Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một
lượt xem 7
download
Sáng kiến đưa ra những giải pháp để giải quyết khó khăn của bản thân cũng như mong muốn học hỏi, chia sẻ cùng đồng nghiệp để có thể có những kế hoạch xây dựng, rèn luyện nề nếp học tập cho học sinh lớp Một một cách cụ thể, phù hợp với tâm sinh lí học sinh. Xây dựng một số nội dung phối hợp với tổ chức lớp, các giáo viên bộ môn và đặc biệt là với phụ huynh học sinh để thực hiện tốt việc xây dựng nề nếp học tập cho học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một
- Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một. MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Mục lục 1 Phần thứ nhất: Mở đầu.. 2 I. Đặt vấn đề. 2 II. Mục đích nghiên cứu. 2 Phần thứ hai:Giải quyết vấn đề. 3 I. Cơ sở lý luận của vấn đề. 3 II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. 4 III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. 6 IV. Tính mới của giải pháp. 19 V. Hiệu quả của sáng kiến. 20 Phần thứ ba:Kết luận, kiến nghị. 22 I. Kết luận. 22 II. Kiến nghị. 23 Tài liệu tham khảo. 24 Nhận xét của hội đồng chấm sáng kiến cấp trường – cấp 25 huyện. Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ1
- Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một. Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU. I. Đặt vấn đề. Tiểu học là bậc học mở đầu trong hệ thống giáo dục phổ thông, là bậc học nền móng của bậc Trung học cơ sở. Với mục tiêu ảnh hưởng đến sứ mệnh của nền tảng giáo dục được quy định ở khoản 2 điều 27 Luật Giáo dục năm 2005: “Giáo dục Tiểu học giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.” Chúng ta có thể hiểu rằng việc xây dựng một nền móng chắc chắn, một bước đầu vững vàng là hành trang quan trọng hơn hết cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài đó. “Xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một” đó là đề tài mà bất kì một giáo viên chủ nhiệm lớp Một nào cũng muốn tìm hiểu. Tại sao lại như vậy? Bởi nề nếp học tập khoa học sẽ giúp cho việc học tập thuận lợi và đạt kết quả cao. Nếu nói Tiểu học là bậc học mở đầu trong hệ thống giáo dục phổ thông thì lớp Một chính là lớp học mở đầu trong hệ thống đó. Lớp Một giữ vai trò đặc biệt quan trọng, bởi ở thời điểm này, các em bắt đầu vươn mình vào một “thế giới” mới, bắt đầu tập thích nghi với môi trường mới. Từ môi trường Mầm non vui chơi giữ vai trò chủ đạo, các hoạt động mang tính chất không bắt buộc, tính kỉ luật không đòi hỏi cao thì khi vào lớp Một các em mang trên mình nhiệm vụ của một học sinh thực thụ là học tập, các hoạt động mang tính chất bắt buộc theo nề nếp, đòi hỏi tính kỉ luật, khả năng tập trung cao, các em phải tập thích nghi với hàng loạt các thói quen trong học tập…Sự thay đổi này khiến các em gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến tâm lí, thái độ dẫn đến tình trạng thụ động, rụt rè, ngại Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ2
- Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một. đến trường. Vì vậy, việc chuẩn bị để giảm bớt những khó khăn cho các em trong thời gian đầu lớp Một không phải là việc chọn trường, lớp hay cho các em làm quen với đọc và viết mà điều quan trọng là phải chuẩn bị tâm lí cho các em, đặc biệt là việc xây dựng nề nếp, thói quen học tập ban đầu bởi nề nếp học tập khoa học là bước quan trọngảnh hưởng đến cả quá trình học tập và phát triển sau này. Bất kì giáo viên nào được phân công chủ nhiệm và giảng dạy trực tiếp học sinh lớp Một cũng trăn trở về vấn đề rèn luyện đưa các em vào nề nếp học tập nhưng vẫn giữ được sự linh hoạt, sáng tạo của các em và làm thế nào để các em khởi động lớp Một với một tâm thế hào hứng, mong muốn đến trường, phát triển tự nhiên và tích cực. Đó là lí do tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một” để nghiên cứu, thực hiện với lớp 1D năm học 2017 – 2018 và lớp 1D năm học 2018 – 2019 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi. II. Mục đích nghiên cứu. Cùng với những khó khăn của học sinh đầu cấp, cũng như những khó khăn của bản thân là giáo viên chủ nhiệm lớp Một trong việc xây dựng nề nếp học tập cho học sinh nhưng vẫn giữ được sự linh hoạt, sáng tạo, tích cực của học sinh, vẫn tạo được cho các em sự hứng thú khi đến lớp. Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích: Đưa ra những giải pháp để giải quyết khó khăn của bản thân cũng như mong muốn học hỏi, chia sẻ cùng đồng nghiệp để có thể có những kế hoạch xây dựng, rèn luyện nề nếp học tập cho học sinh lớp Một một cách cụ thể, phù hợp với tâm sinh lí học sinh. Tạo một môi trường học tập thân thiện cho học sinh khi mới bước vào lớp Một, trang bị cho các em hành trang vững chắc để thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, phát huy sự linh động, sáng tạo của các em và đặc biệt là tạo cho các em sự hứng thú và mong muốn được đến trường. Xây dựng một số nội dung phối hợp với tổ chức lớp, các giáo viên bộ môn và đặc biệt là với phụ huynh học sinh để thực hiện tốt việc xây dựng nề nếp học tập cho học sinh. Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. Cơ sở lý luận của vấn đề. Nề nếp học tập là những nội quy, quy định về học tập, những quy tắc được thống nhất giữa giáo viên và học sinh nhằm hỗ trợ quá trình học tập được diễn ra đúng quy định, khoa học, logic. Xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh là việc giúp cho học sinh chủ động, tự giác nắm và thực hiện theo những nội quy, Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ3
- Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một. quy định, quy tắc đó.Đây là một yếu tố quan trọng quyết định đến quá trình học tập lâu dài. Việc xây dựng nề nếp học tập đối với học sinh lớp Một không phải là chuyện nhanh chóng, dễ dàng, cần phải xây dựng đúng nguyên tắc, phù hợp nhưng vẫn đảm bảo sự thoải mái, không rập khuôn cho học sinh. Với việc làm này, giáo viên chủ nhiệm là người đóng vai trò quyết định sự thành công hay thất bại.Vậy giáo viên chủ nhiệm là những ai?Vai trò của họ như thế nào? Giáo viên chủ nhiệm là một trong những giáo viên đang giảng dạy ở lớp có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện đứng ra làm chủ nhiệm lớp trong một năm học hoặc trong tất cả các năm tiếp theo của cấp học. Một giáo viên chủ nhiệm lớp cần xác định rõ vai trò của mình: Ở vai trò quản lí: Giáo viên chủ nhiệm là người thực hiện nhiệm vụ quản lí lớp học; xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh trong lớp. Thường xuyên liên hệ với các giáo viên bộ môn, với phụ huynh học sinh để tìm hiểu, thông báo tình hình học tập của học sinh trong lớp. Ở vai trò tổ chức: + Giáo viên chủ nhiệm tổ chức thành lập Ban cán sự lớp hoặc Bộ máy tự quản lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổ chức thực hiện các hoạt động theo kế hoạch cá nhân, theo kế hoạch, phong trào thi đua của nhà trường và của các cấp. + Là người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục học sinh bằng sự gương mẫu, bằng tình cảm. Nắm bắt tình hình, hoàn cảnh, tính cách cũng như tâm lí của mỗi học sinh trong lớp. Ở vai trò phối hợp với các lực lượng giáo dục: Gia đình, nhà trường, xã hội là ba lực lượng giáo dục, trong đó nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp giáo dục khoa học. Do vậy giáo viên chủ nhiệm phải là người chủ đạo trong điều phối các hoạt động giáo dục cùng với các lực lượng giáo dục đó một cách hiệu quả. Trong một xã hội hội nhập, phát triển như hiện nay cũng như những đổi mới trong giáo dục nhằm phát huy tính tích cực của học sinh thì một giáo viên chủ nhiệm mang trên mình trách nhiệm to lớn, đặc biệt với học sinh lớp Một, giáo viên chủ nhiệm cần phải ý thức rõ hơn về nhiệm vụ của mình, xác định sẽ gặp cái khó, cái khổ hơn những lớp lớn. Chính vì điều đó, theo tôi không chỉ là xây dựng nề nếp học tập mà còn phải xây dựng theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, đó là vấn đề mang tính thực tiễn cần nghiên cứu và thực hiện. Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ4
- Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một. II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. 1. Thuận lợi. Qua quá trình dạy học, tôi nhận thấy, việc xây dựng nề nếp học tập có những thuận lợi nhất định: Trong chương trình học ở tuần học đầu tiên, một số môn học có các tiết học làm quen, đây là cơ hội, thời gian để giáo viên chuẩn bị và thực hiện việc xây dựng nề nếp học tập. Học sinh ngoan, nhiều em chăm chỉ, có ý thức học tập cao. Đa số các em là người địa phương nên thuận lợi trong việc nắm bắt nội dung cần thực hiện. Đa số phụ huynh quan tâm đến con em mình, tạo điều kiện tốt nhất khi các em đến trường, thường xuyên hỏi han, tạo mối liên hệ giữa phụ huynh với giáo viên chủ nhiệm và Nhà trường. Trong những năm qua, Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo, cán bộ ngành tạo điều kiện để trường có đầy đủ các thiết bị dạy học, các đồ dùng dạy học trực quan, phòng học khang trang, rộng rãi, số lượng học sinh trong lớp đảm bảo chất lượng dạy và học. 2. Khó khăn. Có thể thấy rằng bên cạnh những thuận lợi, còn có những khó khăn như: Ở giai đoạn đầu, các em chưa thích nghi với sự thay đổi môi trường cũng như hình thức học tập, chưa có ý thức học tập và vẫn còn mang trong mình tâm lí vui chơi là chính. Giáo viên chưa nghiêm khắc với học sinh, kinh nghiệm sư phạm còn hạn chế. Một số phụ huynh vì hoàn cảnh khó khăn, làm xa nhà, không có nhiều thời gian để hướng dẫn, rèn luyện cho con khi ở nhà, dẫn đến tình trạng “khoán trắng” cho giáo viên. 3. Thực trạng lớp 1C trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi năm học 2016 – 2017. Quá quá trình dạy học, tôi theo dõi và khảo sát nề nếp học tập ở cuối kì 1 của học sinh lớp 1C năm học 2016 2017 được kết quả như sau: Bảng 1: Bảng khảo sát nề nếp học tập lớp 1C STT NHÓM ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH SỐ LƯỢNG TỈ LỆ 1 Nhóm học sinh hay nói leo, không giơ tay phát 10/23 43,5% Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ5
- Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một. biểu. 2 Nhóm học sinh không chủ động chuẩn bị sách 13/23 56,5% vở, thường xuyên quên mang sách vở, đồ dùng học tập. 3 Nhóm học sinh không biết xếp sách vở, đồ dùng 13/23 56,5% học tập ngăn nắp, không biết cách bảo quản sách vở, đồ dùng. 4 Nhóm học sinh thường xuyên không học bài ở 12/23 52,2% nhà. 5 Nhóm học sinh không có thói quen làm theo hiệu 11/23 47,8% lệnh của giáo viên 6 Nhóm học sinh ngồi học sai tư thế. 13/23 56,5% Ghi chú: Ở bảng thống kê này, một học sinh có thể nằm trong nhiều nhóm đối tượng. Qua bảng thống kê có thể thấy, ở giai đoạn đầu, các em còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện nề nếp học tập , điều đó xuất phát từ những nguyên nhân sau: Học sinh chưa ghi nhớ được nội dung cần thực hiện, chưa hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng nề nếp học tập. Một số học sinh chưa được rèn luyện nếp sống nề nếp từ nhỏ, tính cách quá hiếu động hoặc quá thụ động. Một số học sinh sống xa cha mẹ, các em không được nhiều sự quan tâm từ người thân. Đa số cha mẹ nuông chiều, hoặc không kiên trì hướng dẫn con làm, làm hết việc cho con nên các em chưa biết tự phục vụ cho bản thân. III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. Với hơn 4 năm dạy lớp Một, tôi nhận thấy bất kì giáo viên chủ nhiệm nào cũng có những kế hoạch để xây dựng nề nếp học tập và không ai dám chắc rằng sẽ không gặp khó khăn trong vấn đề này. Và với tôi cũng vậy, từ những khó khăn với học sinh cũng như của giáo viên chủ nhiệm khi xây dựng nề nếp học tập phát huy được tính tích cực của học sinh, tôi xin đưa ra một số giải pháp để hạn chế những khó khăn đó như sau: Giải pháp 1: Ổn định tâm lí, tạo môi trường thân thiện cho học sinh. Giải pháp 2: Xây dựng nội dung để lập kế hoạch chủ nhiệm. Giải pháp 3: Nắm bắt tâm sinh lí, phát huy hiệu quả phương pháp trực quan. Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ6
- Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một. Giải pháp 4: Tổ chức tốt công tác phối hợp với Ban cán sự lớp, giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh. Giải pháp 5: Tích cực thực hiện công tác làm gương và nêu gương, khen thưởng học sinh. 1. Ổn định tâm lí, tạo môi trường thân thiện với học sinh. Với học sinh đầu cấp, những ngày đầu đến trường luôn gặp những khó khăn nhất định, đặc biệt là khó khăn về tâm lí.Bước vào một môi trường mới với bao nhiêu điều lạ, lạ trường, lạ bạn, lạ thầy cô, lạ cả nhiệm vụ học tập,đa phần các em sẽ cảm thấy lạc lỏng, ngại tiếp xúc. Chính vì lẽ đó, giáo viên chủ nhiệm mang trên mình nhiệm vụ như một chiếc cầu nối, nối lại tất cả các yếu tố mới với học sinh của mình, tạo được sự gần gũi, mang đến cho các em một cảm giác an toàn để từ đó các em có thể mở lòng hơn, tích cực giao lưu với bạn bè hơn. Để thực hiện được điều này, ở tuần 0, tôi tổ chức cho học sinh một buổi giao lưu làm quen với trường học, với các bạn trong lớp bằng các hoạt động: giới thiệu bản thân, giao lưu văn nghệ, tham quan trường học bằng các hình thức khác nhau nhưtổ chức trò chơi, tham quan thực tế, thi đua,… từ đó giúp các em tự tin, mạnh dạn thể hiện mình hơn, tạo được tinh thần đoàn kết giữa các học sinh với nhau. Ví dụ: Nhằm giúp các em ghi nhớ tên bạn mình, mạnh dạn trước đám đông, sau khi cả lớp giới thiệu, tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Bắn tên”. Nam: “Bắn tên, bắn tên” Cả lớp: “Tên gì? Tên gì?” Nam: “Tên Vy, tên Vy.” Vy: “Bắn tên, bắn tên.”…(tương tự như bạn Nam nhưng sẽ nêu tên một bạn khác không trùng với tên bạn mình nêu trước đó). Đối với việc tham quan trường học, tôi tổ chức cho học sinh tham quan xung quanh trường học, giới thiệu và nêu chức năng các phòng như: phòng thư viện, phòng thiết bị, phòng giáo viên, công trình vệ sinh, các lớp học… giúp các em hiểu hơn về môi trường học tập mới, mạnh dạn ra ngoài giao lưu với các bạn ngoài lớp và các anh chị lớp trên. Khi các em đã ổn định tâm lí, đã cảm thấy được sự thân thiện của môi trường học tập mới, chúng ta sẽ lấy đó làm bước đà cho việc hình thành, rèn luyện nề nếp học tập ban đầu, đó cũng chính là yếu tố góp phần thành công cho quá trình học tập và rèn luyện sau này. 2. Xây dựng nội dung để lập kế hoạch hình thành nề nếp học tập Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ7
- Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một. cho học sinh. Nhằm đạt được mục tiêu xây dựng nề nếp học tập, giáo viên cần xây dựng kế hoạch hình thành và rèn luyện nề nếp học tập thường xuyên và lâu dài. Việc xây dựng kế hoạch cần thực hiện một số nội dung như sau: Bảng 2: Các nội dung cần xây dựng trong kế hoạch chủ nhiệm. CHUẨN STT NỘI DUNG CÁCH THỰC HIỆN THỜI GIAN BỊ 1 Giới thiệu quy mô Tham quan thực tế các Đầu năm trường lớp cho học phòng học, phòng phụ trợ, học. sinh. … Giới thiệu các môn Yêu cầu học sinh mang Đầu năm học của học sinh bộ sách lớp Một để cho học. Bộ sách lớp Một. học sinh lấy sách theo yêu lớp 1. cầu của giáo viên. 1 Quán triệt việc đi Cho học sinh học nội Quán triệt học đầy đủ và quy vào thời gian đầu. vào đầu năm đúng giờ. học. Phối hợp với phụ huynh Nhắc nhở cùng thực hiện vì đa số khi cần thiết. học sinh lớp 1 được ba mẹ đưa đón. 2 Hướng dẫn học Giới thiệu các loại sách, Đầu năm sinh chuẩn bị đầy vở. học. đủ sách vở, đồ Hướng dẫn học sinh tự Hướng dẫn dùng học tập trước Chuẩn bị thực hiện theo thời khóa vào đầu năm. rổ đựng khi đên lớp; biết biểu bằng hình ảnh. Nhắc nhở học cách bảo quản đồ đồ dùng sinh khi cần trên lớp. dùng học tập. thiết. Hướng dẫn cách bảo Trang trí quản bút: đậy nắp sau khi Hướng dẫn hình ảnh viết xong; kiểm tra và thu vào đầu năm. đồ dùng ở dọn đồ dùng vào cặp cẩn Nhắc nhở học góc học thận sau mỗi buổi học. sinh khi cần tập. thiết. 3 Rèn luyện thói Cho học sinh biết khi Hướng dẫn quen giơ tay phát nào cần giơ tay phát biểu. vào đầu năm biểu khi có ý kiến, Hướng dẫn cách giơ tay và rèn luyện không nói leo. phát biểu. thường xuyên trong mỗi tiết Nhắc nhở học sinh học. Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ8
- Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một. không được phát biểu khi chưa có sự đồng ý của giáo viên. 4 Hướng dẫn tư thế Hướng dẫn và thực hiện Hướng dẫn ngồi viết, cách mẫu cho học sinh quan vào đầu năm cầm bút, cách giơ sát. và rèn luyện bảng con và xóa Cho học sinh học thuộc thường xuyên bảng đảm bảo vệ tư thế ngồi viết, nhắc lại trong mỗi tiết sinh. tư thế ngồi viết trước khi học. vào viết bài. Hướng dẫn xóa bảng nhẹ nhàng, hướng xuống đất để tránh bay bụi phấn vào các bạn. 5 Rèn luyện thói Cho học sinh nghe và Hướng dẫn Hình ảnh quen thực hiện quan sát một số lệnh của vào đầu năm. các lệnh. theo lệnh của giáo giáo viên yêu cầu: lấy Rèn luyện viên. sách, lấy bảng, lấy vở, thường xuyên. vòng tay lên bàng, đọc trơn, đọc phân tích, đọc 4 mức độ,… 6 Hướng dẫn cách Kiểm tra việc dán nhãn Đầu năm giữ sách vở sạch tên, bao bọc sách vở của học. sẽ. học sinh. Nhắc nhở học sinh luôn Nhắc nhở giữ tay sạch sẽ trước khi thường xuyên. viết bài. Theo dõi, Nhắc nhở học sinh luôn nhắc nhở chuẩn bị giấy lót tay khi thường xuyên. viết bài. 7 Phân loại mức độ Từ kết quả nhận bàn Đầu năm học tập của học giao ở mầm non, qua một học. sinh tháng học tập, giáo viên tổ chức phân loại học sinh tạm thời theo các nhóm: Chăm học, lười học, tiếp thu bài tốt, chậm tiếp thu bài… 8 Hình thành kĩ năng Hướng dẫn học sinh tự Hình thành Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ9
- Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một. nhận xét và tự nhận xét mình từ kết quả và rèn luyện nhận xét. đã có của giáo viên. trong quá trình Hướng dẫn học sinh học tập. nhận xét bạn bằng vốn hiểu biết của mình. 9 Quán triệt việc Nhắc nhở học sinh viết Hình thành học tập ở nhà. bài, ôn lại bài đã học. thói quen ở Liên hệ với phụ huynh thời gian theo dõi việc học tập của đầu.Kiểm tra học sinh. việc thực hiện trong quá trình học. 10 Thực hiện công tác Thành lập Ban cán sự Thành lập phối hợp lớp, phân công nhiệm vụ vào đầu năm cụ thể học, có thể Phối hợp với Ban cán sự thay đổi sau 2 lớp, giáo viên bộ môn, tháng. phụ huynh học sinh. Phối hợp thường xuyên và lâu dài. Bên cạnh đó, giáo viên luôn chuẩn bị một cuốn sổ tay ghi lại sự tiến bộ cũng như những biểu hiện bất thường cần khắc phục của học sinh để thuận tiện cho việc theo dõi, giúp đỡ học sinh. Việc xây dựng các nội dung trên là cơ sở để giáo viên thực hiện tất cả các việc theo thời gian đã vạch ra, tránh trường hợp bỏ sót một nội dung nào đó hoặc không rèn luyện thường xuyên. Đây còn là bước mở đầu cho hành trình xây dựng và rèn luyện nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một. 3. Nắm bắt tâm sinh lí, phát huy hiệu quả phương pháp trực quan. Việc nắm bắt cũng như hiểu được tâm lí của từng học sinh và tâm lí lứa tuổi là rất cần thiết trong giáo dục học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp Một nói riêng, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục. Với giải pháp này, tôi thực hiện đổi mới trong một số nội dung sau: 3.1 Chuẩn bị và bảo quản sách vở, đồ dùng học tập khi đến trường. Với học sinh lớp Một, tư duy của các em chủ yếu là tư duy trực quan, việc quan sát hình ảnh sẽ là phương pháp tối ưu nhất trong thời gian này. Ở giai đoạn đầu năm học các em còn chưa phân biệt được sách, vở, đồ dùng học Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ10
- Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một. tập, chưa nắm được tên các môn học và 100% học sinh đều nhờ ba mẹ, người thân giúp đỡ. Để giúp HS tự mình chuẩn bị, phát huy năng lực tự phục vụ của học sinh tôi thực hiện việc làm quen bằng phương pháp quan sát trực quan. Trước khi đến lớp, các em cần soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập. Để học sinh tự thực hiện được, ngày đầu năm học tôi phát mỗi học sinh một Thời khóa biểu có hình ảnh kèm theo và hình ảnh các đồ dùng học tập để học sinh nhận biết và chuẩn bị. Ví dụ 1: Để soạn sách vở trước khi đến lớp, các em sẽ quan sát Thời khóa biểu sau: THỜI KHÓA BIỂU _LỚP 1D 9 buổi/tuần (Áp dụng từ ngày 28/08/2017) BUỔI TIẾT THỨ 2 THỨ 3 THỨ 4 THỨ 5 THỨ 6 Tiếng Việt Đạo đức Toán Tiếng Việt 1 HĐTT Tiếng Việt Tiếng Việt Âm nhạc Tiếng Việt Tiếng Việt 2 SÁNG Tiếng Việt Toán TN&XH Tiếng Việt Thể dục 3 Toán Mĩ thuật Thủ công Toán 4 HĐTT CHIỀU 1 Toán Toán Toán Toán Nghỉ Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ11
- Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một. Tiếng Việt Tiếng Việt Tiếng Việt Tiếng Việt 2 Tiếng Việt Tiếng Việt Tiếng Việt Tiếng Việt 3 Khi phát thời khóa biểu cho học sinh, giáo viên hướng dẫn cách sử dụng, đọc qua các mục cho học sinh hiểu: Thứ, buổi, buổi nghỉ…và cho các em thực hiện thử một lần trên lớp. Từ những hình ảnh kèm theo bên dưới môn học mỗi ngày, học sinh có thể tự soạn đầy đủ sách vở cho mình trước khi đến lớp mà không cần sự giúp đỡ của người thân. Ngoài việc soạn sách vở, giáo viên nhắc nhở học sinh xếp sách vở đúng theo thứ tự từ trên xuống dưới của mỗi ngày, bảng con để ở cuối cùng. Khi đến lớp các em sẽ lấy theo đúng thứ tự đã xếp bỏ vào hộc bàn, học xong môn nào, xếp sách, vở môn đó vào cặp. Việc làm này tuy nhỏ nhưng khắc phục được việc đến tiết học các em sẽ lục tung cặp để tìm, gây mất thời gian, mất trật tự trong lớp học, ngoài ra sẽ tránh được việc để quên, thất lạc sách vở khi ra về. Ở thời gian đầu thực hiện, phụ huynh chỉ cần kiểm tra lại xem các em đã sắp xếp đúng hay chưa để có thể kịp thời hỗ trợ khi cần thiết. Chúng ta có thể hiểu được tâm lí của học sinh khi mới bước vào buổi học các em sẽ hứng thú, tích cực hơn những tiết học cuối. Theo khảo sát thực tế, tôi nhận thấy hầu hết học sinh thích học môn Toán hơn môn Tiếng Việt bởi môn Toán viết ít, đọc ít và có kết quả rõ ràng, môn Tiếng Việt thì viết nhiều: viết Tập viết, viết Chính tả, viết bảng con dẫn đến tình trạng lười học. Hiểu được điều này, khi làm Thời khóa biểu cho lớp, tôi sắp xếp các môn học Toán và Tiếng Việt phù hợp với tâm lí, sở thích của các em. Vào buổi sáng, ở những tiết cuối, khi cơ thể cảm thấy không còn nhiều năng lượng lại học những môn học không thuộc sở thích các em, điều này chắc chắn ảnh hưởng đến chất lượng môn học, tôi xếp học môn Tiếng Việt trước môn Toán sau. Vào buổi chiều, ở đầu tiết các em thường hay buồn ngủ, tôi xếp học môn Toán trước và Tiếng Việt sau. Ví dụ 2: Đối với việc chuẩn bị đồ dùng học tập, cũng bằng phương pháp trực quan, tôi chuẩn bị mỗi học sinh một trang hình ảnh về các đồ dùng học tập để các em tự chuẩn bị ở nhà. Vào đầu giờ học, trước khi vào giờ học, tôi cho 2 phút để học sinh chuẩn bị đồ dùng vào một cái rổ đặt giữa bàn. Việc chuẩn bị này giúp các em dễ Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ12
- Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một. dàng lấy đồ dùng khi cần, không mất thời gian tìm và tránh trường hợp rơi và hỏng đồ dùng. Hình 1: Lớp 1D trong giờ Tập viết Sau mỗi giờ học, trước khi ra về, tôi cho học sinh 2 phút thu dọn và kiểm tra đồ dùng học tập. Ở giai đoạn đầu, các em còn hay quên đồ dùng và không nhớ mình có những đồ dùng gì.Để khắc phục điều này, ngay ở góc học tập, tôi trang trí các đồ dùng học tập để các em có thể nhìn đó và kiểm tra đồ dùng trước khi ra về. Hình 2: Góc học tập lớp 1D Với việc thực hiện giải pháp trên, tôi nhận thấy học sinh tích cực, tự giác chuẩn bị và bảo quản sách vở, đồ dùng của mình mà không phụ thuộc vào người thân.Từ đó dần hình thành cho các em năng lực tự phục vụ, tự quản, phát huy tối đa năng lực của các em. 3.2 Làm quen, thực hiện theo các kí hiệu, hiệu lệnh của giáo viên. Với học sinh lớp Một, ở tuần học đầu tiên là tuần làm quen, giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu và ghi nhớ các kí hiệu, lệnh ngay trong tuần này như lệnh: Lấy bảng, lấy sách, đọc các mức độ, đọc trơn, đọc phân tích, lệnh giơ bảng con, đọc bảng con,… Việc làm này giúp cho sự phối hợp giữa giáo viên và học sinh được thuận lợi, thoải mái và nhịp nhàng hơn trong quá trình Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ13
- Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một. học tập lâu dài. Đây là lần đầu tiên các em được làm quen với các kí hiệu, lần đầu được nghe các lệnh khi học tập, vậy giáo viên cần làm thế nào để các em dễ ghi nhớ và chú ý thực hiện theo. Với sự thuận lợi của hình ảnh trực quan, tôi thực hiện cho học sinh quan sát bằng những hình vẽ có liên quan, gợi nhớ cho các em hiểu được mục đích của giáo viên cần các em làm gì. Qua tìm hiểu thực tế ở một số lớp học cũng như trường học khác, đại đa số giáo viên sử dụng các chữ cái để lệnh cho học sinh lấy đồ dùng: Lấy sách: kí hiệu chữ S, lấy vở: kí hiệu chữ V, lấy bảng: kí hiệu chữ B. Với việc làm này, những học sinh chưa thuộc chữ cái, hoặc ghi nhớ chậm sẽ rất khó nhớ và khó có thể làm theo. Hiểu được điều này, cũng bằng những chữ cái đó, tôi thêm vào một số hình vẽ gợi mở, tạo điều kiện cho tất cả đối tượng học sinh đều hiểu và thực hiện được. Ví dụ: Kí hiệu lấy sách, vở, tôi vẽ hình trang sách, vở: một bên ghi chữ cái S hoặc V, và một bên ghi số trang cần mở. Kí hiệu lấy bảng là một hình chữ nhật tượng trưng cho cái bảng có ghi chữ cái B. Hình 3: Các lệnh hỗ trợ học tập Kí hiệu đọc theo 4 mức độ: Sử dụng hình các mặt cười từ to đến nhỏ dần thể hiện 4 mức độ đọc: To – nhỏ nhẩm – thầm. Việc sử dụng những hình ảnh sinh động tạo được sự hứng thú cũng như chú ý của học sinh khi giáo viên lệnh đọc. Lệnh đọc trơn: Đưa thước nằm ngang thể hiện việc đọc không tách tiếng. Lệnh đọc phân tích: đặt thước dọc, nằm giữa phần đầu và phần vần thể hiện việc đọc theo cơ chế tách đôi. Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ14
- Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một. Đọc trơn Đọc phân tích Hình 4, 5: Lệnh đọc trơn và đọc phân tích. 3.3. Rèn luyện ngồi học đúng tư thế ngồi. Không như ở Mẫu giáo, bước vào lớp Một các em mang trên mình nhiệm vụ học tập là chính. Việc ngồi bàn học chiếm 90% thời gian đến lớp, chính vì vậy, việc rèn luyện cho học sinh ngồi học đúng tư thế là việc làm quan trọng, giúp cho quá trình học tập diễn ra thuận lợi, phòng chống một số bệnh tật về xương, mắt. Tuy nhiên, có thể thấy rằng ở lứa tuổi năng động, không ngồi yên được lâu thì việc rèn luyện cho học sinh ngồi đúng tư thế là một điều không dễ dàng. Các em thường ngồi hướng quay ngang sang bạn bên cạnh, cúi mặt, nằm dài lên bàn, gác chân lên bàn,…Để khắc phục điều đó, ngay từ đầu năm học, tôi hướng dẫn cho các em biết tư thế ngồi học đúng: Lưng thẳng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở 20cm – 30cm, hai chân song song thoải mái. Cùng với đó, tôi hướng dẫn học sinh rèn luyện thường xuyên và tự nhắc lại tư thế ngồi học mỗi ngày. Ngoài ra, để các em hiểu được tác hại của việc ngồi học không đúng tư thế, ngay ở góc học tập, tôi sử dụng một số hình ảnh về các bệnh cong vẹo cột sống, gù lưng, cận thị,… để các em thấy, hiểu được và có ý thức ngồi học đúng tư thế để bản thân tránh được những bệnh đó, giúp cho quá trình học tập diễn ra thuận lợi hơn. Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ15
- Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một. Hình 6, 7: Hình minh họa các bệnh có thể mắc phải do ngồi học sai tư thế. 4. Tổ chức tốt công tác phối hợp với Ban cán sự lớp, các biệt đội trong lớp, giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh. 4.1 Thành lập và phối hợp với Ban cán sự lớp, các biệt đội trong lớp. Ban cán sự lớp là lực lượng nồng cốt, giúp đỡ giáo viên thực hiện các nhiệm vụ quản lí, tổ chức lớp. Thành viên Ban cán sự lớp được thành lập thông qua việc ứng cử hoặc đề cử của giáo viên và tập thể lớp dựa trên năng lực cũng như phẩm chất của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm tổ chức thành lập Ban cán sự lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổ chức thực hiện các hoạt động theo kế hoạch cá nhân, theo kế hoạch, phong trào thi đua của nhà trường và của các cấp. Để tạo cơ hội cho tất cả học sinh được phát huy năng lực của bản thân, tôi thực hiện thành lập Ban cán sự lớp gồm: Lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó lao động, lớp phó văn thể, tổ trưởng, tổ phó, bàn trưởng. Với lực lượng này, tạo điều kiện cho đa số các em được thể hiện mình, các em chủ động, tích cực hơn trong học tập để làm gương cho các bạn và còn thể hiện sự có ích của cá nhân các em trong tập thể lớp. Cùng với Ban cán sự lớp, giáo viên hướng dẫn Ban cán sự lớp tổ chức, quản lí việc học tập của bản thân và của các bạn. Mỗi thành viên thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, khác nhau: Lớp trưởng: Quản lí chung, nhắc nhở các thành viên trong Ban cán sự thực hiện nhiệm vụ, nhắc nhở cả lớp chuẩn bị và thu dọn đồ dùng học tập. Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ16
- Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một. Lớp phó học tập: Kiểm tra việc học tập của các bạn, tổ chức sinh hoạt học tập phút đầu giờ. Lớp phó văn thể: Tổ chức trò chơi, văn nghệ cho lớp ở các giờ giải lao. Lớp phó lao động: Kiểm tra việc dọn vệ sinh lớp, đôn đốc, nhắc nhở các tổ trưởng phân công nhiệm vụ dọn vệ sinh, tưới cây,… cho các thành viên trong tổ. Tổ trưởng: Quản lí chung tổ mình. Tổ phó: Cùng với tổ trưởng quản lí tổ, khi tổ trưởng vắng, tổ phó chịu trách nhiệm như một tổ trưởng. Bàn trưởng: Nhắc nhở việc chuẩn bị đồ dùng, việc học tập của bạn cùng bàn. Một tháng thay đổi bàn trưởng một lần để tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều được phát huy năng lực của mình. Bên cạnh Ban cán sự lớp, tôi thực hiện thành lập các biệt đội trong lớp như: Biệt đội chữ viết đẹp: Thành viên của đội là những học sinh viết chữ đẹp, giữ vở sạch và học sinh viết tiến bộ. Nhiệm vụ của đội là rèn chữ, kiểm tra việc rèn chữ của các bạn trong lớp.Trong lớp, học sinh nào viết chữ tiến bộ, đẹp sẽ được gia nhập vào đội. Biệt đội giúp bạn: Thành viên của đội là những học sinh học giỏi, làm toán nhanh, chính xác, đọc tốt. Nhiệm vụ của đội là giúp đỡ những bạn làm toán chậm học tốt hơn, kiểm tra việc đọc, việc làm bài tập của các bạn trong lớp dưới sự phân công của giáo viên chủ nhiệm. Mỗi tháng sẽ tổ chức tổng kết các biệt đội, gia nhập thành viên mới, tuyên dương khen thưởng thành viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ17
- Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một. Hình 8: Tổng kết, khen thưởng học sinh có thành tích tốt trong tháng. Qua quá trình thực hiện những việc như trên, tôi nhận thấy các em hứng thú với nhiệm vụ của mình, ham thích, tích cực học hỏi để làm gương cho các bạn, và cũng từ đây, nề nếp học tập của lớp được rèn luyện thường xuyên, giáo viên chủ nhiệm đỡ bớt phần nào thời gian trong việc rèn nề nếp học tập cho lớp. 4.2 Phối hợp với giáo viên bộ môn. Cùng với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn chịu trách nhiệm dạy các môn chuyên biệt trong lớp gồm các môn: Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục. Tuy thời lượng các tiết học không quá nhiều, nhưng các tiết học đó vẫn cần thực hiện theo nề nếp lớp học đã xây dựng. Để làm được điều này, tôi chủ động trao đổi với giáo viên bộ môn về một số nội quy, quy tắc trong lớp học để có thể hỗ trợ rèn luyện nề nếp học tập thường xuyên và lâu dài.Ở thời gian đầu, giáo viên bộ môn còn ngại, nhưng nhờ sự kiên trì, ủng hộ, phối hợp nhịp nhàng với giáo viên chủ nhiệm nên nề nếp lớp học được rèn luyện thành thói quen trong học tập. Ví dụ: Giáo viên bộ môn thường xuyên hướng dẫn học sinh nhận biết sách, vở của môn học đang dạy,thường xuyên nhắc nhở học sinh tư thế ngồi, cách phát biểu, cách sử dụng bảng con,… Giáo viên chủ nhiệm cần quán triệt tư tưởng, suy nghĩ cho học sinh về tầm quan trọng của tất cả các môn học, không có môn nào xem nhẹ hơn môn nào, các em cần tôn trọng các thầy cô bộ môn và chăm chỉ học tập ở tất cả các môn. 4.3 Phối hợp với phụ huynh học sinh. Ngoài việc xây dựng nề nếp học tập trên lớp thì việc xây dựng nề nếp học tập ở nhà là một việc làm tất yếu mà phụ huynh đóng vai trò quan trọng. Việc phối hợp với phụ huynh là một việc làm mà mỗi người giáo viên hay nhà trường đều thực hiện, nhưng làm thế nào để phối hợp với phụ huynh phát huy được tính chủ động, tích cực học tập của học sinh khi ở nhà bởi chúng ta có thể hiểu đại đa số phụ huynh rất yêu thương, chiều chuộng con, đặc biệt khi con còn nhỏ. Ở lứa tuổi lớp Một, các em còn chưa ý thức được nhiệm vụ của mình do đó phụ huynh không kiên trì rèn luyện nề nếp học tập cho con mà thường làm thay con. Chính vì điều đó, các em thường ỷ lại vào ba mẹ và lười thực hiện nhiệm vụ của mình.Để tránh tình trạng này, giáo viên chủ nhiệm cần có những kế hoạch phối hợp với phụ huynh học sinh khi xây dựng, rèn luyện nề nếp học tập ở nhà. Hiện nay, đa số các phần bài học đều được giáo viên hướng dẫn và hoàn thành ngay tại lớp duy chỉ có phần Tập viết ở nhà thì hoàn thành ở nhà, tuy nhiên giáo viên vẫn thường giao việc về nhà như đọc lại bài, xem lại bài Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ18
- Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một. đã học,… bởi đa số học sinh chỉ nghe lời cô dặn, cô dặn thì làm, không dặn thì không làm. Để rèn luyện tính chủ động học tập ở nhà cho các em, tôi phối hợp cùng phụ huynh lập thời gian biểu cho các em.Tùy vào thời gian sinh hoạt ở mỗi nhà, phụ huynh linh hoạt sắp xếp thời gian đủ để các em học Toán, học Tiếng Việt, các môn học khác. Trong thời gian biểu luôn có các nội dung thường xuyên thực hiện mỗi ngày, không cần cô nhắc các em cũng thực hiện: tập viết, đọc lại bài mới học và có các nội dung học các môn khác thì thay đổi theo thời khóa biểu. Ví dụ: Tôi giao nhiệm vụ học Tiếng Việt ở nhà và nhắc học sinh đây là nhiệm vụ làm mỗi ngày, cô không nhắc thì vẫn tự biết thực hiện. Hoàn thành phần tập viết ở nhà: Trong vở Em tập viết lớp 1 có phần kí hiệu hình ngôi nhà có nghĩa là viết ở nhà, các em mở vở và tự biết phải hoàn thành bài. Đọc lại bài mới học 3 5 lần: Đối với học sinh lớp 1, ở lớp các em được làm quen, ghi nhớ vần nhưng để các em đọc thông thạo, ghi nhớ bền vững thì các em cần đọc đi đọc lại nhiều lần. Từ việc xây dựng nề nếp ban đầu, các em chủ động hoàn thành nhiệm vụ ở nhà mà không cần giáo viên, ba mẹ hay người thân nhắc nhở. Để làm được điều này, ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm, giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi, thống nhất với phụ huynh những nội dung mà giáo viên muốn rèn luyện để phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh, nhắc nhở phụ huynh tránh tình trạng làm thay con mà thay vào đó, phụ huynh chỉ kiểm tra, hỗ trợ con khi thật sự cần thiết. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cần thường xuyên liên lạc với phụ huynh để theo dõi tình hình xây dựng và rèn luyện nề nếp học tập ở nhà của học sinh. Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, việc liên hệ với phụ huynh học sinh không còn khó khăn. Giáo viên chủ nhiệm có thể liên hệ với phụ huynh qua điện thoại, qua mạng xã hội như facebook, zalo,… bên cạnh đó nhà trường triển khai thực hiện phần mềm VNEDU cũng tạo điều kiện để giáo viên liên hệ với phụ huynh một cách thường xuyên qua tin nhắn điện thoại mà không mất nhiều thời gian. Ví dụ: Với những phụ huynh sử dụng mạng xã hội như facebook, tôi lập nhóm Phụ huynh lớp 1D. Có những thông báo chung thì đăng vào nhóm để phụ huynh được biết. Tại đây, tôi cũng có thể gửi những hình ảnh của học sinh về các hoạt động học tập, vui chơi ở lớp để phụ huynh tiện theo dõi. Ngoài ra để trao đổi về tình hình học tập, rèn luyện nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà của từng học sinh thì có thể gọi bằng ứng dụng facebook, zalo để có thể trao đổi thoải mái mà không lo ngại việc tốn phí. Với những phụ huynh không sử dụng mạng xã hội, tôi sử dụng phần Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ19
- Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một. mềm VNEDU để nhắn tin nội dung cần thông báo, với phần mềm này, giáo viên chỉ cần nhắn một tin nhắn và gửi một lần đến tất cả phụ huynh, thuận tiện và tiết kiệm được nhiều thời gian. Qua đây, có thể thấy rằng việc tổ chức tốt công tác phối hợp với các lực lượng như Ban cán sự lớp, giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh giúp cho việc xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực của học sinh được triệt để, thường xuyên, lâu dài và bền vững. 5. Tích cực thực hiện công tác làm gương và nêu gương, khen thưởng học sinh. Ở lứa tuổi lớp 1 các em dễ chịu sự ảnh hưởng, cũng như tác động từ bên ngoài nên để thực hiện tốt nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm thì trước hết bản thân giáo viên phải luôn mẫu mực trong mọi việc làm, sinh hoạt, lời nói, khi đã hứa thì phải thực hiện, nếu không thực hiện phải nêu rõ lí do, luôn tạo niềm tin cho các em bởi mỗi giáo viên là tấm gương cho học sinh noi theo. Các em luôn dành trọn sự tin tưởng vào thầy cô của mình, bất kì việc làm nào của thầy cô các em đều cho là đúng và có thể học theo. Chính vì điều đó, người giáo viên cần chú ý tất cả các mặt từ hành động, thái độ, lời nói đến những việc dù là nhỏ nhặt nhất. Ví dụ: Giáo viên xây dựng, rèn luyện cho các em việc lau bảng bằng khăn và dùng thước để kẻ thì khi lau bảng chi tiết nhỏ giáo viên cũng tránh việc lau bằng tay hay kẻ một nét nhỏ cũng cần phải dùng thước. Bên cạnh đó, có thể hiểu rằng bất kì ai cũng muốn được khen và các em cũng vậy, việc tuyên dương, khen thưởng các em là động lực để các em cố gắng, tích cực hoạt động, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình hơn. Hiểu được điều đó, ở lớp tôi thường xuyên tổ chức tổng kết, tuyên dương khen thưởng cho những cá nhân, những tổ, những biệt đội có nhiều cố gắng trong việc xây dựng, rèn luyện nề nếp tốt để các em khác noi theo. Đồng thời, cần nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc với những cá nhân, tổ còn mắc sai phạm làm ảnh hưởng đến nề nếp lớp. Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp nâng cao cất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
7 p | 1313 | 365
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi tỉnh Kiên Giang, thực trạng và giải pháp
21 p | 815 | 111
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán lớp 5
36 p | 88 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học văn miêu tả lớp 5
27 p | 42 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 24 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên dạy học phân môn học vần lớp 1 bộ sách Cánh diều đạt hiệu quả
39 p | 40 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tổ chức hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm trong giờ dạy Đạo đức lớp 3
38 p | 17 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5
30 p | 24 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tiếp tục chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường Tiểu học (2021)
21 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Địa lí lớp 4
28 p | 10 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng lớp học thân thiện tại lớp 5B trường tiểu học Giao Châu năm học 2021 - 2022
14 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp lưu giữ sản phẩm của học sinh lớp 1 sau các tiết học
18 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi vận động trong tiết dạy Thể dục cho học sinh lớp 1 ở Tiểu học
59 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh yếu vươn lên trong học tập môn Toán ở lớp 2
25 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp dạy chuyên đề hình học cho học sinh lớp 5
26 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Đổi mới phương pháp tổ chức lễ kỉ niệm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh cho thiếu nhi trường tiểu học Thanh Liệt (2021)
25 p | 10 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn