intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tổ chức công tác phục vụ bạn đọc của thư viện trường Tiểu học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

11
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp tổ chức công tác phục vụ bạn đọc của thư viện trường Tiểu học" nhằm nghiên cứu việc áp dụng một số biện pháp tổ chức công tác phục vụ bạn đọc của Thư viện trong trường Tiểu học. Từ đó nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện nhà trường, thu hút bạn đọc đến với Thư viện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tổ chức công tác phục vụ bạn đọc của thư viện trường Tiểu học

  1. PHỤ LỤC STT NỘI DUNG TRANG I Phần I: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Kế hoạch và phương pháp nghiên cứu 3 II Phần II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1. Vai trò, nhiệm vụ của Thư viện trong nhà trường Tiểu học 4 1.2. Thư viện trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy 4 1.3. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh Tiểu học 5 2. Thực trạng chất lượng thư viện trường Tiểu học A Thị Trấn Văn Điển 2.1. Vốn tài liệu 6 2.2. Cơ sở vật chất 6 2.3. Nghiệp vụ thư viện 6 2.4. Tổ chức hoạt động 7 2.5 Quản lí thư viện 7 3. Một số biện pháp tổ chức công tác phục vụ bạn đọc của thư viện trường Tiểu học 3.1 Biện pháp thứ nhất: Tổ chức sắp xếp và làm đẹp không gian 7->8 trong thư viện 3.2 Biện pháp thứ hai:Tổ chức thư viện xanh – ngoài trời 9->10 3.3 Biện pháp thứ ba: Tổ chức thư viện góc lớp 10->11 3.4 Biện pháp thứ tư: Tổ chức thư viện lưu động 11->12 3.5 Biện pháp thứ năm: Tổ chức cho học sinh đọc sách phù hợp 12->13 với lứa tuổi 3.6 Biện pháp thứ sáu: Tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách, báo 13->15 3.7 Biện pháp thứ bảy: Tổ chức ngày hội đọc sách 15->16 III Phần III: KÊT LUẬN 1. Kết luận 17 2. Bài học kinh nghiệm 17 3. Đề xuất khuyến nghị 17->18
  2. 2 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Việt Nam ta nói riêng và tất cả các nước khác trên thế giới nói chung đang bước vào một thời đại mới. Đó là thời đại của công nghệ, của khoa học kỹ thuật, của trí tuệ. Thời đại đòi hỏi đất nước phải có những người lao động với trình độ học vấn cao, có trí thức, có bản lĩnh, có năng lực thực hiện đáp ứng mọi yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Thực tiễn nói trên đòi hỏi ngành Giáo dục và Đào tạo phải không ngừng đổi mới nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam. Muốn vậy phải đổi mới trong phương pháp dạy và học, đặc biệt coi trọng công tác Thư viện trường học. Thư viện trường học đóng một vai trò lớn, nó chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng đối với cán bộ, giáo viên và đối với học sinh. Đặc biệt, Thư viện còn tham gia tích cực trong nhiều hoạt động khác nhau của nhà trường, giúp giáo viên và học sinh phát huy khả năng giảng dạy, học tập độc lập và tự mở rộng kiến thức. Các chương trình thư viện hiệu quả sẽ giúp các em có kết quả học tập tốt hơn. Sự hợp tác, phối kết hợp giữa giáo viên và cán bộ thư viện có ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập cũng như tìm hiểu kiến thức của học sinh. Thư viện có tầm quan trọng rất lớn trong hoạt động giáo dục ở mỗi trường học. Thư viện là nơi cung ứng cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, các tác phẩm kinh điển để tra cứu và các sách báo, tạp chí cần thiết khác nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và học sinh. Thư viện sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ giáo viên những sách báo cần thiết của Đảng, Nhà nước và của ngành Giáo dục và Đào tạo phục vụ giảng dạy, học tập nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức của các môn khoa học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Thư viện thu hút toàn thể giáo viên và học sinh tham gia sinh hoạt thông qua các hoạt động phù hợp với chương trình và kế hoạch dạy học. Thư viện đáp ứng nhu cầu của cán bộ giáo viên và học sinh giúp họ chọn sách, đọc sách có hệ thống, biết cách sử dụng tra cứu thư mục, mục lục một cách thành thạo nhằm sử dụng triệt để sách báo, tài liệu của Thư viện. Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng và vị trí, vai trò của Thư viện trong nhà trường, là một người cán bộ thư viện trường học tôi nhận thấy rằng việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thư viện sao cho đạt hiệu quả là một việc làm rất cần thiết. Qua quá trình quản lý thư viện trong trường Tiểu học
  3. 3 tôi đã rút ra Một số biện pháp tổ chức công tác phục vụ bạn đọc của thư viện trường Tiểu học. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu việc áp dụng một số biện pháp tổ chức công tác phục vụ bạn đọc của Thư viện trong trường Tiểu học. Từ đó nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện nhà trường, thu hút bạn đọc đến với Thư viện. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng phục vụ của thư viện trường bao gồm tất cả mọi thành viên trong nhà trường: giáo viên, học sinh và cán bộ, nhân viên. 4. Phạm vi nghiên cứu Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Thư viện trường Tiểu học A Thị Trấn Văn Điển. 5. Kế hoạch và phương pháp nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: năm học 2020 - 2021; năm học 2021 - 2022. - Phương pháp nghiên cứu: khảo sát thực trạng, quan sát khoa học, phỏng vấn học sinh, nghiên cứu tài liệu. - Trao đổi với giáo viên thông qua kế hoạch giờ đọc sách. Tiến hành đổi mới biện pháp tổ chức. Tổng hợp kết quả đối chứng.
  4. 4 PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1. Vai trò, nhiệm vụ của Thư viện trong nhà trường Tiểu học Trong sự nghiệp đổi mới của Đất nước, Giáo dục là quốc sách hàng đầu của Quốc gia trong việc đào tạo con người phát triển toàn diện. Không thể nào hình dung được một chiến lược phát triển giáo dục phổ thông mà không có sự tham gia tích cực của Thư viện trường học. Thư viện là bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học Thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc Bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên nhà trường. (Quyết định số 61/1998/QĐ/BGD – ĐT ngày 6 - 11- 1998 và nhiều văn bản) Thư viện trường học là phục vụ cho việc giảng dạy và học tập, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Hoạt động của thư viện phải gắn liền với chương trình, nội dung học tập của mỗi loại trường, mỗi cấp học, đồng thời gắn liền với nội dung đào tạo con người mới – con người toàn diện, theo mục tiêu của các cấp học, bậc học. Thư viện trường học là nơi lưu giữ nhiều sách báo, tài liệu để tổ chức cho giáo viên, học sinh đến mượn đọc. “Sách là kho tàng tri thức quý báu của nhân loại”. Đặc biệt sách là công cụ không thể thiếu của giáo viên và học sinh trong hoạt động giảng dạy và học tập. Con đường chủ yếu đến với tri thức phổ thông của học sinh là con đường qua những trang sách. Sách báo không những chứa đựng những nội dung giáo dục mà còn là công cụ, là phương tiện bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu, nội dung giáo dục và phương pháp giáo dục mới của nghành Giáo dục - Đào tạo. 1.2. Thư viện trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy Phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Một phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giáo viên và học sinh phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy. Người dạy đóng vai trò là nguồn thông tin chính nhưng cũng là người thúc đẩy quá trình học của học sinh. Ngoài những kiến thức từ bài giảng, sách giáo khoa, người dạy và người học có thể tìm các nguồn thông tin khác ở thư viện. Vì vậy cần phải xây dựng các thư viện trở thành “Trung tâm học tập, nghiên cứu” của nhà trường.
  5. 5 Thư viện là nơi cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho người đọc phát triển toàn diện, đặc biệt là tư duy sáng tạo, góp phần giúp nhà trường hoàn thành đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Để thư viện trường học thật sự là nơi đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục, đòi hỏi phải tăng cường vốn tài liệu đa dạng thể loại, đảm bảo về nội dung để phục vụ công tác giảng dạy và học tập của nhà trường. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các thư viện nói chung và thư viện trường học nói riêng rất quan trọng và cần thiết. Bởi nó mang lại những kết quả tối ưu trong việc lưu trữ, bảo quản, khai thác và giao lưu thông tin, góp phần nâng cao hiệu quả phục vụ của người dùng tin trong các Thư viện nhà trường hiện nay. Để thư viện thực sự trở thành “Trung tâm văn hóa, nghiên cứu” của nhà trường, cần phải tổ chức tốt các hoạt động thông tin, nâng cao chất lượng phục vụ và khai thác triệt để kho tư liệu có trong Thư viện. 1.3. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh Tiểu học Tuổi tiểu học là lứa tuổi ham hiểu biết, thích khám phá những điều mới lạ về thế giới xung quanh mình. Ở lứa tuổi này, tâm hồn các em còn hết sức trong sáng, hồn nhiên, ngây thơ như trang giấy trắng. Được đọc các loại sách báo lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi sẽ có tác động đến xúc cảm và tình cảm của các em, có sức cuốn hút mạnh mẽ, để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn các em bởi vì “Sách là cây đèn soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất của cuộc đời”. Hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1 bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết, đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau. Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng như vậy nên cần phải trau dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này bằng cách hướng hứng thú của trẻ vào các loại sách báo có lời và không lời, có thể là sách văn học, truyện tranh, truyện cổ tích, báo nhi đồng. Ở lứa tuổi tiểu học, khả năng tư duy trừu tượng còn hạn chế, dễ quên. Vì vậy cần phải phát triển tư duy và trí tưởng tượng của các em bằng cách biến các kiến thức “khô khan” thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em vào hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức của mình một cách toàn diện. Đọc sách trở thành nhu cầu của việc tìm tòi, hiểu biết và bắt đầu trở thành một ham thích của trẻ tiểu học. Sự ham thích đọc sách của học sinh lớp 1, 2 liên quan trực tiếp với kết quả của việc lĩnh hội những từ mới, truyện tranh. Học sinh lớp 3, 4, 5 bắt đầu ham thích đọc truyện tranh, truyện khoa học dài hơn. Các em
  6. 6 thường trao đổi sách, truyện cho nhau để đọc, kể cho nhau nghe những điều mình lấy làm thích thú khi đọc sách. Việc tổ chức hoạt động đọc sách ở thư viện nhà trường, giới thiệu cho học sinh những loại sách bổ ích lành mạnh hợp với nhu cầu và khả năng tiếp thu của trẻ, việc khêu gợi cho các em cách vận dụng những điều thu nhận được trong sách vào cuộc sống… Tất cả những việc làm đó đều có tác dụng khuyến khích và phát triển lòng ham muốn đọc sách và tìm tòi cái mới ở các em. 2. Thực trạng chất lượng Thư viện trường Tiểu học A Thị Trấn Văn Điển 2.1. Vốn tài liệu Nguồn ngân sách cấp cho thư viện đúng qui định tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường đầu tư về cơ sở vật chất mua sắm trang thiết bị cho thư viện. - Sách giáo khoa có: 1682 bản. Trong đó mua mới 219 bản. - Sách nghiệp vụ có: 2531 bản. Trong đó mua mới 114 bản. - Sách tham khảo có: 6112 bản. Trong đó mua mới 170 bản. - Băng đĩa giáo khoa: 308 chiếc. - Báo tạp chí: 8 loại 2.2. Cơ sở vật chất Năm 2008, trường Tiểu học A Thị Trấn Văn Điển được tách ra và được công nhận là trường chuẩn quốc gia cấp độ I. Năm 2010, trường vinh dự đón nhận huân chương lao động hạng III do Chủ tịch nước trao tặng . Năm học 2021-2022, toàn trường có 35 lớp, 1703 học sinh cùng 63 cán bộ giáo viên, nhân viên. Trong đó có 3 cán bộ quản lí, 35 giáo viên cơ bản, 11 giáo viên năng khiếu, 1 giáo viên tổng phụ trách, 2 giáo viên hợp đồng, 2 giáo viên dự trữ, 5 nhân viên văn phòng và 4 nhân viên bảo vệ. 100% đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có ý thức, nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nhà trường có cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang, khung cảnh của nhà trường xanh - sạch - đẹp. Thư viện được bố trí ở khu hiệu bộ - trung tâm của trường, rất thuận lợi cho việc đi lại của giáo viên và học sinh. Thư viện có tổng diện tích 91m2. Trong đó phòng đọc giáo viên có diện tích 21m2, có chỗ ngồi đọc dành riêng cho học sinh với diện tích 49m 2 , kho sách có diện tích 21m2. Trong các phòng được bố trí hợp lí và có tủ, giá sách các loại là 21 chiếc, có 4 bảng, một bộ thiết bị nghe nhìn và máy tính kết nối mạng. Phòng đọc của học sinh và giáo viên có đủ ánh sáng, thoáng mát, trang trí đẹp, an toàn. 2.3. Nghiệp vụ thư viện Có đầy đủ sổ sách quản lý thư viện: Sổ tổng quát, sổ đăng ký cá biệt, sổ nhật ký thư viện, sổ mượn sách giáo viên, sổ mượn sách học sinh, sổ kế hoạch hoạt động thư viện. Các loại sổ được ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng sạch đẹp.
  7. 7 Thư viện sắp xếp đúng nghiệp vụ, hợp lí. Có bảng nội quy phòng đọc, lịch đọc sách thư viện, hướng dẫn sử dụng thư viện, nội dung rõ ràng, trình bày đẹp, khoa học. Cán bộ thư viện ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lí thư viện. 2.4. Tổ chức hoạt động Hàng năm thường xuyên phát hành sách giáo khoa cho học sinh. Cụ thể: Năm học 2020 – 2021 phát hành sách cho 1659 học sinh; năm học 2021 – 2022 phát hành sách cho 1703 học sinh. Tuyên truyền giới thiệu sách 1 lần/tháng. Nhà trường có số lượng học sinh đông, số học sinh tăng nhanh qua các năm do ảnh hưởng của sự tăng dân số cơ học mà trường chỉ có một cán bộ thư viện. Vì vậy ít nhiều ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động thư viện cho cán bộ, giáo viên và học sinh. Các giờ hoạt động thư viện mới chỉ dừng lại ở đọc to nghe chung, chưa có nhiều hình thức tổ chức hoạt động thư viện phong phú. Phụ huynh học sinh của trường một phần là dân cư của Thị trấn Văn Điển, một phần là dân cư của xã Tứ Hiệp. Vì vậy trình độ dân trí và nhận thức của phụ huynh cũng như điều kiện về kinh tế không đồng đều do đó công tác xã hội hóa giáo dục cho thư viện còn hạn chế. 2.5. Quản lí thư viện Nhà trường có cán bộ thư viện chuyên trách, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động thư viện vì vậy kết quả hoạt động thư viện chưa hiệu quả. Mới chỉ dừng lại ở việc đọc to nghe chung và nhắc nhở học sinh khi học sinh vào thư viện đọc sách. Hàng năm, cán bộ thư viện kiểm kê thanh lí sách cũ không sử dụng. Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến công tác thư viện, chỉ đạo sát toàn bộ hoạt động của thư viện, kiểm tra đánh giá thường xuyên công tác thư viện Có kế hoạch chỉ đạo các hoạt động khoa học, cụ thể, theo năm học. 3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc Là nhân viên trường Tiểu học A Thị Trấn Văn Điển, tôi được giao nhiệm vụ quản lý thư viện từ năm học 2009 – 2022. Cho đến nay thư viện trường Tiểu học A Thị Trấn Văn Điển đã được công nhận là Thư viện Tiên Tiến. Để Thư viện thực sự trở thành “kho báu” tri thức và là điểm đến thân quen của giáo viên và học sinh trong trường, tôi đã tìm tòi, học hỏi và rút ra một số biện pháp sau đây: 3.1. Biện pháp thứ nhất: Tổ chức sắp xếp và làm đẹp không gian trong thư viện Đối với học sinh tiểu học, ở lứa tuổi này với các em “Học mà chơi, chơi mà học” vì vậy việc làm đẹp không gian trong Thư viện là một việc làm rất cần thiết để thu hút các em đến phòng đọc.
  8. 8 Tôi đã cùng với Ban giám hiệu nhà trường thống nhất chỉ đạo thiết kế các trang thiết bị bàn ghế, giá tủ ở phòng đọc học sinh phải phù hợp với các em và được làm bằng các chất liệu gỗ có sơn các loại màu sắc… Hơn nữa, trên tường thư viện trang trí những bức tranh vẽ những hình ảnh sinh động. Với lượng sách, truyện nhiều, phong phú về thể loại thì việc sắp xếp sao cho hợp lý, khoa học và thật bắt mắt đó là điều cần thiết để thu hút bạn đọc. Để làm được điều này, tôi đã lựa chọn thiết kế bảng phân loại mã màu ứng với từng môn học, từng loại sách, giúp bạn đọc dễ nhìn, dễ thấy, dễ lấy để sử dụng. Đối với phòng đọc giáo viên: Sách giáo khoa, sách tham khảo được sắp xếp theo từng khối, từng môn, theo từng giá riêng biệt và tương ứng với mỗi loại sách được qui định bởi một mã màu. Ví dụ: Sách tham khảo Toán được qui định dán mã màu xanh ở gáy sách, sách tham khảo Tiếng Việt được qui định dán mã màu đỏ,… Báo, tạp chí cũng được sắp xếp trên giá, kệ theo từng loại. Phòng đọc giáo viên Đối với phòng đọc học sinh: Truyện được sắp xếp theo từng mảng như truyện Phòng đọc họcdán mã màu xám, sách khoa học dán mã màu xanh, truyện tranh dán mã màu dân gian sinh hồng… Mỗi loại truyện hay tác phẩm văn học được qui định dán mã màu khác nhau. Để lập bảng hướng dẫn sử dụng mã màu treo tại phòng đọc của học sinh giúp bạn đọc nhận biết được các màu quy định của từng loại truyện , sách. Với cách trưng bày và sắp xếp theo từng nội dung, theo từng mảng màu như vậy giúp cho giáo viên, học sinh tìm và chọn lựa sách được dễ dàng và phù hợp với sở thích. Cách làm này không Không gian trong thư
  9. 9 những thuận lợi cho giáo viên, học sinh khi tới đọc sách mà còn làm cho không gian của thư viện gọn gàng, đẹp mắt hơn. Phòng đọc học sinh Kết quả: Sắp xếp và trang trí thư viện khoa học, đẹp mắt đã thu hút được bạn đọc đến với thư viện. Học sinh thích thú khi lên đọc sách ở thư viện, giáo viên dễ dàng tra cứu tìm tài liệu để phục vụ công tác giảng dạy. 3.2. Biện pháp thứ hai: Tổ chức thư viện xanh – ngoài trời “Góp một cuốn sách nhỏ, đọc nghìn cuốn sách hay” - Trong những năm học qua nhà trường đã có nhiều cố gắng duy trì hoạt động thư viện giúp học sinh có nơi đọc sách nắm bắt thông tin mới nhất hoặc giải trí trong giờ giải lao. Để giải quyết các vấn đề trên thư viện trường tổ chức phòng đọc sách của trường, tại lớp và ngoài trời. Cán bộ thư viện sẽ quản lý phòng đọc sách và theo dõi số lượng bản sách tại thư viện lớp và thư viện ngoài trời. Thư viện xanh sẽ được tổ chức một khung cảnh sinh động trên sân trường, các hộp sách nhiều màu sắc sẽ được treo lên quanh những gốc cây, hành lang… để từng học sinh hay từng nhóm học sinh xem và đọc, tạo nên được môi trường thân thiện thoải mái và gần gũi với thiên nhiên. - Không chỉ gần gũi với thiên nhiên, tổ chức thư viện xanh tạo cảm hứng cho sự sáng tạo mở rộng thêm vốn kiến thức đồng thời góp phần quyết định về chất lượng không ngừng nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên mở rộng vốn kiến thức, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. Thư viện xanh giúp các em phát huy trí tưởng tượng xây dựng được phương pháp học tập và phong
  10. 10 cách làm việc khoa học, biết sử dụng sách, báo, thư viện. Điều này giúp cho các em hiểu được thư viện xanh là của các em, các em phải tự bảo quản và sử dụng. Kết quả: Tổ chức thư viện xanh đã tô điểm sân trường thêm phần mỹ quan và kết hợp hài hòa giữa khung cảnh thiên nhiên đã tạo ra sinh khí mới cho các em học sinh tiểu học và nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện. 3.3. Biện pháp thứ ba: Tổ chức thư viện góc lớp Thư viện góc lớp giúp cho học sinh tiếp cận sách, báo ngay tại lớp và hỗ trợ rất lớn cho giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động trong lớp học và phát huy tính tự quản của học sinh như sắp xếp, bảo quản, giữ gìn, không để sách báo bị rách, mất. Tổ chức Thư viện góc lớp giúp cho giáo viên, học sinh chủ động thời gian trên lớp có thể tra cứu hoặc tìm kiếm kiến thức mới hỗ trợ cho bài học. Để việc tổ chức hoạt động Thư viện góc lớp đạt hiệu quả tôi đã tiến hành chỉ đạo theo các bước sau: + Trang bị cho mỗi lớp một tủ hoặc giá đựng sách. + Cán bộ thư viện phân bổ sách về lớp học theo quy định của Thư viện nhà trường. + Giáo viên cùng học sinh lên kế hoạch sắp xếp, trang trí góc Thư viện lớp mình. * Tổ chức các hoạt động - Giáo viên dùng nguồn tài liệu có trong Thư viện lớp để tổ chức các hoạt động giảng dạy như: Vẽ, Thủ công, Kể chuyện, Tập làm văn, Đạo dức… - Học sinh dùng nguồn tài liệu ở Thư viện góc lớp để tra cứu, tìm tư liệu phục vụ học tập cũng như để giải trí trong các giờ ra chơi, tạo tinh thần thoải mái cho các em trong những tiết học tiếp theo. - Ngoài những cuốn sách, báo Thư viện phân bổ về các lớp theo quy định, Ban giám hiệu nhà trường còn khuyến khích các lớp tổ chức vận động các em quyên góp, bổ sung sách báo cho tủ sách lớp học thêm phong phú. * Tổ chức quản lý - Do sách, báo được đưa về các lớp để giáo viên, học sinh tự quản. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm thành lập ra một nhóm học sinh phụ trách để quản lý và tổ chức hoạt động Thư viện lớp mình như: sắp xếp, bảo quản, giữ gìn không để sách, báo bị rách, bị mất. Ngoài ra nhóm học sinh phụ trách này sẽ chịu trách nhiệm cho các bạn mượn sách, trả sách và luân chuyển sách với các lớp khác hoặc mượn sách từ Thư viện nhà trường nhằm xác định vai trò tự chủ của các em trong hoạt động. Kết quả: Thư viện góc lớp được đưa vào hoạt động đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ, giáo viên, đặc biệt là các em học sinh. Hoạt động này giúp giáo viên chủ động trong việc tìm tư liệu phục vụ giảng dạy cũng như giúp học sinh tìm kiếm kiến thức một cách thuận lợi.
  11. 11 Thư viện góc lớp 3.4. Biện pháp thứ tư: Tổ chức thư viện lưu động Để thư viện trở thành tâm điểm thu hút bạn đọc đến tìm kiếm tài liệu thì người cán bộ thư viện phải nhận thức rõ được kiến thức, phải xây dựng được hệ thống phân phối sách từ thư viện đến các lớp học.Thiết lập các giỏ đựng sách lưu động mỗi khối một giỏ sách để có thể di chuyển dễ dàng từ nơi này sang nơi khác. Luân chuyển sách báo giúp cho bạn đọc không mất nhiều thời gian chờ mượn tài liệu và được tiếp cận trực tiếp với sách, tự lựa chọn sách qua đó góp phần làm cho bạn đọc nảy sinh nhiều nhu cầu đọc, hứng thú đọc, làm tăng tính trực quan. Ngoài ra có thể phối hợp với các tổ viên, sao đỏ… để khơi gợi cảm hứng học mà chơi, chơi mà học do thầy cô là người hướng dẫn các em. Tổ chức thư viện lưu động sẽ được trang bị hàng ngàn đầu sách các loại… Hình thức tổ chức này giúp các em được tham gia các hoạt động bổ trợ khác: Giao lưu với các khối lớp học với nhau trong các buổi nói chuyện chuyên đề được học hướng dẫn đọc sách theo chuyên đề và lứa tuổi, kể chuyện, hướng dẫn vẽ tranh, tham gia các trò chơi giáo dục… Qua đó, độc giả nhí có được những giờ phút thư giãn thoải mái sau giờ học tập trên lớp, có cơ hội khám phá, tìm hiểu thế giới tri thức rộng lớn, được trải nghiệm những hoạt động vui chơi lý thú và bổ ích. Từ đó mô hình tổ chức thư viện bước đầu xây dựng văn hóa đọc sách cho học sinh giúp các em hình thành phương pháp tìm kiếm thông tin, tra cứu tài liệu phục vụ học tập.
  12. 12 Giỏ sách thư viện lưu động Kết quả: Thư viện lưu động đã trở thành người bạn đồng hành thân thiết với lứa tuổi thiếu nhi, truyền cảm hứng cho độc giả nhí việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc cùng sự hướng dẫn từ thầy cô những quyển sách ở thư viện lưu động sẽ được sử dụng hiệu quả hơn khi khơi gợi được cho các em niềm đam mê đọc sách, khám phá thế giới tri thức để cho trí tưởng tượng của các em được bay cao, bay xa. 3.5. Biện thứ năm: Tổ chức hướng dẫn học sinh đọc sách phù hợp với lứa tuổi. Tuổi tiểu học là tuổi của sự phát triển hồn nhiên bằng phương thức lĩnh hội. Cùng với việc lĩnh hội, tiếp thu một hệ thống tri thức về các môn học, trẻ còn học cách học, học kĩ năng sống trong môi trường trường học và môi trường xã hội. Ở lứa tuổi này, các em có nhận thức cảm tính, trực quan, thích màu sắc, ham hiểu biết, hứng thú khám phá. Nắm bắt được đặc điểm đó nên tôi xây dựng kế hoạch hướng dẫn đọc sách phù hợp với từng đối tượng học sinh. Cụ thể: - Đối với học sinh lớp 1: Ở lứa tuổi này sự tập trung còn yếu, thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài, dễ bị phân tán các em thích nghe kể chuyện, xem truyện tranh với màu sắc đẹp, thích đọc những câu chuyện về con vật, về môi trường xung quanh. Vì vậy tôi đã lựa chọn những cuốn sách có nội dung ngắn, dễ hiểu, dễ nắm bắt, hình ảnh sinh động, ngôn ngữ trong sáng cho các em. - Đối với các em học sinh lớp 2 – 3: Bắt đầu có nhu cầu đọc sách, nhưng chủ yếu các em vẫn thích đọc những quyển truyện tranh và truyện cổ tích ngắn. Vì vậy tôi chủ động lựa chọn những quyển truyện có nhiều hình ảnh minh họa, nội dung truyện được chia thành các chương ngắn, dễ hiểu để cuốn hút các em.
  13. 13 - Đối với học sinh lớp 4 – 5: Các em bắt đầu có sự tưởng tượng và sáng tạo, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc hiện tượng. Vì thế nhu cầu đọc của các em là về sách khoa học khám phá thiên nhiên, thích đọc sách về Bác Hồ, thích đọc truyện tranh, truyện lịch sử, truyện về các thiếu niên anh hùng... Các em tiếp thu tri thức qua sách báo và đã biết bộc lộ thái độ của mình với sách. Một số học sinh lớp 4 – 5 đã biết quan tâm tới lịch sử, muốn tìm hiểu về các nhân vật nổi tiếng, các danh nhân. Một số em lại thích đọc truyện khoa học viễn tưởng, truyện trinh thám. - Về phương pháp đọc: Đọc có em đọc rất hời hợt, chỉ cần nắm được cốt truyện, không hiểu sâu nội dung tư tưởng cũng như giá trị nghệ thuật của sách. Tôi đặc biệt lưu ý những đặc điểm này để giúp đỡ học sinh: + Đọc như thế nào. + Học sinh cần đọc sách có kế hoạch, có suy nghĩ và phê phán, biết áp dụng vào thực tiễn. + Đọc sách theo mục đích đề ra trước. + Để dạy tốt học tốt các em phải học và làm theo sách. + Đọc sách có ghi chép, phân tích và theo hệ thống. Với các em đọc sách có ghi chép và phân tích này sẽ giúp các em xây dựng được tác phong suy nghĩ trước các vấn đề sẽ nêu ra. Các em đọc sách có hệ thống sẽ giúp tiếp thu kiến thức một cách vững chắc, đấy đủ và phù hợp với năng lực. + Đọc có trọng tâm, trọng điểm và kịp thời. Đối với đọc có trọng tâm đã tìm hiểu để nắm bắt được chương trình và nội dung học tập của học sinh. Kết hợp với mục tiêu của nhà trường và nội dung kho sách của thư viện. Tôi phối hợp xây dựng kế hoạch đọc sách cho học sinh sát trọng tâm trọng điểm không chỉ áp dụng riêng trong việc lựa chọn sách mà còn áp dụng ngay trong từng bài báo. + Đọc sách xen kẽ giữa các môn học. Đọc sách là một loại lao động trí óc khá căng thẳng chóng mệt mỏi. Do đó việc thay đổi nội dung khi đọc là một cách nghỉ ngơi tích cực nhất, chính vì vậy đây là biện pháp nâng cao hiệu suất khi đọc sách. + Xuất phát từ những đặc điểm nhận thức, tư duy, tình cảm của học sinh Tiểu học, tôi đã xây dựng kế hoạch tổ chức đọc sách tại thư viện với nhiều hình thức phù hợp với từng lứa tuổi học sinh. Kết quả: Với việc hướng dẫn học sinh đọc sách phù hợp với lứa tuổi tôi đã giúp học sinh tăng thêm hứng thú khi lên thư viện đọc sách. 3.6. Biện pháp thứ sáu: Tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách, báo Trong Thư viện, công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo là một trong những khâu công tác nghiệp vụ hết sức quan trọng. Bởi đây chính là đường dây gắn
  14. 14 kết giữa vốn tài liệu của Thư viện với bạn đọc. Thư viện phát huy được vốn tài liệu hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác tuyên truyền giới thiệu sách. Chính vì vậy để phát huy tối đa công tác tuyên truyền giới thiệu sách, báo đến bạn đọc tôi đã thực hiện những việc sau: * Lựa chọn sách, báo phù hợp Việc lựa chọn sách, báo rất quan trọng cho công tác tuyên truyền, giới thiệu sách đến bạn đọc. Muốn vậy để làm tốt công tác này người cán bộ thư viện phải nắm bắt được nhu cầu của bạn đọc. Khi tuyên truyền, giới thiệu sách, báo phải lựa chọn nội dung sao cho phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với nội dung chương trình sách giáo khoa. Sách được tuyên truyền, giới thiệu là những cuốn sách được mọi người quan tâm, có tính thời sự, sách còn mới, có giá trị cao, phục vụ nhu cầu dạy và học đạt hiệu quả cao nhất. Làm được như vậy chúng ta mới thu hút bạn đọc tự tìm đến với sách, kích thích bạn đọc tự tìm tòi tài liệu để thỏa mãn nhu cầu đọc của mình. Ngoài những loại sách nghiệp vụ, sách giáo khoa để giới thiệu đến giáo viên phục vụ việc giảng dạy tôi cũng tìm tòi giới thiệu cho giáo viên những loại sách tham khảo hay các loại báo, tạp chí như: Thế giới trong ta, Giáo dục thời đại,… để cung cấp thêm cho giáo viên những tài liệu học tập nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như trình độ chuyên môn. Đối với học sinh ngoài các loại sách giáo khoa học trên lớp, tôi còn giới thiệu cho các em các loại sách tham khảo để các em luyện tập, bổ sung, củng cố và mở rộng thêm kiến thức như: Bài tập bổ trợ, Từ điển Tiếng Việt... Tóm lại hiệu quả cuối cùng của việc tuyên truyền, giới thiệu sách, báo như thế nào phụ thuộc rất lớn đến việc lựa chọn sách, báo, tài liệu của cán bộ thư viện. * Phương pháp và hình thức tuyên truyền Tuyên truyền sách, báo có tác động trực tiếp rất lớn đến bạn đọc vì vậy cần phải sáng tạo nhiều hình thức trong công tác tuyên truyền. Tuyên truyền có thể bằng miệng, tuyên truyền trực quan với những pano, áp phích, viết trên bảng tin tại phòng thư viện hay bảng tin của nhà trường về những cuốn sách mới, sách cần đọc nhân dịp những ngày lễ lớn như: Kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh… Ngoài ra, đối với giáo viên giới thiệu sách báo qua các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, trong các cuộc họp Hội đồng nhà trường và có thể giới thiệu thông qua các bản thư mục để giáo viên tìm đọc. Còn đối với học sinh giới thiệu cho các em vào 15 phút đầu giờ thông qua phương tiện truyền thông của nhà trường, trong các buổi sinh hoạt dưới cờ, các
  15. 15 buổi phát thanh Măng non của Liên đội, các tiết Hoạt động tập thể hoặc tuyên truyền trực tiếp tại các lớp học. Kết hợp việc tuyên truyền, giới thiệu sách, báo tôi còn trưng bày các loại sách mới, sách hay ở tủ trưng bày của thư viện để bạn đọc tiện theo dõi. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, giới thiệu sách báo tôi đã giơi thiệu cho giáo viên và học sinh nắm rõ hơn nguồn tư liệu, cập nhật được thông tin mới để nghiên cứu và học tập bổ trợ cho các môn học. Kết quả: Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, giới thiệu sách báo nên giáo viên và học sinh của nhà trường đều rất hứng thú với những giờ lên thư viện, số lượng bạn đọc đến với Thư viện ngày càng đông hơn và Thư viện nhà trường đã thực sự gắn bó với mỗi giáo viên và học sinh. 3.7 . Biện pháp thứ bảy: Tổ chức Ngày hội đọc sách Tổ chức Ngày hội đọc sách với mục đích tôn vinh sách, quảng bá cho văn hóa đọc, bảo vệ quyền lợi của những người làm sách chân chính và triển khai thực hiện việc phát triển văn hóa trong lĩnh vực thư viện với mục tiêu: “Xây dựng phong trào đọc sách trong xã hội nhằm góp phần xây dựng thế hệ đọc có hiệu quả trong tương lai”, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Ngày hội được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú như: Thi giới thiệu sách, trưng bày sách, giao lưu và tặng sách. Tham gia ngày hội, thày và trò nhà trường không chỉ hiểu rõ hơn ý nghĩa to lớn sách mang lại mà còn được phục vụ đọc sách miễn phí. Đây là cơ hội cho các em giao lưu, học hỏi, được tiếp cận với nhiều loại sách. Từ đó giúp các em và hình thành thói quen đọc sách để mở rộng kiến thức, nuôi dưỡng tâm hồn và hình thành kĩ năng sống. Góp phần tạo nên không gian ấn tượng của “Ngày hội đọc sách” có những “gian trưng bày sách nghệ thuật” theo ý tưởng sáng tạo, độc đáo và đẹp mắt của từng lớp. Học sinh tự giới thiệu về cuốn sách mình yêu thích, nghe bé kể chuyện, tuyên truyền giới thiệu sách theo chủ đề... Tất cả các hoạt động các em tham gia rất hào hứng, sôi nổi. Đặc biệt các em còn được ôn lại kiến thức thông qua trò chơi “Rung chuông vàng” dành cho học sinh khối 3,4,5 với các câu hỏi trong phạm vi chương trình học. Kết quả: Ngày hội đọc sách đã tạo được một sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút được toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh tham gia. Không khí, tinh thần và ý nghĩa đích thực của ngày hội mãi đọng lại trong tiềm thức của các bậc phụ huynh, các em học sinh và các thầy cô giáo của nhà trường.
  16. 16 Hình ảnh Ngày hội đọc sách
  17. 17 PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Kết luận Tổ chức công tác thư viện là một hoạt động rất quan trọng, cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc, thỏa mãn óc tò mò, tìm hiểu của học sinh, đòi hỏi người cán bộ phụ trách thư viện phải nhiệt tình, xây dựng được kế hoạch cụ thể trong quá trình phụ trách công tác thư viện rất cần thiết và là một hoạt động không thể thiếu trong nhà trường. Tổ chức tốt các hoạt động thư viện sẽ giúp các em không ngừng mở rộng, nâng cao kiến thức, tiếp cận được sự phát triển của khoa học, bồi dưỡng nâng cao năng lực tư duy lôgic, phương pháp học tập có hiệu quả và cảm nhận được cái hay, cái đẹp của cuộc sống xung quanh chúng ta qua những tác phẩm văn học. Công tác Thư viện của trường Tiểu học A Thị Trấn Văn Điển đã đạt được những kết quả nhất định. Thư viện thực sự trở thành Trung tâm văn hóa giáo dục trong nhà trường, là nơi cung cấp nhiều kiến thức căn bản, bổ ích và thú vị cho giáo viên và học sinh, là nơi rèn luyện thói quen tự học, tự nghiên cứu, tạo hứng thú cho cả thầy và trò vươn lên tầm cao của tri thức và nhân cách. 2. Bài học kinh nghiệm Qua những năm công tác, bản thân tôi tự thấy để thành công trong công tác quản lí thư viện người cán bộ thư viện phải: - Không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ công nghệ thông tin. - Hình thành được thói quen ngăn nắp, cẩn thận trong công việc, xử lí nghiệp vụ không còn lúng túng. - Đồng thời người cán bộ thư viện phải luôn năng động, sáng tạo, nhiệt tình, tâm huyết trong công việc. - Với sự đồng bộ này tôi tin rằng công tác thư viện nhà trường sẽ đạt được hiệu quả cao và góp phần tích cực vào mọi hoạt động của nhà trường. 3. Đề xuất kiến nghị Đề tài sáng kiến kinh nghiệm dễ dàng ứng dụng, triển khai thực hiện có hiệu quả thì Ban lãnh đạo các cấp cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất máy móc, trang thiết bị nhằm tạo điều kiện thuận lợi và đáp ứng đầy đủ nhu cầu cần thiết cho công tác thư viện. Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ góp phần xây dựng đội ngũ thư viện chính quy, chuyên nghiệp. Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi trong việc thực hiện “ Một số biện pháp tổ chức công tác phục vụ bạn đọc của thư viện trường Tiểu học”
  18. 18 Trong quá trình thực hiện chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để tôi có được nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác thư viện trường học. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thanh Trì, ngày 13 tháng 4 năm 2022 Người viết Nguyễn Thị Thu Huyền
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2