Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội
lượt xem 7
download
Sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu một số biện pháp tổ chức trò chơi trong hoạt động Đội nhằm phát triển nhân cách, đạo đức và lối sống cho các em khi tham gia hoạt động vui chơi trong hoạt động đội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội
- Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội. UBND HUYỆN KRÔNG ANA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Tên đề tài: “Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội” Lĩnh vực: Hoạt động ngoài giờ lên lớp Họ và tên tác giả: Phạm Lê Thùy Duyên Đơn vị:Trường TH Tình Thương 1
- Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội. MỤC LỤC Tài liệu tham khảo....................................................................................................21 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề: Kho tàng trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, không phải trò chơi dân gian nào cũng phù hợp với các em học sinh tiểu học, việc lựa chọn các trò chơi dân gian cho các em học sinh tiểu học, đưa ra những biện pháp để tổ chức trò chơi dân gian phát huy hiệu quả là một việc không đơn giản. Vì vậy, cần lựa chọn các trò chơi và đưa ra cách tổ chức trò chơi là việc làm hết sức cần thiết. Trò chơi phải có luật chơi và cách chơi phải đơn giản, dễ chơi và dễ nhớ. Đối với các em thiếu nhi, trò chơi dân gian là một trong những yếu tố hình thành nên bản sắc văn hoá dân tộc, là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần, là nhịp cầu nối tâm thức các em với mọi bài học về cuộc sống xã hội bởi vì nó có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ nhất đối với các em. Tổ chức cho các em chơi các trò chơi dân gian là phương tiện giúp các em phát triển tình cảm, đạo đức, tình đoàn kết, mở rộng nhận thức, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, qua đó góp phần giáo dục các em về truyền thống văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên thực tế tại trường tiểu học, trò chơi dân gian chưa mang lại hiệu quả cao, nguyên nhân do học sinh được phân chia nhiều độ tuổi khác nhau, 2
- Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội. mỗi độ tuổi lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau. Việc lựa chọn nhóm trò chơi phù hợp với từng độ tuổi, đối tượng chưa được coi trọng. Đặc biệt, trường tiểu học Tình Thương có hơn 99% các em là học sinh dân tộc thiểu số, là một trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn, vốn tiếng việt của các em còn hạn chế, đặc biệt các em học sinh lớp 1 chưa thành thạo tiếng việt, vì thế gặp nhiều khó khăn khi truyền tải nội dung, về cách chơi, luật chơi, hơn hết đối tượng học sinh hoàn toàn khác biệt với các trường tiểu học khác trên địa bàn, khiến việc chọn nhóm trò chơi phù hợp với các em học sinh lại càng khó khăn hơn. Với vai trò là giáo viên Tổng phụ trách Đội, hằng ngày tiếp xúc với các em, tôi luôn tìm hiểu nhu cầu khi chơi ở các em học sinh qua các tiết sinh hoạt ngoại khóa và tôi đã bắt đầu tìm tòi, nghiên cứu để lựa chọn các trò chơi dân gian cho các em tham gia chơi sao cho phù hợp, để giúp các em phát triển toàn diện, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, rèn luyện sức khỏe, sự khéo léo và phát huy tính nhạy cảm, tư duy toàn diện qua các trò chơi dân gian, vì vậy tôi đã chọn đề tài: "Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội” II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu: Nghiên cứu một số biện pháp tổ chức trò chơi trong hoạt động Đội nhằm phát triển nhân cách, đạo đức và lối sống cho các em khi tham gia hoạt động vui chơi trong hoạt động đội. Tạo sân chơi lành mạnh cho các em, tránh các tệ nạn xã hội trong trường học. Thu hút đông đảo các em học sinh tham gia các hoạt động tập thể và hướng đến mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà ngành giáo dục phát động. Qua đó giúp các em thiếu nhi phát triển toàn diện về kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp. Ngoài ra trò chơi dân gian còn giáo dục các em tính nhanh nhẹn, phát triển khả năng tư duy sáng tạo và trò chơi dân gian còn giúp các em có sự đoàn kết, gần gũi với thầy cô và bạn bè. Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận của vấn đề: Trò chơi dân gian là một loại hình nghệ thuật chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc độc đáo của người Việt Nam. Là di sản vốn quý của dân tộc, nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt của cha ông ta thời xưa để lại. Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian được coi như là một bài thuốc bổ não, nómang lại cho trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích. 3
- Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội. Hướng đến mục tiêu: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đưa trò chơi dân gian vào nhà trường là điều hết sức cần thiết, không chỉ góp phần rèn luyện sức khỏe, rèn luyện kĩ năng ứng xử, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc mà còn kích thích học sinh học tập tốt, sau những giờ học tập căng thẳng, mệt nhọc cần động não thì trò chơi dân gian chính là “Thuốc bổ”, là món ăn tinh thần, bổ ích, sảng khoái để cho các em giảm bớt sự căng thẳng, có tinh thần học tập thoải mái và cởi mở, học sinh thân thiện hơn bởi những trò chơi dí dỏm, hài hước thể hiện sự tương tác khi chơi. Trò chơi dân gian được gắn liền với môi trường sống. Nó thường đơn giản, dễ chơi, vật dụng dễ tìm, không tốn tiền, dễ tổ chức trong không gian hẹp như: Góc sân trường học, trong lớp, trong các phong học đa chức năng… Tất cả các trò chơi đều cùng mục đích rèn luyện sức khỏe, trí thông minh, sự nhanh tay, tinh mắt và có sự sáng tạo khéo léo để học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt. Trò chơi dân gian là trò chơi có tính giáo dục cao đối với tất cả các em học sinh nói chung. Trò chơi dân gian còn giúp các em thiếu nhi cảm thấy vui vẻ và sáng khoái hơn trong và ngoài giờ học. Thông qua các trò chơi dân gian mà các em được tham gia sinh hoạt vui chơi, trò chơi dân gian còn giáo dục cho các em học sinh niềm tự hào về truyền thống, tự hào về bản sắc dân tộc Việt Nam. Việc tham gia trò chơi giúp các em phát triển thêm về kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp và phát triển toàn diện về khả năng tăng cường các môn học: tiếng việt toán..., khả năng phát triển tư duy, sáng tạo…Tạo cho học sinh húng thú vào các buổi học để có được: “Mỗi ngày đến người là một ngày vui” ngoài ra thông qua việc tham gia các trò chơi giáo viên còn có mối quan hệ chặt chẽ hơn đối với tổng phụ trách Đội, có thêm nhiều kĩ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho các em tham gia sinh hoạt tập thể trong hoạt động đội, giúp cha mẹ học sinh có cái nhìn tích cực hơn và yên tâm hơn khi thấy con em mình có một môi trường giáo dục lành mạnh. II. Thực trạng vấn đề: Trường tiểu học Tình Thương đóng trên địa bàn xã Dray Sáp, học sinh thuộc 3 buôn: Buôn Tuôr, buôn Tuôr B và buôn KaLa. Là trường thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Krông Ana. Năm học nào trường cũng có hơn 99% các em là học sinh dân tộc thiếu số. Hằng năm, hoạt động Đội được nhà trường quan tâm, lực lượng thanh niên trong nhà trường nhanh nhẹn nên việc tổ chức sinh hoạt trò chơi dân gian và các hoạt động khác gặp nhiều thuận lợi, công tác tổ chức trò chơi dân gian cũng từ đó mà dần dần trở nên có 4
- Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội. hiệu quả hơn so với các năm học trước. C ác em học sinh đang ở độ tuổi từ 6 đến 10 tuổi, đây là độ tuổi ham thích sự vui nhộn, thích khám phá những điều mới lạ vì thế trò chơi dân gian chính là cơ hội cho các em khám phá sự mới lạ hằng ngày mà các em ao ước, tham gia trò chơi không chỉ phát triển về thể chất, tính nhanh nhẹn, sáng tạo mà đây là cơ hội để các em đoàn kết, gần gũi với nhau, đồng thời còn được tăng cường môn tiếng Việt và các môn học khác cho mình. Bên cạnh những thuận lợi, qua quá trình tổ chức trò chơi dân gian cho các em gặp khá nhiều trở ngại, vì các em học sinh là người dân tộc thiếu số nên kĩ năng giao tiếp chưa tự tin, các em còn rụt rè, nhút nhát. Một số nhóm các em chưa thuần thục các động tác chơi, phụ thuộc nhiều vào phong tục tập quán của địa phương, cách chỉ đạo của nhóm trưởng chưa cụ thể, dứt khoát, các em chưa biết phối hợp để chơi cùng nhau. Tổng phụ trách Đội và anh chị phụ trách các lớp chưa được tập huấn về nội dung này nên chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như kĩ năng để tổ chức sinh hoạt trò chơi dân gian. Tổng phụ trách Đội, các giáo viên chú nhiệm là các (anh) chị phụ trách chưa có nhiều vốn tiếng dân tộc nên đôi lúc còn gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp với các em học sinh nhất là học sinh lớp 1 các em chưa nói thông thạo tiếng Việt dẫn đến học sinh không hiểu, hoặc hiểu chậm khi truyền tải nội dung về trò chơi. Anh chị phụ trách của các lớp chưa hiểu hết vai trò và ý nghĩa của các trò chơi, nhiều khi còn xem nhẹ việc tổ chức và tham gia sinh hoạt với các em. Nhằm giúp cho việc nghiên cứu đề tài mang tính khả thi , trước khi thực hiện đề tài, ngay từ đầu năm học 20162017 tôi đã tiến hành khảo sát toàn bộ học sinh tại trường với những câu hỏi như: Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời mà em lựa chọn: Câu 1: Em có thích trò chơi dân gian không? A. Yêu thích. B. Bình thường C. Không yêu thích Câu 2: Em có thường xuyên chơi các trò chơi dân gian hay ko ? A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không chơi Câu 3: Em có tự tin mình hiểu về truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam không? A. Tự tin 5
- Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội. B. Bình thường C. Không tự tin Sau khi khảo sát tôi thu được kết quả như sau: Câu hỏi Kết quả A (%) B (%) C (%) Câu 1 35 % 50 % 15 % Câu 2 20 % 65 % 15 % Câu 3 25 % 45 % 30% III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Kho tàng trò chơi dân gian Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Vì vậy, việc lựa chọn và đưa ra các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi, với đối tượng của các em là một việc làm không đơn giản chút nào. Vì thế, trước khi tổ chức trò chơi dân gian cho các em ở cấp liên đội tôi thường cân nhắc kĩ lưỡng để lựa chọn và đưa ra các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của các em, có nghĩa là trò chơi dân gian phải dễ chơi, vật dụng dễ làm, dễ kiếm và trò chơi phải phù hợp với không gian đễ tổ chức chơi. Qua trò chơi, phải giáo dục cho các em về mặt tình cảm, đạo đức và lối sống. Căn cứ vào thực tế của trường, đối tượng học sinh, bản thân tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm, trong việc lựa chọn trò chơi theo từng nhóm và cách chơi, luật chơi của từng trò chơi cụ thể như sau: 1.Tham mưu, lập kế hoạch, tập huấn cho anh ch ị ph ụ trách, ban chấp hành liên, chi đội. Dựa vào kế hoạch năm học, kế hoạch của hội đồng Đội cũng như kế hoạch của nhà trường, tham mưu, lập kế hoạch từ đầu năm học về việc lồng ghép tổ chức các trò chơi dân gian vào các buổi chào cờ, sinh hoạt ngoại khóa, các ngày lễ lớn, ngày hội của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh...triển khai đến các lớp các em học sinh trong toàn trường, lập kế hoạch dài hạn xuyên suốt trong 1 năm học, kế hoạch chung hạn theo kế hoạch bổ sung mới nhất c ấp trên triển khai. Lên kế hoạch tham mưu để phối kết hợp với các tổ chức trong ngoài nhà trường: Trong nhà trường giữa Đoàn – Đội, Đội – Nhà trường, ngoài nhà trường: Đoàn xã, UBND xã – Nhà trường, hội đồng Đội huyện – Nhà trường... để mang lại hiểu quả tốt nhất. Mỗi năm học lên kế hoạch tổ chức tập huấn ít nhất 2 lần cho ban chấp hành liên, chi đội, cho anh chị phụ trách các lớp, trong đó hướng dẫn về cách triển khai,tổ chức đánh giá các trò chơi dân gian trong nhà trường. 6
- Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội. 2. Lựa chọn trò chơi phù hợp với đối tượng học sinh. Đối với các em học sinh khối 1,2 (67 tuổi) giao tiếp của các em còn gặp nhiều hạn chế, hành động, phản xạ còn chậm, rụt rè, thiếu tự tin nên lựa chọn các trò chơi đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện. Ví dụ: Trò chơi kéo co, bịt mắt bắt dê... Đối với các em học sinh khối 3,4,5 (810 tuổi) độ tuổi này học sinh có sự nhanh nhẹn, linh hoạt cao, vì thế yêu cầu độ khó ở các trò chơi cao hơn, trò chơi cũng vì thế mà phong phú về hình thức hơn. Ví dụ: Trò chơi cướp cờ, ô ăn quan, nhảy dây.... 3. Chia nhóm trò chơi, giới thiệu một số trò chơi dân gian Trò chơi dân gian được chia làm 2 nhóm: Nhóm trò chơi vận động, sáng tạo và nhóm trò chơi học tập 3.1 Nhóm trò chơi vận động, sáng tạo: là nhóm trò chơi theo chủ đề nhằm phát triển trí lực, giáo dục thể chất, là hoạt động có ý thức, nhằm để đạt được những kết quả, những mục đích có điều kiện đã được đặt ra, trong khi thực hiện nhiệm vụ của trò chơi, mỗi người trong từng vai trò của mình phải sử dụng các hoạt động như: Đi, chạy, nhảy, ném, vỗ, đập, leo, mang vác, bò trườn...Nhóm trò chơi vận động, sáng tạo được tổ chức ở một không gian rộng rãi, thoáng đãng, đặc biệt phải an toàn và phù hợp với trò chơi, để tổ chức các trò chơi thuộc nhóm trò chơi này cần quảng thời gian tầm vài tiếng đến 1 buổi tùy theo thời lượng của trò chơi khác nhau mà thơi gian tổ chức cũng khác nhau, tùy theo từng độ tuổi, đối tượng học sinh mà triển khai trò chơi cho phù hợp. Ví dụ: Các em học sinh khối 1,2,3 tham gia trò chơi với mức độ đơn giản, yêu cầu về độ khó thấp hơn các em học sinh khối 4,5. Tôi xin đưa ra một số trò chơi ở phần nội dung này như sau: *Trò chơi: Cướp cờ. Mục đích: + Luyện khả năng nhận biết về mục tiêu và ý nghĩa của trò chơi. + Rèn luyện khả năng nhanh nhẹn, tính kỷ luật, đoàn kết đồng đội. Vật liệu sử dụng: Cờ. Cách chơi và luật chơi: Chia tập thể chơi thành hai đội, có số lượng bằng nhau mỗi đội có từ 56 bạn, đứng hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5… các bạn phải nhớ số của mình. 7
- Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội. Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ. Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về, một lúc quản trò có thể gọi hai ba bốn số. Hình 1: Lớp 4A2 chơi trò chơi cướp cờ trong tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp Khi đang cầm cờ nếu bị bạn vỗ vào người, thì sẽ thua cuộc. Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn vỗ vào người thì thắng cuộc. Khi có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để chánh bị thua, số nào vỗ số đó không được vỗ vào số khác. Nếu bị số khác vỗ vào không thua, số nào bị thua rồi “bị chết” quản trò không gọi số đó chơi nữa. Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ. Người chơi tìm cách lừa đối phương để lấy cờ về, lựa chọn sân bải phù hợp để chánh nguy cơ, cờ ra khỏi vòng tròn, để cờ lại vòng tròn chỉ được cướp cờ trong vòng tròn, khoảng cách cờ đến hai đội bằng nhau. *Trò chơi: Ô ăn quan Mục đích: + Giáo dục các em thiếu nhi tính sáng tạo, cách thức tính toán, tạo sự gần gũi và đoàn kết cho các em học sinh. Vật liệu sử dụng: Các viên đá, sỏi hoặc các vật liệu nhỏ. Cách chơi, luật chơi: 8
- Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội. Cách sắp xếp quân: Bao gồm 10 ô vuông (ô dân) và 2 ô bán nguyệt (ô qua) ô dân được sắp xếp thành 5 ô vuông đối xứng nhau mỗi ô vuông có 5 dân, mỗi ô quan có 1 quân, chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kì do người đó chọn trong số 5 ô vuông của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý. Hình 2: Lớp 5A1 chơi trò chơi ô ăn quan trong tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau: Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn. Trường hợp ăn quân, nếu liền sau đó là một ô trống (ô dân) rồi đến một ô có chứa quân (không phân biệt ô quan hay ô dân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Còn đối với trường hợp ăn liên tiếp, nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân thì người chơi có quân ăn tiếp quân ở ô này. Nếu lại tiếp tục một ô trống rồi đến ô có quân thì người chơi có quyền ăn tiếp quân của các ô. Đối với trường hợp mất lượt, nếu liền sau đó là ô quan (có quân hoặc không có quân) hoặc 2 ô trống trở lên hoặc sau khi vừa ăn thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương. Khi kết thúc toàn bộ dân và quan ở 2 ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã ăn hết nhưng vẫn còn quân trong những ô vuông thì quân trong những ô vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy, lúc này được gọi là “Hết quan toàn dân kéo về”. 9
- Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội. *Trò chơi: Nhảy bao bố. Mục đích: + Rèn luyện kỹ năng giữ thăng bằng, khả năng bật nhảy và sự phối hợp động tác trong vận động. Vật liệu sử dụng: Dây làm đích, bao bố Cách chơi luật chơi: Hình 3: Khối 3,4,5 chơi trò chơi nhảy bao bố nhân dịp lễ 30/41/5. Mỗi người chơi chia làm 1 đội, mỗi đội có một ô hàng dọc để nhảy và có hai lằn mức một xuất phát và một mức đích. Mỗi đội xếp thành một hàng dọc. Người chơi bước vào trong bao bố hai tay giữ lấy miệng bao. Sau khi nghe lệnh “xuất phát” người chơi bắt đầu nhảy đến đích rồi lại quay trở lại mức xuất phát. Đội nào về trước đội đó thắng. Người chơi nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát là phạm luật, người nhảy chưa đến mức quy định mà quay lại cũng phạm luật. *Trò chơi: Nhảy dây Mục đích: + Rèn luyện kỹ năng thăng bằng, khả năng bật nhảy, sự đoàn kết tập thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, tốt cho tim mạch và phát triển cơ bắp. Vật liệu sử dụng: Dây nhảy. Cách chơi và luật chơi: 10
- Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội. Dụng cụ chơi là một cuộn dây thừng có chiều dài bằng 2 đến 4 lần sải cánh tay tùy theo nhảy đơn, đôi hoặc nhảy tập thể. Hình 3,4: Khối 3 chơi trò chơi nhảy dây đơn, nhảy đôi Nhảy đơn là tự mình quăng dây rồi nhảy. Hai tay người chơi cầm 2 đầu dây, dang rộng tay, dây để sau lưng. Người chơi vừa quay hai tay cầm dây vừa nhảy thẳng chân sao cho dây đi qua đầu rồi đi qua chân. Người chơi cứ tiếp tục nhảy đúng theo số lần quy định của cuộc chơi. Nếu vướng dây thì bị phạt. Ngoài ra, có thể chơi nhảy cặp đôi. Hai người chơi quay mặt vào nhau, một người cầm dây như cách chơi có 1 người và quay dây sao cho dây qua đầu và chân cả hai người Nhảy tập thể: là có 2 người đứng 2 đầu cầm dây quăng, một người hoặc có thể cả hai ba người nhảy lựa chiều cùng vào rồi nhảy theo chiều dây quăng. Nếu bị vấp tức là phạm lỗi thì phải ra thay cho người cầm dây để trò chơi cứ thế tiếp tục. 11
- Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội. Hình 5: Khối 3 chơi trò chơi nhảy dây tập thể 3.2 Nhóm trò chơi học tập: Là nhóm trò chơi có định hướng rõ ràng, là một hình thức học tập hiểu quả, thông qua trò chơi để ôn tập, củng cố, rèn luyện kiến thức môn học một cách nhẹ nhàng, dễ dàng vượt qua khó khăn trong học tập, sử dụng hợp lý các trò chơi học tập với nhu cầu vui chơi của học sinh có tác dụng nâng cao hứng thú với giờ học và phát triển tính tích cực trong giờ học... Nhóm trò chơi học tập có thể tổ chức trong nhiều không gian khác nhau tùy thuộc vào tính chất của trò chơi, có thể không gian lớp học, sân trường... đảm bảo an toàn phù hợp với trò chơi. Các em học sinh khối 1,2,3 sẽ chơi trò chơi với yêu câu và mức độ đơn giản, có độ khó thấp hơn các em học sinh khối 4,5. Thời gian tổ chức troc hơi học tập có thể tổ chức lồng ghép vào các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội... sau đây tôi xin đưa ra một số trò chơi thuộc nhóm trò chơi này như sau: *Trò chơi: Chi chi chành chành Mục đích: + Giúp các em phát triển khả năng đọc và phát âm, đồng thời giáo dục các em tính nhanh nhẹn và khéo léo. Cách chơi: Để các em học sinh xoè tay ra, còn bạn giơ một ngón tay trỏ ra đặt vào lòng bàn tay đó, tất cả cùng đọc bài “chi chi chành chành”. Đến chữ “hu hu”, “ập” trẻ nắm tay lại thật nhanh, còn bạn thì rút tay thật nhanh, ai rút không kịp thì phải xoè tay cho người khác chơi . Hình 6: Tổ chức chơi trò chơi chi chi chành chành cho tập thể các khối lớp trong nhà trường vào tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp. 12
- Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội. Lời 1: Lời 2 Chi chi chành chành Chi chi chành chành Sáo nằm gốc mít Nhớ rút cho nhanh Chim oanh học nói Khóc mẹ hu hu ! Tay xoè ngón đặt Khỉ già múa rối Miệng đặt mắt nhìn Chó sói đuổi bò Đi trốn đi tìm Rùa nhảy khỏi hồ Ú tim oà ập ! Bắt cò ăn thịt 4. Dựa vào cách chơi truyền thống, thay đổi làm mới trò chơi. Bản thân tôi khi áp dụng cách chơi truyền thống cảm thấy học sinh dễ nhàm chán, chưa thực sự hứng thú và số lượng tham gia không được như mong muốn vì vậy tôi tiếp tục nghiên cứu, đổi mới phương pháp để gây sự hứng thú, hấp dẫn hơn, từ đó học sinh tham gia hiệu quả hơn, vì vậy ở 2 nhóm trò chơi tôi đã đổi mới một số phương pháp, vật liệu trò chơi như sau: 4.1 Nhóm trò chơi vận động, sáng tạo: *Trò chơi: Cướp cờ: Mục đích khi thay đổi làm mới trò chơi: + Luyện khả năng nhận biết về mục tiêu và ý nghĩa của trò chơi. Rèn luyện khả năng nhanh nhẹn, tính kỷ luật, đoàn kết đồng đội. + Ôn luyện kiến thức các môn học: Tiếng việt, toán… Vật liệu sử dụng: Cờ được thay bằng học sinh. Cách chơi và luật chơi: Chia tập thể chơi thành hai đội, có số lượng bằng nhau mỗi đội có từ 56 bạn, đứng hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5… các bạn phải nhớ số của mình. Quản trò ra câu hỏi bất kỳ liên quan đến kiến thức môn học (toán, tiếng việt…) thành viên có số bất kỳ của hai đội chơi trả lời câu hỏi, trả lời đúng thì nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ về đội của mình. Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về, một lúc quản trò có thể ra nhiều câu hỏi các thành viên thay nhau trả lời để tăng số lượng tham gia cướp cờ. 13
- Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội. Với trò chơi này khi chưa được thay đổi làm mới cách chơi, trò chơi thuộc nhóm trò chơi vận động, sáng tạo. Tuy nhiên khi thêm phần câu hỏi để ôn luyện kiến thức, trò chơi vừa có thể thuộc nhóm trò chơi học tập vừa thuộc nhóm trò chơi vận động, sáng tạo. *Trò chơi: Ô ăn quan Mục đích khi thay đổi làm mới trò chơi: + Giáo dục các em thiếu nhi tính sáng tạo, cách thức tính toán, tạo sự gần gũi và đoàn kết cho các em học sinh. + Tăng số học sinh tham gia (làm quân cờ) đòi hỏi học sinh luôn phải linh động và phản ứng nhanh nhẹn. Vật liệu sử dụng: + Quân cờ được sử dụng từ các viên đá, sỏi hoặc các vật liệu nhỏ được thay bằng chính các em học sinh. + Áo, dây ruy băng đeo tay (người điều khiển, người làm cờ phải khác màu) Cách chơi, luật chơi: Học sinh làm người điều khiển quân cờ và học sinh là những quân cờ sẽ được trang bị dây ruy băng đeo tay hoặc áo màu khác nhau để dễ phân biệt Cách sắp xếp quân: Bao gồm 10 ô vuông (ô dân) và 2 ô bán nguyệt (ô quan) ô dân được sắp xếp thành 5 ô vuông đối xứng nhau mỗi ô vuông có 5 dân (5 em học sinh), mỗi ô quan có 1 quân (1 em học sinh), người điều khiển quân cờ khi chơi sẽ dùng tất cả số trong một ô có quân bất kì do người đó chọn trong số 5 ô vuông của mình để lần lượt di chuyển vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể di chuyển ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý. Khi di chuyển hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người điều khiển sẽ phải xử lý tiếp như sau: Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để di chuyển tiếp theo chiều đã chọn. Trường hợp ăn quân, nếu liền sau đó là một ô trống (ô dân) rồi đến một ô có chứa quân (không phân biệt ô quan hay ô dân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Còn đối với trường hợp ăn liên tiếp, nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân thì người chơi có quân ăn tiếp quân ở ô này. Nếu lại tiếp tục một ô trống rồi đến ô có quân thì người chơi có quyền ăn tiếp quân của các ô. Đối với trường hợp mất lượt, nếu liền sau đó là ô quan (có quân 14
- Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội. hoặc không có quân) hoặc 2 ô trống trở lên hoặc sau khi vừa ăn thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương. Khi kết thúc toàn bộ dân và quan ở 2 ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã ăn hết nhưng vẫn còn quân trong những ô vuông thì quân trong những ô vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy, lúc này được gọi là “Hết quan toàn dân kéo về”. *Trò chơi: Nhảy bao bố. Mục đích khi thay đổi, làm mới trò chơi: + Rèn luyện kỹ năng giữ thăng bằng, khả năng bật nhảy và sự phối hợp động tác trong vận động. + Giáo dục tinh thần đồng đội của người chơi. Vật liệu sử dụng: Dây làm đích, bao bố Cách chơi luật chơi: Người chơi chia làm hai đội trở lên thông thường thì từ hai đến ba đội, mỗi đội có 2,3 thành viên tham gia chơi hoặc nhiều hơn, tuy nhiên phải có số người tham gia bằng nhau. Mỗi đội có một ô hàng dọc để nhảy và có hai lằn mức một xuất phát và một mức đích. Mỗi đội xếp thành một hàng dọc. Người đứng đầu bước vào trong bao bố hai tay giữ lấy miệng bao. Sau khi nghe lệnh xuất phát người đứng đầu mỗi đội mới nhảy đến đích rồi lại quay trở lại mức xuất phát đưa bao cho người thứ 2. Khi nào người thứ nhất nhảy về đến đích thì người thứ 2 tiếp theo mới bắt đầu nhảy. Cứ như vậy lần lượt đến người cuối cùng. Đội nào về trước đội đó thắng. Người chơi nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát là phạm luật, người nhảy chưa đến mức quy định mà quay lại cũng phạm luật. Nhảy chưa đến đích mà bỏ bao ra cũng phạm luật và có thể bị loại khỏi cuộc chơi. *Trò chơi: Nhảy dây Mục đích sau khi thay đổi, làm mới trò chơi + Rèn luyện kỹ năng thăng bằng, khả năng bật nhảy, sự đoàn kết tập thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, tốt cho tim mạch và phát triển cơ bắp. + Rèn luyện kĩ năng nghe nhạc, đếm nhịp. Vật liệu sử dụng: Dây nhảy, loa nhạc (các dụng cụ hỗ trợ âm thanh), file nhạc (nhạc thiếu nhi, nhạc sôi động, nhạc Đội…) Cách chơi và luật chơi: 15
- Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội. Dụng cụ chơi là một cuộn dây thừng có chiều dài bằng 2 đến 4 lần sải cánh tay tùy theo nhảy đơn, đôi hoặc nhảy tập thể. Nhảy đơn: Khi bắt đầu có tín hiệu âm thanh được bật lên, người chơi tự mình quăng dây rồi nhảy. Hai tay người chơi cầm 2 đầu dây, dang rộng tay, dây để sau lưng. Người chơi vừa quay hai tay cầm dây vừa nhảy thẳng chân sao cho dây đi qua đầu rồi đi qua chân theo đúng nhịp của bài nhạc. Người chơi cứ tiếp tục nhảy đúng nhịp và đúng quy định cho đến hết bài. Nếu vướng dây thì bị phạt. Ngoài ra, có thể chơi nhảy cặp đôi. Hai người chơi quay mặt vào nhau, một người cầm dây như cách chơi có 1 người. Tương tự nhảy đơn, khi có tín hiệu âm thanh người cầm dây bắt đầu quăng dây, quay dây sao cho dây qua đầu và chân cả hai người. Nhảy liên tục theo nhịp và theo quy định cho đến hêt bài. Nhảy tập thể: là có 2 người đứng 2 đầu cầm dây quăng, một người hoặc có thể cả hai ba người nhảy lựa chiều cùng vào rồi nhảy theo chiều dây quăng. Nếu bị vấp tức là phạm lỗi thì phải ra thay cho người cầm dây để trò chơi cứ thế tiếp tục. Tương tự như 2 cách nhảy trên (nhảy đơn, đôi) nhảy theo nhịp bài nhạc đến hết bài và đúng quy định Ở cả 3 cách chơi có thể phối nhạc với tốc độ khác nhau trong 1 bài nhạc (không quá nhanh cũng không quá chậm) nhằm luyện tập phản ứng linh hoạt cho học sinh, không gây nhàm chán cũng như tạo được hứng thú khi tham gia trò chơi. Với trò chơi này khi chưa được thay đổi làm mới cách chơi, trò chơi thuộc nhóm trò chơi vận động, sáng tạo. Tuy nhiên yêu cầu thực hiện theo nhạc để rèn khả năng nghe nhạc, đếm nhip. Trò chơi vừa có thể thuộc nhóm trò chơi học tập vừa thuộc nhóm trò chơi vận động, sáng tạo. 4.2 Nhóm trò chơi học tập: *Trò chơi: Chi chi chành chành Mục đích sau khi thay đổi, làm mới trò chơi + Giúp các em phát triển khả năng đọc và phát âm, đồng thời giáo dục các em tính nhanh nhẹn và khéo léo. + Rèn luyện kĩ năng nghe nhạc, đếm nhịp. Vật liệu sử dụng: loa nhạc (các dụng cụ hỗ trợ âm thanh), file nhạc (nhạc vè, nhạc đọc thơ…) 16
- Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội. Cách chơi: Để các em học sinh xoè tay ra, còn bạn giơ một ngón tay trỏ ra đặt vào lòng bàn tay đó, khi nghe tín hiệu bài nhạc phát ra, tất cả cùng đọc bài “chi chi chành chành”. Theo nhịp của bài nhạc. Đến chữ “hu hu”, “ập” trẻ nắm tay lại thật nhanh, còn bạn thì rút tay thật nhanh, ai rút không kịp thì phải xoè tay cho người khác chơi. Lời 1: Lời 2 Chi chi chành chành Chi chi chành chành Sáo nằm gốc mít Nhớ rút cho nhanh Chim oanh học nói Khóc mẹ hu hu! Tay xoè ngón đặt Khỉ già múa rối Miệng đặt mắt nhìn Chó sói đuổi bò Đi trốn đi tìm Rùa nhảy khỏi hồ Ú tim oà ập ! Bắt cò ăn thịt 5. Sử dụng công nghệ thông tin, đa phương tiện vào các trò chơi dân gian. Sử dụng trình chiếu trên máy tính áp dụng vào việc khảo sát các câu hỏi, nắm được thông tin để áp dụng tổ chức các trò chơi dân gian mang lại hiệu quả hơn. Dử dụng công nghệ thông tin, đa phương tiện để trình chiếu các video, dùng âm nhạc dân gian, làn điệu dân ca kết hợp vào trò chơi để học sinh vừa có thể chơi trò chơi vừa biết thêm được 1 số nét văn hóa âm nhạc dân tộc, đồng thơi tăng thêm sự thích thú, mới mẻ thu hút học sinh tham gia vào các trò chơi dân gian hơn. 6. Lồng ghép các trò chơi đân gian thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động Đội trong nhà trường. + Dựa vào kế hoạch năm học của phòng giáo dục, hội đồng Đội và của nhà trường, phối hợp lồng ghép tổ chức trò chơi dân gian vào các ngày lễ lớn trong năm học, như ngày lễ nhân dịp ngày thành lập quân đội nhân dân Việt nam (22/12), ngày thành lập Đoàn (26/3), ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước – Quốc tế lao động (30/41/5)... hoặc tổ chức trò chơi dân gian vào các ngày hội của Đội như ngày hội thiếu nhi vui khỏe, ngày hội công nhận chương trình rèn luyện, ngày thành lập Đội...Qua quá trình lồng ghép để tổ chức trò chơi dân gian trong nhà trường tôi có thể vừa giám sát, đôn đốc vừa kiểm tra đánh giá, nâng cao hiệu quả của trò chơi. 17
- Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội. IV.Tính mới của giải pháp: Ngay từ đầu năm học tham mưu, lập kế hoạch, tổ chức tập huấn cho anh (chị) phụ trách, ban chấp hành liên chi Đội về các phương pháp tổ chức trò chơi dân gian để có kĩ năng, tổ chức các trò chơi dân gian. Dựa vào đặc thù của đối tượng học sinh tại nhà trường, tìm hiểu, lựa chọn trò chơi cho phù hợp để phát huy hết hiệu quả mang lại của trò chơi. Chia nhóm trò chơi để phù hợp với độ tuối, đối tượng học sinh. Đề tài đã đưa ra cách thức để chia nhóm trò chơi phù hợp với từng đối tượng học sinh vào hoạt động giáo dục, hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường, đối với các ngày hội dân gian thường tổ chức các trò chơi vận động như: kéo co, nhảy bao bố, nhảy dây... Còn đối với các hoạt động giáo dục, tổ chức các trò chơi học tập như: chi chi chành chành, tập tầm vông... Đề tài đưa ra được cách thức thay đổi, làm mới trò chơi dựa vào các cách chơi truyền thống mang lại hiệu quả cao hơn, cụ thể: + Trò chơi cướp cờ, việc thay thế cờ bằng học sinh, cho các em trả lời câu hỏi trong khi tham gia trò chơi ngoài hiệu quả giúp học sinh rèn luyện khả năng nhanh nhẹn, tính kỷ luật, đoàn kết đồng đội, khi được thay đổi làm mới còn giúp các em học sinh ôn luyện kiến thức các môn học: Tiếng việt, toán… + Trò chơi ô ăn quan: Hiệu quả ban đầu theo cách chơi truyền thống giáo dục các em thiếu nhi tính sáng tạo, cách thức tính toán, tạo sự gần gũi và đoàn kết cho các em học sinh nhưng khi tăng số học sinh tham gia (sử dụng học sinh thay cho quân cờ) tập cho học sinh tính linh động và phản ứng nhanh nhẹn cũng như khiến trò chơi trở nên mới lạ, thu hút học sinh hơn. + Ở trò chơi nhảy bao bố ngoài hiệu quả giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giữ thăng bằng, khả năng bật nhảy và sự phối hợp động tác trong vận động, khi làm mới cách chơi, tăng số thành viên tham gia, thay vì tham gia theo cá nhân, học sinh được chơi theo đội với số thành viên cao hơn sẽ g iáo dục tinh thần đồng đội của học sinh khi tham gia chơi + Việc thêm nhạc đệm vào trò chơi như: Chi chi chành chành, nhảy dây khiến các em thích thú, cảm thấy mới mẻ, hiệu quả mang lại từ cách chơi mới ngoài hiệu quả ban đầu của trò chơi còn giúp học sinh ôn luyện kỹ năng âm nhạc, đếm nhịp… Qua nghiên cứu đề tài, nhờ làm mới, thay đổi cách thức trò chơi giúp các em học sinh tham gia trò chơi dân gian được ôn luyện được kiến thức của các môn 18
- Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội. học: Tiếng việt, toán… Giúp các em tăng tính sáng tạo, tính linh hoạt, đồng thời thu hút được các em học sinh, tăng sự thích thú, số lượng thành viên tham gia cũng cao hơn, từ đó phong trào hoạt động Đội ngày càng đi lên, nhiều năm liền được hội đồng Đội liên Đội được xếp loại vững mạnh, môi trường học tập trở nên thân thiện, số lượng học sinh hay vắng học đi học chuyên cần hơn. V.Hiệu quả SKKN: Từ việc nghiên cứu đề tài, áp dụng cách chơi mới dựa theo cách chơi truyền thống đã tăng sự thích thú, tham gia các trò chơi dân gian một cách tích cực, chủ động, tự tin, biết nhiều về trò chơi dân gian, hiểu biết về nét văn hóa dân tộc thông qua trò chơi của các em được nâng lên. Trò chơi dân gian giúp hình thành nhân cách cũng như phát triển thể chất cho các em thiếu nhi. Nó thường được thể hiện qua các hành vi bắt chước của học sinh từ các hoạt động của thầy cô hay là sự truyền dạy của thầy cô cho các em nhằm duy trì và phát triển giá trị văn hoá dân tộc nói chung và trò chơi dân gian thiếu nhi nói riêng trong nhà trường, nhiều năm học trở lại đây nhà trường thường xuyên tổ chức lồng ghép các trò chơi dân gian vào các hoạt động của nhà trường và đem lại hiệu quả cao. Sau khi triển khai, áp dụng biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội trong năm học: 20162017,20172018,20182019. Tôi thu được kết quả như sau: Năm học Năm học Năm học Kết quả đạt được theo 20162017 20172018 20182019 các câu hỏi đã khảo sát Câu 1: Tỷ lệ học sinh yêu thích trò 60% 85% 95% chơi dân gian. Câu 2: Tỷ lệ học sinh thường xuyên 65% 80% 90% tham gia các trò chơi dân gian. Câu 3: Tỷ lệ học sinh tự tin hiểu biết tốt về truyền thống văn hóa dân tộc 55% 75% 85% Việt Nam thông qua trò chơi dân gian. 19
- Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội. Như vậy việc tổ chức trò chơi dân gian trong trường học sau khi thay đổi, làm mới trò chơi ngày càng đem lại hiệu quả cao trong việc rèn luyện về sức khỏe, trí tuệ và giáo dục học sinh hiểu biết, bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Phần thứ ba:. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I. Kết luận: Trò chơi dân gian chính là một hoạt động vui chơi không thể thiếu đối với trường học nói chung và các em thiếu nhi nói riêng. Trò chơi dân gian giúp cho các em thiếu nhi có một tinh thần sáng khoái và vui vẻ hơn sau những thời gian làm việc và học tập mệt nhọc, là niềm vui, niềm hạnh phúc khi mỗi lần các em đến trường. Trò chơi dân gian giúp các em giảm bớt những căng thẳng trong học tập để giúp các em có tinh thần học tập vui hơn sáng khoái hơn. Ngoài những niềm vui trên, trò chơi dân gian còn đem đến cho các em học sinh những kĩ năng bổ ích cho cuộc sống như: Kỹ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng phán đoán và sự tinh mắt trong công việc... Để văn hóa truyền thống thấm dần vào tâm hồn trẻ thơ, không có cách nào hay hơn là áp dụng trò chơi dân gian vào trường học. Sự kết hợp giữa các trò chơi dân gian, trò chơi có tính trí tuệ, trò chơi có tính ứng xử trên cơ sở xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực sẽ giúp các em được ôn luyện, trau dồi thêm kiến thức về lịch sử dân tộc, văn hóa dân gian… Bên cạnh đó, trò chơi dân gian còn giúp các em học sinh phát triển về mặt tư duy nhảy bén, phát triển về khả năng “Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc”, phát triển về sức khỏe và trí tuệ.... Tóm lại, trò chơi dân gian chính là nơi mà các em có thể giao lưu học hỏi cũng như tìm hiểu về bản sắc, về văn hóa của mỗi dân tộc đang sinh sống và học tập ở tại đất nước Việt Nam. II. Kiến nghị: Để nâng cao hiệu quả của việc tổ chức trò chơi dân gian trong trường học bản thân tôi xin đề nghị một số vấn đề sau: 1. Đối với nhà trường: Nhà trường quan tâm hơn nữa đến việc sinh hoạt, tổ chức trò chơi dân gian để giúp các em có cơ hội được học hỏi, và biết thêm về trò chơi dân gian. Tạo điều kiện về kinh phí để việc tổ chức mang lại kết quả tổ hơn. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2235 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 433 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 215 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 100 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 132 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 62 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn