Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp xác định đúng từ loại Tiếng Việt cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Mai Thủy
lượt xem 8
download
Điểm mới của đề tài là tập trung mô tả, đánh giá, phân tích thực trạng việc dạy từ loại cho học sinh lớp 5. Từ đó, đề xuất cách hướng dẫn học sinh xác định tốt từ loại, luyện tập các dạng bài tập về từ loại, bên cạnh đó kết hợp việc đổi mới các hình thức dạy học theo hướng chú trọng phát triển năng lực phù hợp đối tượng học sinh. Từ đó giúp HS nắm vững ngữ pháp Tiếng Việt, hoàn thành tốt nội dung học tập bộ môn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp xác định đúng từ loại Tiếng Việt cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Mai Thủy
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÁC ĐỊNH ĐÚNG TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 5 1
- Quảng Bình, tháng 2 năm 2019 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÁC ĐỊNH ĐÚNG TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 5 Họ và tên: Nguyễn Thùy Nhung 2
- Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Mai Thủy Quảng Bình, tháng 2 năm 2019 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Thời đại CNH HĐH đòi hỏi con người cần có tri thức và kĩ năng thực hành. Theo định hướng đó thì bậc tiểu học là nền tảng. Mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm giúp cho học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mĩ và các kĩ năng cơ bản để tiếp tục học trung học cơ sở. Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh (HS) và cung cấp cho các em những tri thức cần thiết. Nghị quyết số 29 Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ghi rõ: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội”. Tại Văn bản hợp nhất 07/VBHNVPQH năm 2015 hợp nhất Luật giáo dục do Văn phòng Quốc hội ban hành đã nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Như vậy, giáo dục giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. 3
- Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hoàn thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Mỗi phân môn đều có nhiệm vụ riêng song mục đích cuối cùng của chúng ta là cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông về ngôn ngữ, là cơ sở để hình thành vốn ngôn ngữ chuẩn, làm nền tảng cho các bậc học về sau. Phân môn Luyện từ và câu rất quan trọng đối với học sinh bậc tiểu học. Nếu học tốt phân môn này nó sẽ giúp các em học tốt hơn các phân môn của bộ môn Tiếng Việt bởi nó giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ, dùng từ, đặt câu chính xác. Trong phân môn Luyện từ và câu, học sinh được học những kiến thức cơ bản về từ, từ loại, câu,… Qua đó giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu của những kiến thức mới. Trong đó, phần từ loại được trải đều trong nội dung bài học từ lớp 2 cho đến lớp 5. Việc học từ loại là vấn đề quan trọng nhất bởi lẽ nó là từ loại cơ bản không thể thiếu được trong quá trình giao tiếp. Ở tiểu học cac em hoc các khái ́ ̣ niệm danh từ, động từ, tính từ… và kiến thức về cac t ́ ừ loại này cùng với kĩ năng xác định chúng được kiểm tra dưới dạng cho sẵn các từ rồi yêu cầu học sinh xác định từ loại cho những từ đó, hoặc yêu cầu các em tìm danh từ, động từ, tính từ trong đoạn thơ, đoạn văn. Khi xác định các từ loại này, học sinh gặp khó khăn và hay nhầm lẫn những từ mà nghĩa và hình thức không tiêu biểu cho một từ loại, nhầm danh từ với tính từ, danh từ với động từ, nhất là hay nhầm tính từ với động từ. Từ việc nhầm lẫn dẫn đến các em xác định loại câu sai và viết câu sai. Năm học 2018 2019 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5C, qua một thời gian giảng dạy tôi thấy học sinh của mình rất cố gắng học tập tất cả các môn học đặc biệt là môn Tiếng Việt. Nhưng trong thực tế khi học đến từ loại Tiếng Việt thì nhiều em còn lúng túng. Với suy nghĩ: "Làm thế nào để học sinh nắm chắc kiến thức này và tự tin hơn trong học tập ?" nên tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp xác định đúng từ loại Tiếng Việt cho học sinh lớp 5”. 1.2. Điểm mới của đề tài Điểm mới của đề tài là tập trung mô tả, đánh giá, phân tích thực trạng việc day t ̣ ừ loai cho hoc sinh l ̣ ̣ ơp 5. T ́ ư đo, đ ̀ ́ ề xuất cách hướng dẫn học sinh xać 4
- ̣ ́ ừ loai, luy đinh tôt t ̣ ện tập các dạng bài tập về từ loại, bên cạnh đó kết hợp việc đổi mới các hình thức dạy học theo hướng chú trọng phát triển năng lực phù hợp đối tượng học sinh. Từ đó giup HS năm v ́ ́ ưng ng ̃ ữ phap Tiêng Viêt, hoàn thành ́ ́ ̣ tốt nội dung học tập bộ môn. 1.3. Phạm vi áp dụng đề tài Đề tài được nghiên cứu thực nghiệm tại lớp 5C năm học 2018 2019 áp dụng theo mô hình dạy học VNEN ở Trường Tiểu học nơi tôi công tác. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng của việc giảng dạy từ loại Tiếng Việt lớp 5 của nhà trường Bắt đầu từ năm học 2015 2016 trường chúng tôi mở rộng mô hình VNEN toàn phần. Cùng với đó là sự đổi mới về nội dung và phương pháp giảng dạy. Trong đó chú trọng nhất là việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Chính vì vậy đây là cơ hội giúp các em tự tin, mạnh dạn, năng động hơn trong giao tiếp, học tập đồng thời đây cũng chính là cơ hội để các em tự rèn luyện và chứng tỏ khả năng tự học, tư duy, sáng tạo của mình. Với phương pháp và hình thức dạy học mới này thì người giáo viên (GV) giữ vai trò là người quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ học sinh khi các em vướng mắc. Đầu năm học 2018 2019 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5C. Qua quá trình giảng dạy và qua việc dự giờ, để học tập chuyên môn ở các đồng nghiệp, tôi nhận thấy việc xác định các từ loại Tiếng Việt của khối 5 nói chung và lớp 5C nói riêng còn gặp một số ưu điểm và khuyết điểm như sau: 5
- 2.1.1. Ưu điểm: Nhà trường chú trọng công tác bồi dưỡng năng lực, kiến thức chuyên môn cho đội ngũ. Giao viên đ ́ ược hoc bôi d ̣ ̀ ương th ̃ ương xuyên vê phân môn Luy ̀ ̀ ện từ ́ ợt hoc chuyên môn, đ và câu qua cac đ ̣ ược dự giờ thăm lơp đê hoc hoi qua đông ́ ̉ ̣ ̉ ̀ ̣ nghiêp, được Ban giam hiêu nhà tr ́ ̣ ương tô ch ̀ ̉ ức thao giang, chuyên đê đê rút ra ̉ ̀ ̉ ̣ ̉ kinh nghiêm cho ban thân. Theo đặc điểm tâm sinh lí cũng như kinh nghiệm qua các năm giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh lớp 5 cũng đã lớn nên nhận thức tôt h ́ ơn, co kha năng t ́ ̉ ự học tốt hơn. Các em đã biết xác định từ loại trong những trường hợp đơn giản. 2.1.2. Nhược điểm: * Về phía giáo viên: Để HS nắm vững kiến thức về từ, tạo nền tảng cho việc phát triển và sử dụng ngôn ngữ ngày một phong phú, thì việc giảng dạy nội dung từ loại là một vấn đề không thể xem nhẹ. Nhưng trên thực tế, nhiều GV cứ theo hướng dẫn hoàn thành đầy đủ các bài tập và coi như thế là xong, mà không quan tâm xem, sau bài học, cái gì còn đọng lại trong HS và các em đã vận dụng bài học ấy như thế nào. Đó là lí do khiến nhiều HS khi học lên đến lớp 5 mà kiến thức về từ loại vẫn còn rất mới mẻ. Thực tế cũng cho thấy, GV cũng gặp nhiều khó khăn, lúng túng và đã có những nhầm lẫn khi giảng dạy nội dung này. Sở dĩ như vậy là do khi xét từ loại cho những từ cụ thể, GV thường dựa vào nghĩa chứ không nắm được hết các dấu hiệu hình thức từ loại. Mà nghĩa của từ loại không phải lúc nào cũng dễ xác định. Một từ cụ thể chỉ sự vật hay hoạt động, trạng thái hay đặc điểm, tính chất không phải lúc nào cũng có thể tìm ra ngay được. Sự khác nhau về nghĩa hay có dấu hiệu hình thức đi kèm như thế nào đôi khi GV cũng không nắm được. Do thiếu kinh nghiệm cũng như chưa biết đầu tư đúng mức cho tiết dạy nên GV chưa tạo lập được cơ sở vững chắc cho thành công của tiết dạy: Chưa đầu tư thích đáng cho việc thiết kế bài giảng, chưa có sự công phu rèn luyện của bản thân. Nhiều GV còn rụt rè, e ngại, chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh. * Về phía học sinh: 6
- Trong quá trình thực tế trực tiếp giảng dạy ở nhà trường tôi thấy học sinh khối 5 nói chung, học sinh lớp 5C nói riêng, việc xác định từ loại Tiếng Việt và vận dụng từ loại Tiếng Việt vào các kỹ năng nói, viết vẫn còn nhiều hạn chế do một số nguyên nhân sau: HS chưa tập trung, đầu tư chú trọng cho học tập. Thiếu mạnh dạn, tư tin trước những vấn đề thắc mắc nên không nắm được kiến thức. Chất lượng học của học sinh chưa đồng đều. Do không phân định đúng ranh giới của từ mà học sinh xác định từ loại sai. Nhiều em không nắm được thuật ngữ "từ loại" nên không hiểu đúng yêu cầu của bài tập. Khi xác định từ loại học sinh còn gặp khó khăn trong những trường hợp mà nghĩa của từ hoặc dấu hiệu hình thức không rõ ràng. Thời gian luyện tập, số tiết luyện tập về từ loại Tiếng Việt ở chương trình lớp 5 còn chưa được nhiều. * Về phía phụ huynh: Đa số gia đình của các em đều làm nông thuần túy nên kiến thức và sự hiểu biết về các môn học của phụ huynh không nhiều, không sâu. Chính vì vậy, việc giúp đỡ các em trong học tập còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều em bố mẹ đi làm ăn xa, sống với ông bà nên một số bộ phận phụ huynh học sinh còn mang nặng tư tưởng phó mặc con em mình cho giáo viên. Do đó họ ít quan tâm và thậm chí không quan tâm đến việc học tập của con em mình, chính vì vậy dẫn đến nhiều em không có ý thức tự học. Chính vì những khó khăn và hạn chế nêu trên nên sự ham học của học sinh chưa cao. Trước thực trạng trên, khi dạy các bài Luyện từ và câu liên quan đến từ loại Tiếng Việt, đầu năm tôi đã khảo sát chất lượng học của học sinh lớp tôi chủ nhiệm. Đề bài: Em hãy xác định danh từ, động từ, tính từ trong hai câu thơ sau: “Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay Vượn hót chim kêu suốt cả ngày” Ở bài tập này, học sinh cần phải xác định ranh giới các từ rồi xét ý nghĩa và các khả năng kết hợp của từ rồi xếp. 7
- Danh từ: cảnh, rừng, Việt Bắc, vượn, chim, ngày. Động từ: hót, kêu. Tính từ: hay Qua khảo sát chất lượng xác định các từ loại của học sinh lớp tôi đầu năm học 2018 2019 tôi đã thu được kết quả như sau: ́ ̣ HS xac đinh HS chưa Tổng số ́ ̣ HS xac đinh đung ́ chưa chăc chăn ́ ́ ́ ̣ xac đinh được HS SL % SL % SL % 25 4 16 15 60 6 24 Căn cứ vào khảo sát, theo dõi quá trình học trên lớp tôi tiến hành phân loại học sinh theo các nhóm: Nhóm 1: Học sinh xác định được các dạng từ loại. Nhóm 2: Học sinh xác định được các dạng từ loại trong trường hợp đơn giản. Nhóm 3: Học sinh xác định các dạng từ loại chưa chắc chắn. Trước thực trạng xác định từ loại của học sinh, bản thân tôi không khỏi băn khoăn, trăn trở. Dựa trên kinh nghiệm giảng dạy trong những năm qua, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 xác định đúng từ loại tiếng Việt. 2.2. Các biện pháp giúp học sinh xác định đúng từ loại Biện pháp 1: Giúp học sinh nắm chắc lí thuyết về từ loại Để giúp các em nắm chắc về từ loại, tôi đã củng cố cho các em hiểu “Từ loại là các loại từ phân chia về mặt ngữ pháp. Nói cách khác, phân loại các từ về mặt ngữ pháp, ta được các từ loại: Danh từ (DT), động từ (ĐT), tính từ (TT), quan hệ từ,…”. Để phân chia từ Tiếng Việt thành các từ loại, ta dựa vào những tiêu chuẩn sau: Ý nghĩa khái quát của từ. Khả năng kết hợp của từ với các từ khác. Khả năng đảm nhận các chức vụ ngữ pháp của từ trong câu. Muốn xác định được chính xác các từ loại trong câu, ta tiến hành theo các bước sau: + Bước 1: Vạch ranh giới giữa các từ để xác định được từng từ trong câu. Như chúng ta đã biết, tiếng cấu tạo nên từ, từ dùng để tạo nên câu. Từ là đơn vị nhỏ 8
- nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu. Tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa, từ nào cũng có nghĩa. Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn. Từ gồm nhiều tiếng gọi là từ phức. Có hai cách chính để tạo từ phức là: Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép. Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các từ láy. Nắm cấu tạo từ sẽ giúp HS chia từ theo cấu tạo một cách chính xác. Trong tiếng Việt, nhiều khi xác định một tổ hợp hai tiếng nào đó là một từ hay hai từ là rất khó và đặc biệt là cũng không cần thiết. Tuy nhiên, vơi hoc sinh, cân l ́ ̣ ̀ ưu y viêc các em tách câu thành t ́ ̣ ừ nhưng để tìm được các từ đơn, từ ghép, từ láy, để tìm được các danh từ, động từ, tính từ,... ở trong câu, trước hết các em cần phải tách câu ra thành từ cho đúng. Ví dụ, do nhầm xoài biếc, cam vàng, dừa nghiêng, cau thẳng là một từ nên nhiều em đã tìm thiếu các tính từ biếc, vàng, nghiêng, thẳng khi giải bài tập tìm các tính từ trong hai câu thơ Xum xuê xoài biếc, cam vàng / Dừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi (Việt Nam − Lê Anh Xuân). Để xác định được hai tiếng nào đó là một từ hay hai từ, tôi hướng dẫn học sinh thử hai mẹo sau: Thử thêm vào giữa hai tiếng đã cho một từ nào đó: Nếu giữa hai tiếng đã cho có thể thêm một từ nào đó vào giữa mà nghĩa của chúng không thay đổi, tức là có thể thêm được, thì ta kết luận hai tiếng đã cho là một từ. Ngược lại, nếu giữa hai tiếng đã cho ta thêm một từ nào đó vào giữa sẽ làm cho nghĩa của chúng thay đổi hoặc mất nghĩa, tức là không thể thêm được, thì ta kết luận hai tiếng đã cho là hai từ. Xét xem trong kết hợp có yếu tố nào đã chuyển nghĩa hay mờ nghĩa gốc hay không. ́ ̣ HS sau khi vach đ Vi du: ̣ ược ranh giơi t ́ ừ cua cac câu văn sau thi se tim đ ̉ ́ ̀ ̃ ̀ ược danh tư, đông t ̀ ̣ ừ, tinh t ́ ừ kha đ ́ ơn gian. ̉ Một/ dải mây/ mỏng/ mềm mại/ như/ một/ dải lụa/ trắng/ dài/ vô tận/ ôm ấp/, quấn/ ngang/ các/ chỏm núi/ như/ quyến luyến/, bịn rịn./ Danh từ: dải mây, dải lụa, chỏm núi Động từ: ôm ấp, quấn, quyến luyến, bịn rịn Tính từ: mỏng, mềm mại, trắng, dài, vô tận, ngang 9
- + Bước 2: Đối chiếu từng từ với các tiêu chuẩn nêu trên để xác định giá trị từ loại của từ ấy: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ. Bởi vậy để giúp học sinh của mình nhận định và phân chia từ loại một cách chính xác theo các nhóm từ loại (dựa vào khái niệm và dấu hiệu nhận biết), tôi bắt đầu giúp cho các em nắm chắc, hiểu sâu, hiễu kĩ về từng từ loại thông qua bài học lí thuyết và bài tập thực hành để từ đó các em có thể tự tin trong học tập và làm bài một cách chính xác trong các kì thi. ̣ Viêc phân chia tư loai thanh cac nhom t ̀ ̣ ̀ ́ ́ ư loai sao cho thât chinh xac cân chu ̀ ̣ ̣ ́ ́ ̀ ́ y xem xet: ́ ́ Ý nghĩa khái quát: ví dụ như ý nghĩa về sự vật, về hành động, về trạng thái, về tính chất, về quan hệ,... Khả năng kết hợp của từ thường xác định được ba lớp từ chính trong tiếng Việt là: lớp danh từ, lớp động từ và lớp tính từ. Ví dụ: những từ có thể đứng trước các chỉ định từ này, nọ thì thuộc lớp danh từ; những từ có thể đứng sau đang, vẫn... thì thuộc lớp động từ; những từ đứng sau rất thường thuộc lớp tính từ. Chức vụ ngữ pháp: Khả năng giữ chức vụ ngữ pháp trong một câu: Chu ̉ ngư, vi ng ̃ ̣ ữ. Bên cạnh việc giúp HS nắm vững kiến thức về từ (từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy) đã được học trong lơp 4, GV c ́ ần cung cấp cho HS đầy đủ các kiến thức về từ loại (phần danh từ, động từ, tính từ), yêu cầu HS nắm chắc khái niệm về danh từ, động từ, tính từ. Để làm được vấn đề này, đòi hỏi GV phải nắm chắc các kiến thức về từ loại. Cu thê: ̣ ̉ Trong chương trình tiếng Việt tiểu học, hệ thống từ loại bao gồm: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ và một số từ loại khác. Các từ loại cơ bản của Tiếng Việt Danh từ Động từ Tính từ Đại từ Quan hệ từ Chỉ t/c Chỉ t/c DT DT ĐT ĐT chung ở mức Đại từ chung riêng chỉ chỉ không độ cao chỉ trạng hoạt kèm mức nhất ngôi thái động độ 10
- Từ loại là sự phân loại vốn từ của một ngôn ngữ cụ thể thành những loại, những lớp hạng dựa vào những đặc trưng ngữ pháp. Từ loại là một phổ niệm của mọi ngôn ngữ, không phụ thuộc vào phương thức biểu hiện của nó. Dựa vào sự giống nhau về đặc điểm ngữ pháp, các từ được phân ra thành từng loại, gọi là từ loại. Từ loại là các loại từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát. Các từ loại cơ bản của Tiếng Việt gồm: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ. a. Danh từ: * Danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, con vật, cây cối, hiện tượng,...). Ví dụ: Chỉ người: Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, thầy giáo, cô giáo, học sinh,... Chỉ vật: Bút, nhà, bàn, ghế, sách, vở,... Chỉ con vật: Chó, mèo, kiến, thỏ, gấu,... Chỉ cây cối: Cau, sấu, phượng, bàng, dừa,... Chỉ hiện tượng: Mưa, bão, gió, mây,... * Danh từ có nhiều loại: Danh từ chung: là tên gọi một loại sự vật. Ví dụ: Áo quần, bàn ghế, nhà cửa, cây cối,... Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật. Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa. Ví dụ: Cửu Long, Trường Sơn, Thái Sơn, Ngô Quyền,... * Trong câu, danh từ (đứng một mình hoặc kèm theo các từ phụ thuộc) có thể làm nhiều chức vụ khác nhau: Làm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ. Ví dụ: Bài 15C (HDH Tiếng Việt 5, tập 1): Hoạt động 2 yêu cầu: Điền vào chỗ trống các từ ngữ thích hợp trong bảng nhóm: a) Chỉ những người trong gia đình: M: cha, mẹ,... b) Chỉ những người làm việc trong trường học: M: cô giáo,... 11
- c) Chỉ các nghề nghiệp: M: công nhân,... d) Chỉ các dân tộc anh em: M: Tày, Thái,... Ở bài tập này, HS xác định được những từ cần tìm là những danh từ. Riêng câu d bao gồm các danh từ riêng. Ví dụ: Bài 14A (HDH Tiếng Việt 5, tập 1) Hoạt động thực hành 4 yêu cầu: Tìm và ghi vào vở danh từ chung có trong câu văn thứ nhất và danh từ riêng có trong đoạn văn sau: Chiều hôm ấy có một em gái nhỏ đứng áp trán vào tủ kính cửa hàng của Pie, nhìn từng đồ vật như muốn kiếm thứ gì. Bỗng em ngửng đầu lên: Cháu có thể xem chuỗi ngọc lam này không ạ ? Pie lấy chuỗi ngọc, đưa cho cô bé. Cô bé thốt lên: Đẹp quá ! Xin chú gói lại cho cháu ! Pie ngạc nhiên: Ai sai cháu đi mua ? Cháu mua tặng chị cháu nhân lễ Nôen. Chị đã nuôi cháu từ khi mẹ cháu mất. Đối với bài tập này, để xác định danh từ chung có trong câu văn thứ nhất, trước hết HS cần xác định được ranh giới của từ: Chiều/ hôm/ ấy/ có/ một/ em gái/ nhỏ/ đứng/ áp/ trán/ vào/ tủ kính/ cửa hàng/ của/ Pie/, nhìn/ từng/ đồ vật/ như/ muốn/ kiếm/ thứ gì/. Sau đó, các em dựa vào khái niệm để xác định danh từ chung. Đối với danh từ riêng, HS chỉ cần dựa vào dấu hiệu nhận biết (Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa) để xác định. b. Động từ: * Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. Ví dụ: Chỉ hoạt động của người: Ăn, uống, đi, đứng, chạy, nhảy, nói, cười,… Chỉ trạng thái của sự vật: Bay, phi, đổ,… Đặc điểm ngữ pháp nổi bật nhất của động từ chỉ trạng thái là: nếu như động từ chỉ hoạt động, hành động có thể kết hợp với từ xong ở phía sau (tắm 12
- xong, học xong,...) thì động từ chỉ trạng thái không kết hợp với xong ở phía sau (không nói: còn xong, hết xong, kính trọng xong,...). * Trong tiếng Việt có một số loại động từ chỉ trạng thái sau: ĐT chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại): còn, hết, có,... ĐT chỉ trạng thái biến hoá: thành, hoá,... ĐT chỉ trạng thái tiếp thụ: được, bị, phải, chịu,... ĐT chỉ trạng thái so sánh: bằng, thua, hơn, là,... Ví dụ: Bài 15C (HDH Tiếng Việt 5, tập 1), hoạt động 7 yêu cầu: Viết đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé. Để viết được đoạn văn, trước hết HS cần tìm những từ chỉ hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé: ăn, uống, nói, cười, đi, đứng, nhảy, múa, hát,... Những từ này chính là những động từ. Sau đó, HS sử dụng những động từ này vào viết đoạn văn hoàn chỉnh theo yêu cầu. c. Tính từ: * Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,... Ví dụ: Xanh, đỏ, xanh biếc, đỏ thắm (chỉ màu sắc) Vuông, tròn, thon (chỉ hình thể) To, nhỏ,dài, ngắn...(chỉ kích thước) Nặng, nhẹ, nhiều, ít...(chỉ khối lượng, dung lượng) Tốt, xấu, thông minh...(chỉ phẩm chất) Ví dụ: Bài 15C (HDH Tiếng Việt 5, tập 1), hoạt động 4 yêu cầu: Viết vào vở các từ ngữ miêu tả hình dáng của một người. a) Miêu tả mái tóc: (M: óng mượt...) b) Miêu tả đôi mắt: (M: đen láy...) c) Miêu tả khuôn mặt: (M: bầu bĩnh...) d) Miêu tả làn da: (M: trắng hồng...) e) Miêu tả dáng người: (M: dong dỏng...) Đối với bài tập này, HS xác định được những từ cần tìm là những tính từ. * Có hai loại tính từ: Tính từ chỉ tính chất chung, không có mức độ. Ví dụ: Xanh, đỏ, dài, tốt.. 13
- Tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ hoặc có tác dụng gợi tả hình ảnh, cảm xúc. Ví dụ: Xanh biếc, gầy nhom, chi chít... * Phân biệt từ chỉ đặc điểm, từ chỉ tính chất, từ chỉ trạng thái: Từ chỉ đặc điểm: Ví dụ: Từ chỉ đặc điểm bên ngoài: cao, thấp, rộng , hẹp, xanh, đỏ,... Từ chỉ đặc điểm bên trong: tốt, ngoan, chăm chỉ, bền bỉ,... Từ chỉ tính chất: Ví dụ: Tốt, xấu, ngoan, hư, nặng, nhẹ, sâu sắc, nông cạn, suôn sẻ, hiệu quả, thiết thực,... Như vậy, đối với HS tiểu học, khi phân biệt (một cách tương đối) từ chỉ đặc điểm và từ chỉ tính chất, GV có thể tạm thời cho rằng: Từ chỉ đặc điểm thiên về nêu các đặc điểm bên ngoài, còn từ chỉ tính chất thiên về nêu các đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng. Một quy ước mang tính sư phạm như vậy được coi là hợp lí và giúp HS tránh được những thắc mắc không cần thiết trong quá trình học tập. d. Đại từ: * Đại từ dùng để thay thế cho danh từ, động từ hoặc tính từ trong câu. Ví dụ: Đến sáng, chuột tìm đường trở về ổ, nhưng bụng to quá, nó không sao lách qua khe hở được. * Trong giao tiếp người ta có thể dùng đại từ để xưng hô. Đó là đại từ chỉ ngôi. Các đại từ chỉ ngôi thường dùng là: Ngôi thứ nhất: tôi, chúng tôi, tao, chúng tao Ngôi thứ hai: mày , chúng mày… Ngôi thứ ba: nó, chúng nó… * Danh từ chỉ người cùng thường được dùng trong xưng hô như đại từ chỉ ngôi. Ví dụ: anh, chị, ông, bà,... Ví dụ: Bài 14A (HDH Tiếng Việt 5, tập 1) Hoạt động thực hành 6: Tìm và viết vào bảng nhóm các đại từ xưng hô có trong đoạn văn sau: Chị ! Nguyên quay sang nhìn tôi, giọng nghẹn ngào. Chị ... Chị là chị gái của em nhé ! Tôi nhìn em cười trong hai hàng nước mắt kéo vệt trên má: Chị sẽ là chị của em mãi mãi ! 14
- Nguyên cười rồi đưa tay lên quệt má. Tôi chẳng buồn lau mặt nữa. Chúng tôi đứng như vậy nhìn ra phía xa sáng rực ánh đèn màu, xung quanh là tiếng đàn, tiếng hát khi xa khi gần chào mừng mùa xuân. Một năm mới bắt đầu. (Theo Thùy Linh) Đối với bài tập này, HS dựa vào khái niệm đại từ và danh từ để xác định đúng đại từ xưng hô (kết hợp văn cảnh), tránh sự nhầm lẫn. Lưu ý: Các từ chị, chị gái in đậm sau đây là danh từ, còn các từ chị, em được in nghiêng là đại từ xưng hô: Chị ! Nguyên quay sang nhìn tôi, giọng nghẹn ngào. Chị ... Chị là chị gái của em nhé ! Tôi nhìn em cười trong hai hàng nước mắt kéo vệt trên má: Chị sẽ là chị của em mãi mãi ! e. Quan hệ từ * Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc các câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng,... Ví dụ: Bài 11C (HDH Tiếng Việt 5, tập 1): HS xác định được các từ in đậm là quan hệ từ vì chúng nối các từ ngữ và các câu với nhau. a) Rừng say ngây và ấm nóng. (Ma Văn Kháng) b) Tiếng hót dìu dặt của Hoạ Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng ca ngợi núi sông đang đổi mới. (Võ Quảng) c) Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng cành mai uyển chuyển hơn cành đào. Biện pháp 2: Tập thói quen nhận biết ý nghĩa của từ loại Mục đích của dạy từ loại là giúp học sinh phân loại, nhận diện được từ theo từ loại và sử dụng từ đúng với từ loại của chúng. Vậy cần có thói quen nhận biết ý nghĩa của từ loại, đó là luôn đặt ra trong tư duy của mình từ loại đó chỉ đối tượng, chỉ hành động hay chỉ tính chất. Trong quá trình tìm kiếm, các em cần tập đặt câu hỏi trong đầu, tự mình tìm để khi đọc lên “nghe nó” chỉ về ai, cái gì ? hay nghe nó biểu thị “động đậy” 15
- không? hoặc cảm thấy nó chỉ đặc điểm gì ? Nếu nó chỉ về ai, cái gì tức là có đối tượng vậy nó là danh từ, nếu nó biểu thị “động đậy” thì nó là động từ còn nó thể hiện mà ta cảm được có cái gì đó “ở bên trong” toát ra thì nó là tính từ. Ví dụ: thông minh, công sở, bảo vệ, tươi tốt, tấn công, tình cảm. Lần lượt suy nghĩ về ý nghĩa của từng từ và phân ra như sau: * Chỉ về ai, chỉ về cái gì cụ thể có: trương, tình c ̀ ảm danh từ Ví dụ: Bài 15C (HDH Tiếng Việt 5, tập 1): Hoạt động 2 yêu cầu: Điền vào chỗ trống các từ ngữ thích hợp trong bảng nhóm: a) Chỉ những người trong gia đình: M: cha, mẹ,... b) Chỉ những người làm việc trong trường học: M: cô giáo,... c) Chỉ các nghề nghiệp: M: công nhân,... d) Chỉ các dân tộc anh em: M: Tày, Thái,... HS xác định được các câu a,b, chỉ người; câu c: chỉ nghề nghiệp; câu d: chỉ dân tộc. Các từ này đều là danh từ. * Biểu thị sự “động đậy” có: đi, nhay mua đ ̉ ́ ộng từ * Cảm nhận được cái gì đó toát ra từ bên trong: đep, ṭ ươi tốt tính từ Ví dụ: Bài 15C (HDH Tiếng Việt 5, tập 1), hoạt động 4 yêu cầu: Viết vào vở các từ ngữ miêu tả hình dáng của một người. a) Miêu tả mái tóc: (M: óng mượt...) b) Miêu tả đôi mắt: (M: đen láy...) c) Miêu tả khuôn mặt: (M: bầu bĩnh...) d) Miêu tả làn da: (M: trắng hồng...) e) Miêu tả dáng người: (M: dong dỏng...) HS xác định được những từ tả hình dáng chính là những từ chỉ đặc điểm. Vậy chúng là những tính từ. Biện pháp 3: Luyện tập các dạng bài tập về từ loại Để giúp các em nắm vững lí thuyết, tôi đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học có hiệu quả (đặc biệt trong các tiết ôn tập, tôi đã lập bảng ôn tập từ 16
- loại để học sinh có sự phân biệt rõ các từ loại đã học). Để học sinh được ôn luyện về từ loại và củng cố kĩ năng xác định từ loại, cách sử dụng từ loại đúng, tôi đã đưa ra một số dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao như sau: Dạng 1: Dạng bài tập nhận diện từ loại Đối với dạng bài tập này, HS cần nắm chắc kiến thức về cấu tạo từ kết hợp các khái niệm: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ. Dựa vào đặc điểm và dấu hiệu nhận biết của từng loại từ loại để nhận diện. Kiểu 1: Nhận diện từ trong nhóm từ cho sẵn. Ví dụ: Cho các từ sau: núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn, đánh đập. Hãy xếp những từ trên thành các nhóm: danh từ, động từ, tính từ. Nếu xếp theo từ loại, ta sẽ xếp như sau: Danh từ: núi đồi, thành phố, vườn Động từ: chen chúc, đánh đập, ăn Tính từ: rực rỡ, dịu dàng, ngọt. Kiểu 2: Nhận diện từ trong đoạn văn, đoạn thơ. Ví dụ: Bài 14C (HDH Tiếng Việt 5, tập 1) Hoạt động 2: Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sau vào ba nhóm: động từ, tính từ, quan hệ từ. Ghi kết quả vào bảng nhóm theo mẫu: Không thấy Nguyên trả lời, tôi nhìn sang. Hai tay Nguyên vịn vào song cửa sổ, mắt nhìn xa vời vợi. Qua ánh đèn ngoài đường hắt vào, tôi thấy ở hai khóe mắt nó hai giọt lệ lớn sắp sửa lăn xuống má. Tự nhiên nước mắt tôi trào ra. Cũng giờ này năm ngoái, tôi còn đón giao thừa với ba ở bệnh viện. Năm nay ba bỏ con một mình ba ơi ! (Theo Thùy Linh) Động từ Tính từ Quan hệ từ trả lời, nhìn, vịn, hắt, xa, vời vợi, lớn qua, ở, với thấy, lăn, trào, đón, bỏ Ví dụ: Tim DT, ĐT, TT trong đoan văn sau: ̀ ̣ 17
- “Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé H mông mắt một mí, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước sân.” Ở bài tập này học sinh xác định các tính từ: nho, vang m ̉ ̀ ột cách dễ dàng. Khi xét đến: “săc s ̣ ơ” các em lúng túng nên nhi ̃ ều em xác định từ loại sai. * Các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn: Danh từ: buổi, chiều, xe, thị trấn, nắng, phố, huyện, em bé, mắt, mí, cổ, móng, hổ, quần áo, sân, H mông, Tu Dí, Phù Lá. Động từ: dừng lại, chơi đùa, đeo. Tính từ: nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ. Dạng 2: Dạng bài tập vận dụng thực hành Kiểu 1: Xác định từ loại trong những trường hợp dấu hiệu hình thái từ loại không rõ. Ví dụ: Xác định từ loại của các từ trong các thành ngữ sau: Bốn mùa một sắc trời riêng đất này. Non cao gió dựng sông đầy nắng chang. Họ đang ngược Thái Nguyên, còn tôi xuôi Thái Bình. Nước chảy đá mòn. Các từ loại học sinh xác định nhanh và rõ ràng chính xác “bốn mùa, sắc trời, đất, non, gió, sông, nắng, Thái Nguyên, Thái Bình, nước, đá” là danh từ; “cao” là tính từ. Nhưng các em lúng túng và hay xếp các từ “ngược”, “xuôi”, “mòn” tính từ. Vậy giáo viên phải phân tích ý nghĩa của từ và hướng dẫn học sinh xếp từ “ngược” “xuôi”, “mòn” là động từ chứ không phải là tính từ. Danh từ Động từ Tính từ bốn mùa, sắc trời, đất, non, mòn, dựng, riêng, đầy, cao. gió, sông, nắng, Thái Nguyên, ngược, xuôi. Thái Bình, nước, đá. Lưu ý: ở dạng này học sinh có thể cho thêm một số ví dụ để xác định từ loại. Kiểu 2: Xác định từ loại trong các trường hợp chuyển từ loại theo một kiểu cấu tạo nào đó. 18
- Ví dụ: Xác định từ loại của các từ sau: Vui, buồn, đau khổ, đẹp. Niềm vui, nỗi buồn, cái đẹp, sự đau khổ Ở dạng bài tập này, học sinh thường xếp tất cả các từ trên là động từ. Bởi vậy, để giúp các em hiểu sâu hơn và không bị mắc lỗi khi gặp dạng bài tập này, tôi đã giảng để các em hiểu: vui, buồn, đau khổ là các từ chỉ trạng thái của người, bởi vậy chúng là động từ. Còn “đẹp” là tính từ. Các từ còn lại: “ niềm vui, nỗi buồn, cái đẹp, sự đau khổ” chính là các danh từ chỉ khái niệm. Đó là sự chuyển từ loại của động từ, tính từ khi chúng kết hợp với các từ: sự, cuộc, cái, nỗi, niềm ở trước. Ví dụ: Cho đoạn văn: “Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn”. + Hãy tìm các tính từ có trong đoạn văn. + Nhận xét về từ loại của các từ: cái béo, mùi thơm. Ở dạng bài này, tôi chỉ cần nhấn mạnh về sự kết hợp, chuyển loại của động, tính từ, các em sẽ dễ dàng nhận biết ra được cái béo, mùi thơm là danh từ. Nhờ có sự kết hợp từ: cái béo, mùi thơm… là các danh từ. ́ ̣ Bài 14A (HDH Tiếng Việt 5, tập 1) Vi du: Hoạt động thực hành 6: Tìm và viết vào bảng nhóm các đại từ xưng hô có trong đoạn văn. Đối với bài tập này, GV cần giúp HS xác định được các từ chị, chị gái in đậm sau đây là danh từ, còn các từ chị, em được in nghiêng là đại từ xưng hô: Chị ! Nguyên quay sang nhìn tôi, giọng nghẹn ngào. Chị ... Chị là chị gái của em nhé ! Tôi nhìn em cười trong hai hàng nước mắt kéo vệt trên má: Chị sẽ là chị của em mãi mãi ! Kiểu 3: Xác định từ loại tuỳ trong văn cảnh mà từ loại cũng có thể thay đổi. Ví dụ: Xác định từ loại của từ “danh dự” trong câu văn sau: “Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm” 19
- Ở bài tập này học sinh phải dựa vào ý nghĩa của từ trong văn cảnh. Từ “danh dự” vốn là danh từ. Trong câu văn: Từ được sử dụng để chỉ đặc điểm nên ta xếp từ “danh dự” vào từ loại là tính từ. Kiểu 4: Xác định từ loại khi thay thế danh từ bằng đại từ chỉ ngôi. Ví dụ: Bài 26C (HDH Tiếng Việt 5, tập 2) Hoạt động 2 yêu cầu: Thay thế những từ ngữ lặp lại (in đậm) trong hai đoạn văn sau bằng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa: Triệu Thị Trinh quê ở vùng núi Quan Yên (Thanh Hóa). Triệu Trị Trinh xinh xắn, tính cách mạnh mẽ, thích võ nghệ. Triệu Thị Trinh bắn cung rất giỏi, thường theo các phường săn đi săn thú. Có lần, Triệu Thị Trinh đã bắn hạ một con báo gấm hung dữ trước sự thán phục của trai tráng trong vùng. Hằng ngày, chứng kiến cảnh nhân dân bị giặc Ngô đánh đập, cướp bóc, Triệu Thị Trinh vô cùng uất hận, nung nấu ý chí trả thù nhà, đền nợ nước, quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi. Năm 248, Triệu Thị Trinh cùng anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược. Cuộc khởi nghĩa tuy không thành công nhưng tấm gương anh dũng của Triệu Thị Trinh sáng mãi với non sông đất nước. Học sinh nhận xét được danh từ lặp lại: Triệu Thị Trinh. Việc lặp từ làm cho câu văn không hay vậy ta có thể thay các danh từ bị lặp lại đó bằng các đại từ hoặc từ đồng nghĩa thích hợp. Ví dụ: Bài 9A (HDH Tiếng Việt 5, tập 1) Hoạt động thực hành 3: A B Một con quạ khát nước. Quạ tìm thấy Một con quạ khát nước. Nó tìm thấy một chiếc lọ có nước. Song nước trong một chiếc lọ có nước. Song nước lọ có ít, cổ lọ lại cao, quạ không sao trong lọ có ít, cổ lọ lại cao, nó không thò mỏ vào uống được. Quạ liền nghĩ sao thò mỏ vào uống được. Quạ liền ra một kế. Quạ lấy mỏ gắp từng hòn nghĩ ra một kế. Nó lấy mỏ gắp từng sỏi bỏ vào lọ. Nước dâng lên dần dần. hòn sỏi bỏ vào lọ. Nước dâng lên Thế là quạ tha hồ uống. dần dần. Thế là quạ tha hồ uống. HS xác định được cách dùng từ ở hai đoạn văn A và B khác nhau. Để tránh việc lặp từ, danh từ quạ trong các từ in đậm được thay bằng đại từ nó. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2235 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 432 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 215 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 186 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 162 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 173 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 121 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 100 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 130 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 186 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 62 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn