Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc
lượt xem 13
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài "Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc" nhằm giúp học sinh có được môi trường học tập vui vẻ, hạnh phúc từ đó góp phần phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất cho học sinh. Nắm được một số biện pháp nhằm xây dựng lớp học hạnh phúc ở lớp chủ nhiệm, cụ thể ở lớp 4. Làm tài liệu cho bản thân và đồng nghiệp về việc xây dựng lớp học hạnh phúc ở lớp chủ nhiệm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VIỆT YÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG NINH SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC Tác giả: NGUYỄN THỊ LƯƠNG Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hoàng Ninh Lĩnh vực nghiên cứu: Giáo dục Việt Yên, tháng 5 năm 2022
- 1 MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 Phần I: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn sáng kiến II. Mục đích của biện pháp III. Đối tượng, phạm vi thực hiện 1. Đối tượng 2. Phạm vi IV. Nhiệm vụ nghiên cứu V. Phương pháp nghiên cứu VI. Những đóng góp mới của sáng kiến. 2 Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 2. Cơ sở thực tiễn II. THỰC TRẠNG CỦA SÁNG KIẾN III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN IV. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN V. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN 3 Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận II. Kiến nghị
- 2 THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP 1. Tên báo cáo biện pháp: Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc 2. Tác giả: - Họ và tên: Nguyễn Thị Lương, Nam (nữ): Nữ - Trình độ chuyên môn: Đại học - Chức vụ, đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hoàng Ninh - Lớp chủ nhiệm: Lớp 4G - Điện thoại: 0376 995 199 - Email: Ntluong.c1hnvy@bacgiang.edu.vn
- 3 PHẦN I: MỞ ĐẦU I. LÝ DO VIẾT SÁNG KIẾN - Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập đọc tại Vườn hoa Ba Đình sáng ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố với đồng bào cả nước và với toàn thế giới: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Vậy hạnh phúc là quyền của cá nhân mỗi người, là đích để con người vươn tới, là mục tiêu để đạt được. - Giáo dục Việt nam có vị trí quan trọng và đặc biệt là giáo dục Tiểu học là một khoa học khó nhất, nó là nền móng đầu tiên giúp con người phát triển toàn diện, nhà trường không chỉ là nơi dạy học sinh những tri thức mà còn phát triển kĩ năng, kĩ xảo để hình thành và phát triển phẩm chất tốt đẹp của mỗi học sinh. Do đó trường Tiểu học chính là chiếc nôi văn hoá, là nơi nuôi dưỡng tâm hồn của các em được học, đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ, được chăm sóc, bảo vệ, chăm sóc, vui chơi, giải trí và phát triển. Năm 2019, Bộ GD-ĐT đã chính thức phát động toàn quốc triển khai “Kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”. Thông điệp được Bộ Giáo dục Đào tạo đưa ra là các cán bộ quản lý, các thầy cô giáo hãy thay đổi để hướng đến môi trường sư phạm lành mạnh, văn minh, thân thiện, với giá trị cốt lõi: “Yêu thương, an toàn và tôn trọng”. - Để làm được điều đó trước tiên tôi hiểu hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng với mọi thứ, thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần. Còn với các em học sinh tiểu học hạnh phúc là được sống trong gia đình hạnh phúc, được học tập trong một môi trường an toàn, yêu thương và học tập kết quả cao. Từ đó tôi xây dựng lớp học hạnh phúc, nơi mà cả cô và trò đoàn kết, yêu thương như một gia đình. Các em và cô giáo luôn cảm thấy vui khi đến lớp, nơi mà các em thoả sức sáng tạo, tư duy phát triển năng lực của mình, giáo viên nhiệt huyết, say mê. Phụ huynh yên tâm, tin tưởng gửi con. - Xã hội ngày càng phát triển, để đáp ứng phù hợp với hiện đại hóa, công nghiệp hóa con người ngày càng phải tư duy, sáng tạo, nỗ lực hết mình. Đào tạo ra những người tài chúng ta cần xây dựng trường học mà bắt đầu từ lớp học, ngay ở đó các em ngoài học kiến thức, cần tạo điều kiện các em phát huy được phẩm chất, năng lực, được nói và giám nói lên những suy nghĩ của mình, tự tin và tự chủ, học và tìm hiểu một cách đam mê chứ không phải áp đặt, bắt buộc. Bản thân các em được sống trong một môi trường đoàn kết, giúp đỡ, yêu thương, vui vẻ, hạnh phúc thì sau này các em sẽ xây dựng lên một gia đình hạnh phúc, đất nước hạnh phúc, xã hội hạnh phúc và một thế giới hạnh phúc như thầy cô đã gieo hạt. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC ” để tìm ra câu trả lời thiết thực nhất cho mình, cho đồng nghiệp và cho các em học sinh.
- 4 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Giúp học sinh có được môi trường học tập vui vẻ, hạnh phúc từ đó góp phần phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất cho học sinh. Nắm được một số biện pháp nhằm xây dựng lớp học hạnh phúc ở lớp chủ nhiệm, cụ thể ở lớp 4. Làm tài liệu cho bản thân và đồng nghiệp về việc xây dựng lớp học hạnh phúc ở lớp chủ nhiệm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI THỰC HIỆN 1. Đối tượng Nghiên cứu một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc. 2. Phạm vi Học sinh lớp 4G (tổng số 37 học sinh), trường Tiểu học Hoàng Ninh - Nếnh - Việt Yên - Bắc Giang. Năm học 2021 - 2022. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến công tác chủ nhiệm; lớp học hạnh phúc. Làm sáng tỏ thực trạng công tác chủ nhiệm lớp, đặc biệt là thực trạng xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp 4G - trường Tiểu học Hoàng Ninh. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm xây dựng lớp học hạnh phúc ngày càng tốt hơn. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện, tôi đã sử các nhóm phương pháp sau: - Nhóm phương pháp lý thuyết: Nghiên cứu các văn bản tài liệu về khái niệm hạnh phúc…có liên quan đến đề tài. - Nhóm phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Rút ra từ quá trình làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy suốt gần một năm học qua. - Phương pháp điều tra xã hội học. - Phương pháp sử dụng toán thống kê - Phương pháp so sánh. VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA SÁNG KIẾN Đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng lớp học hạnh phúc, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh. Chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp trong trường Tiểu học Hoàng Ninh cũng như giáo viên các trường khác tham khảo, vận dụng.
- 5 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 dã nêu rõ giáo dục là quốc sách hàng đầu và xây dựng hệ thống giáo dục hướng tới phát triển toàn diện. Trong công tác giáo dục hiện nay, mục đích của chúng ta là đào tạo những con người phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Phong trào thi đua “Xây dựng lớp học hạnh phúc – Học sinh tích cực ” do Bộ GD & ĐT phát động từ năm 2008 là chủ trương của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước rất quan tâm, nhắc nhỡ toàn ngành thực hiện nhằm xây dựng trường học là môi trường sư phạm an toàn, yêu thương, tôn trọng tạo cơ sở vững chắc, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Do đó, “Lớp học hạnh phúc” được xem là “Tế bào sống”, là yếu tố quan trọng của phong trào xây dựng trường học hạnh phúc, học sinh tích cực. Việc xây dựng “Lớp học hạnh phúc” có tác dụng rất lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, bởi học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng, do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nên các em rất hiếu động, ham thích tìm tòi, khám phá cái mới và rất nhạy cảm với tác động bên ngoài. Đặc biệt ở độ tuổi này, các em đã có nhu cầu phát triển mạnh về nhân cách, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Do đó,“Lớp học hạnh phúc” là một môi trường học tập thuận lợi và giúp các em phát triển một cách toàn diện nhất. Các em sẽ hình thành ý thức, thái độ, hành vi, thói quen liên quan đến những chuẩn mực về đạo đức, về phát triển kỹ năng sống, về lao động thể chất và thẫm mỹ. Rèn luyện cho các em những kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh như: kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể kỹ năng tự giác học tập, tự kiểm tra đánh giá kết quả, tự rèn luyện; củng cố, phát triển kỹ năng sống, các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động trong công tác xã hội. Do đó, xây dựng lớp học hạnh phúc là một yêu cầu cần thiết mà người giáo viên cần phải nỗ lực trong cả tư duy và hành động. 2. Cơ sở thực tiễn Trước tiên chúng ta cần hiểu rõ: 2.1. Khái niệm về hạnh phúc: - “Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần” Hạnh phúc cá nhân gắn liền với hạnh phúc xã hội, không có hạnh phúc riêng lẻ. - Hạnh phúc của học sinh tiểu học rất đơn giản và có thể thực hiện được như: + Luôn cố gắng đạt được kết quả cao trong học tập để bố mẹ và thầy cô vui lòng.
- 6 + Luôn được sự động viên, khen ngợi của mọi người về thành tích học tập và cách ứng xử của mình. + Được sống và học tập trong môi trường gia đình, môi trường giáo dục có đầy đủ điều kiện về vật chất và tinh thần. + Được chia sẻ và có cơ hội thể hiện mình. 2.2. Lớp học hạnh phúc Với tôi, hiểu một cách đơn giản, lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác "muốn đến". Khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và cả những rung cảm. Lớp học hạnh phúc là nơi có thể cảm nhận được sự an toàn, sự nâng đỡ hay sự thú vị khi có nhiều điều nằm trong nhu cầu được thoả mãn. Lớp học hạnh phúc là khởi đầu cho việc xây dựng một trường học hạnh phúc. Đó là nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập – vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ cũng như tối ưu hóa công tác quản lý nhà trường. 2.3. Ưu điểm: Từ xưa chúng ta vẫn có câu “ Tiên học lễ, hậu học văn” nghĩa là việc đầu tiên các em phải học đạo đức, lễ nghĩa trước sau đó mới đến học kiến thức. Thầy cô luôn cố gắng rèn cho học sinh lễ phép, chăm ngoan, học giỏi và hướng tới cho các em những điều tốt đẹp nhất nhưng đến năm 2018 khi Bộ Giáo dục phát động xây dựng lớp học hạnh phúc và trường học hạnh phúc đã xây dựng một môi trường gồm học sinh, thầy cô và phụ huynh gần gũi, an tâm, yêu thương nhau hơn, học sinh tích cực, tư duy và sáng tạo. Các em phát huy hết khả năng, năng khiếu của bản thân. Phong trào xây dựng lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc đang được nhân rộng ở các trường và các tỉnh thành khác nhau, phát triển rất mạnh mẽ được nhiều trường học, thầy cô và các em hưởng ứng rất nhiệt tình. Hàng năm nhà trường còn tổ chức các ngày hội: Ngày hội đọc sách, Hội chợ quê..... Hiện nay, hầu hết các nhà trường triển khai sâu rộng, có hiệu quả, xây dựng được “lớp học hạnh phúc” theo tiêu chí của ngành đề ra; học sinh vui vẻ, tích cực, tư duy, sáng tạo chủ động trong mọi hoạt động. 2.4. Hạn chế Bên cạnh đó, vẫn có một số trường: + Đôi khi, sự bảo thủ cố chấp của người lớn nói chung của giáo viên nói riêng “Thầy luôn đúng, trò không được sai". Người lớn, giáo viên chưa thực sự lắng nghe con trẻ nói, chưa xem mình là bạn của trẻ để tâm sự chia sẻ cùng các em; đối xử với trẻ không công bằng.Có những giáo viên hay đổ lỗi, quy trách nhiệm cho phụ huynh, chưa thực sự gần gũi phụ huynh, tư vấn cho phụ huynh cách giáo dục trẻ.
- 7 + Một số học sinh : nói tục, chửi bậy, đánh nhau, chưa chăm học, chăm làm, tham gia các hoạt động còn hời hợt, không thích đến trường, thờ ơ với mọi người xung quanh, chưa có ý thức bảo vệ môi trường, kĩ năng sống còn hạn chế,... + Cơ sở vật chất của trường học còn thiếu thốn so với yêu cầu của trường học thân thiện. II. THỰC TRẠNG CỦA SÁNG KIẾN 1. Thực trạng - Tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4G năm học 2021-2022 gồm 37 học sinh, có 17 nam và 20 nữ. Đầu năm tôi chủ nhiệm thực trạng của lớp tôi như sau: + 90% học sinh là con bố mẹ là khu công nghiệp, 10% phụ huynh kinh doanh đều rất bận không có thời gian quan tâm con, đa số họp phụ huynh đều nói tất cả nhờ cô giáo. + Lớp học sĩ số 37 học sinh, đa số học khá trở nên nhanh nhẹn, tự tin, hoàn thành bài tập đầy đủ, đúng thời gian, còn lại 7 em Cường, Hoàn, An, Nguyên, Minh, Lan Anh, Thanh Tùng học lực yếu, ít phát biểu, ngại giao tiếp, thường xuyên bỏ bài tập dẫn đến các em chênh lệch về lực học trong lớp, thường xuyên vi phạm lỗi, rất sợ đến lớp. + Các em có sự phân biệt giữa bạn học tốt và bạn học kém nên các em rất tự ti. + Một số em Vĩ, Tuấn Anh, Mai Trang học lực khá nhưng trầm, chưa tích cực phát biểu trong giờ học. + Giáo viên áp lực vì bài tập các em yếu không hoàn thành kịp, học sinh chưa hứng thú với bài học, lớp học còn trầm, hay nói chuyện riêng. Tôi rất lo lắng cho các em trong kì thi sắp tới. Vì vậy tôi thường xuyên nhắc nhở các em và đưa ra nội quy lớp các em thực hiện. Tôi tiến hành khảo sát một số biểu hiện hạnh phúc của học sinh như sau: Mức độ Đầu năm học 2021-2022 Tiêu TSHS Số HS % chí Học sinh hiểu bài 37 20 54% Nhớ trường, lớp 37 24 65% Yêu thương bạn bè 37 27 73% Chăm chỉ làm bài tập 37 25 68% Rất vui khi đến lớp 37 20 54% 2. Nguyên nhân Từ thực trạng trên của lớp tôi chưa hạnh phúc do nguyên nhân sau: - Thứ nhất từ phía giáo viên
- 8 + Giáo viên thiết kế bài giảng còn chưa thu hút học sinh, chưa phù hợp với trình độ của các em + Giáo viên chưa giám linh hoạt thay đổi, còn nặng về kiến thức, thành tích. + Bản thân giáo viên kì vọng vào học sinh quá nhiều. + Giáo viên còn chưa lắng nghe ý kiến, chưa thấu hiểu, gần gũi các em. + Giáo viên chưa quan tâm đến gia đình, chưa phối hợp được với phụ huynh. + Giáo viên giao tiếp với học sinh còn cứng nhắc, kỉ luật, áp đặt - Thứ hai từ phía học sinh + Một số em học sinh còn lười, chưa tự giác làm bài cũng như tham gia vào các hoạt động như: Hoàn, Thanh Tùng + Các em còn nhút nhát, thiếu tự tin, sợ hãi khi đến lớp các bạn chê cười do nắm kiến thức còn chưa chắc nên thường xuyên không làm được bài tập, dẫn đến bỏ bài, làm chậm như: Minh, lan Anh, Nguyên, Cường, An + Các em học khá nhưng chưa tích cực xung phong phát biểu do sợ sai, sợ cô mắng, còn trầm. + Các em còn chưa đoàn kết, chưa biết giúp đỡ nhau. - Thứ ba từ phía phụ huynh + Phụ huynh chiều con, không quan tâm đến việc học, cô giáo không liên lạc được với phụ huynh, phụ huynh không quan tâm tin nhắn cô giáo gửi riêng, thường xuyên cho con điện thoại chơi game như em : Thanh Tùng, Hoàn + Phụ huynh chủ yếu làm công nhân, kinh doanh rất bận nên không có thời gian để ý con. Phụ huynh thường nói với giáo viên: “ Tất cả nhờ cậy vào cô giáo” Đó là những nguyên nhân khiến tôi rất áp lực và đau đáu một câu hỏi lớn là làm thế nào để các em học tốt, phát huy hết khả năng của mình, hoà đồng, vui vẻ, tự tin, không còn sợ khi đến lớp? Chính vì đó tôi đã xây dựng lớp học hạnh phúc từ chính lớp mình... Tôi mạnh dạn đưa ra “ một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc” để cùng chia sẻ với các đồng nghiệp và mong được nhiều đóng góp để hoàn thiện hơn. III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Sau đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng trong lớp 4G, khối 4 của trường Tiểu học Hoàng Ninh - Việt Yên - Bắc Giang. 1. Biện pháp 1: Cho hs làm phiếu khảo sát ý kiến của hs về giáo viên. Khi được phân công chủ nhiệm lớp khoảng 1-2 tháng tôi hay cho học sinh lớp tôi làm bài khảo sát về giáo viên chủ nhiệm. Bởi vì tôi đã được nghe câu nói của tiến sĩ Nguyễn Thị Thu chuyên gia tâm lí mà tôi rất là tâm đắc : “ bạn hãy xỏ chân vào chiếc giầy xem chiếc giầy ấy như thế nào, dù cũ kĩ hay xấu xí nhưng bạn sẽ
- 9 biết được bên trong chiếc giầy ấy”. Nên tối muốn tìm hiểu xem các em mong muốn cô thay đổi như thế nào?. Bản khảo sát đó như sau: PHIẾU KHẢO SÁT CỦA HỌC SINH VỀ GIÁO VIÊN Em hãy trả lời câu hỏi dưới đây Câu 1: Em có thích cô chủ nhiệm lớp em không? Vì sao? ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................. Câu 2: Em mong muốn giáo viên như thế nào? ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ................................................................................................................ Câu 3: Em thích một tiết học như thế nào? ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ................................................................................................................. Câu 4: khi em bị mắc lỗi, em muốn cô phạt như thế nào? ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ................................................................................................................ Câu 5: Em tự xây dựng 1-2 nội quy lớp học theo ý mình? ........................................................................................................................ ....................................................................................................................... Tôi đã nhận được 37 bản khảo sát của các em, tổng hợp những mong muốn của các em mà tôi có thể thay đổi được ghi vào cuốn sổ tay như: + Em mong muốn cô cười nhiều hơn + Em mong muốn cô cho khởi động nhiều hơn. + Em mong muốn cô đừng phê bình em trước lớp + Em mong muốn được cô cho học thực tế nhiều hơn ................................................................................... Qua phiếu khảo sát đó tôi biết được mong muốn của các em và những việc làm các em mong đợi ở cô để thay đổi cho phù hợp, biến áp lực học hành thành đam mê học tập, hăng say và yêu thích, phát huy năng lực, phẩm chất của từng em. 2. Biện pháp 2: Giáo viên thay đổi cách ứng xử với học sinh, để xây dựng lớp học hạnh phúc. - Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi cả thế giới, tôi muốn được lan tỏa niềm hạnh phúc đến với các em. Để làm được sứ mệnh đó trước tiên tôi cần thay đổi từ chính bản thân mình, mọi việc làm, hành động muốn thành công phải xuất phát từ trái tim, sự nhiệt huyết của chính mình trước. Từ đó tối sẽ lan toả tình yêu của tôi đến các em bằng cách ứng xử đầy nhân văn của mình như:
- 10 + Yêu thương học sinh từ chính trái tim của mình. Là một giáo viên chủ nhiệm giữ trên mình vị trí và trách nhiệm to lớn, không chỉ đứng trên bục giảng để truyền thụ kiến thức mà còn phải ứng xử, bao bọc, yêu thương các em như con của mình, để các em thấy được sự tin tưởng, công bằng, yêu thương như người mẹ thứ hai ở trường. Phụ huynh yên tâm gửi gắm nhà trường, cô giáo. + Tôi thường xuyên tâm sự, cùng hoạt động, cùng chơi với các em vào giờ ra chơi, hỏi han, gần gũi, chia sẻ với học sinh những khó khăn hay bế tắc, băn khoăn các em hay suy nghĩ. Từ đó tôi thấu hiểu cảm xúc, suy nghĩ của các em, xoá bỏ ngăn cách giữa cô và trò. Tôi rất vui khi được các em tặng món quà ý nghĩa. Ảnh: Cô và trò Ảnh: Học sinh tặng cô ngày 20/11 + Giáo viên nên cười nhiều hơn với học sinh để tạo một bầu không khí thân thiện, vui vẻ trong giờ học. Đúng như ông cha ta đã nói “ Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, lợi ích của nụ cười đã được khoa học chứng minh. Việc này tưởng đơn giản nhưng không phải giáo viên nào cũng làm được vì giáo viên chưa biết cách quản lý cảm xúc của mình, không có tính hài hước nhưng chúng ta sẽ làm được nếu ta có tâm với nghề, yêu thương học sinh như những đứa con của mình. Ví dụ: Tôi chào đón học sinh của mình từ cổng trường với nụ cười thật tươi và cái bắt tay, cái ôm thật thân thiện, làm cho các con cảm thấy được chào đón, được thấy mình là một phần của lớp, của trường + Lồng ghép sự hài hước vào trong lớp học bằng lời nói, biểu cảm, hành động của giáo viên.Ví dụ: Mỗi khi các em trả lời sai tôi thường nói vui “ tết ăn bánh trưng lại quên hết kiến thức rồi” thế là cả lớp cười khúc khích, các em cũng không thấy áp lực, sợ khi trả lời sai mà còn nhớ hơn những lời cô giáo nói. + Giáo viên hướng dẫn nhẹ nhàng khi học sinh làm sai, giữ bình tĩnh khi học sinh mắc lỗi, không phê bình nặng lời, gay gắt trước mặt người khác; Khích lệ,
- 11 khen thưởng các em nhiều hơn. Giáo viên nhận xét, góp ý một các khéo léo về những điều các con làm sai hoặc làm chưa tốt, không nên chê bai. Mỗi lời nói, hành động của thầy cô sẽ là nguồn lực để các em thay đổi theo hướng tích cực. Tôi thường xuyên dùng công thức “khen” trước “chê” sau, nghĩa là, dù tệ đến đâu cũng cố gắng tìm ra vài điểm tích cực để khen. Ví dụ: Trong tiết toán nếu các em làm sai kết quả nhưng trình bày rõ ràng. Tôi sẽ khen em trước là em đã trình bày sạch đẹp, khoa học các bạn khác cần học tập, cô rất thích nét chữ của em nhưng em cần chú ý thực hiện tính cẩn thận hơn, lần sau rút kinh nghiệm nhé. + Học cách kìm chế cảm xúc, khi giáo viên vui thi học trò vui, khi học trò vui thì giáo viên cũng vui nên tôi học cách kìm chế cảm xúc để lan toả cho các em niềm vui và hạnh phúc. Ví dụ: Hôm thứ hai, tôi vừa bước đến cửa lớp, có một em học sinh thưa cô lớp mình xếp xe không thẳng hàng, các bạn cờ đỏ trừ điểm. Cả lớp rất sợ cô mắng im phăng phắc. Tôi rất là bực nhưng mỗi lần như vậy tôi thường hít thở thật sâu để giải tỏa cơn bực đó và để sau buổi học cô có phương hướng về vấn đề này. Giờ cô và các em bắt đầu bài học mới. Cách kìm chế cảm xúc để tôi không trút áp lực, sự bực bội nên các em làm ảnh hưởng đến buổi học. 3. Biện pháp 3: Giáo viên tư duy, sáng tạo trong dạy học và truyền thụ kiến thức. 3.1. Thiết kế bài giảng theo phương pháp mới Lớp học hạnh phúc không chỉ vui vẻ mà giáo viên còn phải đổi mới phương pháp dạy học, thu hút học sinh hơn, hs hiểu bài hơn, chỉ khi hs hiểu bài thì các em mới tự tin và mong muốn đến lớp. Để làm được điều đó tôi luôn cố gắng như: + Trong quá trình dạy học cần linh hoạt đối với năng lực từng lớp, thay đổi cách truyền thụ kiến thức đến các em đơn giản hơn, dễ hiểu hơn, phù hợp với trình độ của từng lớp mình. Ví dụ: Lớp 4G tôi sĩ số 37 học sinh, có 30 học sinh học học lực khá trở nên cô giao bài tập dành cho học sinh khá, giỏi, 7 học sinh còn lại học lực còn yếu giao bài tập cơ bản phù hợp năng lực của các em. Vì bài tập phù hợp nên đa số các em hoàn thành bài tập 100%, cô cũng không bị áp lực học sinh không làm bài tập, học sinh hoàn thành bài. Không khí lớp lúc nào cũng thoải mái, vui vẻ. + Trước khi lên lớp tôi cần chuẩn bị bài thật kĩ, thiết kế thật hay để cuốn hút các em cho không khí lớp sôi nổi, học sinh học hào hứng hơn với phương trâm lấy học sinh làm trung tâm + Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, âm thanh để cuốn hút bài học hơn. Trong quá trình dạy học khi ứng dụng công nghệ thông tin tôi cố gắng dành thời gian chọn lọc video hay, hình ảnh phù hợp với bài dạy. Không lạm dụng quá nhiều khi sử dụng. Ví dụ: Bài “ Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền Lãnh đạo” sgk-trang 21
- 12 Giáo viên trình chiếu video trận chiến Bạch Đằng, hs rất thích thú, chăm chú xem, theo dõi, hiểu bài, nhớ sâu hơn. + Mỗi bài giảng thiết kế một họat động khởi động thật hay khoảng 2-3 phút. Hoặc một vũ điệu dane, một bài hát…… Ví dụ: Khi dạy môn Tập đọc bài “Chợ tết” sgk-trang 38, giáo viên và học sinh cùng khởi động bài dance chuyện cũ mình bỏ qua, rất sôi động, hào hứng. + Thiết kế một trò chơi nhỏ vào đầu giờ hoặc giữa giờ hoặc vào cuối giờ. Trò chơi vừa tổng kết được kiến thức trong bài, khuấy động tinh thần học tập của các em, thay đổi cách truyền đạt các em rất hào hứng, nhớ bài, ham học hỏi. Các em rất vui và yêu thích. Ví dụ 1: Trò chơi rung chuông vàng, hái hoa dân chủ Ví dụ 2 : Trò chơi soi gương: 1 bạn hs làm hành động bất kì, các bạn khác sẽ làm lại tương tự. Ví dụ 3: Trò chơi muỗi đốt: quản trò hô “ muỗi đốt vào tay” bạn bên cạnh dùng tay đốt vào tay. + Gv gắn liền bài giảng vào thực tế để bài học gần gũi với học sinh. Vd: Khi dạy bài tả cây cối Tôi cho các em được ra ngoài sân quan sát cây cối ngoài sân trường, các em chọn cây mà mình thích để quan sát và tả. Các em đang học trong lớp được thay đổi môi trường học, tôi thấy các em rất thoải mái, được xem thực tế rất hào hứng, thích thú, chăm chỉ quan sát, hình ảnh lưu trí nhớ các em lâu hơn. + Trong quá trình dạy học tôi luôn lấy hs làm trung tâm Vd: Khi dạy bài tập đọc, tôi luôn cho hs tự đặt câu hỏi để chia sẻ bài với bạn. Từ đó hình thành kĩ năng đặt câu hỏi hay và chủ động tìm hiểu bài. 3.2. Lồng ghép thêm kĩ năng sống vào tiết học - Trong giáo dục ngoài truyền thụ kiến thức thì cái đích quan trọng đạt được là hình thành nên con người có giá trị, có ích cho cuộc sống. Chính vì vậy tôi luôn cố gắng lồng ghép bài học về kĩ năng sống cho các em trong giờ học. Ví dụ 1: sinh hoạt lớp có thể lồng ghép kĩ năng đặt mục tiêu cho mình. Em hãy viết cho cô 3 mục tiêu cụ thể. Em cần làm gì để đạt được những mục tiêu đó? Qua bài học đó các em tự đặt mục tiêu cho mình trong cuộc sống và các em cần thực hiện như thế nào để đạt được mục tiêu. Ví dụ 2: Lồng ghép vào tiết sinh hoạt chủ đề an toàn giao thông, cách cư sử văn minh khi tham gia giao thông. Cho hs xem video cách cư sử lịch sự trong giao thông và rút ra bài học cho chính mình. Từ bài học đó hình thành cho các em ý thức, văn hóa khi tham gia giao thông đúng, lịch sự, an toàn. Vd3: Bài tập đọc “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” lồng ghép thêm lòng tự hào lịch sử dân tộc, yêu thương, biết ơn, trân trọng sự hi sinh của các anh bộ đội. 4. Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động ý nghĩa
- 13 - Tổ chức cho các em trồng cây, phân công mỗi tổ chăm sóc một chậu cây. Các con rất thích thú và nhiệt tình, học sinh cảm nhận rõ được trách nhiệm phải chăm sóc cây xanh đẹp hơn, xanh hơn, yêu thiên nhiên và thế giới xung quanh. Ảnh: HS chăm sóc cây -Tổ chức cho các con những buổi trải nghiệm như: làm thiệp chúc mừng mẹ ngày 20/10, Đầu bếp tí hon, sinh nhật theo tháng, làm phong bao lì xì…Mỗi buổi trải nghiệm tôi thấy các con rất thoải mái, hạnh phúc đều hiện rõ trên khuôn mặt, tất cả các em đều vui vẻ, yêu lớp học như chính gia đình của mình vậy. Ảnh: Học sinh tham gia trải nghiệm bày mâm ngũ quả - Tổ chức thi bông hoa điểm tốt, các em thi đua học tập tốt, các em luôn cố gắng chăm ngoan, học giỏi để nhận phần thưởng. Từ đó các em hứng khởi hơn, tích cực hơn. - Trang trí lớp học hạnh phúc. Không gian học tập là môi trường ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý thoải mái của học sinh. Lớp học của tôi được nhà trường cung cấp đầy đủ về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học nhằm đáp ứng được các nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Ngoài ra, các con còn được học tập và vui chơi trong không gian thân thiện và gần gũi với thiên nhiên. Lớp được thiết kế các góc “xanh” giúp giáo viên và học sinh thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Môi trường lý tưởng là việc chúng ta thường xuyên sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực; bao dung với học trò; duy trì bầu không khí học tập, lao động ấm áp
- 14 và thân thiện; mọi thành viên trong lớp học được yêu thương, được tôn trọng, được hiểu, được có giá trị và được đảm bảo an toàn. Học sinh được quan tâm, được bày tỏ và được đáp ứng mong muốn, nguyện vọng về vui chơi, về học tập. 5. Biện pháp 5: Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh Để tạo ra một lớp học hạnh phúc thì giáo viên và phụ huynh có mối quan hệ gần gũi, chia sẻ, lắng nghe, thấu hiểu để cùng hướng các em đến điều tốt đẹp nhất + Giáo viên thường xuyên thăm gia đình các em để chia sẻ tình hình học tập, và đặc biệt sự quan tâm tới gia đình khó khăn nhất trong lớp để cùng chia sẻ sự khó khăn, động viên tinh thần để em đến lớp tự tin, hoà đồng, hạnh phúc nhất. Ví dụ: Lớp tôi có em Phùng Lục Tiến Thành, em bị khuyết tật sức khỏe từ nhỏ, em không có khả năng tự đi vệ sinh, lớp 4 mà em vẫn phải đóng bỉm do vậy mà em luôn mặc cảm, mất tự tin với các bạn. Qua buổi thăm gia đình tôi được phụ huynh chia sẻ nên từ đó tôi quan tâm tới em hơn, thường xuyên quan tâm, động viên. Từ đó tôi thấy em tự tin hơn, ngày 20/11 em đã mạnh dạn cầm tặng cô bông hoa ý nghĩa, tôi rất xúc động. + Tổ chức buổi trải nghiệm có sự góp mặt của cả phụ huynh với học sinh. VD: Trải nghiệm ngày hội đọc sách, có sự kết hợp giữa phụ huynh và học sinh cùng đọc. Như vậy có sự gắn kết giữa thầy cô và phụ huynh, phụ huynh và học sinh.
- 15 Ảnh: Học sinh và phụ huynh đọc sách + Lắng nghe ý kiến của phụ huynh góp ý với giáo viên, mỗi ý kiến của phụ huynh giúp giáo viên hoàn thiện hơn, chính vì vậy trở thành bài học vô cùng quý giá. + Tư vấn cho phụ huynh về học sinh, phương pháp dạy con học để con thấy hạnh phúc hơn, tích cực học tập hơn. Ví dụ: Lớp tôi có em Hoàn thường xuyên chơi game điện thoại do bố mẹ chiều con. Tôi đến thăm gia đình, chia sẻ về tình hình học tập trên lớp. Tư vấn cho phụ huynh về năng lực của con và tìm hiểu dự định, định hướng của phụ huynh cho em Hoàn. Từ định hướng của phụ huynh mong muốn cho em kinh doanh. Từ đó tôi tư vấn cho phụ huynh là để con làm được kinh doanh hay ngành nghề khác thì vai trò việc học kiến thức, kĩ năng tính toán là cần thiết, phụ huynh và giáo viên kết hợp để động viên em chăm chỉ học tránh xa game. Từ đó em trở thành học sinh năng nổ trong mọi phong trào của lớp. Luôn là một cây văn nghệ trong giờ ra chơi, được bạn bè quý mến. + Chia sẻ với phụ huynh về lớp học hạnh phúc. Vậy để các con luôn hạnh phúc thì gia đình cũng phải là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn các em. Phụ huynh có sự quan tâm hơn đến gia đình và con của họ. 6. Biện pháp 6: Xây dựng tình bạn đẹp Trong lớp học ngoài mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh thì tình bạn giữa học sinh với học sinh cũng là yếu tố tạo nên lớp học hạnh phúc. Như vậy giáo viên sẽ là cầu nối gắn kết tình bạn ấy gần nhau hơn, yêu thương nhau hơn như: + Thành lập đôi bạn cùng tiến, giúp đỡ nhau trong học tập, cùng nhau tiến bộ. + Phân công học sinh giúp đỡ bạn học sinh yếu, khuyết tật, khó khăn.
- 16 Ảnh: HS giúp đỡ bạn học tập Trên ảnh là em Sơn đang giúp đỡ bạn An, Sơn được cô phân công nên em rất có trách nhiệm, hướng dẫn bài khi bạn gặp khó khăn. Đôi bạn là tấm gương sáng trong lớp của tôi đã giúp đỡ bạn tiến bộ rõ rệt. Các em đã xóa đi khoảng cách giữa học sinh kém và học sinh giỏi. + Tổ chức hoạt động trò chơi mang tính đồng đội như: Trò chơi tiếp sức, kéo co, truyền tin mật, đá bóng…….Trò chơi mang tính đồng đội giúp các em hiểu đoàn kết dẫn tới thành công. Các em yêu thương nhau hơn, khuôn mặt các em rất vui, rạng rỡ. Ảnh: HS tham gia trò chơi “ sóng biển” + Giáo dục thêm học sinh kĩ năng sống về tình bạn, chia sẻ, giúp đỡ, cho học sinh xem video tình bạn đẹp “mười năm cõng bạn đi học”, “giải quyết tình huống về tình bạn” rút ra bài học cho bản thân. + Tuyên dương đôi bạn giúp đỡ nhau trong lớp, về học tập, giúp đỡ hằng ngày trong cuộc sống. IV. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN Sáng kiến lớp học hạnh phúc đã được áp dụng ở lớp 4G năm học 2021-2022 tại trường Tiểu hoc Hoàng Ninh – Việt yên - Bắc Giang.
- 17 Sáng kiến có thể áp dụng cho lĩnh vực giáo dục trong các trường học. Có khả năng nhân rộng cho các lớp 4,5 trường Tiểu học trong huyện và ngoài huyện, tỉnh của nước Việt Nam. V. HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN Bằng tất cả sự nỗ lực của bản thân cùng với sự quan tâm của nhà trường, đồng nghiệp và các tổ chức trong và ngoài nhà trường, lớp của tôi chủ nhiệm đã đạt được kết quả khả quan. Biểu khảo sát một số biểu hiện học sinh cảm thấy hạnh phúc khi đến trường của học sinh trong lớp 4G khối 4 trường Tiểu học Hoàng Ninh (năm học 2020- 2021): Mức độ Đầu năm học 2021-2022 Cuối kì I năm 2021-2022 Tiêu TSHS Số HS % Số HS % chí Học sinh hiểu bài 37 20 54% 33 89% Nhớ trường, lớp 37 24 65% 37 100% Yêu thương bạn bè 37 27 73% 37 100% Chăm chỉ làm bài tập 37 25 68% 35 95% Rất vui khi đến lớp 37 20 54% 37 100% Nhìn vào biểu trên ta thấy: Số học sinh có biểu hiện hạnh phúc khi đến trường cuối kì 1 năm học 2021-2022 tăng gấp đôi so với đầu năm học 2021-2022. Kết quả trên cho thấy, việc áp dụng các biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc ở lớp chủ nhiệm nêu trên đã mang lại hiệu quả khả quan. Tôi đã mạnh dạn thực hiện kế hoạch xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp tôi chủ nhiệm - lớp 4G năm học 2021-2022 tôi thấy: - Giáo viên và học sinh đến lớp trong không khí vui tươi, hồ hởi. Luôn sẵn sàng tâm thế vào bài học mới. - HS gần gũi cô, mạnh dạn bày tỏ quan điểm, tư duy sáng tạo của mình. Chia sẻ khó khăn cùng bạn giải quyết. - Lớp học của tôi luôn sạch đẹp, bàn ghế ngăn nắp, bàn học của giáo viên cũng như học sinh đều sạch sẽ. Góc thiên nhiên, bồn hoa luôn xanh tươi, trường lớp luôn được dọn vệ sinh sạch sẽ. HS tự giác, nhường nhịn, chia sẻ, giúp đỡ nhau. - HS tự giác giúp đỡ bạn học yếu hơn mình, các em đã tiến bộ không ngừng. Đây không chỉ là hạnh phúc trên khuôn mặt của cả trò mà còn là niềm vui của cô nữa. - Kết quả cuối năm lớp 4G trường Tiểu học Hoàng Ninh năm học 2021-2022: + Chất lượng lớp đi lên:
- 18 Kiến thức-kĩ năng: 100% học sinh đạt. Năng lực: 100% học sinh đạt. Phẩm chất: 100% học sinh đạt. 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học. 22/37 em được khen thưởng cuối năm. + Lớp đạt lớp Tiên tiến cấp trường, chi đội đạt Chi đội vững mạnh. - Trong quá trình thực hiện ở lớp, tôi thấy lớp học có nhiều đổi mới nên tôi đã phổ biến những biện pháp này cho một số giáo viên trong trường áp dụng thì thấy nền nếp và lực học ở các lớp học khác cũng có sự chuyển biến rõ rệt, Giáo viên cũng vui vẻ, hào hứng, tươi vui khi đến trường. Đây tuy chưa phải là một công trình nghiên cứu hoàn hảo nhưng đó cũng là một số giải pháp của bản thân tôi đã và đang áp dụng mạng lại hiệu quả. Theo tôi, những biện pháp nêu trên chỉ cần tìm hiểu kĩ tâm lí, mong muốn của học sinh lứa tuổi tiểu học. Giáo viên yêu nghề, yêu trò, xuất phát từ nhiệt huyết nhà giáo dục, mạnh dạn thay đổi. Chúng ta sẽ xoá bỏ khoảng cách bức tường giáo viên và học sinh. Học sinh thoả sức sáng tạo tư duy bài học. Vậy cho dù xã hội có phát triển vượt bậc thì trong nhà trường luôn là môi trường hạnh phúc, nuôi dưỡng tâm hồn, vun đắp đạo đức của các hiền tài phục vụ cho đất nước hạnh phúc nhưng hiện đại. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Xây dựng “ Lớp học hạnh phúc” là một việc làm rất cần thiết mà các nhà giáo dục đang hướng tới hiện nay. Khi xã hội đang phát triển như vũ bão, con người ngày càng nâng cao năng lực không ngừng, khiến cuộc sống trở nên áp lực từ thầy cô giáo đến học sinh như chất lượng, năng lực, đạo đức.......dẫn đến mệt mỏi, tiêu cực, bạo lực, bất lực...điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giáo dục nhà trường . Chính vì vậy, nội dung đề tài “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc” giúp giải toả áp lực cho giáo viên và học sinh. Hướng tới một môi trường hạnh phúc, nuôi dưỡng tâm hồn các em có một trái tim biết yêu thương, hướng tới những điều hạnh phúc nhất cho mình và mọi người. Để cuộc sống thêm tươi đẹp và ý nghĩa. Qua quá trình dạy học và làm công tác chủ nhiệm cùng với việc nghiên cứu những kết quả đạt được, tôi rút ra một số giải pháp sau: - Đối với một giáo viên chủ nhiệm như một người mẹ thứ hai, kết quả trưởng thành của các em là niềm vui và nỗi buồn của người mẹ. Chính vì vậy người giáo viên không chỉ dạy các em kiến thức mà còn xây dựng cho các em lớp học hạnh phúc. Muốn làm được điều đó người giáo viên chủ nhiệm xuất phát từ tâm huyết yêu nghề, yêu trẻ, coi trẻ như con của mình, đặt địa vị vào các em để hiểu các em hơn, phải thường xuyên học hỏi trau dồi chuyên môn nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm.
- 19 - Để làm tốt việc xây dựng lớp học hạnh phúc, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau: + Cho hs làm phiếu khảo sát ý kiến của hs về giáo viên + Giáo viên thay đổi cách ứng xử với hs, để xây dựng lớp học hạnh phúc. + Giáo viên tư duy, sáng tạo trong dạy học và truyền thụ kiến thức. + Tổ chức các hoạt động ý nghĩa. + Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh. + Xây dựng tình bạn đẹp Với một số biện pháp như thế này thì chưa thể làm nên điều gì trong sự phát triển chung của giáo dục mà đây chỉ là một chiếc “ốc vít” trong hành trong hành trình sản xuất chiếc xe. Nhưng đây cũng là một nụ cười mới của bản thân tôi vì đó là cả một sự nỗi lực của mình. Tôi hi vọng rằng mỗi giáo viên sẽ có một cách làm của bản thân nhưng tất cả đều hướng tới sự hoàn thiện của một nền giáo dục. Cũng như mục tiêu của đề tài: thành công của “lớp học hạnh phúc” sẽ là nhân tố cấu thành “trường học hạnh phúc” hướng tới phát triển toàn diện chất lượng giáo dục. II. KIẾN NGHỊ Qua nghiên cứu đề tài trên, tôi nhận thấy để “Xây dựng lớp học hạnh phúc” đạt hiệu quả tốt. Tôi mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến: - Giáo viên cần mạnh dạn đưa ra các biện pháp hay trong quá trình dạy học của mình để nâng cao chất lượng giáo dục. - Giáo viên rất mong muốn được tập huấn thêm và chuyên gia tư vấn về kĩ năng để xây dựng lớp học hạnh phúc. - Nhà trường tổ chức nhiều hơn nữa buổi trải nghiệm kĩ năng sống, để định hướng các em có những đức tính tốt, hành động ứng xử cao đẹp. - Ban giám hiệu cần có kế hoạch mua thêm một số sách báo, tài liệu tham khảo về giáo dục kĩ năng sống, truyện cổ tích, truyện dân gian và những tài liệu liện quan đến giáo dục đạo đức ngoài sách giáo khoa để mỗi ngày các em có cơ hội tiếp cận với một đạo đức mới qua việc đọc sách. - Ban giám hiệu, Phòng giáo dục thường xuyên thăm lớp để giúp đỡ chúng tôi hoàn thiện hơn trong việc xây dựng lớp học hạnh phúc, xây dựng nền nếp lớp. Có những kế hoạch cụ thể hơn để mỗi giáo viên mỗi học sinh các năm sau có ý thức hơn nữa trong việc giữ gìn những thành quả các năm học trước xây dựng. Một số biện pháp được áp dụng ở phạm vi lớp học, bản thân tôi đã cố gắng song vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để công tác chủ nhiệm lớp của tôi ngày càng tốt hơn. Tôi xin cam đoan: Đây là một số biện pháp của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung của người khác.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp nâng cao cất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
7 p | 1313 | 365
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán lớp 5
36 p | 88 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học văn miêu tả lớp 5
27 p | 42 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 24 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên dạy học phân môn học vần lớp 1 bộ sách Cánh diều đạt hiệu quả
39 p | 39 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tổ chức hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm trong giờ dạy Đạo đức lớp 3
38 p | 17 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5
30 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tiếp tục chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường Tiểu học (2021)
21 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Địa lí lớp 4
28 p | 10 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng lớp học thân thiện tại lớp 5B trường tiểu học Giao Châu năm học 2021 - 2022
14 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp dạy chuyên đề hình học cho học sinh lớp 5
26 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh yếu vươn lên trong học tập môn Toán ở lớp 2
25 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp lưu giữ sản phẩm của học sinh lớp 1 sau các tiết học
18 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi vận động trong tiết dạy Thể dục cho học sinh lớp 1 ở Tiểu học
59 p | 19 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 phát huy tính tích cực, sáng tạo trong môn Khoa học
25 p | 12 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Đổi mới phương pháp tổ chức lễ kỉ niệm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh cho thiếu nhi trường tiểu học Thanh Liệt (2021)
25 p | 10 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn