intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tổ chức tốt tiết Hoạt động trải nghiệm - Sinh hoạt lớp ở lớp Một

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

24
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp tổ chức tốt tiết Hoạt động trải nghiệm - Sinh hoạt lớp ở lớp Một" nhằm đề xuất một số giải pháp giúp học sinh lớp Một có kĩ năng tự chủ, mạnh dạn trong giao tiếp và thể hiện bản thân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tổ chức tốt tiết Hoạt động trải nghiệm - Sinh hoạt lớp ở lớp Một

  1. MỤC LỤC Nội dung Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU 2 1. Lí do chọn biện pháp 3 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 1. Cơ sở lí luận 3 2. Cơ sở thực tiễn 4 3. Các giải pháp 5 3.1. Vai trò của giáo viên và học sinh trong tiết sinh hoạt lớp 5 3.2. Lựa chọn nội dung theo chủ đề 6 3.3. Sử dụng phương pháp và hình thức linh hoạt 7 III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG 9 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 10 1. Kết luận 10 2. Kiến nghị 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
  2. 2 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn biện pháp Trong phân phối chương trình giảng dạy ở Tiểu học, ngoài các tiết chính như toán, tiếng Việt, Tự nhiên xã hội, Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục… còn có thêm một tiết Hoạt động trải nghiệm – sinh hoạt lớp vào các buổi dạy cuối tuần, đây là một tiết học có tầm quan trọng góp phần làm phong phú thêm chương trình giảng dạy ở tiểu học và nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh. Thông qua tiết sinh hoạt lớp sẽ rèn được các năng lực và phẩm chất cho các em như: tính tự giác, tinh thần giúp đỡ, cùng nhau hợp tác, kĩ năng tự đánh giá mình và đánh giá bạn, khả năng nhìn nhận lại sự tiến bộ của bản thân với các bạn để từ đó có ý thức phấn đấu vươn lên; bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu thương, gắn bó, sự chia sẻ cảm thông với bạn bè, sẵn sàng tham gia công việc chung của trường của lớp. Đặc biệt đối với học sinh lớp Một, tất cả các hoạt động đều bỡ ngỡ với các em. Tiết Hoạt động trải nghiệm – sinh hoạt lớp là những nội dung gây ấn tượng mới lạ, tốt đẹp giúp các em hưng phấn, tươi vui khi đến lớp, biết đoàn kết, hoà nhập với bạn bè, sau giờ sinh hoạt tập thể sẽ để lại cho các em những bài học về kĩ năng sống quý báu để các em vững bước, tự tin học lên các lớp trên. Vậy làm thế nào để hoạt động của tiết sinh hoạt tập thể có hiệu quả cao? Làm thể nào để tiết sinh hoạt trở nên nhẹ nhàng chứ không phải là tiết học mà học sinh phê phán, kiểm điểm lẫn nhau. Làm sao để từ những hoạt động của tiết sinh hoạt tập thể, giúp các em, hình thành nhân cách, biết tự nhận xét về mình, về bạn, biết học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình? Làm sao để sau mỗi tiết sinh hoạt tập thể các em thêm mạnh dạn, tự tin, tự chủ trước tập thể, trước việc làm của bản thân. Làm sao để thông qua tiết học này giáo viên chủ nhiệm giáo dục học sinh, đem lại niềm vui sự hứng khởi cho các em học tốt các môn học khác? Do vậy tôi mạnh dạn
  3. 3 xin chia sẻ : “Một số biện pháp tổ chức tốt tiết Hoạt động trải nghiệm - Sinh hoạt lớp ở lớp Một”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp giúp học sinh lớp Một có kĩ năng tự chủ, mạnh dạn trong giao tiếp và thể hiện bản thân. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận. - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn. - Điều tra thực trạng kĩ năng cần thiết cơ bản của học sinh lớp Một. - Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các em phát triển năng lực, phẩm chất tốt đối với học sinh lớp Một. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng áp dụng nghiên cứu trong biện pháp là học sinh lớp Một, phạm vi trường Tiểu học. 5. Phương pháp nghiên cứu a) Phương pháp tổng hợp lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu về các năng lực cơ bản và cần thiết của học sinh tiểu học. b) Phương pháp phỏng vấn, điều tra: phỏng vấn và điều tra giáo viên và học sinh lớp Một. c) Phương pháp thực nghiệm: khảo sát, đối chứng. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận Muốn cho thế hệ trẻ hôm nay trở thành những chủ nhân tương lai và đạt “ Tài đức song toàn” của non sông đất Việt thì ngay từ bậc học tiểu học các
  4. 4 em cần được rèn luyện tốt. Các em không chỉ được cung cấp kiến thức mà còn phải được hình thành những phẩm chất cao đẹp; Một trong các yếu tố có liên quan mật thiết đến chất lượng giáo dục là ý thức học tập của học sinh mà công tác chủ nhiệm lớp có ảnh hưởng rất lớn đến nề nếp và chất lượng học tập của các em. Một lớp học có nề nếp kỷ luật tốt nhất định sẽ có nếp học tập tốt. Muốn có được nề nếp kỷ luật và học tập thì học sinh phải có khả năng tự quản và tinh thần tập thể cao lớp có nếp tự quản sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm rất nhiều việc trong và ngoài lớp, nhất là khi không có mặt giáo viên. 2. Cơ sở thực tiễn * Đối với nhà trường: Trong những năm qua mặc dù tiết sinh hoạt tập thể đã được thực thi một cách ổn định ở các trường tiểu học. Tuy nhiên vẫn chưa được chú trọng đúng mức đến các hình thức tổ chức. * Đối với giáo viên: Đa số giáo viên thường chú trọng hình thức như Lớp trưởng và các tổ trưởng báo cáo tình hình tuần qua về chuyên cần, vệ sinh, trật tự … và sau đó giáo viên nhận xét phổ biến kế hoạch tuần tới là xong. Đôi khi một số giáo viên còn dùng thời gian thừa của tiết sinh hoạt tập thể để ôn tập các môn chính như toán, tiếng việt… Chính điều này làm cho học sinh cảm thấy chán ngán, mệt mỏi. * Đối với học sinh: Học sinh chưa quen với quy trình sinh hoạt bằng nhiều hình thức, đa dạng phong phú mang tính cộng đồng và sáng tạo. Một số học sinh tham gia tiết Sinh hoạt tập thể còn lơ là, với tinh thần trách nhiệm chưa cao, vì nhận thức ở một số em cho rằng đây là môn phụ nên ít chú trọng. Tôi đã quan sát kĩ các biểu hiện của học sinh trong từng hoạt động và nhận được kết quả khảo sát như sau:
  5. 5 3. Các giải pháp Xuất phát từ tình hình thực tế và sách giáo khoa phổ thông 2018 đã kết hợp tiết hoạt động trải nghiệm và sinh hoạt lớp lại và để một buổi sinh hoạt lớp hoạt động tập thể thật sự đem lại nhiều tác dụng với học sinh, sau đây là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện: 3. 1. Vai trò của giáo viên và học sinh trong tiết sinh hoạt lớp: * Vai trò của học sinh: Trong tiết sinh hoạt lớp, người hoạt động chủ yếu là học sinh. Các em phải là những chủ nhân thực sự, chiếm lĩnh hầu hết các hoạt động trong tiết học. Các em không những là diễn viên hoàn toàn làm chủ sân khấu với những hình thức phong phú, đa dạng mà còn cùng hợp tác với giáo viên chủ nhiệm trong khâu dựng kịch bản cũng như làm đạo diễn. + Cho HS tự chủ động nhìn nhận những vấn đề còn chưa làm được trong tuần bằng các hình thức trò chơi, phỏng vấn tuy nhiên không phê phán trách móc, cần động viên để học sinh tự nhìn ra và sửa đổi * Vai trò của giáo viên : Đối với tiết sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm nên tránh hai khuynh hướng sau: + Cho rằng giờ sinh hoạt là của học sinh (HS), dành cho học sinh hoạt động là chính; từ đó GV không làm gì cả, khoán trắng, phó mặc cho HS muốn làm thế nào cũng được dẫn đến sự đơn điệu, buồn tẻ, mất tác dụng. + Quá chuyên quyền nên không cho HS được trình bày, được bộc lộ ý kiến, hoặc chỉ cứng nhắc tập trung vào việc diễn giảng, thuyết lý về đạo đức,
  6. 6 thậm chí tiết sinh hoạt nào cũng rầy la, trách mắng không ngớt về những sai phạm của học sinh. Học sinh tích cực chủ động khi được thể hiện. 3.2. Lựa chọn nội dung theo chủ đề: - Cần lựa chọn nội dung sinh hoạt một cách linh hoạt dựa vào phần hoạt động trải nghiệm được lên kế hoạch xây dựng từ đầu năm học, GV có thể bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế theo từng chủ đề, đạt hiệu quả - Vừa bám sát vào nhiệm vụ dạy - học của nhà trường vừa vận dụng tình hình của địa phương, vừa căn cứ vào nhiệm vụ và đặc điểm của lớp, của các đối tượng học sinh để có thể lựa chọn nội dung trong tiết sinh hoạt lớp một cách phù hợp nhất. - Sau đây là một số nội dung chủ yếu trong tiết sinh hoạt lớp: + Rèn ngay cho HS từ đầu năm có thể nhận xét, bình chọn…. hoạt động trong tuần và mời Giáo viên sơ kết hoạt động tuần qua (nhận xét, đánh giá, bình chọn...). Phổ biến công tác (của trường, lớp, đoàn thể...) thảo luận, bàn bạc về kế hoạch và biện pháp thực hiện nhiệm vụ. + Vui chơi, giải trí (trò chơi, văn nghệ, thể thao, thi giải câu đố, vẽ tranh ...) theo chủ điểm của tháng. Ví dụ: Chủ đề tháng 9 + Lao động (vệ sinh trường lớp, tôn tạo, trồng chăm sóc cây, bảo quản cơ sở vật chất trường lớp).
  7. 7 + Bổ sung, củng cố kiến thức, kĩ năng (kiến thức học đường, kiến thức xã hội, kĩ năng học tập, kĩ năng sống ...) + Hoạt động từ thiện, công ích... Học sinh chủ động chia sẻ trong học tập Có thể linh hoạt lồng ghép các nội dung trên sao cho tiết sinh hoạt luôn phong phú, mới mẻ, hấp dẫn và có tác dụng giáo dục cao, không theo khuôn mẫu chung cho một tiết cụ thể.
  8. 8 Học sinh thực hiện giữ vệ sinh hằng ngày. 3.3. Sử dụng phương pháp và hình thức linh hoạt. - Phương pháp thảo luận nhóm: Giáo viên (GV) bám vào chủ đề sinh hoạt của từng tháng, những ngày lễ trọng điểm để khơi gợi chủ đề hoạt động cho học sinh. Ví dụ: Chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn Giáo viên giải thích chủ điểm hoạt động trong tháng, hướng dẫn học sinh thảo luận những hoạt động phù hợp với chủ điểm như: Vẽ tranh về chú bộ đội, tập gấp quần áo, kể chuyện, đọc thơ về chú bộ đội hay chăm sóc vườn rau…. - Phương pháp đóng vai: Giáo viên chuẩn bị sẵn một số tình huống phù hợp với chủ điểm của tháng Ví dụ: Nhân dịp 8/3, GV gợi ý và hướng dẫn học sinh đóng vai tiểu phẩm: Con ngoan của mẹ hoặc cho học sinh làm thiệp chúc mừng…. - Phương pháp giải quyết vấn đề: Ví dụ: Tuyên truyền ngày “Tết Trung Thu”, GV hướng dẫn học sinh trang trí lớp theo ngày tết. Học sinh phải đưa ra ý kiến - Phương pháp tình huống: Phương pháp này vận dụng vào chủ đề tuyên truyền ATGT, tìm hiểu phong tục ngày tết cổ truyền…..
  9. 9 - Phương pháp trò chơi: Ví dụ: Vào tuần học của tháng 11, lớp sinh hoạt với chủ đề “Tôn sư trọng đạo”. - Xem phim trong sinh hoạt lớp: Những phim ngắn “Quà tặng cuộc sống” có nhiều ý nghĩa giáo dục. Giáo viên có thể chọn chiếu một phim phù hợp với mục đích sinh hoạt. - Phương pháp tổ chức hoạt động giao lưu. * Hình thức: - Đổi mới không gian, địa điểm sinh hoạt: + Thay đổi, sắp xếp lại bàn ghế để tạo những kiểu không gian khác nhau. + Trang trí phòng học theo những kiểu khác nhau. + Chọn những địa điểm ngoài phòng học một cách thích hợp như sân trường, hành lang, nhà đa chức năng, bãi cỏ gần trường... - Đổi mới vị trí của học sinh trong tiết sinh hoạt: Thay đổi chỗ ngồi. + Tự chọn theo sở thích của học sinh. + Theo sự phân công của người điều khiển cho phù hợp với hoạt động. - Đổi mới cách thức triển khai nội dung hoạt động: vô cùng biến hóa. + Hình thức thưởng, phạt được thay đổi thường xuyên. + Cách tổ chức sinh nhật luôn mới mẻ. + Các trò chơi đa dạng. + Hình thức diễn đàn, tọa đàm, giao lưu... phong phú. III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG Với biện pháp nêu trên, tôi thật sự vui mừng vì sự đầu tư của mình đã đạt được kết quả tốt: Học sinh rất phấn khởi và hứng thú khi tham gia tiết sinh hoạt tập thể; hầu hết học sinh trong lớp đã tự giác cao, có tinh thần tự học; biết nhắc nhở nhau cùng thi đua học tập rất sôi nổi trong từng giờ học; có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, biết hợp tác khi làm việc nhóm; mạnh dạn trình bày ý kiến và mong muốn của mình trước tập thể; biết tự quản, tự phục vụ tốt, nghiêm túc chấp hành nội quy của lớp, của nhà trường; tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường, nhiều hoạt động của lớp rất nổi bật
  10. 10 như: văn nghệ, làm bưu thiếp,chăm sóc cây, ….Và hơn thế nữa phụ huynh cũng được cùng con tham gia 1 số hoạt động và thấy rất vui khi được tham gia cùng con. Bảng số liệu thống kê đối chiếu trước và sau khi thực hiện biện pháp. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận - Qua quá trình làm công tác chủ nhiệm, với những thành quả đã đạt được tôi nhận thấy người giáo viên chủ nhiệm cần có lòng nhiệt tình tính chịu khó, năng động sáng tạo nhất là thực sự yêu mến quan tâm đến học sinh như chính con em mình. Đúng như ông cha ta đã nói: “Trồng cây gì thu được quả đó”. Chúng ta hãy cởi mở tâm hồn mình với các em. Hãy yêu thương các em bằng chính trái tim của người cha, người mẹ, lúc đó ta hiểu được các em cần gì ? Ước mơ gì?
  11. 11 - Người giáo viên phải thực sự mẫu mực, phải là tấm gương sáng toàn vẹn từ nhận thức đến hành động thực tiễn, từ lời nói cử chỉ điệu bộ đến thái độ ứng xử hằng ngày đây là cách giáo dục dùng nhân cách tác động đến nhân cách. Do vậy, theo tôi hai yếu tố cốt lõi không thể thiếu đối là người giáo viên chủ nhiệm lớp đó là “cái tài” của một nhà tâm lí và “cái tâm” của một nhà giáo dục. Khi kết hợp nhuần nhuyễn, hoà quyện hai yếu tố này thì người giáo viên nói chung, người giáo viên chủ nhiệm lớp nói riêng đã có thể làm tốt trách nhiệm của mình. 2. Kiến nghị Tôi mong rằng trong những năm tới đây Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố tiếp tục duy trì tổ chức các buổi tập huấn rất thiết thực về nội dung, phương pháp, công tác chủ nhiệm lớp để giáo viên có thêm điều kiện học hỏi kinh nghiệm, những phương pháp dạy học tích cực để đưa chất lượng giáo dục của thành phố nâng lên một tầm cao mới. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi về công tác chủ nhiệm lớp. Tôi rất mong có sự bổ sung, góp ý của bạn bè đồng nghiệp gần xa để tôi có thể làm tốt hơn trong công tác chủ nhiệm lớp. Tôi xin chân thành cảm ơn! TP. Bắc Giang, ngày 20 tháng 12 năm 2022 XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG NGƯỜI VIẾT HIỆU TRƯỞNG
  12. 12 Nguyễn Bích Phượng TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Văn Huệ (1977), Tâm lý học tiểu học, NXBGD, Hà Nội. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư số 30/2014/TT-BDGĐT, Hà Nội. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Thông tư số 22/2016/TT-BDGĐT, Hà Nội. [4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Sách giáo khoa môn Hoạt động trải nghiệm 1 ( Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) NXBGD, Hà Nội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2