intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp xây dựng nền nếp học tập tích cực cho học sinh tiểu học theo mô hình trường học mới

Chia sẻ: Tomjerry004 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:24

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm giúp học sinh thực hiện tốt nền nếp học tập tự quản, chủ động chiếm lĩnh kiến thức mới dưới sự điều hành của các nhóm trưởng, sự tương tác giữa các học sinh trong nhóm với sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Từ đó xây dựng nền nếp và thói quen tự học, tự quản, tự tìm tòi, khám phá phát hiện kiến thức mới của bài học ; hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất của người học thông qua các hoạt động thực tiễn trên lớp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp xây dựng nền nếp học tập tích cực cho học sinh tiểu học theo mô hình trường học mới

  1.    CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc  S¸ng kiÕn kinh nghiÖm     MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY  DỰNG NỀN NẾP HỌC TẬP  TÍCH CỰC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THEO MÔ HÌNH  TRƯỜNG HỌC MỚI             
  2. Lệ Thủy, tháng 05 năm 2015 CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc  S¸ng kiÕn kinh nghiÖm    MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY  DỰNG NỀN NẾP HỌC TẬP  TÍCH CỰC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THEO MÔ HÌNH  TRƯỜNG HỌC MỚI              2
  3. Họ và tên: Nguyễn Thị Tố Như Chức vụ: GVCN lớp 5C Đơn vị công tác: Trường TH số 1 An Thủy Lệ Thủy, tháng 05 năm 2015 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn sáng kiến       Trường học là cái nôi đầu tiên cho mỗi học sinh bắt đầu cuộc sống và lao   động. Trong nhà trường, học sinh được tiếp thu những tri thức khoa học,   những kĩ năng cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp   của con người mới tự  lực tự  cường, chuẩn bị  bước  đầu cho việc đào tạo  nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Môi trường giáo dục luôn có tác  động rất lớn đến sự  hình thành và phát triển nhân cách con người thông qua  các mối quan hệ  xã hội đa dạng. Kết luận hội nghị TW6 khóa XI của Đảng  đã khẳng định mục tiêu giáo dục hiện nay là “Đổi mới căn bản và toàn diện   giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa  đất   nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và   hội nhập quốc tế. Hiện nay chúng ta đang  ở  thời kì hội nhập quốc tế, đời  sống kinh tế xã hội đang có sự thay đổi lớn ảnh hưởng không ít đến đời sống  tinh thần và sự phát triển nhân cách của học sinh.  Mục tiêu giáo dục tiểu học  nhằm giúp học sinh hình thành cơ  sở  ban đầu cho sự  phát triển đúng đắn và  lâu dài về  đạo đức, trí tuệ, thể  chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ  bản để  tiếp   tục học trung học cơ sở.      Phương pháp giảng dạy và giáo dục  ở  các trường Tiểu học hiện nay đã  quan tâm đến việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh từ  việc xây dựng nền nếp học tập tự quản . Hướng đến giáo dục học sinh một  cách toàn diện về  kiến thức ­ kĩ năng, về  năng lực và phẩm chất thông qua   3
  4. các hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên không phải giáo viên viên nào, trường học  nào   cũng   làm   tốt   điều   này.   Một   phần   do   chưa   vận   dụng   thành   công   các   phương pháp dạy học, một phần do chưa xây dựng được nền nếp học tập   tích cực, thói quen học tập cho học sinh. Một phần nào đó còn mang tính hình  thức, đôi khi còn áp đặt, gò bó, chưa quan tâm lắng nghe tâm tư nguyện vọng  của học sinh. Việc đánh giá sửa sai cho học sinh còn có biểu hiện khắt khe,   thiếu dân chủ, chủ yếu là giáo viên nhận xét, đánh giá. Bởi vậy học sinh còn  có những khiếm khuyết về nhân cách như: rụt rè, thụ  động, thiếu tự  tin vào  bản thân, không dám đề đạt ý kiến, không mạnh dạn thể hiện khả năng,...    Việc xây dựng nền nếp học tập tích cực cho học sinh theo mô hình   trường học mới đã được nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo dục và giáo viên  quan tâm. Tuy nhiên, các tác giả chỉ dừng lại  ở mức nghiên cứu và đưa ra các  giải pháp chung cho vấn đề  này. Trường tôi đang công tác không nằm trong  các trường thực hiện Dự án VNEN, trường tôi dang vận dụng mô hình trường  học mới  ở mức 1. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ  nhiệm nhiều năm, bản thân tôi  nhận thấy :  Để  vận dụng thành công các  phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ động, tích cực và sáng   tạo của học sinh thì ngoài việc linh hoạt lựa chọn đúng phương pháp cần   phải chú ý đến việc hình thành nền nếp học tập tích cực cho học sinh, nhất là  khi tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới VNEN. Hướng tới chuyển  các hoạt động giáo dục trong nhà trường của giáo viên thành các hoạt động  “tự  giáo dục” của học sinh. Từ đó hình thành cho các em  nền nếp, thói quen  học tập để  các em tự hoạt động chiếm lĩnh kiến thức ; tự đánh giá mình và  đánh giá bạn, thi đua học tập dưới sự  hướng dẫn của giáo viên. Vì vậy, khi  được nhà trường phân công chủ  nhiệm, tôi đã mạnh dạn lựa chọn và vận  dụng “Một số biện pháp xây dựng nền nếp học tập  tích cực cho học sinh   tiểu học theo mô hình trường học mới ” cho lớp học mà tôi đang chủ nhiệm  nhằm khẳng định những việc đã làm được tại lớp, đồng thời trao đổi kinh  nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học và công tác chủ  nhiệm ở  trường  tiểu học. 1.2. Điểm mới của sáng kiến 4
  5. Sáng kiến đưa ra các biện pháp cụ  thể  nhằm giúp học sinh thực hiện   tốt nền nếp học tập tự  quản, chủ  động chiếm lĩnh kiến thức mới dưới sự  điều hành của các nhóm trưởng, sự  tương tác giữa các học sinh trong nhóm  với sự  hướng dẫn, tổ  chức của giáo viên. Từ  đó xây dựng nền nếp và thói   quen tự  học, tự  quản, tự  tìm tòi, khám phá phát hiện kiến thức mới của bài   học ; hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất của người học thông qua   các hoạt động thực tiễn trên lớp.  Với mong muốn góp phần nhỏ bé công sức của mình vào sự nghiệp đào  tạo những chủ nhân tương lai, nâng cao chất lượng dạy học và công tác chủ  nhiệm  ở  trường tiểu học mà tôi đang giảng dạy nói riêng và trên địa bàn   huyện nói chung, cụ thể hoá định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở nhà   trường tiểu học theo mô hình trường học mới. Đồng thời qua đó để  đúc rút  những kinh nghiệm thiết thực cho bản thân trong công tác giảng dạy và chủ  nhiệm sau này.  * Phạm vi nghiên cứu sáng kiến          Do điều kiện và thời gian không cho phép nên sáng kiến chỉ  tập trung  nghiên cứu một số biện pháp xây dựng nền nếp học tập tích cực cho học sinh   ở trường tiểu học mà tôi đang công tác. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NỀN NẾP HỌC TẬP TỰ  QUẢN TÍCH CỰC CHO HỌC SINH THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC  MỚI ­ NGUYÊN NHÂN THỰC TRẠNG. 2.1.1. Thực trạng tình hình xây dựng nền nếp học tập tích cực cho học   sinh theo mô hình trường học mới. 2.1.1.1. Về phía giáo viên Để  tìm hiểu thực trạng xây dựng nền nếp học tập tích cực cho học  sinh, ngay từ đầu năm học, khi được phân công làm công tác chủ nhiệm, tôi đã  tiến hành khảo sát ý kiến của 10 giáo viên dạy học theo mô hình VNEN  ở  trường tôi qua mẫu phiếu điều tra và đã thu được kết quả như sau: Bảng 1. Vai trò của việc xây dựng nền nếp học tập tích cực Vai trò của việc xây dựng nền nếp  Số lượng GV Tỉ lệ (%) học tập tích cực 5
  6. Rất quan trọng 8 80 Quan trọng 2 20 Không quan trọng 0 0    Qua bảng thống kê trên tôi nhận thấy : Không có giáo viên nào cho rằng vai  trò của việc xây dựng nền nếp học tập tích cực là không quan trọng (tỉ  lệ  0%). Điều này cho thấy, hầu hết các giáo viên đã ý thức được tầm quan trọng  của việc làm này. Trong đó, tỉ  lệ  giáo viên xác định vai trò rất quan trọng   (80%) và quan trọng (20%). Việc xác định hay không xác định được tầm quan  trọng vai trò của việc xây dựng nền nếp học tập tích cực sẽ  phần nào  ảnh   hưởng đến chất lượng dạy học các môn học nói chung và nền nếp học tập  lớp học nói riêng. Qua đó cũng để  khẳng định rằng : Vai trò của việc xây  dựng nền nếp học tập tự  quản tích cực là rất quan trọng,  ảnh hưởng trực  tiếp đến chất lượng dạy học của môn học và nền nếp học tập của lớp học. Bảng 2 : Sự quan tâm của GV đối với vai trò của việc xây dựng nền nếp  học tập tích cực Mức độ quan tâm của GV Số lượng GV Tỉ lệ (%) Rất quan tâm 8 80 Quan tâm 2 20 ít quan tâm 0 0 Không quan tâm 0 0    Từ bảng thống kê trên, tôi nhận thấy : Hầu hết Gv đều quan tâm đến vai trò  của việc xây dựng nền nếp học tập tự quản tích cực. Tỉ lệ 80% GV rất quan   tâm là một tỉ lệ tương đối cao. Mức độ  quan tâm của GV sẽ ảnh hưởng đến  việc lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng   dạy học môn học và xây dựng nền nếp học tập.  Bảng  3    : Hiệu quả vận dụng các biện pháp xây dựng nền nếp học tập   tích cực Hiệu   quả   vận   dụng   các   biện  Số lượng GV Tỉ lệ (%) pháp xây dựng nền nếp học tập   tích cực Hiệu quả rất cao 1 10 Hiệu quả cao 3 30 Hiệu quả bình thường 4 40 6
  7. Hiệu quả thấp 2 20    Qua bảng thống kê cho thấy: Có 40%  giáo viên đã biết vận dụng việc dạy   học theo nền nếp tích cự đạt hiệu quả cao và rất cao. Điều đó cho thấy hiệu  quả vận dụng theo nền nếp tích cực của giáo viên đạt tỉ lệ còn thấp.  Có 40%   giáo viên vận dụng đạt hiệu quả bình thường và 20% vận dụng đạt hiệu quả  thấp. Đây là một con số không nhỏ khiến tôi phải băn khoăn suy nghĩ: có thể  do họ còn lúng túng khi thực hiện dạy học VNEN, có thể thiếu kĩ năng lập kế  hoạch cụ thể về việc dạy học tích cực, có thể phương pháp dạy học cò mang  tính truyền thống,  có thể do cách vận dụng các phương pháp chưa đúng cách,  cũng có thể mô hình trường học mới còn mới mẻ ở trường tôi,...Điều này ảnh  hưởng không nhỏ đến sự phát triển toàn diện của học sinh. 2.1.1.2. Về phía học sinh Song song với việc khảo sát ý kiến của giáo viên, tôi cũng đã tiến hành  khảo sát ý kiến của học sinh về vai trò của Hội đồng tự  quản trong việc tổ  chức các hoạt   động học tập của lớp học và sự  tham gia vào Hội đồng tự  quản. Tôi đã khảo sát ý kiến của 150 học sinh lớp 4, 5 trường tôi và đã thu  được một số kết quả sau:  Bảng  4   . Vai trò của Hội đồng tự quản trong việc tổ chức các hoạt động   học tập của lớp học Vai trò của Hội đồng tự  quản trong  việc tổ chức các hoạt động học tập  Số lượng HS Tỉ lệ (%) của lớp học Rất quan trọng 32 21,3 Quan trọng 37 24,7 Không quan trọng 81 54 Bảng thống kê 3 cho thấy: Có 46% học sinh (chỉ chiếm chưa đến một  nửa số học sinh được khảo sát) cho rằng vai trò của Hội đồng tự  quản trong  việc tổ  chức các hoạt  động học tập của lớp học là quan trọng và rất quan  trọng. Ngược lại, 54% số học sinh cho rằng không quan trọng. Điều này cho  thấy, vai trò của Hội đồng tự quản trong việc tổ chức các hoạt động học tập  7
  8. của lớp học chưa phát huy hiệu quả. Đây là điều kiện khó khăn để hình thành  nền nếp và thói quen học tập tích cực cho học sinh theo mô hình VNEN.  Bảng 4. Sự tham gia vào Hội đồng tự quản và các ban của lớp học Sự  tham gia vào Hội đồng tự  quản  Số lượng HS Tỉ lệ (%) và các ban của lớp học Rất muốn tham gia 10 6,7 Muốn tham gia 20 13,3 Tham   gia   cũng   được,   không   tham  37 24,7 gia cũng được Không tham gia 83 55,3 Từ  bảng thống kê 4 tôi nhận thấy: Nhiều học sinh không muốn tham  gia vào Hội đồng tự quản và các ban của lớp học. Điều này cho thấy, các em   chưa hứng thú với việc tham gia quản lí lớp học. Do đó, các em không được  phát huy năng lực và sở trường của mình ; không mạnh dạn, tự tin trong giao   tiếp. Một số  học sinh lại cho rằng tham gia cũng được hay không tham gia   cũng được. Bên cạnh đó, số học sinh rất muốn tham gia và muốn tham gia vào   Hội đồng tự  quản và các ban của lớp học là rất thấp, chỉ  chiếm 20%. Điều  này giáo viên cần nắm được đặc điểm tâm lí học sinh để có các biện pháp tác   động thích hợp.  Bảng 5. Năng lực điều hành của Hội đồng tự quản Năng lực điều hành của Hội đồng  Số lượng HS Tỉ lệ (%) tự quản Rất tốt 23 15,3 Tốt 16 10,7 Bình thường 34 22,7 Chưa tốt 77 51,3 Bảng thống kê trên cho thấy, năng lực điều hành của Hội đồng tự quản  chưa tốt (chiếm 51,3%). Ngược lại, tỉ  lệ  rất tốt và tốt còn thấp (chỉ  chiếm  26%). Điều này phần nào phản ánh việc bồi dưỡng năng lực tự quản cho học   sinh của giáo viên chưa được quam tâm đúng mức. 2.1.2. Nguyên nhân thực trạng 2.1.2.1. Về phía giáo viên  8
  9. ­ Một số  giáo viên chưa khai thác triệt để  nội dung bài dạy hoặc thiếu linh   hoạt, sáng tạo khi tổ chức các hoạt động dạy học, cứ rập khuôn theo phương  pháp của sách giáo viên. ­  Một số  giáo viên còn lúng túng khi thực hiện dạy học theo phương pháp  VNEN. Họ chưa thấy hết tầm quan trọng của việc rèn cho học sinh phương   pháp  tự   học  và   nề   nếp  học  tập.  Hơn  nữa  một  số   giáo  viên   đã  quen  với  phương pháp dạy học truyền thống nên học sinh còn thụ động khi chiếm lĩnh   kiến thức mới, các em luôn có thói quen chờ đợi, không tự mình suy nghĩ, tìm  tòi để phát hiện ra kiến thức mới. ­ Một bộ phận giáo viên có nhận thức tốt về việc cần phải xây dựng nền nếp  học tập tích cực cho học sinh. Tuy nhiên, các biện pháp đưa ra chưa mang lại   hiệu quả.  ­ Giáo viên chưa quan tâm bồi dưỡng năng lực điều hành cho nhóm trưởng.   Việc phân chia nhóm học tập, phân công nhiệm vụ  cho các thành viên trong   ban hội đồng tự quản chưa hợp lí, rõ ràng. ­ Một số  giáo viên chưa thường xuyên quan tâm rèn nền nếp, thói quen học  tập tích cực cho học sinh ­ Việc huy động xã hội hóa để trang trí lớp học, xây dựng các góc học tập của   giáo viên chưa thật linh hoạt, hiệu quả chưa cao. 2.1.2.2. Về phía học sinh ­ Khả  năng nhận thức của học sinh còn hạn chế. Học sinh chưa hình thành   được nền nếp, thói quen học tập theo mô hình trường học mới (chưa có thói  quen tự học, tự đánh giá mình và đánh giá bạn, …) ­ Năng lực quản lí, điều hành nhóm (lớp học) của học sinh còn hạn chế ­ Học sinh ít tập trung trong lúc giáo viên giảng bài, chưa biết dựa vào các  điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết xây dựng dàn ý tài liệu cần ghi nhớ. Nên  nhiều em còn rụt rè, thiếu tự tin vào bản thân nên ít tham gia vào các hoạt  động học tập nhóm ­ Một số em chưa có thói quen tìm hiểu yêu cầu, nhiệm vụ học tập để tự  mình hoàn thành các bài tập hay giải quyết các vấn đề của bài  học. 9
  10. 2.1.1.3. Nhận xét chung Sở dĩ học sinh chưa hình thành được nền nếp và thói quen học tập tích   cực một phần do giáo viên chưa quan tâm đúng mức, một phần do ý thức của  học sinh. Bên cạnh những học sinh có năng lực, tích cực tham gia vào các   hoạt động học tập của lớp còn có nhiều học sinh năng lực hạn chế, còn rụt   rè, thiếu tự tin vào bản thân. Do vậy, vấn đề đặt ra là giáo viên cần phải quan   tâm đúng mức đến việc xây dựng nền nếp tích cực cho học sinh nhằm  phát  triển toàn diện: kiến thức – kĩ năng;  năng lực và phẩm chất cho học sinh  đáp  ứng được yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 2.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG NỀN NẾP HỌC TẬP TÍCH CỰC   CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI Từ  thực trạng trên, ngay từ  đầu năm học tôi đã mạnh vận dụng các  biện pháp xây dựng nền nếp học tập tích cực cho học sinh lớp tôi chủ nhiệm  như sau: 2.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao hiệu quả vận dụng các biện pháp trong việc   xây dựng nền nếp học tập tích cực theo mô hình VNEN của giáo viên            Muốn học sinh thực hiện tốt nền nếp học tập tích cực theo mô hình   trường học mới trước hết người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy   học. Phương pháp dạy học hiện hành đã phần nào phát huy được tính tích cực   chủ  động của học sinh. Tuy nhiên một số  giáo viên vẫn còn nặng nề  về  vai  trò truyền thụ kiến thức. Một số bộ phận học sinh chưa mạnh d ạn t ự tin khi   tham gia vào các hoạt động học tập và các hoạt động giáo dục. Bởi vậy, khi  thực hiện mô hình trường học mới, hơn ai hết bản thân người giáo viên phải  tích cực đổi mới hoạt động sư phạm của mình với phương châm “chuyển đổi  từ  dạy học truyền thụ của giáo viên sang tổ  chức các hoạt động tự  học của  học sinh, quá trình tự học, tự giáo dục là trung tâm của hoạt động giáo dục”.  Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng tài liệu để tự học, tự khám phá thông  qua quá trình mang tính hợp tác. Giáo viên chỉ hỗ  trợ và hướng dẫn học sinh   khi cần thiết. Giáo viên phải khuyến khích mọi cố gắng, nỗ lực, sáng kiến và   những tiến bộ dù là nhỏ nhất của học sinh để những học sinh vốn rụt rè, nhút  nhát dần dần trở nên mạnh dạn tự tin hơn. Có thể tổ chức các hoạt động học   tập của học sinh không nhất thiết theo tài liệu hướng dẫn, đồng thời phải  10
  11. dựa vào đối tượng học sinh để lựa chọn phương pháp dạy phù hợp nhất. Trên  thực tế, các biện pháp nêu trên có những ưu điểm và hạn chế  riêng, không có   biện pháp nào là vạn năng. Vì vậy, giáo viên cần linh hoạt phối hợp đồng bộ  các biện pháp để phát huy hiệu quả cao nhất 2.2.2. Biện pháp 2: Giáo viên phải xây dựng được Hội đồng tự quản học   sinh nhiệt tình, có năng lực chỉ đạo lớp. ­ Ngay từ khi mới nhận lớp tôi đã giới thiệu ý tưởng về  các Hội đồng  tự  quản trong  học sinh phạm vi lớp học cho các đồng nghiệp biết . Tôi xem  đây là một biện pháp để khuyến khích sự tham gia của học sinh và phát triển   các kĩ năng tham gia cho các em. Sau đó tôi đã giới thiệu phương pháp học tập  trên tinh thần hợp tác cho học sinh trong lớp và mong muốn dựa vào kinh   nghiệm này để  tiếp tục tăng cường các kĩ năng hợp tác. Tôi đã tổ  chức một   cuộc họp phụ  huynh học sinh để  thảo luận về  những thay đổi đang diễn ra  trong phạm vi nhà trường. Tôi đã mạnh dạn thăm những phụ  huynh học sinh   không có khả năng tham gia cuộc họp để tất cả các phụ huynh đều có cơ hội  thảo luận về Hội đồng tự quản học sinh sẽ được thành lập. Trong cuộc họp  tôi đã giải thích cho phụ  huynh biết rằng cách tốt nhất để  học sinh học về  quyền và trách nhiệm của các em là tổ chức cho các em sống một các dân chủ  và chịu trách nhiệm một cách thực sự. Tôi cũng cho phụ huynh biết là những   nghiên cứu gần đây cho thấy quá trình học tập hợp tác đã tác động tích cực  đến sự  phát triển về  tình cảm, xã hội của học sinh cũng như  thành tích học  tập của các em. Từ  những việc làm trên tôi đã lấy được ý kiến tư  vấn của  học sinh và  giáo viên, phụ huynh học sinh. ­ Xây dựng kế hoạch bầu cử hội đồng tự quản.: Tôi đã tạo cơ hội cho   học sinh tham gia ý kiến về  kế  hoạch này, ví dụ  như  Chủ  tịch hội đồng tự  quản phải là người  có năng lực lãnh đạo, gương mẫu trong các hoạt động,  phải là người học giỏi…Hội đồng tự  quản gồm có: 1 chủ  tịch hội đồng tự  quản, 2 phó chủ tịch hội đồng tự quản. ­ Đăng kí danh sách  ứng cử, đề cử  : Tôi đã cho các học sinh tự  xung  phong đăng kí danh sách ứng cử, để cử. Sau đó ứng cử viên trình bày đề xuất   hội đồng (Ví dụ như  tôi tên là…., tôi xin được ứng cử  làm chủ tịch hội đồng  tự quản của lớp, nếu được các bạn đồng ý tôi sẽ đưa phong trào của lớp ngày   11
  12. càng đi lên…). Học sinh và giáo viên cùng tổ chức bầu cử, Chủ tịch và hai Phó  chủ tịch đã được bầu. Ai có số phiếu cao thì người đó là Chủ tịch hội đồng tự  quản. 2.2.3.  Biện pháp 3:  Phân chia nhóm học tập, thành lập các ban học tập   trong lớp ngay từ đầu năm học.        Nhóm học tập là một thành tố đặc trưng, quan trọng của mô hình trường  học mới. Có thể  nói mọi hoạt động của học sinh diễn ra  ở  nhóm học tập.   Học sinh chủ yếu làm việc với nhóm; có thể làm việc với giáo viên, làm việc   chung cả lớp khi cần thiết.       Việc phân nhóm ta phải thực hiện trên cơ  sở  đảm bảo sự  hợp lí về  sức   học, về khả năng giao tiếp, sự  hợp tác giữa các thành viên và điều hành của  nhóm trưởng để  đảm bảo tương đối đồng đều giữa các nhóm.  Để  làm tốt  điều này, ngay từ  đầu năm, giáo viên cần tổ  chức kiểm tra khảo sát chất  lượng văn hóa cũng như  kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp của các em, từ  đó  phân loại đối tượng và phân chia các nhóm. Mỗi nhóm khoảng 5 đến 7 em để  đảm bảo tính hiệu quả  của việc tổ  chức dạy học .  Nếu nhóm học tập quá  đông thì kết quả giáo dục sẽ không cao.      Tổ chức bầu nhóm trưởng tạm thời vì nhóm trưởng sẽ thay thế luân phiên  để tạo ra sự bình đẳng giữa các thành viên trong nhóm. Trước mắt giáo viên  nên hướng các nhóm chọn những bạn học khá, giỏi, có khả  năng điều hành   làm nhóm trưởng.        Tổ  chức đặt tên nhóm học tập. Tên nhóm phải do các nhóm thảo luận  thống nhất và đưa ra tên cho nhóm mình. Tên nhóm có thể là tên của các loài  hoa, loài vật, loài chim hoặc các từ chỉ phẩm chất của người,...       Bầu hội đồng tự quản và một số ban học tập trong lớp. Giáo viên dựa vào  kết quả khảo sát đầu năm để gợi ý học sinh bầu hội đồng tự quản và các ban   hoặc cũng có thể tổ chức một số hội thi nhỏ trong lớp như: thi kể chuyện, thi   hát và biểu diễn các bài hát trong chương trình, thi xử lí một số tình huống do   12
  13. giáo viên đưa ra,...để  chọn đúng các trưởng ban nhằm phát huy hết năng lực   của các em. 2.2.4. Biện pháp 4: Giúp hội đồng tự quản, các thành viên trong ban nắm   được chức năng nhiệm vụ của mình.      Học sinh phát triển toàn diện nhờ  các hoạt động tự  giáo dục của mình.  Hội đồng tự  quản là tổ  chức của học sinh, vì học sinh và do học sinh thực  hiện. Các em được làm chủ  trong việc bầu ra Hội đồng tư quản, Chủ  tịch,   Phó chủ tịch và các Ban của Hội đồng tự quản. Sau khi đã thành lập được HĐTQ, tôi đã tổ  chức tập huấn cho HĐTQ học   sinh về nhiệm vụ cụ thể của từng ban và cách thức làm việc.  Từ những gợi ý  mẫu, giáo viên yêu cầu học sinh của các ban tự đề xuất một số yêu cầu, nội  dung và cách thức hoạt động   để  cả  lớp bàn bạc, bổ  sung và đi đến thống  nhất. Sau đó yêu cầu các thành viên trong lớp có trách nhiệm thực hiện  các  quy ước do mình xây dựng dưới sự giám sát của các thành viên ở mỗi ban.  Ví dụ : CTHĐTQ cần phải làm những việc như: Vào đầu và cuối mỗi tiết   học hoặc khi có khách tới CTHĐTQ biết mời các bạn đứng lên chào. Vào mỗi   tiết học, CTHĐTQ bước ra khỏi chỗ ngồi đứng trước lớp mời Ban văn nghệ  lên sinh hoạt văn nghệ, sau đó mời Ban học tập lên phát tài liệu và đồ  dùng   học tập. Về lại chỗ ngồi học tập. 13
  14. Ví dụ: Ban học tập: Chẳng hạn các nội dung sau: ­ Đi học đều và đúng giờ. ­ Tham gia tích cực các hoạt động học trong nhóm. ­ Giữ gìn sách vở, dụng cụ học tập. ­ Tham gia xây dựng các góc học tập. ­ Hoàn thành các nhiệm vụ học tập. ­ Kết quả học tập tốt. ­ Phục tùng sự điều hành của nhóm trưởng. ­ Chia sẻ giúp đỡ bạn học tập.... Các ban Văn nghệ, Đối ngoại, Vệ sinh,... cũng thống nhất một số nội dung tương tự.  * Ban văn nghệ : Tổ chức cho các bạn hát, múa, chơi trò chơi vào đầu tiết   học và cuối tiết học. Có thể lồng ghép chơi trò chơi để ôn lại kiến thức cũ.  Ví   dụ:   Ban   văn   nghệ   có   thể   tổ   chức   cho   các   bạn   chơi   trò   chơi Tìm   từ   nhanh để  tìm từ  đồng nghĩa, cùng nghĩa hoặc từ  đồng âm hoặc có thể  chơi   các trò chơi khác do các em sáng tạo hay nhờ  sự  tư  vấn của phụ huynh.  Tôi  luôn hướng dẫn và động viên các em trong ban văn nghệ  vào những lúc rãnh  rổi đến phòng Tin học của trường để cùng nhau lên mạng tìm kiếm những bài  hát, những trò chơi tập thể như: cái trống, đếm sao, cá bơi, giành ghế số 1, tôi   là vua, tôi bảo…..vừa phù hợp với chủ  điểm vừa tạo không khí vui vẻ, vừa   tạo hứng thú cho HS trước khi vào tiết học, cũng như giải tỏa sự căng thẳng   mệt mỏi của các em sau mỗi tiết học. * Ban học tập: Có nhiệm vụ phát đồ dùng và mời các nhóm trưởng lên nhận   tài liệu và đồ  dùng học tập. Kiểm tra bài cũ, bài tập  ứng dụng của các bạn,   báo cáo với cô giáo vào đầu giờ. Trong tiết học ngoài nhiệm vụ học tập của  mình phải quan sát bao quát lớp để  cuối mỗi tiết học nhận xét đánh giá tình  hình học tập của lớp. Ngoài ra, tùy từng bài mà đặc biệt là  ở  hoạt động làm  việc cả  lớp, giáo viên có thể  để  ban học tập thay cô giáo kiểm tra lại kiến  thức mà các nhóm vừa thảo luận xong. Muốn làm được tốt công việc đó, cuối  mỗi buổi học, tôi thường mời ban học tập  ở lại để  giao nhiệm vụ trước cho   các em. 14
  15. *Ban lao động: Có nhiệm vụ  theo dõi vệ  sinh chung của cả  lớp. Đầu mỗi   buổi học phải phân công vệ sinh lần lượt cho các nhóm và kiểm tra nhóm nào  chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt. Cuối mỗi buổi học cũng phải kiểm  tra lại xem nhóm nào thực hiện vệ sinh chưa tốt để kịp thời nhắc nhở các bạn  thực hiện tốt. * Ban thể dục: Có nhiệm vụ theo dõi phần tập thể  dục giữa giờ và các tiết   học thể dục xem bạn nào thực hiện tốt, bạn nào thực hiện chưa tốt. * Ban sức khỏe: Theo dõi về sức khỏe nếu trong lớp bạn nào có vấn đề  về  sức khỏe thì đưa bạn đến phòng y tế của trường hoặc đi báo với cô y tế. * Ban thư  viện: Ra chơi cho các bạn mượn truyện đọc, thu truyện và sắp   xếp thư viện gọn gàng ngăn nắp. * Ban ngoại giao: Có nhiệm vụ nếu lớp có khách đến thăm thì ra mời khách   vào và biết  giới thiệu về trường, lớp các góc học tập, cô giáo, các bạn. Sau mỗi buổi học, HĐTQ ở lại về sau các bạn 5 phút để gặp giáo viên   báo cáo những việc đã làm được những việc chưa làm được còn gặp khó khăn  để giáo viên kịp thời tư vấn giúp đỡ và giao nhiệm vụ ngày mai cho các bạn. Cuối mỗi tháng yêu cầu các Ban đánh giá hoạt động của các bạn trong lớp cụ  thể, rõ ràng, có tuyên dương, nhắc nhở. 2.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng một số công cụ  để  giúp Hội đồng tự  quản   học sinh làm việc có hiệu quả. Để   hội   đồng   tự   quản   làm   việc   có   hiệu   quả   giáo   viên   phải   xây  dựng được : Nội quy lớp học do các em đề  ra. Sau đó dưới sự  hướng dẫn   của giáo viên học sinh tự  xây dựng nội quy lớp học (không  vứt  rác bừa bãi,  đi học đúng giờ, hợp tác tốt và vẽ  thành những hình  ảnh đẹp mắt (chiếc lá,   bông hoa..), tôi đã tận dụng những đĩa CD hỏng trang trí và cam kết thực hiện.   Ngoài Nội quy lớp học thì Hòm thư  cá nhân tôi hướng dẫn học sinh dùng  giấy A4 hoặc giấy bìa cứng cắt thành phong bì ghi tên mình, tự mình sáng tạo  vẽ   thêm   những   hình   ảnh   mà   các   em   thích   ngoài   phong  thư.  Hằng ngày  qua hộp thư này các em có thể  gửi thư để  trao đổi và góp ý  cho nhau cùng giúp đỡ  nhau tiến bộ. Thêm nữa là Hòm cam kết, Hộp thư  vui, Điều em muốn nói …Tôi đã tận dụng những hộp bánh, hộp giấy cứng ở  gia đình thải  ra mang  đến lớp  rồi dán những hình ảnh ngộ  nghĩnh, bắt mắt.  15
  16. Đây là nơi chứa đựng những nội dung các em học sinh viết ra để  chia sẻ  những niềm vui hay mong muốn nhận được sự  giúp đỡ, hay cần sự  hổ  trợ,   với những vấn đề  cá nhân các em gặp phải,  15 phút đầu giờ, cuối tuần sinh  hoạt lớp  giáo viên cùng các em ngồi lại với nhau thảo luận các vấn đề  các  em gặp phải rồi tìm hướng giải quyết. Ngoài ra còn có  bảng Ngày em đến  lớp  tôi đã tận dụng những tờ lịch cũ, kẻ theo mẫu treo ở nơi thích hợp trong  lớp học, hướng dẫn học sinh tự điền đánh dấu ngày đi học của mình giúp các  em thấy được việc đi học là tự  giác,vui vẻ  thoải mái.  Đi học là cần thiết,  phải đi học đúng giờ, có trách nhiệm trong học tập. 2.2.6.  Biện pháp  6:  Quan tâm bồi dưỡng năng lực điều hành cho nhóm   trưởng     Nhóm trưởng là linh hồn của nhóm học tập, là người điều hành, giám sát   hoạt động học của mối nhóm. Nhóm trưởng là người hỗ  trợ  tích cực giáo   viên trong việc tổ chức, điều hành các hoạt động và báo cáo với giáo viên kết   quả học tập hay những vướng mắc trong học tập của nhóm cần hỗ trợ.      Một nhóm trưởng tốt là phải tạo cơ hội để mọi thành viên tự giác trong tự  học, tích cực tham gia các hoạt động nhóm. Đối với các bạn nhút nhát thiếu   tự  tin, cần được nói nhiều, trao đổi nhiều, thể  hiện nhiều trong hoạt động  nhóm. Không để tình trạng một số thành viên khác làm thay, làm hộ các thành   viên khác trong nhóm, đồng thời phải tạo mối đoàn kết hợp nhất trong nhóm.          Giáo viên hướng dẫn để  các nhóm trưởng có kĩ năng điều hành nhóm,   hiểu các bước của quá trình học tập, biết tổ  chức để  mọi thành viên trong   nhóm đều tích cực, tự  giác thực hiện các hoạt động học. Các học sinh yếu  cần được quan tâm nhiều hơn để  theo kịp nhóm và không có bất cứ  bạn nào   ngoài cuộc, không một  bạn nào ngồi chơi. Và  công việc chính của nhóm  trưởng là: thay giáo viên điều hành các bạn hoạt động nhóm. Xác định được  mục tiêu của hoạt động nhóm. Phân công nhiệm vụ  cho công bằng giữa các  thành viên trong trong nhóm.  16
  17.      Một điều qua trọng nữa đó là nhóm trưởng phải biết tự mình làm thế nào   để huy động được sự  tham gia của mọi thành viên vào giải quyết nhiệm vụ  nhóm. Hướng dẫn các bạn biết các tìm kiếm hỗ  trợ  và giải quyết được một   số  khó khăn gặp phải. Biết quản  lí và sử  dụng thời gian hiệu quả, biết sử  dụng và bảo quản tài liệu học tập. Biết giơ thẻ khi đã hoàn thành công việc  và biết giơ  thẻ  cứu trợ  khi không tự  giải quyết được vấn đề. Một vài cách  bồi dưỡng năng lực cho nhóm trưởng như sau: Cách 1: Vào cuối hoặc đầu mỗi buổi học giáo viên cần mời các nhóm trưởng  ngồi lại tạo thành một nhóm và hướng dẫn các em cụ thể từng bước một. Ví dụ: Sau khi đã ghi xong đề bài nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc mục   tiêu:    ­ Nhóm trưởng nói to đủ cho cả nhóm nghe (Mời các bạn đọc mục tiêu. Bạn   nào đọc xong thì đưa tay lên)   ­ Nhóm trưởng nói: Mình mời bạn A đọc mục tiêu thứ nhất, mời bạn B đọc  mục tiêu thứ hai. (Sau khi các bạn trong nhóm mình đọc xong mục tiêu thì giơ  thẻ  hoàn thành   lên để giáo viên biết đến kiểm tra). Cách 2: Đối với những nhóm trưởng còn yếu, nhóm trưởng làm việc còn lúng  túng thì người giáo viên phải là người “làm mẫu” và đóng vai trò là một nhóm  trưởng chứ khổng phải vai trò là một người giáo viên. Cách 3: Giáo viên chọn ra một số  học sinh giỏi, nhanh nhẹn trong học tập   xếp cho các em này ngồi vào một nhóm để giáo viên huấn luyện khi học sinh   đã biết việc và biết cách điều hành nhóm rồi chia các bạn này đến mỗi nhóm  mỗi bạn làm nhóm trưởng các nhóm. Cách 4: Hoặc có thể cho nhóm làm tốt làm mẫu thảo  luận một hoạt động nào  đó và các nhóm còn lại chú ý học tập theo. Giáo viên cũng không quên động  viên, tuyên dương kịp thời các nhóm làm tốt. 17
  18.       Một diều cần phải lưu ý đó là vị  trí đứng của giáo viên khi các nhóm tự  học. Qua kinh nghiệm giảng dạy, tôi thấy việc bao quát lớp hết sức quan   trọng. Việc này sẽ giúp giáo viên đánh giá được nhóm nào nhanh, đúng để các  em có sự thi đua giữa các nhóm từ đó thúc đẩy được quá trình tự học của các  em. 2.2.7. Biện pháp  7: Thường xuyên quan tâm rèn nền nếp, thói quen học   tập tích cực cho học sinh     Trước hết người giáo viên chủ nhiệm phải rèn cho học sinh các kĩ năng làm  việc có hiệu quả  ngay từ  đầu năm học. Để  học sinh thực hiện có hiêu quả  việc học tập theo mô hình VNEN giáo viên cần chú trọng rèn cho học sinh   một số kĩ năng học tập. Trước hết phải rèn cho học sinh nền nếp tự học theo   nhóm. Mỗi hướng dẫn trong phiếu học tập, câu lệnh trong sách giáo khoa là  một chuỗi hoạt động liên kết nhằm giúp học sinh tự học bằng cách thực hiện   các yêu cầu, các chỉ dẫn trong bài học. Vì vậy người giáo viên cần quan tâm  luyện tập  cho học sinh các kĩ năng sau: ­ Kĩ năng đọc  ­ hiểu tài liệu: Giáo viên cần cho học sinh hiểu được các câu lệnh, các chỉ dẫn, các yêu cầu, các loại dạng hoạt động học tập. ­  Kĩ năng làm việc cá nhân: Khi học sinh hoạt động các nhân, giáo viên phải rèn cho học sinh ý thức tập trung suy nghĩ để  hoàn thành nhiệm vụ  của  cá nhân, tự  mình trình bày ý kiến và tự  đánh giá kết quả  hoạt động của cá   nhân. ­ Kĩ năng làm việc theo cặp, theo nhóm, giáo viên phải rèn cho học sinh biết tổ chức hoạt động nhóm, nhận nhiệm vụ, lên kế hoạch, phân công, đảm   nhận trách nhiệm, phối hợp với các thành viên trong nhóm để  hoàn thành tốt  công việc của nhóm. ­ Kĩ năng sử dụng đồ dùng học tập ở các góc học tập, sử dụng tài liệu tham khảo ở thư viện trong lớp học. ­ Kĩ năng tự học ở môi trường xung quanh, gia đình và cộng đồng. 18
  19.     Đồng thời, giáo viên phải rèn cho học sinh có được nhận thức đúng đắn   về mục đích học tập và tự lực, tích cực thực hiện mục đích đó bằng hành động  của mình. Học sinh được học tập theo khả  năng và nhịp độ  riêng của mình   phù hợp với trình độ nhận thức của cá nhân học sinh. Mỗi học sinh được giao  nhiệm vụ và mục tiêu học tập cụ thể, nhưng luôn có thể  tự  điều chỉnh hoạt   động của chính mình để việc học phù hợp với nhịp độ tiếp thu của các nhân.     Hoạt động tự  học của học sinh vữa rèn luyện tính độc lập tích cức của   học sinh, đồng thời thúc đẩy sự  tham gia hợp tác, tăng cường ý thức tập thể  của   học sinh.     Việc học tập tích cực trong nhóm sẽ hình thành cho các em kĩ năng lắng nghe, kĩ năng ra quyết định...trước khi đưa ra vấn đề, tạo sự  tương tác giữa   các bạn cùng nhóm, luôn có thái độ  hỗ  trợ, tương trợ  lẫn nhau. Tăng cường  tính tích cực, chủ  động, linh hoạt hơn và học sinh thật sự  tham gia vào quá  trình chiếm lĩnh kiến thức.    Tuy nhiên để  học sinh dễ nhớ, dễ vận dụng và thuận tiện cho giáo viên  trong tổ chức hoạt động tự học, học sinh thực hiện 10 bước học tập sau: 19
  20.         Việc rèn cho học sinh có nền nếp tự học sẽ giúp học sinh có nhiều cơ  hội 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2