thoang thoảng, thơm ngan ngát,…Thế giới âm thanh, hình tượng và màu sắc tạo cho bài văn miêu tả của các em thật hơn, sinh động hơn, đóng góp một phần không nhỏ làm nên vẻ đẹp bài văn. Nội dung dạy học Tập làm văn được chia ra rất nhiều cấp độ. Để giúp học sinh viết tốt, giáo viên phải giúp các em nắm vững các mạch kiến thức - kĩ năng, các kiến thức về từ vựng ( từ đơn, từ ghép, từ láy hay các từ vựng liên quan đến mỗi chủ điểm,…) cho đến câu, đoạn văn, bài văn. Vì vậy giáo viên cần tạo ra một hệ thống bài tập viết câu giúp học sinh biết sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh để viết câu. Khi giáo viên tạo ra hệ thống bài tập cho học sinh cần tăng dần mức độ từ đễ đến khó. Bài tập 1: Chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống sao cho thích hợp 12
- Dạo ấy là ………………. Nắng gay gắt. Cây cối thu mình,……………..dưới sự hun đốt giận dữ của mặt trời. Thế mà Chuối con vẫn xanh ……………… nhờ bầu sữa …………… của mẹ. Chẳng mấy chốc, nó đã to lớn,………….. ( mơn mở, héo quắt, phông phao, ngọt lành, mùa hạ ) Bài tập 2: Trong những câu văn dưới đây có những lỗi sai, em hãy sửa lại cho đúng. a) Nàng xuân huy hoàng đã gõ cửa mỗi nhà. b) Núi non tươi đẹp làm say đắm lòng người . c) Những tia nắng xuân đầu tiên ấy như những ngón tay hồng nhanh nhẹn gõ cửa đánh thức vạn vật, muôn loài bừng giấc. d) Cây cối xanh mơn mởn xào xạc trước gió. Bài tập 3: Viết tiếp từ ngữ hoặc câu văn vào chỗ trống để hoàn thành các đoạn văn sau a) Đàn gà trông thật……………………… Chúng kêu và chạy quanh ………………………….. Đôi mắt chúng …………………………….. Đôi chân của những chú gà …………………………………………. Cái mỏ của chúng giống như là ……………………………. Trông đàn gà còn bé bỏng, tôi lại nghĩ …………………………………………….. b) Nhìn từ xa, cây chuối như ………………………………….. Thân cây cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành, chung quanh là mấy cây con đứng sát lại thành bụi trông như ………………………………….. Gốc cây khá to, rễ bám chặt vào đất, thỉnh thoảng có mấy chiếc rễ con nổi lên, giống như…………………………………………………… Bên cạnh đó, từ một ý cho trước hay từ một câu đơn (chỉ có một cụm chủ ngữ, vị ngữ), giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tập mở rộng câu bằng cách 13
- thêm các thành phần phụ cho câu như: trạng ngữ, bổ ngữ, động từ, tính từ, từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh,…Sử dụng các hình ảnh, chi tiết sinh động biểu cảm; các biện pháp nghệ thuật như: nhân hoá, so sánh, điệp từ, điệp ngữ, hoán dụ, phóng đại,…làm cho cách diễn đạt câu văn, đoạn văn, thêm cụ thể, sống động giúp người đọc như cùng cảm nhận với mình. Bài tập luyện viết câu sẽ giúp học sinh có ý thức viết văn ngày càng chặt chẽ về hình thức, ngữ pháp đến nội dung chính xác, sinh động, giàu xúc cảm,… Sau đây là một số bài tập viết câu văn sinh động: Bài tập 1: Từ những câu văn đã cho, viết lại cho sinh động, gợi cảm xúc bằng cách thêm biện pháp nghệ thuật: a) Gà mẹ xòe rộng đôi cánh ra b) Chiếc bảng đen xinh xắn c) Bông hoa xinh đẹp d) Mặt biển trong xanh e) Những đám mây trắng xóa f) Mùa xuân đã đến g) Hoa cau trắng muốt h) Hoa bưởi ngát dịu Bài tập 2: Viết tiếp đoạn mở bài cho bài văn a) Khi tả lại một cây ăn quả mà em yêu thích nhất, một bạn học sinh đã viết đoạn mở bài như sau: Khu vườn nhà em không rộng lắm nhưng cũng hội tụ khá nhiều loại cây. Cây nhãn là cây cao lớn nhất khu vườn. Tán nó xòe rộng, che mát cả một khoảng vườn lớn. Đứng cạnh cây nhãn là cây hồng xiêm. Hồng xiêm lá xanh um, quả ngọt lịm, […] 14
- Em hãy giúp bạn hoàn thành đoạn mở bài trên. b) Với đề bài: Tả lại một con vật nuôi trong nhà Quanh ta mọi vật đều có ích. Chú gà trống gáy vang báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Chú chó là một người lính kiên trì và dũng cảm, […] c) Đề bài: Tả lại một loài hoa trong vườn nhà em. Mùa xuân đến, hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe sắc. Hoa nào cũng đẹp […] Biện pháp 3: Cung cấp kiến thức để giúp các em thấy được vẻ đẹp và khả năng kì diệu của cách dùng từ trong Tiếng việt. Ngoài việc dạy học sinh cách dùng từ, cách viết câu thì trong giảng dạy giáo viên cần cho học sinh nhận thấy vẻ đẹp của ngôn từ, sự phong phú của Tiếng việt. Không có con đường nào tốt hơn để làm nảy sinh và duy trì hứng thú của học sinh với Tiếng Việt và văn học ngoài cách giúp các em thấy được sự thú vị, vẻ đẹp và khả năng kì diệu của Tiếng việt. Hứng thú của học sinh cũng được khơi dậy từ việc chỉ ra vẻ đẹp của một từ, cái hay của một tình tiết truyện, chẳng hạn: Tiếng hót của chim chiền chiện không phải “ríu rít”, “thánh thót” mà “ngọt ngào”, “long lanh”, “chan chứa” thì mới gây ấn tượng. Hoa sầu riêng nở “tím ngát” chứ không phải chỉ “tím ngắt” hay “ngan ngát”. Như thế cả màu hoa, hương hoa đều được thể hiện chỉ qua một từ ngữ. Trong phân môn Tập làm văn, sự kì diệu của Tiếng việt thể hiện ở chỗ, với cùng một nội dung thông báo, song mỗi cách viết lại có một cách hiểu khác nhau. Ví dụ: Giáo viên cho học sinh so sánh cách dùng từ - Chim họa mi hót líu lo trong vườn. ( thể hiện sự thuần túy ) 15
- - Tiếng hót trong trẻo của chim họa mi làm rộn ràng không gian yên lặng của khu vườn. ( thể hiện sự trong sáng, vui tươi ) Như vậy, ý của câu văn hoàn toàn phụ thuộc vào ngụ ý của người viết. Với mỗi một cách diễn đạt khác nhau lại cho một giá trị biểu cảm khác nhau. Trong các tiết Tập đọc, trước khi cho học sinh tìm hiểu nội dung bài giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh luyện đọc nhiều lần: đọc mẫu, luyện phát âm, luyện đọc đoạn, đọc toàn bài, đọc diễn cảm qua việc tiếp xúc với tác phẩm học sinh sẽ nhận thấy cái hay, cái đẹp trong cách dùng từ, cách miêu tả và cảm nhận của tác giả. Ví dụ 1: Trong bài Đường đi Sa Pa (TV4, tập 2) Ở đoạn thứ ba nhà văn Nguyễn Phan Hách tả lại phong cảnh ở Sa Pa như sau: Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý. Tác giả sử dụng biện pháp điệp từ “ Thoắt cái” để người đọc có thể cảm nhận được hết như thay đổi nhanh chóng của thời tiết ở Sa Pa, cùng với đó là biện pháp đảo ngữ được sử dụng để nhấn mạnh vẻ đẹp đặc biệt một ngày có bốn mùa ở Sa Pa. Ví dụ 2: Trong bài Tập đọc “Sầu riêng” Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Tác giả quan sát và cảm nhận hết sức tinh tế. Mùi hương của hoa sầu riêng ngan ngát tỏa khắp một khu vườn như là sự hòa quyện giữa hương cau và 16
- hương bưởi vừa có sự dịu mát, ngọt ngào vừa có sự ngào ngạt quyến rũ hết sức đặc biệt. Hay trong giờ Tập làm văn, giáo viên có thể cho học sinh đọc những đoạn văn hay. Ví dụ 1: Khi cho học sinh ôn tập về tả cây cối, giáo viên có thể cho học sinh đọc những đoạn văn hay tả các bộ phận của cây như đoạn văn tả cây bàng của nhà văn Đoàn Giỏi: “Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhin cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gợi lên chất liệu gì không? Chất sơn mài …” Ví dụ 2: Đoạn văn tả quả cà chua rất sinh động của nhà văn Ngô Văn Phú: “ Đêm huyền diệu đã rủ hoa cà chua lặn theo vòng thời gian chuyển vần. Hoa biến đi để cây tạo ra những chùm quả nõn chung màu với cây với lá. Cà chua ra quả, xum xuê, chi chít, quả lớn quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con. Quả một, quả chùm, quả sinh đôi, quả chùm ba, chùm bốn. Quả ở thân, quả leo nghich ngợm lên ngọn làm ỏe cả những nhánh to nhất. Nắng đến tạo vị thơm mát dịu dần trong quả. Mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiền dịu. Cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây nhỏ bé, gọi người đến hái. Màu đỏ là màu nhận ra sớm nhất. Những quả cà chua đầu mùa gieo sự náo nức cho mọi người.” 17
- Ra hoa rồi kết quả. Đây là một sự phát triển tự nhiên của cây cối nhưng qua cái nhìn của nhà văn thì đây là một sự chuyển vần theo vòng thời gian hết sức huyền diệu. Việc thường xuyên cho học sinh tiếp xúc với những đoạn văn, bài văn hay, những mẫu hình sử dụng ngôn từ chuẩn mực như vậy sẽ làm các em cảm nhận được vẻ đẹp, sự phong phú muôn hình của Tiếng việt, sẽ học được cách sử dụng từ ngữ, cách diễn đạt, cách quan sát và miêu tả các sự vật, hiện tượng. Ngoài ra, các em còn cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và tích lũy được kiến thức về các sự vật, hiện tượng của cuộc sống vận dụng linh hoạt khi tả hoặc kể. Từ đó, hình thành hứng thú học tập cho các em một cách tự nhiên và bền vững. Biện pháp 4: Đổi mới cách ra đề tập làm văn Với phân môn Tập làm văn, để kích thích hứng thú, sự tò mò của học sinh, ta có thể thay đổi cách ra đề. Bỏ cách ra đề chung chung, đơn điệu giáo viên nên ra đề rõ ràng, gần gũi với học sinh có tính ứng dụng liên hệ thực tế cao. Ví dụ 1:Với văn miêu tả con vật. Giáo viên có thể ra đề như sau: “ Mèo con cuộn tròn lăn lông lốc rồi chạm bịch vào gốc cau. “Rì rào, rì rào, con mèo nào mới về thế?” – Cây cau lắc lư chỏm lá tít trên cao hỏi xuống. “ Rì rào, rì rào, chú bé leo lên đây nào!” Mèo con ôm lấy thân cau, trèo nhanh thoăn thoắt. Nó ngứa vuốt cào cào thân cau sồn sột. “ Ấy, ấy! Chú làm xước cả mình tôi rồi. Để vuốt sắc mà bắt chuột chứ.” Em hãy tả lại hoạt động của chú mèo. Ví dụ 2: Với đề bài “ Tả lại loài hoa sen” GV có thể ra đề: 18
- Sen hồng, sen trắng, sen vàng Chung hương thơm ngát khẽ khàng vương vương Lắng sây về chốn ngọn nguồn Từ miền bùn tối ủ hương dâng đời Từ ý thơ trên, em hãy tả lại hoa sen. Ví dụ 3: Khi kể lại câu chuyện theo vai nhân vật, Giáo viên có thể thay cách đề bài “Em hãy kể lại câu chuyện “Ở vương quốc Tương lai” theo nhân vật Tin-tin hoặc Mi-tin bằng cách mở bài mang tính gợi ý như sau: “Tin – tin và Mi – tin được một bà tiên giúp đỡ, đã vượt qua nhiều thử thách, đến nhiều xứ sở để tìm con Chim Xanh về chữa bệnh cho một bạn hàng xóm. Hai bạn đã tới được Vương quốc Tương lai – nơi có rất nhiều điều thú vị và được trò chuyện với những người bạn sắp ra đời. Em hãy đặt mình trong vai Tin – tin hoặc Mi - tin để kể lại câu chuyện trên và nói lên cảm nghĩ của mình khi được khám phá Vương quốc Tương Lai – nơi mà những ước mơ về cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc thành hiện thực”. Ví dụ 4: Hay khi muốn yêu cầu học sinh tả lại tấm lịch treo tường, giáo viên có thể ra đề: “Vào dịp năm mới, mỗi gia đình đều mua một tấm lịch vừa để trang trí nhà cửa, vừa để xem ngày tháng. Có nhiều tấm lịch treo tường khác nhau, mỗi tấm lịch là một tác phẩm nghệ thuật. Có tấm lịch nhiều tờ, mỗi tờ là một bức tranh đẹp: tranh phong cảnh, tranh hoa, tranh con vật, tranh tĩnh vật,… Có tấm lịch bìa cứng màu đỏ tươi với những chữ Hán mạ vàng và cả hình ba ông Phúc, Lộc, Thọ… Em hãy viết bài văn tả một tấm lịch treo tường mà em thích nhất.” 19
- Những đề Tập làm văn đã cung cấp một số thông tin cơ bản, có yêu cầu rõ ràng sẽ giúp học sinh biết phải làm gì khi viết, không mơ hồ khi bắt tay vào làm bài cũng làm cho học sinh cảm thấy thú vị và tò mò hơn. Biện pháp 5: Vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Ngoài việc khai thác sự lí thú trong chính nội dung dạy học, hứng thú của học sinh còn được hình thành và phát triển nhờ các phương pháp, thủ pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với sở thích của các em. Đó chính là cách tổ chức dạy học dưới dạng các trò thi đố, các trò chơi, tổ chức hoạt động sắm vai, tổ chức hoạt động học theo nhóm, tổ chức dạy học dự án, tổ chức dạy học ngoài không gian lớp học... 1. Phương pháp quan sát Phương pháp quan sát là phương pháp trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh sử dụng các giác quan để quan sát đối với các đối tượng. Học sinh tiểu học thích trực quan, sinh động. Vì vậy, Khi vận dụng phương pháp này học sinh sẽ được tri giác các vật có thật, các tranh ảnh minh họa,... Điều này sẽ làm cho học sinh thích thú hơn khi được mắt thấy, tay sờ. Ví dụ: Khi dạy học sinh miêu tả đồ vật giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát theo các bước: Bước 1 : Lựa chọn đối tượng quan sát. Giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn đối tượng miêu tả ( có thể là chiếc bàn học, quyển sách, quyển truyện hoặc là chiếc bút mực hay chú gấu bông) Bước 2 : Xác định mục đích quan sát. Quan sát các đặc điểm nổi bật của đồ vật để tìm ra điểm riêng biệt. Bước 3 : Tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát. Có thể tổ chức cho học sinh quan sát cá nhân hoặc quan sát theo nhóm 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2235 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 432 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 215 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 121 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 100 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 131 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 187 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 62 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn